Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

thông qua trải nghiệm các hoạt động thực tế nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, hỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.93 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định
hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính
hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình
thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định
hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng
tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ
thông.
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp
tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học.
Từ đó mỗi GV sẽ phát huy tính tự giác chủ động sáng tạo của học sinh
phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp học, môn học. [1]
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [2]
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo
Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số
biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.Đáp ứng yêu cầu đó,
môn Vật lý đã từng bước đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học, dạy


học Vật lý phải gắn liền với thực tiễn, gắn liền với những hiện tượng tự nhiên,
đó là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của việc học.
Trong những năm qua, kể cả giáo viên và học sinh ít tiếp xúc với thực
nghiệm làm cho việc học Vật lý không những khô khan mà còn mơ hồ khi nhìn
nhận những hiện tượng Vật lý trong tự nhiên cũng như trong đời sống.
Trên thực tế nếu chúng ta biết hướng dẫn cho học sinh trải nghiệm các
hiện tượng vật lý trong thực tiễn đời sống, nó sẽ kích thích sự say mê, hứng thú,
óc tò mò trong việc vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lý, qua
đó việc học tập và lĩnh hội kiến thức cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Đó
cũng là một trong những bí quyết giúp việc học tập của học sinh không còn áp
lực mà trở thành niềm vui, như vậy việc học tập sẽ có kết quả cao hơn.

1


Xuất phát từ lí do trên, tôi đã chọn đề tài “DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG
THPT TĨNH GIA 4 THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM CÁC HOẠT ĐỘNG
THỰC TẾ NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, HỎA HOẠN”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khẳng định vai trò và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm thực tế, từ đó
đưa ra các hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế trong
dạy học Vật lý ở trường THPT Tĩnh Gia 4. Nhằm đổi mới phương pháp giảng
dạy để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các hoạt động dạy và học của giáo viên học sinh trong đó tăng cường
năng lực dạy học Vật lý theo hướng trải nghiệm các hiện tượng thực tế.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở lí luận của các hiện
tượng Vật lý

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Học sinh tự trải nghiệm các hoạt
động thực tế.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: xử lý kết quả thực tế từ quá trình dạy
học
- Phương pháp làm việc nhóm: Học sinh làm việc nhóm, tăng cường sự
hợp tác và học hỏi giữa các thành viên.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo, rút kinh nghiệm, học
hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống,
liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ cuộc sống của học sinh để hình thành cho
họ những phẩm chất, nhân cách.
Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao
lưu cho học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức dung, tạo lập tình cảm và thái độ
đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp
với chuẩn mực xã hội.
2.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Tại khoản 2, điều 28 của Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh”. [3]
Nghị quyết số 29-NQ/TW “về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo” đã được hội nghị trung ương 8 khóa XI thông qua, có nội dung
2



“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”. [4]
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu “phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Như vậy có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động
học tập chủ động, sáng tạo gắn liền với trải nghiệm của người học nhằm loại bỏ
thói quen học tập thụ động.
Vì vậy, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy được thực hiện theo
các định hướng sau:
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
- Chú trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Gắn liền lí thuyết với thực tế thông qua các hoạt động trải nghiệm
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đối tượng học sinh.
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học.
- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các
phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực
của các phương pháp dạy học truyền thống.

- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc
biệt lưu ý đến những ứng dụng soạn giảng công nghệ thông tin.
Để phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì
mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua
các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy, còn giáo viên là
người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nắm được kiến thức.
Vì vậy, việc giảng dạy các môn trong nhà trường phổ thông không chỉ
nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức mà còn phát huy ở học sinh tư duy
sáng tạo, hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo vào liên hệ và vận dụng vào thực
tiễn đời sống xã hội.
Việc phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tự học của học sinh trong giờ
học, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức trong sách giáo khoa mà còn

3


hình thành phẩm chất, tư duy của người lao động mới trong thời đại phát triển
của khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là gạt bỏ các
phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương
pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương
pháp hiện đại.
2.1.3. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học:
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh
thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong
học tập và trong thực tiễn. Xem việc học là một quá trình kiến tạo, giúp học sinh
tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết,
năng lực và phẩm chất.
2.1.4. Đặc trưng của các phương pháp dạy học:

- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo
thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học
của học sinh.
- Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.
- Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải
quyết các vấn đề thực tế.
2.1.5. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học:
Để đảm bảo được việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và dạy
học trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn nói riêng, chúng ta phải đảm bảo
được các yêu cầu sau.
2.1.5.1. Yêu cầu chung.
- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học
sinh.
- Dạy học thông qua các chủ đề tích hợp liên môn
- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức
học cá nhân với học nhóm, lớp.
- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa
học sinh với học sinh.
- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường
thực hành và gắn nội dung bài học với cuộc sống thực tiễn.
- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự
học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị
dạy học được trang bị hoặc giáo viên tự làm, đặc biệt là ứng dụng công nghệ
thông tin.
- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hoá nội dung, các hình thức, cách
thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
4



2.1.5.2. Yêu cầu đối với giáo viên:
Để đổi mới được phương pháp giảng dạy người giáo viên cần phải đảm
bảo được những nội dung sau:
- Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của giáo viên và hoạt động của
học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi nội dung, mỗi chủ đề mà học sinh
cần đạt được, thiết kế hệ thống câu hỏi, tình huống và bài tập để định hướng cho
học sinh hoạt động.
- Thiết kế giáo án, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động
học tập với các hình thức đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc
trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp,
của trường và của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo
nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện nội
dung kiến thức từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ cho học sinh.
- Động viên, khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được
tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh
hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của
học sinh, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học
tập cho học sinh, giúp các em phát huy tối đa năng lực, tiềm năng vốn có của
bản thân học sinh.
- Chú trọng hướng dẫn học sinh cách tự quan sát, tự đặt các vấn đề liên
quan khi bắt gặp các hiện tượng thực tế. bằng cách đặt ra các dạng câu hỏi, bài
tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh có thói quen vận
dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý,
hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với nội dung, ý nghĩa bài học, phù hợp với đặc
điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể
của nhà trường và địa phương.

- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều hơn kiến thức của mình để
giải quyết một số vấn đề có liên quan đến đời sống thực tiễn ở địa phương.
2.1.5.3. Yêu cầu đối với học sinh:
Để đạt được mục tiêu lấy người học làm trung tâm thay cho lấy người dạy
làm trung tâm thì người học phải thực hiện và đạt được các yêu cầu sau:
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám
phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng mục đích, phương pháp
học tập; thái độ, động cơ và hành vi đúng đắn.
- Tích cực thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá,
giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực
hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo
luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho giáo viên dạy và cho bạn.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt
động học tập của bản thân và bạn bè.
5


Như vậy, trong tình hình cụ thể hiện nay việc dạy học trải nghiệm sáng
tạo phải giúp cho học sinh:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học.
- Chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.
- Hướng tới hoạt động chủ động, chống thói quen học tập thụ động, học
sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi
thông tin thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế do giáo viên tổ chức
hướng dẫn.
- Tăng cường hoạt động theo nhóm và học tập cá nhân.
- Giảm trình bày lý thuyết, tăng thực hành vận dụng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Trên thế giới:

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được hầu hết các nước phát triển quan
tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát
triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất
và kĩ năng sống….[5]
2.2.2. Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây chúng ta đã có nhiều đổi mới
trong phương pháp dạy học như: dạy học theo hướng phát huy tích cực của học
sinh, thí điểm dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn…bước đầu đã có một số
chuyển biến nhất định. Tuy nhiên dạy học truyền thống theo lối truyền thống thụ
tri thức “thầy đọc trò chép” hay sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo
kiểu “nhìn chép” đã ăn sâu vào gốc rễ vào tiềm thức của quá trình dạy học.
Dạy học của chúng ta quá chú trọng vào lí thuyết mà ít chú trọng vào thực
hành, học chưa đi đôi với hành, chưa chú trọng đến kỹ năng, kỹ xảo của người
học.
2.2.3. Thực trạng tại trường THPT Tĩnh Gia 4:
Trường THPT Tĩnh Gia 4 đóng tại xã Bãi ngang đặc biệt khó khăn nên
chất lượng đầu vào thấp, kiến thức của học sinh nghèo nàn đặc biệt là các môn
tự nhiên. Vì thế việc sử dụng tất cả phương pháp dạy học tích cực vào giảng
dạy là điều không hề dễ dàng, mặc dù đa số các em đều ngoan, tích cực, chăm
chỉ, có tinh thần, thái độ học tập tốt tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số học sinh:
không chăm chỉ, còn thờ ơ với môn học, đến lớp không học bài cũ, không làm
bài tập ở nhà, không có sách giáo khoa, thiếu đồ dùng học tập… Nên để giảng
dạy đạt kết quả tốt, ngoài việc dạy kiến thức trên lớp tôi còn hướng dẫn, giao
nhiệm vụ về nhà cho các em để các em có một cách học tập đúng đắn, hình
thành sự tự giác và phát huy năng lực tự học, tính sáng tạo của học sinh.
Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đạt chuẩn, còn trẻ có lòng yêu nghề,
có khả năng tiếp thu công nghệ thông tin và không ngừng học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Song đa số giáo viên còn trẻ nên còn thiếu
nhiều kinh nghiệm, ít tài liệu nghiên cứu, trong việc sử dụng PPDH tích cực để
chuyền thụ cho học sinh.


6


Trong khi đó, để giải quyết các vấn đề thực tế thường gặp trong cuộc sống
thông thường chúng ta cần vận dụng kiến thức của rất nhiều các môn học, tuy
nhiên quá trình dạy học của chúng ta chưa chú trọng đến việc dạy học tích hợp,
dạy học theo chủ đề, dạy học theo hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2.3. Giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề
Để khắc phục một số mặt còn tồn tại trong trong quá trình dạy học Vật lý
hiện tại. Trong năm học 2017-2018 vừa qua, tôi đưa ra một số giải pháp đã áp
dụng trong quá trình giảng dạy như sau:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững một số kiến thức Vật lý thông qua một số
hoạt động cụ thể như sau:
Hoạt động trải nghiệm 1: Quan sát sóng biển, thủy triều, nêu nguyên nhân
và ứng dụng của nó.
* Mục tiêu:
- Về mặt kiến thức: - Học sinh củng cố các kiến thức về sóng cơ và quá
tình truyền sóng, hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng thủy triều và bản chất của
hiện tượng thủy triều.
- Kỹ năng: Rèn luyện về cả phẩm chất và năng lực, tích lũy kinh nghiệm,
rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện thể chất, kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn, phát huy tiềm năng sáng tạocủa học sinh
- Thái độ: tăng hứng thú đối với quá trình học tập của học sinh, rèn luyện
tính tự giác, tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
* Thiết kế chi tiết và tổ chức hoạt động trải nghiệm
TT

1


Nội dung,
tiến trình

Thời gian,
thời hạn

Tìm
hiểu về
sóng cơ

sự
truyền
sóng,
hiện
tượng
thủy
triều

1
tuần,
trước
ngày
02/11/17

Lực
lượng
tham
gia

Người

chịu
trách
nhiệm
chính

Học
Lớp
sinh
trưởng
lớp 12
C4

Phương
tiện thực
hiện,
chi phí

Địa
điểm,
hình
thức

Tài liệu
sách
báo,máy
tính nối
internet

Thư
viện,

phòng
máy và
tại gia
đình

Yêu cầu
cần đạt
(hoặc
sản
phẩm)

Nguyên
nhân và
bản
chất
của quá
trình
truyền
sóng,
hiện
tượng
thủy
triều.
Ứng
dụng
vào

Ghi
chu


Giáo
viên
tư vấn
nếu
cần

7


thực tế
2

3

Quan sát
quá trình
truyền
sóng và
hiện
tượng
thủy
triều tại
bãi biển
Tân
Dân,
Tĩnh Gia
Úng
dụng
của hiện
tượng

thủy
triều

2
ngày
vào thứ 7
ngày
04/11 và
chủ nhật
05/11/17

Nhóm
giáo
viên
thực
hiện
đề tài,
học
sinh
lớp 12
C4

2 ngày, Cả lớp
đến ngày 12C4
13/11/17 có 4 tổ
chia
làm 4
nhóm
nghiên
cứu


Giáo
- Đi bộ
viên:
Hoàng
Văn
Sang.
HS:
Trần
Thị
Dung

Bãi
biển
Tân
Dân,
Tĩnh
Gia

Nhóm
Tuyệt
GV
đối an cố
toàn.
vấn

Tổ
trưởng
các
nhóm

báo
cáo

Hải
ChâuTĩnh
gia

- Xây
đập
ngăn
mặn

Nghiên
cứu qua
các hoạt
động sản
xuất
muối

Nhóm
GV tư
vấn
giám
sát

lấy
nước
vào
ruộng
muối


* Khâu kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện nội dung hoạt động
+ Giáo viên là người cố vấn đồng thời giám sát, rà soát, kiểm tra lại nội
dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét
tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.
* Kiến thức rút ra từ hoạt động trải nghiệm
- Củng cố kiến thức về sóng cơ học
- Giải thích được hiện tượng thủy triều.
* Hướng dẫn học sinh giải thích các hiện tượng mà học sinh đã trải nghiệm
+ Về sóng biển:
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều
thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra
còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão...
- Năng lượng sóng biển: Sóng biển mang năng lượng lớn.
- Lợi ích: Sóng biển giúp chạy tua bin phát điện, giúp tiết kiệm năng
lượng, giúp nước ta có các bãi biển đẹp thu hút nhiều khách du lịch.
- Tác hại: Gây sạt lở địa hình ven biển, thu hẹp diện tích đất liền, sóng
thần còn có thể gây thiệt hại đến tính mạng và của cải vật chất của con người.
8


- Khắc phục là giảm bớt các hành động tàn phá môi trường, xây dựng hệ
thống đê điều ven biển và tìm cách sống chung với biển.
+ Về thủy triều:
- Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối
nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do lực hút giữa Mặt Trăng và
Mặt Trời.
Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp)

thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).
thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).
- Thuỷ triều giúp cho trận đánh trên sông Bạch Đằng được thắng lợi, trong
giao thông đường thủy lợi dụng lúc triều lên các tàu thuyền sẽ qua được các bãi
đá ngầm, đánh bắt cá, làm thuỷ lợi, dẫn nước vào ruộng muối, hàng hải, cung
cấp điện.
Hoạt động trải nghiệm 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm hiện tượng
giông sét.
Ở hoạt động này tôi chỉ trình bày mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thiết kế chi
tiết của hoạt động trải nghiệm.
* Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh củng cố một số kiến thức như hiện tượng phóng điện
trong không khí, tác hại và cách phòng chống sét.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy phân tích tổng hợp, tích
lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện thể chất, kỹ năng
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phát huy tiềm năng sáng tạo của học
sinh
* Thiết kế chi tiết và tổ chức hoạt động trải nghiệm
Tt Nội
Thời
Lực
Người
Phương Địa
Yêu cầu Ghi
dung,
gian,
lượng
chịu
tiện thực điểm,

cần đạt chú
tiến
thời hạn tham gia trách
hiện,
hình
(hoặc
trình
nhiệm
chi phí
thức
sản
chính
phẩm)
1 Nghiên
1 tuần, Cả lớp Lớp
Nghiên
Thư
-HS hiểu
cứu
trước
11 A5
trưởng cứu tài viện,
được quá
quá
ngày
và các liệu sách lớp học, trình
trình
28/02/18
tổ
báo,

tại nhà hình
hình
trưởng mạng…
thành
thành,
mưa, sét.
vai trò,
hiểu
tác hại
được vai
của
trò của
mưa
nước, tác
9


giông,
sét

dụng, tác
hại của
giông sét
với sinh
vật

con
người
2
Trải 15 phút Cả lớp Nhóm

Khuôn - tuyệt GV
nghiệm khi trời 11A5
GV, lớp
viên
đối
an giám
mưa
mưa
trưởng
trường. toàn.
sát
giông
giông,
(không - củng cố
đến ngày
ra ngoài lại kiến
04/03/18
trời khi thức liên
giông
quan.
sét)
Hình
thành y
tưởng
phòng
tránh tác
hại của
giông sét
3 Đưa ra 07 ngày, Cả lớp Các tổ máy
Phòng

Hs: - biết
các
đến ngày 43 học trưởng chiếu
học lớp cách
biện
11/03/18 sinh,
báo cáo
11A5
phòng
pháp
chia làm
tránh
phòng,
4 tổ hoạt
giông,
tránh
động
sét
tác hại
nhóm
- phòng
của
tránh lũ
giông
lụt, đuối
sét
nước.
- làm cột
thu lôi
chống

sét
Giáo viên là người cố vấn đồng thời giám sát, rà soát, kiểm tra lại nội
dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính
hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.
* Hướng dẫn học sinh giải thích các hiện tượng mà học sinh đã trải nghiệm:
- Khái niệm: Dông sét là một hiện tượng của thiên nhiên, đó là sự phóng
tia lửa điện khi khoảng cách giữa các điện cực khá lớn (trung bình khoảng 5km).

10


- Phân loại: Hiện tượng phóng điện của dông sét gồm hai loại chính đó là
phóng điện giữa các đám mây tích điện và phóng điện giữa các đám mây tích
điện với mặt đất.
- Một vài thông số của sấm sét:
- Điện thế của sự phóng điện có thể từ vài chục đến vài trăm triệu V.
- Cường độ dòng điện từ 10 A – 30 kA
- Vận tốc phóng điện 15000 – 36000 km/s
- Nhiệt độ tia sét 18000 – 28000 oC
- Biện pháp phòng chống sét:
Trước hết, khi nghe dự báo thời tiết có mưa hay dông bão, cần lên kế hoạch
để đề phòng sét. Tại khu vực làm việc, cần để ý trước các nơi có thể trú mưa và
tránh sét an toàn.
Tiếp đến, nên áp dụng quy tắc nhìn nghe. Khi hiện tượng sét xảy ra, thoạt
đầu ta thấy tia chớp loé lên và sau đó là có tiếng sấm kèm theo. Nếu tính được
khoảng thời gian từ lúc tia chớp loé lên đến lúc nghe thấy tiếng sấm, chia số
giây đó cho 3 thì có thể xác định được khoảng cách tới nơi sét xảy ra.
Khi trời sắp xảy ra dông, biện pháp tránh sét tốt nhất là nên ở trong nhà.
Chỗ an toàn để tránh sét là các toà nhà, hay công sở có lắp đặt hệ thống chống
sét (đơn giản nhất là cột thu lôi Franklin). Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ,

cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi
nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết và nên rút phích
cắm các thiết bị điện trước lúc có dông gần xảy ra. Các đường dây điện thoại
hay dây điện nối từ bên ngoài có thể bị ảnh hưởng bởi sét đánh lan truyền. Vì
vậy, nên tránh xa các dây này, các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1
mét.
Trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, tuyệt đối không
dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa
các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt...
Sét đánh có thể làm cháy, bỏng, gây hại tới hệ thần kinh, gãy xương, mất
thính giác, thị giác, hay trí nhớ của con người. Người bị sét đánh cần được cứu
trợ ngay tức khắc. Nếu người bị sét đánh ngất (tim ngừng đập, tắt thở) phải thực
hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo và tìm những bộ phận trên
cơ thể bị gãy. Đặc biệt, nếu nghi ngờ nạn nhân bị gãy cột sống, phải cẩn thận
không di dời nạn nhân, mà tìm cách nhanh nhất gọi nhân viên y tế đến. [6]
Hoạt động trải nghiệm 3: Giải thích vì sao nước, cát, khí co2 có thể dập lửa
Bước 1. xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động.
* Mục tiêu:
- Về mặt kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức về sự hóa hơi của nước,
nhiệt lượng cần cung cấp cho quá trình bay hơi.
- Kỹ năng: Rèn luyện về cả phẩm chất và năng lực, tích lũy kinh nghiệm,
rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện thể chất, kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn, phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh
11


- Thái độ: tăng hứng thú đối với các môn học của học sinh, rèn luyện tính
tự giác, có ý thức trong việc phòng cháy chữa cháy
* Yêu cầu
- Yêu cầu cần đạt được về năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết

vấn đề và sáng tạo, năng lực thẫm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực thể chất,
năng lực hợp tác, năng lực quan sát, tư duy phân tích, năng lực khám phá sáng
tạo...
Bước 2. xây dựng nội dung của hoạt động
* Căn cứ xác định nội dung hoạt động
- Căn vào mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung và mục tiêu của hoạt động
trải nghiệm sáng tạo nói riêng
- Căn cứ vào lĩnh vực khoa học tư nhiên và điều kiện cụ thể của nhà
trường.
* xác định mạch nội dung của hoạt động
- giáo dục phát triển cá nhân, yêu thiên nhiên quê hương đất nước, định
hướng nghề nghiệp.
* các chủ đề cần nghiên cứu thông qua hoạt động
- chủ đề 1: nghiên cứu điều kiện tự nhiên của nhà trường
- chủ đề 2: chuẩn bị một số điều kiện cần thiết cho hoạt động trải nghiệm
- chủ đề 3: trải nghiệm hiện tượng thực tế và nâng cao ý thức về PCCC
Bước 3. thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Khâu thiết kế chi tiết cho hoạt động trải nghiệm:
TT

1

2

Nội
dung,
tiến
trình

Thời

gian,
thời hạn

Lực
lượng
tham gia

Người
chịu
trách
nhiệm
chính
Tìm
1 tuần, Ban cán Phan Thị
hiểu
thời hạn sự lớp Diệp
điều
hoàn
10B8
kiện tự thành
nhiên
ngày
của nhà 11/04/18
trường

Phương
tiện thực
hiện,
Chi phí


Địa
điểm,
hình
thức

Ngiên
cứu tài
liệu,
internet,
và thực
tế
nhà
trường

Khuôn
viên
nhà
trường

Chuẩn
bị một
số điều
kiện

- Dụng
cụ
lao
động của
nhà


khuôn
viên
nhà
trường,

2 ngày, Thành
trước
viên lớp
ngày
10B8
18/04/18

Phan
Văn
Biển lớp
trưởng

Yêu cầu
cần đạt
(hoặc
sản
phẩm)
Khảo sát
điều kiện
thực tế
của nhà
trường,
kiểm tra
các điều
kiện an

toàn
cháy nổ

Ghi
chú

- chuẩn
bị đầy đủ
các điều
kiện

Giáo
viên
làm
cố

Giáo
viên
làm
cố
vấn

12


cần
thiết
cho
hoạt
động

trải
nghiệm

3

trải
1 ngày Thành
nghiệm 20/04/18 viên lớp
hiện
10B8
tượng
thực tế

nâng
cao ý
thức về
PCCC

trường.
Củi
khô để
tạo đám
cháy
Xô,
chậu
chứa
nước, cát
-Kinh
phí
khoảng

500.000
Các tổ
trưởng là
người
chịu
trách
nhiệm
chính

tổ 2 và
tổ
3
chuẩn
bị củi
khô. tổ
1 và tổ
4
chuẩn
bị xô,
chậu
chứa
nước.

thực
vấn
hiện hoạt
động trải
nghiệm
- tuyệt
đối

an
toàn
trong lao
động.

Khuôn
viên
trường

nắm
được
nguyên
nhân gây
cháy
- nâng
cao
ý
thức
PCCC

Giáo
viên
làm
giám
sát

- Khâu kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện nội dung hoạt động
+ Giáo viên là người cố vấn đồng thời giám sát, rà soát, kiểm tra lại nội
dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính
hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

+ Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội
dung kiến thức nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.
*Hướng dẫn học sinh giải thích các hiện tượng mà học sinh đã trải nghiệm:
+ Thứ nhất: khi nước gặp một vật đang cháy nó lấy đi rất nhiều nhiệt của
vật đó.
+ Thứ hai: hơi nước hình thành chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần
thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao quanh vật đang cháy,
không cho nó tiếp xúc với không khí, thiếu không khí sự cháy sẽ không thể duy
trì được.
* Nắm chắc các biện pháp phòng cháy, phương pháp và các nguyên tắc
chữa cháy:
A. Biện pháp phòng cháy
- Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất
kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở
thành không cháy và khó cháy.
13


- Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn
nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.
- Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các
khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
- Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị
tới mức cần thiết.
- Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy
đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.
B. Phương pháp chữa cháy
- Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng

cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn
chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi
vùng cháy.
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như nước, đất cát, bọt chữa cháy, chăn
nệm, bao tải, vải bạt.
- Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)
Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng
nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
Sử dụng các chất chữa cháy như: nước, khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.
- Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám
cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa
cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ
C. Quy trình giải quyết sự cố khi có cháy xảy ra
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
- Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô)
- Cắt điện khu vực cháy
- Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra
khỏi khu vực cháy.
- Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám
cháy.
- Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về
trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).
- Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn
trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
- Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.

-Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.
14


2.3.2 Hướng dẫn học sinh tự bố trí một số thí nghiệm tại nhà.
Trong các thí nghiệm này tôi chỉ trình bày cách bồ trí thí nghiệm để học
sinh về nhà tự làm
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm phát hiện áp suất rễ, hiện tượng mao dẫn.
Cách tiến hành:
- Thời điểm vào buổi chiều tối, chọn một cây chuối có đường kính gốc
khoảng 10 cm
- Dùng dao sắc cắt ngang phần cách gốc khoảng 3 cm
- Dùng một chậu nhỏ úp phần gốc còn lại trên đất.
- Để qua một đêm, sáng hôm sau mở chậu quan sát hiện tượng và giải
thích kết quả.
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm cho trứng tự chui vào chai
- Chuẩn bị
1 chai thủy tinh, 1 quả trứng gà, 1 tờ giấy và một bật lửa
- Cách thực hiện
Thả một mảnh giấy đang được châm lửa 1 đầu qua miệng chai rồi mới đặt
quả trứng luộc lên, quả trứng sẽ tự chui vào trong chai.
- Quan sát và giải thích kết quả.
Thí nghiệm 3: Thí nghiệm đường truyền của tia sáng khi tới mặt phân
cách giữa hai môi trường
- Chuẩn bị
1 bút laze, 1 chai nước chứa nửa nước so với thể tích chai
- Cách thực hiện
Dùng bút laze chiếu chùm sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường nước và
không khí, thay đổi góc tới để quan sát đường đi của tia sáng qua mặt phân cách
và kiểm chứng các định luật.

- Quan sát và giải thích kết quả.
Thí nghiệm 4: Thí nghiệm rót đầy rượu vào ly mà không tràn ra ngoài.
- Công dụng
Hiểu về hiện tượng dính ướt và không đinh ướt, sức căng bề mặt của chất lỏng
- Chuẩn bị
1 cốc nhỏ và một chai rượu, bột Một dược(mua tại hiệu thuốc)
- Cách thực hiện
Dùng bột Một dược bôi lên miệng chén sau đó mới rót rượu, tuy rượu cao hơn ly
1cm nhưng vẫn không bị tràn ra ngoài.
- Quan sát và giải thích kết quả.
* Sau mỗi thí nghiệm giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo và giải thích sau
đó giáo viên giải đáp thắc mắc và hoàn thiện kiến thức.
2.3.3 Hướng dẫn học sinh quan sát từ các hiện tượng thực tế, từ đó vận dụng
các kiến đã học để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
- Hiện tượng 1: khi bị vấp thường ngã về phía trước.
- Hiện tượng 2: vòng xoáy của nước nói chung là xoay theo một hướng.
- Hiện tượng 3: Ánh sáng đom đóm có từ đâu ?
15


- Hiện tượng 4: Vì sao dùng đòn gánh đồ vật lại đỡ tốn sức ?
- Hiện tượng 5: Vì sao diều có thể bay trên trời?
- Hiện tượng 6: Khi đẩy tạ, góc tối ưu có phải là 45 độ không?
- Hiện tượng 7: nước mưa rơi như thế nào?
- Hiện tượng 8: Âm thanh trong phích nước từ đâu ra?
* Với mỗi hiện tượng giáo viên yêu cầu học sinh tự quan sát, nghiên cứu
và giải thích sau đó giáo viên giải đáp thắc mắc và hoàn thiện kiến thức liên
quan.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

- Về phía giáo viên:
+ Với bản thân thực hiện đề tài: Năng động hơn, tích cực nâng cao trình
độ chuyên, phương phá giảng dạy tích cực hơn, đa dang hơn. Phối hợp tốt hơn
với các giáo viên khác, gần gũi và thân thiện hơn với học sinh, hoàn toàn chủ
động trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức.
+ Với đồng nghiệp: Qua trao đổi về kiến thức chuyên môn và phương
pháp giảng dạy giúp nhau cùng tiến bộ trong giảng dạy, tạo mối quan hệ tốt cùng
nhau làm việc hiệu quả nâng cao kết quả giảng dạy của nhà trường.
+ Về phía học sinh: các em hứng thú với các tình huống trải nghiệm thực
tế, say mê khám phá kiến thức, thể hiện được khả năng quan sát và sáng tạo.
Tăng hứng thú của các em với các môn khoa học tư nhiên mà trươc nay được
cho là khô khan, khó hiểu.
Sau khi áp dụng các hình thức trải nghiệm trên vào thực tiễn dạy học. Tôi
đã khảo sát trên 06 lớp gồm 03 lớp thực nghiệm(lớp 12C4, lớp 11A5 và lớp
10B8) và 03 lớp đối chứng(lớp 12C2, lớp 11A6 và lớp 10B9). Mỗi khối lớp
khảo sát bằng bài kiểm tra 10 phút và thu được kết quả cụ thể như sau:
Lớp/sĩ số

lớp
số

12C4
(TN)
12C2
(ĐC)
11A5
(TN)
11A6
(ĐC)
10B8

(TN)
10B9
(ĐC)

Loại giỏi
số
TL
bài
%

Loại khá
Số
TL
bài
%

Loại TB
Số
TL
bài
%

Loại yếu
TL
Số bài
%

Loại kém
Số
TL

bài

38 15

39,5

17

44,7

5

13,2

1

2,6

0

0

42 9

21,4

10

23,8


18

42,8

4

9,6

1

2,4

38 19

50

10

26,3

7

18,5

2

5,2

0


0

43 8

18,6

8

18,6

20

46,5

6

14

1

2,3

37 9

24,3

14

37,8


13

35,2

1

2,7

0

0

45 5

11,1

11

22,4

22

48,8

5

11,1 2

4,4


16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Khi áp dụng các hoạt động trải nghiệm vào dạy học trong môn Vật lý tại
trường tôi nhận thấy rằng: Học sinh học tập chủ động hơn, hứng thú hơn với
môn học, khả năng vận dung kiến thức vào thực tiễn cung được nâng cao đáng
kể. Đặc biệt nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh trong học tập và thực tiễn.
Trong nỗ lực tìm kiếm một phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu
của việc đổi mới công tác dạy và học thì dạy học theo các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là một việc làm tất yếu để đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm.
Dạy học theo xu hướng trải nghiệm sáng tạo không chỉ nâng cao khả năng
tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham
muốn, tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của học sinh mà còn góp phần
hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của giáo viên trong quá
trình chuẩn bị và đồng hành cùng học sinh khám phá kiến thức mới.
Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ mới chú trọng đến việc hướng học
sinh đến các hoạt động trải nghiệm thực tế cuộc sống, để vận dụng kiến thức vào
thực tiễn và kích thích khả năng sáng tạo của học sinh. Còn về mặt lý luận của
phương pháp chúng tôi sẽ trình bày sâu hơn trong đề tài khác.
3.2. Kiến nghị
Do điều kiện về thời gian dành cho các hoạt động trải nghiệm trong
chương trình hiện tại còn hạn chế. Các tài liệu về các hoạt động trải nghiệm là
rất ít vì vậy tôi kính đề nghị: Trong chương trình đổi mới cần dành nhiều thời
gian hơn cho hoạt động trải nghiệm thực tế, cung cấp thêm các tài liệu và tiếp
tục tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về việc dạy học theo các hoạt động
trải nghiệm thông qua tích hợp nhều môn học.
Đề nghị các nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, thời gian để

các giáo viên có thể áp dụng nhiều các hoạt động trải ngiệm trong quá trình
giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 5 năm
2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Văn Sang

17


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể
phổ thông
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động
TNST trong trường trung học. Tài liệu tập huấn.
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (dự án Việt –Bỉ, 2010). Dạy và học tích cực
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kĩ năng sống, Nxb ĐHSP Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
6. Nguyễn Hữu Châu (2005), “Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và quan
điểm kiến tạo trong dạy học”
7. Luật Giáo dục (2005)
8. Bộ KH-KT và Giáo dục Hàn Quốc (2009), Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo.

9. />10. Sách giáo khoa vật lý 10, 11, 12 cơ bản
Trích dẫn tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể
phổ thông
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[3] Luật Giáo dục (2005)
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[5] Nguyễn Hữu Châu (2005), “Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và
quan điểm kiến tạo trong dạy học”
[6] />
18



×