Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học kịch hiện đại qua hai trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.63 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Tên đề mục

A
I
II
III
IV
B
I
II
III
1.
2
C
I
II
III

Trang
Phần mở đầu
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
3
Phần nội dung


4
Cơ sở lí luận của vấn đề
4
Thực trạng của vấn đề
5
Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề
5
Giáo án thể nghiệm "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" (Trích "Vũ 5
Như Tô"- Nguyễn Huy Tưởng
Giáo án thể nghiệm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (Trích 14
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" –Lưu Quang Vũ)
Kết luận và kiến nghị
21
Kết quả ứng dụng
21
Một số kết luận
21
Một số kiến nghị
21

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Văn chương đích thực được chia thành 3 loại thể cơ bản: tự sự, trữ tình và
kịch. Cả ba thể loại này đều được đưa vào sách giáo khoa chương trình THPT. Tuy
nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPT, giáo viên và học sinh đều chú ý nhiều
hơn; quan tâm nhiều hơn đến hai thể loại là tự sự và trữ tình. Trong khi đó, dù kịch là
một thể loại quan trọng nhưng lại chưa được quan tâm và chú ý một cách đúng mức.

Sự quan trọng của kịch, nhất là kịch nói hiện đại không chỉ được thể hiện trong
văn chương, nghệ thuật mà được thể hiện ở nhiều phương diện như trong nhà trường
và ngoài đời sống... và điều thú vị là đối với kịch những phương diện đó có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại, so với các thể
loại khác, kịch xuất hiện muộn hơn nhưng lại phát triển nhanh chóng do có sự gần gũi
với đời sống của con người. Vì vậy, kịch trong mối quan hệ với sân khấu có thể giúp
nhà văn gửi gắm những vấn đề mang tính chất thời sự nóng hổi trong cuộc sống. Nói
cách khác, việc giúp học sinh tìm hiểu tốt những đoạn trích, tác phẩm kịch trong
chương trình THPT có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa văn chương với cuộc đời.
Qua đó, giúp học sinh có được những nhận thức sâu sắc, kịp thời về cuộc sống của
bản thân trong mối quan hệ với gia đình, với nhân dân, thời đại và đất nước mình...
2.Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" (Trích "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy
Tưởng) và "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của
Lưu Quang Vũ) được nhiều thế hệ giáo viên và học sinh đánh giá là hay và có ý nghĩa
triết lí, nhân văn sâu sắc trong thực tế dạy học việc tổ chức dạy học 2 trích đoạn này
chưa thực sự được đầu tư và cũng như chưa có nhiều cách tiếp cận hiệu quả như đối
với những thể loại hay những tác phẩm khác trong chương trình.
Từ đó, chúng tôi cho rằng, cần có những quan điểm đúng đắn, những sự quan
tâm và đầu tư xứng đáng không chỉ cho thể loại tự sự, trữ tình mà còn cho kịch; đồng
thời có cách đọc- hiểu phù hợp với một số văn bản kịch, nhất là kịch nói hiện đại Việt
Nam trong chương trình THPT.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Với hai đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" (Trích "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy
Tưởng) và "Hồn Trương Ba, da hàng hàng thịt" (trích "Hồn Trương Ba, da hàng
thịt"- Lưu Quang Vũ). Chúng tôi, mong muốn đưa đến một cách tiếp cận, một phương
pháp dạy học phù hợp để có thể đưa đến một hướng tiếp cận hiệu quả đối với hai đoạn
trích kịch hiện đại,
-Tạo cho học sinh có hứng thú hơn trong khi học kịch hiện đại nói riêng học các văn
bản văn học nói chung.
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

-HS khối lớp 11, 12 trường THPT Nông Cống I
-Hai trích đoạn của hai vở kịch nổi tiếng của kịch hiện đại Việt Nam ẩn chứa nhiều bài
học nhân sinh và đạo đức có giá trị
-Từ đó hiểu thêm về thể loại kịch và phân loại kịch hiện đại từ các đoạn trích cụ thể.
2


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình viết SKKN, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
-Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ)
-Phương pháp thực nghiệm sư phạm
-Phương pháp thống kê toán học.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy- học môn Ngữ văn trong chương trình
THPT, khi dạy đọc- hiểu văn bản văn học chúng ta cần phải bám sát đặc trưng thể
loại. Vấn đề thể loại được coi trọng là một biểu hiện tích cực và có ý nghĩa quan trọng
như kim chỉ nam hành động vậy. Bởi nếu không có nó chúng ta sẽ "lầm đường lạc
lối", sẽ nhầm lẫn ngay trong những kết luận khoa học của mình. Quan điểm này được
thể hiện ngay trong cả việc sắp xếp, tổ chức chương trình, SGK hiện nay. Vậy thể loại
là gì? văn học bao gồm những thể loại nào? kịch có gì khác biệt so với những thể loai
còn lại?...dù những vấn đề ấy không mới nhưng việc tìm hiểu một cách có hệ thống về
một số vấn đề cơ bản của thể loại sẽ giúp chúng ta tránh được những thiếu sót đáng
tiếc trong quá trình tìm ra phương pháp đọc- hiểu một văn bản kịch, ở đây là đối với
kịch nói hiện đại

1.Như chúng ta đã biết, thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học
xuất hiện lần lượt trong lịch sử văn học. Mà nói đến lịch sử văn học về mặt thể loại là
nói đến "chuỗi liên tục các sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của các thể loại văn
học với các hình thức đa dạng của nó"; đồng thời các thể loại ấy cũng "bộc lộ những
quy luật chung trong sự phản ánh đời sống và trong cấu tạo tác phẩm" (Lí luận văn
học, Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, 2003, tr348). Do đó, để chiếm lĩnh các
quy luật tổ chức thể loại người ta đã tiến hành phân loại tác phẩm văn học và để
chiếm lĩnh các văn bản văn học chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc phân loại; các
thể loại cũng như các đặc trưng của thể loại ấy. Bởi vì đó là những điều thuộc về bản
chất của vấn đề.
Về cơ bản, như trên đã nói, tác phẩm văn học chia thành ba thể loại: trữ tình, tự
sự và trữ tình (ngoài ra còn có văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng). Nếu như tác
phẩm trữ tình gồm những tác phẩm "thông qua sự bộc lộ tình cảm của tác gỉa mà
phản ánh hiện thực", loại tự sự gồm các tác phẩm "tái hiện đời sống thông qua việc
miêu tả sự kiện" thì kịch gồm những tác phẩm "đem nhân vật đặt lên sân khấu để
chúng tự biểu hiện hành động của chúng" (Sdđ, tr349). Kịch cũng giống tự sự ở chỗ
có sự kiện nhưng sự kiện trong kịch không thuần túy là bên ngoài, không phải tự
nhiên mà có mà có sự chuẩn bị, xuất phát từ một động lực mà ta không biết. Chúng ta
nhìn thấy cả một quá trình phát sinh và xuất hiện của sự kiện bắt nguồn từ ý chí và
tính cách cá nhân của nhân vật. Cũng cần lưu ý rằng các tính cách nay không tự khép
kín trong bản thân mà là quá trình không ngừng bộc lộ ra ngoài. Điều ấy đã tạo nên
xung đột thực tế trong kịch. Xung đột, do đó là đặc trưng cơ bản nhất của kịch. Tiếp
cận một vở kịch nếu không làm rõ được những xung đột ấy có nghĩa là chưa hiểu rõ
đặc trưng thể loại. Cốt truyện kịch chính là quá trình phát triển của xung đột, có bao
gồm các giai đoạn: mở đầu (khai đoạn) -> thắt nút (mâu thuẫn xuất hiện)-> phát
triển ->Cao trào (mâu thuẫn phát triển thành xung đột) ->mở nút (giải quyết mâu
thuẫn). Trong loại tự sự, cốt truyện có thể không tuân thủ các giai đoạn nói trên.
4



II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trong văn học, nếu không tính văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng, so với
trữ tình và tự sự thì kịch là một đứa con "sinh sau đẻ muộn" hơn cả. Có lẽ vì thế ở góc
độ thể loại, kịch thường nhắc đến sau cùng. Cũng có lẽ vì thế nên trong chương trình,
SGK, văn bản kịch luôn được sắp xếp, bố trí ở cuối kỳ, cuối năm học. Ai đã từng
đứng lớp đều biết rằng, đây là những thời điểm nhạy cảm, thời điểm mà sức tập trung
của thầy trò đều ở mức độ thấp nhất trong 9 tháng học tập tại nhà trường. Đã thế, số
lượng văn bản kịch trong chương trình cũng ít hơn nhiều so với văn bản thơ, truyện.
Phải chăng vì thế mà loại thể này ít khi có mặt trong những kì thi quan trọng của học
sinh (như học kỳ I, cả năm, thậm chí là cả trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia)..Tất
cả những điều ấy đã tác động đến thực tế dạy học kịch nói chung và kịch nói hiện đại
nói riêng ở trường THPT Nông Cống I cũng như nhiều trường THPT khác; cho dù
kịch là một loại thể quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu (của văn học, của đời
sống); cho dù các văn bản kịch được trích học trong SGK đều là những đoạn trích hay,
rất có gía trị nghệ thuật và đời sống sâu sắc nhưng chưa được thầy trò quan tâm, đầu
tư đúng mức. Điều đó lí giải vì sao thiết kế giáo án các văn bản kịch trong chương
trình chưa thật sự phong phú, đa dạng và có chất lượng như các văn bản thuộc các thể
loại khác.
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Day- học theo tinh thần đổi mới phương pháp là cả một quá trình đòi hỏi tất cả
các nhân tố (đặc biệt là người thầy) phải luôn có sự sáng tạo, đổi mới. Đặc biệt đối với
các bộ môn giàu tính sáng tạo như Ngữ văn ở bậc phổ thông, việc tiếp cận một văn
bản nghệ thuật luôn đặt ra những thách thức không dễ vượt qua đối với mỗi người,
mỗi giờ lên lớp. Mỗi một văn bản văn học luôn có nhiều cách thức, con đường để
khám phá và mỗi người có thể tìm cho mình một lối đi riêng miễn là nó phải phù hợp
với thực tế giảng dạy trong nhà trường THPT hiện nay. Ở đây, chúng tôi không có
tham vọng đưa ra một thiết kế chuẩn hay mẫu mực cho tất cả mọi người. Với mỗi
đoạn trích, chúng tôi chỉ xin đề xuất một hướng đi, một cách tiếp cận mà theo chúng
tôi là phù hợp với thực tế dạy học nói chung đối với hai văn bản kịch nói hiện đại ở
Việt Nam được đưa vào chương trình THPT hiện nay.

Từ những vấn đề đã trình bày trên đây, tôi xin được đề xuất hướng tiếp cận hai
đoạn trích qua hai giáo án thể nghiệm sau.
GIAÓ ÁN THỂ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY KỊCH NÓI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích: Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Hiểu và phân tích được diễn biến tâm trạng của các nhân vật Vũ Như Tô trong mối
quan hệ với nhân vật Đan Thiềm và nhân vật đám đông. Qua đó làm rõ các xung đột
cơ bản trong đoạn trích (và tác phẩm)
-Nhận thức được quan điểm của nhân dân và thái độ trân trọng của Nguyễn Huy
Tưởng đối với nghệ sỹ có tâm huyết, có tài năng lớn nhưng không thể giải quyết được
5


mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để
thực hiện khát vọng ấy.
-Những đặc sắc nghệ thuật của vở bi kịch có yếu tố lịch sử và những đặc trưng cơ bản
của thể loại kịch.
B.Phương pháp dạy học:
C. Tiến trình dạy học:
TIẾT 1:
1.Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Anh (chị) đã làm quen với thể loại kịch qua những tác phẩm hay đoạn trích nào
ở chương trình Ngữ văn THCS? Hãy kể tên?
-Trả lời: Án oan hại chồng (Trích "Quan âm thị Hính", lớp 7); Ông Guốc- đanh mặc
lễ phục (Trích "Trưởng giả học làm sang", lớp 8); Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng) và
Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), lớp 9.
2.Dẫn vào bài mới: như vậy là các em đã làm quen với các thể loại của kịch như: kịch

dân gian, kịch cổ điển phương Tây; kịch hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, đó mới chỉ là
tiếp cận văn bản kịch chứ chưa được tìm hiểu thể loại kịch ở góc độ lí luận, từ đặc
trưng thể loại, một cách có hệ thống như lớp 11,12. Học đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu
Trùng đài" trich trong vở kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng sẽ giúp các em
nhân diện rõ hơn về thể loại kịch
HĐ CỦA GV- HS
GV yêu cầu HS đọc kĩ phần tiểu
dẫn và trả lời các câu hỏi.
?Hãy kể tên một số tác phẩm
của Nguyễn Huy Tưởng. Từ đó
cho biết Nguyễn Huy Tưởng
thường viết về đề tài nào?
?Các tác phẩm và đề tài đó giúp
chúng ta biết gì về con người và
khát vọng của Nguyễn Huy
Tưởng?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I.Tiểu dẫn:
1. Tác giả: (1912- 1960)

-Tác phẩm: SGK
- Nguyễn Huy Tưởng thường viết về đề tài lịch sử:
+NHT là người biết tôn trọng quá khứ của dân tộc
và muốn từ đề tài này có được những tác phẩm
hoành tráng, bi hùng về dân tộc, cho dân tộc.
+NHT còn là 1 con người luôn trăn trở, trách
nhiệm với nghề cầm bút. Trong NHT luôn có
những day dứt, những xung đột giữa một bên là
mong muốn có được tác phẩm vĩnh cửu, muôn đời

và một bên là mong muốn tác phẩm đó kịp thời
? Các tac phẩm mà NHT đã viết phục vụ đòi hỏi của quần chúng.
giúp ta hiểu gì về sở trường của
nhà văn này?
-Sở trường: kịch và tiểu thuyết
2. Tác phẩm "Vũ Như Tô"
?Giới thiệu vaì nét về tác phẩm
GV kể tóm tắt và yêu cầu HS
đọc lại văn bản tóm tắt trong
SGK tr 184-185.
-Là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện
xảy ra ở kinh thành Thăng Long năm 1516-1517,
dưới triều Lê Tương Dực
6


-Viết xong năm 1941, hoàn thiện năm 1943-1944.
3. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu trùng đài"
-Hồi V (Một cung cấm) của vở kịch
-Đọc văn bản.
GV hướng dẫn, phân công HS
đọc theo vai, chú ý đọc diễn
cảm, phù hợp với đặc điểm, tâm
trạng nhân vật
II. Đọc- hiểu văn bản:
GV hướng dẫn HS phân loại 1.Đọc hiểu khái quát:
nhân vật để giúp cho việc định
hướng phân tích:
?Trong hồi V có các nhân vật
nào? Đâu là nhân vật chính?

Đâu là nhân vật trung tâm?
Nhân vật trung tâm được đặt
trong mối quan hệ với các nhân
vật khác như thế nào? Cơ sở
nào để anh (chị) phân chia như -Phân loại nhân vật:
thế?
+Nhân vật chính: Vũ Như Tô, Đan Thiềm
+Nhân vật trung tâm: Vũ Như Tô
-Mối quan hệ:
+Vũ Như Tô- Đan Thiềm
+Vũ Như Tô- nhân vật đám đông: dân chúng, quân
khởi loạn, nội gián
-Cơ sở của việc phân chia này là dựa trên sự tương
đồng hay khác biệt trong thái độ đối với Cửu Trùng
Từ đó, GV phân nhóm HS:
đài
Nhóm 1: tìm hiểu Vũ Như trong
mối quan hệ với Đan Thiềm
Nhóm 2: tìm hiểu Vũ Như Tô
trong mối quan hệ với dân
chúng, quân khởi loạn, nội giám
(GV cung cấp cho mỗi nhóm
một bảng phụ lục theo mẫu dưới
đây(*)
2.Đọc hiểu chi tiết:
*Bước 1: Hướng dẫn HS hoạt động nhóm để phát hiện các chi tiết đáng chú ý trong
văn bản, GV phát cho HS mỗi nhóm một bảng phụ, dưới đây là những gợi ý:
-Nhóm 1: Vũ Như Tô- Đan Thiềm:
?Chọn những lời thoại tiêu biểu và nhận xét về diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Vũ Như Tô và
Đan Thiềm trong hồi V?


Vũ Như Tô

Đan Thiềm

-Nhóm 2: Vũ Như Tô- Dân chúng, quân khởi loạn, nội giám:
7


? Hãy liệt kê những lời thoại biểu hiện thái độ của Vũ Như Tô, của dân chũng, quân khởi loạn, nội
giám đối với Cửu Trùng Đài? Nhận xét về nội dung của những lời thoại ấy?

Vũ Như Tô

Dân chúng, quân khởi loạn, nội giám

TIẾT 2.
*Bước 2: từ những ngữ liệu mà hai nhóm học sinh đã phát hiện và thống kê, GV
hướng dẫn HS rút ra những đặc điểm của nhân vật
1.Vũ Như Tô trong mối quan hệ với Đan Thiềm
-GV đưa bảng phụ 1 (kết quả hoạt động của nhóm 1)

Vũ Như Tô
-Sao bà nói lạ? [...] Làm gì phải trốn?

Đan Thiềm
-Nguy đến nơi rồi...Ông Cả! Ông trốn đi,
mau lên không thì không kịp.
-Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy - Có nghĩa lắm. Khi trước trốn đi thì ông
trốn, bà khuyên không nên bây giờ bà nguy, bây giờ trốn thì ông thoát chết.

bảo tôi trốn, thế là nghĩa gì?
- Phá Cửu Trùng Đài? Không đời nào! -Ai ai cũng cho ông là thủ phạm [...] họ
Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu dấy nghãi cốt để giết ông, phá Cửu Trùng
nhầm.
Đài.
-Tôi không trốn đâu (...) tôi sống với Cửu -Ông phải trốn đi (...) Khi dân chúng nổi
Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân
Hồn tôi để cả ở đây, thì tôi chạy đi đâu
biệt phải trái. Ông mà có mệnh hệ nào thì
nước ta không còn ai tô điểm nữa
-Tấm lòng của bà, chỉ có lòng cha mẹ tôi
mới sánh kịp. Nhưng tôi đã quyết, không -Ông Cả ơi!
chịu rời Cửu Trùng Đài một bước.
(16 lần khuyên Vũ Như Tô trốn đi)
....
-Đan Thiềm, bà đứng dậy. Sao bà lẩn -Nói với Ngô Hạch: bao nhiêu tội tôi xin
thẩn thế, lạy cả một đứa tiểu nhân?
chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho
ông Cả
(6 lần xin tha cho Vũ Như Tô tội chết)
-Đan Thiềm, xin cùng bà vĩnh biệt! Đời ta
chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây
một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ
-Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi! Xin cùng
- Đốt thực rồi! Ôi muôn phần căm giận! ông vĩnh biệt!
Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu
Trùng Đài!
=>Không tin, mơ mộng, ảo tưởng cho đến => Lo lắng, hốt hoảng, van nài Vũ Như
giây phút cuối cùng thì mới đau đớn nhân Tô trốn đi; biết không trốn được nữa, bà
ra sự thật phũ phàng ->vỡ mộng

sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để
cứu Vũ Như Tô, sẵn sàng chết cùng Vũ
Như Tô.
-Từ ngữ liệu của nhóm 1, GV hướng dẫn HS tìm hiểu Vũ Như Tô trong mối quan hệ
với Đan Thiềm:
? Qua những lời thoại thể hiện diễn biến
8


tâm trạng của hai nhân vật như thế nào, *Sự khác biệt:
bộc lộ những đặc điểm gì của nhân vật?
+ Lời Vũ Như Tô: hướng đến Cửu Trùng
Đài.
+ Lời Đan Thiềm: khẩn thiết van nài Vũ
Như Tô trốn đi (gần 20 lần)

+Gợi dẫn 1: Đan Thiềm là người khuyên
Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài
trong hồi I, giờ lại khuyên Vũ chạy trốn,
cả hai hành động có điểm gì chung? Qua
hành động đó, em đánh giá như thế nào
về con người Đan Thiềm?

Gợi dẫn 2: Vì sao Vũ Như Tô nhất quyết
không nghe theo lời khuyên của Đan
Thiềm- một người mà ông hết mực tin
tưởng, và dù ông hiểu: tấm lòng bà, chỉ
cha mẹ tôi mới sánh kịp?

-Đan Thiềm là người đã khuyên Vũ Như

Tô ở lại để xây dựng Cửu Trùng Đài trong
hồi I, bây giờ lại khuyên Vũ trốn đi, cả
hai đều có ý nghĩa duy nhất: bảo vệ cái
tài, cái đẹp (trước đây trốn đi thì ông
nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết)
+Khuyên họ Vũ trốn đi vì Đan Thiềm đau
đớn nhận ra sự thất bại của giấc mộng
Cửu Trùng đài. Mối quan tâm của nàng
bây giờ không phải là Cửu Trùng đài mà
là sự an nguy của Vũ Như Tô.
=>Điều đó chứng tỏ nàng là người thực
tế, tỉnh táo, thức thời hiểu đời, hiểu người
hơn Vũ Như Tô.
-Vũ Như Tô: nhất quyết ở lại với Cửu
Trùng đài:
+Ông một mực tin tưởng "tôi không làm
gì nên tôi? Họ hiểu nhầm". Tin rằng mình
có thể thuyết phục được An Hòa hầu và
dân chúng -> Ảo tưởng
+Khi Đan Thiềm nói đến cái chết, Vũ
Như Tô: người quân tử không bao giờ sợ
chết, mà có chết cũng phải quang minh
chính đại.
+Vũ Như Tô một mực tin: mình có công
chứ không có tội.
=>Niềm tin cao cả vào lí tưởng nghệ thuật
của mình. Nó thể hiện một nhân cách cao
cả nhưng đồng thời cũng thể hiện sự ảo
tưởng, mơ mộng của Vũ Như Tô (khác
với Đan Thiềm)

*Sự tương đồng:
-Họ cùng ôm giấc mộng lớn: giấc mộng
9


? Niềm tin ấy cho thấy điều gì về con
người, nhân cách Vũ Như Tô?

?Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Vũ Như Tô
và Đan Thiềm có phải chỉ có sự khác
biệt?

Mối quan hệ ấy gợi cho ta nhớ tới mối
quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục
trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của
Nguyễn Tuân. Đó là mối tương giao của
những con người cùng yêu quý, trân
trọng, nhạy cảm trước cái đẹp, cái tài.
? Khái quát vài nét về nhân vật Vũ Như
Tô?

Cửu Trùng đài.
-Họ cùng đau khi giấc mộng ấy tan tành
=> Tiếng khóc ở cuối tác phẩm là sự cộng
hưởng của nỗi đau và bi kịch.
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba và
tâm huyết, Đan Thiềm là người ngưỡng
mộ tài năng ấy đến mức sẵn sàng đánh
đổi tính mạng của mình hi sinh vì cái đẹp.
=>Mối quan hệ Vũ Như Tô và Đan Thiềm

là mối quan hệ giữa người nghệ sỹ sáng
tạo ra cái đẹp và ngưỡng mộ cái tài, cái
đẹp ->là tri kỷ, tri âm (Tấm lòng bà, chỉ
cha mẹ tôi mới sánh kịp/ Ta sẽ xây đài lớn
để tạ lòng tri kỷ)
=>Vũ Như Tô là người nghệ sỹ có tài
năng siêu việt, có hoài bão lớn và niềm tin
cao cả vào lý tưởng nghệ thuật của mình
nhưng đồng thời cũng là người chỉ biết
tôn thờ nghệ thuật rất ít có kinh nghiệm
thực tế, ảo tưởng.

TIẾT 3:
-Gv dẫn: từ thất bại của Vũ Như Tô, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân của nó. Hãy
đặt Vũ Như Tô trong một mối quan hệ khác: Vũ Như Tô – dân chúng, quân khởi loạn,
nội giám:
2. Vũ Như Tô trong mối quan hệ với dân chúng, quân khởi loạn, nội giám:
-GV sử dụng bảng phụ 2 (kết quả hoạt động của nhóm 2)

Vũ Như Tô
-Tôi làm gì nên tôi
-Tôi có gây thù oán gì với ai?

Dân chúng, quân khởi loạn, nội giám
-Câm ngay đi, quân điên rồ [...]. Người ta
oán mày còn hơn oán quỷ

-Ta tội gì. Không. ta chỉ có một hoài bão
là tô điểm cho đất nước...
-Đời ta không quý bằng Cửu Trùng đài

-Tôi không trốn đâu. Tôi sống với Cửu
Trùng đài, chết cũng với Cửu Trùng đài.
-Tôi quyết ở đây.

-Vô lí! Để Cửu Trùng đài làm gì.
- Giống vật không biết nhục.
-(Thợ theo quân phản nghịch, thế còn
Cửu Trùng đài?) Kẻ phá, người đốt.
-Còn thằng Vũ Như Tô, đem phanh thây
thành trăm mảnh; ...giết chết Vũ Như Tô,
giết chết bọn cung nữ.
-(Rú lên): Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi -(tiếng hô vui vẻ): Cửu Trùng Đài đã
muôn phần căm giận.
cháy!
-Thôi thế là hết. Dẫn ta ra pháp trường!
- Thực đáng ăn mừng
10


=>Vũ Như Tô coi Cửu Trùng đài là cả =>Trong mắt dân chúng, Cửu Trùng đài là
phần xác, phần hồn, là tâm nguyện của hiện thân của tội ác. Cửu Trùng đài và cha
cuộc đời mình. Trong cơn biến loạn tột đẻ của nó, Vũ Như Tô là kẻ thù của họ.
độ, ông quyết ở lại trong cung cấm để bảo Cửu Trùng đài cháy, Vũ Như Tô ra pháp
vệ, không phải là mạng sống của mình mà trường là họ reo mừng như một chiến
là sinh mạng của Cửu Trùng đài
thắng lớn
-Từ kết quả làm việc của nhóm 2, GV hướng dẫn HS tìm hiểu Vũ Như Tô trong mối
quan hệ với dân chúng, quân khởi loạn, nội giám:
? Kết quả làm việc của nhóm 2 cho thấy -Nguyên nhân sự khác biệt trong cách
có sự khác biệt trong cách nhìn nhận và nhìn nhận và đánh giá Cửu Trùng Đài:

đánh giá về Cửu Trùng Đài. Theo anh +Vũ Như Tô: nghe lời khuyên của Đan
(chị) vì sao có nhứng ánh nhìn khác biệt Thiềm lợi dụng tiền bạc và quyền thế của
như vậy trong khi nhìn nhận và đánh giá Lê Tương Dực để xây dựng một công
về công trình này?
trình nghệ thuật tráng lệ, cao cả, huy
hoàng cho đất nước muôn đời -> hoài bão
đẹp, chân chính, lớn lao, xuất phát điểm
là một cái tâm thiết tha với dân tộc.
+ Nhưng mục đích thực tế của việc xây
dựng Cửu Trùng đài lại là để phục vụ cho
việc ăn chơi hưởng lạc của vua Lê Tương
Dực và bọn cung nữ -> Để xây dựng Cửu
Trùng đài, vua ra sức bắt thuế, tróc thợ.
Dân đói khát, điêu đứng vì mất mùa, vì
vua đòi thuế một quan bổ gấp đôi; thợ
làm việc vất vả bị ăn chặn nên đói khát,
chết vì dịch bệnh, tai nạn...
->Cửu Trùng đài trở thành một đóa hoa
ác, thành hiện thân cho thói xa hoa,
hưởng lạc trên xương máu nhân dân
? Có thể thấy, dân chúng rất căm thù Vũ =>Xung đột:
Như Tô. Vậy xung đột kịch ở đây có phải - Có xung đột giữa Vũ Như Tô và quần
là xung đột giữa Vũ Như Tô và quần chúng nhân dân: về phía quần chúng, họ
chúng nhân dân? Sự căm thù ở đây có cho rằng Vũ Như Tô là cha đẻ của Cửu
phải chỉ hướng đến mình Vũ Như Tô hay Trùng đài- công trình hiện thân của sự xa
còn hướng đến những đối tượng nào hoa vô độ -> Vũ Như Tô trở thành kẻ phải
khác?
đền tội trong mắt nhân dân. Ngược lại, về
? Như vậy, thực chất đây là xung đột gì? phía Vũ Như Tô, ông chỉ là người vô tình
tham gia vào xung đột đó, tận sâu trong

suy nghĩ, ông không hề chống lại nhân
dân, cũng không đứng về phía Lê Tương
Dực.
=>Thực chất đây là xung đột giữa bọn
hôn quân bạo chúa ăn chơi hưởng lạc xa
hoa với quần chúng nhân dân lầm than,
? Kết quả của xung đột? xung đột đã khốn khổ.
11


được giải quyết như thế nào?

? Vũ Như Tô không đứng về phía Lê
Tương Dực; lí tưởng nghệ thuật của Vũ
Như Tô cũng xuất phát từ cái tâm với đất
nước. Vậy tại sao Vũ Như Tô lại bị kết
tội, trả thù?
? Liệu Vũ Như Tô khi ra pháp trường có
tự trả lời được câu hỏi "ta tội gì"?

Kết quả: hôn quân Lê Tương Dực bị giết,
Nguyễn Vũ tự sát, hoàng hậu nhảy vào
lửa, Kim Phượng và đám cung nữ bị bắt
bớ, nhục mạ. Cửu Trùng Đài hiện thân
cho tham vọng ăn chơi của lê Tương Dực
bị đốt thành tro =>mâu thuẫn được gải
quyết triệt để
-Sai lầm của Vũ Như Tô: lí tưởng nghệ
thuật cao siêu, đối lập, thoát li khỏi thực
tế xã hội và đời sống của nhân dân, xây

dựng Cửu Trùng đài bằng xương máu của
người dân lao động
=>Xung đột giữa quan niệm
nghệ thuật cao siêu thuần túy muôn đời
với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân
dân.
Kết cục:
+ Quân khởi loạn kéo Vũ Như Tô ra pháp
trường, thiêu rụi Cửu Trùng đài như một
chiến thắng. Dân chúng reo hò, cười nhạo
vào những điều Vũ Như Tô theo đuổi ->
nhận thức của nhân dân về Vũ Như Tô
không có gì thay đổi (nhiều lần Đan
Thiềm nhấn đi nhấn lại: họ nông nổi. Họ
không phân biệt phải trái, họ không hiểu
công việc của ông)
+ Đứng trước pháp trường, Vũ Như Tô
cũng không bao giờ trả lời được câu hỏi
"ta tội gì?" bởi ông chỉ đứng trên lập
trường của người nghệ sỹ thuần túy hết
lòng phụng sự cái đẹp. Chỉ có điều, lợi
ích nghệ thuật mà họ Vũ theo đuổi mâu
thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân.
=>Mâu thuẫn không thể dung hòa và có
tính chất muôn thuở. "Như Tô phải hay
những người giết Như Tô phải?" Chân lí
chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, nửa kia
lại thuộc về nhân dân -> Đây là đặc trưng
cơ bản nhất của bi kịch


? Cũng qua nhân vật Vũ Như Tô và bi
kịch của ông, tác giả muốn gửi gắm
những tình cảm, thái độ gì?
GV cung cấp thêm lời tựa của tác giả:
Cầm bút chẳng qua là một bệnh với Đan
12


Thiềm?

-Thái độ của tác giả:
+Cảm thông với nhân dân- nạn nhân của
sự hưởng lạc tàn bạo của bon thống trị
đồng thời e ngại về sự nông nổi của
những người do ít hiểu biết về nghệ thuật
+Thái độ trân trọng đối với những nghệ
sỹ có tài năng và hoài bão trong xã hội cũ.
Bệnh Đan Thiềm: "là cảm phục thiên tài,
nhạy cảm với bi kịch của những tài năng
nghệ thuật siêu việt" (Nguyễn Văn
Đường) "là cái nợ tài hoa, biết đa mang là
khổ nhục mà không sao bỏ được" (Đỗ
Đức Hiểu).
+ Qua Vũ Như Tô, ta còn thấy thấp
thoáng hình bóng những khát vọng, trăn
trở day dứt của tác giả khi cầm bút: viết
một tác phẩm cho muôn đời hay một tác
phẩm phục vụ kịp thời cho quần chúng?
III. Tổng kết:


GV hướng dẫn HS tổng kết về nội dung
(phần ghi nhớ SGK)
-Nội dung: qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô
tác gải đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý
nghĩa muôn đời về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và cuộc sống; giữa lí tưởng nghệ
thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời
với lợi ích thiết thân, trực tiếp với nhân
dân...
- Đặc sắc nghệ thuật:
+Bức tranh đời sống hoành tráng, diễn
biến nhanh trong nhịp điệu bão tố của nó.
+Các lớp kịch rất ngắn, thay đổi liên tục,
lời thoại gấp gáp, các chỉ dẫn sân khấu hỗ
trợ, các tiếng reo hò, tiếng hét... tạo nên
một không gian bạo lực kinh hoàng, nhịp
điệu chóng mặt.
+Việc đặt nhân vật trong một không gian
cung cấm với các tên đất, tên người cụ thể
có yếu tố sử sách làm cho vở kịch hoành
tráng, có không khí lịch sử.
Củng cố:
Như vậy, khi chúng ta tiếp cận văn bản,
phải xuất phát từ những đặc trưng vốn có
của nó: nên đi từ nhân vật để tìm hiểu
các mối quan hệ, đặc điểm tính cách, từ
13


đó phát hiện ra các xung đột và cuối

cùng là khái quát tư tưởng chủ đề của
văn bản
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Trích) - Lưu Quang Vũ –
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
-Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ,
sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa
trước sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục; vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong
cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và
khát vọng hoàn thiện nhân cách.
- Thấy được những đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ: sự hấp dẫn của kịch bản văn học
và nghệ thuật sân khấu, sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và các giá trị truyền thống, sự
phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm.
B. Phương tiện dạy học:
-SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng ...
-Thiết kế bài dạy
C. Tiến trình lên lớp:
TIẾT 1:
1.Kiểm tra bài cũ:
?Hai trích đoạn đã học ở lớp 11 (Vĩnh biệt Cửu Trùng đài – Trích "Vũ Như Tô" của
Nguyễn Huy Tưởng và Tình yêu và thù hận – Trích "Rô- mê- ô và Giu liet" của Sếchxpia thuộc kiểu loại nào của kịch? Vì sao?
Gợi ý trả lời: đều là bi kịch. Vì: trong 2 tác phẩm, đoan trích đó có những xung đột
không thể giải quyết, nếu giải quyết sẽ dẫn đến sự diệt vong của những giá trị quan
trọng; nhân vật bi kịch là người có khát vọng lớn lao, có khi mắc sai lầm, có kết thúc
bi thảm nhưng có ý nghĩa thức tỉnh, đem đến những tình cảm nhân văn trong lòng độc
giả, công chúng.
2.Dẫn vào bài mới: như vậy, ở lớp 11, chúng ta đã được làm quen với hai vở bi kịch
nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Hôm nay, trong chương trình lớp 12, chúng ta sẽ
gặp lại Lưu Quang Vũ qua đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" trong một tác
phẩm cùng tên.

I.TIỂU DẪN:
1.Tác giả (1948-1988):
*Cuộc đời:
? Những yếu tố nào trong cuộc đời Lưu Quang Vũ có ảnh hưởng đến con người và sự
nghiệp của ông?
-Lưu Quang Vũ sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang
Thuận. Hình ảnh người cha với tình yêu nghệ thuật, những lần lặng lẽ đứng sau cánh
gà sân khấu xem cha dựng kịch đã ăn sâu vào tâm khảm Lưu Quang Vũ ->thiên
hướng và năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ.
-Cuộc đời nhiều thăng trầm (gia đình tan vỡ, bản thân thất nghiệp, làm đủ mọi nghề
để mưu sinh ...) "Làm việc, làm việc để chiến thắng thời gian và bóng tối" là lời tự cổ
vũ của ông để vượt lên những năm tháng gian khổ đó.
14


-Gặp Xuân Quỳnh: tình yêu, sự nâng đỡ tâm hồn và hạnh phúc gia đình đã tiếp thêm
cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới.Đây cũng là thời điểm biến chuyển
mạnh mẽ trong đời sống xã hội, ngọn gió đổi mới mang theo tinh thần dân chủ đã tạo
nên những thay đổi trong ý thức, tư duy người cầm bút -> tình yêu mới và ngọn gió
thời đại thổi bùng lên nhiệt hứng sáng tạo ở Lưu Quang Vũ
* Sự nghiệp:
-Là nghệ sỹ đa tài: làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh, viết kịch (chủ yếu)
-Tác phẩm chính: Sống mãi tuổi 17, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi ta, Bệnh sĩ...
2. Tác phẩm:
? Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm nào? Thời điểm ấy cho chúng ta biết gì về
tài năng, bản lĩnh của Lưu Quang Vũ?
-Vở kịch được viết năm 1981, công bố năm 1984, công diễn năm 1987
- Vở kịch ra đời trước năm 1986, năm đánh dấu thời kỳ đổi mới của văn nghệ và đất
nước. Điều đó chứng tỏ Lưu Quang Vũ là một người đặc biệt nhạy cảm, sắc sảo trong
việc khám phá hiện thực đời sống, là người nghệ sỹ tài ba, sang tạo trong cách thể

hiện và cũng là một nhà văn dũng cảm, đầy bản lĩnh trong thời điểm sáng tác ấy bởi
thái độ đấu tranh quyết liệt vì chân lí, vì những giá trị tốt đẹp của con người.
-Thể loại: kịch.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1.Bước 1: phân công chuẩn bị nhóm học tập.
-GV yêu cầu HS xác định các cuộc đối thoại quan trọng trong đoạn trích (có 3 cuộc
đối thoại: Hồn Trương Ba- Xác Hàng Thịt; Hồn Trương Ba- những người thân trong
gia đình; Hồn Trương Ba- Đế Thích)
-GV chia lớp thành 4 nhóm, với những yêu cầu sau:
+Nhóm 1: (có sự chuẩn bị trước ở nhà) diễn lại cảnh Trương Ba đối thoại với người
thân
+Nhóm 2 (dùng bảng phụ): tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác, với các câu hỏi:
 Nội dung tranh luận?
 Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt, mỗi bên đưa ra những lí lẽ nào để tranh
luận?
 Qua cuộc đối thoại, em đánh giá như thế nào về từng nhân vật?
Hồn Trương Ba
Xác Hàng Thịt
Lí lẽ
...
...
Nôi dung ...
...
Thái độ
...
...
Đánh giá
....
...
+Nhóm 3 (dùng bảng phụ): tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những

người thân với những câu hỏi:
 Ghi lại những lời nhận xét của những nhân vật về Trương Ba?
 Cùng với những nhận xét đó là thái độ gì của họ?
 Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Hồn Trương Ba?
Vợ Trương Ba
Cái Gái
Con dâu
Nhận
xét
về
Trương Ba
15


Thái độ
Người thân của Trương Ba
Trương Ba
+Nhóm 4 (dùng bảng phụ):
 Ghi lại nội dung những lời thoại thể hiện quan niệm của Hồn Trương Ba và Đế Thích về
cuộc sống?

Trương Ba

Đế Thích

 Nêu đánh giá của anh (chị)
2. Bước 2: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả làm việc nhóm, sử dụng kết quả
đó để hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích.
a. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt:
- GV đưa bảng phụ (kết quả hoạt động của nhóm 2)


Lí lẽ

Hồn Trương Ba
-Ta muốn rời xa mi tức khắc
-Mày chỉ là xác thịt âm u, đui


Xác Hàng Thịt
-Ông không tách khỏi tôi được đâu
-Xác thịt có tiếng nói/ Tôi có sức
mạnh ghê gớm
- Hai ta đã hòa vào nhau làm một

-Ta vẫn có đời sống riêng
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng
thắn
Nội dung =>Khẳng định hồn có đời sống => Khẳng định sức mạnh của thể xác
riêng, muốn tách khỏi Xác và kêu gọi sự nhân nhượng, thỏa hiệp
Hàng Thịt
Thái độ
-Cao giọng phủ nhận -> lúng - Chủ động, thách thức, mỉa mai, đắc
túng, chấp nhận
thắng.
-Mạnh mẽ -> tuyệt vọng, bất -Mền dẻo khi thuyết phục
lực.
-Xưng hô: mày- ta; anh- tôi
-Xưng hô ông- tôi.
=> Đuối lí, dồn đuổi, đành chấp => Mỗi lúc một lấn lướt, dồn đuổi
nhận

Hồn Trương Ba
Đánh giá Khát vọng sống thanh cao, nhân Sống dung tục, tầm thường, coi trọng
hậu, trong sạch.
vật chất.
? Cuộc tranh luận giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt xoay quanh vấn đề gì?
-Cuộc tranh luận giữa Hồn Và Xác để xem ai có vai trò quan trọng hơn, ai phụ thuộc
vào ai. Hồn cho rằng Hồn có đời sống riêng; Xác khẳng định Hồn phải phụ thuộc vào
Xác "hai ta hòa với nhau làm một"
? Qua cuộc tranh luận, anh (chị) thấy Hồn và Xác ai có lí hơn?
-Lí lẽ của Xác tuy "ti tiện" nhưng có lí và thực tế hơn. Rõ ràng, giữa Hồn và Xác có
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách rời bởi đó là 2 phương diện thống
nhất trong một con người, đúng như Xác nói "hai ta hòa vào nhau làm một"
? Hồn và Xác không thể thiếu nhau, vậy do đâu mà có cuộc tranh cãi quyết liệt như
thế? Cuộc tranh cãi đó cho thấy giữa họ đã xảy ra mâu thuẫn gì?
16


-Do sự vênh lệch hồn nọ xác kia, cái bên trong và cái bên ngoài không có sự thống
nhất.
? "Hồn nọ xác kia" là một mô- tip có trong văn học dân gian và cả trong "liêu trai chí
dị" (Bồ Tùng Linh, Trung Quốc). Trong cổ tích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", hồn
Trương Ba khi nhập vào xác Hàng Thịt vẫn chung sống hòa thuận và hạnh phúc ở đó
cho đến hết đời. Lưu Quang Vũ đã xử lí cốt truyện đó theo hướng khác nhau như ta
đã biết. Sự khác nhau đó xuất phát từ quan niệm như thế nào về linh hồn và thể xác?
-Người xưa: tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn và quá coi nhẹ thể xác (Trương Ba, vợ
Trương Ba, vợ anh hàng thịt, mọi người đều không băn khoăn gì, coi đó là Trương Ba
100%)
-Lưu Quang Vũ: cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của linh hồn nhưng cũng đồng
thời không phủ nhận hoàn toàn sự chi phối của thân xác đối với linh hồn cùng với
những phiền toái do sự không hòa hợp, không thống nhất giữa linh hồn và thể xác

(Xác phê phán chủ trương của giới trí thức đề cao tâm hồn, bỏ bê thân xác khổ sở,
nhếch nhác)
=>Bên cạnh tâm hồn, chúng ta cần tôn trọng cả thể xác. Đây là một quan niệm hiện
đại, đúng đắn, mới mẻ của Lưu Quang Vũ -> hơi thở của thời đại mới trong kịch nói
hiện đại Việt Nam
Đặt ra vấn đề về sự thống nhất, hài hòa giữa linh hồn và thể xác:
? Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt là hai nhân vật nhưng tồn tại trong một con
người (Hồn tách ra khỏi Xác để đối thoại với cái vỏ tồn tại của mình). Mà nếu đã
trong một con người thì ngôn ngữ nhân vật ở đây là đối thoại hay độc thoại? Từ đó
hãy chỉ ra xung đột chủ yếu mà Lưu Quang Vũ muốn đề cập đến qua cuộc đối thoại?
-Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Hồn – Xác thực chất là một cuộc độc thoại trong
tâm trạng của một con người. Bởi trong con người bao giờ cũng tồn tại hai thế giới
đối lập:
+Khát vọng cao thượng, đẹp đẽ >< Dục vọng, bản năng tầm thường
+ Phần ánh sáng đạo đức, lương thiện >< Phần bóng tối, thấp hèn, tội lỗi
+ Phần người >< phần con
=>Xung đột nội tâm thể hiện trong cuộc đấu tranh với chính mình để chiến thắng
những đòi hỏi bản năng, tầm thường, giả dối. Đó là một cuộc chiến vô cùng khó khăn
và đôi khi cái thiện có thể tạm thời bị lấn át
? Qua màn đối thoại, nhà văn muốn gửi đến chúng ta những điều gì về con người và
cuộc sống?
-Ý nghĩa:
+Phản ánh cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác trong mỗi con người
+ Phản ánh bi kịch không được là chính mình, đặt ra vấn đề con người phải
sống hài hòa giữa tâm hồn và thể xác
+Cảnh báo: sống dung tục sẽ bị cái dung tục ngự trị, tàn phá nhưng gì trong
sạch và đẹp đẽ.
TIẾT 2:
b. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và những người thân:
-GV cho nhóm một diễn lại trích đoạn đã được chuẩn bị ở nhà (Tại nhà Trương Ba,

Trương Ba đối thoại với người thân)
17


? Trước khi bàn đến phần diễn của các bạn, chúng ta hãy quyay trở lại với lớp I. Lí lẽ
của Hồn Trương Ba ở lớp trước: Ta vẫn có đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch,
thẳng thắn. Theo anh (chị) có thật hồn Trương Ba vẫn bảo lưu được đời sống riêng
nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn không? Hãy tìm câu trả lời từ phía người thân.
-Gv sử dụng bảng phụ (kết quả hoạt động của nhóm 2)
Vợ Trương Ba
Cái Gái
Con dâu
Nhận xét về -Ông đâu còn là Ông
-Nếu ông nội tôi hiện -Mỗi ngày thầy một
Trương Ba
-Ông bây giờ còn biết về được, hồn ông nội đổi khác dần, mất
đến ai nữa
sẽ bóp cổ ông
mát dần ... có lúc
-Ông nội đời nào thô chính con cũng
lỗ, phũ phàng như vậy không nhận ra thầy
nữa
Thái độ
Buồn bã, đau khổ, đòi Phản ứng quyết liệt, Thông cảm, xót
bỏ đi
dữ dội, xua đuổi
thương, đau đớn
Người thân của Trương Ba: nhận thấy trong thân thể anh Hàng Thịt, Trương Ba
không còn là mình mà đã bị tha hóa.
Trương Ba: thẫn thờ, run rẩy, mặt lặng ngắt như tảng đá, đau đớn tột cùng

?Hãy nhận xét lời thoại của các nhân vật? Anh (chị) ấn tượng với nhân vật nào nhất?
Vì sao?
-Trong màn đối thoại này, vợ Trương Ba và chị con dâu dẫu có đau đớn nhưng vẫn
công nhận là có thật hồn của Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt, duy chỉ có cái
Gái là phản ứng quyết liệt: trước sau nhất quyết không nhận ông nội mình. Bởi vì cái
Gái chỉ là một đứa trẻ, ngây thơ và rất đỗi trong sáng, cho nên em không thể hiểu
được, không thể chấp nhận sự lẫn lộn trắng đen. Tâm hồn thánh thiện và những giọt
nước mắt của cô bé khiến ta xúc động.
? Những người thân đều có phản ứng khác nhau trước sự thay đổi của Trương Ba.
Vậy theo em, xung đột kịch trong đoạn này có phải là xung đột giữa Trương Ba và
những người thân hay không?
-Có tồn tại xung đột giữa Trương Ba và những người thân. Nhưng đằng sau đó còn
tồn tại một xung đột khác. Lời của những người thân là chất xúc tác để dẫn đến cuộc
đấu tranh dữ dội hơn trong nội tâm Trương Ba, nó được bộc lộ trong những lời độc
thoại nội tâm: Mày đã thắng rồi đấy, cái thân không phải của ta >< Nhưng lẽ nào ta
lại chịu thua mày và tự đánh mất mình? Chẳng còn cách nào khác ...>< Những có
thật không còn cách nào khác? => Xung đột giữa khát vọng sống thanh cao, nhân
hậu >< ham muốn được tồn tại trên cõi đời này.
? Kết quả của những xung đột ấy?
-Dù muốn hay không Trương Ba vẫn phải thừa nhận rằng mình đã thay đổi và cần
phải giành lại mình từ bàn tay của con quỷ bản năng => Quyết định: thắp hương và
gọi Đế Thích.
c. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:
Trương Ba
Đế Thích
-Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
-Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được
là mình toàn vẹn cả ư?
18



-Sống nhờ đồ đạc, của cải của người
khác đã là chuyện không nên, huống chi
tôi phải sống nhờ anh hàng thịt...
-Tôi sẽ làm hồn ông nhập vào xác cu Tỵ
-Không thể sống với bất cứ giá nào. Có
những cái giá đắt quá, không thể trả
được
=>Quan niệm hời hợt về ý nghĩa sự sống,
=>Quan niệm sống tích cực, sống đúng là chỉ ra hiện tượng tiêu cực trong xã hội
mình, sống phải hài hòa toàn vẹn cả thể đương thời: sống giả, sống không phải là
xác và tâm hồn
mình
GV hướng dẫn HS làm rõ thêm vè ba lời thoại của Trương Ba:
?Anh (chị) hãy làm rõ thêm về ba lời thoại của Trương Ba:
+ Gợi dẫn 1: "Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Lời thoại này thể hiện quan niệm gì của
nhà văn?
-Quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc là được sống trọn vẹn cả về thể xác và linh hồn
của mình, với những giá trị mà mình vốn có. Thoát ly thể xác, linh hồn chỉ là một thứ
siêu hình. Rời bỏ linh hồn, thể xác chỉ còn là những nhu cầu bản năng, xác thịt.
+ Gợi dẫn 2: "Sống nhờ vào đồ đạc...". Lưu Quang Vũ muốn nói điều gì qua lời thoại
này?
-Phê phán lối sống giả tạo làm cho con người có nguy cơ đánh mất mình -> quan niệm
về lẽ sống
+ Gợi dẫn 3: "không thể sống với bất cứ giá nào...có những cái giá đắt quá, không thể
trả được". Theo anh (chị), cái giá mà Trương Ba phải trả ở đây là gì? Và qua đây, nhà
văn muốn đề cao những giá trị nào trong cuộc sống?
-Ham sống là ước muốn tự nhiên của con người. Ham muốn ấy nhiều khi lớn đến mức
người ta có thể bất chấp cả những nguyên tắc đạo đức, có thể chà đạp lên cả những
giá trị tốt đẹp để có thể tồn tại. Và nhân vật Trương Ba đã phải trả giá bằng sự xa lánh

của người thân, sự day dứt, dằn vặt của lương tâm => Sự sống đáng quý nhưng có
những điều còn quý giá hơn: đó là nhân cách thanh cao, là sự thanh thản của tâm hồn,
là niềm tin yêu trong lòng mọi người.
? Những lời thoại mà chúng ta vừa phân tích cho thấy điều gì về con người, nhân
cách của Trương Ba?
-Sự lựa chọn của Trương Ba là sự lựa chọn dũng cảm, nhân hậu và tất yếu. Dũng cảm
chấp nhận cái chết để được "là tôi trọn vẹn". Nhân hậu khi Trương Ba biết sống vì
người khác, không nỡ tước đi cơ hội được sống, được hạnh phúc của họ (anh Hàng
Thịt, cu Tỵ; vợ anh hàng thịt, mẹ cu Tỵ). Và tất yêu vì Trương Ba đã thấm thía cái bi
kịch đau đớn của cảnh không được là mình. Tất yếu còn bởi đó là kết quả đấu tranh để
hoàn thiện nhân cách.
? Đế Thích có vai trò gì trong sự lựa chọn của Trương Ba cũng như trong trích đoạn?
-Đế Thích đưa đến cho Trương ba những cơ hội hấp dẫn (lúc đầu là nhập vào xác
Hàng thịt, sau đó là nhập vào xác cu Tỵ); đặt Trương Ba trước những lựa chọn khó
khăn (Ông cho tôi suy nghĩ, ngồi xuống, nghĩ ngợi, chỉ sợ...). Từ đó cho thấy cuộc đấu
tranh để gìn giữ nhân cách luôn rất cam go và quyết liệt. Đó là những phép thử để làm
nổi bật nhân cách của Trương Ba.
d. Màn kết:
19


-Trương Ba chấp nhận chết, hóa thân vào những gì thân thuộc trong nhà mình, trong
những điều tốt lành của cuộc đời.
-Cái Gái lấy những hạt na vùi xuống đất, cho nó mọc thành cây mới... những cây nối
nhau mà lớn khôn. Mãi mãi...
=>Niềm tin vào tương lai vào sự chiến thắng của điều thiện, cái đẹp, sự sống đích
thực
? Ở lớp 11, các em đã được học đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" (Trích "Vũ
Như Tô"- Nguyễn Huy Tưởng). Và chúng ta đã biết đoạn trích kết thúc bằng cái chết
của Vũ Như Tô (bi kịch). "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" cũng kết thúc bằng cái chết

của nhân vật Trương Ba. Ta có thể xem đây là 1 vở bi kịch không? Vì sao?
-Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính nhưng
đây lại là cái chết thể hiện sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của khát vọng thanh
cao trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác và những dục vọng tầm thường
trong mỗi con người -> chính kịch
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
? Đánh giá của anh (chị) về những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
-Sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và nội dung hiện thực
-Tạo tình huống kịch độc đáo và dẫn dắt hợp lí
- Ngôn ngữ kịch giàu tính triết lí, giọng điệu tranh biện.
2. Nội dung:
+ Sự sống đáng quý, nhưng được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình
vốn có còn đáng quý hơn.
+Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể
xác, tâm hồn.
+Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với bản thân để chống lại sự
dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
? Như vậy, chúng ta đã trải qua một cuộc hành trình khám phá đoạn trích "Hồn
Trương Ba, da hàng thịt". Từ đây, các e, hãy tổng kết lại các bước cơ bản để khám
phá một văn bản kịch nói chung và kịch nói Việt Nam hiện đại nói riêng?
-Có 4 bước cơ bản:
+Bước 1: tìm hiểu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích
+Bước 2: tìm những lời thoại để xác định mối quan hệ, đặc điểm, tính cách của các
nhân vật
+Bước 3: phát hiện xung đột, theo dõi quá trình phát triển xung đột (cốt truyện, kịch),
cách giải quyết xung đột.
+ Rút ra ý nghĩa, chủ đề của tác phẩm

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

20


I.KẾT QUẢ ỨNG DỤNG:
1.Về phía giáo viên:
Chúng tôi đã áp dụng các phương pháp này trong một số giờ dạy thể nghiệm ở
các lớp 11C8, 12A1, 12A7 trong năm học 2016- 2017. Việc tiến hành giờ dạy thoải
mái, chủ động, dễ dàng và hơn thế đã đạt hiệu quả cao hơn so với các lớp không dạy
theo phương pháp này.
2.Về phía học sinh:
Không khí lớp học sôi nổi, học sinh hào hứng tham gia hoạt động nhóm rất tích
cực. Các vấn đề đặt ra được các em giải quyết nhanh gọn, hiệu quả.
Năm Lớp dạy thực nghiệm
Lớp đối chứng
học Lớp
Kết quả
Lớp Kết quả
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Yếu TB
Khá Giỏi
2016 11C8 0
12
14
02
11C1 1
25
6

1
28 HS
43%
50%
7%
33HS 3%
76% 18% 3%
2017
12A1 0
10
22
10
12A3 3
28
7
2
42HS
24%
52%
24%
40HS 9%
70% 18% 3%
12A4 0
8
23
7
12A6 2
25
7
3

38HS
21%
61%
18%
37HS 5%
68% 19% 8%
12A7 0
12
15
10
12A2 3
20
7
5
37HS
32%
41%
27%
35HS 9%
57% 20% 14%
II. MỘT SỐ KẾT LUẬN:
Khi chúng ta đặt vấn đề làm thế nào để dạy – học văn bản kịch nói Việt Nam
hiện đại một cách hiệu quả là đồng thời chúng ta nhắc đến một thể loại văn học rất
quen thuộc trong nhà trường và trong dời sống nói chung. Muốn hiểu sâu sắc về nó,
chúng ta phải xuất phát từ đặc trưng thể loại của kịch bản văn học. Mặc dù không nên
nhầm lẫn với nghệ thuật sân khấu nhưng nếu hoàn toàn tách rời nó thì chúng ta lại
không thể hiểu được kịch bản văn học. Chính vì thế, kịch bản văn học tuy cũng có cốt
truyện và hệ thống nhân vật như tác phẩm tự sự nhưng phải mang những đặc điểm
khác và do đó cách dạy- học hay đọc – hiểu văn bản kịch phải tương ứng phù hợp với
đặc trưng thể loại.

III. NHỮNG KIẾN NGHỊ:
-Để việc đọc – hiểu văn bản kịch được coi trọng thực sự, xứng đáng với những đóng
góp của nó trong nhà trường và trong đời sống, chúng ta nên dành cho thể loại kịch
một vài bài kiểm tra quan trọng trong chương trình.
-Tăng thời lượng cho việc dạy – học (đọc- hiểu) văn bản kịch để giáo viên tổ chức cho
học sinh dựng và diễn lại các trích đoạn trong chương trình.
IV. SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN:
-Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lí luận trong chương trình Ngữ
văn THPT (năm học 2014- 2015)
********************************
21


SKKN là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm tòi và thể nghiệm với mong muốn
góp phẩn đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Ngữ Văn
nói chung và dạy – học kịch hiện đại Việt Nam nói riêng. SKKN này cũng là kết quả
của việc khảo sát công phu từ bài giảng của rất nhiều đồng nghiệp. Tuy nhiên, SKKN
cũng không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, vì vậy, chúng tôi rất mong
nhận được sự góp ý và thể tất của quý thầy cô và đồng nghiệp xa gần.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nông Cống, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Người viết:
Phạm Thị Liên

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.

Ngoài SGK, SKKN còn tham khảo một số tài liệu:
Sách giáo viên lớp 11, tập 1,2- NXB Giáo dục năm 2007
Sách giáo viên lớp 12, tập 1,2-NXB Giáo dục năm 2008
Chuẩn kiến thức lớp 11, NXB Giáo dục 2007
Chuẩn kiến thức lớp 12, NXB Giáo dục năm 2010
Thiết kế bài giảng lớp 11, tập 1-2, TS Nguyễn Văn Đường (chủ biên)- NXB Hà
Nội năm 2007
Thiết kế bài giảng lớp 12, tập 1-2, TS Nguyễn Văn Đường (chủ biên)- NXB Hà
Nội năm 2007
Lí luận văn học, Phương Lựu (chủ biên), NXB Giáo dục 2003.
Từ điển thuật ngữ văn học- Trần Bá Hán (chủ biên), NXB Quốc gia Hồ Chí
Minh, 1997.

23



×