Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kinh nghiệm xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn học sinh tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.62 KB, 20 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khối lượng thông tin, tri thức của nhân loại là khá lớn, có sự gia
tăng và đổi mới hết sức nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực sinh học; mặt khác trong
xã hội hiện đại con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi có các năng lực: hành
động, thích ứng, hợp tác và tự học suốt đời. Điều này đòi hỏi dạy học ngày nay
không đơn thuần là dạy kiến thức có sẵn, rập khuôn, máy móc, độc thoại một chiều
mà điều quan trọng thông qua dạy học phải hình thành kỹ năng, phương pháp, thói
quen, ý chí học tập đặc biệt là tự học, đồng thời tạo ra niềm tin, hứng thú động cơ
học tập và thái độ ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1996) tiếp tục khẳng định: “… đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo ở người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá
trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng,
phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất
là thanh niên…” .
Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), điều
23.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập của HS” .
Trong phương pháp dạy học tích cực yếu tố tự học phải được đề cao. Tuy nhiên,
thực trạng dạy học hiện nay, việc hướng dẫn HS tự học đặc biệt hướng dẫn HS tự học ở
nhà vẫn còn nhiều lúng túng.
Câu hỏi TNKQ dạng MCQ (Mutiple Choice question) là câu hỏi TNKQ có
nhiều ưu việt vì có nhiều phương án lựa chọn nên xác suất đoán mò thấp, để trả lời
được câu hỏi thì HS phải nắm vững kiến thức. Trong cấu trúc câu hỏi TNKQ có câu
dẫn (câu gốc) và các phương án chọn đã tạo nên các tình huống có vấn đề, các
phương án sai (nhiễu) có lý tạo nên những trở ngại nhận thức, đưa người học vào
trạng thái tình huống có vấn đề, gây nên sự tò mò cần thiết cho HS dựa vào đó có


thể hướng dẫn HS tự học. Sử dụng TNKQ – MCQ hướng dẫn HS qua thông tin
phản hồi là một biện pháp mang lại nhiều hiệu quả.
Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị là chương nằm ở vị trí đầu tiên của
chương trình Sinh học 12. Chương này có tính kế thừa các kiến thức HS đã được
học ở Sinh học lớp 9, lớp 10 và lớp 11, đồng thời nội dung của chương là nền tảng
để HS dễ dàng tiếp thu kiến thức của các chương sau: Các quy luật di truyền, Di
truyền học người ....
Chương I cho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sự vận
động của cấu trúc vật chất trong tế bào. Ở cấp độ phân tử đó là các gen trên ADN,
1


phân tử ADN trên nhiễm sắc thể. Ở cấp độ tế bào đó là sự vận động của các NST
trong nhân. Một trong những đặc trưng quan trọng của cấu trúc sống là truyền đạt
thông tin di truyền. Vì vậy, thông qua Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, HS
thấy được vai trò quan trọng của việc nắm vững cấu trúc, tính chất và cơ chế của
vật chất di truyền trong việc giải thích một số hiện tượng di truyền trong giới tự
nhiên. Chương I còn trang bị một cách hoàn chỉnh kiến thức về cơ sở vật chất và cơ
chế di truyền làm cơ sở cho HS tiếp thu các kiến thức thuộc phần di truyền dễ dàng
hơn.
Bản thân tôi nhận thấy việc HS học tập tốt và nắm vững kiến thức thuộc
Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT là
một điều hết sức cần thiết, tuy nhiên với thời lượng 45 phút cho một tiết học để HS
tiếp thu và nắm vững kiến thức là điều rất khó, đòi hỏi HS phải tích cực tự học tập,
ôn luyện ở nhà để củng cố khắc sâu, hoàn thiện và mở rộng được kiến thức. Vì vậy,
HS rất cần có một bộ câu hỏi có giá trị tốt có thể hướng dẫn học sinh tự học nội
dung kiến thức chương này sau khi được tiếp thu kiến thức trên lớp mà Thầy, Cô đã
giảng dạy. Để củng cố, khắc sâu và mở rộng được kiến thức cho HS thì bộ câu hỏi
TNKQ dạng MCQ (câu hỏi nhiều lựa chọn) có kèm theo hướng dẫn lời giải chi tiết
sẽ phát huy được nhiều ưu điểm, giúp HS vừa kiểm tra được mức độ tiếp thu kiến

thức của bản thân, vừa khắc sâu thêm được kiến thức trong thời gian ngắn, bên
cạnh đó sẽ phát triển được khả năng tư duy logic và rèn thêm được kỹ năng làm bài
trắc nghiệm cho học sinh .
Từ những lý do trên và từ thực tiễn giảng dạy Sinh học tại trường THPT
Quảng Xương IV, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn học sinh
tự học ở nhà nhằm củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng kiến thức Chương
I. Cơ chế di truyền và biến dị , phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ kèm đáp án chi tiết đủ tiêu
chuẩn định tính, định lượng, theo nội dung Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị,
phần Di truyền học – Sinh học 12 để hướng dẫn HS tự học ở nhà nhằm củng cố,
hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng kiến thức góp phần nâng cao hiệu quả học tập
đồng thời giúp học sinh học tập tốt hơn các chương còn lại thuộc phần Di truyền
học người Sinh học 12.
3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sử dụng TNKQ - MCQ để hướng dẫn HS tự học ở nhà Chương I.
Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2


Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để lựa chọn được bộ câu hỏi TNKQ MCQ và quy trình sử dụng để hướng dẫn HS tự học ở nhà Chương I. Cơ chế di
truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT.
4.2. Phương pháp điều tra cơ bản
- Điều tra thực trạng về tự học, và sử dụng công cụ để hướng dẫn cho HS tự
học ở trường phổ thông.
- Điều tra về việc sử dụng TNKQ – MCQ trong hướng dẫn HS tự học.

4.3. Phỏng vấn
Phỏng vấn GV, phụ huynh, HS: tình hình tự học, phương pháp tự học của HS
trong học tập Sinh học 12 - THPT.
4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp
những người có kinh nghiệm trong dạy học Đại học và ở THPT.
4.5. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: các lớp thí nghiệm và các lớp đối chứng.
- Tổ chức thực nghiệm: sử dụng bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ đã xây dựng
có kèm theo bộ đáp án hướng dẫn chi tiết cho học sinh để hướng dẫn học sinh tự
học ở nhà ở lớp thực nghiệm sau đó kiểm tra ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng
theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Xác định được giá trị của bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ đã xây dựng làm
cơ sở đưa vào sử dụng.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được quy trình sử dụng TNKQ – MCQ và vận dụng để hướng
dẫn HS tự học ở nhà Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học,
Sinh học 12 – THPT một cách hợp lý thì chắc chắn sẽ nâng cao được năng lực tự
học và hiệu quả học tập cho HS, củng cố, khắc sâu, hoàn thiện kiến thức cho HS
đồng thời giúp HS tự đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của mình, mở rộng thêm
được những kiến thức mới, giúp HS học tập tốt hơn các chương tiếp theo trong
phần Di truyền học, Sinh học 12.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc sử dụng TNKQ – MCQ trong dạy
học nói chung và hướng dẫn HS tự học nói riêng.
6.2. Xác định thực trạng về việc tự học và biện pháp hướng dẫn HS tự học
nội dung kiến thức về Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học,
Sinh học 12 – THPT. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học 12 – THPT.
6.3. Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi TNKQ - MCQ trong việc hướng dẫn

HS tự học.
6.4. Xây dựng quy trình hướng dẫn HS tự học ở nhà.

3


6.5. Vận dụng quy trình hướng dẫn HS tự học để hướng dẫn HS tự học ở nhà
Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT.
6.6. Tổ chức thực nghiệm sư phạm xác định tính khả thi và hiệu quả của quá
trình hướng dẫn tự học bằng TNKQ - MCQ.
7. Những đóng góp mới của đề tài
7.1. Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng TNKQ –
MCQ để hướng dẫn HS tự học ở nhà nhằm củng cố và hoàn thiện và mở rộng kiến
thức.
7.2. Xây dựng được quy trình sử dụng TNKQ - MCQ để hướng dẫn HS tự
học chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT.
7.3. Xây dựng được quy trình chung hướng dẫn HS tự học theo từng câu hỏi.
7.4. Vận dụng quy trình hướng dẫn để hướng dẫn HS tự học chương I. Cơ
chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT.

4


PHN II. NI DUNG
CHNG I
C S Lí LUN CA TI
1. C s lý lun
1.1. Lch s nghiờn cu
1.1.1. S lc v s dng cõu hi TNKQ trong dy hc
Hin nay trờn th gii cng nh Vit Nam vn s dng TNKQ MCQ

trong dy hc l vn khoa hc giỏo dc quan tõm nghiờn cu. Tuy nhiờn TNKQ
MCQ ch yu ch s dng trong khõu KTG. Nm 1971, GSTS. Trn Bỏ Honh
ln u tiờn son tho cỏc cõu hi trc nghim v ỏp dng vo kim tra kin
thc ca HS. Nm 1994 - 1995, PGS. Lờ ỡnh Trung vi nghiờn cu v s
dng cõu hi TNKQ - MCQ kim tra hiu qu ca phng phỏp ging dy
tớch cc ph thụng bng Bi toỏn nhn thc ó khng nh hiu qu ca
TNKQ - MCQ trong ỏnh giỏ thnh qu hc tp. Lờ c Ngc xut s dng
TNKQ - MCQ vi nhiu chc nng. Bt u t k thi tt nghip, tuyn sinh i
hc nm 2007 b GD & T ó thay hỡnh thc thi t lun bng TNKQ hng
dn ụn thi cho HS. Nhng phn ln cỏc ti liu trc nghim hin nay mi xõy
dng c b cõu hi v ỏp ỏn ch cha dn dt HS hon thin kin thc.
Cũn bc THPT thỡ cha cú mt tỏc gi no cp n vic s dng TNKQ
MCQ cú kốm theo hng dn chi tit hng dn HS t hc nh nhm
cng c v hon thin, m rng kin thc chng I. C ch di truyn v bin
d, phn Di truyn hc, Sinh hc 12 - THPT. Vỡ vy, trong ti ny tụi xut
phng phỏp s dng TNKQ MCQ kốm theo hng dn chi tit giỳp HS
t hc nh, cng c, khc sõu, hon thin v m rng kin thc ca chng
cú vai trũ rt quan trng ny.
1.1.2. Lch s nghiờn cu vn t hc Vit Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngời đã đề cập sâu sắc đến vấn
đề học tập và tự học, Bác dạy: Cách học tập, phải lấy tự học làm
cốt; Bác động viên toàn dân phải tự nguyện, tự giác, coi học tập
là nhiệm vụ của ngời cách mạng, phải cố gắng hoàn thành nhiệm
vụ, phải tích cực, chủ động hoàn thành kế hoạch học tập.
Ngày 15 tháng 01 năm 1998 tại Hà Nội, Trung tâm nghiên
cứu về tự học đã tổ chức Hội thảo khoa học: Tự học, tự đào tạo,
t tởng chiến lợc của sự phát triển giáo dục Việt Nam.
1.1.3. Lch s vic s dng TNKQ hng dn HS t hc
T trc n nay, ngi ta mi s dng TNKQ - MCQ trong khõu KTG
o lc hc ca HS. Vn s dng TNKQ kốm hng dn chi tit hng dn

HS t hc cng c v hon thin, m rng kin thc cũn l vn mi m cha cú
tỏc gi no nghiờn cu mt cỏch y v hon thin.
5


1.2. Tự học và vai trò của tự học của học sinh trung học phổ thông
1.2.1. Khái niệm tự học
Theo GS TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v.. và
có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân
sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh
vực đó thành sở hữu của mình” .
1.2.2. Các hình thức tự học
Mục tiêu
giáo dục

Các chuyên
gia
Các nhà khoa
học

Nền văn
hoá

Kinh
nghiệm
xã hội

Các nhà khoa học
Các nhà sư phạm


ND dạy học
phổ thông
(chương trình,
SGK)

Tổ chức hướng
dẫn tự học (giảng
dạy)

Tài liệu
hướng dẫn
Tự học

HỌC VẤN

Tự học theo
tài liệu
Tự học qua
thực tế

1.2.3. Vai trò của tự học
Tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, dù vận dụng phương
pháp dạy học nào, để chuyển kiến thức của nhân loại thành tri thức của bản thân người
học thì phương pháp đó cũng hàm chứa yếu tố tự học, tuy nhiên mức độ tự học nhiều
hay ít lại phụ thuộc vào phương pháp dạy học và bản thân người học.
Theo GS TS. Trần Bá Hoành: “Dạy phương pháp học không chỉ là biện
pháp nâng cao kết quả học tập mà còn là mục tiêu của dạy học, cốt lõi của học là
học cách học, bí quyết để học có kết quả là có phương pháp tự học hợp lý”.
1.3. Câu hỏi TNKQ và vai trò của chúng trong hướng dẫn HS tự học

1.3.1. Khái niệm về câu hỏi TNKQ - MCQ
TNKQ - MCQ là dạng câu hỏi có nhiều phương án trả lời (thường 4 phương
án). Thí sinh chỉ việc chọn một trong các phương án đó khi làm bài thi trắc
nghiệm. Số phương án càng nhiều thì khả năng may rủi càng thấp. Dạng câu hỏi
này có 2 phần: phần gốc (còn gọi là phần câu dẫn) và phần lựa chọn.
- Phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) phải đặt ra một vấn đề
hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho thí sinh hiểu rõ câu trắc nghiệm để lựa
chọn câu trả lời thích hợp.
6


- Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trong đó có một phương án là đúng
hay đúng nhất. Những phương án còn lại là “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm
sao cho “mồi nhử” hấp dẫn như nhau đối với những HS chưa nắm vững kiến
thức.
1.3.2. Vai trò của câu hỏi TNKQ - MCQ trong dạy học
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS thông qua việc HS tự giải quyết
những yêu cầu của câu hỏi.
- Là yếu tố tham gia vào quá trình tổ chức hình thành cũng như luyện tập
củng cố kiến thức của người học.
- Câu hỏi chứa đựng các mâu thuẫn đặt HS vào tình huống có vấn đề, đưa
HS vào chủ thể của quá trình nhận thức, chủ thể giành lấy kiến thức thông qua việc
lựa chọn phương án đúng và chỉnh sửa lại sự hiểu biết qua lựa chọn.
- Bộ câu hỏi TNKQ - MCQ được xây dựng dựa trên các mục tiêu dạy học có
thể là một biện pháp có hiệu quả và phù hợp để hình thành, củng cố kiến thức cho
HS khi tự học ở nhà. Khi HS tiếp cận với những yêu cầu có trong nội dung câu hỏi
TNKQ, HS phải sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp… kết hợp với các
kiến thức đã có để đi tìm đáp số (chọn câu trả lời đúng nhất). Câu hỏi TNKQ MCQ đã gây nên những “thắc mắc”, những “khó khăn” trong tư duy, làm cho HS
có nhu cầu muốn được giải quyết và từ đó HS tìm cách giải quyết yêu cầu của câu
hỏi. Chính điều này đã hình thành kiến thức cho HS và rèn luyện cho họ khả năng

tư duy, óc suy đoán nhanh.
1.4. Quy trình xây dựng và sử dụng TNKQ - MCQ hướng dẫn HS tự học (dành
cho người xây dựng)
- Căn cứ vào cấu trúc nội dung chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh
học 12 - THPT.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của HS lớp 12 – THPT,
chúng tôi đưa ra quy trình hướng dẫn HS tự học như sau:
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế hoạt động tự củng cố, hoàn thiện kiến thức (Giai đoạn
thiết kế)
Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu
- Căn cứ vào mục tiêu của môn Sinh học 12, mục tiêu của chương, bài, đặc
thù nội dung và lô gíc vận động nội dung, trình độ của HS lớp 12 THPT.
- Xác định nội dung, liều lượng kiến thức cần củng cố và hoàn thiện, mở
rộng.
- Xây dựng đúng, đủ số lượng câu hỏi dùng trong củng cố và hoàn thiện, mở
rộng kiến thức.
- Thiết kế cách sử dụng bộ câu hỏi này để hướng dẫn HS hoàn thiện kiến thức.
Bước 2: Phân tích nội dung

7


- Căn cứ vào phân phối chương trình, mục tiêu cần củng cố và hoàn thiện,
đặc thù của bài, chương.
- Xác định được vị trí nội dung cần củng cố để HS có thể tự học ở nhà.
- Xác định kiến thức cơ sở, cơ bản, trọng tâm cần củng cố và hoàn thiện.
- Xác định lô gíc vận động nội dung kiến thức cần hướng dẫn và các kiến
thức khác có liên quan.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch chi tiết (thiết kế bảng trọng số)

- Dựa vào bước 1 và bước 2 để xây dựng số câu hỏi cần có để hướng dẫn HS
tự học ở nhà nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức, khắc sâu và mở rộng kiến thức.
- Dựa vào chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Dựa vào trình độ của HS lớp 12 – THPT.
- Bảng trọng số thiết kế phải phủ kín nội dung và mục tiêu cần củng cố.
Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi cần có để hướng dẫn củng cố
- Bộ câu hỏi lựa chọn phải đảm bảo chất lượng về nội dung, hấp dẫn HS, phù
hợp với chuẩn kiến thức Sinh học 12.
- Bộ câu hỏi phải phù hợp với tâm lí, sự phát triển tư duy của HS THPT.
Bước 5: Thiết kế lời hướng dẫn chi tiết để hướng dẫn HS tự học, tự củng cố, khắc
sâu và mở rộng kiến thức
- Lời hướng dẫn đưa ra phải chính xác, có tính thuyết phục và chỉnh sửa được
những sai lệch trong nhận thức của HS để HS có thể tự củng cố và hoàn thiện, mở
rộng kiến thức ở nhà.
Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động củng cố (giai đoạn thi công)
Bước 1: Định hướng hoạt động tự học, tự củng cố ở nhà (giao tài liệu hướng dẫn tự
củng cố và nhiệm vụ về nhà)
- Giai đoạn này phải xác định nhiệm vụ cần củng cố và tự học ở nhà, tạo tình
huống để HS ý thức tự học, tạo động cơ hứng thú học tập.
- Giao nhiệm vụ tự học để tự củng cố: phát tài liệu hướng dẫn.
Bước 2: HS tự nghiên cứu tài liệu (tiến hành tự làm bài tập trắc nghiệm một cách
độc lập).
- Trong tài liệu hướng dẫn đã thể hiện rõ: Số câu hỏi cần củng cố của mỗi bài
học, tài liệu hướng dẫn, cách thức hoàn thành và thời gian phải hoàn thành bộ câu
hỏi.
Bước 3: HS tự đối chiếu kết quả làm bài với đáp án (để riêng). HS phát hiện thực
trạng kiến thức.
Bước 4: HS đọc lời hướng dẫn chi tiết để phát hiện ra những sai lệch trong nhận thức.
Bước 5: HS điều chỉnh lại những sai lệch trong nhận thức sau khi đọc lời khuyên.
Bước 6: HS hoàn thiện, củng cố, khắc sâu bằng cách làm những câu hỏi trắc

nghiệm tương tự.

8


CHƯƠNG II
XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TNKQ – MCQ KÈM ĐÁP ÁN CHI TIẾT
HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN
DỊ, PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12 – THPT.
1. Các kiến thức cần xây dựng được câu hỏi TNKQ - MCQ
- Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.
- Phiên mã và dịch mã.
- Điều hòa hoạt động của gen.
- Đột biến gen.
- Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST.
- Đột biến số lượng NST.
2. Xây dựng câu hỏi TNKQ - MCQ hướng dẫn HS tự học chương I. Cơ chế di
truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT
2.1. Các căn cứ xây dựng bảng trọng số
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình Sinh học 12 của Bộ
Giáo Dục & đào tạo quy định.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức, vị trí, tầm quan trọng của từng
thành phần kiến thức trong chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 THPT.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của HS THPT nói
chung và học sinh lớp 12 nói riêng.
2.2. Bảng trọng số
Nội dung cần củng cố, khắc
sâu, hoàn thiện và mở rộng
Bài 1. Gen, mã di truyền và
quá trình nhân đôi ADN

Bài 2. Phiên mã và dịch mã
Bài 3. Điều hòa hoạt động gen
Bài 4. Đột biến gen
Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột
biến cấu trúc NST
Bài 6. Đột biến số lượng NST
Tổng

Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhớ Hiểu
Vận dụng
8

5

1

14

4
4
7
7

2
2
13
7


0
0
9
1

6
6
29
15

9
39

13
42

2
13

24
94

3. Hướng dẫn HS tự học Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 THPT
3.1. Quy trình chung hướng dẫn HS tự học theo từng câu hỏi

9


Bước 1: Định hướng hoạt động tự học, tự củng cố ở nhà (giao tài liệu hướng dẫn tự
củng cố và nhiệm vụ về nhà).

- Giai đoạn này là xác định nhiệm vụ cần củng cố và tự học ở nhà, tạo tình
huống để HS ý thức tự học, tạo động cơ, hứng thú học tập.
- Giao nhiệm vụ tự học để HS tự củng cố, phát tài liệu hướng dẫn gồm: bộ
câu hỏi gồm …… .và …… lời hướng dẫn chi tiết kèm đáp án được thiết kế để HS
tự học.
Bước 2: HS tự nghiên cứu tài liệu (tiến hành tự làm bài tập trắc nghiệm một cách
độc lập).
Trong khi trả lời câu hỏi và làm đề kiểm tra ở nhà HS phải tự giác cao, độc
lập suy nghĩ, không sử dụng tài liệu khác, không đọc lời hướng dẫn trước khi làm,
không hỏi bạn bè khi chưa làm bài.
Bước 3: HS tự đối chiếu kết quả làm bài với đáp án (để riêng). Học sinh phát hiện
thực trạng kiến thức.
Trong quá trình đối chiếu đáp án, HS phải tự suy nghĩ để tự chỉnh sửa ngầm,
đặt ra những thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp.
Bước 4: HS đọc lời hướng dẫn chi tiết để phát hiện ra những sai lệch trong nhận thức.
- Khi đọc lời hướng dẫn chi tiết thì HS phải đọc thật kĩ càng, làm theo những
chỉ dẫn trong lời khuyên để phát hiện ra những sai lệch trong nhận thức.
- Tùy theo từng câu hỏi, nếu xét thấy đó là câu khó và phức tạp thì tổ chức
thảo luận nhóm với bạn bè để làm sáng tỏ những băn khoăn, thắc mắc theo quy
trình: làm việc cá nhân  nhóm nhỏ  nhóm lớn.
Bước 5: HS điều chỉnh lại những sai lệch trong nhận thức sau khi đọc lời hướng
dẫn chi tiết.
- Những sai lệch trong kiến thức phải được HS đối chiếu, chỉnh sửa lại trong
nhận thức của mình theo kiến thức SGK hay lời hướng dẫn.
- Những sai lệch đó phải được HS rút kinh nghiệm trong những lần làm bài
tập tương tự.
- HS tự đánh giá được mức độ tư duy, nhận thức và ghi nhớ kiến thức của mình.
Bước 6: HS hoàn thiện, củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng cách làm
những câu hỏi trắc nghiệm tương tự.
Quá trình làm thêm các bài tập tương tự theo những gì vừa tự học được sẽ

giúp HS không chỉ hoàn thiện, củng cố được kiến thức mà còn mở rộng, đào sâu
kiến thức đã học.
3.2. Ví dụ minh hoạ
Khi trả lời câu hỏi:
Có một trình tự ARN [5’ – AUG GGG UGX XAU UUU – 3’] mã hóa cho
một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nucleotit nào dẫn đến việc đoạn
polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin?

10


A. Thay thế A ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng X.
B. Thay thế X ở bộ 3 nucleotit thứ ba bằng A.
C. Thay thế G ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng A.
D. Thay thế U ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng A.
Để trả lời câu hỏi này HS phải:
Bước 1: HS phải nắm được kiến thức về gen, mã di truyền và quá trình dịch mã.
Bước 2: Từ những hiểu biết cơ bản về gen, mã di truyền và quá trình dịch mã, HS suy
nghĩ các dữ liệu đề bài cho để lựa chọn đáp án.
Bước 3: Sau khi đã lựa chọn đáp án của câu hỏi. HS kiểm tra lại kết quả mình làm
bằng cách xem đáp án.
Bước 4: HS đọc phần hướng dẫn để khắc sâu kiến thức. Bởi vì trong lời hướng dẫn tôi
đã lý giải cho phương án đúng không đơn thuần là chỉ đưa ra đáp án.
Đáp án đúng là đáp án B vì khi thay X ở bộ ba thứ ba bằng A, đơn vị mã trở thành
UGA. Đây là mã mang tín hiệu kết thúc dịch mã nên chuỗi polipeptit chỉ còn lại 2 axit
amin. Từ phân tích trên, ta nhận thấy nếu chọn đáp án A, C, D bạn đã làm sai.
Bước 5: HS điều chỉnh lại những sai lệch trong nhận thức sau khi đọc lời hướng dẫn.
Bước 6: HS hoàn thiện lại kiến thức bằng cách tự làm lại câu hỏi trắc nghiệm để
ghi nhớ kiến, khắc sâu kiến thức.
4. Bộ câu hỏi và đáp án hướng dẫn HS tự học nhằm củng cố, khắc sâu, hoàn

thiện và mở rộng kiến thức
Tôi đã xây dựng được bộ gồm 94 câu hỏi kèm đáp án chi tiết cho từng câu
để hướng dẫn HS tự học chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, có 39 câu thuộc
mức độ Nhớ, 42 câu thuộc mức độ Hiểu, 13 câu thuộc mức độ Vận dụng.
Trong đó:
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN, tôi đã xây dựng được 14 câu
hỏi kèm đáp án.
Bài 2. Phiên mã và dịch mã, tôi đã xây dựng được 6 câu kèm đáp án.
Bài 3. Điều hòa hoạt động gen, tôi đã xây dựng được 6 câu kèm đáp án.
Bài 4. Đột biến gen, tôi đã xây dựng được 29 câu kèm đáp án.
Bài 5. NST và đột biến cấu trúc NST, tôi đã xây dựng được 15 câu kèm đáp án.
Bài 6. Đột biến số lượng NST, tôi đã xây dựng được 24 câu kèm đáp án.
Dưới đây là một số câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án chi tiết tôi đã xây
dựng được để hướng dẫn HS tự học chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di
truyền học, Sinh học 12 – THPT theo các mức độ Nhớ, Hiểu, Vận dụng; 81 câu hỏi
và đáp án chi tiết còn lại xin xem phần Phụ lục II và Phụ lục III.
Câu 1 (Mức độ Nhớ): Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến đảo
đoạn NST ?
A. Các gen trong nhóm liên kết không thay đổi về số lượng và thành phần
gen.

11


B. Đoạn NST có thể chứa hoặc không chứa tâm động.
C. Đảo đoạn NST góp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng
của các nòi trong loài.
D. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở đầu cánh tay giữa NST và không mang tâm
động.
Hướng dẫn đáp án:

- Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo
ngược 180 độ và nối lại. Hệ quả của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân
bố các gen trên NST. Các gen trong nhóm liên kết không thay đổi về số lượng và
thành phần gen. Đảo đoạn NST góp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST
tương ứng của các nòi trong loài. Đoạn NST có thể chứa hoặc không chứa tâm
động.
- Đoạn bị đảo có thể mang tâm động hoặc không mang tâm động.
- Vì vậy nếu bạn chọn đáp án A, B và C bạn sai;
- Đáp án: chọn D.
Câu 2 (Mức độ Nhớ): Trong sự điều hòa hoạt động của operon Lac, khi môi
trường không có lactozo thì protein ức chế liên kết với
A. Vùng vận hành, ngăn cản quá trình phiên mã.
B. Vùng khởi động, ngăn cản quá trình phiên mã.
C. Các gen cấu trúc, ngăn cản quá trình phiên mã.
D. Gen điều hòa, ngăn cản quá trình phiên mã.
Hướng dẫn đáp án:
- Khi môi trường không có đường Lactozo, gen điều hòa quy định tổng hợp
protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm
cho các gen cấu trúc không hoạt động.
- Đáp án: Chọn A. Nếu bạn chọn đáp án B, C, D bạn đã sai.
Câu 3 (Mức độ Hiểu): Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến đột biến gen và đột
biến NST
1) Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.
2) Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
3) Có thể mất, thêm một đoạn ADN.
4) Đa số biểu hiện kiểu hình lặn nên khó phát hiện.
5) Là nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên.
Sự khác biệt giữa đột biến gen và đột biến NST là
A. 1, 4 và 5.
B. 1, 2 và 3.

C. 3, 4 và 5.
D. 2, 3, 4, 5.
Hướng dẫn đáp án:
- Sự khác biệt giữa đột biến gen so với đột biến NST ở chỗ đột biến gen xảy ra ở
cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch; đa phần là đột biến lặn nên khó phát
hiện; là nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên.

12


- Đáp án: chọn A. Nếu chọn đáp án B, C, D bạn đã sai.
Câu 4 (Mức độ Hiểu):
Gen A mã hóa 498 axit amin, một đột biến xảy ra làm cho gen này mất một
đoạn gồm 3 cặp nucleotit. Khi tổng hợp ARN thông tin từ gen đã bị đột biến, môi
trường nội bào cung cấp 7485 ribonucleotit. Số bản mã sao mà gen đột biến đã sao
ra là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Hướng dẫn đáp án:
- Gen đột biến mất một đoạn gồm 3 cặp nucleotit suy ra gen này mã hóa số axit
amin bằng 498 – 1 = 497 axit amin.
- Số ribonucleotit trong bản sao mã của gen đột biến: (497+2) × 3 = 1497 (Ri Nu)
- Số bản sao mã được tổng hợp từ gen đột biến: 7485 : 1497 = 5 bản.
Vậy đáp án đúng là đáp án C.
Câu 5 (Mức độ Hiểu): Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. Sự rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST ở kỳ trung gian của quá trình
phân bào.
B. Sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của NST ở kỳ trước của

giảm phân I.
C. Cấu trúc NST bị phá vỡ do các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh
hoặc trong tế bào.
D. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của
quá trình phân bào.
Hướng dẫn đáp án:
- Sự phát sinh đột biến số lượng NST bao giờ cũng liên quan đến rối loạn trong
cơ chế phân ly NST ở kỳ sau quá trình phân bào.
- Nếu sự phân ly bất thường xảy ra ở một hay vài cặp NST sẽ dẫn đến xuất hiện
đột biến thể lệch bội.
- Nếu sự phân ly bất thường xảy ra ở tất cả các cặp NST sẽ dẫn đến xuất hiện đột
biến thể đa bội (tự đa bội hoặc dị đa bội).
Từ những phân tích trên, chọn đáp án D.
Câu 6 (Mức độ Hiểu): Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi
tổng số nucleotit và số liên kết hidro so với gen ban đầu?
A. Thay thế 1 cặp nucleotit và thêm 1 cặp nucleotit.
B. Mất 1 cặp nucleotit và thay thế 1 cặp nucleotit có cùng số liên kết hidro.
C. Đảo vị trí 1 cặp nucleotit và thay thế 1 cặp nucleotit A-T bằng T-A.
D. Mất 1 cặp nucleotit và đảo vị trí 1 cặp nucleotit.
Hướng dẫn đáp án:
- Thay 1 cặp nucleotit loại A-T bằng 1 cặp nucleotit loại G-X sẽ làm tăng 1
liên kết hidro trong gen. Nếu ngược lại sẽ làm giảm xuống 1 liên kết hidro.

13


- Thêm 1 cặp nucleotit có thể làm số liên kết hidro tăng lên 2 hoặc 3 liên kết
và làm tăng số nucleotit.
- Mất 1 cặp nucleotit có thể làm giảm 2 hoặc 3 liên kết hidro và giảm số
nucleotit.

- Vậy, dạng đột biến không làm thay đổi tổng số nucleotit và số liên kết hidro
so với gen ban đầu là: Đảo vị trí 1 cặp nucleotit và thay 1 cặp nucleotit A-T bằng TA.
Từ những phân tích trên, chọn đáp án C.
Câu 7 (Mức độ Hiểu): Các codon (bộ ba mã sao): AAU, XXX, GGG và UUU mã
hóa cho các axit amin tương ứng lần lượt là: Asparagin (Asp), Prolin (Pro), Glixin
(Gli) và Phenilalanin (Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hóa cho chuỗi
polipeptit: Phe – Gli – Asp – Pro?
A. 3’ – AAAXXXTTAGGG – 5’
B. 5’ – AAAXXXTTAGGG – 3’
C. 5’ – AAATAAXXXGGG – 3’
D. 5’ – GGGXXXAAATAA – 3’
Hướng dẫn đáp án:
Polipeptit: Phe - Gli - Asp - Pro
mARN: 5’ UUU - GGG - AAU - XXX...3’
Mạch gốc (khuôn): 3’ AAA - XXX – TTA – GGG ...5’
Vậy, đáp án đúng là đáp án A. Nếu bạn chọn đáp án B, C, D bạn đã sai
Câu 8 (Mức độ Hiểu): Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi, nhưng
tăng thêm một liên kết hidro. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. Mất 1 cặp A – T.
B. Thêm 1 cặp A – T.
C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
D. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
Hướng dẫn đáp án:
- Sau đột biến, chiều dài gen không đổi chứng tỏ đây là dạng đột biến thay
thế một cặp nucleotit.
- Sau đột biến, số liên kết hidro tăng lên 1 chứng tỏ đây là dạng đột biến thay
thế một cặp nucleotit A – T bằng một cặp nucleotit G – X.
Vậy, đáp án: Chọn C. Nếu chọn đáp án A, B, D bạn đã sai.
Câu 9 (Mức độ vận dụng):
Một gen có 75 chu kỳ xoắn, nucleotit loại T=300, bị đột biến làm cho khối

lượng gen đột biến kém gen ban đầu 1800 đvC và có số liên kết hidro là 1942. Đột
biến gen thuộc dạng
A. Mất 2 cặp nucleotit A-T, 1 cặp G-X.
B. Mất 3 cặp nucleotit G-X.

14


C. Mất 3 cặp nucleotit A-T.
D. Mất 2 cặp nucleotit G-X, 1 cặp A-T.
Hướng dẫn đáp án:
- Số nucleotit của gen trước đột biến: 75×20 = 1500 (Nu)
- Số nucleotit từng loại của gen trước đột biến:
A = T = 300 (Nu) suy ra G = X = (1500:2) – 300 = 450 (Nu)
- Số liên kết hidro của gen trước đột biến:
(300×2) + (450×3) = 1950 (liên kết).
- Số nucleotit của gen sau đột biến:
[(1500×300) - 1800] : 300 = 1494 (Nu)
- Số nucleotit giảm sau đột biến: 1500 – 1494 = 6 (Nu) = 3 cặp nucleotit
- Số liên kết hidro giảm xuống sau đột biến: 1950 – 1942 = 8 liên kết
- Ta có: 8 = 3 + 3 + 2 suy ra Dạng đột biến đã mất 2 cặp nucleotit G-X và
một cặp nucleotit loại A-T
- Từ cách giải trên, ta chọn đáp án D.
Câu 10 (Mức độ vận dụng): Bệnh di truyền nào sau đây có nguyên nhân là do sự
biến đổi số lượng NST ?
A. Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Tơcnơ, máu khó đông.
B. Hội chứng Tơcnơ, hội chứng Đao, tiểu đường.
C. Hội chứng Tơcnơ, hội chứng Claiphentơ, hội chứng Đao.
D. Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Đao, bệnh hồng cầu hình liềm.
Hướng dẫn đáp án:

- Bệnh máu khó đông do đột biến lặn (đột biến gen trên NST giới tính X). Nữ bệnh
h h
X X , nam bệnh XhY.
- Bệnh đái tháo đường do đột biến lặn, gen trên NST thường. BB, Bb: không mắc
bệnh; bb: bị bệnh đái tháo đường.
- Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến trội, gen trên NST thường. Hb sHbs: không
mắc bệnh; HbSHbS, HbSHbs: bệnh hồng cầu hình liềm
Vì vậy, nếu chọn đáp án A, B, D bạn đã sai.
- Các loại hội chứng xuất hiện do đột biến số lượng NST (đột biến lệch bội) gồm:
+ Hội chứng Claiphento: XXY (thể ba)
+ Hội chứng Tơcnơ: XO (thể một)
+ Hội chứng Đao: Ba nhiễm sắc thể số 21 (thể ba)
Từ những phân tích trên, đáp án : chọn đáp án C
Câu 11 (Mức độ Vận dụng): Đột biến thay thế cặp nucleotit thứ 9 của một gen cấu
trúc (cặp A – T bị thay thế bởi cặp G – X) và không phải là đột biến vô nghĩa sẽ
làm cho chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen cấu trúc trên
A. chắc chắn bị thay đổi axit amin thứ 3 tính từ axit amin mở đầu.

15


B. bị thay đổi trình tự axit amin từ vị trí axit amin thứ 3 tính từ axit amin mở

đầu đến axit amin cuối cùng.
C. có thể bị thay đổi axit amin thứ 3 tính từ axit amin mở đầu.
D. hoàn toàn không thay đổi trình tự các axit amin.
Hướng dẫn đáp án:
- Cặp nucleotit vị trí thứ 9 thuộc đơn vị mã thứ ba tính từ mã mở đầu.
- Khi thay thế 1 cặp A – T bằng G – X ở vị trí này và không là đột biến vô
nghĩa, cấu trúc đơn vị mã thứ ba bị thay đổi.

- Trường hợp 1: Nếu sau đột biến, đơn vị mã mới quy định axit amin giống
đơn vị mã trước đó (đột biến đồng nghĩa do tính thoái hóa của mã di truyền) sẽ
không đổi axit amin nào trong chuỗi polipeptit.
- Trường hợp 2: Nếu sau đột biến, đơn vị mã mới quy định axit amin khác
đơn vị mã trước đó (đột biến sai nghĩa) sẽ thay thế 1 axit amin thứ ba tính từ axit
amin mở đầu.
Từ những phân tích trên, nếu bạn chọn đáp án A, B, D bạn đã sai.
Đáp án: Chọn C
Câu 12 (Mức độ vận dụng):
Một gen ở sinh vật nhân thực dài 5100 Å và có số nucleotit loại adenin gấp 2
lần số nucleotit loại không có bổ sung với nó. Gen này bị đột biến thành alen mới
có chiều dài không thay đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hidro. Số nucleotit mỗi loại
của gen sau đột biến là
A. A = T = 499; G = X = 1001
B. A = T = 1001; G = X = 499
C. A = T = 501; G = X = 999
D. A = T = 999; G = X = 1001
Hướng dẫn đáp án:
- Số nucleotit của gen: (5100 : 3,4) × 2 = 3000 (Nu)
- Ta có: A = 2G (1) và A + G = (3000 : 2) = 1500 (2)
- Từ (1) và (2) suy ra A = T = 1000 (Nu)
G = X = 500 (Nu)
- Sau đột biến chiều dài gen không đổi nhưng giảm 1 liên kết hidro chứng tỏ đây
là dạng đột biến thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. Suy ra số nucleotit mỗi loại của gen
sau đột biến là:
A = T = 1000 + 1 = 1001 (Nu); G = X = 500 – 1 = 499 (Nu)
Vậy Đáp án: chọn B. Nếu bạn chọn đáp án A, C, D bạn sai.
Câu 13 (Mức độ vận dụng):
Ở cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Số loại đột biến NST kiểu dị bội (2n + 1)
tối đa của loài là

A. 24.
B. 12.
C. 6.
D. 18.
Hướng dẫn đáp án:
- Ta có: 2n = 24 suy ra n = 12
16


- Số kiểu đột biến thể lệch bội (2n + 1) xuất hiện tối đa trong loài là
C112 = 12 kiểu.
- Vậy, chọn đáp án B. Nếu bạn chọn đáp án A, C, D bạn đã sai.
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Sau khi xây dựng được bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
(MCQ) kèm đáp án chi tiết gồm 94 câu hỏi và đáp án chi tiết phủ kín nội dung kiến
thức Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 tôi đã
tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 lớp, trong đó 2 lớp thực nghiệm lớp 12A (42
HS) và lớp 12D (41 HS); 2 lớp đối chứng 12B (41 HS) và 12G (42 HS).
Cả nhóm lớp ĐC và TN tôi đều tiến hành kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ
năng của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định trong 5 lần trong đó 3 lần kiểm tra trong
thực nghiệm và 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm. Tổng số bài kiểm tra qua 5 lần ở
lớp TN là 415 bài và ở lớp ĐC là 415 bài. Đề kiểm tra thực nghiệm theo hình thức
trắc nghiệm, thời gian 15 phút HS trả lời 12 câu hỏi nội dung kiến thức Chương I.
Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học.
1. Phân tích các bài kiểm tra
* Về chất lượng lĩnh hội kiến thức
Qua việc phân tích chất lượng các bài kiểm tra, tôi nhận thấy nhóm lớp TN
hơn hẳn nhóm lớp ĐC về mức độ hiểu sâu sắc kiến thức bài học. Chứng tỏ chất
lượng lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức ở nhóm lớp TN cao hơn hẳn.

* Về khả năng tư duy và vận dụng kiến thức
Năng lực tư duy của HS thể hiện ở khả năng biết phân tích, so sánh tổng hợp,
khái quát hóa và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Tổng hợp sự so sánh câu trả
lời của HS trong quá trình dạy tôi nhận thấy:
Năng lực tư duy ở nhóm lớp thực nghiệm tăng dần lên và tốt hơn nhiều so
với nhóm lớp ĐC. Thể hiện ở việc biết tách các dấu hiệu bản chất của từng nội
dung, có khả năng lập luận lôgic. Biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết câu
hỏi, bài tập một cách linh hoạt, giải thích và đưa ra được nhận định. Tất cả những
khả năng trên thể hiện ở kết quả làm bài kiểm tra.
Kết quả thu được như sau:
Lần Phương Tổng
kiểm
án
số
tra số
bài
kiểm
tra
1
TN
83
ĐC

83

Điểm dưới
trung bình
Số
%
bài


Điểm trung
bình
Số
%
bài

Điểm khá

Điểm giỏi

Số
bài

%

Số
bài

%

18

20

25

30.1
2
21.6


20

24.11

10

12.06

30

21.6
8
36.1

25

24.0
9
30.1

18

17


2

3


4

5

Tổng

TN

83

15

ĐC

83

27

TN

83

13

ĐC

83

28


TN

83

10

ĐC

83

23

TN

83

8

ĐC

83

31

TN

415

64


ĐC

415

139

4
18.0
7
32.5
3
15.6
6
33.7
3
12.0
4
27.7
1
9.63
37.3
4
15.4
2
33.49

17
27
15
28

12
30
10
30
74
140

2
20.4
8
32.5
3
18.0
7
33.7
3
14.4
5
36.1
4
12.0
4
36.1
4
17.8
3
33.73

150


8
33.7
3
24.0
9
36.1
4
22.8
9
39.7
5
25.3
0
40.9
6
18.0
7
36.14

93

22.40

28
20
30
19
33
21
34

15

23

27.72

9

10.85

25

30.13

8

9.65

28

33.76

9

10.85

31

37.37


7

8.45

127

30.61

43

10.38

2. Nhận xét kết quả
Từ bảng kết quả phân loại trình độ HS qua 5 lần kiểm tra cho thấy:
+ Điểm dưới Trung bình ở nhóm lớp TN chỉ chiếm 15,42% thấp hơn nhiều
so với nhóm lớp ĐC chiếm 33,49%.
+ Điểm Trung bình ở nhóm lớp TN chỉ chiếm 17.83% thấp hơn nhiều so với
nhóm lớp ĐC chiếm 33.73%.
+ Điểm Khá ở nhóm lớp thực TN chiếm 36.14% cao hơn nhiều so với nhóm
lớp ĐC chỉ chiếm 22.40%.
+ Điểm Giỏi ở nhóm lớp TN chiếm 30.61% cao hơn nhiều so với nhóm lớp
ĐC chỉ chiếm 10.38%.
- Nhận thấy, phần trăm điểm Khá ở lớp TN luôn cao hơn ĐC và tăng dần qua
các lần kiểm tra. Ngược lại ở lớp ĐC phần trăm Khá không ổn định và tăng giảm
vô hướng.
- Điểm Giỏi ở lớp ĐC vẫn có nhưng thấp hơn lớp TN và tăng giảm vô
hướng. Điểm giỏi ở lớp TN tăng đều qua mỗi lần kiểm tra. Điều này càng thể hiện
rõ độ vững vàng về kiến thức của lớp TN.
Thông qua thực nghiệm, có thể khẳng định 94 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan (dạng MCQ) kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn HS tự học ở nhà bản thân tôi

đã xây dựng đảm bảo được các yêu cầu và tiêu chuẩn sư phạm, giúp HS củng cố,
18


hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng được kiến thức đồng thời rèn luyện cho HS những
kỹ năng cần thiết như kỹ năng giải bài toán trắc nghiệm, kỹ năng làm bài trắc
nghiệm nhanh trong thời gian ngắn, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin. Bộ câu
hỏi trắc nghiệm khách quan (dạng MCQ) không những tăng cường khả năng vận
dụng kiến thức đã học trên lớp vào các bài tập khác nhau mà còn đem lại hiệu quả
cao và nâng cao hiệu quả học tập cũng như độ bền kiến thức của HS, giúp HS học
tập tốt hơn các chương còn lại trong phần Di truyền học.
Thông qua thực nghiệm có thể khẳng định quy trình xây dựng và sử dụng
TNKQ – MCQ hướng dẫn HS tự học và quy trình chung hướng dẫn HS tự học theo
từng câu hỏi là đúng đắn, logic và khoa học. Giáo viên môn Sinh học có thể vận
dụng quy trình để tiếp tục xây dựng bộ câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án chi tiết
để hướng dẫn HS tự học các chương còn lại trong chương trình Sinh học 12 và
Sinh học 10, Sinh học 11. Giáo viên các bộ môn khác có thể vận dụng quy trình để
xây dựng bộ câu hỏi TNKQ – MCQ phù hợp với môn học của mình.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, dựa trên các phương pháp nghiên
cứu đã đề ra, tôi đã thu được các kết quả sau:
1.1. Hệ thống hoá được cơ sở lý luận đủ làm căn cứ cho việc xây dựng câu
hỏi TNKQ - MCQ, thiết kế quy trình hướng dẫn HS tự học theo từng câu hỏi cho
chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 làm cơ sở
từ đó xây dựng được quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ - MCQ trong
hướng dẫn học sinh tự học.
1.2. Đánh giá được thực trạng về việc tự học của HS và việc hướng dẫn HS
tự học của GV trong trường THPT Quảng Xương 4 thông qua phiếu điều tra (phiếu
điều tra 1 và phiếu điều tra 2 thuộc Phụ lục I) và phỏng vấn. .

1.3. Phân tích được nội dung chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di
truyền học, Sinh học 12 – THPT và đưa ra bảng trọng số phù hợp để xây dựng
đúng và đủ số lượng câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án chi tiết hướng dẫn HS tự
học.
1.4. Từ thực tiễn giảng dạy Sinh học tại trường THPT Quảng Xương IV tôi
đã thiết kế được quy trình xây dựng và sử dụng TNKQ – MCQ hướng dẫn HS tự
học (gồm 2 giai đoạn) và quy trình chung hướng dẫn HS tự học theo từng câu hỏi
(gồm 6 bước), quy trình xây dựng đã được kiểm chứng tính chính xác thông qua
thực nghiệm sư phạm. Giáo viên môn Sinh học có thể vận dụng quy trình để tiếp
tục xây dựng bộ câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn HS tự
học các chương còn lại trong chương trình Sinh học 12 và Sinh học 10, Sinh học
11. Giáo viên các bộ môn khác có thể vận dụng quy trình để xây dựng bộ câu hỏi
TNKQ – MCQ phù hợp với môn học của mình.

19


1.4. Bản thân tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp thực nghiệm
(12A và 12D) và 2 lớp đối chứng (12B và 12G), thông qua thực nghiệm có thể
khẳng định bộ gồm 94 câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án hướng dẫn chi tiết đã
xây dựng đảm bảo được các yêu cầu và tiêu chuẩn sư phạm, có tính sáng tạo, khoa
học và đạt hiệu quả cao.
Trong 94 câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án hướng dẫn chi tiết, tôi đã xây
dựng được 39 câu hỏi kèm đáp án hướng dẫn chi tiết ở mức độ nhớ, 42 câu hỏi kèm
đáp án hướng dẫn chi tiết ở mức độ hiểu, 13 câu hỏi kèm đáp án hướng dẫn chi tiết
ở mức độ vận dụng.
Trong đó: Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN, tôi đã xây
dựng được 14 câu hỏi kèm đáp án; Bài 2. Phiên mã và dịch mã, tôi đã xây dựng
được 6 câu kèm đáp án; Bài 3. Điều hòa hoạt động gen, tôi đã xây dựng được 6 câu
kèm đáp án; Bài 4. Đột biến gen, tôi đã xây dựng được 29 câu kèm đáp án; Bài 5.

NST và đột biến cấu trúc NST, tôi đã xây dựng được 15 câu kèm đáp án; Bài 6. Đột
biến số lượng NST, tôi đã xây dựng được 24 câu kèm đáp án.
1.5. Thông qua bộ câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án hướng dẫn chi tiết có
thể giúp HS củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng được kiến thức đồng thời rèn
luyện cho HS những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giải bài toán trắc nghiệm, kỹ
năng làm bài trắc nghiệm nhanh trong thời gian ngắn, kỹ năng phân tích, tổng hợp
thông tin. Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan (dạng MCQ) không những tăng
cường khả năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp vào các bài tập khác nhau mà
còn đem lại hiệu quả cao và nâng cao hiệu quả học tập cũng như độ bền kiến thức
của HS, giúp HS học tập tốt hơn các chương còn lại trong phần Di truyền học.
2. Đề nghị
Vận dụng quy trình xây dựng và sử dựng câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án
hướng dẫn chi tiết, xây dựng bộ câu hỏi TNKQ – MCQ kèm đáp án chi tiết cho các
chương còn lại, phần Di truyền học, Sinh học 12– THPT.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Nguyễn Thị Dung

20


21




×