Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Sử dụng phim tài liệu kết hợp với sơ đồ tư duy vào giảng dạy tác phẩm tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh (ngữ văn 12 – tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.07 KB, 19 trang )

1.
1.1.

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn bản có tính chính
luận mẫu mực và có giá trị lịch sử to lớn, là bản khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng tự do, hòa bình
và tự chủ. Tuyên ngôn độc lập chính là bản anh hùng ca được viết bằng máu của
hàng triệu con người Việt Nam yêu nước đã hi sinh trong cuộc đấu tranh bền bỉ,
kiên cường. Tuy nhiên văn chính luận lại có những đặc trưng riêng của nó mà
đối với nhiều Giáo viên và học sinh, thể văn chính luận là khô khan, khó hiểu.
Cái nhìn mang tính định kiến đó dẫn đến việc dạy học mang tính qua loa, hình
thức. Điều này dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc dạy học văn chính luận nói chung và
bản Tuyên ngôn độc lập nói riêng chưa đạt đến hiệu quả như mong muốn.
Như chúng ta đã biết, văn chính luận là một thể loại văn học quan trọng,
riêng đối với văn học, văn chính luận đã đồng hành cùng nền văn học trong suốt
quá trình lịch sử, còn trong chương trình Ngữ văn phổ thông, văn chính luận
chiếm một phần tương đối lớn và Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận
mẫu mực. Nói như thế có nghĩa Tuyên ngôn độc lập là một bản anh hùng ca bất
hủ của thời đại Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy sâu sắc những “áng thiên cổ
hùng văn” của dân tộc như Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô
đại cáo của Nguyễn Trãi. Tuyên ngôn độc lập là sự đúc kết kinh nghiệm của
nhiều thế kỉ đấu tranh vì nhân quyền, dân quyền, vì độc lập tự do của dân tộc và
nhân loại, thể hiện hùng hồn của ý chí quyết tâm và sức mạnh vĩ đại.
Thế nhưng, lâu nay hầu hết các thầy cô đều sử dụng phương pháp truyền
thống là đọc – hiểu thông thường: học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chi tiết tác
phẩm, học sinh thấy khô khan, khó hiểu bởi nhiều lí do trong đó có một lí do rất
lớn là các em sống trong thời bình nên không hiểu hết được ý nghĩa của độc lập,
tự do, không hiểu được bối cảnh ra đời của tác phẩm. Từ đó sẽ hạn chế trong
quá trình phân tích, cảm nhận giá trị của tác phẩm này.


Mặt khác, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
học sinh có điều kiện tiếp cận tác phẩm trên nhiều phương tiện hiện đại. Giáo
viên không đổi mới phương pháp dạy sẽ gây nhàm chán và buồn ngủ cho học
sinh. Mà trong nhà trường, mỗi ngày cơ sở vật chất đều được nâng lên, như
trường THPT Yên Định 2, mỗi phòng học đều được trang bị máy chiếu, loa máy
tính… chúng ta nên biết sử dụng các thiết bị này để hỗ trợ cho bài dạy để giờ
học trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, tạo hứng thú tìm hiểu
cho các em. Trước thực tế giảng dạy như thế này, tôi luôn trăn trở để tìm ra
phương pháp dạy học hiệu quả nhất, truyền đạt một cách sinh động để học sinh
có tâm thế hào hứng khi tiếp cận tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Cụ thể, tôi đã
tìm đúng phim tài liệu ghi lại Toàn cảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập
vào ngày 2.9.1945 ở Quảng Trường Ba Đình – Hà Nội để chiếu cho học sinh
xem thay vào thời gian Đọc văn bản, tất nhiên đoạn phim được chiếu là phần
1


trọng tâm Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, cắt phần đầu và đuôi để đảm bảo không
ảnh hưởng tới thời gian dạy học. Sau khi tìm hiểu chi tiết văn bản sẽ dùng sơ đồ
tư duy để củng cố bài học. Vì thế Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là: Sử dụng
phim tài liệu kết hợp với sơ đồ tư duy vào giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc
lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12 – Tập 1).
Mục đích nghiên cứu

1.2.

Vận dụng tốt thành tựu của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để nói không
với khô khan trong văn chính luận, phát huy tốt tính năng của bài giảng điện tử
vào giảng dạy học văn. Để giờ học không đi theo lối mòn xưa cũ đọc – chép,
gượng ép trong cảm nhận. Thay vào đó là giờ học có âm thanh, có hình ảnh thực
tế với hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh tiếp cận tác

phẩm một cách hứng thú nhất, lôi cuốn học sinh tham gia học tập một cách chủ
động theo phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Từ đây chất lượng và hiệu
quả giờ dạy sẽ được nâng lên.
1.3.
1.4.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Chương
trình Ngữ văn 12, tập 1, Ban cơ bản).
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 2.
Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc kĩ tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” sau đó tìm tài liệu có liên quan
đến văn bản. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của
học sinh lớp 12B1, 12B3, 12B6, 12B7 Trường THPT Yên Định 2 để lựa chọn
hướng khai thác phù hợp. Cuối cùng tôi lựa chọn cách khai thác tác phẩm từ đặc
trưng thể loại kết hợp với phương pháp “lạ hóa” bằng phim tài liệu và sơ đồ tư
duy để tăng niềm cảm hứng cho học sinh.
1.4.2. Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp vấn đáp; phương pháp hoạt động nhóm; phương pháp thuyết
trình kiểu diễn tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp đặt và giải quyết vấn đề;
phương pháp phân tích, bình giảng.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu cách thức:
Sử dụng phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập và tạo lập sơ
đồ tư duy trên máy tính và máy chiếu.
1.4.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và thu thập thông tin:
Trước khi thực hiện giờ dạy, tôi sẽ làm phiếu thăm dò thái độ của các em
về tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập ” (Hồ Chí Minh) đồng thời hướng dẫn các em
soạn bài trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Sau
khi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp tôi tiến hành kiểm tra 45 phút ở các lớp

thực nghiệm và các lớp đối chứng.
2


1.4.5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Khi đã có kết quả điều tra, tôi thống kê, phân loại để nhận biết được thực
trạng vấn đề trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng như hiệu quả
của sáng kiến kinh nghiệm, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai đề tài này.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài:
2.1.1. Xu hướng của đổi mới giáo dục hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Đất
nước ta đã bước vào giai đoạn phát triển của Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 thì các phương tiện truyền thông phát triển vượt bậc.
Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập, học sinh được mở rộng khả năng tìm
kiếm, tiếp cận thông tin so với trước. Từ đó bản thân giáo viên cũng phải tự tìm
tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong việc sử dụng các
phương tiện thiết bị vào giảng dạy.
Ngữ văn là một môn khoa học mang tính chất liên ngành. Đặc trưng của
bộ môn là gần gũi với đời sống thực tế nhưng nhiều khi học sinh lại không thể
tiếp xúc, quan sát mà phải liên tưởng, tưởng tượng trong tư duy, cảm nhận. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học và đưa các video âm
thanh, hình ảnh ở một số bài học là phương pháp được lựa chọn để giúp các em
cảm nhận sâu sắc về giá trị của tác phẩm.
2.1.2.

Vai trò của việc sử dụng phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập
trong giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Phần 2: tác

phẩm)
So với các phương tiện dạy học khác, sử dụng phim tài liệu có những hiệu
quả nổi bật. Phim tài liệu giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ tốt hơn
thông qua các tri giác như thính giác, thị giác… khi xem phim tài liệu, học sinh
được tiếp xúc trực tiếp với âm thanh, hình ảnh, lời nói, giọng điệu... do đó kiến
thức được truyền tải bằng nhiều đường, nội dung bài học sẽ có hiệu quả, được
ghi nhớ nhanh và khắc sâu hơn.
Trong phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khi xem học
sinh sẽ thấy được không khí trang nghiêm trên lễ đài, mọi người thì tưng bừng
đến Quảng trường Ba Đình - Hà Nội để nghe Bác đọc. Theo tường thuật của nhà
báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương
trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên
ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ
trưởng Bộ Nội vụ giải bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông
3


Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông
Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh
đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc. Sau lễ chào cờ và hát quốc
ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh,
người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, “Độc
lập! Độc lập!” Bác Hồ vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng
hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, Bác
Hồ lúc đó bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Một mối liên kết và sự thể hiện lòng
tôn trọng đối với người dân mà chưa từng có vị quân vương Việt Nam nào trong
lịch sử thể hiện đã được tạo ra khi Hồ Chí Minh có những tương tác với quần
chúng khi Bác hỏi: "Tôi nói, Đồng bào có nghe rõ không?” và đám đông đồng
thanh hô vang “Rõ!”.
Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng

đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt
Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Bác tuyên bố rằng
Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với
Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Bác cảnh báo rằng người
Việt “kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Kết thúc bài phát
biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ
lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Sân
khấu được làm từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do
đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của
mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố
gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc.
Trong phim tài liệu các em cũng thấy được những tội ác dã man của thực
đan Pháp đối với nhân dân Việt Nam.
Tóm lại với việc sử dụng phim tài liệu này vào tiết đọc hiểu bài Tuyên ngôn
độc lập có vai trò rất lớn: đưa học sinh trở về đúng bối cảnh của thời khắc lịch
sử vàng son của dân tộc: buổi sáng mùa thu ngày 2/9/1945 với hình ảnh thân
quen, gần gũi của vị lãnh tụ thiên tài đang cất lời khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa . Đây là phim tài liệu được xem nhiều, nhất là vào ngày tết
Độc lập (2/9) hàng năm của đất nước. Từ đây không chỉ giúp các em hiểu về bài
học mà còn khắc sâu trong tâm trí các em về lịch sử hào hùng của dân tộc.
2.1.3.

Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một phương pháp giảng dạy đơn giản mà hữu hiệu, giúp
người học có thể liên hệ và nắm bắt hệ thống kiến thức nhanh chóng. Nhiều cấp
lớp, nhất là khối đại học và THPT, đã áp dụng rộng rãi phương pháp này. Sơ đồ
tư duy không chỉ cho thấy thông tin mà còn phản ánh cấu trúc tổng thể của một
chủ đề và mức độ quan trọng của các thành phần riêng lẻ. Ví dụ, hoàn toàn có
thể sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát bài Tuyên ngôn độc lập theo cấu trúc ba

phần: Tìm hiểu chung – đọc hiểu văn bản và tổng kết. Mỗi phần lại tương ứng
4


với các nội dung, như phần Đọc – hiểu văn bản có phần Cơ sở pháp lý, Cơ sở
thực tiễn và phần Tuyên ngôn. Từ đây, sẽ giúp cho học sinh học môn Ngữ văn
hình thành cách nhìn nhận vấn đề văn học thật tổng quát và liên kết được các ý
tưởng với nhau.
Khi sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với PowerPoint sẽ phát huy rất nhiều lợi
thế. Người vẽ sơ đồ không cần phải viết nhiều, chỉ cần tạo ký hiệu sau đó chèn
clip, gắn link thêm vào. Sơ đồ tư duy không hề có bất kỳ khuôn mẫu nào, mỗi cá
nhân, mỗi nhóm có thể tự sáng tạo ra hình thức sơ đồ sao cho phù hợp với nội
dung mà tư duy mong muốn biểu đạt. Sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ hệ thống
hóa được dung lượng kiến thức bao phủ theo bề rộng, mà còn đem đến cái nhìn
toàn cảnh. Người học tiến hành đọc hiểu, nghiên cứu, khảo sát tài liệu, sách vở
để bổ sung thêm kiến thức và nhận định có chiều sâu trong đánh giá.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Môn Văn có vai trò vô cùng quan trọng, thực tế lại rất đáng lo ngại là học
sinh không thích học Văn, môn Văn phải đọc nhiều, viết nhiều, ngay cả khi thi
THPT Quốc gia cũng chỉ có môn Văn là tự luận phải viết nhiều, các môn còn lại
đề thi trắc nghiệm. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của
những người trực tiếp giảng dạy môn Văn và nay đã trở thành vấn đề của báo
chí và dư luận. Ai đã từng trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong
những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có sự thay đổi về phương pháp dạy
văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm, trả các bài
kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều biểu hiện tâm lí chán học Văn của
học sinh. Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng
thực tế hiện nay cho thấy các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem
nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi
người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã

hôi không chỉ thể hiện bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta cần tích cực đổi mới
phương pháp học văn hiệu quả nhất.
Với sự phát triển của quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị trường học
ngày càng được trang bị đầy đủ. Cụ thể ở trường THPT Yên Định 2, mỗi phòng
học đều được lắp máy chiếu hiện đại, loa máy tính, loa trợ giảng được học sinh
khóa cũ tặng lưu niệm nhiều, thực tế đã đưa vào sử dụng. Cá nhân giáo viên hầu
hết đều có máy tính xách tay (laptop). Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn ngại chưa
sử dụng hoặc sử dụng ít. Giờ học trôi đi không mấy hấp dẫn. Hiệu trưởng nhà
trường luôn phát động Cán bộ giáo viên tăng cường việc sử dụng các thiết bị đó
vào đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đối với môn Văn, thì số giáo viên sử dụng Bài giảng điện tử cũng còn hạn
chế. Trong khi đó Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) là tác phẩm mang đặc
trưng của văn chính luận khiến nhiều giáo viên và học sinh bước đầu thấy khó
khăn khi tiếp cận.
5


Là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học, tôi đã trăn trở và nỗ lực tìm kiếm các phương pháp dạy
học tích cực, tiến bộ giúp các em lĩnh hội kiến thức bài này một cách tốt nhất.
Sử dụng phim tài liệu Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập và sơ đồ hóa kiến
thức trong giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (Phần 2: Tác phẩm) là một
trong những kết quả của sự nỗ lực ấy và tôi cũng thấy khá hài lòng về kết quả
này.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Phần 2: Tác phẩm (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp HS:
- Nắm chắc và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuyên

ngôn Độc lập trên cái nhìn nhiều chiều, so sánh với những tác phẩm khác trong
chương trình.
- Thấy được giá trị nhiều mặt (lịch sử, tư tưởng, nghệ thuật) và ý nghĩa to lớn
của bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng
nàn và tự hào dân tộc của Bác.
- Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc lập.
2. Về kỹ năng:
Học sinh biết cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học theo đặc
trưng thể loại văn chính luận.
3. Thái độ:
- Yêu mến, kính phục vị “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân
văn hóa thế giới”.
- Tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.
- Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng
hơn, bắt kịp nhịp độ phát triển của thời đại….
Lòng yêu mến, kính phục vị “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân
văn hóa thế giới”.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
6


- GV: máy chiếu, máy tính, loa , SGK, SGV, giáo án, bài giảng điện tử.
- HS: Vở soạn, vở ghi, sgk, tài liệu về bản Tuyên ngôn độc lập.
III. PHƯƠNG PHÁP
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: sử dụng phim tài liệu
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, sử dụng sơ đồ tư duy.
Phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu
hỏi.
- Riêng phần tác phẩm: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả

lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo
luận; sau đó GV nhấn mạnh khắc sâu những ý chính
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Vào bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người đặt nền móng và
mở đường cho văn học cách mạng. Bác không chỉ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại mà
còn là một nhà văn học kiệt xuất, nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có
thể thấy rõ qua Bản Tuyên ngôn độc lập của Người. Hôm nay chúng ta sẽ đi
tìm hiểu giá trị của tác phẩm này:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung phần Tiểu dẫn (SGK): Một
em hãy tóm tắt những ý cơ bản trong phần Tiểu dẫn
HS: Đọc, tóm tắt.
GV: Chốt lại các ý cơ bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh ra đời
CH: Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời.
Nội dung:
- Thế giới:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
+ Nhật đầu hàng Đồng minh.
- Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.
+ 26 - 8 - 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.

7


+ 28 - 8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48,

phố Hàng Ngang, Hà Nội.
+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản Tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Tuyên ngôn độc lập ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc lập vừa
mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động (bọn đế quốc thực dân - dưới
danh nghĩa giúp các nước Đông Dương giải giáp vũ khí quân đội Nhật - đang
âm mưu xâm chiếm nước ta...)
(Minh sơ đồ 1)
2. Giá trị của Tuyên ngôn độc lập
GV cho HS nắm vững: giá trị lịch sử, văn học của bản Tuyên ngôn độc lập ; đối
tượng hướng tới, mục đích viết bản Tuyên ngôn độc lập .
- Là văn kiện lịch sử vô giá
- Là áng văn chính luận mẫu mực : Lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; những
bằng chứng không ai chối cãi được.
3. Đối tượng, mục đích của Tuyên ngôn độc lập
CH: Tuyên ngôn độc lập Bác viết cho ai và viết để làm gì?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời
Nội dung:
- Nhân dân Việt Nam,
- Các nước trên thế giới
- Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
- Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam
mới.
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
(Minh họa Sơ đồ 2)
4. Bố cục văn bản
CH: Dựa vào câu hỏi 1 phần chuẩn bị bài ở nhà cho biết bản Tuyên ngôn độc lập
chia làm mấy phần?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời.
Nội dung:

* Bố cục thông thường của một bản Tuyên ngôn: 3 phần: Nêu nguyên lí chung
làm cơ sở, nền tảng pháp lí cho bản Tuyên ngôn; lập luận làm sáng tỏ nguyên lí
chung ấy; lời tuyên ngôn
8


* Bố cục của Tuyên ngôn độc lập: kết cấu 3 phần :
a. Phần 1 (từ đầu đến “Không ai có thể chối cãi được”): Cơ sở lí luận của Tuyên
ngôn độc lập.
b. Phần 2 (Từ “Thế mà” đến “phải được độc lập”) : Cơ sở thực tiễn: Tố cáo tội ác
của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập của dân tộc.
c. Phần 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập,
tự do của dân tộc Việt Nam.
(Minh họa sơ đồ 3)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản Tuyên ngôn độc
lập
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.

Đọc: GV cho HS xem phim tài liệu Toàn cảnh Bác đọc tuyên ngôn sáng 2-91945 của Tổ làm phim Phạm Kì Nam, Nguyễn Như Ái, … Bộ phim sản xuất
năm 1975. Phim lấy nguồn tư liệu từ trong nước và cả nước ngoài.
(Phim dài khoảng 16 phút, GV cắt giữ lại phần trọng tâm còn lại gần 8 phút –
không làm ảnh hưởng tới thời gian Tìm hiểu văn bản)

2. Tìm hiểu văn bản
9


2.1. Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập
GV chia nhóm và phát vấn:

CH: Bác mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập như thế nào?Em hãy cho biết nội
dung của hai lời trích dẫn trên? Mục đích việc trích dẫn
HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm và lần lượt trả lời.
Nội dung:
* Để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta là đúng và phù hợp với
công luận quốc tế, mở đầu bản tuyên ngôn ta thấy cách đặt vấn đề của Hồ Chí
Minh bất ngờ, độc đáo, thú vị. Người không ôn lại những trang sử chói lọi của
dân tộc, không dùng những mĩ từ, những quan điểm riêng tư của bản thân mà lại
trích những lời bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1976), Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1979): “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
- Cách trích dẫn cho thấy Bác sắc sảo trí tuệ trong cuộc đối thoại lịch sử.
- Cách trích dẫn còn rất chuẩn mực khoa học theo trình tự thời gian, trên cả hai
châu lục Châu Âu, châu Mĩ, là tiếng nói của những nước hùng mạnh, danh tiếng
nhất.
- Những lời dẫn ở hai bản tuyên ngôn có sự tương đồng về chiều sâu tư tưởng,
đề cao Nhân quyền và Dân quyền. Đó là thành quả của hai cuộc cách mạng vĩ
đại thuộc về người Mĩ và người Pháp, đánh dấu buổi bình minh mới của nhân
loại, lật đổ chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, thiết lập chế độ cộng hòa
dân chủ cho con người.
CH: Nhận xét về cách viết của Bác thể hiện qua phần đầu của bản Tuyên ngôn
độc lập?
HS: Suy nghĩ và trả lời
Nội dung:
* Cách viết mở đầu như vậy là khéo léo và kiên quyết
- Khéo léo vì Bác rất trân trọng tư tưởng tiến bộ của người Pháp và người Mĩ.
Với cách viết này Người thể hiện thái độ trân trọng đối với kẻ thù.
- Kiên quyết vì Tuyên ngôn Độc lập một mặt khẳng định quyền độc lập tự do
của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ, người Pháp đưa ra.
Đồng thời ngầm cảnh báo nếu thực dân Pháp tấn công Việt Nam một lần nữa thì

chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm dơ bẩn lá cờ nhân đạo thiêng
liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc họ đã giành được.
- Cách viết thể hiện lập luận sắc sảo. Hồ Chí Minh thực hiện chiến thuật “gậy
ông đập lưng ông” vì thế Chế Lan Viên viết: “Những câu tuyên ngôn trích trên
kia vừa là quả táo đối với chúng ta vừa là quả lựu đạn đối với kẻ thù”.
10


- Trích dẫn lời tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, Bác muốn đặt ba bản tuyên ngôn
ngang bằng nhau, từ đó gián tiếp khẳng định thành quả to lớn của cuộc cách
mạng tháng Tám, thế đứng của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do.
- Trong lịch sử cuộc đấu tranh phát triển thuộc địa Bắc Mĩ nhằm thoát khỏi chế
độ thống trị của thực dân Anh, với cách mạng tháng Tám 1945 Bác nêu rõ: “Dân
ta đánh đổ xiềng xích thực dân 100 năm nay để gây dựng nước Việt Nam độc
lập”.
- Nếu cuộc cách mạng Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp mà lật đổ chế độ
chuyên chế phong kiến quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ
cộng hòa thì với cách lập luận này, Hồ Chí Minh khẳng định: cách mạng tháng
Tám của Việt Nam đã giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ mà cách mạng Pháp,
Mĩ đạt được. Vì thế nếu người Pháp, Mĩ được độc lập tự do thì lẽ gì điều đó
không là hiện thực của người Việt Nam.
- Trích dẫn lời tuyên ngôn của Pháp, Mĩ còn thể hiện niềm tự hào dân tộc của
Bác, Người nêu rõ thế đứng của dân tộc Việt Nam sánh ngang cường quốc Pháp,
Mĩ. Điều này khiến người đọc nhớ tới những câu văn hào hùng trong “Bình Ngô
Đại Cáo” của Nguyễn Trãi:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
* Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn rất sáng tạo linh hoạt thể hiện ở lời suy
rộng ra của Người : “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng

và quyền tự do”
- Từ quyền của con người trong tuyên ngôn của Mĩ, Pháp Bác suy ra thành
quyền của các dân tộc trên thế giới. Nhà văn hóa Cu Ba trong cuốn Hồ Chí
Minh trong lòng nhân dân thế giới viết: “Cống hiến lớn nhất của cụ Hồ Chí
Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi con người thành quyền lợi dân tộc.
Như vậy, tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình”.
Lời “suy rộng ra” này là đóng góp quan trọng đối với phong trào phát triển của
các nước bị áp bức trên thế giới, nó không chỉ đòi quyền độc lập, tự do cho dân
tộc Việt Nam mà còn là tiếng súng khởi đầu, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, dự
báo thời kỳ bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa
thực dân trên toàn thế giới vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX.
CH: Nhận xét chung về cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập.
HS: Suy nghĩ và nhận xét.
Nội dung:
* Nhận xét chung

11


Với lời lẽ giản dị, cách viết cô đọng, lập luận chặt chẽ, hai câu trích dẫn bổ sung
cho nhau, kết hợp với một lời bình luận sáng tạo đầy chất trí tuệ, cùng câu kết
thúc: “Đó là lẽ phải không ai chối cãi được” phần mở đầu đã đặt nền móng, cơ
sở pháp lí thuyết phục hấp dẫn.
2.2.

Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập

CH: Tìm luận điểm và luận cứ Bác dùng để chứng minh cho cơ sở pháp lý đã
nêu ở trên.
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời .

Nội dung: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền được độc lập của
dân tộc
a. Bác đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước ta. ( thực chất
đây cũng là cuộc tranh luận gầm với những luận điệu của bọn thực dân
Pháp)
CH: - Bác đã vạch trần tội ác của thực dân pháp như thế nào, để luận tội chúng
Người dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
-

Nhận xét về tội ác của thực dân Pháp? Luận điểm mà Bác muốn bác bỏ khi luận
tội thực dân Pháp là gì? Tìm đoạn văn mà Bác sử dụng thao tác bác bỏ
Nội dung:
- Về chính trị:
+ Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
+ Chúng thi hành những luật pháp dã man, chúng lập ba chế độ khác nhau ở
Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, ngăn cản dân tộc
ta đoàn kết.
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng giết những người yêu nước
thương nòi của ta.
- Về kinh tế:
+ Chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
+ Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu...
+ Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng.
+ Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
+ Chúng không cho những nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
+ Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
=> Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp là gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945
đã giết hơn hai triệu đồng bào ta từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
- Về chính trị:
12



+ Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
+ Chúng
là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn Độc lập đã chỉ rõ:
- “Sự thật là từ mùa thu 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không
phải là thuộc địa của Pháp nữa”.
- “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay
Pháp”.
* Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố đã thắng Nhật vậy chúng có quyền lấy
lại Đông Dương thì bản Tuyên ngôn Độc lập vạch rõ: chúng là kẻ phản bội đồng
minh, đã hai lần dâng Đông Dương cho Nhật, bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng
định chỉ có việt minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) mới thực sự thuộc phe
đồng minh vì đã đứng lên đánh Nhật giải phóng Đông Dương.
* Ngoài ra, bản Tuyên ngôn Độc lập còn lên án tội ác dã man và tư cách đê hèn
của bọn thực dân Pháp:
- Khi thua chạy chúng đã nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và
Cao Bằng.
- Ngược lại Việt Minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo giúp cho nhiều người Pháp chạy ra
biên thùy, cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam của Nhật bảo vệ tính
mạng và tài sản của họ.
CH: Hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của chủ tịch Hồ Chí Minh trong phần
này?
Gợi ý: - Để luận tội TDP, Bác còn dùng hình thức lập luận nào? Hãy tìm những
câu văn có sử dụng hình thức nghệ thuật trên?
-

Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh có tính gợi hình, truyền cảm tiêu biểu trong
đoạn văn mà Bác tố cáo tội ác của thực dân Pháp?
- Nhận xét về giọng điệu của Bác trong phần luận tội này?

HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời
Nội dung:
- Nhận xét nghệ thuật lập luận:
+ Sức mạnh của văn chính luận là cách lập luận bởi thế nó thường nghiêng về lí
lẽ, lí trí trở nên khô cứng giáo điều. Thế nhưng ở Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí
Minh đã viết những câu văn có sức thuyết phục cao, lay động mạnh mẽ người
đọc. Bản cáo trạng về tội ác của Pháp được thiết lập bằng những lý lẽ, dẫn
chứng sát thực, những sự thật mà thực dân Pháp không thể chối cãi.

13


+ Văn chính luận Hồ Chí Minh còn giàu hình ảnh, sử dụng điệp từ, điệp ngữ hết
sức điêu luyện tài tình. Từ “chúng” được nhắc đi nhắc lại kết hợp với những
động từ mạnh “cướp”, “đâm” … có tác dụng nêu bật tội ác tày trời của quân
cướp nước. Người đọc nghe như được xem những thước phim thời sự ghi lại
tình cảnh thê thảm của người dân Việt Nam và cũng giúp nhận rõ bộ mặt quỷ dữ
của quân cướp nước.
+ Câu văn sinh động hiệu quả bởi các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân
hóa liên tưởng … đặc biệt câu văn “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong
bể máu” được Bác viết tràn đầy xúc động chan chứa xót thương cùng lòng căm
thù giặc sâu sắc gợi người đọc liên tưởng tới tội ác một thời của giặc Minh:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
+ Kiểu điệp câu: 14 câu câu nào cũng có chữ “chúng” mở đầu nặng như búa tạ
(Chế Lan Viên). Cách viết làm cho đoạn văn thêm nhức nhối, làm cháy ngọn lửa
căm hờn, sức mạnh cụ thể hóa, hình tượng hóa tội ác của giặc.
- Dùng những từ “sự thật”, điệp ngữ “sự thật là” làm tăng tính thuyết phục chân
thực một mặt phủ nhận quyền của thực dân Pháp đối với Việt Nam, mặt khác
buộc công luận thế giới chấp nhận quyền độc lập tự quyết của Việt Nam.

- Hồ Chí Minh sử dụng những ngôn từ giản dị nhưng chọn lọc: “quỳ gối”,
“rước” … chỉ rõ bản chất đớn hèn của thực dân Pháp, chặn đứng âm mưu dã tâm
của chúng.
- Giọng điệu đanh thép sắc sảo mang tầm vóc của một trí tuệ lớn.
b. Phần tuyên bố
CH: Song song với tố cáo, Người đã nêu những lí do, bằng chứng, chứng tỏ
nước ta có quyền độc lập? Lí do, bằng cớ ấy là gì?
(Dẫn: Khẳng định truyền thống nhân đạo, khẳng định ta lấy lại nước từ tay
Nhật, tuyên bố thoát li quan hệ thực dân với Pháp, bày tỏ ý chí kiên quyết chống
lại âm mưu của thực dân Pháp, bày tỏ niềm tin vào sự ủng hộ của thế giới đối
với quyền độc lập ở Việt Nam)
GV: hướng dẫn HS tìm luận cứ trong SGK:
CH: Nêu những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu mà Bác dùng trong đoạn văn
khẳng định quyền độc lập của dân tộc?
CH: Tại sao tác giả dùng thủ pháp lặp cú pháp và điệp từ để khẳng định quyền
độc lập của dân tộc?
CH: Đoạn cuối trang 40, Bác dùng thao tác lập luận nào? Tác dụng của nó?

14


CH: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của Bác qua lời tuyên bố thoát li
quan hệ thực dân với Pháp, lời bày tỏ niềm tin đối với các nước đồng minh về
quyền độc lập của Việt Nam (tr41, phần đầu)
CH: Nhận xét về giọng điệu của Bác trong phần khẳng định quyền độc lập của
dân tộc?
CH: Phân tích nội dung, ý ngĩa của lời tuyên bố?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời
Nội dung:
- Yêu cầu đồng minh công nhận tư cách độc lập của Việt Nam, tuyên bố thoát ly

hẳn với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước, mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước
Việt Nam.
- Những cụm từ: “thoát ly hẳn”; “xóa bỏ hết”; “ xóa bỏ tất cả” … theo chiều
tăng tiến mang nghĩa phủ nhận mạnh mẽ mọi mối quan hệ, ràng buộc nhà
Nguyễn bù nhìn đã ký với Pháp nay không còn giá trị nữa. Lời tuyên bố tuyệt
giao được Bác viết với giọng điệu dứt khoát, đó là tiếng nói không khoan
nhượng, kiên quyết chống âm mưu của bọn thực dân Pháp.
- Hồ Chí Minh đối xử với thực dân Pháp sắc sảo không khoan nhượng bao
nhiêu thì hướng tới đồng minh lại mềm mỏng theo lập luận “lạt mềm buộc chặt”
thấu tình đạt lí: “Chúng tôi tin rằng”…. lý do người đưa ra hết sức thuyết phục:
+ Việt Nam là một dân tộc như bao dân tộc khác, mà các nước đồng minh đã
công nhận nguyên tắc dân tộc bình đẳng, thì đương nhiên Pháp phải thừa nhận
điều đó ở Việt Nam.
+ Dân tộc Việt Nam đã gan góc chống phát xít thực dân, luôn trung thành ủng
hộ đồng minh thì tất yếu phải được tự do, độc lập. Từ dân tộc đi liền với từ “gan
góc” được điệp đi điệp lại đã làm nổi bật một sự thật mà kẻ thù phải kính trọng,
thế giới phải thừa nhận.
3. Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân
tộc Việt Nam.
GV: nhắc 2 bản Tuyên ngôn: Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt, Bình Ngô
đại cáo - Nguyễn Trãi, về điều kiện để một bản Tuyên ngôn của một dân tộc
được cộng đồng quốc tế thừa nhận: có cơ sở chắc chắn về pháp lí và thực tiễn;
phù hợp với công ước quốc tế (không bị lệ thuộc về chính trị và xác định được
quyền tự quyết về mọi mặt)
CH: Ở phần 3, cũng là phần Kết của bản Tuyên ngôn, Bác đã dành để làm gì?
CH: Đối chiếu, so sánh với một bản Tuyên ngôn thông thường và những bản
Tuyên ngôn mà em biết, hãy đánh giá về Tuyên ngôn Độc lập của Bác?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời.
15



Nội dung:
- Từ giọng văn hùng biện ở phần một và phần hai thì đến phần ba giọng điệu
thay đổi trở nên trang trọng đanh thép.
Thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam Hồ
Chí Minh khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”. Đó
không phải là cái quyền cần có mà đó là một sự thật không ai chối cãi được. Lời
kết luận giản dị mà chắc như dao chém xuống đá nêu lên một chân lí, một quyền
lợi chính đáng, một sự thật hiển nhiên.
Tự do độc lập là khát vọng lý tưởng của đất nước của dân tộc Việt Nam. Dòng
cuối của tuyên ngôn như một lời thề làm chấn động lòng người:
+ “Toàn thể dân tộc Việt Nam”, sức mạnh đoàn kết dân tộc Việt Nam là một
thành đồng, một lũy thép không kẻ thù nào có thể đánh bại được. Khát vọng giữ
gìn quyền độc lập tự do không phải là của một người mà là triệu con người đất
Việt.
+ Lời thề ở câu cuối chất chứa tinh thần của thời đại cách mạng tự do hay là
chết? “Dân tộc Việt Nam quyết hy sinh tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng,
của cải chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
+ Mặt khác nó còn hàm chứa sức mạnh của truyền thống dựng nước, giữ nước
mấy ngàn năm của dân tộc, khắc họa thế đứng hào hùng của dân tộc Việt Nam,
một đất nước chưa bao giờ khuất, đất nước chưa bao giờ chịu khuất phục, bị diệt
vong trước bất cứ một kẻ thù tàn bạo nào.
+ Lời khẳng định ấy chan chứa lòng yêu nước và tự hào dân tộc, thức tỉnh muôn
thế hệ người đọc lòng yêu quê hương đất nước mà biểu hiện cao đẹp nhất chính
là phải biết “gắn bó” và “san sẻ”, phải biết “hóa thân” cho đất nước.
III. TỔNG KẾT
HS đọc ghi nhớ: SGK
GV chốt lại vấn đề của bài học:
a. Nội dung:
Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới quyền được tự

do, độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của toàn dân
tộc.
b. Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, khéo léo, thuyết phục, lí lẽ đanh thép, giọng
văn hùng hồn, ngôn ngữ linh hoạt, sinh động, hàm súc
- Xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực
V. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ SOẠN BÀI Ở NHÀ
1. Củng cố
Sơ đồ hóa kiến thức bài học (Minh họa sơ đồ 4,5,6).
16


2.

Dặn dò:
- Học và nắm vững kiến thức cơ bản của bài Tuyên ngôn độc lập.
- Luyện các đề có liên quan đến kiến thức của bài Tuyên ngôn độc lập.
- Soạn bài theo PPCT.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp phim tài liệu Bác Hồ
đọc bản Tuyên ngôn độc lập và sơ đồ tư duy giúp giáo viên đổi mới được
phương pháp dạy học đồng thời giúp học sinh học tập tích cực hơn. Học sinh sẽ
được tăng tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy, tăng sự hưng phấn và nắm
được nhiều kiến thức hơn thông qua âm thanh, hình ảnh từ video và một số mô
hình hóa sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức thể hiện các liên kết chặt chẽ kiến
thức bài học..
Thực tế kết quả bài khảo sát chất lượng trong năm học 2018 - 2019 ở
trường THPT Yên Định 2 cho thấy tỉ lệ điểm khá giỏi ở học sinh các lớp vận
dụng file video và các phương pháp dạy học tích cực cao hơn học sinh các lớp
không vận dụng.

Chất lượng

số

Lớp
Sử
dụng
phim
tài
liệu và sơ
đồ tư duy
Không sử
dụng phim
tài liệu và
sơ đồ tư
duy

Giỏi
Số
%
lượng

Khá
Số
%
lượng

Trung bình
Số
%

lượng

15

22

6

12B
1

43

12B
3

43

12B
6
12
B7

39

01

2.6

13


33.
3

18

46.
2

2

5.6

38

01

2.6

12

30.
8

15

39.
5

8


21.1

12

34.9
27.9

20

51.
2

Yếu
Số
%
lượng

46.
5

11

13.
9

0

25,
5


0

0
0

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Sau một thời gian sử dụng phim tài liệu và sở đồ tư duy, tôi thấy bước đầu
có những kết quả khả quan nó thực sự là một công cụ hỗ trợ tích cực trong quá
trình giảng dạy và học tập. Về phía giáo viên, giảm bớt được ngôn ngữ thuyết
trình, tiết kiệm được thời gian trong khi truyền tải được một dung lượng kiến
17


thức lớn. Về phía học sinh, niềm hứng thú học tập được tăng lên, học sinh hiểu
bài nhanh hơn, phát hiện và thu thập được nhiều phương diện kiến thức hơn
đồng thời rèn luyện được kĩ năng tư duy nhạy bén, phản ứng nhanh mắt, nhanh
tay, nhanh óc. Do đó phần nào đã giảm bớt được tâm lí ngại học văn, giờ học
văn trở nên sinh động, lôi cuốn không còn chỉ là đọc chép và ghi nhớ máy móc.
Tiết học văn chính luận không còn nhàm chán, khô khan nữa. Đa số các em học
sinh đã biết sử dụng phương pháp tích cực để ghi chép bài, tổng hợp và xâu
chuỗi kiến thức. Học sinh tỏ ra rất hào hứng trong việc ứng dụng phương pháp
này trong quá trình dạy học. Đó thực sự là một giờ học bổ ích.
3.2 Kiến nghị
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân mà trong quá trình giảng
dạy tôi luôn trăn trở, tìm kiếm và đúc rút được. Tôi nhận thấy hiệu quả thiết thực
của vấn đề khi được trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy. Do đó tôi
mong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong ngành giáo dục triển khai và
nhân rộng cách thức vận dụng , tiến hành các phương pháp dạy học sáng tạo

trong dạy học Văn và nhiều môn học khác nữa. Thực tế trong quá trình dạy tôi
cũng đã trao đổi với đồng nghiệp dạy cùng môn để cùng sử dụng phương pháp
này và đã có hiệu quả rõ rệt.
Trong quá trình nghiên cứu tuy đã cố gắng hết sức song do khả năng và
thời gian thực hiện chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp của các quý đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn dự án
này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường

Yên Định, Ngày 22 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của mình
viết, không sao chép của người khác.

Lê Thị Luyến

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
5

Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12( Nâng cao), tập 1, NXB Hà Nội.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục.
Trọng tâm kiến thức Ngữ văn 12, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thông tin và tư liệu kiến thức trên mạng Internet.

19



×