Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho các em học sinh lớp 11a5 trường THPT sầm sơn thông qua buổi hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.64 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự
phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì giới trẻ đang sống trong mối quan
hệ xã hội rất đa dạng và phức tạp. Giới trẻ hiện nay đang được hưởng rất nhiều tiện
ích từ sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là những hệ lụy,
những tệ nạn xã hội mang lại, mà giới trẻ lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng vì các
em vẫn còn rất non nớt trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. Nếu không quan
tâm và can thiệp kịp thời thì các em rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin,
cô lập.... Thời gian gần đây vấn đề bạo lực học đường trở nên nhức nhối hơn bao
giờ hết. Chưa bao giờ tình trạng bạo lực học đường lại xuất hiện nhiều đến như vậy
trong những năm gần đây. Những video ghi lại cảnh học sinh đánh nhau được phát
tán, lan tràn trên mạng xã hội. Nam có, nữ có với những hành vi đánh đập, hành hạ,
nhục mạ đến không thể tin được lại xẩy ra ở lứa tuổi học trò. Đó là hồi chuông
nhức nhối cho nghành giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung.
Trong những vụ bạo lực học đường, nhẹ cũng gây ra những tổn thương nhất
định về tinh thần hoặc thương tích nhẹ cho người bị hại. Những năm gần đây tình
trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của
nó. Người gây ra bạo lực nặng thì bị đuổi học, xử lý hình sự nhẹ thì bị kỷ luật còn
người bị hại phải gánh chịu những sang chấn tâm lý, tổn thương về tinh thần cũng
như thể xác thậm chí là sinh mạng để lại sự mất mát, đau đớn cho học sinh cũng
như gia đình. Nhiều vụ án đau lòng liên quan đến bạo lực học đường trong những
năm vừa qua vừa được mang ra xét xử. Đứng trước tòa là những gương mặt non
nớt của những cô cậu học sinh với những lý do gây án rất trẻ con như “ nhìn thấy
ghét”, “thích là huých”....bạo lực học đường không những ảnh hưởng đến người bị
hại mà còn ảnh hưởng đến những học sinh chứng kiến hành vi bạo lực.
Đa số học sinh ở trường Trung học phổ thông Sầm Sơn là con em lao động,
ngoài giờ học các em còn tham gia lao động trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch như
bán hàng, phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn....để tăng thu nhập cho gia đình,
điều này không tránh khỏi việc các em tiếp xúc với lượng khách du lịch rất lớn từ
rất sớm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà có thể gây ảnh hưởng


nghiêm trọng đến tâm, sinh lí của các em. Mặt khác, điều kiện sống gia đình còn rất
khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên các em thiếu hiểu biết nhất
định về vấn đề này. Vì vậy ở các em học sinh đang tồn tại một khoảng trống không
hề nhỏ về ý thức bảo vệ bản thân lẫn kiến thức về cách phòng tránh và xử lý những
tình huống liên quan đến bạo lực học đường. Đồng thời, các em cũng thiếu những
địa chỉ đáng tin cậy để tìm tới nếu chẳng may có nguy cơ trở thành nạn nhân của
bạo lực học đường.
Thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn Sinh học 11 có thể lồng ghép ở
nhiều chương khác nhau. Tuy nhiên do thời lượng có hạn nên tôi nhận thấy việc
1

1


lồng ghép kiến thức về bạo lực học đường nói chung và kiến thức phòng tránh bạo
lực học đường nói riêng bị hạn chế. Vậy làm thế nào để các em học sinh thay đổi
nhận thức, phân biệt được những hành vi bạo lực học đường và làm thế nào để
phản ứng lại với khi có nguy cơ xẩy ra bạo lực học đường, đó chính là lí do tôi
mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường
cho các em học sinh lớp 11A5 trường Trung học phổ thông Sầm Sơn thông qua
buổi hoạt động ngoại khóa” góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động,
tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ kỳ tình huống nào trong cuộc sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị cho các em học sinh kiến thức về vấn đề bạo lực học đường, nhận biết
được các hành vi; hậu quả do bạo lực học đường gây ra. Học sinh biết rằng tất cả
mọi người đều có thể là nạn nhân của bạo lực học đường, xác định được kẻ gây ra
bạo lực học đường có thể là bất kì ai.
- Góp phần giáo dục giúp học sinh có kĩ năng phát hiện, xử lí và phòng tránh kịp
thời các tình huống có nguy cơ xẩy ra bạo lực học đường; có khả năng tự bảo vệ
mình khỏi bạo lực học đường.

- Giúp các em học sinh biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào tình huống có thể
bị bạo lực học đường.
- Biết tôn trọng quyền toàn vẹn thân thể của mình và của người khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu về các hành vi bạo lực học đường, cách nhận biết, hậu quả và các biện
pháp phòng tránh bạo lực học đường cho các em học sinh.
- Cách xử lí các tình huống khi bị bạo lực học đường.
- Những địa chỉ tin cậy, giúp đỡ khi các em có nguy cơ bị bạo lực học đường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế mức độ
hiểu biết của các em học sinh bằng phiếu thăm dò sự hiểu biết của các em về bạo
lực học đường, cách nhận biết và cảnh giác với các tình huống có thể xẩy ra.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu thăm dò cho 40 học sinh
lớp 11A5, các em hoàn thành rồi tôi thu lại số phiếu đã phát. Sau đó thống kê, phân
tích số liệu để đánh giá mức độ hiểu biết của các em trong vấn đề bạo lực học
đường, đánh giá được khả năng xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên
các trang web để có cơ sở thực hiện chủ đề của buổi hoạt động khóa.

2

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trong giáo dục trẻ vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống luôn là điều cần
thiết. Nhất là trong tình trạng hiện nay, trẻ em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị
lạm dụng, bị bạo hành...thì giáo dục các kỹ năng sống sẽ giúp trang bị cho các em
khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi bị bạo lực học đường.

Việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường nói riêng cho học sinh
trung học phổ thông đã được xã hội thừa nhận và tập trung khá nhiều vào những
năm gần đây.
Những kiến thức cần giáo dục học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa:
2.1.1. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,
đạo đức, xúc phạm trấn át người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể
xác diễn ra trong phạm vi trường học.
* Các hành vi bạo lực học đường: [2]
- Hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh như đấm đá, túm
tóc, cào cấu, xé áo... hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường.
- Hành vi bạo lực tinh thần, bao gồm việc tấn công bằng lời nói như xúc phạm nhau
ở lớp, nhận xét không phù hợp, thiếu đúng đắn, lời nói giễu cợt khiếm nhã thóa mạ
nhau thách thức nhau trên mạng xã hội... gây ức chế tinh thần dẫn đến trầm cảm
hay tự tử.
- Hành vi bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục...đây được xem
là dạng bạo lực học đường đáng lên án nhất.
- Các dạng bắt nạt bạn học và mang vũ khí đến trường.
2.1.2. Hậu quả của bạo lực học đường:[2]
- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Cả nạn nhân và người thực hiện hành vi bạo
lực học đường đều có hậu quả không hay về mặt thể xác. Nhẹ thì có thể là những
vết bầm tím nặng thì có thể phải nhập viện điều trị, tồi tệ hơn là có thể mất mạng.
- Không chỉ về thể xác mà về tinh thần học sinh cũng như gia đình. Những đứa trẻ
bị bạo lực, nhất là bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo
âu, cô đơn, suy sụp...Sự sợ hãi hoặc nổi ám ảnh làm thế nào đối phó với kẻ bắt nạt
có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí nếu kéo dài các em sẽ sợ hãi, hoang mang, mất
ngủ, căng thẳng tột độ, rơi vào khủng hoảng tinh thần, trầm cảm và dẫn đến sang
chấn tâm lý nghiêm trọng.
- Những học sinh chỉ chứng kiến mà không tham gia bạo lực học đường cũng bị
ảnh hưởng. Khi chứng kiến các em sẽ sợ hãi, nếu thấy những kẻ gây bạo lực không

3

3


bị trừng phạt thì các em chứng kiến có thể hùa theo và có khả năng trở thành kẻ có
hành vi bạo lực trong tương lai hoặc có thể các em cảm thấy bị bất lực, lâu dần sẽ
tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác.
Từ đó làm các em mất lòng tin vào tình yêu, vào con người và vào chính mình.
- Bạo lực học đường, ngoài việc bị coi là sự vi phạm đạo đức nghiêm trọng, còn
gây ra những hiện tượng bỏ học, chuyển trường… Ở mức cao nhất, kể cả kẻ gây ra
hành vi bạo lực học đường hay nạn nhân của bạo lực học đường, nhiều em đã trở
nên chai lỳ, bất cần đời, nổi loạn hoặc trở thành những phần tử bất mãn xã hội.
- Nghiêm trọng hơn là những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về
thể chất, mà tổn thương về tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý,
suy sụp tinh thần, có xu hướng tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn
đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù hay đi tìm
sự quên lãng trong những tệ nạn khác gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2.1.3. Cách phòng tránh bạo lực học đường:
Để phòng tránh bị bạo lực học đường chúng ta cần: [2]
- Tránh các vị trí nguy cơ hoặc tình huống không an toàn như:
+ Khi tham gia các hoạt động công cộng, đến những chỗ đông người lạ, bạn nên
cân bằng tiếp xúc với mọi người, tiếp xúc vừa phải, không thái quá với những
người không quen, không thân. Nếu biết về tiểu sử của họ thì nên tránh xa.
+ Không tham gia bình phẩm với ý đồ không tốt với bạn bè, người đi đường hay
bất kỳ ai; không tỏ thái độ, hành vi khiêu khích, gây sự chú ý không cần thiết từ
những người không quen biết.
+ Không xem phim hay đọc sách báo có xu hướng bạo lực.
+ Không mang các loại vũ khí đến trường ngay cả việc không sử dụng.
+ Không uống bia, rượu hay chất kích thích có cồn; không hút thuốc lá, thuốc lào

hay tham gia thử các chất gây nghiện.
- Trang phục lịch sự: Không nên mặc trang phục quá phản cảm, đầu tóc gọn gàng
không quá lố; tránh hiện tượng học sinh khác nhìn vào thấy “khó chịu, ngứa mắt”.
- Hành vi ứng xử chuẩn mực.
- Lường trước những tình huống xấu: Khi bạn bị khiêu khích, khích bác....bạn cũng
cần lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra, tự vạch định kế hoạch trong
đầu phương án ứng phó. Tốt nhất bạn luôn trong tư thế bình tĩnh, nhã nhặn, lịch sự
và nhanh chóng rời khỏi vị trí không an toàn.
2.1.4. Một số biện pháp ứng phó với tình huống có thể bị bạo lực học đường.
[2]
Khi ta cảm thấy có nguy cơ bạo lực học đường cần:
4

4


– Nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ bạo lực học đường để biết cách né
tránh khỏi bế tắc trong hành xử.
– Tạo tư thế tự tin, bản lĩnh như đứng thẳng, ngẩng cao đầu. Nhìn thẳng vào mặt
đối phương đi gây gỗ, ức hiếp, dùng câu trả lời dứt khoát mạnh mẽ, những lời ngắn
gọn.
– Lưu ý tới nhóm luôn gây bạo lực học đường, chúng thích chọc ghẹo những ai yếu
đuối và đừng bao giờ tỏ thái độ, hành vi khiêu khích, gây sự chú ý không cần thiết
từ những nhóm bạn xấu..
– Chạy ra chỗ khác ngay.
– Kể với những người đáng tin cậy, nếu người thứ nhất chưa tin, hãy kể với người
thứ hai cho đến khi có người tin và giúp đỡ.
- Tự vệ bằng các thế võ, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh.[2]
Trên đây là một số cơ sở quan trọng để tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
“Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho các em học sinh lớp

11A5 trường Trung học phổ thông Sầm Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại
khóa”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Theo báo cáo của Liên Hiệp quốc mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu
em trai và 4 triệu em gái trực tiếp liên quan đến bạo lực học đường. Theo một báo
cáo mới do UNICEF công bố ngày 6/9/2018, một nữa số học sinh từ 13 đến 15 tuổi
trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu người – cho biết đã từng bị bạo lực
bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và các khu vực xung quanh
trường học và con số này càng tăng cao trên khắp cả nước ở tất cả các lớp học, cấp
học khác nhau. Điều này cho thấy bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn
nạn toàn cầu.[2]

Châu Á cũng là một "điểm nóng" của nạn bạo lực học đường. Cũng theo báo
cáo này, ở nhiều khu vực của capuchiu, Indonesia, Việt nam..., nơi các học sinh mô
5

5


tả trường học của mình là không an toàn, các yếu tố phổ biến nhất khiến các em
đưa ra nhận định đó là do các em phải chịu ngôn ngữ mang tính nhục mạ, đánh
nhau và bị các học sinh khác quấy rối.[2]
Ở nước ta, thời gian gần đây, vấn đề bạo lực học đường đang gây bức xúc
trong xã hội, bạo lực học đường không chỉ xẩy ra ở học sinh nam mà cả ở học sinh
nữ, có đến 96,7% số học sinh trả lời ở các trường các em học có hiện tượng nữ sinh
đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên... Trên thực tế
còn rất nhiều vụ việc mà các em và gia đình không khai báo do bị đe dọa, dùng tiền
mua chuộc hoặc cảm thấy xấu hổ. Sự im lặng sẽ để lại hậu quả rất lớn về tâm lý,
sức khỏe cũng như tạo đà cho tình trạng bạo lực học đường tiếp tục xẩy ra. Vấn đề
bạo lực học đường tại Việt Nam được ví như “phần chìm của tảng băng” mà những

câu chuyện đọc được, nghe được chỉ là một phần rất nhỏ. Theo thống kê của
nghành Công an, trong một năm cả nước có khoảng 2.000 vụ bạo lực học đường,
hơn 53% số vụ việc xẩy ra tại trường trung học nhưng nghành Giáo dục không nắm
được dữ liệu bạo lực học đường. Không những vậy bạo lực học đường ngày càng
biến tướng và các em học sinh thì ngày càng trở nên manh động.[2]
Các em học sinh trên địa bàn Thành phố Sầm sơn nói chung và các em học
sinh trường trung học phổ thông Sầm Sơn nói riêng đa phần là con em lao động
trong lĩnh vực đánh bắt hải sản hoặc lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, điều
kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn. Các em học sinh, ngoài việc đi học thì chủ
yếu đã đi làm và tiếp xúc với lượng khách du lịch khá lớn với đủ mọi kiểu người.
Mặt khác, phụ huynh lo làm ăn ít quan tâm, chỉ bảo cho các em, vì vậy các em
thiếu những kiến thức về cách phòng tránh và xử lý các tình huống liên quan đến
bạo lực học đường . Vụ việc nữ sinh T.L ( học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở
Quảng Tiến) bị hai học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Bắc Sơn) đánh hội đồng
vào ngày 7/5/2015 đã khiến nhiều người chưa hết bàng hoàng và lo lắng. Điều đáng
nói là học sinh Q trước đây đã gây ra không ít các vụ đánh nhau tại trường cấp 2 cũ
là trường Trung học cơ sở Trung Sơn và bị nhà trường kỷ luật đuổi học. Sau khi
chuyển sang trường mới là trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, Q lại tiếp tục gây rối.
Vụ việc đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự thiếu quan tâm, giáo dục ý thức
của các em học sinh về vấn đề bạo lực học đường.
Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của 40 học sinh của lớp 11A5
mà tôi trực tiếp giảng dạy.
Kết quả khảo sát như sau:
Phần I. Gồm 3 câu hỏi tự luận ( từ câu 1 đến câu 3) về sự hiểu biết của học
sinh về vấn đề bạo lực học đường.
Số lượng/tỉ lệ
Trả lời sai (hoặc
Câu
Trả lời đạt
Trả lời chưa đạt

không trả lời)
Câu 1
6

31HS (77,5%)

9 HS (22,5%)

0
6


Câu 2
Câu 3

9 HS (22,5%)
6 HS (15%)

19 HS (47,5%)
21 HS (52,5%)

12 HS (30%)
13 HS (32,5%)

Phần II. Gồm 16 câu hỏi Trắc nghiệm khách quan( từ câu 4 đến câu 19) theo
chủ đề liên quan đến vấn đề bạo lực học đường.
Chủ đề
Số lượng Tổng số
Chọn không
(Nội dung)

câu hỏi
lượt
Chọn có
(hoặc chưa)
chọn
Nhận biết hành vi
3 câu
120
79 lượt
57 lượt
được xem là bạo (câu 4, 5,
(chiếm
(chiếm 34,17%)
lực học đường.
6)
65,83%)
Nhận biết tình
6 câu
240
149 lượt
91 lượt
huống không an (câu 7, 8, 9,
(chiếm
(chiếm 37,92%)
toàn, có thể bị bạo 10, 11, 12)
62,08%)
lực học đường.
Cách xử khi bị bạo
3 câu
120

47 lượt
73 lượt
lực học đường.
( câu 13,14,
(chiếm
(chiếm 60,83%)
15)
39,17%)
Sự giáo dục để
4 câu
160
17 lượt
143 lượt
phòng tránh bị bạo (câu 16, 17,
(chiếm
(chiếm
lực học đường.
18, 19)
10,625%)
89,375%)
Kết quả trên cho thấy đa số học sinh đều thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực
học đường; chưa xác định được hành vi bạo lực học đường, tình huống không an
toàn và cũng chưa biết xử lí khi có nguy cơ bị bạo lực học đường. Các em cũng
chưa được giáo dục các biện pháp để phòng tránh bị bạo lực học đường một cách
nghiêm túc từ phía nhà trường và gia đình. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại cho
cho toàn xã hội.
Trong chương trình giáo dục phổ thông cũng có đề cập đến vấn đề phòng
tránh bạo lực học đường. Tuy nhiên việc lồng ghép kiến thức bạo lực học đường
nói chung còn hạn chế về nội dung cũng như thời gian.
Từ những thực trạng trên tôi quyết định tiến hành buổi hoạt động ngoại khóa

để sớm giúp học sinh trang bị những kiến thức bổ ích và có khả năng tự bảo vệ
mình khỏi bị bạo lực học đường. Điều này được tôi thể hiện trong đề tài “Giáo dục
kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho các em học sinh lớp 11A5 trường
Trung học phổ thông Sầm Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa”
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Tôi tiến hành các nội dung sau:
2.3.1. Phần thứ nhất: Khảo sát thực tế
Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa tôi tiến hành khảo sát sự hiểu
biết của các em học sinh bằng cách phát phiếu thăm dò (Phụ lục 1) trên 40 học sinh
7

7


thuộc lớp 11A5 . Tôi phát phiếu cho học sinh trước khi tiến hành buổi hoạt động
ngoại khoá một ngày (vào tiết Sinh học, thứ bảy ngày 11/5/2019). Các em hoàn
thành phiếu thăm dò trong thời lượng 1 tiết học. Sau tiết học, tôi thu lại, tổng hợp
và thống kê số câu trả lời để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu biết của các em về
vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục.
Trong tổng số 19 câu hỏi thăm dò gồm 2 phần:
Phần I: gồm 3 câu hỏi tự luận ( từ câu 1 đến câu 3) hỏi về sự hiểu biết của các em
về vấn đề bạo lực học đường.
Phần II: gồm 16 câu trắc nghiệm ( từ câu 4 đến câu 19) theo từng nội dung liên
quan đến vấn đề bạo lực học đường.
Nội dung 1: Hỏi về cách nhận biết của học sinh về những hành vi bạo lực học
đường (gồm 3 câu: câu 4, câu 5, câu 6)
Nội dung 2: Hỏi về cách xác định các tình huống không an toàn có nguy cơ bị bạo
lực học đường (gồm 6 câu: câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12).
Nội dung 3: Hỏi về cách xử lí, giải quyết tình huống khi bị bạo lực học đường
(gồm 3 câu: câu 13, câu 14, câu 15 ).

Nội dung 4: Hỏi về sự giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho các em ( gồm 4 câu:
câu 16, câu 17, câu 18 và câu 19).
Kết quả thống kê được như sau:
- Ở phần I: đa số các em đều đã được biết đến những vụ việc liên quan đến bạo lực
học đường (chiếm 77,5%). Các em chủ yếu biết đến những vụ nghiêm trọng như
đánh nhau, chửi nhau, dọa dẫm nhau chứ những vụ việc về hành vi bạo lực học
đường các em chưa kể ra được. Ở 2 câu hỏi về những hiểu biết về bạo lực học
đường thì phần lớn các em trả lời chưa rõ ràng, chưa chính xác, đang còn lan man,
mơ hồ.
- Ở phần II: Với mỗi nội dung tôi đã thống kê tỉ lệ các phương án đã chọn của học
sinh như bảng đã nêu ở trên phần thực trạng. Cụ thể:
+ Đối với các câu hỏi nội dung 1: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượt chọn là 120 lượt,
trong đó 65,83% số lượt chọn “có”; 34,17% lượt chọn “không”. Điều này chứng tỏ
rất nhiều em chưa xác định được hành vi nào là hành vi bạo lực học đường.
+ Đối với các câu hỏi nội dung 2: với 240 lượt chọn; trong đó 62,08% lượt chọn
“có”, 37,92 % số lượt chọn “không”. Điều này cho thấy phần lớn các em chưa phân
biệt được tình huống an toàn và không an toàn có thể bị bạo lực học đường.
+ Đối với các câu hỏi nội dung 3: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượt chọn là 120 lượt;
trong đó số lượt chọn “có” chỉ chiếm 39,17%, còn số lượt chọn “không” chiếm tới
60,83% . Con số này cho thấy các em chưa biết cách xử lí hợp lí khi bị bạo lực học
đường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không biết xử lí các em có thể có thể dẫn
đến bị bạo lực học đường kéo dài gây ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Đối với các câu hỏi nội dung 4: gồm 4 câu với tổng số lượt chọn 160; trong đó tỉ lệ
chọn “không” lên đến 89,375%; chọn “có” chỉ chiếm tỉ lệ 10,625%. Điều này cho thấy
đa số các em chưa từng được giáo dục về cách phòng tránh bị bạo lực học đường.
8

8



Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết các em học sinh được khảo sát
chưa có nhiều kiến thức về bạo lực học đường. Các em chưa nhận biết được các
hành vi nào là bạo lực học đường mà chỉ nghĩ là trêu chọc, tán tỉnh của các bạn;
chưa nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn, lúng túng trong cách xử
lí tình huống khi bị bạo lực học đường.
2.3.2. Phần thứ hai: Tổ chức hoạt động ngoại khóa
A. Công tác chuẩn bị:
- Phương tiện chuẩn bị:
+ Máy tính, máy chiếu.
+ Giáo viên chuẩn bị clip ngắn, video về vấn đề bạo lực học đường; phiếu học tập
in sẵn các câu hỏi liên quan đến clip, đoạn video.
+ Giáo viên chuẩn bị các tình huống cụ thể về bạo lực học đường.
- Thành phần:
+ Các thầy cô giáo trong trường đến tham dự với vai trò làm Ban cố vấn cho buổi
thảo luận đó là cô Ngô Thị Hường (Giáo viên bộ môn Sinh, nhóm trưởng nhóm
Sinh – Công nghệ); cô Dương Thị Phương (Giáo viên bộ môn Ngữ văn); Thầy Ngô
Anh Đức (Giáo viên bộ môn Tin – Bí thư Đoàn trường) và cô giáo hướng dẫn là
tôi Nguyễn Thị Mai.
+ Các em học sinh của lớp 11A5: 40 em .
+ Người điều hành hoạt động: Là tôi - cô giáo Nguyễn Thị Mai.
- Địa điểm: Tại phòng họp lớp 11A5 trường Trung học phổ thông Sầm Sơn.
- Thời gian: Vào buổi sáng chủ nhật ngày 12/5/2019, từ 7giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút.
B. Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa như sau:
Tôi hướng dẫn cho học sinh về nhà tìm hiểu trước những vấn đề bạo lực học
đường để các em sẵn sàng cho buổi hoạt động ngoại khóa. Các em có thể tìm hiều
bằng cách tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “Bạo lực học đường là gì”, “Cách
phòng chống bị Bạo lực học đường ”, “ Hậu quả của bạo lực học đường”...
Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của các cô giáo và các
em học sinh thuộc lớp 11 A5 nhằm giúp các em có được sự hiểu biết kịp thời về
bạo lực học đường. Từ việc nhận biết hành vi, nguyên nhân, cách phòng tránh cũng

như biện pháp xử lí kịp thời khi bị bạo lực học đường.
Bố trí chỗ ngồi: Phòng học được xếp thành 2 dãy để lối đi ở giữa. Mỗi dãy
gồm 5 bàn. Học sinh ngồi 4 bàn phía trên, giáo viên tham dự sẽ ngồi bàn thứ 5 của
mỗi dãy cho tiện quan sát và theo dõi hoạt động của các em. Mỗi bàn gồm 5 học
sinh làm thành 1 nhóm.
Buổi ngoại khóa gồm 4 hoạt động sau:
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
Hoạt động này có mục đích dẫn dắt, thu hút, tạo sự hứng thú cho các em về
chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, các em hiểu rõ được nội dung
chính của chủ đề, cũng như nhiệm vụ các em tham gia thực hiện.
Hoạt động 2: Thảo luận chủ đề
9

9


Hoạt động này gồm 2 nội dung: Trả lời câu hỏi và Xử lí tình huống.
Hoạt động 3: Giải đáp thắc mắc.
Trong hoạt động này, các em học sinh sẽ đưa ra những câu hỏi, thắc mắc về nội
dung mà các em chưa rõ để được giải đáp, tư vấn.
Hoạt động 3: “Góc tâm sự”
Hoạt động “góc tâm sự” được hiểu như một nơi để học sinh có thể chia sẻ, gửi
gắm những tâm tư, vướng mắc khó nói của chính bản thân các em hoặc những
người xung quanh đã và đang gặp phải. “ Góc tâm sự” vẫn duy trì ngay khi buổi
ngoại khóa kết thúc.
* Các bước tiến hành cụ thể của buổi hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Hoạt động này chủ yếu là giáo viên kể những câu chuyện có thật ở Việt Nam,
thậm chí rất gần với các em ( ngay trên địa bàn Thành phố Sầm Sơn), giáo viên có
thể cho học sinh kể một câu chuyện nào đó mà các em biết về chủ đề nhằm thu hút

sự chú ý của học sinh trình giáo viên giới thiệu về chủ đề của buổi thảo luận hôm
nay bằng cách nêu thực trạng của vấn đề bạo lực học đường hiện nay trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Giáo viên nêu ra một số trường hợp bạo lực học
đường điển hình đang làm xôn xao dư luận (kết hợp chiếu hình ảnh người thật của
sự việc lên màn hình). Đó là vụ việc nữ sinh lớp 9 bị lột đồ đánh hội đồng vào ngày
22/3/2019, tại trường Trung học cơ sở Phù Ủng, huyện Ân Thi ( Hưng Yên), trong
đó một nhóm nữ sinh gồm 5 học sinh lớp 9 tham gia đánh hội đồng nữ sinh
N.T.H.Y học sinh lớp 9A của trường, khiến em Y phải nhập viện điều trị.
Bạo lực học đường nếu không được phát hiện và có biện pháp xử lí kịp thời
sẽ gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến tương lai của chính các em và
những người xung quanh. Chẳng hạn như vụ việc nữ sinh T.L ( học sinh lớp 9,
trường Trung học cơ sở Quảng Tiến) bị hai học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở
Bắc Sơn đánh hội đồng. Từ những vụ việc trên giáo viên đưa ra nhắc nhở: Để tránh
những hậu quả đáng tiếc do thiểu hiểu biết về bạo lực học đường gây ra. Chúng ta
cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng về phòng tránh bạo lực học đường.
Hoạt động 2: THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ
Hoạt động này gồm 2 nội dung: Trả lời câu hỏi và xử lý tình huống
Nội dung 1: Trả lời câu hỏi
Ở nội dung này, giáo viên trình chiếu đoạn video, một số hình ảnh về vấn đề bạo
lực học đường.[2]
Trước khi cho học sinh xem video giáo viên phát cho mỗi nhóm 5 phiếu học tập.
Nhiệm vụ của mỗi nhóm trả lời 6 câu hỏi trong phiếu học tập. Lớp có 8 nhóm nhỏ,
mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ phân nhiệm vụ cho từng bạn, mỗi
bạn có nhiệm vụ trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi (yêu cầu các em phải thuộc câu hỏi mà
mình được phân công). Học sinh xem đoạn video và ghi nhanh những nội dung
theo gợi ý câu hỏi trong phiếu học tập.
10

10



Lưu ý: - Các em xem, lắng nghe, tập trung vào nội dung theo gợi ý của các câu hỏi.
Mỗi bạn viết ra giấy câu trả lời của mình.
- Giáo viên cho học sinh xem đoạn video 2 lần để các em hoàn thành câu trả lời.
Nội dung phiếu học tập như sau:
Các em hãy theo dõi đoạn video (dài khoảng 7 phút) và trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Bạo lực học đường là gì?
2. Hành vi bạo lực học đường bao gồm những hành vi nào?
3. Đối tượng (nạn nhân) của bạo lực học đường là ai?
4. Bạo lực học đường gây ra hậu quả gì đối với nạn nhân?
5. Khi bị bạo lực học đường thì chúng ta phải ứng phó như thế nào?
6. Em hiểu gì về phương pháp KiVa?
- Sau đó các nhóm nhỏ sẽ trả lời, nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, giáo viên hướng
dẫn nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác.
Câu hỏi 1: Bạo lực học đường là gì?
Trả lời: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công
lý, đạo đức, xúc phạm trấn át người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và
thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.có tính chất tình dục gây ảnh hưởng đến
tâm lí của nữ giới và nam giới.[2]
Câu hỏi 2: Hành vi quấy rối tình dục bao gồm những hành vi nào?
Trả lời: * Các hành vi bạo lực học đường: [2]
- Hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh như đấm đa, túm
tóc, cào cấu, xé áo... hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường.
- Hành vi bạo lực tinh thần, bao gồm việc tấn công bằng lời nói như xúc phạm
nhau ở lớp, nhận xét không phù hợp, thiếu đúng đắn, lời nói giễu cợt khiếm nhã
thóa mạ nhau thách thức nhau trên mạng xã hội... gây ức chế tinh thần dẫn đến trầm
cảm hay tự tử.
- Hành vi bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục...đây được xem
là dạng bạo lực học đường đáng lên án nhất.
Giáo viên còn nhấn mạnh cho học sinh: Hầu như các em chỉ nhận ra được những

hành vi trực tiếp dẫn đến bạo lực học đường như đánh nhau, chửi nhau... Còn
những hành vi gián tiếp như lời nói thiếu đúng đắn, giễu cợt khiếm nhã, nhận xét
không phù hợp hay những hành vi quấy rối tình dục... thì các em không phân biệt
được và chỉ cho đó là cách đùa vô văn hóa, kiếm cớ làm quen.
Câu hỏi 3: Bạo lực học đường thường xảy ra ở đối tượng (nạn nhân) nào?
Trả lời: - Tất cả mọi người đều có thể là nạn nhân của bạo lực học đường: có thể là
học sinh nam hoặc học sinh nữ. Tuy nhiên, nạn nhân chủ yếu của bạo lực học
đường vẫn là các học sinh nữ.
11

11


- Kẻ gây bạo lực học đường có thể là bất kì ai. Có thể là người xa lạ, những người
quen biết, thậm chí là bạn bè, thầy cô giáo hay nhân viên nhà trường. Vì vậy mà
các em luôn phải đề cao cảnh giác trong mọi trường hợp.
Câu hỏi 4: Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào đến nạn nhân?
Trả lời: Ảnh hưởng do bạo lực học đường gây ra đối với nạn nhân: [2]
- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Cả nạn nhân và người thực hiện hành vi bạo
lực học đường đều có hậu quả không hay về mặt thể xác. Nhẹ thì có thể là những
vết bầm tím nặng thì có thể phải nhập viện điều trị, tồi tệ hơn là có thể mất mạng.
- Không chỉ về thể xác mà về tinh thần học sinh cũng như gia đình. Những đứa trẻ
bị bạo lực, nhất là bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo
âu, cô đơn, suy sụp...Sự sợ hãi hoặc nổi ám ảnh làm thế nào đối phó với kẻ bắt nạt
có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí nếu kéo dài các em sẽ sợ hãi, hoang mang, mất
ngủ, căng thẳng tột độ, rơi vào khủng hoảng tinh thần, trầm cảm và dẫn đến sang
chấn tâm lý nghiêm trọng.
- Những học sinh chỉ chứng kiến mà không tham gia bạo lực học đường cũng bị
ảnh hưởng. Khi chứng kiến các em sẽ sợ hãi, nếu thấy những kẻ gây bạo lực không
bị trừng phạt thì các em chứng kiến có thể hùa theo và có khả năng trở thành kẻ có

hành vi bạo lực trong tương lai hoặc có thể các em cảm thấy bị bất lực, cho rằng lẽ
ra các em phải làm gì đó nhưng lại không dám làm hoặc các em sẽ cho rằng đó
không phải vấn đề của mình lâu dần sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước
những bất công hay nỗi đau của người khác. Từ đó làm các em mất lòng tin vào
tình yêu, vào con người và vào chính mình.
- Bạo lực học đường, ngoài việc bị coi là sự vi phạm đạo đức nghiêm trọng, còn
gây ra những hiện tượng bỏ học, chuyển trường… Ở mức cao nhất, kể cả kẻ gây ra
hành vi bạo lực học đường hay nạn nhân của bạo lực học đường, nhiều em đã trở
nên chai lỳ, bất cần đời, nổi loạn hoặc trở thành những phần tử bất mãn xã hội.
- Nghiêm trọng hơn là những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về
thể chất, mà tổn thương về tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý,
suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác
cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù
hay đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi còn nhỏ, các
em chưa hình dung được hết. Đến khi trưởng thành, lập gia đình thì nổi ám ảnh này
vẫn có thể đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân.. [2]
12

12


Câu hỏi 5: Khi bị bạo lực học đường thì chúng ta phải ứng phó như thế nào?
Trả lời: Tình huống bạo lực học đường rất đa dạng, ở những hoàn cảnh khác nhau.
Vì thế mỗi người sẽ có cách xử lí khác nhau. Qua một số trường hợp thực tế ta thấy
thường có một số cách ứng phó như sau: [2]
Khi ta cảm thấy có nguy cơ bạo lực học đường cần:
- Phớt lờ: coi như không có chuyện gì (để nó tự biến mất). Đây là cách thức được
nhiều người sử dụng nhất nhưng thực tế, hành động đó không tự biến mất.
- Chối bỏ: Tự nhủ với bản thân rằng họ chỉ đùa, vô tình...; mình nhạy cảm quá…

Cách này chỉ làm họ cảm thấy thoải mái hơn một chút về tinh thần chứ không thay
đổi được thực tế.
- Né tránh: xin nghỉ; xin chuyển lớp; hạn chế những tình huống có nguy cơ phải đối
diện với kẻ bạo lực. Cách thức này không bền vững và sẽ gây ra rất nhiều bất tiện
trong cuộc sống của các em.
- Tham gia: Thành kẻ hưởng ứng và cũng đi bạo lực người khác. Nhiều bạn đã sử
dụng cách này để làm cho mình cảm thấy an toàn hơn nhưng trên thực tế hành vi
của các em là sai lầm.
- Đương đầu: Nói với họ rằng điều này không vui tí nào đâu; Hành vi đó không
chấp nhận được; Dừng lại nếu không tôi sẽ mách người lớn. Đây là cách ứng phó
tích cực đòi hỏi các em cần có sự dũng cảm và luyện tập trước kỹ năng ứng biến.
- Báo cáo: Báo cáo những hành vi này với những người có trách nhiệm. Đây cũng
là hình thức ứng phó tích cực; giải quyết vấn đề một cách bền vững và có thể ngăn
ngừa sự lặp lại trong tương lai. [2]
Tóm lại, khi gặp phải tình huống bị bạo lực học đường thì các em hãy ứng phó kiểu
đương đầu và báo cáo. Cụ thể, các em cần:
– Nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ bạo lực học đường để biết cách né
tránh khỏi bế tắc trong hành xử.
– Tạo tư thế tự tin, bản lĩnh như đứng thẳng, ngẩng cao đầu.
– Nhìn thẳng vào mặt đối phương đi gây gỗ, ức hiếp, dùng câu trả lời dứt khoát
mạnh mẽ, những lời ngắn gọn.
– Lưu ý tới nhóm luôn gây bạo lực học đường, chúng thích chọc ghẹo những ai yếu
đuối và đừng bao giờ tỏ thái độ, hành vi khiêu khích, gây sự chú ý không cần thiết
từ những nhóm bạn xấu..
13

13


– Chạy ra chỗ khác ngay.

– Kể với những người đáng tin cậy, nếu người thứ nhất chưa tin, hãy kể với người
thứ hai cho đến khi có người tin và giúp đỡ.
- Tự vệ bằng các thế võ, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh.[2]
Câu 6. Em hiểu gì về phương pháp KiVa?
Trả lời: - Phương pháp KiVa là một chương trình chống bắt nạt do Bộ Giáo dục
Phần Lan sáng kiến và áp dụng.
- Mục tiêu của KiVa là làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được sự nguy hiểm
của việc bắt nạt và giúp học sinh, sinh viên trở thành người bảo vệ những người
đang bị bắt nạt cũng như không có hành vi bắt nạt các bạn khác.
- Cách thức hoạt động của phương pháp KiVa:
+ Sử dụng hộp thư ảo nơi các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.
+ Có một giáo viên được tin cậy vì trẻ em cần một người lớn ở trường lắng nghe,
chia sẽ và chăm sóc. Vào giờ ra chơi, giáo viên theo dõi hành vi của những đứa trẻ.
+ Ủng hộ nạn nhân và cảm hóa nhân chứng. Sẽ có 3 chuyên gia chịu trách nhiệm
trấn an nạn nhân và đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết.
+ Hiện nay phương pháp KiVa được nhiều nước trên thế giới áp dụng như: Anh,
Đức, Bỉ, Thụy Điển...
Sau khi hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập trên, giáo viên tiếp tục
cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các hành vi thường gặp trong cuộc sống
để các em phân biệt đâu là hành bạo lực học đường.
? Em hãy quan sát những hình ảnh trên màn hình, cho biết:
Trong các hành vi sau hành vi nào là hành vi bạo lực học đường?
- Các em sẽ giơ tay trả lời. Sau đó, giáo viên hướng dẫn sẽ mời đại diện một cô
giáo trong ban cố vấn nhận xét các ý kiến và đưa ra đáp án chính xác.
Sau đây là một số hình ảnh về hành vi được xem là hành vi bạo lực học đường và
hành vi không được coi là bạo lực học đường. (Phụ lục 2)
14

14



+ Một số hành vi được xem là hành vi bạo lực học đường như: Cho xem và đọc
sách có tính bạo lực, ăn nói thiếu đúng đắn, giễu cợt khiếm nhã, nhận xét không
phù hợp, cô lập, tẩy chay, nói xấu hay những hành vi quấy rối tình dục như: ăn nói
dung tục để kích dục; đùa giỡn, chế giễu, bình phẩm chỗ nhạy cảm của người khác;
đòi tiền; bắt làm một điều gì đó trái với đạo lý và pháp luật... thì các em không
phân biệt được và chỉ cho đó là cách đùa vô văn hóa, kiếm cớ làm quen.
+ Những hành vi sau không được xem là bạo lực học đường như: Những lời khen,
chê, khích lệ phù hợp với văn hóa xã hội...
Nội dung 2: Vận dụng xử lí tình huống.
Từ những hiểu biết các em vừa tiếp thu được ở trên, các em sẽ vận dụng để
xử lí những tình huống có thật hoặc tình huống giả định mà giáo viên đưa ra. Ở
phần này học sinh sẽ thảo luận theo nhóm lớn (10 học sinh/1 nhóm).
Tôi chia các nhóm như sau: Lớp chia thành 4 nhóm:
- Dãy bên trong gồm 2 nhóm: nhóm 1 và nhóm 2. Nhóm 1 cử em Nguyễn Hoàng
Dũng làm nhóm trưởng; nhóm 2 do em Nguyễn Thị Ánh là nhóm trưởng.
- Dãy bên ngoài cửa ra vào gồm 2 nhóm: nhóm 3 và nhóm 4. Nhóm 3 do em Lê Thị
Mai làm nhóm trưởng; nhóm 4 do em Nguyễn Bá Hoàng làm nhóm trưởng.
Khi tình huống được đưa ra. Học sinh mỗi nhóm trao đổi, thảo luận đưa ra
cách xử lí, thời gian thảo luận 5- 7 phút. Trong quá trình các em hoạt động, giáo
viên luôn theo dõi, động viên để các em tập trung, chú ý vào nhiệm vụ của mình.
Sau đó, các nhóm sẽ xung phong trình bày cách xử lí, các nhóm khác lắng nghe để
bổ sung. Cuối cùng tôi sẽ mời đại diện một cô giáo của ban cố vấn nhận xét và đưa
ra cách xử lí hiệu quả. Nhóm nào được ban cố vấn đánh giá là xử lí hay nhất sẽ
được trao một phần quà. Sau mỗi tình huống, giáo viên sẽ rút ra thông điệp để các
em khắc sâu hơn.
Các tình huống thảo luận:
Tình huống 1: Vừa bước vào lớp 10, Lan đang còn bở ngỡ với môi trường mới thì
Lan đã bị Giang, một bạn nam cùng lớp thường xuyên trêu chọc, lúc đầu Lan thấy
bình thường đôi khi còn cảm thấy thú vị vì có bạn mới thường xuyên nói chuyện.

Tuy nhiên, sự trêu chọc của Giang ngày càng thường xuyên và trong những câu đùa
của Giang có nhiều câu có phần khiếm nhã, mất lịch sự. Lan dần cảm thấy khó
chịu, ức chế và muốn chấm dứt tình trạng này, nhưng Lan đang băn khoăn chưa
biết làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng này, nhiều lúc Lan phải lẫn tránh Giang
cho yên chuyện nhưng chỉ được một lúc.
Các em hãy giúp bạn Lan quyết định tình huống này và giải thích vì sao em
chọn cách giải quyết đó?
Cách xử lí:
- Học sinh thảo luận nhóm trao đổi và đưa ra cách xử lí của nhóm mình. Ở
tình huống này có 2 luồng ý kiến đối lập nhau: phần lớn là các em quyết định Lan
nên có cuộc nói chuyện nghiêm túc, dứt khoát nhưng nhẹ nhàng với Giang yêu cầu
chấm dứt tình trạng này; nếu sự việc vẫn tiếp diễn thì hãy nói với giáo viên chủ
15

15


nhiệm hoặc cha mẹ vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho Lan căng thẳng mệt
mỏi ảnh hưởng đến tâm lý và học tập của Lan; nhưng cũng có bạn khẳng định việc
Giang trêu chọc như vậy là chuyện rất bình thường đối với tuổi học trò, do Lan quá
nhạy cảm nên mới lo lắng.
- Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến của học sinh nhận xét:
+ Đây là tình huống không an toàn vì hành vi trêu ghẹo diễn ra thường xuyên gây
ức chế cho người bị trêu ghẹo thì đó chính là hành vi bạo lực học đường.
+ Dù là bạn cùng lớp và chỉ bằng lời nói những vẫn là một hành vi bạo lực học
đường nên vẫn gây hậu quả cho Lan vì lời nói cũng có thể gây nên những tổn
thương nặng nề về tâm lí cho Lan.
+ Thực tế cho thấy đã có nhiều bạo lực học đường xảy ra bắt nguồn từ những lời
trêu chọc tưởng như vô hại, nếu thiếu hiểu biết Lan có thể xử lý theo hướng tiêu
cực như nhờ các bạn khác can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến những hậu quả

nghiêm trọng.
Ban cố vấn nhận xét và trao quà cho nhóm 2 đã có cách xử lí tình huống này
hay hay nhất.
Thông điệp: Chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác với những tình huống không
an toàn có nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường, kể cả với những người quen
biết.
Tình huống 2: Bình là một học sinh vừa được chuyển đến lớp 11A1, khi biết bình
là con nhà có điều kiện thì một nhóm gồm 5 bạn nam của lớp 11A1 đã nảy ra ý
định là hàng tuần bắt Bình phải cung cấp tiền cho nhóm này để nhóm này lấy tiền
ăn sáng. Một hôm sau giờ học, nhóm bạn này đã gọi Bình ra và dũng vũ lực đe dọa
Bình, ép buộc Bình phải thực hiện ý đồ của nhóm này. Bình rất lo lắng vì mình mới
chuyển đến lớp 11A1 chưa lâu; lại chưa có bạn bè thân thiết cũng như chưa hiểu rõ
nhóm bạn này nên bình nghĩ; thôi đưa tiền cho nhóm bạn này cho yên thân và như
vậy mỗi ngày Bình đều phải nộp tiền cho nhóm bạn này. Theo em, Bình xử lí như
vậy là đúng hay chưa? Giải thích.
Cách xử lí:
- Học sinh thảo luận trao đổi, đa số các nhóm đều thấy cách xử lí tình huống
của Bình là chưa hiệu quả, chưa giải quyết triệt để vấn đề và đưa ra cách xử lí của
các em.
- Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến của học sinh và nhận xét:
+ Trước hết ta phải xác định, hành vi của nhóm bạn này là hành vi bạo lực học
đường.
+ Như ở nội dung trên ta thấy Bình xử lí như vậy thuộc cách “ né tránh”. Với cách
xử lí này thì tác dụng không bền vững và sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc
sống của Bình. Nếu như Bình cứ im lặng và làm theo ý đồ của nhóm bạn đó, nhóm
bạn đó sẽ không thay đổi hành vi mà tìm cách để tiếp cận và đe dọa Bình, thậm chí
16

16



những hành vi này còn ngày càng nguy hiểm hơn và đòi hỏi của nhóm bạn này
ngày càng thái quá hơn và hành động của Bình là đang dung túng cho hành vi bạo
lực học đường .
+ Ngay khi bị nhóm bạn có hành vi đe dọa bằng bạo lực, Bình cần phải bình tĩnh tỏ
thái độ phối hợp. Sau khi thoát khỏi sự đe dọa của đối tượng cần phải báo ngay cho
những người có trách nhiệm để ngăn chăn, chấm dứt đe dọa dùng vũ lực của đối
tượng. Báo cáo với nhà trường phối hợp giải quyết; ngoài ra để an toàn hơn cần bố
trí phụ huynh đưa đón, tạm thời tránh mặt đối tượng.
Ban cố vấn nhận xét và trao quà cho nhóm 4 đã có cách xử lí tình huống này
hay hay nhất.
Thông điệp: Không được sợ hãi, né tránh mà cần kiên quyết với những hành vi
bạo lực học đường.
Tình huống 3: Nam là học sinh lớp 12A6, bình thường nam rất chải chuốt hình
thức thức nên một số bạn trong lớp không ưa lắm, trong đó có Công một bạn nam
cùng lớp. Hôm đó vì nghĩ cuối năm học lớp 12 Nam có cát kiểu tóc mới và vuốt
keo; khi đến lớp Nam vẫn rất vui vẻ và tự tin, nhìn thấy vậy Công liền bảo Nam ra
ngoài có chuyện muốn hỏi; nghĩ cũng bình thường nên nam cũng đi theo Công ra
gần khu vực nhà vệ sinh vắng vẻ để nói chuyện. Đến nơi Nam đã thấy hai bạn nam
khác đã đứng sẵn ở đó đợi Nam và Công. Vừa đến nới Công liền văng tục chửi
Nam và xông vào đánh Nam. Trong tình huống này Nam nên xử lí thế nào?
Cách xử lí:
- Học sinh thảo luận trao đổi cách xử lí tình huống.
- Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến của học sinh. Mời đại diện cô giáo của
ban cố vấn bổ sung nhận xét, bổ sung và đưa ra biện pháp xử lí:
+ Trong những trường hợp như vậy, thường bao giờ cũng có thời gian đôi co, đe
dọa vì vậy các em phải thật bình tĩnh quan sát tìm vị trí thích hợp để có thể chạy
thoát hoặc có thể thủ thế tránh bị đánh từ bốn phía.
+ Nếu đối tượng xử dụng hung khí, cần phải tỏ thái độ lo sợ, năn nỉ đối tượng rồi
bất ngờ bỏ chạy, cố gắng chạy thật nhanh đến vị trí có người lớn cứu giúp. Trường

hợp đối tượng không sử dụng hung khí thì tìm cơ hội bỏ chạy.
+ Nếu xét thấy khó có khả năng chạy thoát, khi bị đánh cần cuộn người, dùng tay,
cánh tay, co một chân lên bụng để che chắn và vùng chạy thoát khi có cơ hội. Nếu
thấy người lớn có thể trợ giúp cần kêu cứu. Khi kêu cứu cần hướng vào một người
cụ thể, có khả năng giúp mình không nên trông chờ vào đám đông.
+ Sau khi thoát được đối tượng phải báo ngay cho phụ huynh và người có trách
nhiêm để xử lý, tường trình lại toàn bộ sự việc để cơ quan chứ năng đánh giá tính
chất vụ việc và có hình thức xử lý. Tuyệt đối không nên tìm cách trả thù hoặc nhờ
người ngoài xã hội giúp đỡ, thanh toán sẽ để lại hậu quả kéo dài, nghiêm trọng.[2].
17

17


- Ban cố vấn nhận xét và trao quà cho nhóm 1 vì có cách xử lí tình huống
hay nhất.
Thông điệp: Hãy bình tĩnh, bản lĩnh và sáng suốt để tìm cách ngăn chặn hành vi
BLHĐ
Như vậy, qua các tình huống trên giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh:
Nâng cao ý thức cảnh giác để phát hiện và phòng tránh kịp thời các tình huống có
nguy cơ bị bạo lực học đường. Trong mọi hoàn cảnh, các em cần bình tĩnh, khôn
khéo để xử lí; và nếu đã bị bạo lực phải báo ngay với thầy cô, người thân, cơ quan
chức năng để có hình thức can thiệp, xử lý, tuyệt đối không được thỏa hiệp, làm
theo yêu cầu của đối tượng. Đặc biệt không nhờ người ngoài xã hội giúp đỡ, thanh
toán.
Cuối hoạt động này, giáo viên chiếu cho học sinh xem 1 đoạn clip ngắn
khoảng 4 phút “ Làm gì khi bị bạo lực học đường” [2]. Qua clip này các em biết
thêm cách ứng phó khi bị bạo lực học đường; đồng thời các em cũng biết các ứng
xử phòng tránh bị bạo lực học đường.
Hoạt động 3: Giải đáp thắc mắc.

Hoạt động này sẽ giúp giải đáp những thắc mà các em con chưa rõ, còn băn
khoăn. Do trong môi trường hoạt động thân thiện, thoải mái; thầy cô trong ban cố
vấn gần gũi, thân thiện, tích cực; đồng thời các em đã cùng nhau trải qua hai nội
dung của buổi hoạt động ngoại khóa nên các em đã tự tin, thoải mái hơn, không còn
ngại ngùng như lúc đầu nữa. Sau khi lắng nghe, ghi chép những ý kiến thắc mắc
của các em tôi đã thống kê lại được một số ý kiến sau:
?Câu hỏi của em Phùng Thị Phương: Nếu bị trêu chọc liên tục vì một
khiếm huyết nào đó của bản thân mà chưa có cách xử lí, chúng em có thể tìm
kiếm sự giúp đỡ ở đâu ạ?
Trả lời: Giáo viên hướng dẫn mời cô giáo Ngô Thị Hường đại diện cho ban cố
vấn giúp các em trả lời câu hỏi này:
Trước hết, các em phải xác định người giúp đỡ:
- Có sẵn sàng lắng nghe em không; nếu kể câu chuyện của em với người ấy, em có
nghĩ họ sẽ tin câu chuyện của em hay không; người ấy sẽ giúp mình không; có dễ
dàng gặp được người ấy không.
- Người giúp đỡ đáng tin cậy nhất đó là: Bố mẹ, thầy cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ
môn khác.
? Em Lê Kim Thành hỏi: Nếu chẳng may sự bạo lực học đường nặng đến
mức bị đe dọa, khống chế bắt làm điều gì đó như bắt phải đánh một bạn khác
hay phải đi đòi tiền một bạn khác thì chúng làm gì ạ? Lứa tuổi bọn em nếu
tình trạng đó kéo dài thì có ảnh hưởng đến tâm sinh lý gì không?
18

18


Trả lời: Sau khi lắng nghe một số bạn trả lời, thầy Lê Anh Đức sẽ giải đáp như sau:
- Nếu sự bạo lực học đường đến mức độ đe dọa, bắt làm một điều gì đó trái với đạo
đức và vi phạm pháp luật thì các em cần phải nói ngay với bố mẹ, người thân hoặc
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách Đoàn thanh niên hoặc bất kỳ ai là người

lớn có thể cứu giúp mình.
- Ở độ tuổi này vể mặt sinh học các em đã hoàn thiện, tuy nhiên về mặt tâm lý xã
hội đang được xem là giai đoạn khủng hoảng, cảm xúc chưa ổn định, dễ bị xáo
trộn, dễ bị kích thích, nên nếu tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến sự “ làm càn” hoặc
các em sẽ bị bế tắc, không kiểm soát được mình, dẫn tới hậu quả xấu như bị trầm
cảm quá mức dẫn đến hành vi tiêu cực tự tổn thương, tự sát hoặc trở thành kẻ đi
bạn hành người khác.
? Em Trần Trí Định hỏi: Trong một nhóm bạn chơi chung với nhau và khá
thân thiết; bạn A, một bạn trong nhóm có xích mích với một bạn B học khác
lớp; bạn A đã nhờ bạn D, một bạn khác trong nhóm chơi đứng ra nói chuyện
với bạn B vì cho rằng bạn D có là chổ quen biết của bạn B. Bạn D đã gặp bạn
B nói chuyện với những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn, phân tích, khuyên nhủ thì có
xem là bạo lực học đường hay không?
Trả lời: Câu hỏi này có nhiều em giơ tay. Theo ý kiến của em Lê Thị Hà thì khi
hai nói chuyện với nhau trên tinh thần xây dựng với lời lẽ lịch sự, nhã nhặn phù với
với bạn bèn thì không được xem là hành vi bạo lực học đường được.
Thầy giáo Ngô Anh Đức xét và tán thành với ý kiến của bạn Lê Thị Hà.
Hoạt động 4: “Góc tâm sự”
Hoạt động mang tên “góc tâm sự” sẽ là nơi tin cậy để học sinh gửi gắm
những tâm sự sâu kín trong lòng chưa dám nói cùng ai.
Mở đầu hoạt động này, tôi mời cô giáo Dương Thị Phương- Giáo viên bộ
môn Ngữ Văn – Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A6 lên để chia sẻ với các em một câu
chuyện có thật xẩy ra với học sinh chủ nhiệm lớp mình ở khóa trước, nay em ấy đã
tốt nghiệp, mà cô đã giấu kín trong lòng 2 năm nay.
“Câu chuyện về một học sinh nam trong lớp chủ nhiệm của cô. Bạn ấy tên H
là một thông minh, nhanh nhẹn, Gia đình H rất cơ bản, bố mẹ đều là công chức nhà
nước, ngoài giờ đi làm bố mẹ H còn làm thêm ở ngoài nên thời gian dành cho H là
rất ít. Việc trao đổi giữa bố mẹ với H hầu như không có; đi học về H thường vào
phòng đóng cửa chơi điện tử nếu đói thì tự xuống lấy cơm ăn mà mẹ đã nấu từ
sáng. Đầu năm lớp 10 H vẫn là một học sinh khá và ngoan nhưng hết học kỳ I, em

bắt đầu sa sút với học lực trung bình, hạnh kiểm khá. Tự nhiên có cảm giác thừa
thải kể cả ở lớp và trong gia đình; và từ đó H có ý định muốn bắt nạt người khác.
Rất may sự việc chưa đi quá xa, do có một bạn trong lớp đã âm thầm báo với cô.
Biết được sự việc như vậy, cô cùng các bạn trong lớp đã có những biện pháp nhất
định như tâm sự trực tiếp hoặc gián tiếp qua thư với em H; đồng thời tạo nên nhóm
học tập động viên, giúp đỡ H; không xa lánh mà với thái độ ân cần, dịu dàng, thân
thiện để H mở lòng. Với lòng nhiệt tình, sự quyết tâm của cô và các bạn trong lớp,
19

19


gần một học kỳ H gần như trở lại trạng thái bình thường. Khi lên lớp 11 cô và cả
lớp vẫn duy trì việc giúp đỡ H; chính vì vậy cuối năm lớp 11 hạnh kiểm của H đã
được nâng lên loại tốt, học lực cũng nâng lên loại khá. Năm lớp 12 H thực sự đã
hòa đông, thân thiện với mọi người, tham gia tích cực các hoạt động của lớp.
Qua câu chuyện mà cô Phương tâm sự, tôi và các cô trong ban cố vấn đã xây
dựng “Góc tâm sự” với mong muốn nhận được sự tin tưởng của các em, để ngăn
chặn kịp thời những hành vi bạo lực học đường và những hậu quả xấu có thể xẩy
ra.
Tôi giới thiệu 4 thầy, cô giáo có mặt trong buổi hoạt động hôm nay (cô
Nguyễn Thị Mai, cô Ngô Thị Hường, cô Dương Thị Phương và Thầy Lê Anh Đức)
là những người sẵn sàng lắng nghe những tâm tư của các em và có trách nhiệm
giúp đỡ các em khi các em cần. Các em có thể chia sẻ tâm tư, vướng mắc của mình,
bạn bè thông qua hai cách. Cách thứ nhất, các em chia sẻ bằng hình thức viết ra
giấy (viết thư) rồi gửi đến tay một trong các cô giáo này (ta gọi là hòm thư kín).
Cách thứ hai, nếu các em không ngại thì các em có thể tìm gặp riêng các cô ở
trường hoặc tại nhà để các em trao đổi trực tiếp những vấn đề mà các em đã hoặc
đang gặp phải.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản

thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Đối với học sinh:
+ Đa số các em đều hứng thú với chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa, các em
hào hứng, tích cực trong thảo luận và xử lí các tình huống.
+ Đa số các em đều hiểu, nhận biết được những hành vi và hậu quả của bạo lực học
đường gây ra. Từ đó các em có ý thức hơn việc nâng cao cảnh giác với các tình
huống không an toàn, phòng tránh bị bạo lực học đường cũng như cách thức xử lý
khi có hành vi bạo lực học đường xẩy ra với bản thân cũng như bạn bè xung quanh.
+ Đa số các em đã biết cách phân biệt được tình huống an toàn và tình huống
không an toàn để biết cách phòng tránh và xử lí.
+ Đa số các em có kĩ năng xử lí tình huống, có khả năng tự bảo vệ mình khỏi sự
bạo lực học đường.
+ Đa số các em tham gia đã thay đổi nhận thức về vấn đề bạo lực học đường,
không còn xem nhẹ giữa hành vi bạo lực học đường bằng lời nói mất lịch sự, thiếu
sự khiếm nhã, chọc ghẹo nữa.
+ Các em đều biết tìm kiếm cho mình sự giúp đỡ khi rơi vào tình huống bị bạo lực
học đường.
+ Có thái độ cương quyết đối với kẻ gây bạo lực và những hành vi bạo lực; đồng
thời có sự cảm thông, chia sẻ với và giúp đỡ người bị bạo lực học đường.
+ Từ những hiểu biết của bản thân về bạo lực học đường, các em nhận thấy mình
cần có trách nhiệm tuyên truyền về tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng tự vệ
phòng tránh bị bạo lực học đương cho mọi người xung quanh..
- Đối với giáo viên:
20

20


+ Việc thực hiện sáng kiến này giúp tôi thấy được đây là việc làm đúng đắn và có ý
nghĩa thực tiễn; cần thiết phải duy trì những tiết học ngoại khóa về giáo dục kĩ năng

phòng tránh bạo lực học đường nói riêng và bạo lực nói chung cũng như kĩ năng
sống để giải quyết các vấn đề xẩy ra trong cuộc sống nói chung cho học sinh
không chỉ ở bộ môn Sinh học mà phải tiến hành ở các bộ môn học khác.
+ Qua buổi hoạt động ngoại khóa tôi mới hiểu hơn những tâm tư, vướng mắc của
các em học sinh ở tuổi mới lớn với những thay đổi về cơ thể, về tâm sinh lý cá
nhân. Tôi nhận ra mình cần có trách nhiệm hơn nữa để giúp các em. Các em cần
một nơi để chia sẻ, giãi bày và để được giúp đỡ. Vì thể tôi càng quyết tâm hơn
trong việc duy trì “góc tâm sự” với mong muốn các em vững tin vào cuộc sống,
tránh những hệ lụy đáng tiếc từ những hành vi bạo lực học đường gây ra.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Buổi hoạt động ngoại khóa thành công tốt đẹp. Tất cả học sinh đều hứng thú
với chủ đề. Nội dung của buổi hoạt động là một bài học bổ ích, thiết thực giúp cho
các em hiểu rõ hơn về những kĩ năng phòng tránh bị bạo lực học đường. Sau buổi
hoạt động ngoại khóa các em đã tự tin, dũng cảm và giàu bản lĩnh hơn, có khả năng
tự bảo vệ bản thân khỏi sự bạo lực học đường. Đồng thời các em có ý thức, trách
nhiệm tuyên truyền về tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng tự vệ phòng tránh
bị bạo lực học đường cho mọi người xung quanh.
Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học phổ
thông là rất cần thiết, không chỉ cho một lớp mà cho cả học sinh toàn trường. Tuy
nhiên để thực hiện được những chuyên đề ngoại khóa giáo này cho học sinh đòi hỏi
phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức giáo dục trong nhà trường và cả trong xã hội.
3.2. Kiến nghị:
Thông qua đề tài này tôi cũng xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
+ Cần có sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục trong việc tuyên truyền, giáo dục kỹ
năng phòng tránh bị bạo lực học đường cho học sinh thông qua các hoạt động giáo
dục khác.
+ Có thêm các tài liệu giáo dục phòng tránh bạo lực học đường trong thư viện
trường để giáo viên và học sinh tham khảo.
+ Cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa về chủ đề này dưới nhiều

hình thức khác nhau như các câu lạc bộ, cuộc thi,... trong trường học để công tác
giáo dục thường xuyên và hiệu quả hơn.
+ Qua những nội dung trên tôi nhận thấy rằng đây không phải là nhiệm vụ của
riêng ai mà trách nhiệm của các bậc phụ huynh, của các tổ chức xã hội nhằm bảo
vệ quyền toàn vẹn thân thể của mỗi người. Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh các
kĩ năng bảo vệ bản thân trước sự quấy rối, xâm hại, bạo lực,...phải thực hiện càng
sớm càng tốt.

21

21


Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi trong việc giáo dục kĩ năng
phòng tránh bị bạo lực học đường cho học sinh. Song vẫn còn nhiều hạn chế rất
mong được sự góp ý, chia sẻ từ quý thầy cô giáo để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sầm Sơn, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do mình viết
không copy - sao chép của người khác
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

22

Nguyễn Thị Mai

22




×