Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

GIÁO DỤC TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 19 trang )

www.huongdanvn.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trƣờng THPT Nguyễn Trãi
Mã số:...............................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Ngƣời thực hiện: TRẦN THỊ VƢƠNG NHI
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phƣơng pháp dạy học bộ môn.... 
Phƣơng pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác..........................................

Có đính kèm:

 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

Năm học: 2011 - 2012


1


www.huongdanvn.com

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
------------------THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

I.

1. Họ và tên: TRẦN THỊ VƢƠNG NHI
2. Ngày tháng năm sinh: 08 – 05 - 1982
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: 7I/40 khu phố 8, phƣờng Hố Nai, Biên Hoà, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0903 180 950
6. Fax: 061.3881183

(NR): 0613.980237
E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên, Bí thƣ Đoàn trƣờng
8. Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Nguyễn Trãi

II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD
- Số năm có kinh nghiệm: 06
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn GDCD THPT
+ Dạy tích hợp Giáo dục Môi trƣờng trong giảng dạy môn GDCD THPT
+ Vận dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy GDCD 11

2


www.huongdanvn.com

GIÁO DỤC TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở
TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quá trình hình thành cộng đồng cƣ dân ngƣời Việt ở Đồng Nai nói chung, cũng
nhƣ khu vực Hố Nai nói riêng thực chất là quá trình hợp cƣ bởi các đợt di dân qua
các thời kỳ nên văn hoá, tính cách của ngƣời Đồng Nai rất phong phú, sinh động. Với
thế mạnh là một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm với tính năng động,
dễ tiếp cận với cái mới thì đó cũng là thách thức không nhỏ đối với các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội nói chung, lĩnh vực giáo dục nói riêng. Trƣớc những diễn biến
phức tạp của đạo đức học đƣờng, cả hệ thống chính quyền, dƣ luận xã hội hết sức
quan tâm về chiến lƣợc, chính sách, phƣơng pháp giáo dục đạo đức học sinh của các
cơ quan chức trách và nhà trƣờng.
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã xác định chiến lƣợc: “Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện
giáo dục - đào tạo và phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao; coi phát triển
giáo dục - đào tạo là động lực phát triển nhanh, bền vững”1. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
đã chỉ đạo thành lập phòng Công tác chính trị tại cơ quan sở Giáo dục và Đào tạo và
trong hệ thống của ngành với chức năng tham mƣu cho giám đốc sở chỉ đạo hoạt

động giáo dục đạo đức trong học sinh, sinh viên, công tác chính trị tƣ tƣởng trong đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Trên cơ sở đó hình thành hệ thống dọc từ sở
xuống đến các trƣờng. Là đầu mối thực hiện phối hợp 3 môi trƣờng giáo dục với các
đoàn thể, tổ chức xã hội nhất là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các trƣờng
đã và đang thay đổi nhận thức về vai trò của công tác giáo dục đạo đức trong cán bộ
quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên.
Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ còn quan tâm đến việc xây dựng môi trƣờng văn hóa, con
ngƣời văn hóa, tăng cƣờng quản lý văn hóa, đấu tranh chống khuynh hƣớng phản
động, đồi truỵ, lạc hậu.
Tuy nhiên, “Việc phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và các cơ quan chức
năng địa phƣơng trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngăn chặn tác hại của tệ nạn

1

Tỉnh uỷ Đồng Nai (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005 – 2010), (lƣu hành nội bộ), tr.61.

3


www.huongdanvn.com

xã hội còn hạn chế, nhất là phim ảnh, trò chơi có tính chất bạo lực từ băng, đĩa, trên
mạng Internet dẫn đến bạo lực học đƣờng xâm hại thân thể, tính mạng học sinh trên
địa bàn các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành.”. Chính vì thế, việc các
trƣờng THPT phải nghiêm túc đề ra biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học
đƣờng là một việc làm cấp thiết.
1. BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

Theo Bách khoa toàn thƣ mở thì bạo lực học đƣờng đƣợc nhiều ngƣời coi là đã
trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc

biệt ở nơi các loại vũ khí nhƣ súng hay dao đƣợc sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa
các học sinh trong trƣờng cũng nhƣ những vụ tấn công thể xác bởi học sinh vào giáo
viên của trƣờng. Phổ biến nhất là những bạo lực từ học sinh tấn công đến học sinh là
những hành vi nhƣ kết băng nhóm hăm he bạn bè, ăn hiếp ngƣời nhỏ hoặc yếu thế, có
thể là hành vi trấn lột đồ - tiền của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu
ngày nên dẫn đến xô xát đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí.
Bạo lực học đƣờng ảnh hƣởng đến thể chất, tinh thần và xã hội của nạn
nhân. Ảnh hƣởng về thể chất bao gồm gãy tay, gãy chân…; ảnh hƣởng về mặt tinh
thần là các em luôn luôn lo lắng, sợ sệt, tƣ tƣởng không ổn định khiến các em không
thể tập trung vào bài vở, còn ảnh hƣởng về mặt xã hội ở chỗ là các em bị những ngƣời
xung quanh đánh giá không tốt về nhân phẩm, nhân cách.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực học đƣờng:
Thứ nhất, cá nhân. Các em thực hiện hành vi bạo lực có kết quả học tập trung
bình hoặc yếu. Nhƣng đa số các em thực hiện hành vi bạo lực cho rằng vấn đề học tập
là không khó. Một số thầy cô cho rằng các em học yếu không phải do các em kém tƣ
duy mà do các em không chịu chăm chỉ học hành và còn tùy thuộc vào thầy cô, nếu
thầy cô bản lĩnh hơn các em và có thể quản lý các em thì các em học rất tốt ở môn học
đó và ngƣợc lại. Các em này thích chơi với bạn theo một nhóm và hay nghe lời rủ rê
của bạn trốn đi chơi, đi đánh nhau. Khi có ngƣời xúc phạm đến mình, các em sẽ đôi
co và có thể dẫn đến đánh nhau. Các em không hề sợ nhóm nào trong trƣờng, mà cho
rằng ngƣời ta thích đánh nhau với mình thì mình chiều theo ý ngƣời ta thôi. Có em
cho rằng mình là đàn anh đàn chị trong trƣờng nên không sợ bất kỳ một ai.
4


www.huongdanvn.com

Có một sự phân biệt giữa cách cƣ xử nội tâm và biểu lộ. Những cách cƣ xử nội
tâm phản ánh sự rút lui, ức chế, lo lắng, và - hoặc hay chán nản. Cƣ xử nội tâm đã
đƣợc tìm thấy trong một số trƣờng hợp bạo lực thanh niên dù với một số thanh niên,

chán nản đi liền với sự lạm dụng liên tục. Bởi chúng hiếm khi bộc lộ ra ngoài, các học
sinh với các vấn đề nội tâm thƣờng không đƣợc chú ý. Những cách cƣ xử biểu lộ
phản ánh các hành động lầm lỗi, gây hấn, và hiếu động thái quá. Không giống nhƣ
những cách cƣ xử nội tâm, những cách cƣ xử biểu lộ gồm, hay liên kết trực tiếp với,
các giai đoạn bạo lực. Những cách cƣ xử bạo lực nhƣ đấm và đá thƣờng đƣợc học khi
quan sát những ngƣời khác. Các hành động biểu lộ diễn ra cả bên trong và bên ngoài
trƣờng học. Bên cạnh đó, một số yếu tố cá nhân khác gắn liền với những mức độ gây
hấn cao. Những em bắt đầu sớm thƣờng có những hành động tồi hơn những trẻ em có
những hành động chống xã hội muộn hơn. IQ thấp cũng liên quan tới những mức độ
hung hăng cao hơn. Các phát hiện khác cho thấy ở trẻ nam các khả năng khó vận
động ban đầu, những khó khăn khi chú ý, và các vấn đề về đọc thƣờng dự đoán một
hành vi chống xã hội về sau.
Thứ hai, môi trƣờng gia đình. Môi trƣờng gia đình đƣợc cho là có đóng góp vào
bạo lực học đƣờng. Quỹ Quyền Hiến pháp cho rằng việc phải đối mặt trong thời gian
dài với bạo lực súng, tình trạng nghiện rƣợu của cha mẹ, bạo lực gia đình, lạm dụng
thể chất trẻ em, và lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là
có thể chấp nhận. Kỷ luật thô bạo của cha mẹ đi liền với những mức độ hung hăng
cao hơn ở thanh niên. Đa số ba mẹ của các em thực hiện hành vi bạo lực là những
ngƣời lao động chân tay, mỗi khi ba mẹ các em gặp chuyện không vui thì sẽ có cãi cọ
và dẫn đến đánh nhau. Đa số các anh chị của các em đều nghỉ học sớm và đi làm thuê,
có ngƣời còn bị ở tù, các anh chị này luôn bênh vực các em của mình nên mỗi lần các
em có va chạm, đánh nhau thì những ngƣời anh chị này đều ra bênh vực và có thể
đánh gây thƣơng tích cho ngƣời đã xúc phạm em mình. Điều này cho thấy gia đình là
nền tảng cơ bản để các em xây dựng và hình thành nhân cách. Khi cha mẹ các em
không gƣơng mẫu trong cách cƣ xử với nhau trong sinh hoạt hằng ngày cũng nhƣ sự
quan tâm không đúng cách của anh chị đối với các em có thể làm cho các em cảm
thấy ỷ lại và tăng hành vi bạo lực của các em nhiều hơn. Với điều kiện nhƣ đã phân
5



www.huongdanvn.com

tích cũng cho thấy phụ huynh quan tâm đến các em không đúng cách thể hiện ở chổ
phụ huynh cho các em những gì các em thích, nhƣng lại không nắm rõ đƣợc kết quả
học tập cũng nhƣ không biết em chơi với những ai, mỗi khi biết các em sai phạm, đa
số các phụ huynh đều dùng bạo lực để dạy dỗ các em. Điều này cho thấy các em
thƣờng xuyên bị bạo lực từ gia đình, nếu vấn đề này kéo dài thì sẽ ảnh hƣởng nhiều
đến tâm lý của các em, không chỉ vậy mà nó còn ảnh hƣởng nhiều đến hành vi của
các em, đặc biệt là hành vi bạo lực. Theo một nghiên cứu của bộ công an thì có 49%
các em vị thành niên bị phạm tội phàn nàn về cách đối xử đối của bố mẹ và trong một
điều tra khác thì cho thấy những gia đình nào có hành vi bạo lực với con cái của họ thì
con cái của họ có xu hƣớng bạo lực cao hơn những ngƣời con sống trong gia đình
bình thƣờng. Khi phụ huynh biết đƣợc các em bị bạo lực, thì phụ huynh có thái độ xúi
giục các em đánh trả lại, có ngƣời còn nhờ xã hội đen ra giải quyết dùm, điều này cho
thấy từ vấn đề bạo lực của các em học sinh mà chúng ta không kịp thời giải quyết, thì
sẽ dẫn đến bạo lực kế tiếp có liên quan đến ngƣời lớn.
Có một số bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với bạo lực trên vô tuyến và, ở một
mức độ nhỏ hơn, các trò chơi bạo lực liên quan tới sự gia tăng tính hung hãn ở trẻ em,
và sự hung hăng này lại có thể đƣợc đƣa vào trƣờng học.
Thứ ba, môi trƣờng lân cận. Môi trƣờng lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh
cho bạo lực học đƣờng. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý cao dạy
thanh niên những hành động cƣ xử bạo lực và chúng lại đƣợc mang vào trƣờng học.
Tình trạng nhà cửa tồi tạn bên cạnh trƣờng học đã đƣợc phát hiện gắn liền với bạo lực
học đƣờng. Việc tấn công giáo viên dƣờng nhƣ hay xảy ra hơn tại các trƣờng ở gần kề
các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao. Việc tiếp xúc với những ngƣời bạn hƣ hỏng là một
yếu tố nguy cơ cho những mức độ hung hãn cao. Nghiên cứu đã cho thấy rằng nghèo
khổ và mật độ dân số cao gắn liền với những tỷ lệ bạo lực học đƣờng cao. Những
cuộc nghiên cứu theo chiều dọc dài hạn cho thấy trẻ em phải tiếp xúc với bạo lực
cộng đồng, gồm cả bạo lực súng, trong những năm tiểu học đƣợc các bạn học và giáo
viên thông báo có nguy cơ cao về hung hãn trong những năm cuối cấp. Các băng đảng

trong khu vực cũng đƣợc cho là góp phần tạo ra các môi trƣờng học đƣờng nguy
hiểm. Các băng đảng sử dụng môi trƣờng xã hội của trƣờng học để tuyển mộ các
6


www.huongdanvn.com

thành viên và tƣơng tác với các nhóm đối địch, với việc bạo lực băng đảng đƣợc đƣa
từ bên ngoài vào trong trƣờng học.
Thứ tư, môi trƣờng học đƣờng. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự liên quan
giữa môi trƣờng trƣờng học với bạo lực học đƣờng. Những vụ tấn công giáo viên
gắn liền với những nơi có tỷ lệ nam sinh cao, và một tỷ lệ cao học sinh có hoàn
cảnh khó khăn. Nói chung, một cộng đồng nam sinh đông, ở cấp học càng cao, một
lịch sử các vấn đề vô kỷ luật cao, tỷ lệ học sinh trên giáo viên cao, và một địa điểm
đô thị liên quan tới bạo lực trong các trƣờng học. Trong học sinh, thành tích học
tập liên quan nghịch đảo với hành động chống xã hội.
Nhà trƣờng cũng chƣa tổ chức đƣợc chƣơng trình phòng chống bạo lực học
đƣờng có thể do nhà trƣờng không có khả năng thực hiện, vì để tổ chức đƣợc một
chƣơng trình phòng chống bạo lực đúng nghĩa thì cần phải có đủ điều kiện về nhân
lực và tài lực. Nhà trƣờng thiếu can thiệp đến việc học sinh đánh nhau trƣớc cổng
trƣờng, vấn đề này cần phải cải thiện nếu không thì nó có thể là yếu tố thúc đẩy
việc học sinh đón đƣờng đánh nhau trƣớc cổng trƣờng, mỗi khi tan trƣờng sẽ nhiều
hơn. Việc nhà trƣờng không đồng nhất với nhau trong xử lý hành vi sai phạm của
các em, làm cho các em cảm thấy mình bị xử lý không đƣợc công bằng. Điều này
có thể làm cho các em có nhiều bất đồng với thầy cô hơn, nếu vấn đề này không
đƣợc giải quyết thì nó sẽ làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng xa
cách. Theo nhƣ thầy cô thì việc học sinh đem hung khí đến trƣờng là rất ít nhƣng
thực tế các em lại cho rằng việc học sinh đem hung khí đến trƣờng là rất
nhiều. Điều này cho thấy thầy cô không biết đƣợc mức độ trầm trọng về việc học
sinh đem hung khí đến trƣờng, nên ít có tổ chức kiểm tra, giám sát các em về

hành vi mang hung khí đến trƣờng, điều này có thể là yếu tố thúc đẩy việc học sinh
mang hung khí đến trƣờng nhiều hơn.
2. GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
2.1. Thuận lợi

Trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Trãi là một trƣờng có bề dày lịch sử và
truyền thống hiếu học. Chất lƣợng giáo dục toàn diện luôn đƣợc bảo đảm, ổn định
và có chiều hƣớng ngày càng nâng cao. Trƣờng đóng trên địa bàn dân cƣ Hố Nai
7


www.huongdanvn.com

(gọi chung). Ngƣời dân Hố Nai gốc gác chủ yếu là những ngƣời hợp cƣ bởi chính sách di
dân đồng bào Thiên Chúa giáo gốc bắc bộ của Mỹ - Diệm năm 1954 – 1955. Những giáo
dân này sống quần cƣ theo giáo đoàn, giỏi nghề thủ công, rất sùng đạo nhƣng cũng rất có
ý thức giữ gìn tập tục quê cha đất tổ. Các gia đình trọng tình cảm, chuộng lễ nghĩa, đạo
đức truyền thống dân tộc nên sự giáo dục gia đình vẫn duy trì việc giáo dục con cái
những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, của gia đình. Vì thế, học sinh
trƣờng Nguyễn Trãi là những học sinh có tình, trọng tình; có lễ nghĩa, chuộng lễ nghĩa; tự
hào về bản sắc dân tộc và có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, các giáo xứ đều
có nhà giáo lý với chƣơng trình giáo dục giáo lý, nhân bản, giá trị sống và kỹ năng sống
bài bản, chặt chẽ. Chính vì thế, học sinh đa số là ngoan, hiền, lễ phép, biết vâng lời thầy
cô trong nhà trƣờng, là những ngƣời con ngoan, hiếu thảo trong gia đình. Học sinh đƣợc
thầy cô đánh giá là có thái độ tích cực và hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trong môi trƣờng học đƣờng, các em kính trọng thầy cô, nhân viên nhà trƣờng, quý mến
bạn bè và những ngƣời xung quanh. Có sự quan tâm giúp đỡ bạn học tập, chia sẻ nhiều
điều trong cuộc sống, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi ngƣời.
Bên cạnh đó, học sinh còn đƣợc rèn luyện, tu dƣỡng ở nhà trƣờng, ở các tổ
chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng và ngoài xã hội nhƣ:

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên,… các em có
tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ, yêu nƣớc, yêu đồng bào, tự hào về truyền thống dân
tộc, về quê hƣơng, về vùng đất mình gắn bó, tích cực tham gia các hoạt động
phong trào, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm.
Mặc dù trƣờng đóng trên địa bàn thuận lợi về giao thông nên sự giao lƣu, tiếp
nhận văn hóa mới hết sức sôi động, nhƣng tính cấu kết công đồng ở khu vực này
còn rất cao. Các em có lối sống thân ái, chân thật, cởi mở, quan tâm đến cộng
đồng, từ bi, bác ái, dễ tha thứ... Học sinh ở đây ngoài việc đƣợc học tập, tu dƣỡng
đạo đức ở nhà trƣờng, còn chịu sự chi phối, điều chỉnh hành vi từ phía bà con,
hàng xóm láng giềng, dƣ luận xã hội. Dƣ luận xã hội ở địa bàn khá mạnh mẽ, vô
hình chung tạo nên sự cổ vũ lớn cho hành vi hợp đạo lý, tuyên dƣơng những ngƣời
có lối cƣ xử đúng chuẩn mực đạo đức truyền thống, nhân rộng đƣợc điển hình có
lối sống lành mạnh, hành vi chững chạc, lễ phép, giàu nghĩa tình …; đồng thời, lên
8


www.huongdanvn.com

án, khinh ghét, bài trừ những thái độ, hành vi xa lạ với đạo đức truyền thống,
không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Vì vậy, phần đa số học sinh ở đây có thái
độ, lối sống lạc quan, cần cù, có nhiều hoài bão, không có biểu hiện sử dụng ma
tuý. Nhiều học sinh có phong cách sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, phấn đấu
vƣơn lên những giá trị chân – thiện – mỹ đích thực của cuộc sống; sống có mục
đích, lý tƣởng, có niềm tin vào tƣơng lai tốt đẹp, luôn chủ động xác định tƣơng lai
cho bản thân nhằm trở thành ngƣời có ích cho gia đình và xã hội, góp phần xây
dựng đất nƣớc.
2.2. Khó khăn
Trong thời gian gần đây, do sự tác động của cơn lốc thị trƣờng, sự du nhập ồ
ạt của văn hoá các nƣớc, sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm văn hoá bạo
lực, đồi truỵ... khiến cho một bộ phận nhỏ học sinh trƣờng trung học phổ thông

Nguyễn Trãi không tránh khỏi sự ảnh hƣởng. Trong nhà trƣờng hiện nay có những
em thiếu lễ phép, ý thức chấp hành kỷ luật kém, ý thức phấn đấu học tập, tu dƣỡng
kém, nghiện games, thậm chí có em dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn...
Nguyên nhân chung nào dẫn đến những hiện tƣợng này? Bộ Chính trị đã chỉ rõ:
“Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, giáo dục truyền thống chƣa quan tâm đầy đủ.
Chƣa chú trọng nội dung dạy ngƣời, dạy nghề, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức,
lối sống cho học sinh, sinh viên”. Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội liên hiệp thanh niên ở nhiều trƣờng không đủ sức trở thành môi trƣờng rèn luyện
cho thanh thiếu niên.
Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn không đủ điều kiện quan tâm
đến đến từng học sinh để giáo dục cá biệt, phát hiện, điều chỉnh kịp thời. Giáo viên
chƣa thực sự gƣơng mẫu trong nói và làm. Việc triển khai và thực hiện các văn bản
chỉ đạo về giáo dục đạo đức mang tính đối phó. Việc đánh giá đạo đức học sinh ở một
số giáo viên chƣa bám sát vào tiêu chí.
Thứ hai, kinh tế gia đình hiện nay khá phát triển, lại ít con nên dễ nuông chiều
dẫn đến ỷ lại, lƣời lao động, ích kỷ. Nhiều gia đình mải lo đời sống kinh tế mà phó
mặc việc giáo dục con cái cho nhà trƣờng, khi con hƣ thì đổ lỗi cho nhà trƣờng. Quan
hệ hợp tác, trách nhiệm giữa gia đình và nhà trƣờng có nhƣng khá lỏng lẻo.
9


www.huongdanvn.com

Thứ ba, những tác động tiêu cực từ xã hội. Đó là tác động của phim ảnh, sách
báo, trò chơi bạo lực, phản giáo dục; do ảnh hƣởng của công nghệ thông tin, nhất là
internet. Ngoài ra, trong xã hội hiện nay không thiếu những ngƣời lớn không gƣơng
mẫu đã làm ảnh hƣởng đến quan điểm của học sinh về con ngƣời, về xã hội, thậm chí
làm cho học sinh bắt chƣớc và coi đó nhƣ một lối sống hợp thời.
Nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện tiên cực về đạo đức của học sinh hết sức
phức tạp. Nhƣng, bao trùm mọi nguyên nhân là ba môi trƣờng giáo dục: Gia đình –

nhà trƣờng – xã hội thiếu gắn kết, chƣa thực sự phối hợp tạo sự đồng thuận, nhất
quán, đồng bộ trong giáo dục học sinh.
Ở nhà trƣờng THPT Nguyễn Trãi có thể khẳng định rằng: hằng năm, có hiện tƣợng
học sinh khối 10 mới vào trƣờng đánh nhau vì những hiềm khích rất nhỏ, có em là cán sự
lớp, học sinh nữ. Song, những hiện tƣợng tiêu cực này đƣợc phát hiện kịp thời nên chƣa
gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, các vụ việc thƣờng diễn ra ở đối tƣợng học sinh
khối lớp 10, ít xảy ra ở khối lớp 11 và rất hiếm xảy ra ở học sinh khối 12.
2.3. Các biện pháp giáo dục tích cực góp phần giảm thiểu bạo lực học
đƣờng ở trƣờng THPT Nguyễn Trãi
Thứ nhất, tạo lập sự đồng thuận trong chiến lƣợc giáo dục đạo đức học sinh
ngay từ khi các em mới bƣớc vào trƣờng. Thực hiện tốt sự phối hợp với đội ngũ
giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng trong chiến lƣợc xây dựng và phát huy mô
hình "Trƣờng học thân thiện, hoạc sinh tích cực", "Mỗi ngày đến trƣờng là một
ngày vui". Biểu dƣơng, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện lồng ghép, tích hợp
giáo dục đạo đức học sinh. Không cắt xén những chƣơng trình, nội dung có giá trị trong
giáo dục đạo đức học sinh dù nội dung đó không thi tốt nghiệp. Có thể nói đây cũng là
một phƣơng pháp giáo dục về sự trung thực, lòng yêu thƣơng, sự tôn trọng.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để giáo dục đạo đức học
sinh nhƣ: Đoàn thanh niên, Ban nữ công, ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban tƣ vấn
tâm lý học đƣờng, Ban hƣớng nghiệp... Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo
đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống bằng nhiều hình thức nhƣ nói chuyện dƣới
cờ, mời khách mời nói chuyện chuyên đề, tổ chức các buổi bồi dƣỡng, tập huấn
cho học sinh... Tuyên dƣơng những học sinh có đạo đức tốt, phê bình những học
10


www.huongdanvn.com

sinh có những hành vi không phù hợp chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ sự phối hợp
này làm cho sự giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng hết sức đều tay, thiết

thực, sinh động, phong phú, không trùng lắp.
Thứ ba, phối hợp với địa phƣơng để nghiên cứu đặc điểm sinh hoạt văn hoá,
tinh thần của con em trên địa bàn để đề ra phƣơng pháp cũng nhƣ nội dung giáo
dục đạo đức phù hợp. Bồi dƣỡng những phẩm chất tốt, bổ khuyết những điểm chƣa
đƣợc giáo dục kỹ phù hợp với đặc trƣng dân cƣ, tôn giáo, phong tục tập quán.
Đồng thời, xây dựng nội quy nhà trƣờng, biện pháp xử lý kỷ luật hƣớng đến sự tự
giác làm điều hay, tránh điều trái thuần phong mỹ tục. Chính vì thế trƣờng đã đƣợc
cha mẹ học sinh đồng thuận, tin tƣởng vào sự giáo dục của nhà trƣờng. Tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà trƣờng trong việc giáo dục con em.
Thứ tư, trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Trãi là một trƣờng phát huy đƣợc
sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực trong nhà trƣờng để mạnh dạn tổ chức các
hoạt động ngoại khoá thiết thực, phù hợp với nhu cầu học sinh. Tạo cho học sinh
môi trƣờng, điều kiện thuận lợi để trải nghiệm, rèn luyện để chuyển hoá những tình
cảm đạo đức tốt đẹp thành hành vi. Từ đó, đƣợc ƣớc thúc bởi các chuẩn mực đạo
đức, các em có khả năng ra các quyết định lựa chọn hành vi và có kỹ năng hành
động phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Có thể kể đến một số chƣơng trình sau :
Một là, tổ chức Hội thi thanh lịch học đường nhằm định hƣớng thẩm mỹ, giáo dục
chuẩn giá trị chân – thiện – mỹ cho học sinh. Một khi học sinh nhận thức đƣợc đâu mới
là cái đẹp thực sự, đâu mới là giá trị đích thực của con ngƣời, đồng thời học sinh biết tôn
trọng giá trị của bản thân cùng với giá trị của những ngƣời xung quanh, biết chấp nhận sự
khác biệt, từ đó giảm thiểu sự ganh ghét, tị nạnh, đố kị và bạo lực.
Hai là, tổ chức Một ngày làm chiến sỹ. Hành trình đạp xe đạp: Viếng nghĩa
trang Liệt sỹ tỉnh Đồng Nai, Giao lƣu Lữ đoàn tăng thiết giáp 22, thăm và tặng quà
các bạn ở Cô nhi viện tỉnh Đồng Nai. Chƣơng trình có tác dụng giáo dục lớn về
cảm xúc, tình cảm giữa học sinh với những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, hun đúc
tình cảm yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc; kỹ năng giao tiếp ứng xử,
kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng lãnh đạo,...

11



www.huongdanvn.com

Chuẩn bị ra quân

Học gấp nội vụ tại Trung đoàn Tăng thiết giáp 22

Viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Nai

Giao lưu với các em mồ côi tại Cô nhi viện tỉnh Đồng Nai

Ba là, tổ chức Ngày hội nghề nghiệp và tư vấn tuyển sinh. Ngày hội tạo điều
kiện cho học sinh tiếp xúc với một số ngành sản xuất kinh doanh; một số trƣờng
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; đƣợc trao đổi về thông tin nghề
nghiệp với các khách mời; có cơ hội thể hiện mình qua cuộc thi hùng biện,… từ đó
ƣơm mầm ƣớc mơ và bồi dƣỡng ƣớc mơ cho các em. Một khi đƣợc dẫn dắt bởi
những ƣớc mơ đẹp, học sinh sẽ xác định đƣợc phƣơng hƣớng, phƣơng pháp học
tập, rèn luyện đạo đức, kỹ năng.

Cựu học sinh tham gia tọa đàm Tư vấn tuyển sinh

Trường Đại học Lạc Hồng tư vấn tuyển sinh

12


www.huongdanvn.com

Đại học FPT tư vấn tuyển sinh và trao học bổng


Ban tư vấn làm việc nghiêm túc

Bốn là, tổ chức Hội trại thanh niên. Hội trại là cơ hội để học sinh phát huy,
bồi dƣỡng những kỹ năng sống cho các em. Qua hội trại các em tự nhận thức đƣợc
mình, biết chấp nhận những ngƣời xung quanh. Từ đó các em tích luỹ, nâng cao
khả năng tôn trọng bản thân đồng thời tôn trọng những ngƣời xung quanh…

Năm là, tổ chức Hành trình đi một ngày học một sàng khôn: tham quan và học tập
tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Q3, thành phố Hồ Chí Minh), Bảo tàng lịch sử Việt
Nam Q1, thành phố Hồ Chí Minh, làng Hoà Bình (Bệnh viện Từ Dũ). Học sinh hiểu,
cảm nhận, tự hào về con ngƣời, về lịch sử Việt Nam; cảm thông, chia sẻ với những hoàn
cảnh khó khăn. Đƣợc bòi dƣỡng những tình cảm đẹp, bản thân mỗi học sinh thêm yêu
cuộc sống, tiến bộ trong cƣ xử, hạn chế đến tối thiểu các hành vi tiêu cực, bạo lực.
13


www.huongdanvn.com

Tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

Thăm và tặng quà Làng Hòa Bình bệnh viện Từ Dũ

Năm là, tổ chức hoạt động Hướng nghiệp và Tăng cường kỹ năng sống: tham quan và học
tập tại nhà máy sản xuất nƣớc giải khát Côca Côla; Cảng Nhà rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Dinh
Độc lập; Trung tâm thƣơng mại Diamon Plaza; Bƣu điện thành phố Hồ Chí Minh; Kiến trúc Nhà
thờ Đức Bà. Hành trình này nhằm hƣởng ứng cuộc vận động và làm theo Tấm gƣơng đạo đức Hồ
Chí Minh; tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một số ngành sản xuất kinh doanh, môi trƣờng
làm việc của một số tập đoàn kinh tế lớn; tăng cƣờng kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt
động trải nghiệm; nuôi dƣỡng ƣớc mơ, quyết tâm học tập vƣơn lên.


Lần lượt vào tham quan, học tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tham quan và học tập tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

Tham quan Dinh Độc Lập

Tham quan và học tập tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam

14


www.huongdanvn.com

Với những hoạt động giáo dục phù hợp với phong tục, tâm lý lứa tuổi học
sinh, nhà trƣờng đã tạo điều kiện cho các em không chỉ đƣợc nghe mà còn đƣợc
thấy, đƣợc trải nghiệm về cuộc sống, về những phẩm chất mà xã hội đang cần và
yêu cầu đối với các cá nhân trong xã hội đó. Đặc biệt là những phẩm chất, kỹ năng
của những ngƣời trẻ, thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Với chủ trƣơng xây dựng
“Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trƣờng xây dựng phƣơng pháp
giáo dục toàn diện, dạy người song song với dạy chữ, dạy đức cùng với dạy trí,
dạy cách sống cùng với dạy cách làm, nhà trƣờng nhất định sẽ thu nhận đƣợc
những “sản phẩm” tốt, đó là những con ngƣời giỏi tri thức, biết cách chung sống,
khẳng định đƣợc bản thân.
Hoạt động giáo dục tích cực cần bảo đảm các nguyên tắc:
- Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi,
- Đƣợc xây dựng trên cơ sở thống nhất và thảo thuận giữa ngƣời lớn và trẻ em,
- Không làm tổn thƣơng đến thể xác và tinh thần của trẻ.
- Đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ.
- Không có bất kỳ 1 khuôn mẫu nào để giáo viên chỉ việc bê nguyên vào áp dụng
với học sinh cả, bởi mỗi học sinh là một tích cách, một môi trƣờng, một hoàn cảnh

khác nhau và gặp những vấn đề khác nhau. Vì thế , đòi hỏi giáo viên phải thật linh
hoạt trong quá trình áp dụng các phƣơng pháp giáo dục sao cho phù hợp với từng
đối tƣợng, hoàn cảnh nhất.
Các bƣớc tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực:
- Xây dựng ý tƣởng hoạt động gắn với giá trị sống và kỹ năng sống cho lứa tuổi THPT,
đồng thời ý tƣởng phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của đối tƣợng học sinh.
- Tiền trạm các địa điểm dự kiến đến thăm quan, hoạt động để đánh giá đƣợc giá
trị, thuận lợi, khó khăn, giá cả, cách thức thực hiện,…
- Lập kế hoạch chi tiết, thƣ ngỏ đến phụ huynh, nội quy.
- Thăm dò ý kiến qua GVCN, lực lƣợng cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cán bộ lớp,…
- Trình lãnh đạo phê duyệt (trƣớc thời gian thực hiện ít nhất 3 tuần, không quá 6 tuần).
- Triển khai họp Ban tổ chức, thông qua GVCN.

15


www.huongdanvn.com

- Triển khai cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cán bộ lớp,… hƣớng dẫn phƣơng
pháp thực hiện.
- Nhận đăng ký theo đơn vị lớp (quy định số tham dự phù hợp và yêu cầu đối tƣợng.
- Phát và thu thƣ ngỏ cho học sinh tham dự: phụ huynh cho ý kiến, ký đồng ý và
cam kết thực hiện đúng nội quy Ban tổ chức đề ra (có số điện thoại nhà, di động để
liên hệ khi cần thiết).
- Thu các khoản chi phí (xã hội hóa kinh phí): yêu cầu phải tính chính xác, chi tiết với
mức giá thấp nhất có thể; quy định thu đồng loạt trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thảo hợp đồng và ký hợp đồng với những đơn vị phối hợp thực hiện để bảo đảm
chất lƣợng và yếu tố pháp lý khi có rủi ro xảy ra.
- Các công tác chuẩn bị tại nhóm: nhóm trƣởng, nội quy, phân công nhiệm vụ,…
- Hoạt động chính: tập trung điểm danh, rút kinh nghiệm ngay mỗi trạm; luôn đặt

ra yêu cầu cho mỗi hoạt động, viết bài thu hoạch cuối mỗi hoạt động (đăng bài hay
ở bảng tin hoặc trang web của trƣờng.
- Kết thúc hoạt động: tổng kết.
KẾT LUẬN
Bạo lực học đƣờng là hành vi đánh nhau, đánh nhau có sử dụng hung khí,
nhƣng không phải là hành vi chửi nhau và hiếp dâm. Hành vi bạo lực học đƣờng
ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe của nạn nhân và những ngƣời xung quanh. Các
em thực hiện hành vi bạo lực không phải là những em kém tƣ duy, mà do các em
mê chơi, nghe lời bạn trốn học đi chơi, đi đánh nhau. Các em không sợ nhóm nào
trong trƣờng. Nhƣng các em biết đƣợc khi nào nên bênh vực bạn và khi nào
không. Khu vực nơi các em sinh sống khá phức tạp đặc biệt là tình trạng tệ nạn
buôn bán và sử dụng ma túy, mối quan hệ của các em với những ngƣời xung quanh
không tốt. Ba mẹ của các em không có nghề nghiệp ổn định và khi gặp chuyên
không vui thì hay cải cọ và đánh nhau. Anh chị của các em quan tâm không đúng
cách đến các em. Phụ huynh thì không có quan tâm nhiều về vấn đề học tập, vấn
đề vui chơi giải trí cũng nhƣ vấn đề giao lƣu kết bạn của các em. Phụ huynh
thƣờng dùng bạo lực đối với các em khi biết các em làm sai vấn đề gì đó và phụ
huynh có thái độ xúi giục các em đánh trả lại ngƣời đã xúc phạm đến các em. Mối
16


www.huongdanvn.com

quan hệ giữa thầy cô và các em không đƣợc tốt. Nhà trƣờng chƣa quan tâm nhiều
đến vấn đề bạo lực và cũng chƣa có hình phạt cụ thể đối với từng mức độ sai phạm
của các em và đôi khi mang tính bạo lực.
Trƣờng THPT Nguyễn Trãi đã thực hiện phƣơng pháp giáo dục tích cực góp phần
đáng kể vào việc phòng chống bạo lực học đƣờng. Thông qua việc thừa nhận giá trị của
mỗi cá thể học sinh, tăng cƣờng động viên, tạo điều kiện cho các em trải nghiệm chủ
động tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng sống cho chính mình, học sinh đã dần nhận thức

đúng bản thân, biết thừa nhận giá trị của cá nhân mình và bạn bè xung quanh, từ đó đối
xử giữa ngƣời thêm đẹp, thêm chan hòa, thêm yêu thƣơng và gắn bó hơn.
Tuy nhiên, mỗi phƣơng pháp đều có những khó khăn, thuận lợi, tích cực và
hạn chế riêng. Mỗi phƣơng pháp chỉ có thể phù hợp với một nhóm đối tƣợng, phù
hợp với từng thời điểm, điều kiện khác nhau. Không có phƣơng pháp nào là vạn
năng cho mọi đối tƣợng mà đem lại hiệu quả tối thƣợng. Vì vậy, việc lựa chọn
phƣơng pháp giáo dục nhằm hạn chế bạo lực học đƣờng cần xuất phát từ chính tính
đặc thù của đối tƣợng.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Địa phƣờng cần tổ chức nhiều buổi truyền thông đại chúng về phƣơng pháp
giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ và phải nhấn mạnh rằng đối với con cái các
bậc cha mẹ phải yêu thƣơng dạy bảo chứ không nên dùng những hình phạt mang
tính bạo lực để răn đe, đặc biệt cha mẹ không nên xúi giục con mình đánh trả lại
đối với ngƣời có hành vi bạo lực với con mình. Bên cạnh đó, địa phƣơng cũng nên
tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về vấn đề bạo lực học đƣờng cho nhà
trƣờng, để nhà trƣờng biết rõ hơn các hành vi bạo lực học đƣờng là gì, đặc biệt là
phải nhấn mạnh đến hành vi bạo lực học đƣờng bao gồm cả hành vi hiếp dâm và
chửi nhau. Sau đó, nhà trƣờng nên tuyên truyền lại cho các em học sinh biết về
những vấn đề trên. Nhà trƣờng cũng nên đề ra một số hình phạt cụ thể đối với từng
mức độ sai phạm của các em và công khai thông báo những hình phạt đó. Nhà
trƣờng nên can thiệp và giải quyết tất cả những trận bạo lực của các em xảy ra
trong và trƣớc cổng trƣờng, cũng nhƣ dạy cho các em biết làm nhƣ thế nào khi
mình bị bạo lực. Nhà trƣờng cần tổ chức những chƣơng trình về tâm lý học sinh,
17


www.huongdanvn.com

để thầy cô biết cách quản lý và ứng xử trƣớc những hành vi sai phạm các em, đặc
biệt là các em cá biệt. Nhà trƣờng cần phải kết hợp với đội ngũ công an địa phƣơng

để xây dựng một đội chuyên nghiệp nhằm quan sát, kiểm tra các hành vi nguy cơ
dẫn đến bạo lực đặc biệt là hành vi mang hung khí đến trƣờng; đồng thời đội ngũ
chuyên nghiệp này nên đứng canh ở trƣớc cổng trƣờng mỗi khi học sinh ra về.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về giáo dục tích cực phòng chống bạo lực
học đƣờng của trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Trãi. Chúng tôi rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến xây dựng để chƣơng trình giáo dục tích cực học sinh của
chúng tôi hiệu quả hơn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và góp ý của
quý đồng nghiệp!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Gia Thịnh, “Lý thuyến kiến tạo, một hướng phát triển mới của lý luận dạy
học hiện đại" - T/c Thông tin KHGD số 52, tháng 11&12/1995, tr. 30-34.
2. Nguyễn Hữu Châu, “Dạy học Kiến tạo, vai trò của người học và quan điểm kiến
tạo trong dạy học”, T/c Dạy và học ngày nay số 5/2005.
3. Phạm Minh Hạc, “Tâm lý học Vgôtxki”. NXB Giáo dục, Hà Nội 1997.
4. Báo điện tử của trung ƣơng hội khuyến học Việt Nam.Trẻ vị thanh niên phạm tội
do ảnh hƣởng của cha mẹ.
5. Báo Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh. Tình hình bạo lực tại việt
nam.
6. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Định nghĩa bạo lực học đƣờng.

7. Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế.
NGƢỜI THỰC HIỆN

TRẦN THỊ VƢƠNG NHI

18


www.huongdanvn.com


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị: TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 20 tháng 05 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục tích cực phòng chống bạo lực học đƣờng ở
trƣờng THPT Nguyễn Trãi
Họ và tên tác giả: TRẦN THỊ VƢƠNG NHI
Đơn vị (Tổ): SỬ - ĐỊA - GDCD
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục

Phƣơng pháp dạy học bộ môn................ 
Phƣơng pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác..........................................
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả:




- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã đƣợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

19



×