Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP THƠ CA và CA KHÚC VIỆT NAM TRONG dạy học PHẦN đặc điểm nền NÔNG NGHIỆP bài 27, địa lí lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.37 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu ............................................................................................
2
1.1. Lí do chọn đề tài .............................................................................
2
1.2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.....................................................
4
2.1 Cơ sở lí luận ..................................................................................
4
2.2. Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 3..................
5
2.3. Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy
học ........................................................................................................
6
2.3.1. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ nhất của nông
nghiệp ..............................................................................................
6
2.3.2. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ hai của nông
nghiệp ..............................................................................................
7
2.3.3. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ ba của nông
nghiệp ............................................................................................
8
2.3.4. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ tư của nông


nghiệp ..............................................................................................
9
2.4. Hiệu quả của đề tài..........................................................................
10
3. Kết luận, khuyến nghị ....................................................................
14
Tài liệu tham khảo ...............................................................................
16
Danh m ục đề tài được xếp loại ..........................................................
17

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay giáo dục nước ta đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học với nhiều cách khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực
trong hoạt động dạy học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học
hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn
vậy, cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan. Trong đó các
phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng. Quan điểm dạy học không chỉ
lấy giáo viên làm trung tâm đã làm thay đổi vị trí từ người thầy làm trung tâm,
từ mục tiêu giáo dục áp đặt bên ngoài do giáo viên xác định yêu cầu sang mục
tiêu cho người học, tự người học đặt ra nhiệm vụ và thực hiện. Từ phương pháp
độc thoại thầy đọc – trò chép, thầy giảng – trò ghi sang phương pháp đối thoại
thầy - trò , trò – trò, từ chỗ dạy học bằng cách truyền đạt thông tin, dữ liệu sang
dạy cách học, cách giải quyết vấn đề. Phát huy tính tích cực học tập của học
sinh có ý nghĩa rất lớn.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình Địa lí THPT đã xây dựng được hệ

thống các kiến thức phù hợp với yêu cầu thực tiễn, với năng lực và tâm sinh lí
học sinh. Một số bài học được Bộ Giáo dục xây dựng gần gũi với đời sống, dễ
ghi nhớ, dễ tiếp thu và vận dụng thực tế, vì vậy học sinh rất hứng thú trong giờ
học, nhất là ở một số bài học Địa lí lớp 10 THPT. Tuy nhiên, việc xây dựng kế
hoạch, thiết kế bài học phù hợp mới mục tiêu, sáng tạo các phương pháp và tổ
chức dạy học sao cho phát huy được lợi thế của từng bài học và đối tượng học
sinh là điều rất quan trọng, đòi hỏi trước hết ở người giáo viên sự nổ lực lớn
trong giảng dạy. Bên cạnh đó, do đặc thù bộ môn là môn học khoa học tổng hợp,
có sự liên quan kiến thức với nhiều môn học và lĩnh vực khác nhau, trong đó có
bộ môn văn học và lĩnh vực âm nhạc. Thực tế, các chủ đề văn hóa, khoa học,
nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại đều được xây dựng từ chất liệu hiện thực
và có ít nhiều liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội mà môn
Địa lí nghiên cứu. Đây là một điểm đặc biệt thú vị mà tôi đã phát hiện được
trong những năm công tác và giảng dạy bộ môn này. Vì vậy, nhiều năm học qua,
tôi mạnh dạn thử nghiệm phương pháp lồng ghép các kiến thức văn chương, các
bản nhạc Việt Nam quen thuộc trong dạy học một số bài Địa lí, đặc biệt là trong
phần đặc điểm chung của nền nông nghiệp thế giới ở chương trình Địa lí lớp 10
và đã thu lại được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đó là những lí do để tôi có ý
tưởng lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong
dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao
hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài“Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam
trong dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng
cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3”
với mục đích:
Giúp học sinh có thể nắm được các đặc điểm của nền nông nghiệp trên thế
giới nói chung, từ đó hiểu được nền nông nghiệp của Việt Nam và ở địa phương.

2



Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm , thu thập, xử lí các thông tin qua việc tìm
hiểu và thu thập các tư liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Khơi gợi và vun đắp ở học sinh niềm tin, lòng tự hào và biết ơn sâu sắc
đối với thành quả nông nghiệp mà con người đã tạo nên. Đồng thời hiểu và chia
sẽ được những khó khăn mà tự nhiên gây ra cho sản xuất nông nghiệp, từ đó
các em sẽ chủ động sống tích cực và có trách nhiệm hơn với thiên nhiên và các
thành quả lao động của người nông dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về phương pháp lồng ghép các kiến thức về văn học,
văn hóa âm nhạc của Việt Nam trong dạy học địa lí lớp 10 để mang lại hiệu quả
giáo dục cao cho bộ môn Địa lí của trường THPT Tĩnh Gia 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: nhằm nghiên cứu cơ sở lí thuyết cho
đề tài
+ Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu các tư liệu liên quan đến nội dung
mà đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: việc thống kê và xử lí số liệu để có
những thông số cần thiết đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: So sánh, đánh giá kết quả học tập của
học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người.
Trên thế giới cách đây khoảng một vạn năm, con người đã biết thuần dưỡng

động vật hoang dã, trồng các loại cây dại và dần dần biến chúng trở thành vật
nuôi, cây trồng.
Ở Việt Nam, nông nghiệp ra đời trong lòng văn hoá khảo cổ học Hoà
Bình. Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc
biệt là trong các Thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông
nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Bên cạnh trồng các cây có củ, con
người đã biết đến lúa, tất nhiên đó chỉ là lúa hoang, lúa trời. Sau này, trong quá
trình phát triển tiếp theo cách đây hơn 4000 năm ở lưu vực sông Hồng và các
phụ lưu, các bộ lạc Phùng Nguyên coi kĩ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước
đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua
Hùng. Tổ tiên ta từ văn hoá Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm
nguồn sản xuất chính, đặt nền móng cho nông nghiệp của nước nhà phát triển
như ngày nay.
Trong bất cứ xã hội nào, lương thực - cái ăn của con người thường được
đặt lên hàng đầu. Vai trò to lớn của nó thể hiện ở chỗ nông nghiệp sản xuất ra
lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người. Bên cạnh
lương thực, nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong
khẩu phần ăn hàng ngày thông qua việc trồng cây thực phẩm giàu đường, đạm,
lipit cũng như công việc chăn nuôI gia súc, gia cầmvà thuỷ hải sản. Nông nghiệp
còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ
nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế. Nông nghiệp cung cấp nhu cầu
lao động dư thừa cho các ngành khác nhờ việc áp dụng những tiến bộ khoa học
kĩ thuật. Mặt khác, việc đảy mạnh nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành
khác phát triển. Trong mối quan hệ đó, bản thân nông nghiệp lại là thị trường
rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác. Nông
nghiệp sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước.
Tuy nhiên, nông nghiệp có những đặc thù khác hẳn các ngành kinh tế
khác mà cốt lõi của nó là ở chỗ, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và cây

trồng vật nuôi có quá trình phát sinh, phát triển lại là đối tượng lao động trong
nông nghiệp. Nên nông nghiệp có sự phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên.
Trong quá trình lao động sản xuất, con người đó có những hiểu biết tối
thiểu về qui luật của tự nhiên. Thời xưa, tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng bằng
những kinh nghiệm qua thực tế, Tổ tiên chúng ta đó nắm được những chừng
mực nhất định của qui luật tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể,
được đúc kết thành những câu xuôi tai hoặc vần vè đọc trong dân gian, được
truyền miệng cho nhau. Đó là những câu ca dao tục ngữ nói về thời thiết khí
hậu, chăn nuôi, cày cấy, các quan hệ giữa con người với tự nhiên...Tục ngữ ca
dao có 2 vế : vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả.

4


Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước là một trong những đề tài thu hút
rất nhiều sự quan tâm của các giới văn nghệ sĩ Việt Nam, trong đó cùng với sự
xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm văn học, những bài viết phóng sự xuất
sắc, hoặc những thước phim… có tính thẩm mĩ sâu sắc khai thác mọi khía cạnh
của cuộc sống, thì nổi lên là những ca khúc nhạc nhẹ, trữ tình hay những bài hát
cách mạng ngợi ca và tôn vinh sức vóc cũng như sự lớn mạnh trong tâm hồn
mỗi con người Việt Nam. Bao trùm lên nó, hình ảnh người nông dân trở nên
quen thuộc hơn khi các tác phẩm âm nhạc như thế đang dần xích lại gần với
quần chúng… Ta có thể nhận ra ngay con người Việt đang chống chọi với sự tàn
phá ngày càng trở nên ghê gớm của tự nhiên, nhưng đồng thời chính sự vươn lên
từ trong gian khổ, hiểm nguy mới thấy được con người đang cố gắng để chế ngự
thiên nhiên, chế ngự sự thách thức của quy luật sinh tồn mà ta không thể tránh
khỏi. Mối quan hệ giữa thiên nhiên với đời sống sản xuất rất chặt chẽ, nhất là
trong sản xuất nông nghiệp…
Nhìn chung đây là một chủ đề khá thú vị mà theo kinh nghiệm cùng một
chút năng khiếu về văn học và âm nhạc đã giúp Tôi khá thành công khi đưa ý

tưởng này vào trong thực tế của bài học suốt gần 13 năm học vừa qua.
2.2. Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 3
2.2.1. Thuận lợi
Trường THPT Tĩnh Gia 3 năm 2018 - 2019 có 38 lớp học với hơn 1600
học sinh. Những năm qua, môn Địa lí là môn học trọng điểm thi học sinh giỏi
cấp tỉnh, thi THPT quốc gia và một bộ phận học sinh lựa chọn là môn thi Đại
học, cao đẳng. Vì vậy đây là một trong những môn học trọng tâm của nhà
trường.
Bộ môn cũng đã nhận được sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu và
lãnh đạo nhà trường, điều đó đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên phải biết đào sâu
tìm tòi, nâng cao năng lực và sáng tạo trong phương pháp dạy học để đạt hiệu
quả cao hơn trong giảng dạy.
2.2.2. Khó khăn
Ở trường chúng tôi, khi nhắc đến môn học này thường học sinh xem đây
như là một môn học phụ không có tính đời sống, bản thân nó cũng tương đối
khô khan có khi học sinh còn nghĩ nó dễ học không cần thiết phải chú trọng. Vì
vậy, trong mỗi giờ học giáo viên hay nghĩ “ chẳng có gì để nói”, hay “ biết nói
cái gì”, còn h ọc sinh cũng chẳng khác gì, luôn nghĩ “chẳng có gì để học”, hoặc
“ học để làm gì”… Đó là nguyên nhân một giờ học trở nên ít có tác dụng khi cả
thầy và trò đều hình thành những ý nghĩ như vậy và từ đó càng dễ dàng biến Địa
lí thành môn khoa học khô khan, thiếu thực tiễn.
Về phía giáo viên, đội ngũ giáo viên trường tôi với tuổi đời và tuổi nghề
còn trẻ, việc tiếp thu kiến thức mới, phương pháp và phương tiện dạy học mới là
một lợi thế, song kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhất là trong vấn đề nắm
bắt và hiểu được tâm lí học sinh, nên vai trò của người Thầy đối với môn học
còn chưa được phát huy tốt, tâm lí dạy học còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
mà quan trọng nhất là từ thái độ thiếu tích cực của học sinh, từ đó dần hình
thành thói quen “ Thầy ngại dạy - Trò ngại học”.

5



Nhiều phương pháp dạy học tích cực chưa được chú trọng do nhiều yếu tố
chi phối như thời gian một tiết học eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp
lí, cơ sở vật chất còn nghèo nàn dẫn đến nhà trường và bản thân giáo viên không
chủ động áp dụng và đưa các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình
dạy học.
Kết quả xếp loại học lực môn Địa lí trường THPT Tĩnh Gia 3 năm học
2017 – 2018 như sau: Tổng số: 1286 học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng( Học sinh)
65
718
412
84
5
Tỉ lệ (%)
5,0
56,0
32,1
6,5
0,4
Phân tích kết quả của môn học như trên cho thấy: tỉ lệ học sinh xếp loại
bộ môn Địa lí từ trung bình trở xuống là khá cao (chiếm gần 40%), đặc biệt là
nhóm học sinh yếu, kém mà nguyên nhân đã được nêu ở trên, như vậy cần thiết

phải có phương pháp dạy và học để học sinh tiếp cận với môn học nhanh, đơn
giản và hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học, từ đó tạo được hứng thú tránh sự
uể oải và nhàm chán trong mỗi giờ học. Vì vậy, đề tài sẽ góp phần khắc phục
những khó khăn trên.
2.3. Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học
“Mục 2. Đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27: Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố
ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của
học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3”
Bài 27 - Địa lí l ơp 10 nhằm giới thiệu khái quát về vai trò hết sức quan
trọng của nền nông nghiệp trong đời sống, sản xuất và xã hội loài người, đồng
thời cho học sinh cái nhìn tổng thể về nền nông nghiệp trên thế giới. Bài học còn
nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng sâu sắc của tự nhiên cũng như yếu tố kinh tế - xã
hội đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó học sinh có thể nhận ra một
trong những tiến bộ của sản xuất nông nghiệp chính là sự thay thế dần các hình
thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cổ truyền lạc hậu, kém hiệu quả sang những
hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, hiệu quả và chất lượng cao hơn trên một
đơn vị lãnh thổ nhất định.
2.3.1. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ nhất của nông nghiệp
: “ a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế”
Trước nay, đất và cây trồng, vật nuôi luôn có mối quan hệ mật thiết với
nhau, khi dạy phần này tôi yêu cầu học sinh giải thích tại sao lại khẳng định đất
là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Học sinh sẽ suy nghĩ và thấy được
vai trò của đất khi nó nằm trong mối quan hệ với đối tượng của nông nghiệp là
cây trồng và vật nuôi là những cơ thể sống cần phải có đầy đủ các nhu cầu sống
khác nhau.
Sau đó, tôi gợi ý cho các em hãy tìm ra cho cô một bài hát nào đấy mà các
em thấy được sự liên hệ với đặc điểm này. Nếu còn thấy lúng túng tôi sẽ đưa ra
gợi ý tiếp theo, khi học sinh tìm ra được các em có thể trình bày câu hát liên
quan hoặc tôi sẽ hát một đoạn:

Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở

6


Cây thiếu đất cây sống sống với ai...!
Chuyện trăm năm ân tình cây và đất
Cây bám rễ sâu, đất ôm chặt tận đáy lòng...!
Đây là đoạn trích trong bài hát “Tình cây và đất” mà tác giả Tô Thanh Tùng
đã viết nên nhằm ca ngợi tình yêu son sắc của đôi lứa gái trai qua h ình tượng
cây và đất. Qua câu hát trên, tôi cắt nghĩa về sự sống còn của cây nếu như
không có đất và ngược lại. Còn gì có thể giải nghĩa được vai trò rất quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp của đất. Trong kinh tế học, Đất được xem là tư liệu
sản xuất, trong khoa học, đất là nguồn cung cấp độ phì trực tiếp cho cây trồng và
gián tiếp tạo nguồn cơ sở thức ăn cho vật nuôi. Tất nhiên, con người có thể biến
những loại đất khô cằn, khó canh tác thành những loại đất tốt, có độ màu mỡ cần
thiết cho sản xuất nông nghiệp. Dân gian có câu:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hoặc:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Tình yêu quê hương không chỉ gắn liền trong máu thịt mà cũng phải được
thể hiện qua hành động, đó là biết lao động làm ra của cải vật chất, biết chia bùi,
sẻ ngọt với những người xung quanh, góp phần đẩy lùi nghèo đói, làm cho cuộc
sống ngày một tiến bộ hơn, bởi đất còn quí hơn cả vàng.
2.3.2. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ hai : “b. Đối tượng của
sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi” .
Cây trồng và vật nuôi là những cơ thể sống chịu sự tác động của môi
trường sống xung quanh. Ở Việt Nam, cây trồng và vật nuôi chịu ảnh hưởng trực

tiếp bởi điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu và từ đó nó sẽ gián tiếp làm
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đối tượng sản xuất nông
nghiệp qua nhiều nhân tố tác động khác. Vì vậy sản xuất nông nghiệp luôn phải
tuân theo các quy luật sinh học và quy luật tự nhiên của nó. Bước sang phần b
tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : cây trồng và vật nuôi muốn tồn tại và phát
triển phải dựa vào yếu tố nào ? Học sinh sẽ trả lời : cây trồng và vật nuôi muốn
tồn tại và phát triển phải dựa vào nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng... Sau câu
trả lời, Giáo viên sẽ phân tích lại và yêu cầu một học sinh lấy dẫn chứng một
kinh nghiệm của nông dân về vai trò của các yếu tố đó qua việc đọc một câu ca
dao. Ví dụ :
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Theo quy luật, trong chăm sóc cây trồng để có được năng suất và sản lượng
thu hoạch cao nhất bà con nông dân luôn phải biết bốn yếu tố như trên là không
thể thiếu được. Cho đến nay, dù vị trí của các yếu tố này có thể thay đổi hoặc
khó phân biệt thì điều quan trọng nhất là cần phải nắm rõ tác dụng và tầm ảnh
hưởng của chúng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có cả kĩ thuật canh tác,
bà con ta còn có câu:
Ăn kĩ no lâu
Cày sâu tốt lúa
…………………………
7


Cấy thưa thừa thóc
Cấy dày cóc được ăn.
………………………..........
Cấy thưa hơn bừa kĩ.
……………………………….
Tháng sáu thì cấy cho sâu
Tháng chạp cấy nhảy mau mau mà về.

2.3.3. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ ba : “c. Sản xuất nông
nghiệp có tính mùa vụ ”
Trước hết học sinh phải hiểu được như thế nào là tính mùa vụ trong nông
nghiệp, sau đó Tôi gợi ý cho học sinh lấy ví dụ để chứng minh đặc điểm mùa vụ
trong nông nghiệp, sau đó tôi sẽ gợi ý để học sinh đọc một đoạn thơ mà chắc
chắn em nào cũng biết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Bài thơ này đã từng được phổ nhạc và trở nên rất nổi tiếng được nhiều
người yêu thích bởi chất liệu mộc mạc và chân chất hương quê mà nhà thơ Trần
Đăng Khoa đã viết. Ẩn sâu trong giai điệu của ca khúc là cuộc đời tần tảo của
Mẹ - của biết bao mồ hôi công sức mà hàng triệu triệu nông dân Việt Nam đổ
xuống trên cánh đồng mỗi năm hè về - đó là lúc trưa hè tháng sáu chói chang
nắng như đổ lửa, sức chịu đựng của sinh vật sống trên đồng không còn nữa,
chúng phải tìm cách thoát ra khỏi cái nóng cháy mình lên bờ tìm nơi trú ngụ.
Nhưng Mẹ – người nông dân đã được hình tượng hoá qua nhân vật Mẹ thật dũng
cảm:
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Bởi quy luật sinh trưởng của cây lúa nước buộc người nông dân phải xuống
đồng cấy cho kịp thời vụ dù trời rất nóng, vì cây lúa nước chỉ thích nghi tốt nhất
trong điều kiện sinh trưởng của xứ nóng ẩm và trên đất phù sa ngọt, nó có thời
vụ trong năm và tháng sáu là tháng bắt đầu của mùa cấy hái cho vụ mùa, rồi tiếp

sau vụ cấy cây lúa còn phải trải qua nhiều kiểu thời tiết khắc nghiệt khác nhau:
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Hoặc tính mùa vụ trong nông nghiệp còn được thể hiện rất rõ trong nhiều
câu tục ngữ , ca dao xưa mà các em cũng có thể nêu lên trong câu:
Tháng một là tháng trồng khoai
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà

8


Cũng ý muốn chỉ sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao
động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi mà dân gian lại có câu
khác, học sinh cũng có thể đọc:
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Ta cũng có thể cho học sinh về tham khảo thêm một số câu tục ngữ tương
tự như trên.
2.3.4. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ tư: “ d. Sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên”
Từ các đặc điểm trên, đến đây chắc chắn học sinh sẽ dễ đàng hiểu được
các đối tượng của nông nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu
tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Vì
thế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Nghề nông là nghề cơ hàn, xưa nay ông cha thường quan niệm vậy. Phải có
cớ gì đó đôi khi người ta thường hay than thở. Thực tế, sự hi sinh lớn lao và cả
cái giá của những mất mát mà bà con nông dân ta phải trả là quá lớn. Tự nhiên
luôn không thuận hoà và nông nghiệp bị thiệt hại, nhưng nông dân ta vẫn luôn
có tinh thần lạc quan và ước nguyện, học sinh có thể đọc câu ca sau:
Cầu cho mưa thuận gió hòa

Để tôi đi cấy, trẻ nhà nó chơi
Cũng vì nông nghiệp quá phụ thuộc vào tự nhiên như thế nên đã không ít
những ca dao, tục ngữ đã viết về số phận người nông dân, học sinh khác cũng
có thể đọc câu:
Mồng chín tháng chín có mưa
Thì con sắm sữa cày bừa làm ăn
Mồng chín tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn
Hoặc vì sự khắc nghiệt của tự nhiên khiến con người phải luôn tự nhắc
nhở:
Hễ mà hoa quả được mùa,
Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời.
Ai ơi nên nhớ lấy lời.
Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn
Cũng vì hiểu được rằng, làm ăn mà không trông cơ sự đất trời thì khó
thành, nên đã không ít ca dao mách bảo:
Cua bò lên cao, thế nào cũng lũ
Hoặc:
Cò bay ngược nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển
Hay:
Kiến đen vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa tới gần.
Qua những hiện tượng mang tính quy luật ấy, nông dân ta dần đúc kết
được những kinh nghiệm quý báu ghi lại những biến động thời tiết bất thường
và giúp cho con người có thể chủ động hơn trong sản xuất và đời sống.
9


Một trong những hiện tượng thời tiết thường xảy ra trong năm mỗi khi

tháng tư, tháng năm về:
Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng
Gió nam hay còn gọi là gió Nam Lào xuất hiện vào đầu mùa hè ở miền
Bắc và nhất là miền Trung khiến cho lúa chiêm đang độ đẻ nhánh và làm đồng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, một kiểu thời tiết
ngược lại vào cùng thời điểm này có thể sẽ hứa hẹn cho bà con một mùa màng
bội thu:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Sấm thường được hình thành vào mùa hè trong các đám mây dông, khi
điện trường giữa vùng điện tích dương và vùng điện tích âm đạt đến mức độ
nhất định thì sẽ xảy ra hiện tượng trung hoà điện tích, đồng thời phát ra tia lửa
điện, hiện tượng phóng xạ tia lửa điện tạo ra những luồng ánh sáng cực mạnh,
đồng thời trên đường đi của ánh sáng sinh ra nhiệt độ rất cao khiến không khí
cũng như đám mây bị nung nóng và dãn nở đột ngột, từ nó phát ra âm thanh nổ
rất lớn đó chính là sấm. Do trong quá trình phát ra tia lửa điện nung nóng không
khí , nitơ tự do trong khí quyển được tổng hợp tạo ra muối nitơ, theo mưa dông
rơi xuống, cung cấp một nguồn đạm của khí trời cho cây trồng, nên khi lúa đang
đẻ nhánh và làm đòng nếu gặp những đợt mưa dông thì lúa phát triển tốt, khả
năng cho một mùa bội thu.
Không riêng gì ca dao tục ngữ, âm nhạc hiện đại ca ngợi những con người
tần tão một nắng hai sương chăm cho từng thửa ruộng quê mình tươi tốt:
...Từ bàn tay xưa cấy trong gió bấc,
Chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn
Và đôi tay kia kéo cày thay trâu....
Hay tác giả Hoàng Sông Hương lại viết:
...Cá bạc đầy khoang nên màu da anh sám hồng
Lúa vàng trĩu bông cho má hồng em tươi thắm...
Đó là không khí lao động vất vả nhưng đầy hăng say và vui sướng của
thanh niên thời kì mới xây dựng Tổ quốc sau chiến tranh. Hình ảnh ấy ngày nay

là bức tranh đồng quê rộn ràng trong mùa gặt hái, những cánh đồng bát ngát
hương thơm trải dài đến vô tận… Ta có thể hình dung về đồng lúa Nam Bộ,
cũng có thể nhìn thấy ở đồng quê Bắc Bộ hoặc có thể liên tưởng xa hơn về sức
sống trong những đồi cao su bạt ngàn Đông Nam Bộ, những rừng cà phê trĩu
quả đỏ tươi Tây Nguyên. v.v. Đó chính là vùng nông nghiệp trù phú của Việt
Nam.
Như vậy, kinh nghiệm vận dụng và lồng ghép thơ ca và các ca khúc Việt
Nam trong dạy học Địa lí ở trường THPT Tĩnh Gia 3 của tác giả đã được cân
nhắc lựa chọn và áp dụng thành công trong nhiều năm qua. Tuy vẫn còn nhiều
thiếu sót, song đề tài đã mang lại hiệu ứng tích cực đối với quá trình dạy học
môn Địa lí tại trường sở tại, nơi thực hiện đề tài.
2.4. Hiệu quả của đề tài
Sau một thời gian thực hiện đề tài đã vận dụng được những hiểu biết cơ bản
về âm nhạc, thơ, ca dao tục ngữ vào trong một môn khoa học của nhà trường
10


THPT như Địa lí. Qua 13 năm giảng dạy tại trường THPT Tĩnh Gia III, có thể
kết quả đạt được chưa phải là cao nhất, nhưng có thể thấy rằng bằng một số kinh
nghiệm nhỏ này tôi đã cảm thấy tự tin và hứng thú hơn trong các bài dạy, đồng
thời quan trọng nhất:
Đối với học sinh:
Đã xây dựng được tinh thần ham học hỏi, tính kiên trì trong học tập, học
sinh luôn hiểu được tầm quan trọng của vấn đề “ học đi đôi với hành” . Khi các
em đang còn ngồi trên ghế nhà trường có thể những hiểu biết thực tế của các em
chưa sâu sắc, nhưng biết tìm tòi sáng tạo, biết vận dụng những điều căn bản nhất
vào trong bài học và ngược lại sẽ là nền tảng tích cực cho tương lai của chính
bản thân các em.
Giúp các em có thêm tri thức thực tế địa phương, đặc biệt là đối với học
sinh trường tôi vốn là các con em của vùng sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Về

lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện đế khắc sâu thêm tri thức mà các em được học trên
lớp và những gì các em quan sát mà chưa thật sự hiểu rõ ngoài thực địa.
Giúp học sinh rèn luyện được ý thức,cơ sở khoa học, biết lựa chọn sắp xếp
các câu ca dao tục ngữ theo yêu cầu cùng với mục đích. Biết vận học bước đầu
giải thích cơ sở khoa học của câu ca dao, tục ngữ về dự báo thời tiết mà ông cha
ta đã đúc kết kinh nghiệm qua cuộc sống lao động sản xuất.
Tạo hứng thú, ham thích bộ môn Địa lí trong các em hơn. Đồng thời phát
huy được tính tỉ mĩ, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu là cơ sở cho việc học tốt bộ
môn.
Đối với giáo viên, việc áp dụng lồng ghép các kiến thức về thơ ca trong
dạy học như trên đã góp phần:
Giúp giáo viên có cơ hội thường xuyên mở rộng, bồi dưỡng nâng cao kiến
thức tự hoàn thiện năng lực chuyên môn hơn. Riêng với cá nhân Tác giả, tuy
không có chuyên môn về văn học, văn hóa nghệ thuật, nhưng tôi lại có yêu thích
thơ văn và đặc biệt có năng khiếu và hiểu biết về âm nhạc nên đây cũng là cơ
hội trải nghiệm rất cần thiết để Tôi được học hỏi và nắm vững các kiến thức về
lĩnh vực này nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, nhất là trong công tác dạy học
tích hợp liên môn.
Đề tài hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy theo phương pháp mới,
lấy học sinh làm trung tâm, từ đó Giáo viên sẽ giảm được việc thuyết trình trong
các tiết dạy. Qua tư liệu của học sinh sưu tầm từ bài tập thực hành cũng là
nguồn tư liệu quí của giáo viên, bổ sung thêm vào tư liệu giúp bài giảng tăng
thêm phần hứng thú cho bài học.
Những bài học về địa lí sinh động, khắc sâu được những kiến thức khoa
học địa lí, bằng cách lồng ghép âm nhạc và tục ngữ, ca dao Việt Nam có ý nghĩa
sâu sắc góp phần hình thành kiến thức cho học sinh trong thời đại mới - thời kì
hội nhập quốc tế. Các em biết tiếp thu có chon lọc tinh hoa nhân loại, đồng thời
phải biết kế thừa văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc vào mỗi phần bài học
của lớp 10. Những giá trị về kinh nghiệm “trông trời, trông đất, trông mây…”,
những quy luật của thiên nhiên, các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên,

con người với con người … sẽ là cơ hội để h tiếp cận với kiến thức khoa học

11


mới. Các em sẽ giải thích được các mối quan hệ đó trên cơ sở khoa học để trở
thành một công dân có ích cho xã hội.
Sau đây là một số kết quả thống kê khảo sát về kiến thức địa lí địa phương
của học sinh trước và sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tại trường
THPT Tĩnh Gia 3:
PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
Lớp…………
1/ Em kể tên 2 loại đất ở Tĩnh Gia có giá trị cho nông nghiệp? Các loại đất
ấy thích hợp để trồng những loại cây trồng nào?
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2 / Em giải thích tại sao ở Tĩnh Gia vụ tháng 5 lúa thường thu hoạch cho
năng suất cao hơn vụ tháng 10?
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3/ Em có biết tại sao vào khoảng tháng 2, tháng 3 Bố mẹ thường mong ngóng
trời đổ mưa giông sấm chớp hay không?
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4/ Em hãy cho biết ở quê em ngày nay, tại sao các thửa ruộng của mỗi hộ gia
đình thường có diện tích lớn, các chuồng trại chăn nuôi thường có số gia súc

và gia cầm nhiều , không còn nhỏ lẻ như trước đây nữa?
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Và sau đây là kết quả được khảo sát trong năm học 2017 -2018 (trước khi
thực hiện các giải pháp của đề tài) và năm học 2018 - 2019 (Sau khi thực hiện
các giải pháp của đề tài):
1/ Tỉ lệ học sinh lớp 10 kể tên được 2 loại đất ở Tĩnh Gia có giá trị cho nông
nghiệp và nêu tên được các loại cây trồng:
Năm học
2017-2018
2018-2019
Lớp 10

25%

90%

2/ Tỉ lệ học sinh lớp 10 giải thích được tại sao ở Tĩnh Gia vụ tháng 5 lúa
thường thu hoạch cho năng suất cao hơn vụ tháng 10:
Năm học
2017-2018
2018-2019
Lớp 10

15%

70%

3 / Tỉ lệ học sinh lớp 10 giải thích được tại sao vào khoảng tháng 2, tháng 3 Bố mẹ

thường mong ngóng trời đổ mưa giông sấm chớp:

Năm học

2017-2018

2018-2019

Lớp 10

10%

70%

12


4/ Tỉ lệ học sinh lớp 10 giải thích được tại sao các thửa ruộng của mỗi hộ gia đình
thường có diện tích lớn, các chuồng trại chăn nuôi thường có số gia súc và gia cầm
nhiều , không còn nhỏ lẻ như trước đây nữa:

Năm học

2017-2018

2018-2019

Lớp 10

25%


90%

Từ kết quả khảo sát trên trên ta thấy học sinh đã nắm được các kiến thức
cơ bản về địa lí nông nghiệp, học sinh cũng đã chủ động, tích cực trong giải
quyết yêu cầu đề bài sao cho có chất lượng cao hơn, học sinh có hứng thú và say
mê, đồng thời chủ động trong suy nghĩ và tư duy logic sát thực tiễn hơn so với
trước khi các em được học bằng cách vận dụng phương pháp mà đề tài đã thực
hiện.

13


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Để giúp học sinh thực sự yêu thích bộ môn Địa lý mà xưa nay được xem là
môn học khô khan, thì vai trò của giáo viên phải biết định hướng phương pháp
học tập cho học sinh nhằm kích thích tính tò mò, sáng tạo và khả năng tự học, tự
nghiên cứu của học sinh.
Cần phải điều tra nắm rõ trình độ kiến thức, năng lực tư duy cũng như ý
thức học tập của các đối tượng học sinh để tránh việc lồng ghép kiến thức các
lĩnh vực khác nhau trong cùng một bài học trở thành áp lực trong học tập.
Công tác tìm hiểu, thu thập và tham khảo các tài liệu, các câu thơ, văn, bài
hát cũng cần được giáo viên và học sinh nghiêm túc thực hiện. Khi áp dụng vào
trong bài học cần phải được tổ chức khoa học phù hợp với thời gian, tr ánh sa
đà làm giảm trọng tâm của bài học. Tốt nhất nên khuyến khích học sinh có sự
chuẩn bị trước, phù hợp để bài học vừa tươi mới, vừa dễ hiểu, giờ học diễn ra
nhẹ nh àng, thoải mái mà vẫn đảm bảo yêu cầu mục tiêu.
3.2. Kiến nghị
Sau quá trình kiểm chứng thực tế tại trường, các giải pháp của đề tài đã

chứng tỏ được tính khả thi cũng như hiệu quả của nó. Hơn nữa những giải pháp
này hoàn toàn có thể thực hiện được cho việc giảng dạy địa lí tại trường THPT
Tĩnh Gia 3. Vì vậy tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Về phía nhà trường:
Trường học nên đánh giá lại vai trò của môn học Địa lí, vì trước nay bản
thân quản lí, giáo viên và học sinh đều xem đây là môn học không quan trọng,
chỉ học để đối phó với kì thi tốt nghiệp THPT hoặc quan trọng đối với các em
chọn thi Đại học, Cao đẳng khối C.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như nguồn kinh phí cho giáo viên có
thể thực hiện được các giờ dạy sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Hỗ trợ học sinh trong quá trình tiếp cận, sưu tầm,nghiên cứu các nguồn tư
liệu của địa phương phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành thực tế, ví dụ như
đi tham qua các xã sản xuất nông nghiệp xung quanh trường học, hoặc tham gia
hổ trợ giúp đỡ bà con nông dân thu hoạch mùa màng hoặc khi gặp bất thường về
thời tiết mưa bão.
Về phía tổ chuyên môn:
Có kế hoạch đề xuất các hoạt động ngoại khóa từ đầu năm học để tạo các
sân chơi bổ ích cho học sinh về các kiến thức liên quan đến môn học. Các buổi
giáo dục ngoài giờ lên lớp cần chú trọng hơn trong khai thác kiến thức Địa lí và
kĩ năng vận dụng lí thuyết vào trong thực tiến đời sống
Tổ chức trao đổi giữa các giáo viên về cách lồng ghép kiến thức văn học ,
văn hóa nghệ thuật vào bài giảng sao cho vừa hiệu quả, vừa phù hợp với thực
tế trường học của mình.
Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm giữa các giáo viên trong quá trình
tổ chức các hoạt động cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Về phía giáo viên:
Bản thân giáo viên bộ môn Địa lí phải là những người yêu thích và say
mê chính môn học thì mới có khả năng làm thay đổi ý nghĩ không thích hoặc
14



ngại học môn Địa lí của học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên cần tự giác
trong việc sáng tạo môn học, phải có những sáng kiến hay thực tế hơn cho chính
môn học này.
Cần có sự đầu tư đúng mức cho việc giảng dạy và phải được thể hiện
trong kế hoạch giảng dạy của cả năm học. Bởi vì đây là công việc đòi hỏi có sự
chuẩn bị trước và thực hiện thường xuyên.
Thường xuyên thay đổi các hình thức giảng dạy để các em không nhàm
chán.
Đề tài “Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học
phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả
trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3” là một ý tưởng
nhỏ, thời gian thực hiện đã lâu nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế. Rất
mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Và cuối cùng cái cốt lõi cho mọi vấn đề là mỗi giáo viên phải làm tốt vai trò đạo
diễn của minh trong hoạt động dạy và học. Thành công của mỗi phương pháp
đều phụ thuộc vào tâm huyết các giáo viên đứng lớp. Chúng ta phải biết rằng xã
hội đang cần những thế hệ tương lai đầy đủ kiến thức khoa học, biết ứng dụng
kiến thức vào thực tiễn, có các kĩ năng sống cần thiết và luôn có tình yêu quê
hương đất nước, luôn muốn góp phần chung tay xây dựng tổ quốc Việt Nam trở
nên giàu đẹp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện


Nguyễn Thị Bích

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 10. Lê Thông (tổng chủ biên) . Nhà xuất bản Giáo
dục, năm 2006.
2. Lí luận dạy học Địa lí. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phú – Đậu Thị Hòa
Đà Nẵng, 2003.
3. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí. Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu
Hằng. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, năm 2002
4. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. Đặng Văn Đức - Nguyễn
Thu Hằng. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2000.
5. Thiên nhiên Việt Nam. GS. Lê Bá Thảo. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2002.
6. Một số tài liệu trên Internet: website “ cadaotucngu.com” , “ nhac.net”
“ diendandayvahoclamdong.com”.
7. Các game show chương trình truyền hình thực tế

16


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI CẤP NGÀNH ĐƯỢC XẾP LOẠI
Tên đề tài
Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo
dục Địa lí địa phương huyện Tĩnh Gia
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
Địa lí THPT tại trường THPT Tĩnh
Gia 3.


Xếp loại

Năm học

C

2016-2017

17



×