SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
VẬN DỤNG CÁC CA KHÚC CÁCH MẠNG
TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 9
A.MỞ ĐẦU:
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng:
Quả thật mục tiêu giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là góp phần đào
tạo ra những con người phát triển toàn diện nhất là trong giai đoạn hiện nay cả nước
đang phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ mà
cả về tư tưởng tình cảm. Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây ngành giáo dục của
chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Để hoàn
thành nhiệm vụ trên mỗi thầy cô giáo nói chung, giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử
nói riêng phải không ngừng học tập, tìm tòi nghiên cứu xây dựng các giải pháp để
phát triển chuyên môn của mình từ đó tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh. Tạo
sự hứng học tập là một trong những biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch
sử hiện nay. Song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích
mà là sự định hướng có lựa chọn.
Một thực tế nhức nhối đã và đang diễn ra, bộ môn lịch sử ít được học sinh chú
trọng đầu tư. Chính vì vậy số học sinh hiểu lịch sử, yêu lịch sử nhất là lịch sử dân tộc
rất hạn chế. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần do
giáo viên bộ môn chưa thật sự đầu tư về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, chưa chịu
tìm tòi nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm giúp học sinh nhận
thức một cách thấu đáo giá trị của lịch sử( không những trong quá khứ mà kể cả hiện
tại và tương lai). Từ đó giúp học sinh trân trọng lịch sử, đến với lịch sử rất chân thật
không gượng ép. Có như vậy các em mới say mê tìm tòi nghiên cứu khi tham gia học
tập bộ môn lịch sử.
2. Ý nghĩa và tác dụng:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
Như chúng ta đã biết âm nhạc là tiếng nói của cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ
và hiện tại qua các cung bậc của âm thanh. Không phải ngẫu nhiên khi nhiều người
cho rằng mỗi ca khúc cách mạng là một trang lịch sử bằng âm thanh để cho thế hệ trẻ
hôm nay nhìn lại quá khứ trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc. Mỗi ca
khúc cách mạng ra đời gắn liền với những dấu ấn, sự kiện lịch sử cụ thể. Chính vì vậy
vận dụng các ca khúc cách mạng trong các bài dạy là một trong nhiều cách để tạo sự
hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Vận dụng các ca khúc
cách mạng trong giảng dạy lịch sử lớp 9 ”
II.Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
1.1.Cơ sở lí luận:
Để tạo ra sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh
trong giờ học thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy tìm ra các giải pháp mới là cần
thiết và cấp bách là nhân tố quyết định cho sự thành công trong hoạt động giáo dục
nói chung nhất là giảng dạy bộ môn lịch sử.
1.2.Thực tiễn:
- Thật vậy dù chúng ta luôn nhắc nhau lời dạy của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta,
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ”, nhưng gần đây việc học và thi lịch sử của
học trò càng đáng báo động. Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử như đã nói
trên là có, nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan
niệm của không ít phụ huynh học sinh cũng như phương pháp dạy học của giáo viên
chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người giáo viên chưa
thật sự tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong giờ học bộ môn lịch sử.
+ Về phía học sinh: Thực tế hiện nay số lượng học sinh không yêu thích học tập bộ
môn lịch sử khá lớn. Nhiều em than phiền học sử khó quá thầy ơi ! Một số em bản
thân là học sinh giỏi nhưng cũng không mặn mà gì với bộ môn này, xem môn lịch sử
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
là môn học bài ( chỉ cần nhớ thuộc lòng những gì thầy giáo cung cấp trên bảng đen là
đủ, mà không cần nghiên cứu tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bộ môn lịch sử ). Bên
cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh cho rằng học lịch sử rất khô khan, toàn là
sự kiện. Chính vì vậy sự hứng thú trong học sinh đối với giờ dạy lịch sử là rất hạn
chế.
+ Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy của bản thân tại trường, tôi nhận
thấy rất ít giáo viên vận dụng âm nhạc vào giờ dạy lịch sử để tạo sự hứng thú. Có
chăng thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu qua loa, đại khái các ca khúc cách
mạng khi có sự kiện lịch sử liên quan, chưa thấy được tác dụng giáo dục tâm hồn,
hình thành nhân cách sống cho các hệ học sinh mỗi khi nghe qua các ca khúc cách
mạng.
- Dưới đây là bảng kết quả thống kê theo phiếu trắc nghiệm khách quan của học sinh
năm học: 2007-2008; 2008-2009
Mức độ hứng thú
Năm học
Không hề
hứng thú
Ít hứng thú Khá hứng
thú
2007-2008 34% 26% 40%
2008-2009 35% 20% 45%
- Dưới đây là bảng kết quả thống kê chất lượng môn lịch sử năm học: 2007-2008;
2008-2009:
Chất lượng
Năm học
0 – 4.9
5.0 -> 6.4 6.5 -> 10.
2007 - 2008
34% 26% 40%
2008 -2009 35% 20% 45%
2. Biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp:
a. Biện pháp tiến hành:
- Sưu tầm tư liệu.
- Điều tra thực nghiệm: phiếu khảo sát lấy từ học sinh, thống kê số liệu
b. Thời gian tạo ra giải pháp:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
- Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9.2009, hoàn thành vào 9.2010
- Địa điểm: Giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 tại Trường THCS Hoài Hương- Hoài
Nhơn – Bình Định.
B.NỘI DUNG:
I.Mục tiêu: Vận dụng âm nhạc vào các bài dạy lịch sử nhằm góp phần tạo sự hứng
thú thực sự cho học sinh góp phần xây dựng động cơ học tập tốt cho học sinh, đồng
thời giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc, có ý thức phấn đấu học tập
tốt không những bộ môn lịch sử mà cả các bộ môn khác để sau này đóng góp công
sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1.Thuyết minh tính mới:
- Để khắc phục tình trạng trên cùng với việc chủ động hơn trước khi đến lớp của giáo
viên( chuẩn bị kĩ lưỡng đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học) và vận dụng các
phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực một cách nhuần nhuyễn thì việc vận
dụng âm nhạc vào bài dạy lịch sử là một trong những giải pháp mới mang tính triển
vọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.
Chú ý: Để có thể vận dụng một cách hiệu quả các ca khúc cách mạng trong
quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử, giáo viên đứng lớp phải tiến hành theo các
bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Sưu tầm các ca khúc cách mạng.
+ Bước 2: Phân loại các ca khúc theo từng giai đoạn lịch sử.
+ Bước 3: Xây dựng nội dung và phương pháp vận dụng.
+ Bước 4: Tiến hành vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và kiểm nghiệm, đánh giá
hiệu quả vận dụng qua từng tiết dạy-> có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
1.1. Bảng phân loại nhóm ca khúc cách mạng được vận dụng vào các bài học
lịch sử:
- Nhóm ca khúc cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Pháp:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
Chủ đề kháng chiến chống Pháp STT
Tên ca khúc Tên bài học được vận dụng
1 “Tiến quân ca” của nhạc sĩ
Văn Cao
Bài 23 - tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
II. Giành chính quyền ở Hà Nội.
2 “Mười chín tháng tám” của
nhạc sĩ Xuân Oanh
Bài 23 – tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi
của cách mạng tháng Tám.
3 “Đoàn vệ quốc quân” của
nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Bài 24- tiết 30: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây
dựng chính quyền dân chủ nhân dân năm
1945-1946.
IV.Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực
dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
4 “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ
Hoàng Vân
Bài 27- tiết 36: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc.
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân
1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
5 “Giải phóng Điện Biên”
của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Bài 27- tiết 36: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc.
III. Hiệp đinh Giơ- ne- vơ về chấm dứt chiến
tranh ở Đông Dương năm 1954.
- Nhóm ca khúc cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Mĩ:
Chủ đề kháng chiến chống Mĩ STT
Tên ca khúc Tên bài học được vận dụng
1 “Đảng cho ta cả mùa Bài 28- tiết 40: Xây dựng chủ nghĩa miền Bắc,
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
xuân” của nhạc sĩ Phạm
Tuyên
đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền
Sài Gòn ở miền Nam.
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở kĩ thuật
của chủ nghĩa xã hội - Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III của Đảng năm 1960
2 “Bài ca năm tấn” của nhạc
sĩ Nguyễn Văn Tý.
Bài 29- tiết 43: Cả nước trực tiếp chiến đấu
chống Mĩ cứu nước năm 1965- 1973.
II. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại vừa sản xuất.
3 “Cô gái mở đường” của
nhạc sĩ Xuân Giao.
“Bác vẫn cùng chúng cháu
hành quân” của nhạc sĩ
Huy Thục.
Bài 29- tiết 43: Cả nước trực tiếp chiến đấu
chống Mĩ cứu nước năm 1965- 1973.
II. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất.
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
4 “Như có Bác trong ngày
vui đại thắng” của Phạm
Tuyên.
“Đất nước trọn niềm vui”
của nhạc sĩ Hoàng Hà
Bài 30- tiết 46: Hoàn thành giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước năm 1973- 1975.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm
1954- 1975.
1.3. Nhóm ca khúc cách mạng giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau 1975 và
chương trình lịch sử địa phương:
Ca khúc cách mạng giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau 1975 và chương
trình lịch sử địa phương
STT
Tên ca khúc Tên bài học được vận dụng
1 “Âm vang Yaly” của nhạc
sĩ Thế Vinh
Bài 33- tiết 55:
Vi
ệt
Nam trên đư
ờng đổi mới
đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1986 đến năm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
2000.
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối
đổi mới từ năm 1986 đến 2000.
2 “Khúc ca Bình Định” của
nhạc sĩ Vũ Trung
“Yêu lắm Hoài Nhơn” của
nhạc sĩ Văn Chừng
Tiết 47: Cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1975
ở Bình Định.
I. Khái quát cuộc tiến công và nổi dậy ở Bình
Định.
II. Cuộc tiến công và nổi dậy giành chính quy
ền
của nhân dân Hoài Nhơn.
2.Cách thức vận dụng các ca khúc cách mạng vào bài dạy cụ thể:
* Giáo viên cần phải chú ý quan sát điều kiện thời tiết, tâm tư tình cảm của học sinh
mà có thể vận dụng hoặc không vận dụng.
2.1 Cách vận dụng các ca khúc cách mạng vào bài dạy lịch sử giai đoạn kháng chiến
chống Pháp:
STT
Tên ca
khúc
Tên bài học được vận
dụng
Phương pháp vận
dụng
Tác dụng
1 “Tiến
quân ca”
của nhạc
sĩ Văn
Cao
Bài 23 - tiết 28: Tổng
khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 và sự thành
lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
II. Giành chính quyền
ở Hà Nội.
Khi giới thiệu về sự
kiện mít tinh tại nhà
Hát lớn Hà Nội(
19.8.1945) giáo viên
có thể đặt ra các câu
hỏi gợi mở về sự
kiện lịch sử này:
Bài hát nào liên
quan đến sự kiện lịch
sử trên?
Bạn nào có th
ể hát
được một đoạn bài
Giúp học sinh tái
hiện bầu không
khí quật khởi của
dân tộc ta trong
những ngày tháng
Tám năm 1945.
Khắc sâu sự kiện
lịch sử.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
hát “Tiến quân ca” ?
Giáo viên cho học
sinh nghe một đoạn
ca khúc này và rút ra
nhận xét. Nhấn mạnh
đây là ca khúc sau
này được chọn làm
quốc ca Việt
Nam(1946) và giáo
viên có thể giới thiệu
học sinh tìm hiểu ca
khúc “Diệt phát xít”.
2 “Mười
chín
tháng
tám” của
nhạc sĩ
Xuân
Oanh
Bài 23 – tiết 28: Tổng
khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 và sự thành
lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Phần củng cố bài học -
nghe nhạc đoán sự kiện
lịch sử .
Khi nhấn mạnh sự
kiện quân cách mạng
đã giành chính
quyền nhanh chóng
ở Hà Nội(
19.8.1945), giáo viên
cho học sinh nghe
một đoạn của ca
khúc “Mười chín
tháng tám” và đặt
câu hỏi.
Nhạc phẩm này nói
về sự kiện nào ? Sau
đó giáo viên có thể
yêu cầu học sinh về
nhà tìm hiểu tác giả
Giúp học sinh
củng cố kiến thức
lịch sử. Rèn
luyện kĩ năng học
hỏi, cách học liên
môn( lịch sử và
âm nhạc).
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
3 “Đoàn vệ
quốc
quân”
của nhạc
sĩ Phan
Huỳnh
Điểu
Bài 24- tiết 30: Cuộc
đấu tranh bảo vệ và
xây dựng chính quyền
dân chủ nhân dân
năm 1945-1946.
IV.Nhân dân Nam Bộ
kháng chiến chống
thực dân Pháp trở lại
xâm lược Việt Nam.
Để khắc họa thêm ý
chí tất cả vì độc lập
dân tộc, giáo viên có
thể cho học sinh
nghe một đoạn của
ca khúc “Đoàn Vệ
quốc quân” của Phan
Huỳnh Điểu sáng tác
năm 1945 - “Ra đi ra
đi bảo tồn sông núi.
Ra đi ra đi thà chết
không lui” đồng thời
giới thiệu hình ảnh “
Đoàn quân Nam tiến
vào Nam Bộ chiến
đấu” chống thực dân
Pháp quay lại xâm
lược Việt Nam. Sau
khi nghe và quan sát
kênh hình giáo viên
đặt câu hỏi: Em cảm
nhận như thế nào
tinh thần chiến đấu
của dân tộc ta?
Giúp học sinh
thấy được quyết
tâm cao độ của
quân dân ta trước
hành động cướp
nước của kẻ thù
Giáo dục cho học
sinh lòng tôn
trọng và biết ơn
sâu sắc các chiến
sĩ vệ quốc. Ngoài
ra làm cho tiết
học sinh động và
hấp dẫn hơn
4 “Hò kéo
pháo”
của nhạc
sĩ Hoàng
Bài 27- tiết 36:
Cu
ộc
kháng chiến toàn
quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết
Sau khi cho học sinh
quan sát kênh hình
“Bộ đội ta kéo pháo
vào Điện Biên Phủ”
Giúp học sinh tái
hiện lại sự nổ lực
phi thường, bầu
không khí hừng
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
Vân
thúc.
II. Cuộc tiến công
chiến lược Đông –
Xuân 1953-1954 và
chiến dịch Điện Biên
Phủ.
và đặt câu hỏi.
Nhạc phẩm nào liên
quan với hình ảnh
này?
Bạn nào có thể hát
một đoạn của ca
khúc đó? Giáo viên
có thể cho học sinh
nghe một đoạn của
nhạc phẩm “ Hò kéo
pháo” của nhạc sĩ
Hoàng Vân và đặt
câu hỏi:
Em có cảm nghĩ như
thế nào về tinh thần
chiến đấu của bộ đội
ta ?
hực quyết tâm
của pháo binh
Việt Nam, hòa
mình vào đoàn
người kéo pháo.
5 “Giải
phóng
Điện
Biên”
của nhạc
sĩ Đỗ
Nhuận
Bài 27- tiết 36: Cuộc
kháng chiến toàn
quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết
thúc.
III. Hiệp định Giơ- ne-
vơ về chấm dứt chiến
tranh ở Đông Dương
năm 1954.
Khi nhấn mạnh tầm
quan trọng cũng như
nỗi vui sướng của
nhân dân ta sau
chiến thắng Điện
Biên Phủ kết thúc
thắng lợi. Giáo viên
có thể đặt các câu
hỏi:
Chiến thắng nào có ý
nghĩa quyết định
Khắc sâu kiến
thức, trận trọng
thành quả cách
mạng, hứng thú
trong giờ học lịch
sử.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
buộc Pháp phải kí
kết Hiệp định Giơ-
ne-vơ chấm dứt
chiến tranh ở Đông
Dương?
Ca khúc nào miêu tả
lòng vui sướng to
lớn của dân tộc ta
sau sự kiện đó? Giáo
viên có thể cho học
sinh nghe một đoạn
của ca khúc “Giải
phóng Điện Biên”.
2.2.Vận dụng các ca khúc cách mạng vào bài dạy lịch sử giai đoạn kháng chiến
chống Mĩ:
STT
Tên ca
khúc
Tên bài học được vận
dụng
Phương pháp vận
dung
Tác dụng
1 “Đảng
cho ta cả
mùa
xuân”
của Phạm
Tuyên
Bài 28- tiết 40: Xây
dựng chủ nghĩa miền
Bắc, đấu tranh chống
đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở
miền Nam.
IV. Miền Bắc xây
dựng bước đầu cơ sở
kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội - Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ
Sau khi cho học sinh
nhận xét chủ trương
của Đảng ta hết sức
đúng đắn( vị trí vai
trò của cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và cách mạng
dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam),
giáo viên đặt một số
câu hỏi như :
Khắc sâu sự kiện
lịch sử đồng thời
góp phần giáo
dục học sinh biết
được vị trí vai trò
lãnh đạo của
Đảng ta là hết sức
to lớn, từ đó tin
tưởng tuyệt đối
vào con đường
mà Đảng ta đã
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
III của Đảng năm
1960.
Đảng ta có vai trò
như thế nào trong
cách mạng Việt
Nam?
Từ khi có Đảng lãnh
đạo đến 1960 dân tộc
ta đã đạt được những
thành tựu nào?
Qua đó giáo viên
yêu cầu học sinh kể
những bài hát ca
ngợi Đảng ta và sau
đó cho học sinh nghe
một đoạn ca khúc
“Đảng cho ta cả mùa
xuân” của Phạm
Tuyên.
chọn(trong những
năm kháng chiến
và cả trong giai
đoạn hiện nay).
2 “Bài ca
năm tấn”
của nhạc
sĩ
Nguyễn
Văn Tý.
Bài 29- tiết 43:
C
ả
nước trực tiếp chiến
đấu chống Mĩ cứu
nước năm 1965-
1973.
II. Miền Bắc chiến
đấu chống chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất
của Mĩ, vừa sản xuất.
2. Miền Bắc vừa chiến
đấu chống chiến tranh
Khi khai thác nội
dung: Miền Bắc vừa
chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại,
vừa sản xuất, giáo
viên đặt một số câu
hỏi như:
Để chi viện cho miền
Nam nhân dân Bắc
bộ đã phấn đấu như
thế nào trong lao
Nhằm giúp cho
học sinh nhận
thức sâu sắc hơn
nổ lực của nông
dân Bắc bộ khi
đạt thành tựu to
lớn trong lao
động sản xuất(
1965 miền Bắc
có 7 huyện, 640
hợp tác xã đạt
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
phá hoại vừa sản xuất. động sản xuất?
Em nhận xét như thế
nào về thành tựu 5
tấn thóc/ha canh tác
của nhân dân Bắc bộ
?
Sau đó giáo viên có
thể cho học sinh
nghe qua một đoạn
ca khúc “Bài ca năm
tấn” của Nguyễn
Văn Tý
mục tiêu 5 tấn
thóc/ 1 ha).
Học sinh hăng
say hơn trong học
tập.
3 “Cô gái
mở
đường”
của nhạc
sĩ Xuân
Giao.
“Bác vẫn
cùng
chúng
cháu
hành
quân”
của nhạc
sĩ Huy
Thục.
Bài 29- tiết 43: Cả
nước trực tiếp chiến
đấu chống Mĩ cứu
nước năm 1965-
1973.
II. Miền Bắc chiến đấu
chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất của
Mĩ, vừa sản xuất.
3. Miền Bắc thực hiện
nghĩa vụ hậu phương
lớn.
Giáo viên giới thiệu
con đường Trường
Sơn – hệ thống cung
cấp binh lực, lương
thực và vũ khí cho
Quân Giải phóng
miền Nam và Quân
đội Nhân dân Việt
Nam trong 16 năm
(1959–1975). Giáo
viên có thể đặt các
câu hỏi gợi mở:
Để đảm bảo tuyến
đường thông suốt từ
Bắc vào Nam nhân
dân ta đã làm như
Từ đó khắc họa
hình ảnh những
nữ thanh niên
xung phong đã
dâng hiến tuổi
thanh xuân cho tổ
quốc khi làm
nhiệm vụ mở
đường.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
thế nào? Sau đó giáo
viên cho học sinh
nghe và nêu cảm
nhận của mình về
nhạc phẩm “Cô gái
mở đường” của nhạc
sĩ Xuân Giao. Hoặc
giới thiệu thêm một
số ca khúc khác như:
“ Bác vẫn cùng
chúng cháu hành
quân” để học sinh
tìm hiểu.
4 “Như có
Bác trong
ngày vui
đại
thắng”
của Phạm
Tuyên.
“Đất
nước trọn
niềm
vui”của
nhạc sĩ
Hoàng
Hà
Bài 30- tiết 46: Hoàn
thành giải phóng
miền Nam, thống
nhất đất nước năm
1973- 1975.
IV. Ý nghĩa lịch sử,
nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước
năm 1954- 1975.
Sau khi trình bày
xong chiến dịch Hồ
Chí Minh giáo viên
có thể đặt ra câu hỏi
như :
Dân tộc ta nói chung
và nhân dân Sài Gòn
có cảm xúc như thế
nào khi đất nước
hoàn toàn được giải
phóng?
Giáo viên có thể cho
học sinh kể các bài
hát mừng đất nước
hoàn toàn giải
Khắc sâu sự kiện
lịch sử dân tộc,
ngày giải phóng
miền Nam.
Sống lại giây
phút hào hùng
của dân tộc sau
30 bị đọa đày
dưới gót giày
xâm lược của kẻ
thù.
Lòng tự hào dân
tộc
Ý thức phấn đấu
trong học tập và
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
phóng. Để nhấn
mạnh niềm hạnh
phúc lớn lao sau khi
đất nước hoàn toàn
giải phóng, giáo viên
có kết hợp cho học
sinh quan sát kênh
hình “ Nhân dân Sài
Gòn mít tinh mừng
miền Nam hoàn toàn
giải phóng” và nghe
ca khúc “Như có Bác
trong ngày vui đại
thắng” của nhạc sĩ
Phạm Tuyên hoặc ca
khúc “ Đất nước trọn
niềm vui ”của nhạc sĩ
Hoàng Hà .
lao động sau này.
1.3Vận dụng ca khúc cách mạng vào bài dạy lịch sử giai đoạn xây dựng và bảo
vệ tổ quốc sau 1975 và chương trình lịch sử địa phương:
STT
Tên ca
khúc
Tên bài học được vận
dụng
Phương pháp vận
dung
Tác dụng
1 “Âm
vang Y-
a-ly” của
nhạc sĩ
Thế Vinh
Bài 33- tiết 55: Việt
Nam trên đường đổi
mới đi lên chủ nghĩa
xã hội từ năm 1986
đến năm 2000.
Mục II. Việt Nam
Sau khi giới thiệu
công trình thủy điện
Y-a-ly( là công trình
thủy lớn thứ hai của
đất nước ta sau thủy
điện Hòa Bình do
Khắc sâu sự kiện
lịch sử - kĩ s
ư
Việt Nam đã
thành công trong
việc tự mình xây
dựng và lắp đặt
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
trong 15 năm thực
hiện đường lối đổi mới
từ năm 1986 đến 2000.
chính kĩ sư Việt
Nam thi công) qua
kênh hình 86. Giáo
viên có thể cho học
sinh nghe ca khúc
“Âm vang Y-a-ly”
của nhạc sĩ Thế
Vinh.
công trình thủy
điện Y-a-ly
2
“Khúc ca
Bình
Định”
của nhạc
sĩ Vũ
Trung
“Yêu lắm
Hoài
Nhơn”
của nhạc
sĩ Văn
Chừng
Tiết 47: Cuộc tiến
công và nổi dậy xuân
1975 ở Bình Định.
I.Khái quát cuộc tiến
công và nổi dậy ở
Bình Định.
II.Cuộc tiến công và
nổi dậy giành chính
quyền của nhân dân
Hoài Nhơn.
Sau khi nêu kết quả
cuộc tổng tiến công
và nổi dậy năm 1975
ở Bình Định thành
công.
Giáo viên có thể yêu
cầu học sinh kể
những ca khúc nói
về mảnh đất anh
hùng Bình Định nói
chung và Hoài Nhơn
nói riêng.
Giáo viên cho học
sinh nghe ca khúc
“Yêu lắm Hoài
Nhơn” của nhạc sĩ
Văn Chừng và giới
thiệu bài hát “Khúc
ca Bình Định” của
nhạc sĩ Vũ Trung để
Tự hào về quê
hương Bình
Định, hiểu được
truyền thống đấu
tranh chống giặc
ngoại xâm của
nhân dân Hoài
Nhơn.
Ghi nhớ xâu
chuổi các địa
danh lịch sử nổi
tiếng của đất mẹ
Hoài Nhơn.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
học sinh tìm hiểu.
1. Khả năng áp dụng:
- Dưới đây là bảng kết quả thống kê theo phiếu trắc nghiệm khách quan của học sinh
năm học 2009-20010; 2010-2011:
Mức độ hứng thú
Năm học
Không hề
hứng thú
Ít hứng thú
Khá hứng
thú
2009 -2010 10% 15% 75%
2010- 2011 8% 10% 82%
- Dưới đây là bảng kết quả thống kê chất lượng môn lịch sử năm học: 2009-2010;
2010-2011.
Chất lượng
Năm học
0 – 4.9
5.0 -> 6.4 6.5 -> 10.
2009- 2010
Học kì
I:
13.5%
Học kì
II:
10.5%
Học kì
I:
15.5%
Học kì
II:
14.5%
Học kì
I:
71%
Học kì
II:
75%
2010 -2011
Học kì
I:
9.5%
Học kì
II:
8%
Học kì
I:
9%
Học kì
II:
10%
Học kì
I:
81.5%
Học kì
II:
82%
Mặc dù chất lượng có nâng cao đáng kể nhưng việc vận dụng các ca khúc cách
mạng không phải là biện pháp duy nhất tạo ra sự thành công trong hoạt động dạy và
học đối với bộ môn lịch sử lớp 9. Để có được thành công, giáo viên giảng dạy lịch sử
cần phải linh hoạt hơn khi vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cùng với việc kết
hợp vận dụng hợp lí các ca khúc cách mạng vào dạy lịch sử.
Việc vận dụng các ca khúc cánh mạng vào giờ dạy lịch sử là việc làm tương đối
đơn giản, chỉ cần giáo viên có sự đầu tư trong một thời gian ngắn thì có thể thực hiện
một cách dễ dàng nhưng hiệu quả khá cao.
2. Lợi ích kinh tế - xã hội:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
Nếu giáo viên bộ môn vận dụng hợp lí các ca khúc cách mạng vào giờ dạy lịch sử
sẽ góp phần nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cách mạng, xây dựng đạo đức cách
mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới, nhất là lực lượng trẻ hiện nay có
biểu hiện tha hóa về đạo đức, lãng quên đối với dòng nhạc cách mạng, thích nhạc trẻ
vốn dĩ tính giáo dục không cao. Có thể khẳng định rằng nếu giáo viện thực hiện tốt
giải pháp trên thì sẽ tạo tâm thế học tập tốt cho học sinh, tăng cường giáo dục đạo lí
uống nước nhớ nguồn, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm hơn đối
với bản thân, gia đình và xã hội.
Không những thế, việc vận dụng các cách mạng vào bài dạy lịch sử giúp giờ học
sinh động vui tươi, xây dựng môi trường học tập thỏa mái, từ đó học sinh sẽ cố gắng
học tập tốt trở thành công dân tốt, đóng góp trí tuệ, sức lực trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
C. KẾT LUẬN:
Trọng điều kiện trang thiết bị ngày càng hiện đại của nhà trường và cá nhân cùng
với sự phát triển như vũ bão công nghệ thông tin thì tính khả thi của giải pháp trên là
rất lớn. Trong nhiều năm qua, bản thân đã vận dụng những kinh nghiệm trên vào
giảng dạy, nhưng để đạt kết quả đòi hòi giáo viên bộ môn phải chịu khó tìm tòi
nghiên cứu chắt lọc các nguồn tư liệu nhạc cách mạng( tên tác giả, hoàn cảnh ra đời,
giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo) và vận dụng một cách khéo léo trong giảng dạy thì
mới đạt hiệu quả cao, cũng không nên ôm đồm dẫn đến tình trạng biến giờ dạy lịch
sử thành giờ dạy âm nhạc. Có như thế thì sự phối hợp giữa thầy và trò mới đạt hiệu
quả như mong muốn
* Kiến nghị: Có thể khẳng định rằng việc vận dụng các ca khúc cách mạng vào bài
dạy lịch sử là hướng đi mới hết sức triển vọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Tuy vậy “một cánh én không thể làm nên mùa xuân” để giải pháp trên được vận dụng
một cách hiệu quả:
- Đối với cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động giáo dục: Quan tâm nhiều
hơn nữa trong công tác đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
- Đối với giáo viên bộ môn: Chủ động hơn trong hoạt động giảng dạy, tích cực đổi
mới phương pháp, tìm tòi các giải pháp mới có hiệu quả hơn.
- Đối với học sinh: Tích cực, chủ động hơn trong học tập theo sự hướng dẫn của giáo
viên bộ môn.
. Người thực hiện
Vũ Kim Sĩ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
* Cam kết: Đề tài trên là kết quả tìm tòi nghiên cứu trong quá trình giảng dạy của chính bản
thân, không sao chép bất cứ nguồn sáng kiến nào khác. Nếu sai tôi sẽ chịu hoàn toàn trách
nhiệm
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………… ………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………… ………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
.………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………… ……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “ Vận dụng các ca khúc cách mạng trong giảng dạy lịch sử lớp 9 ”
Họ và tên tác giả: Vũ Kim Sĩ
Đơn vị: Trường THCS Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
I.Mục đích:
Giúp học sinh hứng thú hơn khi tiếp cận lịch sử.
Khắc sâu các sự kiện lịch sử sau khi nghe các ca khúc cách mạng.
Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Xây dựng động cơ, tâm thế học tập tích cực cho học sinh.
Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng sưu tầm khai thác các tư liệu lịch sử trên mạng
Internet.
II.Bản chất của giải pháp:
1.Thực trạng:
Học sinh ít hứng thú trong giờ học lịch sử.
Động cơ ý thức học tập không tốt
Chất lượng bộ môn không cao.
Giáo viên chưa tích cực tìm tòi nghiên cứu tìm ra giải pháp mới nâng cao hiệu quả
giáo dục trong giờ dạy lịch sử. Ít khi nếu như không muốn nói là chưa vận dụng âm
nhạc cách mạng vào giờ dạy lịch sử.
2. Tính mới của giải pháp:
Khắc sâu sự kiện sau khi nghe ca khúc cách mạng.
Tái hiện sự khi nghe qua ca khúc cách mạng
Xây dựng môi trường học tập vui tươi nhưng hiệu quả.
III.Nội dung giải pháp mới:
1.Giải pháp mới:
1.1Cách vận dung các ca khúc cách mạng vào bài dạy lịch sử giai đoạn kháng
chiến chống Pháp:
Khi dạy bài 23 - tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
II. Giành chính quyền ở Hà Nội:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
Giáo viên giới thiệu về sự kiện mít tinh tại nhà Hát lớn Hà Nội( 19.8.1945) giáo
viên có thể đặt ra các câu hỏi gợi mở về sự kiện lịch sử này: Bài hát nào liên quan
đến sự kiện lịch sử này? Bạn nào có thể hát được một đoạn bài hát này ? Sau đó giáo
viên có thể cho học sinh nghe một đoạn ca khúc này và rút ra nhận xét. Nhấn mạnh
đây là ca khúc sau này được chọn làm quốc ca Việt Nam( 1946). Giúp học sinh tái
hiện bầu không khí quật khởi của dân tộc ta trong những ngày tháng Tám năm 1945,
qua đó khắc sâu sự kiện lịch sử.
Khi dạy bài 27- tiết 36: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược kết thúc.
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ
.Sau khi cho học sinh quan sát kênh hình “ Bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên Phủ” -
> Nhạc phẩm nào liên quan với hình ảnh này? Bạn nào có thể hát một đoạn của ca
khúc đó. Giáo viên có thể cho học sinh nghe nhạc phẩm “ Hò kéo pháo” của nhạc sĩ
Hoàng Vân. Sau khi nghe xong nhạc phẩm này em có cảm nghĩ như thế nào về tinh
thần chiến đấu của bộ đội ta ? Giúp học sinh tái hiện lại nổ lực phi thường, bầu không
khí hừng hực quyết tâm của pháo binh Việt Nam. Hòa mình vào đoàn người kéo pháo
vào trận địa năm nào của dân tộc ta
2.2.Vận dung các ca khúc cách mạng vào bài dạy lịch sử giai đoạn kháng chiến
chống Mĩ:
Khi dạy bài 29- tiết 43: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước năm
1965- 1973.
II. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất:
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất. Giáo viên cho
học sinh khai thác mục 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa
sản xuất và đặt một số câu hỏi như: Để chi viện cho miền Nam nhân dân Bắc bộ đã
phấn đấu như thế nào trong lao động sản xuất? Em nhận xét như thế nào về thành tựu
5 tấn thóc/ha canh tác của nhân dân Bắc bộ ? Sau đó giáo viên có thể cho học sinh
nghe qua một đoạn ca khúc “Bài ca năm tấn” của Nguyễn Văn Tý.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
Khi dạy bài 30- tiết 46: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
năm 1973- 1975.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
năm 1954- 1975. Sau khi trình bày xong chiến dịch Hồ Chí Minh giáo viên có thể đặt
ra câu hỏi như : Dân tộc ta nói chung và nhân dân Sài Gòn có cảm xúc như thế nào
khi đất nước hoàn toàn được giải phóng? Giáo viên có thể cho học sinh kể các bài hát
mừng đất nước hoàn toàn giải phóng. Để nhấn mạnh niềm hạnh phúc lớn lao sau khi
đất nước hoàn toàn giải phóng, giáo viên có kết hợp cho học sinh quan sát kênh hình
“ Nhân dân Sài Gòn mính tinh mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng” và nghe ca
khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên hoặc ca khúc “
Đất nước trọn niềm vui ”của nhạc sĩ Hoàng Hà .
Khi dạy tiết 47: Cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1975 ở Bình Định.
I. Khái quát cuộc tiến công và nổi dậy ở Bình Định và II. Cuộc tiến công và nổi dậy
giành chính quyền của nhân dân Hoài Nhơn. Sau khi nêu kết quả cuộc tổng tiến công
và nổi dậy năm 1975 ở Bình Định thành công. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi:
Hãy kể những ca khúc nói về mảnh đất anh hùng Bình Định nói chung và Hoài Nhơn
nói riêng. Giáo viên cho học sinh nghe cac khúc “Yêu lắm Hoài Nhơn” của nhạc sĩ
Văn Chừng(giúp học sinh hiểu được truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
của nhân dân Hoài Nhơn, ghi nhớ xâu chuổi các địa danh lịch sử nổi tiếng của đất mẹ
Hoài Nhơn) và giới thiệu bài hát “Khúc ca Bình Định” của nhạc sĩ Vũ Trung để học
sinh tìm hiểu.
2. Khả năng áp dụng giải pháp: Việc vận dụng các ca khúc cánh mạng vào giờ dạy
lịch sử là việc làm tương đối đơn gian, chỉ cần giáo viên có sự đầu tư trong một thời
gian ngắn thì có thể thực hiện một cách dễ dàng nhưng hiệu quả khá cao.
3.Lợi ích kinh tế - xã hội:
Nếu giáo viên vận dụng hợp lí các ca khúc cách mạng vào giờ dạy lịch sử sẽ góp
phần nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cách mạng, xây dựng đạo đức cách mạng
cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới, nhất là lực lượng trẻ hiện nay có biểu
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
hiện tha hóa về đạo đức, lãng quên đối với dòng nhạc cách mạng, thích nhạc trẻ vốn
dĩ tính giáo dục không cao. Có thể khẳng định rằng nếu giáo viện thực hiện tốt giải
pháp trên thì sẽ tạo tâm thế học tập tốt cho học sinh, tăng cường giáo dục đạo lí uống
nước nhớ nguồn, rèn luyện bản lĩnh chính trị, có trách nhiệm hơn đối với bản thân,
gia đình và xã hội.
Không những thế, việc vận dụng các cách mạng vào bài dạy lịch sử giúp giờ học
sinh động vui tươi, xây dựng môi trường học tập thỏa mái, từ đó học sinh sẽ cố gắng
học tập tốt trở thành công dân có ích cho đất nước, đóng góp trí tuệ, sức lực trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
IV. Kết luận:
Trọng điều kiện trang thiết bị ngày càng hiện đại của nhà trường và cá nhân cùng với
sự phát triển như vũ bão công nghệ thông tin thì tính khả thi của giải pháp trên là rất
lớn. Trong nhiều năm qua, bản thân đã vận dụng những kinh nghiệm trên vào giảng
dạy, nhưng để đạt kết quả đòi hòi giáo viên bộ môn phải chịu khó tìm tòi nghiên cứu
chắt lọc các nguồn tư liệu nhạc cách mạng( tên tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ
thuật, giá trị nhân đạo) và vận dụng một cách khéo léo trong giảng dạy thì mới đạt
hiệu quả cao, cũng không nên ôm đồm dẫn đến tình trạng biến giờ dạy lịch sử thành
giờ dạy âm nhạc. Có như thế thì sự phối hợp giữa thầy và trò mới đạt hiệu quả như
mong muốn
* Kiến nghị: Có thể khẳng định rằng việc vận dụng các ca khúc cách mạng vào bài
dạy lịch sử là hướng đi mới hết sức triển vọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Tuy vậy “một cánh én không thể làm nên mùa xuân” để giải pháp trên được vận dụng
một cách hiệu quả:
- Đối với cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động giáo dục: Quan tâm nhiều
hơn nữa trong công tác đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
- Đối với giáo viên bộ môn: Chủ động hơn trong hoạt động giảng dạy, tích cực đổi
mới phương pháp, tìm tòi các giải pháp mới có hiệu quả hơn.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ KIM SĨ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
- Đối với học sinh: Tích cực, chủ động hơn trong học tập theo sự hướng dẫn của giáo
viên bộ môn.