Tải bản đầy đủ (.doc) (342 trang)

luạn án TS dân ca nghi lễ dân tộc hmông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 342 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dựa trên tư
liệu điền dã thực tế, phân tích tổng hợp. Những kết quả được trình bày trong luận án
là hoàn toàn khách quan, trung thực. Nếu có những thiếu sót là do năng lực hạn chế
của tác giả và tôi xin chịu trách nhiệm về việc công bố bản luận án này.
Tác giả luận án

Hoàng Thị Thủy


2

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................................8
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................8
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ..........................................................................................10
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................21
IV. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN..........................................................................22
V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU SỬ DỤNG................22
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................26
VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN........................................................27
VIII. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN...........................................................................29

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC HMÔNG VÀ DÂN CA NGHI LỄ
.........................................................................................................................30
1.1. Tổng quan về dân tộc Hmông......................................................................30
1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử, tên gọi và các nhóm người Hmông ở Việt Nam....30


1.1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử............................................................................30
* Nguồn gốc và sự phân bố dân tộc Hmông trên thế giới..............................30
* Về nguồn gốc và sự phân bố của dân tộc Hmông ở nước ta hiện nay........34
1.1.1.2. Tên gọi và các nhóm người Hmông ở Việt Nam................................37
1.1.2. Đời sống kinh tế - xã hội......................................................................39
1.1.2.1. Về kinh tế..........................................................................................39
1.1.2.2. Về xã hội...........................................................................................42
1.1.3. Về tín ngưỡng, tôn giáo.......................................................................48
1.1.3.1.Về tín ngưỡng....................................................................................48
1.1.3.2. Về tôn giáo .......................................................................................53
1.1.4. Văn học dân gian.................................................................................57
1.1.4.1. Thần Thoại........................................................................................57
1.1.4.2. Truyện cổ tích...................................................................................58


3

1.1.4.3. Tục ngữ.............................................................................................60
Quan hệ xã hội người Hmông được phản ánh trong tục ngữ gồm nhiều mặt:
quan hệ cộng đồng gia đình (vợ chồng, bố mẹ - con cái, anh em), quan hệ
cộng đồng dòng họ, quan hệ cộng đồng làng, quan hệ đẳng cấp và giai cấp.60
1.1.4.4. Dân ca..............................................................................................61
1.2. Tổng quan về dân ca nghi lễ dân tộc Hmông...............................................63
1.2.1. Khái niệm về dân ca và dân ca nghi lễ................................................63
1.2.1.1. Khái niệm dân ca..............................................................................63
1.2.1.2. Dân ca nghi lễ...................................................................................63
1.2.2. Khái quát về dân ca nghi lễ dân tộc Hmông........................................64
1.2.3 Xác định Bài ca tang lễ dân tộc Hmông với vấn đề đặc trưng thể loại. 66
1.3. Một số cơ sở lý luận của luận án.................................................................67
Tiểu kết chương 1................................................................................................74


Chương 2: DÂN CA NGHI LỄ ĐÁM CƯỚI (GÂUX YÔNGZ) – HÌNH
THỨC DIỄN XƯỚNG VÀ NỘI DUNG........................................................76
2.1. Đặc điểm diễn xướng dân ca nghi lễ đám cưới dân tộc Hmông...................76
2.1.1. Khái niệm diễn xướng và vấn đề mối quan hệ giữa văn bản – diễn
xướng và bối cảnh..........................................................................................76
2.1.2. Các nghi thức trong đám cưới của dân tộc Hmông.............................79
2.1.3. Diễn xướng dân ca nghi lễ trong đám cưới của người Hmông............81
2.1.3.1. Lễ dạm..............................................................................................81
2.1.3.2. Lễ trả................................................................................................84
2.1.3.3. Lễ cưới..............................................................................................86
2.2. Nội dung cơ bản trong dân ca nghi lễ đám cưới Hmông..............................97
2.2.1. Dân ca nghi lễ đám cưới phản ánh đậm nét phong tục cưới xin truyền
thống Hmông..................................................................................................97
2.2.2. Dân ca đám cưới Hmông phản ánh quan niệm về hôn nhân, hạnh phúc
gia đình...........................................................................................................98


4

2.2.3. Dân ca đám cưới dân tộc Hmông ca ngợi phẩm chất của hai họ nhà
trai, nhà gái..................................................................................................101
2.2.4. Dân ca đám cưới phản ánh tính cách, tâm hồn dân tộc Hmông........104
Tiểu kết chương 2..............................................................................................107

Chương 3: DÂN CA NGHI LỄ TANG MA (GÂUX TUÔS) – HÌNH THỨC
DIỄN XƯỚNG VÀ NỘI DUNG..................................................................109
3.1. Đặc điểm diễn xướng dân ca nghi lễ tang ma dân tộc Hmông...................109
3.1.1. Sa man giáo và nghi thức lễ tang của dân tộc Hmông.......................109
3.1.1.1 Khái niệm Sa man giáo....................................................................109

3.1.1.2. Thầy Dở mổ hay thầy Sa man trong nghi lễ tang ma của người
Hmông..........................................................................................................110
3.1.2. Nghi lễ tang ma của người Hmông....................................................110
3.1.3. Diễn xướng dân ca nghi lễ trong tang ma dân tộc Hmông.................116
3.2. Nội dung cơ bản trong dân ca nghi lễ tang ma Hmông..............................118
3.2.1. Dân ca nghi lễ tang ma phản ánh quan niệm của người Hmông về vũ
trụ và các tầng thế giới.................................................................................118
3.2.2. Dân ca tang ma Hmông kể về quá trình dẫn dắt linh hồn đi gặp thế giới
tổ tiên............................................................................................................133
Phần thứ nhất: Xác định người chết thật hay chết lâm sàng trước khi cúng.
Phần này có 3 bài với nội dung kiểm tra xem người chết thật chưa, có tính
chất nghi lễ mở đầu bài cúng........................................................................133
3.2.3. Dân ca nghi lễ tang ma Hmông phản ánh thái độ, tình cảm của cộng
đồng trong tang lễ.........................................................................................136
Tiểu kết chương 3..............................................................................................142

Chương 4 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG DÂN CA
NGHI LỄ DÂN TỘC HMÔNG....................................................................143
4.1. Kết cấu dân ca nghi lễ Hmông...................................................................143
4.1.1. Đối chiếu kết cấu các dị bản..............................................................144
4.1.2. Mô hình kết cấu dân ca đám cưới và dân ca tang lễ Hmông.............145


5

4.1.2.1. Mô hình kết cấu dân ca đám cưới...................................................145
4.1.2.2. Mô hình kết cấu dân ca tang lễ.......................................................146
Xem xét bố cục, kết cấu và nội dung văn bản dân ca đám ma, xét từ góc độ
một tác phẩm văn học, trên cơ sở so sánh các dị bản, để thuận lợi cho việc
nghiên cứu, chúng tôi thống nhất cách phân chia tác phẩm thành 3 phần

chính theo kết cấu liên hoàn, tuân theo trình tự không được đảo ngược trước
sau. Dân ca nghi lễ tang ma đậm chất tự sự, liên kết các câu chuyện có yếu tố
thần thoại, truyền thuyết, cổ tích..................................................................146
4.1.3. Các hình thức kết cấu chính...............................................................150
4.1.3.1. Các công thức truyền thống............................................................150
4.1.3.2. Cấu trúc đối xứng song song trong các dòng thơ, các khổ thơ.......152
4.1.3.3. Tính chất đối đáp, trò chuyện.........................................................153
4.2. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong dân ca nghi lễ Hmông........156
4.3. Ngôn ngữ...................................................................................................159
4.3.1.Một số từ loại cơ bản..........................................................................159
4.3.2 Đại từ nhân xưng................................................................................159
4.3.3. Tính ngữ.............................................................................................166
4.4. Các phương tiện, biện pháp nghệ thuật.....................................................168
4.4.1. So sánh tu từ......................................................................................168
4.4.1.1. Lối so sánh trong dân ca đám cưới.................................................168
4.4.1.2. Lối so sánh trong dân ca tang ma...................................................169
4.4.2. Ẩn dụ nghệ thuật................................................................................170
4.4.3. Biểu tượng.........................................................................................171
4.4.3.1. Khái niệm biểu tượng......................................................................171
4.4.3.2. Biểu tượng Con gà..........................................................................173
4.4.3.3. Biểu tượng lanh..............................................................................182
4.5. Không gian, thời gian nghệ thuật trong dân ca nghi lễ Hmông.................185
4.5.1. Không gian, thời gian trong dân ca đám cưới là không gian, thời gian
đậm chất hiện thực của cư dân Hmông........................................................186


6

4.5.2. Không gian, thời gian trong dân ca đám ma Hmông là không gian đậm
chất tư duy huyền thoại.................................................................................187

Tiểu kết chương 4..............................................................................................193

KẾT LUẬN...................................................................................................196
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.............................................202
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................203
PHỤ LỤC......................................................................................................215
I. THỐNG KÊ TƯ LIỆU ĐIỀN DÃ...................................................................215

II. THỐNG KÊ TƯ LIỆU TRÊN VĂN BẢN (phần tư liệu phục vụ cho
chương 4 của luận án: Một số phương diện nghệ thuật trong dân ca nghi lễ
dân tộc Hmông).............................................................................................228
2.1 Câu dân ca có sử dụng biện pháp tu từ so sánh......................................228
III. ẢNH TÁC GIẢ ĐIỀN DÃ CHỤP NGHI LỄ DÂN TỘC HMÔNG...............304


7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trong Luận án có sử dụng dấu ngoặc móc [ ] để chú thích.
Ký hiệu trong ngoặc móc được hiểu như sau:
Số thứ nhất là số thứ tự tác phẩm theo danh mục tài liệu tham khảo.
Số thứ hai là số trang.
Ví dụ :

[1, Tr. 25] hiểu là : 1 là số thứ tự tác phẩm.
25 là số trang.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nxb – Nhà xuất bản
DTTS – Dân tộc thiểu số


VHDG – Văn học dân gian


8

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V, khóa VIII nêu rõ: “Di
sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản dân tộc,
cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn,
kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa cách mạng bao gồm
cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể” [61, Tr.63]. Chính vì vậy, Đảng ta rất chú
trọng “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. [14,
Tr.213] Trên cơ sở kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, nhằm xây dựng con
người Việt Nam hiện đại với những phẩm chất tốt đẹp về trí tuệ, tâm hồn, tình cảm.
Đồng thời “Tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa
Việt Nam” [14, Tr.42]. Theo định hướng của Đảng, việc nghiên cứu văn hoá dân
gian các dân tộc thiểu số là việc làm đầy ý nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy vốn
văn hóa cổ, bản sắc tinh hoa văn hóa của đồng bào.
1.2. Bản thân nền văn hoá, văn học dân gian Hmông hết sức độc đáo và có
sức hấp dẫn đặc biệt. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có đông
dân tộc Hmông sinh sống. Họ được các nhà khoa học coi như một cộng đồng “đặc
biệt” có nhiều nét đặc thù trong lịch sử và lối sống được thể hiện trong văn hóa ứng
xử, ý thức cộng đồng, tâm lý tộc người. Dân tộc Hmông đã được nhiều người để
tâm nghiên cứu trong khoảng trăm năm trở lại đây. Đi vào thế giới đời sống xã hội
đồng bào Hmông, ta có thể gặp nhiều lớp văn hóa: Từ văn hóa vật thể đến văn hóa
tinh thần, tâm linh, từ văn hóa dân gian đến văn hóa hiện đại, từ văn hóa lễ hội đến
văn hóa ẩm thực, văn hóa chợ…đều có sức hấp dẫn rất lớn. Trong văn học dân gian
Hmông, dân ca nghi lễ chiếm một vị trí rất quan trọng, là tài sản văn hóa phi vật thể

vô giá, mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh nhiều mặt đời sống, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của đồng bào. Việc nghiên cứu dân
ca nghi lễ dân tộc Hmông sẽ góp phần khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp
mà đồng bào đã sáng tạo, gìn giữ qua nhiều thế hệ.


9

1.3. Dưới ánh sáng đường lối văn hóa dân tộc của Đảng, từ sau cách mạng
tháng 8 năm 1945 đến nay, công tác sưu tầm văn học dân gian dân tộc Hmông đã
đạt được nhiều thành tựu, diện mạo văn học dân gian Hmông hiện lên khá đầy đủ.
Nghiên cứu về dân tộc Hmông như lịch sử, dân tộc học, văn hóa dân gian, văn học
dân gian…đã được chú trọng và đạt được những kết quả đáng kể. Bản chất văn hoá
Hmông là nền văn hoá nội sinh, ít pha tạp văn hoá của các dân tộc khác do đặc điểm
người Hmông sinh sống khá biệt lập và có phần khép kín, vì vậy, mà họ có tín
ngưỡng riêng biệt, đặc thù, có niềm tin riêng với hệ thống thần linh mà họ tôn thờ,
theo đó, nền văn học phục vụ tín ngưỡng của họ cũng hết sức độc đáo, nhất là dân
ca nghi lễ. Dân ca nghi lễ của đồng bào Hmông phong phú với nhiều loại như dân
ca trong các nghi lễ đám cưới, tang ma, mừng nhà mới, sinh đẻ…và hiện nay vẫn
được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Dân ca
nghi lễ Hmông vừa có giá trị thực hành tín ngưỡng, là một bộ phận quan trọng
không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng nhưng đồng thời có giá trị văn học nghệ
thuật sâu sắc phản ánh đậm nét bản chất nhân văn, nhân đạo, khát vọng hướng tới
chân lý, niềm tin vào con người với những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của họ…
Cho đến thời điểm này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Hmông,
văn hoá Hmông nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về dân ca nghi lễ
dân tộc Hmông. Đây là vấn đề còn rất cần được quan tâm nghiên cứu.
Nghiên cứu dân ca nghi lễ dân tộc Hmông bước đầu sẽ đưa ra một cách nhìn
khá tổng thể về nghi lễ và dân ca nghi lễ dân tộc Hmông ở những khía cạnh cơ bản
của văn hóa và văn học; chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và văn học dân

gian trong tổng thể văn hoá dân gian của một dân tộc và trong tương quan với văn
hoá, văn học dân gian các dân tộc khác trong cùng khu vực; khẳng định những giá
trị truyền thống tốt đẹp trong nền văn hoá dân gian nói chung và văn học dân gian
nói riêng của đồng bào, bên cạnh đó, chỉ ra những yếu tố hạn chế, lạc hậu, lỗi thời,
trên cơ sở đó, tôn vinh các giá trị cao đẹp, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy
những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời hạn chế, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu


10

như: làm đám cưới, làm đám ma nhiêu khê, tốn kém, lãng phí; loại trừ dần nạn mê
tín, dị đoan... xây dựng đời sống văn hoá mới trong cộng đồng dân tộc Hmông.
Nghiên cứu về dân ca nghi lễ dân tộc Hmông không chỉ đóng góp về phương
diện lý luận mà trong thực tiễn dân ca nghi lễ Hmông còn góp phần giải quyết một
số vấn đề cụ thể đang đặt ra trong đời sống cộng đồng như phòng, chống nạn truyền
đạo trái phép của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá
hoại chính phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào Hmông nói riêng và dân tộc
Việt Nam nói chung.
1.4. Tác giả là người sinh ra, lớn lên và công tác ở tỉnh Sơn La, vùng có đông
đồng bào dân tộc Hmông sinh sống nên có vốn hiểu biết nhất định về đời sống,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào; có điều kiện tiếp cận thực tế, sưu
tầm, nghiên cứu các lễ thức dân gian cũng như các tác phẩm văn học dân gian (đặc
biệt là những bài dân ca nghi lễ) còn được lưu truyền trong dân gian Hmông. Bản
thân yêu mến, tôn trọng đồng bào, có niềm đam mê nghiên cứu và đã hoàn thành
luận văn Thạc sĩ với đề tài “Khảo sát dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc Mông” năm
2004. Với ý nguyện ngày càng nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc và hệ thống hơn về văn
hoá Hmông nói chung, nghi lễ và dân ca nghi lễ Hmông nói riêng, chúng tôi thực
hiện đề tài này hy vọng góp được phần công sức nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Hmông.
Với những lý do trên và do khuôn khổ có hạn của luận án, chúng tôi chọn 2

loại dân ca nghi lễ có vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của đồng bào Hmông là dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca tang ma để nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu có tên: Dân ca nghi lễ dân tộc Hmông.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Việc sưu tầm, nghiên cứu văn hoá của dân tộc Hmông được một số tác giả
nước ngoài quan tâm và tiến hành từ khá sớm (từ đầu thế kỷ XX). Công tác nghiên
cứu, sưu tầm văn học dân gian các dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm chỉ đạo đẩy mạnh và cũng đạt được một số thành tựu đáng kể. Cùng với văn


11

học dân gian các dân tộc khác, văn học dân gian dân tộc Hmông được nhiều người
chú tâm sưu tầm và nghiên cứu.
2.1. Về sưu tầm
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhà sưu tầm Doãn Thanh- một cán bộ
giáo dục ở Lào Cai đã tiến hành sưu tầm dân ca của dân tộc Hmông. Kết quả là năm
1967 ra mắt bạn đọc công trình “Dân ca Mèo” [124]. Đây là công trình giới thiệu
khá đầy đủ diện mạo dân ca Hmông với 5 loại chính: Tiếng hát mồ côi (Gầu tú giua
- Gâux tuz njuôs); Tiếng hát làm dâu (Gầu ua nhéng – Gâux uô nhangs);Tiếng hát
tình yêu (Gầu plềnh – Gâux plênhx); Tiếng hát cưới xin (Gầu xống – Gâux yôngz);
Tiếng hát cúng ma (Gầu tuớ - Gâux tuôs) và được dịch ra tiếng Việt khá công phu,
chú thích tỷ mỷ và chủ yếu là dịch từ nên đảm bảo được ý nghĩa cơ bản. Trong 5
loại tiếng hát đó chúng tôi chú ý 2 loại bài ca, đó là: Tiếng hát cưới xin (Gâux
yôngz) và tiếng hát cúng ma (Gâux tuôs) vì trong tiếng hát cưới xin ngoài phần hát
nghi thức đến phần hát vui chơi trong đám cưới nếu có nguyện vọng được chia sẻ
người ta còn hát cả tiếng hát mồ côi (Gâux tuz njuôs), Tiếng hát làm dâu (Gâux uô
nhangs), tiếng hát tình yêu (Gâux plênhx). Có thể nói chỗ nào có việc vui mừng, có
tiệc rượu, là ở đấy có tiếng hát, có khi chỉ có hai bên nam giới ngồi uống rượu với
nhau, họ cũng kéo một cuộc hát rất dài. Hát là một nhu cầu trong đời sống tinh thần

của người Hmông. Tiếng hát cúng ma (Gâux tuôs) gồm một loạt các bài hát chỉ
được dùng trong tang lễ và được chia thành 2 loại chính: Bài Chỉ đường (khúa kê –
Kruôz cê) do ông Dở mổ - Zơưv môv hát để chỉ đường cho người chết về với tổ tiên
sau đó mới được hát các bài khác. Các bài hát làm đám, cúng ma người Hmông gọi
chung là Chí xáy – txir xeir. Chí xáy gồm một số bài chính: Bài đại đám (Nả đềnh –
nav ntênhl) dùng cúng cho đám ma to; Bài tiểu đám (Mí đềnh – mir ntênhl) dùng
cúng cho đám ma nhỏ; Bài giao ân huệ (Chéo xáng đù – Chaoz yangr ntux) và các
bài cúng khác. Tóm lại: Tiếng hát cưới xin (Gâux yôngz) và tiếng hát cúng ma
(Gâux tuôs) với nhiều nội dung phong phú, hình thức diễn xướng đặc biệt, mang
đậm chất nhân văn đã củng cố thêm ý tưởng cho người viết hướng sưu tầm và
nghiên cứu đề tài này.


12

Năm 1974 tác giả Doãn Thanh tiếp tục cho ra mắt công trình “Dân ca Mèo
Lào Cai” [126] gồm 45 bài, in song ngữ Việt – Mông. Công trình giá trị ở chỗ giúp
cho bạn đọc có thể đối chiếu lời Việt và lời Hmông và là nguồn tư liệu để so sánh
dân ca Hmông ở Lào Cai với các vùng khác, cung cấp cho độc giả và những người
yêu dân ca các dân tộc thiểu số những bài dân ca trữ tình mang đậm phong cách văn
hóa của dân tộc Hmông.
Năm 1984, các tác giả Doãn Thanh, Hoàng Thao tiến hành tuyển chọn, chỉnh
lí và bổ sung một số bài dân ca Hmông đã công bố trên sách, báo, tạp chí và cho ra
mắt công trình “Dân ca HMông” với lời giới thiệu của Chế Lan Viên [125]. Công
trình cho chúng ta biết ở Việt Nam, người Hmông đã sinh sống trải qua nhiều thế
kỷ, có những cống hiến trong công cuộc lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong các
dân tộc ít người ở nước ta hiện nay, Hmông là dân tộc tương đối đông, đứng vào
khoảng hàng thứ 8 sau các dân tộc Mường, Tày, Nùng, Thái…Người Hmông tự
chia thành 4 nhóm chính: Hmông trắng, Hmông xanh, Hmông đen, Hmông hoa.
Phân biệt như vậy là căn cứ chủ yếu vào màu sắc của trang phục. Dân ca Hmông

được chính người Hmông xếp thành 5 loại đó là: Tiếng hát tình yêu, tiếng hát cưới
xin, tiếng hát làm dâu, tiếng hát mồ côi, tiếng hát cúng ma. Năm loại hát của dân ca
Hmông phần lời có phần trau chuốt, riêng dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi
lễ tang ma các tác giả đã tuyển chọn được một số bài, nhìn chung đây là những bài
hay, những trích đoạn khá tiêu biểu cho dân ca nghi lễ đám cưới và tang lễ ở nhiều
vùng miền khác nhau. Đây là cuốn sách bổ ích cho những ai muốn nghiên cứu về
dân ca Hmông, về văn hóa và phong tục của dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
này.
Từ năm 1994, tác giả người dân tộc Hmông Hùng Đình Qúy công bố các
công trình sưu tầm văn học dân gian của mình tại Hà Giang. Đáng chú ý là “Dân ca
Mông Hà Giang”[97, Tr.98] và “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang”
[96]. Trong đó, các bài dân ca nghi lễ, các bài khèn cúng đám ma được sưu tầm khá
đầy đủ, trình bày có hệ thống và dịch thuật khá công phu, tỷ mỷ. Đây là những tư


13

liệu quý để tác giả luận án nghiên cứu và so sánh với đồng bào Hmông các vùng
khác.
Ở một số vùng có đông đồng bào Hmông sinh sống như Hà Giang, Lào Cai,
Lai Châu, Yên Bái, Sơn La… một số người tiến hành sưu tầm dân ca nghi lễ của
đồng bào như Hoàng Chúng, Giàng Seo Gà (Lào Cai)... riêng Khúa kê đã có hơn
chục dị bản được sưu tầm.
Nhìn chung công tác sưu tầm văn học dân gian nói chung và dân ca nghi lễ
của đồng bào Hmông nói riêng trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu cả
về số lượng và chất lượng. Những bài dân ca nghi lễ dân tộc Hmông là nguồn tư
liệu quý cho luận án trong quá trình khảo sát.
2.2. Về nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lịch sử, văn hoá, dân tộc học
Như trên đã nói, việc nghiên cứu về văn hoá, dân tộc học của dân tộc Hmông

được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm và tiến hành từ khá sớm, có một số thành
tựu đáng kể. Một số tác giả nghiên cứu văn hoá Hmông từ đầu thế kỷ XX, với
những công trình tiêu biểu như: “Lịch sử người Mèo” của tác giả Savina - 1924 Hồng Công. Ở nước ta, sau ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, với chính
sách bảo tồn, phát huy vốn văn hoá truyền thống dân tộc, việc nghiên cứu văn hoá,
dân tộc học và văn học dân gian được quan tâm, khích lệ, nghiên cứu văn hoá, văn
học Hmông đạt được một số kết quả đáng kể.
Năm 1983, trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 3-4, tác giả Lê Trung Vũ với
bài “Người Mông chống chủ nghĩa đại Hán” cho ta thấy được đôi nét về lịch sử dân
tộc Hmông và những hiểu biết văn hóa dân gian chống Hán được thể hiện ở một số
chi tiết trong đám cưới và đặc biệt một vài chi tiết trong nghi lễ tang ma đặc sắc và
kín đáo hơn, đồng thời cũng quyết liệt hơn đối với Hán tộc.
Tạp chí Văn hóa dân gian số 2/1985 đăng bài “Giới thiệu hoa văn trang trí
dân gian” của tác giả Trần Hòa – Bài viết đã khẳng định những giá trị độc đáo trong
trang trí hoa văn y phục mang bản sắc riêng của đồng bào Hmông trong kho tàng
nghệ thuật cổ dân gian Việt Nam.


14

Ở Tạp chí Dân tộc học số 2/1987, tác giả Vương Duy Quang viết bài “Quan
hệ dòng họ trong xã hội người Hmông” nêu lên vai trò quan trọng của quan hệ dòng
họ trong cộng đồng Hmông. Đây là mối quan hệ xã hội chủ yếu liên quan đến toàn
bộ tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời cũng in đậm dấu ấn trong sinh hoạt văn hóa
của đồng bào.
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 6/1990 đăng bài viết của tác giả Trần Hữu
Sơn: “Trang trí dân gian trên trang phục Hmông hoa Bắc Hà” – Nội dung bài viết
nói về nghệ thuật trang trí dân gian trên trang phục của người Hmông hoa Bắc Hà,
với những nét độc đáo về mặt kỹ thuật, bố cục, họa tiết, màu sắc hoa văn. Nghệ
thuật trang trí trên trang phục Hmông là sản phẩm giao lưu văn hóa giữa người
Hmông với các tộc người ở Phía Bắc Châu Á và hải đảo.

Đến năm 1994, công trình nghiên cứu lịch sử người Hmông ở Việt Nam đầu
tiên ra mắt là “Dân tộc Mông ở Việt Nam” của các tác giả Cư Hòa Vần, Hoàng Nam
[155] đề cập đến những nét khái quát về dân tộc Hmông như: Địa vực cư trú, nguồn
gốc lịch sử và tên gọi, kinh tế truyền thống của người Hmông cũng như các ngành
nghề phụ trong gia đình, đời sống vật chất và đặc biệt là đời sống tinh thần, quan hệ
xã hội. Từ thực tiễn cuộc sống của dân tộc Hmông, công trình khẳng định sự lao
động sáng tạo của một dân tộc trong quá trình lịch sử cũng như trong hiện tại, ghi
nhận những nét bản sắc văn hóa tốt đẹp, những tinh hoa văn hóa đã được chắt lọc
trong cuộc sống, qua đó vừa khẳng định nét riêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Hmông vừa khẳng định sự đóng góp quý giá của nó vào quá trình hình thành và
phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Tác giả Hoàng Minh Lường có bài “Một số phong tục - tập quán liên quan
đến nhà cửa của người Hmông ở Lào Cai”, in trong Tạp chí Văn hóa dân gian số
4/1995, đề cập đến các phong tục tập quán có liên quan đến nhà cửa của người
Hmông theo 3 vấn đề chuẩn bị, dựng nhà và bài trí, xếp đặt trong ngôi nhà mới.
Năm 1995, trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 5, tác giả Đặng Khắc Thắng
có bài viết “Xung quanh tang lễ truyền thống của người HMông ở huyện Kỳ Sơn”.
[122] Bài viết cho thấy: Việc tang lễ của người Hmông Nghệ An là một hiện tượng


15

văn hóa lễ tục, từ nội dung các bài khèn, cách khâm niệm tới hướng mồ chôn, nghi
thức cho người chết, vai trò của “bà cô”…Trong tang lễ Hmông, những quy trình tổ
chức, vai trò các thành viên của cộng đồng được thực hiện theo một nền nếp chặt
chẽ.
Các tác giả Lê Hồng Lý, Hoàng Tích Biên Hòa viết bài “Người Hmông xanh
ở Nậm Xé”- Tạp chí Văn hóa dân gian số 4/1995.[52] Bài viết giới thiệu một số tục
lệ như cưới xin, sinh đẻ, ma chay. Các tác giả cũng cho rằng đó là những phong tục
tập quán đặc trưng của người Hmông xanh.

Tạp chí Văn hóa dân gian số 4/1995 có bài viết “Tang lễ của người Hmông ở
Mộc Châu” của tác giả Trần Bình.[3] Bài viết có 2 phần: Phần 1. Trình bày một số
nghi thức trong tang lễ; Phần 2. Trình bày suy nghĩ và nhận xét về những nghi thức
và những giá trị nhân văn của tập tục này. Trong nghi thức tập tục của tang lễ cũng
như các lĩnh vực khác của cuộc sống, người Hmông vẫn còn giữ được những đặc
trưng văn hóa riêng biệt của dân tộc mình, ít bị biến dạng trước tác động của các
yếu tố văn hóa từ các dân tộc láng giềng trong cùng khu vực cư trú.
Năm 1996, công trình “Văn hóa dân tộc Mông Hà Giang” do tác giả Trường
Lưu, Hùng Đình Quý chủ biên, được Sở Văn hóa thông tin thể thao Hà Giang Phát
hành đã giúp người đọc có cái nhìn khái quát về dân tộc Hmông ở Hà Giang, hiểu
về văn học dân gian và một số nét phong tục tập quán của đồng bào và cũng là
nguồn tư liệu quý để người viết tham khảo.
Công trình “Văn hóa HMông” của tác giả Trần Hữu Sơn [103] là một
chuyên khảo dân tộc học bàn về văn hóa tộc người Hmông, ở đây tác giả đã giới
thiệu những nét khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, những đặc điểm về kinh tế
xã hội cũng như lịch sử tộc người và truyền thống đấu tranh của họ nhằm đặt cơ sở
cho việc minh định, phân tích, đánh giá những yếu tố cơ bản trong quá trình hình
thành và phát triển văn hóa. Những vấn đề của truyền thống và hiện đại… trong các
thành tố chủ yếu của văn hóa tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo, ngôn ngữ và văn học
dân gian được trình bày khá kỹ. Phần viết về các đặc trưng văn hóa tinh thần, khát


16

vọng bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, đề cao ý thức cộng đồng là những trang viết
khá sinh động.
Trong tạp chí dân tộc học số 1/1997, tác giả Lê Ngọc Thắng với bài “Mối
quan hệ giữa văn hóa truyền thống và kinh tế. Bài viết đề cập đến vấn đề: Văn hóa
truyền thống của một tộc người nói chung và người Hmông ở huyện Bắc Hà tỉnh
Lào Cai nói riêng là những “hằng số” được kết tinh chắt lọc qua nhiều thế hệ. Ở đó

phản ánh những đặc điểm, cá tính tộc người với hệ thống giá trị do cộng đồng sáng
tạo ra và gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ở tạp chí Văn hóa dân gian số 1/1997, các tác giả lý Cẩm Tú, Hoàng Minh
Lợi viết bài “Một số tập tục của người Hmông xanh tỉnh Lào Cai”. Ở nội dung bài
viết tác giả trình bày những tập tục của người Hmông xanh tỉnh Lào Cai: Về sinh
đẻ; tang ma; lễ đưa ma trẻ em lên với tổ tiên của gia đình; lễ làm ma cho người lớn;
đám chay; làm chay lần đầu; làm chay lần 2 và lần 3…
Tạp chí Văn hóa dân gian số 6/2001, tác giả Trần Hữu Sơn viết bài “Sa man
giáo của người HMông ở Lào Cai”.[105] Bài viết đề cập đến vai trò của sa man
giáo đối với đời sống tinh thần của đồng bào Hmông ở Lào Cai hiện nay. Bài viết đã
lý giải thầy Sa man là ai, trang trí bàn thờ của thầy Sa man và quan niệm về điện
thờ, các đạo cụ Sa man, thế giới bên kia, thế giới vô hình, lực lượng âm binh phù
trợ và thế giới ma thiện, ma ác…
Bài “Sa man giáo ở người H’Mông” của tác giả Vương Duy Quang, [89]
®Ò cao việc nghiên cứu tìm hiểu tôn giáo, tín ngưỡng ở người Hmông nói chung,
Sa man giáo nói riêng. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về đời sống tâm linh, văn
hóa tinh thần truyền thống của họ như: Truyền thuyết và quan niệm về thầy Sa man;
Nghi lễ Sa man (gồm: Bàn thờ của thầy Sa man (xinh khaz), lễ tìm thầy pháp Sa
man (tưs ninhz), lập đàn cúng (Than ninhz), lễ chiêu binh tìm ma (Yưs Khuô), lễ
cúng giải (uô nênhz)… Các bài viết là những tư liệu, định hướng quan trọng khi
chúng tôi quan tâm đến vấn đề đời sống văn hóa - xã hội của người Hmông trong
quá trình tìm hiểu dân ca nghi lễ của họ.


17

§Õn năm 2004, lần đầu tiên xuất hiện tác giả người Hmông, vừa là nghệ
nhân diễn xuất Khúa kê, vừa nghiên cứu về tang ca Hmông, đó là ông Giàng Seo
Gà ở Sa Pa, Lào Cai với “Tang ca (Kruôz cê) của người Mông Sa Pa”. [22] Tác
phẩm gồm hai phần: Phần sưu tầm, giới thiệu tang ca Khúa kê với các dị bản của

các ngành Hmông Sa Pa in song ngữ Việt - Hmông và phần miêu tả các quy trình
diễn xướng Khúa kê cũng như phác hoạ một số giá trị cơ bản về giá trị nội dung của
tang ca Khúa kê của người Hmông. Tác giả cũng nêu những nét rất cơ bản về tập
quán, tín ngưỡng của đồng bào Hmông trong việc thực hành tang lễ. Tuy nhiên, tác
giả mới chỉ nhìn nhận Khúa kê từ góc độ thực hành nghi lễ tang ma và có phần
thiên về việc cúng bái chứ chưa nhìn nhận tác phẩm như một tác phẩm văn học và
các giá trị văn học của tác phẩm. Đây cũng là nguồn tư liệu có giá trị để người viết
tham khảo.
Công trình “Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và
hiện tại”, tác giả Vương Duy Quang [91] đề cập đến các vấn đề tín ngưỡng và tâm
linh người Hmông và vấn đề người Hmông theo đạo Tin Lành. Tác giả đã phân tích
khá tỷ mỷ những đặc điểm tập quán in đậm trong đời sống tâm linh đồng bào và lý
giải vì sao người Hmông có thể bỏ tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên để theo
đạo Tin lành... là nguồn tư liệu có giá trị để luận án tham khảo khi phân tích các giá
trị truyền thống trong dân ca nghi lễ của đồng bào Hmông.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu văn hoá, văn học Hmông đã được triển
khai trong học đường và đã có một số học viên nghiên cứu. Các luận văn như: “Đặc
điểm truyện cổ tích thần kỳ Mông Hà Giang” của tác giả Nguyễn Thị Hường – 1998
[35]; “Lễ hội Gầu tào và dân ca giao duyên dân tộc Mông” của tác giả Bùi xuân
Tiệp – 2003 [144]. Các công trình trên đều đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực nào đó
của văn hoá, văn học dân gian Hmông, tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu
chuyên sâu về dân ca nghi lễ Hmông.
Đặc biệt, gần đây người Hmông theo đạo Tin lành trở thành hiện tượng và
vấn đề chính trị - xã hội, việc nghiên cứu về người Hmông để có những chính sách
phù hợp trở nên cấp thiết, một số tỉnh có đông người Hmông cư trú đã chú trọng


18

đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Đáng chú ý là công trình "Dân tộc Mông Sơn La với

việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay" [115] tác giả Thào Xuân Sùng
(chủ biên) đề cập đến nhiều vấn đề về người Hmông trong quá khứ và hiện tại.
Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp và chính sách xây dựng nền văn hoá mới, cuộc
sống mới giúp cộng đồng Hmông phát triển trong xu thế hội nhập và hoà nhập.
Công trình có những gợi ý, định hướng rất quan trọng cho chúng tôi thực hiện đề
tài, nhất là trong việc xây dựng, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy những giá
trị văn hoá truyền thống, xây dựng nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề về lịch sử, văn
hoá, tín ngưỡng, văn học ít nhiều có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án
tuy không trực tiếp nghiên cứu về dân tộc Hmông như: “Dân ca Nùng”[43]; “Nghi
lễ vòng đời người” [166]; “Văn hóa tín ngưỡng Tày, Nùng” [38]; “Tiếp cận tín
ngưỡng dân dã Việt Nam” [99]; “Tín ngưỡng mê tín” [74]; “Phong tục tập quán các
dân tộc Việt Nam” [72]; “Lời hát trong lễ hội Chá chiêng” [82]; “Giới thiệu Mo lễ
tang dân tộc Giáy Lào Cai” [6]... Các công trình trên đã cung cấp những cơ sở lý
luận, những định hướng, những gợi ý rất bổ ích và tư liệu so sánh để chúng tôi thực
hiện đề tài này.
Ngoài ra còn nhiều bài báo, nhiều công trình có thể giúp ích cho việc nghiên
cứu đề tài mà tác giả luận án đã nêu ở phần danh mục các tài liệu tham khảo.
2.2.2. Nghiên cứu văn học dân gian
Về công tác nghiên cứu văn học dân gian Hmông, cho đến nay ở nước ta
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về dân ca nghi lễ
dân tộc Hmông được công bố. Tuy nhiên, đó đây cũng có một số tác giả viết một số
bài nghiên cứu về một vài khía cạnh nào đó của dân ca nói chung, dân ca nghi lễ
Hmông nói riêng, như:
Trước khi những tác phẩm dân ca đầu tiên của đồng bào Hmông được công
bố, tác giả Tô Hoài viết “Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát căm hờn
ngàn đời của phụ nữ Mèo”. [31] Ngoài việc phân tích nội dung, tác giả lưu ý một số


19


vấn đề dịch thuật sao cho đúng với bản chất dân ca Hmông và truyền thống văn
hóa, tâm lý của đồng bào.
Năm 1967 trong tuyển tập “Dân ca Mèo”,[124] dịch giả Doãn Thanh viết lời
giới thiệu, theo đó căn cứ vào thực tiễn dân ca Hmông, ông đã phân loại dân ca
Hmông thành 5 loại nhỏ và giới thiệu những đặc điểm cơ bản về nội dung và diễn
xướng của từng loại dân ca Hmông, tác giả đã khẳng định giá trị và chỗ đứng của
dân ca nghi lễ nói chung, đặc biệt là dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang
ma trong văn học.
Năm 1984, Chế Lan Viên viết bài giíi thiÖu dân ca Hmông in trong tuyển
tập “Dân ca HMông” có tựa đề “Tâm hồn và tiếng hát Hmông”.[125] Bài viết đã
chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật biểu hiện tâm hồn tình cảm, tư tưởng
dân tộc của đồng bào Hmông qua những bài dân ca của họ. Đặc biệt là sự tinh tế
của đồng bào Hmông qua dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma của họ.
Đó là những gợi ý quan trọng khi chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên
bài viết trên chỉ phác thảo những nét cơ bản chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Tác giả Phạm Thu Yến với bài viết “Đặc điểm kết cấu dân ca Hơ-Mông”.
[171] Đây là bài viết đầu tiên nghiên cứu một phương diện nghệ thuật của dân ca
Hmông, tác giả đã khảo sát những nét cơ bản trong kết cấu văn bản dân ca Hmông
để tìm ra những nét tương đồng cũng như nét đặc sắc của dân ca một dân tộc trên cơ
sở lý luận của thi pháp học hiện đại. Đây là những gợi ý có tính chất nền tảng
phương pháp luận trong khi chúng tôi triển khai thực hiện đề tài.
Một số bài viết của Bùi Xuân Tiệp in trên các Tạp chí Văn hóa dân gian và
Văn nghệ Lào Cai từ 2004 đến nay: “Đối chiếu bản dịch và bản gốc dân ca
Hmông”, “Bước đầu giải mã một số biểu tượng trong lễ hội Gầu tào và dân ca
Hmông”, “Không gian, thời gian nghệ thuật trong dân ca Hmông”, cung cấp cho
chúng tôi nguồn tư liệu liên quan đến đề tài. Bài “Yếu tố thần thoại trong tang ca
Khúa kê của dân tộc Hmông”- Tạp chí văn nghệ Lào Cai - Số tháng 7/2007, tác giả
đã phân chia bố cục tác phẩm, chỉ ra những đặc điểm cơ bản để khẳng định tác



20

phẩm Khúa kê mang đậm yếu tố thần thoại. Đây là cơ sở để chúng tôi kế thừa, phát
triển.
Có thể nói, việc nghiên cứu dân ca nghi lễ dân tộc Hmông, cho đến nay vẫn
chưa có công trình nào thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện trong tính nguyên hợp
của nó mà chủ yếu vẫn là những bài viết nhỏ lẻ đề cập đến một khía cạnh cụ thể nào
đó mà thôi. Dân ca nghi lễ dân tộc Hmông với các giá trị độc đáo, đặc thù của nó
còn là vấn đề bỏ ngỏ.
2.2.3. Nghiên cứu về nghệ thuật (múa, nhạc...) và ngôn ngữ
Về nghệ thuật múa, nhạc: Đến nay, đáng chú ý là cuốn “Bước đầu tìm hiểu
ca nhạc dân gian Việt Bắc” của tác giả Đỗ Minh do Nxb Việt Bắc phát hành n¨m
1975, tác giả đề cập đến một số đặc điểm âm nhạc Hmông và một số nhạc cụ dân
gian Hmông. Tác giả Lưu Danh Doanh đã nghiên cứu “Nhạc cụ khèn và vũ điệu
khèn HMông trong văn hóa dân gian”, [18] và bài “Tìm hiểu nghệ thuật múa dân
gian dân tộc HMông”, [17] tác giả đã trình bày các nét chính về dân tộc Hmông, đặc
điểm chung của nghệ thuật múa dân gian dân tộc Hmông, một số động tác cơ bản
nhất của nghệ thuật múa dân gian dân tộc Hmông.
Về ngôn ngữ: Bài “Từ và từ láy tiếng Mông”, [46] và những bài viết về ngôn
ngữ âm nhạc Hmông, in trong các công trình về văn hóa Hmông của các tác giả
Trần Hữu Sơn, Hùng Đình Quý…đã cung cấp cho chúng tôi phương pháp tiếp cận
dân ca nghi lễ từ góc độ ngôn ngữ Hmông.
Trên cơ sở những giai đoạn sưu tầm, nghiên cứu lịch sử văn hóa Hmông nói
chung, dân ca Hmông, và đặc biệt là dân ca nghi lễ dân tộc Hmông từ gÇn mét
tr¨m năm trở lại đây, chúng tôi thấy có một số vấn đề sau:
Về công tác sưu tầm: Dân tộc Hmông có nền văn học dân gian đồ sộ với
nhiều thể loại (như Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, dân ca, trong đó có những tiểu
loại rất riêng biệt, đặc thù như dân ca tiếng hát tình yêu, dân ca nghi lễ đám cưới,
dân ca nghi lễ tang ma (bài Khúa kê). Nền văn học dân gian ấy đến nay vẫn tồn tại

trong sinh hoạt diễn xướng hàng ngày của đồng bào. Việc sưu tầm văn học dân gian
Hmông đến nay đã có nhiều công trình và diện mạo nền văn học ấy đã hiện lên


21

tương đối đầy đủ. Đó là điều kiện quan trọng về tư liệu để chúng tôi lựa chọn và
thực hiện luận án này.
Về công tác nghiên cứu: Đến nay, công tác nghiên cứu về lịch sử, dân tộc
học, văn hoá học Hmông nói chung đã có nhiều thành tựu, tất cả các công trình đi
trước đều là vốn tư liệu quý giúp cho chúng tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1. Trên cơ sở tiếp thu lý thuyết được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu
folklore thế giới và trong nước, dựa trên các tư liệu về dân ca nghi lễ Hmông đã
được công bố, đồng thời qua quá trình điền dã tham vấn thực tiễn, người viết đặt
mục đích tìm hiểu, nghiên cứu diện mạo, nội dung ý nghĩa, nghệ thuật biểu đạt cũng
như sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời giữa dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca
nghi lễ tang ma với đời sống của dân tộc Hmông.
3.2. Luận án đặt vấn đề so sánh ở một mức độ nhất định dân ca đám cưới và
dân ca tang lễ trong một số ngành Hmông khác nhau, dân ca nghi lễ dân tộc Hmông
và dân ca nghi lễ một số dân tộc khác để bước đầu làm sáng tỏ những tương đồng
và khác biệt giữa dân ca nghi lễ các dân tộc.
3.3. Bằng phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, luận án nghiên cứu sự
nhìn nhận, đánh giá vai trò dân ca nghi lễ trong đời sống cộng đồng tộc người
Hmông trong xã hội đương đại thông qua các phiếu điều tra.
3.4. Từ kết quả nghiên cứu đảm bảo ý nghĩa khoa học trong việc sưu tầm,
nghiên cứu dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma trong thực tiễn đời
sống thường nhật của đồng bào, luận án khẳng định các giá trị cao đẹp cần bảo lưu,
đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, góp phần
loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu trong nghi thức và nội dung dân ca nghi lễ đám cưới

và dân ca nghi lễ tang ma , góp phần nhỏ bé nhưng thiết thực trong việc xây dựng
đời sống văn hoá mới trong cộng đồng dân tộc Hmông. Điều này có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng vì nó góp phần giải quyết một số vấn đề cụ thể về tín ngưỡng – tôn
giáo đang đặt ra trong đời sống cộng đồng Hmông như: phòng, chống nạn truyền
đạo trái phép của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá


22

hoại chính phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào Hmông nói riêng và dân tộc
Việt Nam nói chung đã được cộng đồng Hmông bảo lưu, gìn giữ qua nhiều thế hệ.
IV. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
4.1. Tập hợp, hệ thống, đối chiếu tư liệu dân ca nghi lễ đám cưới, dân ca nghi
lễ tang ma dân tộc Hmông trên các văn bản đã được công bố đồng thời điền dã,
khảo sát thêm một số tư liệu mới, quan sát thực địa mối quan hệ giữa văn bản và
các nghi thức diễn xướng trong đời sống nhân dân Hmông.
4.2. Nghiên cứu đặc điểm nội dung, nghệ thuật phần lời các bài ca nghi lễ
đám cưới và bài ca nghi lễ tang ma Hmông với tư cách là một thành tố quan trọng
trong mối quan hệ thống nhất và toàn vẹn với diễn xướng, lễ thức tín ngưỡng dân
gian, - một hiện tượng văn hoá dân gian nguyên hợp độc đáo; lý giải ý nghĩa cơ bản
của một số hình tượng nghệ thuật thẩm mĩ từ đặc trưng văn hóa tộc người, làm rõ
được phần nào mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa văn hoá và văn học dân gian.
4.3. So sánh dân ca nghi lễ đám cưới và nghi lễ tang ma ở một số ngành
Hmông, các địa bàn cư trú khác nhau của người Hmông, so sánh dân ca đám cưới
và dân ca đám ma của dân tộc Hmông với dân ca đám cưới và đám ma của một số
dân tộc khác như bước đầu tìm ra những tương đồng và đặc trưng của chúng
4.4. Bằng kết quả nghiên cứu trên kết hợp với phương pháp điều tra xã hội
học, luận án nghiên cứu quan niệm của người dân về vai trò, sự biến đổi của dân ca
nghi lễ trong truyền thống và hiện tại, đề ra các giải pháp xây dựng nếp sống văn
hoá xã hội chủ nghĩa trong việc cưới xin, tang ma của dân tộc Hmông; hạn chế, loại

bỏ yếu tố lạc hậu, mê tín, dị đoan, hoặc những hủ tục phiền hà, tốn kém, có hại…
đến đời sống chính trị - xã hội của đồng bào.
V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU SỬ DỤNG
5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca
nghi lễ tang ma dân tộc Hmông. Ở đây chúng tôi không chỉ chú trọng nghiên cứu
khảo sát riêng phần lời ca mà luôn coi trọng việc đặt tác phẩm Folklore trong tính
nguyên hợp của nó nghĩa là chú ý đến mối quan hệ giữa văn bản – môi trường diễn
xướng (bối cảnh xã hội) – chức năng nghi lễ tín ngưỡng. Tuy nhiên do những hạn


23

chế nhất định về khuôn khổ luận án và năng lực cá nhân, luận án không có điều kiện
khảo tả kĩ phần âm nhạc – một thành tố trình diễn rất quan trọng trong dân ca nghi
lễ.
5.2. Dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma Hmông là một hiện
tượng văn hoá dân gian đang hiện hữu ngay trong đời sống thường nhật của đồng
bào. Do điều kiện kinh tế - xã hội cũng như một số quy định về việc tổ chức lễ thức
đã thay đổi (sinh hoạt nghi lễ, tín ngưỡng theo nếp sống mới)... nên ở mỗi nơi, mỗi
ngành Hmông, mỗi dòng họ, mỗi thời điểm dân ca nghi lễ có những thay đổi, khác
biệt nhất định. Nếu chỉ đơn thuần nghiên cứu dân ca nghi lễ ở thời điểm hiện tại thì
với những lý do như đã nêu trên, nhiều nghi lễ sẽ bị cắt xén, bị biến đổi...hoặc nếu
người nghiên cứu chỉ xem xét chúng qua những tài liệu do các nhà nghiên cứu và
sưu tầm đi trước công bố thì sẽ tạo ra một đối tượng nghiên cứu không sát thực, khó
có sức thuyết phục về mặt khoa học. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết hợp đan xen nhiều hình thức khác nhau để đối
tượng nghiên cứu bảo lưu được các thành tố vốn có của nó và có sức thuyết phục về
mặt khoa học, đồng thời làm toát nên được chân dung của đối tượng nghiên cứu cả
về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật.
5.3. Nghiên cứu dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma dân tộc

Hmông chủ yếu ở một số tỉnh vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.
5.4. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thống nhất về mặt tư liệu như sau:
- Văn bản chính chúng tôi sử dụng làm tư liệu nghiên cứu trong luận án của
các tác giả Doãn Thanh [124; 125; 126], Giàng Seo Gà [22] và những tài liệu sưu
tầm chưa công bố ( phụ lục số 1.2 ; 1.3 ).
+ Đối với dân ca nghi lễ đám cưới, văn bản mà chúng tôi lựa chọn để làm
căn cứ nghiên cứu về lời trong luận án là bản “Dân ca HMông” [125] được Doãn
Thanh sưu tầm và Hoàng Thao tuyển chọn, chỉnh lý, Chế Lan Viên giới thiệu, văn
bản này có 14 bài với 1.020 câu thơ. Văn bản “Dân ca HMông” [125] về cơ bản đã
phản ánh đủ quy trình của các lễ thức chính của dân ca nghi lễ đám cưới.


24

+ Đối với dân ca nghi lễ tang ma, văn bản mà chúng tôi lựa chọn để làm căn
cứ nghiên cứu phần lời trong luận án là bản “Dân ca HMông” [125] được Doãn
Thanh sưu tầm và Hoàng Thao tuyển, chỉnh lý, Chế Lan Viên giới thiệu, văn bản
này có 5 bài chính với 1.136 câu thơ. Dung lượng văn bản “Dân ca HMông” [125]
về cơ bản đã khá đầy đủ so với việc thực hiện các lễ thức chính của dân ca nghi lễ
tang ma. Để đảm bảo cho việc nghiên cứu phần lời dân ca nghi lễ tang ma Hmông
một cách toàn diện, chúng tôi sử dụng thêm các bản khác cũng của Doãn Thanh sưu
tầm như “Dân ca Mèo” [124], “Dân ca Mèo Lào Cai” [126]. Bản “Tang ca (Kruôz
cê) của người Mông Sa Pa” [22] của Giàng Seo Gà sưu tầm, văn bản này có 28 bài
(tác giả Giàng Seo Gà chia theo nội dung thể hiện) với 672 câu thơ, tuy dung lượng
có ngắn hơn so với bản “Dân ca HMông” [125] song cơ bản vẫn thể hiện đầy đủ các
nghi lễ của tang ma Hmông.
Lí do của sự lựa chọn này là bởi những văn bản sưu tầm về dân ca nghi lễ
đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma như vừa nêu trên của các tác giả Doãn Thanh,
Giàng Seo Gà, Đặng Nghiêm Vạn là các tác giả đã dành nhiều công sức, tâm huyết
thực hiện việc nghiên cứu sưu tầm một cách trung thực nghiêm túc. Đây là cơ sở

đáng tin cậy về mặt khoa học cho việc lựa chọn văn bản nghiên cứu của luận án. Cụ
thể như sau:
- Ngoài ra đối với dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma chúng
tôi còn tham khảo thêm các bản dân ca vùng Hà Giang do Hùng Đình Quý sưu tầm
(kể cả lời của những bài khèn có nội dung tương ứng với từng loại nghi lễ) bên cạnh
đó chúng tôi còn trực tiếp tiến hành sưu tầm thêm ở Sơn La để bổ sung vào vốn lời,
tạo nguồn tư liệu phong phú giúp cho tác giả luận án lựa chọn các phương án sử
dụng dẫn liệu tiêu biểu nhất.
Ngoài một số tư liệu văn bản bài ca do chính tác giả thu thập được (phụ lục
số1.2; 1.3), tác giả luận án đã đi diền dã, tham dự các đám cưới và đám tang của
đồng bào Hmông (cụ thể là 2 đám cưới và 4 đám tang). Chúng tôi chọn thực tế điền
dã ở tỉnh Sơn La. vì đây là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện địa lý, lịch sử, xã
hội rất phù hợp với đặc trưng văn hoá của người Hmông, có số lượng đồng bào


25

Hmông sinh sống khá đông, có đủ các ngành, các dòng họ Hmông, và hầu hết họ
vẫn lưu giữ khá nguyên vẹn vốn văn hoá cổ của dân tộc, ít bị giao thoa, bị pha trộn
với các dân tộc khác bởi yếu tố xã hội.
* Đối với dân ca nghi lễ đám cưới: Chọn 2 đám cưới của 2 ngành Hmông
khác nhau, ở hai địa phương khác nhau đồng thời có tham khảo thêm một số nghi lễ
đám cưới khác để làm căn cứ xác lập một nghi lễ đám cưới thực tế - bảng 1( có ảnh
phần phụ lục).
Bảng 1: Thống kê tư liệu điền dã nghi lễ đám cưới
Họ và tên
STT

1


2

(Chú rể và cô

Thời gian
Tuổi

dâu)
Mùa A Di

19

Lý Thị Mỷ

17

Vàng A Long

18

Thào Thị Sua

16

Địa điểm

(Tổ chức đám

(Tổ chức đám cưới)


cưới)
Từ 23/11/2007
đến 24/11/2007

Bản Há Dụ, xã Pá Lông,
huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn

Từ 1/12/2009
đến 2/12/2009

La
Bản Pá Múa, xã Hua Trai,
Huyện Mường la, Tỉnh sơn
La.

* Đối với dân ca nghi lễ tang ma: Chọn 4 đám tang cụ thể như sau: 2 đám
tang của hai 2 người phụ nữ cùng ngành Hmông hoa nhưng ở hai lứa tuổi khác nhau
và hai địa phương khác nhau; 2 đám tang của đàn ông thuộc ngành Hmông trắng và
Hmông đen để làm căn cứ xác lập một nghi lễ tang ma thực tế (có ảnh phần phụ
lục)

Bảng 2: Thống kê tư liệu điền dã nghi lễ tang ma


×