Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kinh nghiệm áp dụng dạy học theo dự án vào chủ đề thống kê (đại số 10 nâng cao) giúp học sinh rèn luyện năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.17 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của giáo dục phổ thông hiện nay không chỉ là
đổi mới chương trình giáo dục, mà điều quan trọng là đổi mới phương pháp dạy và
học. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời đại,
đó là: Nguồn lao động năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng
thích ứng, biết đoàn kết và hợp tác trong lao động sản xuất. Vì thế trong Chiến lược
phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐTTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới PPDH
và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát triển tích cực, tự giác chủ
động, sáng tạo và năng lực tự học của người học".
Hiện nay một trong những PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của
người học đó là '' Dạy học theo dự án''. Dạy học theo dự án đáp ứng quan điểm
dạy học lấy học sinh làm trung tâm, các hoạt động học tập được thiết kế mang
tính thiết thực, có liên quan đến kiến thức thực tiễn, giúp học sinh rèn luyện
được một số năng lực quan trọng như: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông, năng lực tính toán … Tuy nhiên, dạy và học theo dự án đòi hỏi
giáo viên phải mất nhiều thời gian công sức để thiết kế dự án khả thi và không
phải nội dung nào cũng áp dụng được phương pháp này, không phải đối tượng
học sinh nào cũng có thể tự nghiên cứu và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn
để học theo dự án.
Là một giáo viên toán THPT, qua những năm tham gia giảng dạy môn
toán ở trường THPT, tôi nhận thấy về mặt tâm lí học sinh THPT đã bộc lộ rõ
thiên hướng, sở trường và hứng thú với từng lĩnh vực. Tuy nhiên đối với đa số
học sinh thì khả năng tự học chưa cao và các em thấy rất khó khăn trong giải
Toán, thậm chí có nhiều học sinh còn đặt câu hỏi “học Toán để làm gì, Toán có
ứng dụng gì trong thực tế”. Thực ra trong đời sống hiện nay Toán thống kê đang
ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với mọi ngành kinh tế xã hội.
Ngay từ đầu thế kỉ XX nhà khoa học người Anh, Oen(H.G.Well) đã dự báo “
Trong một tương lai không xa, kiến thức thống kê và tư duy thống kê sẽ trở
thành một yếu tố không thể thiếu trong học vấn phổ thông của mỗi công dân,


giống như là khả năng biết đọc, biết viết vậy”[3]. Đồng thời trong chương trình
Toán phổ thông các em lần lượt được nghiên cứu và học về thống kê ở chương
III- Đại số 7 và chương V- Đại số 10. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ
thông môn toán ngày 19/1/2018 thì thống kê và xác suất là một trong ba mạch
kiến thức có cấu trúc tuyến tính và đồng tâm xoáy ốc.
Qua một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để bước đầu ứng dụng đổi mới
phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan của nhà
trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học môn Toán; tôi đã vận
dụng và tích lũy được một chút kinh nghiệm trong giảng dạy có vận dụng dạy
học theo dự án nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng liên hệ thực tiễn
của học sinh, tạo không khí học tập hiệu quả, thoải mái và hứng thú cao đối với
môn toán mà tôi đã tiến hành thực nghiệm khi dạy học chủ đề ''Thống kê'' (Đại
số 10- Chương trình nâng cao) tại trường THPT Sầm Sơn. Đó là: Kinh nghiệm áp
-1-


dụng dạy học theo dự án vào chủ đề Thống kê (Đại số 10- Chương trình nâng
cao), giúp học sinh rèn luyện năng lực tự học và phát triển tư duy thống kê.
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu phương pháp dạy học theo dự án.
Nghiên cứu, thiết kế tiến trình dạy học chủ đề Thống kê phát huy tính tích
cực, tự giác, khả năng liên hệ thực tiễn của học sinh, tạo không khí học tập thoải
mái, hứng thú cao đối với môn toán và giúp các em thấy được ứng dụng gần gũi
của Toán học trong đời sống.
Áp dụng dạy học theo dự án vào chủ đề ''Thống kê'' giúp học sinh rèn
luyện năng lực tự học và liên hệ thực tiễn; biết trình bày, phân tích và xử lý mẫu số
liệu.
Rút kinh nghiệm để tiếp tục vận dụng dạy học theo dự án vào các nội
dung toán THPT khác, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phù
hợp với thực tiễn nhà trường và định hướng phát triển giáo dục.

1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phương pháp dạy học theo dự án.
Mục tiêu dạy học chủ đề ''Thống kê''; các mẫu số liệu thực tế và ý nghĩa
mang tính giáo dục nhằm thiết kế tiến trình dạy học chủ đề ''Thống kê'' có áp
dụng dạy học theo dự án để phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng liên hệ thực
tiễn của học sinh, tạo không khí học tập hiệu quả, thoải mái và hứng thú cao đối
với môn toán.
1. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu liên
quan đến đề tài, phân loại bài tập và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức lý thuyết
chủ đề ''Thống kê''.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin phản hồi.
Phương pháp quan sát khoa học và thực nghiệm khoa học. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp 10 trường THPT Sầm Sơn.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, tổng kết rút kinh nghiệm.
Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Dạy học theo dự án
1. Dạy học theo dự án là gì?
Là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học
tập, từ việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho
HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo
vào thực tế cuộc sống. Học theo dự án đặt người học vào tình huống có vấn đề
nhưng việc giải quyết vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao của người học [2].
2. Bản chất của dạy học theo dự án:


-2-


Dạy học dự án có nguồn gốc từ Châu Âu từ thế kỷ thứ 16. Đến đầu thế kỷ
20, các nhà Sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho dạy học dự án với các
nhà lí luận như: Wood Ward; Richard; J.Đewey; Ư.Kilpatrick.
Ngày nay, dạy học dự án được sử dụng rộng rãi trên thế giới, áp dụng
trong tất cả các cấp học, môn học với các tên gọi khác nhau như: Project
Method; Project Base Learning; Project Word.
Dạy học theo dự án định hướng trong 3 mặt sau:

Định hướng vào học sinh
- Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: HS được trực tiếp tham gia
chọn nội dung học tập phù hợp khả năng và hứng thú của cá nhân, khuyến khích tính tự
lực, sự sáng tạo của người học. GV đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ.
- Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự án
được thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân công công việc giữa các thành
viên trong nhóm.

Định hướng vào thực tiễn
- Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực
tiễn nghề nghiệp, đời sống xã hội, phù hợp trình độ người học.
- Có ý nghĩa thực tiễn XH: Các dự án gắn việc học tập trong nhà trường với thực
tiễn đời sống XH, địa phương, gắn với môi trường, mang lại tác động XH tích cực.
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành: Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng
hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của HS.
- Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều môn học hay
lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

Định hướng vào sản phẩm

Các sản phẩm được tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lý
thuyết, mà còn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn [2].
3. Quy trình thực hiện dạy học dự án:
Một dự án có thể có thực hiện qua 2 giai đoạn chính và các bước như sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị
Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo dự án được hiệu quả

Lựa chọn nội dung học tập. Từ đó, xác đinh chủ đề cho HS nghiên cứu.

Phân bố thời gian học tập: Có thể thực hiện trong phân phối chương
trình chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc trong hoạt động ngoại khóa.

Tài liệu: tư liệu sẵn có mà GV cung cấp cho HS, thư viện, internet, bạn bè,


Các công cụ hỗ trợ khác: các phần mềm (word, Excel,
powerpoint….), máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy ghi âm…
Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án
* Thiết kế mục tiêu: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương
trình và những kỹ năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được.
* Lập kế hoạch đánh giá: Nên tập trung vào những câu hỏi cụ thể như “HS hướng
đến các mục tiêu học tập như thế nào?”, “HS sử dụng những kỹ năng tư duy nào?

-3-


*Thiết kế các hoạt động: Để lôi cuốn HS tham gia tích cực vào việc học, GV cần
xây dựng các tình huống, áp dụng các kỹ thuật học tích cực để thiết kế các hoạt
động[2].
b. Giai đoạn 2: Tổ chức cho HS học theo dự án

Bước 1: Quyết định chủ đề dự án

Chủ đề khởi đầu bằng 1 ý tưởng có liên quan đến nội dung học tập
mà gắn liền với thực tiễn mà HS quan tâm, yêu thích.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch

HS lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV.

HS xây dựng những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu,
kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
Bảng 1.3: Bảng phân công nhiệm vụ
Tên thành viên
Nhiệm vụ
Thời gian hoàn thành
Bước 3: Thực hiện dự án

HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch; kết hợp lý thuyết và
thực hành tạo ra sản phẩm.

Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá
nhân.

HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực
hành. Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án

HS thu thập sản phẩm, giới thiệu và công bố sản phẩm.

Kết quả thực hiện dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu
hoạch, báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint.
Bước 5: Đánh giá dự án


GV và HS đánh giá kết quả và quá trình; rút ra kinh nghiệm [2].
4. Ưu điểm của dạy học theo dự án

Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã
hội

Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.

Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm của HS.

Phát triển khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự đánh
giá.

Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích
hợp

Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, năng lực cộng tác làm việc và kĩ
năng giao tiếp, thuyết trình.

Cho phép phân hóa trình độ [2].
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM:
a. Thực trạng
Theo PPCT môn Toán: Đại số 10 (Chương trình nâng cao), ở chủ đề V
''Thống kê'':
-4-


+ Tiết 73: Luyện tập.

+ Tiết 74: Ôn tập chủ đề V.
Mặt khác sau tiết ôn tập chủ đề V có bài kiểm tra 15 phút cho Học sinh để
đánh giá kết quả học tập.
Thực ra các kiến thức ở chủ đề ''Thống kê'' chủ yếu là các công thức tính và
phân tích rút ra ý nghĩa của các số liệu, không mang nặng tính tư duy trìu tượng cao
nhưng lại giúp các em phát triển tư duy logic, khả năng phân tích và vận dụng thực tiễn
nên các em học sinh lớp 10 trường THPT Sầm Sơn có thể tự nghiên cứu kiến thức thống
kê, từ đó tự trình bày một mẫu số liệu phù hợp, biết tư duy thống kê để có liên hệ thực tiễn
gần gũi trong các bài toán thống kê, điều tra về chiều cao cân nặng, điểm học, điều tra về
dân số kế hoạch hóa gia đình, tiềm năng phát triển du lịch của Sầm sơn…là những thông
tin thực tế gần gũi trong đời sống mà các em có thể tự thu thập xử lí kết quả và rút ra bài
học ý nghĩa thực tiễn. Như vậy thống kê là ứng dụng gần gũi, đơn giản nhất của Toán
học trong thực tế.
b. Kết quả của thực trạng
Từ thực trạng trên dẫn đến:
Đối với giáo viên:
- Thường không chú trọng việc dạy ở chủ đề này vì nội dung kiến thức
chủ đề không có trong nội dung thi THPT quốc gia những năm về trước.
- Giáo viên không tổ chức được bài dạy sôi nổi, đa dạng về hình thức, đổi
mới về phương pháp làm cho không khí học tập nhàm chán, đơn điệu mà chỉ
dạy mang tính chất đảm bảo phân phối chương trình.
- Giáo viên chưa làm cho học sinh thấy được mối liên hệ thực tiễn rất gần
gũi của chủ đề và bài toán thực tế, cũng như ý nghĩa của những con số.
Đối với học sinh:
- Ngại học vì nhiều công thức và không vận dụng để thi.
- Thiếu khả năng liên hệ giữa toán học và thực tiễn, không biết vận dụng
toán học vào đời sống.
Vì vậy với ý tưởng bắt đầu từ ứng dụng gần gũi, đơn giản nhất của Toán học
trong thực tế, tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm của mình góp phần giải quyết
được thực trạng trên, mang đến một không khí dạy và học thay đổi tích cực ở

tiết ôn tập chủ đề ''Thống kê'' (Đại số 10- Chương trình nâng cao) phù hợp với
vận dụng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Sầm Sơn.
2.3. ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO CHỦ ĐỀ THỐNG
KÊ (ĐẠI SỐ 10 NÂNG CAO), GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
TỰ HỌC VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY THỐNG KÊ:
1/ Mục tiêu:
1.1 Kiến thức: Giúp các em nắm được và hiểu rõ khái niệm
Trình bày mẫu số liệu:
- Dấu hiệu, đơn vị điều tra, kích thước mẫu.
- Tần số, tần suất.
- Bảng phân bố tần số, tần suất
Các số đặc trưng của mẫu số liệu:
- Số trung bình cộng.
- Số trung vị.
-5-


- Mốt.
- Phương sai và độ lệch chuẩn.
1.2 Kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập
thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức thống kê trong phát hiện, giải quyết vấn đề.
1.3 Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, chính xác, khoa học.
- Linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức thống kê trong thực
tiễn.
1.4 Các năng lực chính hướng tới
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự học.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
2/ Chuẩn bị dự án:
a. Kiến thức liên quan
Trình bày mẫu số liệu:
- Dấu hiệu, đơn vị điều tra, kích thước mẫu.
- Tần số, tần suất.
- Bảng phân bố tần số, tần suất
Các số đặc trưng của mẫu số liệu:
- Số trung bình cộng.
- Số trung vị.
- Mốt.
- Phương sai và độ lệch chuẩn.
b. Sản phẩm
- Sơ đồ tư duy về mạch kiến thức của chương.
- Sản phẩm chính của dự án: Ứng dụng của thống kê trong cuộc sống, kết
quả điều tra về một dấu hiệu (HS tự chọn), trình bày, phân tích, xử lí các số liệu
có kết luận và đề xuất để giải quyết bài toán thực tiễn.
c. Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên:
- Đồ dùng dạy học
- Các files trình chiếu:
Giới thiệu về dạy học theo dự án áp dụng cho chủ đề '' Thống kê".
Tổng hợp phiếu KWL.
Hệ thống mạch kiến thức của chủ đề.
Hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
Các mẫu số liệu dùng minh họa cho bài họ.

- Phiếu phân công nhiệm vụ.
-6-


- Phiếu đánh giá của GV, phiếu đánh giá chéo sản phẩm cho các nhóm,
phiếu tự đánh giá.
- Bài kiểm tra 15 phút.
Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
- Nghiên cứu lại kiến thức về thống kê ở Đại số 7, chủ đề ''thống kê'' ở
Đại số 10; một số trang web truy cập tìm kiếm thông tin...
- Làm bài tập ỏ nhà.
- Bút phớt, giấy A4, A0, Máy tình cầm tay...
Công tác chuẩn bị: GV giới thiệu PP dạy học theo dự án, cách thức tiến
hành cho dự án: " Ứng dụng của thống kê trong cuộc sống".
Cách tổ chức: GV giới thiệu ngắn gọn các nội dung:
- Dạy học theo dự án là gì?
- Lý do chọn dự án:"Ứng dụng của thống kê trong cuộc sống".
- Quy trình áp dụng dạy học theo dự án vào nội dung bài học.
- Cung cấp các bảng số liệu hoặc trang web để học sinh tìm kiếm, xử lí
thông tin.
- Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm tương ứng với đơn vị tổ
Nhiệm vụ 1(Hoạt động khởi động): Sử dụng internet tìm kiếm
thông tin, em hãy thu thập các số liệu thống kê lượng khách du lịch của Sầm
Sơn mỗi năm từ năm 2011 đến năm 2017, vẽ biểu đồ cột thể hiện bảng thống kê.
Em có nhận xét và phân tích gì qua những số liệu đó.
Nhiệm vụ 2: Em hãy sử dụng phiếu KWL để trình bày các kiến
thức đã học, đã hiểu và cần đạt được sau khi học xong chủ đề thống kê. Vận
dụng trả lời phiếu học tập(Phụ lục 1)
Nhiệm vụ 3: Em hãy tìm hiểu ứng dụng của máy tính cầm tay để

tính số trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn. Thực hành trả lời phiếu học
tập(Phụ lục 2).
Nhiệm vụ 4: Sử dụng internet truy cập website
www.vinacosh.gov.vn;
/>Em hãy trình bày:
+ Thống kê và vẽ biểu đồ cột thể hiện tình trạng hút thuốc lá tại Việt Nam,
so sánh số người chết do hút thốc lá, tai nạn giao thông, HIV và các nguyên
nhân khác(Bảng 1). Tính phương sai, độ lệch chuẩn của bảng số liệu.
+ Thống kê và vẽ biểu đồ cột thể hiện chi phí cho việc hút thuốc lá, học
tập, mua quần áo, khám chữa bệnh mỗi năm tại Việt Nam(Bảng 1).
+ Qua số liệu tại bảng 1 và bảng 2, em có suy nghĩ gì?
Em có biết: Tác hại của thuốc lá(sưu tầm hình ảnh minh họa)? Ngày
thế giới không hút thuốc lá? Luật phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt nam?
Nhiệm vụ 5( Hoạt động mở rộng kiến thức): Đọc hiểu để mở rộng
kiến thức: Nêu mối liên hệ giữa biến ngẫu nhiên rời rạc và thống kê( Đại số giải
tích 11 Nâng cao).
Nhiệm vụ 6: Làm bài kiểm tra 15 phút( Làm việc cá nhân độc lập)
-7-


Kỳ vọng qua giai đoạn chuẩn bị:
Học sinh nắm được học theo dự án là gì? Mục đích của dự án. Quy trình
thực hiện dự án Ứng dụng của thống kê trong cuộc sống" như thế nào?
Học sinh nắm được nhiệm vụ.
Học sinh lựa chọn được nhóm, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, cách
thức, thời gian hoàn thành nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường và thể hiện
cao được vận dụng liên hệ thực tiễn.
Thời gian báo cáo, nghiệm thu sản phẩm: Tiết 73- 74.
Tư liệu: Sách đại số 10 nâng cao; Thu thập thông tin, số liệu thực tế từ
gia đình, địa phương, người thân, tham khảo qua sách báo, internet, các

website đã cung cấp…
3/ Thiết kế các hoạt động dạy học:
Căn cứ vào mục tiêu bài dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng áp dụng
dạy học theo dự án vào chủ đề Thống kê, tôi thiết kế các hoạt động dạy học
chính như sau:
Hoạt động 1(Hoạt động khởi động)

Ảnh tư liệu về hoạt động đoàn của Đoàn trường THPT Sầm sơn;
Biểu đồ 1.6 [1]
Cách thức thực hiện:
* Bước 1: GV giới thiệu nhiệm vụ 1 đã giao và hướng dẫn để HS kết hợp quan
sát các hình ảnh minh họa để đưa ra phân tích phù hợp.
-8-


* Bước 2: Các cá nhân trao đổi làm việc thống nhất kết quả. Giáo viên quan
sát về ý thức, thái độ, tinh thần hợp tác và hỗ trợ các cá nhân trong nhóm (nếu
cần).
* Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đã trao đổi, nhận xét lẫn nhau
và cho điểm.
* Bước 4: Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm và chuẩn kiến thức
Kết quả sản phẩm hướng tới:
+ Thu thập bảng số liệu thống kê lượng khách du lịch của Sầm Sơn mỗi
năm từ năm 2011 đến năm 2017(nguồn internet)
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

2016
2017
Triệu
1,9
2,1
2,5
3,15
3,7
4,1
4,2
khách
+ Quan sát hình ảnh:
Giáo viên khơi gợi vấn đề liên hệ:
Tăng trưởng du lịch ở Sầm Sơn và những điểm nhấn. Trong những năm
gần đây, Sầm Sơn luôn là điểm đến tin cậy và lựa chọn hàng đầu trong du lịch
hè của du khách.
Hiện tại và tương lai Sầm Sơn sẽ đón nhận một lượng khách khổng lồ,
mang đến những cơ hội phát triển kinh tế, dịch vụ to lớn nhưng cũng sẽ gây
nguy cơ gia tăng sức ép lên môi trường biển Sầm Sơn...
Vì vậy mỗi em học sinh cần phải ý thức trách nhiệm được vai trò của bản
thân mình vừa là một hướng dẫn viên du lịch để quảng bá về biển Sầm Sơn an
toàn và thân thiện, nhưng cũng vừa là một tuyên truyền viên tích cực về bảo vệ
môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Hoạt đông 2: Tổ chức cho báo cáo viên của các nhóm trình bày giải quyết
nhiệm vụ 2
Tiếp cận: Thông qua mục tiêu bài học GV hướng dẫn HS ôn tập kiến
thức liên quan vào giấy A0 bằng cách điền vào phiếu KWL(phụ lục 1).
Cũng cố: Nhóm Hs trả lời phiếu học tập số 1(phụ lục 1).
Cách tổ chức:
* Bước 1: GV giới thiệu nhiệm vụ.

* Bước 2: Các cá nhân trao đổi làm việc thống nhất kết quả. Giáo viên quan
sát về ý thức, thái độ, tinh thần hợp tác và hỗ trợ các cá nhân trong nhóm (nếu
cần).
* Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét thảo
luận chấm chéo.
* Bước 4: Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm và chuẩn kiến thức
Kết quả sản phẩm hướng tới:
a) Ta có bảng phân bố là
Lớp điểm

Tần số

Lớp điểm

Tần suất

[40;50)
[50;60)
[60;70)
[70;80)
[80;90)
[90;100]

4
6
10
6
4
2
32


[40;50)
[50;60)
[60;70)
[70;80)
[80;90)
[90;100]

13%
19%
31%
19%
13%
6%
100%

Bảng phân bố tân số ghép

Bảng phân bố tần suất ghép

-9-


b) Biểu đồ đồ tần suất hình cột là

c) Biểu đồ hình quạt là
6%

13%


Lớp
điểm
13%
[40;50)
19%

[50;60)
[60;70)
[70;80)

19%

[80;90)
31%

[90;100)

[40;50)
[50;60)
[60;70)
[70;80)
[80;90)
[90;100]
N

Tần
suất

Góc ở
tâm


0
13% 46,8
19% 68,40
31% 111,60
68,40
19%
46,80
13%
21,60
6%
100%

Nhận xét: Đề khảo sát có tính phân loại tốt, đánh giá được các mức độ năng
lực tương ứng. Đa số các bạn có kết quả đạt yêu cầu, tuy nhiên cần phải tích
cực rèn luyện hơn nữa để nâng cao năng lực, đặc biệt là kết quả mũi nhọn.
Qua gải quyết nhiệm vụ 2 kỳ vọng: Sử dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học
tích cực (KWL) giúp các em có thêm hứng thú, động lực để tự giác nghiên cứu
bài cũ từ đó nắm được phương pháp trình bày mẫu số liệu, nắm vững các số đặc
trưng của mẫu số liệu đã học. Định hướng được vấn đề tiếp theo cần phải giải
quyết:
- Nắm và thành thạo tính số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn.
- Liên hệ giữa toán học và đời sống thực tiễn(Phân tích bảng số liệu, rút
ra ý nghĩa liên hệ).
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm thực hành giải
quyết nhiệm vụ 3. Hướng dẫn thực hành tính số trung bình cộng, phương sai, độ
lệch chuẩn bằng máy tính cầm tay.

- 10 -



Tiếp cận: HS cả lớp tự thực hành tính số trung bình cộng, phương sai, độ
lệch chuẩn bằng máy tính cầm tay, kiểm tra thực hành nhanh lại kết quả trong
phiếu học tập số 2.
Cũng cố: GV hướng dẫn HS cả lớp thực hành tính số trung bình cộng,
phương sai, độ lệch chuẩn bằng máy tính cầm tay thông qua phiếu học tập số
2( Phụ lục 2).
Cách tổ chức:
* Bước 1: GV hướng dẫn giải quyết nhanh nhiệm vụ thực hành.
* Bước 2: Các cá nhân làm việc thống nhất kết quả. Giáo viên quan sát về ý
thức, thái độ, tinh thần hợp tác và hỗ trợ các cá nhân trong nhóm (nếu cần).
* Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét thảo
luận chấm chéo.
* Bước 4: Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm và chuẩn kiến thức
Phiếu học tập số 2
Mỗi nhóm chọn phương án đúng cho một trong hai đề trắc nghiệm sau và
rút ra nhận xét liên quan
ĐỀ 1:
Số sản phẩm của 7 học sinh tổ 1 và 7 học sinh tổ 2 của lớp 10A làm được
trong cùng 1 ngày, lần lượt được cho bởi hai dãy số liệu:
Tổ 1: 18; 19; 19; 20; 21; 21; 22. (1)
Tổ 2: 15; 17; 17; 20; 23; 23; 25. (2)
1.1 Số trung bình cộng của dãy (1) là
A) X = 19
B) X = 20
C) X = 21
D) X = 22
1.2 Phương sai của dãy (1) là ( làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2):
A) sx2 ≈ 1,71
B) sx2 ≈ 1,80

C) sx2 ≈ 1,73 D) sx2 ≈ 1,74
1.3 Số trung bình cộng của dãy (2) là
A) Y = 17
B) Y = 19
C) Y = 20
D) Y = 22
1.4 Phương sai của dãy (2) là ( làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2):
A) sy2 ≈ 12,29
B) sy2 ≈ 12,28
C) sy2 ≈ 12,30 D) sy2 ≈ 12,27
Tổ nào làm việc đều tay hơn? Vì sao?
ĐỀ 2:
Hoàn thành bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp chiều cao của 36 học sinh lớp 10
(Số liệu SGK năm 2010) [3]:
Lớp chiều Tần
Tần suất
cao (cm)
số
(%)
[150;156)
6
[156;162)
12
[162;168)
13
[168;174]
5
Cộng
36
1.1 Chiều cao trung bình của 36 học sinh là

A) X = 162 cm
B) X = 163 cm C) X = 160 cm
D) X = 161 cm
1.2 Phương sai của bảng số liệu là ( làm tròn đến hàng đơn vị)
- 11 -


A) sx2 ≈ 30
B) sx2 ≈ 32
C) sx2 ≈ 29
D) sx2 ≈ 31
Em có nhận xét gì về chiều cao trung bình của 36 học sinh và chiều cao
chuẩn của học sinh 16 tuổi hiện nay ở Việt Nam.
Sản phẩm hướng tới:
Về kiến thức toán:
HS biết tính số trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn bằng máy tính
cầm tay, tính nhanh, đúng kết quả trong phiếu học tập số 2.
HS biết lựa chọn bài tập phù hợp, phân chia công việc và hợp tác giải
quyết để có kết quả giải nhanh và chính xác, tập duyệt đáp ứng với mục tiêu của
kì thi THPT Quốc gia hiện nay.
ĐỀ 1:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
A
C

A
Nhận xét: Tổ 1 làm việc đều tay hơn tổ 2 vì sx2 ≈ 1,71< sy2 ≈ 12,29.
Chứng tỏ tổ 1 có tinh thần đoàn kết, phối kết hợp và có năng suất lao động tốt
hơn tổ 2.
ĐỀ 2:
1.1 Chiều cao trung bình của 36 học sinh là
A) X = 162cm B) X = 163cm C) X = 160cm D) X = 161cm
1.2 Phương sai của bảng số liệu là (làm tròn đến hàng đơn vị)
A) sx2 ≈ 30
B) sx2 ≈ 32 C) sx2 ≈ 29
D) sx2 ≈ 31
Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp chiều cao của 36 học sinh lớp 10:
Lớp chiều Tần
Tần suất
cao (cm)
số
(%)
[150;156)
6
16,7
[156;162)
12
33,3
[162;168)
13
36,1
[168;174]
5
13,9
Cộng

36
100(%)
Về kiến thức vận dụng liên hệ: Hiện nay theo chuẩn chiều cao đối với
trẻ nữ 16 tuổi là 162cm, trẻ nam là 173cm; tức là chiều cao của trẻ em Việt Nam
đã được cải thiện đáng kể. Điều đó cho thấy trẻ em đã được gia đình và xã hội
ngày càng quan tâm, chăm sóc tốt hơn. Đối với các em học sinh THPT đang ở
giai đoạn dạy thì muốn có chiều cao, cân nặng phát triển đạt chuẩn, cần chú ý:
Bổ xung dinh dưỡng cần thiết nhất là canxi, vận động tập luyện thể dục thể thao,
ngủ nghỉ, học tập, lao động sinh hoạt điều độ, khoa học...
Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm giải quyết nhiệm vụ
4
Tiếp cận: Giáo viên cung cấp cho học sinh website thu thập tư liệu trong
công tác chuẩn bị(www.vinacosh.gov.vn; />Cũng cố: Nhiệm vụ liên hệ giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại
của thuốc lá
- 12 -


Cách thức thực hiện:
* Bước 1: GV giới thiệu nhiệm vụ.
* Bước 2: Các cá nhân trao đổi thống nhất kết quả. Giáo viên quan sát về ý
thức, thái độ, tinh thần hợp tác và hỗ trợ các cá nhân trong nhóm (nếu cần).
* Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đã chuẩn bị, nhận xét nhóm
khác và chấm điểm chéo.
* Bước 4: Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm và chuẩn kiến thức
Kết quả sản phẩm hướng tới:
Về kiến thức toán:
Bảng 1: Ở Việt Nam một năm có số
Bảng 2: Ở Việt Nam một năm số tiền
người chết do thuốc lá, do tai nạn giao chi cho thuốc lá, học tập, quần áo,
thông, do HIV, do nguyên nhân khác

khám chữa bệnh (đơn vị là tỷ đồng)
(đơn vị là người) như sau:
như sau:
Do
Do tai
Do
Do
Mua
Mua
Học
Khám
thuốc
nạn giao HIV nguyên
thuốc
quần
tập
chữa bệnh

thông
nhân khác

áo
40. 000 11.000
2.55 10.000
8.200
2.280
3.280
4.100
0
Từ đó phân tích, xử lí số liệu cho ở bảng 1 và bảng 2

Qua số liệu trên ta thấy độ chênh lệch của số trung bình cộng với các số
liệu thống kê là lớn nên số trung bình cộng không thể đại diện cho các số liệu
thống kê được. Để đo mức độ chênh lệch giữa các giá trị của mẫu số liệu so với
số trung bình, người ta đưa ra hai số đặc trưng là phương sai và độ lệch chuẩn.
Biết cách vẽ biểu đồ và đọc biểu đồ.
Bảng 1
Bảng 2
Giá trị trung bình
y = 4465
x = 15888
cộng
s ≈ 5065475
s ≈ 204462969
Phương sai
s ≈ 14299
s ≈ 2251
Độ lệch chuẩn
2
x

2
y

x

y

Biểu đồ 1
Giáo viên mở rộng vấn đề:
 Tác hại của thốc lá:

 Tác hại về sức khỏe
 Nguy cơ gây ung thư:

Biểu đồ 2

- 13 -


Một nghiên cứu ở Mỹ về sự liên quan
giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã
được tiến hành, ước tính rằng khoảng
một phần ba trong tổng số người chết
vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc
lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số
người chết vì ung thư phổi.
 Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
 Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ
 Ảnh hưởng của hút thuốc đối với trẻ em

 Ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5 hàng năm
 Liên hệ thực tế:
Qua số liệu trên ta thấy mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh
liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông
hàng năm(biểu đồ 1). Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thì có 10% dân
số Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Y Tế
Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ con số
này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm, nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, tai
nạn giao thông và các nguyên nhân khác.
Thuốc lá không chỉ có tác hại gây ra bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại
kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi tháng, một người hút thuốc ở Việt Nam chi gần

700.000 đồng cho thuốc lá.
Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho
mặt hàng này(biểu đồ 2). Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống
10,6 triệu người.Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá
ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và
gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh.
Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, số tiền khám chữa bệnh mới chỉ cho
3 bệnh trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra là 2.304 tỷ đồng/năm. Các tổn
thất chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn lại
[4].
- 14 -


Luật phòng chống tác hại
của thuốc lá tại Việt Nam:
Ngày 14/11/2013, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 176/NĐ - CP về quy
định xử phạt vi phạm về phòng
chống tác hại thuốc lá và bắt
đầu có hiệu lực từ ngày
31.12.2013 [4]
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của khói thuốc lá thì bầu không
khí phải hoàn toàn không có khói thuốc, tuyên truyền về luật phòng chống tác
hại của thuốc lá. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì
một xã hội văn minh, phát triển.
Hoạt động 5: Giải quyết nhiệm vụ 5( mở rộng kiến thức):
Cách thức tổ chức:
* Bước 1: GV giới thiệu nhiệm vụ.
* Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đã chuẩn bị, nhận xét nhóm

khác và chấm điểm chéo
* Bước 3: Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm và chuẩn kiến thức
Mở rộng kiến thức: Mối liên hệ giữa biến ngẫu nhiên rời rạc và thống kê( Đại số
giải tích 11 Nâng cao).
Hoạt động 6: Nghiệm thu, đánh giá sản phẩm dự án.
Cách tổ chức:
* Bước 1: GV tổng kết đánh giá chung sản phảm của mỗi nhóm
* Bước 2: Các nhóm tự đánh giá được tiến độ và mức độ thực hiện công
việc qua phiếu tự đánh giá(Phụ lục 3)
* Bước 3: Tổ thư kí(do HS chọn cử) tổng hợp phiếu đánh giá chéo của các nhóm
và đánh giá bằng điểm của giáo viên(Phụ lục 3).
* Bước 4: GV nghiệm thu sản phẩm, đánh giá kết quả, tổng hợp đánh giá
chéo của các nhóm.
GV khen ngợi, cho điểm các nhóm có sản phẩm tốt. Gợi ý để các
em đề xuất mở rộng thêm những liên hệ khác trong thực tế.
Kỳ vọng:
Từng nhóm đều có sản phẩm tốt, hoàn thành báo cáo trên giấy A0.
HS báo cáo có kỹ năng thuyết trình trước tập thể.
Các nhóm đánh giá chéo mang tính trung thực, khách quan và có tinh thần
xây dựng. Các nhóm tiếp thu, hoàn thiện kiến thức chuẩn và mở rộng.
Học sinh thấy được ý nghĩa của bài học và hứng thú với phương pháp
mới.
Hoạt động 7: Cũng cố kiến thức, đánh giá kết quả qua bài kiểm tra 15
phút.
- 15 -


Cách tổ chức: GV cho HS cả lớp làm bài kiểm tra 15 phút để nghiệm thu
kết quả học tập( Phụ lục 5).
Hoạt động 8: Hoạt động tìm tòi mở rộng.

Dựa trên cách thức đơn giản nhất để hoàn thành dự án " Ứng dụng của thống kê
trong cuộc sống" em hãy tiếp tục phát triển dự án mới thông qua việc tự hoàn
chỉnh bộ khung câu hỏi khái quát:
- Phương pháp trình bày mẫu số liệu? Xử lí số liệu nhờ số đặc trưng như thế nào?
- Thống kê được vận dụng trong thực tiễn như thế nào?
GV gợi ý các tiểu chủ đề tiếp theo của dự án mới về ''Vận dụng thống kê
vào cuộc sống" để HS thảo luận lựa chọn:
- Thống kê liên quan đến sức khỏe, chiều cao, học lực, hạnh kiểm của học
sinh trong lớp, trong trường.
- Thống kê liên quan đến đánh bắt thủy hải sản ở địa phương, hộ gia đình.
- Thống kê liên quan đến ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...
- Thống kê liên quan đến dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản
của vị thành niên...
Sản phẩm hướng tới:
Mỗi nhóm chọn một tiểu chủ đề trong 4 tiểu chủ đề trên và thực hiện trình
bày theo nội dung hướng dẫn sau:
1. Tiểu chủ đề trình bày mẫu số liệu gì? Dấu hiệu, đơn vị điều tra, kích
thước mẫu? ( Nếu trình bày được cả số liệu đối chứng để làm rõ ý nghĩa của các
con số càng tốt).
2. Lập bảng phân bố tần số, tần suất. Vẽ một trong các loại biểu đồ thể
hiện bảng phân bố đã lập.
3. Nêu rõ được các số đặc trưng của mẫu số liệu ( Mốt, số trung vị, số
trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn).
4. Nêu được ý nghĩa của bài toán, dự báo và đề xuất được các giải pháp
cải thiện thông tin chưa tốt từ các số liệu đã nêu.
4/ Kết quả thực nghiệm:
Sau khi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp
thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của HS ở các lớp thực nghiệm (Lớp
10A3) và lớp đối chứng (Lớp 10A5) trường THPT Sầm Sơn. Trong đó lớp 10A3
tôi sử dụng dạy học theo dự án, lớp 10A5 tôi không sử dụng dạy học theo dự án.

Tổng số học sinh ở các lớp bằng nhau (40 em/lớp), lứa tuổi và trình độ nhận
thức ngang nhau. Kết quả thực nghiệm (điểm làm tròn đến chữ số thập phân thứ
nhất) tôi chấm điểm và cho các em xử lý số liệu bảng điểm thu được như sau:
Điểm thi lớp 10A3
Điểm thi lớp 10A5
Điểm thi
Tần số
Điểm thi
Tần số
[0; 3.5)
0
[0; 3.5)
0
[3.5; 5)
0
[3.5; 5)
8
[5; 6.5)
8
[5; 6.5)
20
[6,5; 8)
20
[6,5; 8)
8
[8; 10]
12
[8; 10]
4
Cộng

40
Cộng
40
- 16 -


Điểm TB: X10A3 = 7,5
Điểm TB: X10A5 = 6,0
Phương sai: s102 A3 ≈ 1,32
Phương sai: s102 A5 ≈ 1,86
Độ lệch chuẩn: s10 A3 ≈ 1.15
Độ lệch chuẩn: s10 A5 ≈ 1,37
100% HS hứng thú với phương
pháp học mới.
Từ thực nghiệm ta thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào
chương Thống kê Đại số 10 tại trường THPT Sầm Sơn cho kết quả khả thi.
5/ Một số kinh nghiệm để tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn và học sinh
hứng thú học tập:
Phương pháp có thể áp dụng cho tiết bài tập, các nội dung có yếu tố liên
môn, liên hệ thực tế(Đạo hàm, tích phân, tổ hợp- xác suất...)đặc biệt là sẽ đạt
hiệu quả cao hơn đối với học sinh có ý thức học tập tốt.
Trong dạy học theo dự án, khâu tổ chức dạy học sao cho phù hợp là rất
quan trọng. Lựa chọn bài học phải phù hợp với năng lực của cá nhân HS hay
nhóm HS, đồng thời bài học cần phải gắn liền với thực tiễn nhằm kích thích tính
tò mò, sáng tạo, khám phá của HS. Do đó, người GV cần biết cách tổ chức theo
quy mô nhóm, cách thành lập nhóm sao cho phù hợp nhất.
* Về quy mô nhóm: Tùy thuộc vào quy mô dự án, quy mô nhóm đề có thể chia

Cả lớp (nhóm lớn) hay cá nhân, tổ.


4 - 6 thành viên (nhóm nhỏ)
* Về cách lập nhóm: Có 3 cách phổ biến

Nhóm HS có kỹ năng và trình độ tương đương

Nhóm HS có kỹ năng và trình độ đa dạng.

Cho HS tự chọn nhóm.
Để tiết dạy đảm bảo về thời gian, hệ thống và khoa học, giáo viên nên sử
dụng bài giảng điện tử để hỗ trợ trong hai nội dung: Hệ thống mạch kiến thức
ban đầu và hệ thống cũng cố bài học; hỗ trợ phần giới thiệu sản phẩm, tư liệu
(nếu có) của học sinh. Nghiên cứu tài liệu tham khảo và định hướng cho HS.
Để lôi cuốn HS tham gia tích cực vào việc học, GV cần xây dựng các tình
huống, áp dụng các kỹ thuật học tích cực để thiết kế các hoạt động.
Tôi tiến hành bài dạy này trong cùng một buổi học gồm hai tiết liên tiếp
nên kết quả học tập của học sinh sẽ khách quan hơn, việc hướng dẫn, thu thập,
đánh giá sản phẩm cũng đảm bảo tính thống nhất và hợp lý về mặt phân phối
thời lượng cho các hoạt động.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Sau khi hoàn thành sáng kiến này tôi cũng nhận thấy kiến thức và nghiệp
vụ sư phạm của bản thân được vững vàng hơn, đó là nền tảng để tiếp tục đổi mới
cho những lần sau thực hiện hiệu quả bài giảng và là bước đầu để thầy và trò áp
dụng Phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới, đặc biệt là vận dụng đổi
mới phương pháp dạy học mà vẫn phù hợp với đặc thù năng lực của học sinh.
Áp dụng dạy học theo dự án vào bài học thì hiệu quả của liên hệ thực tiễn
đã được phát huy tích cực. Về phía học sinh, các em được tiếp xúc với một
- 17 -



phương pháp học tập mới mang tính chất tích cực, làm cho các em nhận thấy
mình được giao trách nhiệm, tự nhận trách nhiệm và tự giác hoàn thành nhiệm
vụ. Những tư liệu, công việc được giao, trao đổi thu thập, phân tích, xử lí số liệu
đã tạo cơ hội cho các em nắm bắt thực tế và liên hệ nội dung bài học dễ dàng
hơn rất nhiều, đặc biệt là đa số các em thấy hứng thú, hài lòng vì được thay đổi
không khí học tập môn Toán vốn " căng thẳng tư duy, khô khan và khó hiểu"
theo suy nghĩ của các em.
Giờ dạy ngoài việc đạt được kết quả tri thức còn mang tính chất giáo dục:
Giáo dục ý thức làm việc tập trung, tinh thần phối kết hợp giữa thầy và trò, trò
và trò, đặc biệt là sự gần gũi quan tâm giữa giáo viên và học sinh để giúp các em
tự tin, có niềm vui được quan tâm; giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân
trứơc một bài toán thực tiễn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN:
Sau một thời gian nghiên cứu, để vận dụng đổi mới phương pháp dạy học
và tiến hành thực nghiệm cụ thể áp dụng phương pháp “Dạy học theo dự án”
vào chủ đề Thống kê (Đại số 10), tôi thấy:
Đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết, có nhiều phương pháp dạy
học đem lại hiệu quả cho môn học. Do đó cần lựa chọn một hoặc một số phương
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung bài học, môn học. Đối với
bộ môn Toán, tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án là cần
thiết và phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Khi đưa phương pháp này vào bài học thì hiệu quả của liên hệ thực tiễn đã
được phát huy tích cực.
3.2. KIẾN NGHỊ:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đổi mới phương pháp dạy học tôi
nhận thấy, phương pháp dạy học theo dự án có thể áp dụng hiệu quả cho tất cả
các đối tượng học sinh và phù hợp với các tiết dạy bài tập cũng như ôn tập chủ
đề. Trong đó qua thực tế kiểm nghiệm phương pháp mang lại kết quả cao cho
dạy học chủ đề Thống kê (Đại số 10).

Để nâng cao được chất lượng giờ học có sử dụng phương pháp dạy học
theo dự án thì học sinh cần được trang bị các phương tiện hỗ trợ học tập, như
máy tính nối mạng internet, phòng học bộ môn.
Phương pháp dạy học theo dự án cũng cần được giáo viên nghiên cứu và
áp dụng nhằm đổi mới phương pháp dạy học góp phần tích cực vào việc đổi mới
giáo dục, đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Trên đây là SKKN mà tôi đã thực hiện dựa trên ý tưởng bắt đầu từ ứng
dụng gần gũi của thống kê trong cuộc sống và tích cực vận dụng đổi mới PPDH.
Tôi rất mong được quý thầy cô đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện hơn, góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tôi xin cam đoan SKKN này là do bản thân tự nghiên cứu, viết ra và thực
hiện, không sao chép của người khác
- 18 -


XÁC NHẬN CỦA
THỦ THƯỞNG ĐƠN VỊ

Sầm sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Người viết sáng kiến

Lê Thị Bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
[1] Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016
[2]

[3]
[4]

Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cấp THPT môn Toán
Vụ giáo dục trung học năm 2014
Sách giáo khoa Đại số 10 nâng cao
Nhà xuất bản giáo dục
www.vinacosh.gov.vn
/>
- 19 -



×