Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH 11 (BAN CƠ BẢN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.62 KB, 88 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT THANH BÌNH
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
VÀ CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ NỘI DUNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH 11
(BAN CƠ BẢN)

Người thực hiện: LÂM THỤY ANH THƯ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học



- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
Có đính kèm:
 Mơ hình
 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

Năm học: 2014-2015

 Hiện vật khác




SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÂM THỤY ANH THƯ
2. Ngày tháng năm sinh: 03/11/1983
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 773 ấp 1, Phú Điền, Tân Phú, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 858 146 (CQ)/ 0613 6602 190 (NR);
ĐTDĐ: 0987215502
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên THPT
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Sinh lớp 12a2, a10, a11, lớp 11a4,
a5, a7; dạy Công nghệ lớp 10a12, a13
9. Đơn vị công tác: THPT Thanh Bình
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học thực nghiệm- hướng Sinh lí động vật
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy.
- Số năm có kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2
 Năm 2011: luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiệu quả của ba phương pháp nuôi
cấy tế bào ối và quy cách sử dụng demecolcine khi tạo tiêu bản nhiễm sắc
thể thai”

 Năm 2012: “Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự
án đối với môn Sinh học 10”.

2
Lâm Thụy Anh Thư


MỤC LỤC
Trang
Bìa
Sơ lược lý lịch khoa học .................................................................

2

Mục lục ........................ ........................ ........................ .................

3

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................ ...............................

5

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Dạy học theo dự án (Project based – learning) ..............

6

2. Dạy học theo chuyên đề ........................ ........................

6


3. Vận dụng dạy học theo dự án và chuyên đề trong môn Sinh
học cấp trung học phổ thông ........................ ..............................

7

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thời gian, đối tượng và biện pháp thực hiện ................

8

2. Nội dung dự án và các chuyên đề
A. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: ..................................

8

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ .................
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ . ........................ ........................

9

B. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: ..................................
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ...........................
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................ ...........................
C.Dự án: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH
THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI

19

24
24
31

I. NỘI DUNG DỰ ÁN ........................ ......................

35

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN .............................

36

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................ ............................
D. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ
HOẠCH Ở NGƯỜI
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ .....................................
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ............................
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................ ............................

41

44
45

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ........................ .............................

50

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG .........


57
3

Lâm Thụy Anh Thư


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................ ..............................

59

PHỤ LỤC

60

Phụ lục 1: Nội dung bài ghi chuyên đề QUANG HỢP VÀ
NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ........................ ................................
Phụ lục 2: Các phiếu học tập của chuyên đề QUANG HỢP VÀ
NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ........................ ................................

61

Phụ lục 3: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề QUANG
HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ........................ .................

67

Phụ lục 4: Nội dung bài ghi chuyên đề TIÊU HÓA Ở ĐỘNG
VẬT ........................ ........................ ........................ ......................

68


Phụ lục 5: Các phiếu học tập của chuyên đề TIÊU HÓA Ở
ĐỘNG VẬT ........................ ........................ ........................ .........

70

Phụ lục 6: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề TIÊU HÓA
Ở ĐỘNG VẬT ........................ ........................ ..............................

73

Phụ lục 7: Nội dung bài ghi dự án: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG
VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI ......

74

Phụ lục 8: Các phiếu học tập của dự án: TẬP TÍNH CỦA
ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở
NGƯỜI ........................ ........................ ........................ .............

76

Phụ lục 9: Đáp án các phiếu học tập của dự án: TẬP TÍNH
CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở
NGƯỜI ........................ ........................ ........................ ..............

79

Phụ lục 10: Nội dung bài ghi chuyên đề SINH SẢN Ở ĐỘNG
VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI .......................................

Phụ lục 11: Các phiếu học tập của chuyên đề SINH SẢN Ở
ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI .......................
Phụ lục 12: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề SINH
SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI ....
Phụ lục 13 ........................ ........................ ........................ ...............................
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

80
81
86
87
89

4
Lâm Thụy Anh Thư


ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ NỘI
DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH 11 (BAN CƠ BẢN)
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục phổ thông đang chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực người học, từ quan tâm “người học học được gì”
chuyển sang “người học vận dụng được gì” qua việc học. Nhiệm vụ này được đề
cập rất rõ trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI, nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo
hay trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ...và trong

nhiều văn bản quan trọng khác [6]. Điều này dẫn đến một loạt các thay đổi từ công
tác quản lý giáo dục, sinh hoạt chuyên môn ... cho đến đổi mới phương pháp dạy
học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục (KTĐG). Tuy nhiên, khi tiến
hành đổi mới PPDH và KTĐG thì hiệu quả đạt được chưa cao. Những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả việc đổi mới có thể kể đến như nhận thức và ý thức của một số
cán bộ quản lý, giáo viên (GV) chưa cao; năng lực không đồng đều của đội ngũ
GV; hạn chế về năng lực quản lý và chỉ đạo của một số cơ quan và cán bộ quản
lý... [2] và còn có sự chênh lệch về trình độ hoặc ý thức học tập của học sinh (HS).
Vì vậy tại các địa phương, các trường, việc vận dụng đổi mới PPDH và KTĐG có
tốc độ triển khai cũng như hiệu quả chưa đồng bộ, và cịn vấp phải rất nhiều khó
khăn.
Dựa trên cơ sở những hiểu biết về trình độ, năng lực của HS và được sự hỗ
trợ của ban lãnh đạo nhà trường, với mục đích ứng dụng những phương pháp mới
trong giảng dạy và KTĐG, làm cơ sở cho những thay đổi trong PPDH của bộ môn
trong nhà trường, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Áp dụng dạy học theo dự án và
chuyên đề một số nội dung trong chương trình Sinh 11 (ban cơ bản)”

5
Lâm Thụy Anh Thư


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Dạy học theo dự án (Project based – learning)
Dạy học theo dự án là kiểu dạy học phát triển kiến thức và kỹ năng của HS
thơng q q trình HS giải quyết 1 bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng
những kiến thức theo nội dung môn học (gọi là dự án học tập).
Hình thức học tập này hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích
– tổng hợp – đánh giá và sáng tạo), phát triển kỹ năng sống, hợp tác, giao tiếp,
quản lý, tổ chức điều hành, tích hợp cơng nghệ thơng tin trong việc giải quyết cơng
việc và thực hiện các sản phẩm. Vì vậy đây cũng là phương pháp rất hiệu quả giúp

học sinh tự khẳng định bản thân, tạo điều kiện phát triển cho nhiều phong cách,
tiềm năng học tập của HS và thúc đẩy HS phát triển tồn diện.
Thơng thường theo phương pháp này HS làm việc theo nhóm, hoặc hợp tác
với chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để giải quyết tình huống và tìm hiểu sâu
hơn nội dung, ý nghĩa bài học.
Có nhiều cách phân loại dự án, nhưng nếu dựa vào nhiệm vụ cần giải quyết và
sản phẩm tạo ra, có thể chia dự án thành 4 loại: dự án tìm hiểu; dự án nghiên cứu;
dự án khảo sát; dự án kiến tạo.
Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với việc chiếm lĩnh các kiến thức
lý thuyết có tính trừu tượng cao. Phương pháp này cũng địi hỏi nhiều thời gian,
khó áp dụng tràn lan; Bên cạnh đó, dạy học theo dự án cũng đòi hỏi sự sẳn sàng
cao của cả GV và HS [3]
Phương pháp dạy học theo dự án tương tự kỹ thuật giao nhiệm vụ với các
yêu cầu cụ thể, rõ ràng về nội dung, phương tiện, thời điểm và thời gian thực hiện.
So với dạy học theo dự án theo chương trình Intel® Teach to the Future - Dạy học
cho tương lai do công ty Intel Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tại
Việt Nam ngày 6 tháng 12 năm 2005, thì phương pháp này được mở rộng hơn rất
nhiều, không chỉ giới hạn ở việc ứng dụng công nghệ thông tin vào biểu diễn kết
quả công việc của HS như trình chiếu dưới dạng file Powerpoint, Word, Publisher
(bài báo) hay kể cả tạo ra trang web. Sản phẩm HS có thể là 1 mơ hình, 1 vở kịch
hoặc 1 hội thảo, 1 buổi tư vấn ... GV sẽ hỗ trợ HS lựa chọn phương pháp trình bày
phù hợp và giúp đỡ các em về mặt kỹ thuật thực hiện khi cần. Khi các kết quả dự
án được báo cáo, những học sinh còn lại sẽ đặt câu hỏi, các học sinh sẽ cùng nhau
tìm hiểu kiến thức mới.
2.

Dạy học theo chuyên đề

Mỗi chuyên đề dạy học giải quyết trọn vẹn 1 vấn đề học tập. GV tạo tình
huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS liên

quan đến vấn đề học tập được thể hiện trong tài liệu hướng dẫn học làm bộc lộ
những kiến thức HS biết, giúp HS nhận ra nội dung chưa biết và muốn biết, từ đó
bổ khuyết những gì cá nhân HS cịn thiếu.
6
Lâm Thụy Anh Thư


Từ tình huống xuất phát đã xây dựng, GV cần dựa vào các nội dung cần
thiết để cấu thành chuyên đề để xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp
theo sau đó HS cần thực hiện. Trong đó quan trọng là HS cần được đặt vào tình
huống xuất phát gần gũi với đời sống và các em sẽ tham gia giải quyết các tình
huống đó. Các hoạt động do GV đề xuất cho HS được thực hiện theo tiến trình sư
phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập của HS, làm cho chương trình học tập
được nâng cao, HS tự chủ hơn trong họa tập
3. Vận dụng dạy học theo dự án và chuyên đề trong môn Sinh học cấp
trung học phổ thông
Sinh học là môn học kết hợp các vấn đề lý thuyết và có rất nhiều vận dụng
thực tiễn, kiến thức liên mơn. Lợi thế khi giảng dạy Sinh học là có thể khai thác
những vận dụng này kích thích hứng thú học tập của học sinh, có thể phát triển tư
duy trừu tượng mức độ cao (phân tích – tổng hợp – đánh giá); đồng thời các khái
niệm, tính chất cũng như các quá trình sinh học cũng là các nội dung mà khi giao
bài tập hay nội dung nghiên cứu cho học sinh, giáo viên có thể khai thác để địi hỏi
học sinh tự nâng cao năng lực ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật mới để
có thể tìm hiểu và trình bày kết quả cơng việc của mình. Đặc điểm này là điều
kiện rất thuận lợi để ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án và chuyên đề vào
giảng dạy.
Việc ứng dụng dạy học theo dự án và chuyên đề môn Sinh đã được thực
hiện ở nhiều đơn vị, tuy nhiên chưa có tài liệu nào hệ thống hóa các nội dung đó
theo khối lớp hoặc cấp học. Việc tổng hợp và thực hiện giảng dạy các chuyên đề
và dự án trong phạm vi đề tài này có thể cung cấp nhiều kinh nghiệm cho áp dụng

đại trà các PPDH mới này vào các năm học sau, đồng thời hỗ trợ xây dựng phân bố
chương trình bộ môn hợp lý hơn trong khối lớp và tạo ra tính thống nhất trong hình
thức xây dựng các bài giảng.

7
Lâm Thụy Anh Thư


III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Thời gian, đối tượng và biện pháp thực hiện
1.1. Thời gian và đối tượng
 Thời gian: từ 4/9/2014 đến 16/5/2015
 Đối tượng: Các HS lớp 11a4, 11a5 và 11a7 trường THPT Thanh Bình
1.2. Biện pháp thực hiện
Với mỗi dự án hoặc chuyên đề trước khi thực hiện, chúng tơi đều chuẩn bị
nội dung hồn chỉnh trước khi thực hiện khoảng 1-2 tuần. Với mỗi nội dung HS
đều được thông báo thời gian và nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân hay nhóm để chuẩn
bị bài trước.
HS được tư vấn các nguồn tài liệu có thể sử dụng phục vụ cho bài báo cáo,
ví dụ như sách giáo khoa, các sách tham khảo chuyên ngành, internet, các tạp chí,
báo… HS tự chọn phương pháp báo cáo: giảng giải truyền thống, sử dụng Power
point, trình bày dạng bài báo hay trang web, clip...; đồng thời được giáo viên hỗ trợ
về mặt kỹ thuật.
Sau mỗi chuyên đề và dự án đều có bài KTĐG. Theo tiêu chuẩn chung của
tổ bộ môn, bài KTĐG được xây dựng trên 4 mức độ với tỷ lệ tương ứng: nhận biết
40%, thông hiểu 30%, vận dụng thấp 20%, vận dụng cao 10%. Kết quả KTĐG sau
đó sẽ được thống kê lại, qua đó xác định mức độ tiếp nhận kiến thức của HS.

2. Nội dung dự án và các chuyên đề
A. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1.
Mô tả chuyên đề: Chuyên đề này gồm các bài thuộc phần A Chương I/
Phần bốn: Sinh học cơ thể – Sinh học 11 THPT
+ Bài 8: Quang hợp ở thực vật
+ Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
+ Bài 10: Ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến Quang hợp
+ Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
2.
Nội dung của chuyên đề [5]
2.1Khái quát về quang hợp ở cây xanh.
2.1.1. Khái niệm
2.1. 2.Vai trò quang hợp của cây xanh
2.2 . Lá là cơ quan quang hợp
2.2. 1. Hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
2.2. 2.Lục lạp là bào quan quang hợp.
2.2. 3. Hệ sắc tố quang hợp
8
Lâm Thụy Anh Thư


2.3. Diễn biến quang hợp
2.3.1. Pha sáng
2.3.2. Pha tối
a. Pha tối ở thực vật C3
b. Pha tối ở thực vật C4
c. Pha tối ở thực vật CAM
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp:

2.4.1. Ánh sáng
a. Cường độ ánh sáng:
b. Quang phổ ánh sáng:
2.4.2. Nồng độ CO2 :
2.4.3. Nước:
2.4.4. Nhiệt độ:
2.4.5. Nguyên tố khoáng:
2.4.6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo:
2.5. Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng
2.6. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp
2.6. 1. Tăng diện tích lá:
2.6. 2. Tăng cường độ quang hợp:
2.6. 3. Tăng hệ số kinh tế
3.
o
o

Thời lượng:
Số tiết học trên lớp: 4 tiết.
Thời gian học ở nhà 2 tuần.

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chuyên đề [4]
Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm quang hợp
- Nêu được vai trò của quang hợp ở cây xanh
- Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp
- Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu các
sắc tố quang hợp

- Mô tả được sự phù hợp về cấu tạo và chức năng quang hợp của lá
- Trình bày mối liên quan giữa pha sáng và pha tối
9
Lâm Thụy Anh Thư


- Phân biệt pha sáng và pha tối về sản phẩm, nguyên liệu và nơi xảy ra
- Phân biệt các con đường cố định CO 2 trong pha tối ở những nhóm thực vật,
C3,C4, CAM
- Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4 và CAM với môi
trường
- Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang
hợp
- Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
- Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.
- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp
- Lấy được ví dụ về vai trị của các ion khống đối với quang hợp
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trương sống của cây xanh và tạo điều kiện để
cây xanh quang hợp tốt nhất
- Ứng dụng trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ
cho đời sống
- Giải thích được tác động tổng hợp các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp từ đó
đưa ra các cách tác động tăng cường độ quang hợp
- Trình bày và giải thích được vai trị quyết định của quang hợp đối với năng suất
cây trồng.
- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
- Nêu được các biện pháp năng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển
cường độ quang hợp
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật điều khiển quang hợp
- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây

trồng thông qua sự điều khiển quang hợp
1.2.

Kỹ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về quang hợp ở thực vật
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin về các pha của quang hợp ở thực vật và pha
tối ở các nhóm thực vật
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ để mơ tả được chu trình C3, C4
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp để so sánh quang hợp ở C3,C4 và CAM
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh
(ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng) đến quang hợp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin về quang hợp và năng suất cây trồng.
10
Lâm Thụy Anh Thư


- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.
1.3. Thái độ
- Say mê nghiên cứu khoa học về vấn đề quang hợp ở thực vật
- Hứng thú và quan tâm với công tác trồng trọt và năng suất cây trồng ở điạ
phương.
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
- Có nhận thức và hành động đúng về vấn đề sử dụng quá trình quang hợp vào
thực tế sản suất để đáp ứng yêu cầu của con người và ý thức bảo vệ môi trường.
1.4.

Năng lực


STT

Tên năng lực

1.

Năng lực phát Các kỹ năng sinh học cơ bản:
hiện và giải Vận dụng các kiến thức về quang hợp, cơ chế tác dụng các
quyết vấn đề enzim và vai trò các điều kiện ngoại cảnh đến hoạt động
enzim, hoạt động vận chuyển nước, ion khoáng trong cây
để nêu và giải thích cơ chế ảnh hưởng các điều kiện ngoại
cảnh đến quang hợp và năng suất cây
Vận dụng các kiến thức đưa ra các ứng dụng thực tế nâng
cao năng suất thông qua tác động đến quang hợp

2.

Năng lực thu Các phương pháp thu nhận, xử lý thông tin:
nhận và xử lý
Phương pháp sinh học: phân tích kênh hình và kênh chữ
thông tin
trong các sơ đồ, các tài liệu SGK, báo chí ...
Các phương pháp khác: vận dụng các kiến thức đa mơn,
liên mơn phân tích các cơ chế, giải thích hiện tượng liên
quan quang hợp ở thực vật...

3.

4.


Năng lực
nghiên cứu
khoa học

Các kỹ năng thành phần

Các kỹ năng khoa học:
Quan sát hình thái thực vật; phân tích mối quan hệ giữa
kiến thức lý thuyết và vận dụng thực tế trong trồng trọt
Xử lý và trình bày thơng tin dạng sơ đồ, ảnh chụp...
Xây dựng các giả thuyết khoa học và hình thành các
phương án, biện pháp chứng minh giả thuyết trong thực
tiễn

Năng lực tính Tính tốn lượng nước và CO 2 cần thiết tạo được 1 lượng
tốn
chất hữu cơ nhất định
Tính tốn hiệu suất quang hợp ở các nhóm thực vật

5.

Năng lực tư
duy

Phát triển tư duy phân tích, so sánh thơng qua so sánh ưu,
nhược điểm pha tối ở các nhóm thực vật và rút ra chiều
hướng tiến hóa trong trao đổi vật chất ở thực vật

6.


Năng lực

Phát triển ngôn ngữ nói và viết thơng qua thuyết trình, thảo
11

Lâm Thụy Anh Thư


ngôn ngữ

luận, tranh luận, trao đổi kiến thức với nhau và với GV.

2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1 Chuẩn bị của GV
- Các hình ảnh, video minh họa về các quang hợp ở các nhóm thực vật
- Bảng hoạt động nhóm, máy chiếu v.v...
2.2 Chuẩn bị của HS
Tìm kiếm các thơng tin và hình ảnh liên quan đến chun đề.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập: Dạy học theo chuyên đề
Hoạt động 1: Khái quát về quang hợp ở cây xanh. (10 phút)
B1: Chuẩn bị: Trước khi vào tiết 1 tuần, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
tìm hiểu khái quát về quang hợp
B2: Hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

*GV: Treo tranh hình 8.1, giới thiệu tổng quát và cho HS
quan sát nêu kết quả câu 1 trong phiếu học tập

(?)Quan sát và cho biết những thành phần tham gia vào
quang hợp và sản phẩm quang hợp?
(?) Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang
hợp?
(?) Hãy cho biết quang hợp là gì?
*GV: Cho HS nghiên cứu mục I.2, kết hợp với kiến thức
đã học.
(?)Dựa vào sản phẩm hãy nêu vai trò của quang hợp?
Yêu cầu HS bổ sung, GV tổng hợp và hoàn chỉnh

Vận dụng các kiến
thức cũ của sinh học
lớp 6 và quan sát tranh
hoàn chỉnh câu 1
phiếu học tập
Vận dụng các kiến
thức cũ đưa ra khái
niệm và vai trò quang
hợp (câu 2 phiếu học
tập)

Hoạt động 2: Lá là cơ quan quang hợp (25 phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tổ chức cho HS nghiên cứu SGK, sử dụng Sử dụng sgk và các kiến thức thực tế
câu 3 phiếu học tập
trả lời câu hỏi
(?) Quang hợp do cơ quan nào thực hiện?


Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây vì
Ngồi ra, các bộ phân có màu xanh khác lá cây là cơ quan chuyên trách quang
như vỏ thân, đài hoa, quả xanh cũng có hợp.
khả năng quang hợp.
*GV: cho HS quan sát H.8.2 và chia
nhóm, phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

HS nêu được đặc điểm của:
12

Lâm Thụy Anh Thư


+ Nhóm 1: Xác định đặc điểm giải phẫu
và hình thái bên ngồi của lá

+ Phiến mỏng

+Nhóm 2: Xác định cấu tạo nhu mơ lá

+Lớp biểu bì trên và dưới được bao
bọc bởi lớp cutin, biểu bì dưới chứa
nhiều lỗ khí.

+Cuống lá, gân chính, gân bên và
phiến lá.

+Tế bào (tb) mơ giậu có nhiều lục
lạp, xếp ngay dưới biểu bì trên, các tb

song song xếp sít nhau
+Tb mơ khuyết nằm gần mặt dưới lá,
xếp xa nhau tạo các khoảng trống
+Nhóm 3: Cấu tạo và chức năng của hệ
gân lá.
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các
nhóm khác bổ sung. GV nhận xét và rút ra
kết luận.
(?)Yêu cầu HS trả lời câu 3 phiếu học tập
*GV:cho HS quan sát hình 8.3.
(?)Yêu cầu HS trả lời câu 4 phiếu học tập

+Cấu tạo gân lá: gồm mạch gỗ và
mạch rây

Sử dụng đáp án câu 3,4 phiếu học tập
Sử dụng sgk và các kiến thức thực tế
trả lời câu hỏi

*GV: Cho HS nghiên cứu mục II.3.
(?)-Nêu các loại sắc tố của cây?
(?)-Viết sơ đồ truyền năng lượng ánh
sáng ?
(?) Vai trò của chúng trong quang hợp?
Hoạt động 3: Quang hợp ở các nhóm thực vật ( 55 phút)
B1: Chuẩn bị: Trước khi vào tiết 1 tuần, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
tìm hiểu về diễn biến quang hợp
B2: Hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV
I.


Hoạt động của HS

Pha sáng

GV yêu cầu HS sử dụng phiếu học tập
(?)vì sao gọi là thực vật C3, C4, CAM ?
(?)Quá trình quang hợp gồm mấy pha ?

Dùng đáp án câu 1 phiếu học
tập

GV thông báo:Quang hợp ở 3 nhóm thực vật về +Gồm 2 pha : Pha sáng và pha
cơ bản là giống nhau ở pha sáng,chỉ khác ở pha tối
13
Lâm Thụy Anh Thư


tốimục I.II,III
GV cho HS quan sát H.9.1, và tìm hiểu mục1SGK .Yêu cầu nêu:
Sử dụng sgk và các kiến thức
(?)Nêu đặc điểm pha sáng? (Nơi diễn ra, Nguyên thực tế trả lời câu hỏi
liệu, Diễn biến, Sản phẩm)
+Nước
HS trả lời
(?) Trong pha sáng O2 có nguồn gốc từ đâu?
(?) Vai trị q trình quang phân li nước?

+Sản xuất O2, bù đắp e cho
Diệp lục, cung cấp H+ khử

NADP+

II. Pha tối ở thực vật C3
*GV cho HS quan sát H9.2 (SGK) và nghiên
cứu mục 2 (SGK) ,trả lời:
Sử dụng sgk và các kiến thức
(?)Nêu đặc điểm pha tối? (Nơi diễn ra, Nguyên thực tế trả lời câu hỏi
liệu, Diễn biến, Sản phẩm)
(?)Chất nhận CO2 ở thực vật C3 là gì ?

+Rib -1,5đi P

(?)Vì sao có tên gọi chu trình C3?

+Sản phẩm ổn định đầu tiên có
3C

(?)Sản phẩm của pha sáng chuyển qua pha tối là +ATP và NADPH
gì ?
(?) Nêu đáp án câu 2 phiếu học tập?
III. Pha tối ở thực vật C4
GV : thực vật C4,CAM sống ở những điều kiện
như thế nào ?
Sử dụng sgk và các kiến thức
(?)Nêu đặc điểm pha tối ở thực vật C4? (Nơi thực tế trả lời câu hỏi
diễn ra, Nguyên liệu, Diễn biến, Sản phẩm)
(?)-Tại sao thực vật C4 năng suất quang hợp cao
+ Cường độ quang hợp cao
hơn C3 ?
hơn

+ Điểm bão hoà ánh sáng cao
hơn
+ Điểm bù CO2 thấp hơn
+ Nhu cầu nước thấp hơn
+ Thoát hơi nước thấp hơn
=> Thực vật C4 có năng suất
cao hơn thực vật C3

14
Lâm Thụy Anh Thư


IV. Pha tối ở thực vật CAM
(?)-Quan sát hình 9.3,9.4 cho biết những điểm +2 giai đoạn, chất nhận CO2 ,
giống nhau trong pha tối ở 2 nhóm thực vật này ? sản phẩm đầu tiên, sản phẩm
cuối cùng
(?) -Những điểm khác nhau trong pha tối của +Thời điểm xảy ra giai đoạn 1,
vị trí xảy ra giai đoạn 2, loại tb
thực vật C4 và CAM ?
lục lạp tham gia, năng suất
-GV hoàn chỉnh đáp án câu 3 phiếu học tập
quang hợp
(?)Tại sao thực vật CAM lại cố định CO2 tạm
+Để tránh mất nước do thoát
thời vào ban đêm ?
hơi nước , khí khổng phải đóng
vào ban ngày và mở vào ban
đêm, do đó chúng khơng thể
quang hợp được. Để thốt khỏi
tình trạng ấy chúng đã cố định

CO2 theo chu trình CAM
Hoạt động 4: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (1 tiết)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

I. ÁNH SÁNG
GV chia nhóm HS yêu cầu xác định ảnh hưởng ánh sang đến Các nhóm trình bày
báo cáo
quang hợp, gợi ý
Các nhóm khác bổ
(?)Yêu cầu HS trả lời lệnh trang 44
sung
*Trả lời câu lệnh: ở
mức nồng độ CO2
thấp( 0,01%) khi
tăng cường độ chiếu
sáng→ cường độ
quang hợp tăng rất
ít.

(?)Thế nào là điểm bù ánh sáng, điểm bão hòa ánh sáng?
(?)Hãy nêu ảnh hưởng quang phổ ánh sáng đến quang hợp?

(?) Tại sao quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng đỏ và xanh

- Khi tăng nồng độ
CO2 nếu tăng cường
độ ánh sáng thì
cường độ quang

hợp tăng mạnh.
Sử dụng sgk và các
kiến thức thực tế trả
lời câu hỏi
+ Do khả năng hấp
thụ ánh sáng của các
15

Lâm Thụy Anh Thư


tím?

hệ sắc tố

GV: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc
màu đỏ cho cường độ quang hợp cao hơn xanh tím và miền Sử dụng sgk và các
ánh sáng màu xanh lục hầu như không được thực vật hấp thụ kiến thức thực tế trả
(?) Thành phần ánh sáng biến động theo những điều kiện lời câu hỏi
nào?
*Trả lời câu lệnh: ở
GV tổng hợp câu trả lời từng nhóm để rút ra nội dung
(?)Yêu cầu HS trả lời lệnh trang 45

cùng mức chiếu
sáng và nồng độ
CO2 ở các loài cây
khác nhau cường độ
quang hợp khác
nhau.


II. NỒNG ĐỘ CO2 :
(?) Cây quang hợp trong điều kiện CO2 như thế nào?

HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhân xét câu trả lời của HS. Đồng thời giới thiệu về câu hỏi.
điểm bù CO2 , Điểm bão hòa CO2.

16
Lâm Thụy Anh Thư


III. NƯỚC, NHIỆT ĐỘ, NGUYÊN TỐ KHOÁNG:
(?)Yêu cầu HS trả lời lệnh trang 45

HS: suy nghĩ và trả
+ Nhiệt độ ảnh hưởng hoạt động của enzim trong các pha lời câu hỏi
của quang hợp.
(Hệ số nhiệt Q10 pha sáng là 1,1-1,4 còn pha tối là 2-3

Sử dụng sgk và các
kiến thức thực tế trả
lời câu hỏi
(?) Nêu vai trò các nguyên tố khoáng đối với quang hợp?

Vd: Fe tham gia quá
trình
tổng
hợp
pocfirin nhân diệp

lục, Mg, N tham gia
cấu tạo Diệp lục

IV. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:
(?) Thế nào là trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?

Sử dụng sgk và các
kiến thức thực tế trả
lời câu hỏi

+ Chủ động điều
(?) Em hãy nêu lợi ích của việc trồng cây bằng ánh sáng khiển ánh sáng,
nhân tạo?
nhiệt độ, độ ẩm…ít
chịu tác động xấu
của môi trường nên
cây trồng cho năng
suất cao.
Hoạt động 5: Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng (12 phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Cho HS quan sát sơ đồ tỉ lệ % các nguyên tố hoá học,
kết hợp đọc SGK yêu cầu HS nhận xét và rút ra kết luận. HS: Suy nghĩ trả lời
17
Lâm Thụy Anh Thư


GV cho vd sau:


câu hỏi.

Ví dụ: Phần vật chất khơ trong các bộ phận trên cây lúa vào
thời điểm thu hoạch:
Thân + lá + rễ + hạt: năng suất SH
Hạt: năng suất kinh tế
(?) Hãy phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế?

Sử dụng sgk và các
kiến thức thực tế trả
lời câu hỏi

Hoạt động 6: Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp (25
phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS

- GV giới thiệu phương trình năng suất:
Nkt = (FCO2 . L . Kf . Kkt)n (tấn/ha)
Trong đó:
Nkt: năng suất kinh tế

FCO2: khả năng quang hợp

L: diện tích lá quang hợp

Kkt: hệ số kinh tế


Kf: hệ số hiệu quả quang hợp
n: thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp.
- Các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng:
+ Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn, tạo giống
mới.→ FCO2
+ Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ
thuật. →L
+ Tăng hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn, tạo Sử dụng sgk
và các kiến
giống và các biện pháp kĩ thuật.
thức thực tế
→Kf + Kkt
trả lời câu hỏi
+ Chọn cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải, hoặc trồng +Lá là cơ
vào vụ thích hợp. →n
quan quang
(?)Để tăng năng suất cây trồng cần phối hợp những biện pháp cho hợp
quang hợp xảy ở mức tối ưu, vậy có những biện pháp nào có thể +Cung cấp
nước,bón
được sử dụng?
phân,tạo ĐK
(?)Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng?
cho cây hấp
GV: Tăng diện tích lá là tăng diện tích tiếp xúc giữa lá với ánh
thụ và chuyển
sáng mặt trời.
hóa ánh sáng
mặt trời.
(?)Tăng diện tích lá bằng cách nào?

18
Lâm Thụy Anh Thư


(?)Dựa vào những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang
hợp,hãy nêu các biện pháp tăng cường độ quang hợp?

(?)Tăng hệ số kinh tế bằng những cách nào?

+ Sử dụng
giống cây có
sự phân bố
sản phẩm
quang hợp
vào các bộ
phận có giá trị
kinh tế với tỉ
lệ cao.

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mơ tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực
của HS qua chủ đề
Mức độ nhận thức
Nội dung

Khái quát
về quang
hợp ở cây
xanh.


Lá là cơ
quan
quang hợp

Diễn biến
quang hợp
a. Pha
sáng
b. Pha tối
thực vật
C3

Nhận
biết

Thông hiểu

Vận dụng
thấp

Vận
dụng
cao

Các NL hướng
tới trong chủ đê

- Định
nghĩa
được

quang
hợp (2).

- Năng lực tự
học, giải quyết
vấn đề, sử dụng
ngơn ngữ, tri
thức về sinh học.

- Chỉ ra
được vai
trị các
nhóm
sắc tố
trong
quang
hợp (9)

-Năng lực tự
học, giải quyết
vấn đề, sử dụng
ngơn ngữ, tri
thức về sinh học.

- Trình
- Chỉ ra được
bày được
nguồn gốc
vai trị
của Oxi

ánh sáng
được giải
trong
phóng sau
quang
quang hợp
hợp (3)
(1)
- Nêu
- Giải thích

Lâm Thụy Anh Thư

-Kỹ năng quan
sát , phân tích
kênh hình, tổng
hợp so sánh
-Phân tích
được mối
liên quan
giữa pha
sáng và
pha tối
trong
quang hợp

-Năng lực tự
học, tìm kiếm
thơng tin và
nghiên cứu về

cơ chế phản ứng
sáng, phản ứng
tối ở thực vật
Năng lực tư duy,
19


c. Pha tối
thực vật
C4 và
CAM

được sản
phẩm
chuỗi
phản ứng
tối của
quang
hợp (4,5)
- Liệt kê
tế bào,
bào quan
thực hiện
các giai
đoạn của
quang
hợp (8)

- Liệt kê
được các

yếu tố
của
quang
hợp có
ảnh
hưởng
đến năng

-Kỹ năng quan
sát , phân tích
kênh hình

được tên
gọi các
nhóm thực
vật (6,10)
(7)
-Phân biệt
được các
nhóm thực vật
(15)

- Phân
biệt được
điểm bù
và điểm
bão hòa
- Kể ra vai trò ánh sáng,
CO2
các yếu tố

nhiệt độ, ánh (16,17)
sáng có ảnh
- Tổng kết
hưởng đến
được mối
quang hợp
quan hệ
(11,18)
giữa các
yếu tố
ngoại
cảnh và
quang hợp
(19)

Các yếu tố
ảnh hưởng
đến quang
hợp:

Quang hợp
quyết định
đến năng
suất
cây
trồng

tăng năng
suất
cây

trồng thơng
qua sự điều

phân tích, tổng
hợp so sánh

- Giải
thích
được
mối liên
quan
giữa
quang
hợp và
thốt hơi
nước
(14)

Năng lực tự học,
giải quyết vấn
đề, sử dụng
ngôn ngữ, tri
thức sinh học về
quang hợp
Năng lực tư duy,
phân tích, tổng
hợp so sánh

- Giải
thích

-Kỹ năng quan
được tác sát , phân tích
động ánh kênh hình
sáng đến
hình thái
cây (20)

-Năng lực tự
học, giải quyết
vấn đề, sử dụng
ngôn ngữ, tri
thức sinh.
-Kỹ năng quan
sát , phân tích
kênh hình, tổng
20

Lâm Thụy Anh Thư


khiển
quang hợp

Tổng
(câu)

số

suất (12)
. - Nêu

các biện
pháp làm
tăng
năng
suất cây
trồng
(13).
8 (40%)

hợp so sánh

6 (30%)

4 (20%)

2 (10%)

2.Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề: [1,5]
Câu 1: Oxi được giải phóng trong quang hợp bắt nguồn từ :
A. CO2

B.C6H12O6

C.H2O

D.ATP

Câu 2: Quang hợp là quá trình:
A. Biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học
B. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp

C. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ với sự tham gia của diệp lục
D. C ả A,C đều đúng
Câu 3: Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng có tác dụng:
A. Kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi quỹ đạo
B. Quang phân li nư ớc giải phóng oxi
C. Quang phân li nước cho các điện tử thay thế các điện tử của diệp lục bị mất
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 4: Sản phẩm của chuỗi phản ứng tối là :
A. Cacbohydrat

B. Cacbonic

C.ATP

D. Điện tử

Câu 5: Sản phẩm quang hợp đầu tiên trong con đường cố định CO 2 ở thực vật
C4 :
A . Axit phôtpho glixeric
B . Axit pivuric
C . Axit oxalo axetic

D. Cả A,B,C đúng

Câu 6 : Thực vật CAM được gọi theo tên của :
A . Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
B . Đối tượng thực vật có con đường cố định CO2 này
C . Sản phẩm cuối cùng

D . Cả A,B,C đúng


Câu 7: Chất mà pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Canvin?
21
Lâm Thụy Anh Thư


A. CO2

B. H2O

C. Cacbohidrat

D. ATP va NADPH

Câu 8: Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
A. Lứơi nội chất

B. Ti th ể

C. Lục l ạp

D. Khí khổng

Câu 9:Trong các nhóm sắc tố quang hợp, nhóm nào là nhóm sắc tố chính?
A. Nhóm sắc tố phicobilin

B. Nhóm sắc tố carotenoit

C. Nhóm sắc tố clorophyl


D. A, B, C đúng

Câu 10 :Tại sao gọi là nhóm thực vật C4?
A. Vì nhóm thực vật này thừơng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài
B. Vì nhóm thực vật này thường sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khơ hạn kéo
dài
C. Vì sản phẩm quang hợp đầu tiên là một chất hữu cơ có 4C trong phân tử
D. Cả A,B và C đều đúng
Câu 11: Cùng một cường độ chiếu sáng thì quang phổ ánh sáng nào sao đây
có hịệu qủa đối với quang hợp?
A. Ánh sang đơn sắc màu đỏ

B. Ánh sang đơn sắc màu da cam

C. Ánh sang đơn sắc màu xanh tím

D. Ánh sang đơn sắc màu vàng

Câu 12: Năng suất cây trồng phụ thuộc yếu tố quang hợp nào?
A. Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp
B. Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp
C. Khả năng quang hợp của giống cây trồng, khả năng tích lũy chất khô vào cơ
quan kinh tế
D. Cả A,B và Cđều đúng
Câu 13: Các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng?
1. Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có
khả năng quang hợp cao
2. Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng biện pháp kĩ thuật như bón phân,
tưới nước hợp lí
3. Nâng cao hiệu số hiệu qủa quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các

biện pháp kĩ thuật thích hợp
4. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời
vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng măt trời cho quang hợp
5. Điều khiển nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp
6. Điều khiển thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp
A. 1,2,3,4,6

B. 2,4,5,6

C.2,3,4,5

D.3,4,5,6
22

Lâm Thụy Anh Thư


Câu 14: Khi đưa cây ra ngoài sáng, ...(1)... trong tế bào khí khổng tiến hành ...
(2)... làm thay đổi nồng độ CO2 và tiếp theo là pH, sự thay đổi này dẫn đến
một kết quả là hàm lượng đường tăng, làm tăng ...(3)... trong tế bào. Hai tế
bào ...(4)... hút nước, trương nước và khí khổng mở.
A . (1) Biểu bì ,(2) Quang hợp, (3) Nước,

(4) Mơ giậu

B . (1) Lục lạp ,(2) Quang hợp, (3) áp suất thẩm thấu. (4) Khí khổng
C . (1) Lớp cutin ,(2) Hấp thụ ánh sáng, (3) Áp suất,(4) khí khổng
D . (1) Tế bào lá, (2) thốt hơi nước, (3) Khí CO2, (4) Mô giậu
Câu 15 : Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là của thực vật C3?
A . Gồm phần lớn thực vật phân bố rộng rãi

B . Gồm một số thực vật vùng nhiệt đới.
C . Gồm các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài.
D . Chúng sống trong điều kiện khí hậu : cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ
CO2 thấp, O2 cao
Câu 16: Điểm bão hoà CO2 là nồng độ CO2 làm cho:
A . IQUANG HỢP = IHH

B . IQUANG HỢP > IHH

C . IQUANG HỢP > IHH

D. IQUANG HỢP đạt cực đại

Câu 17 : Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng tại đó:
A . IQUANG HỢP = IHH

B . IQUANG HỢP > IHH

C . IQUANG HỢP < IHH

D . IQUANG HỢP đạt cực đại

Câu 18 : Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho quang hợp ở thực vật nhiệt đới
là: A . 150C - 250C
B . 250C - 350C
C . 300C - 450C
D . 450C - 500C
Câu 19 : Các nhân tố ngoại cảnh tác động đến quang hợp theo mối quan hệ
như thế nào?
A . Từng nhân tố tác động riêng lẽ


B . Là phép cộng đơn giản của các nhân tố

C . Tác động tổng hợp của các nhân tố
D . Chỉ là tác động tổng hợp của 3 nhân tố chính là CO2 , ánh sáng, nhiệt độ.
Câu 20- Tại sao lá cây ưa bóng thường sẫm hơn cây ưa sáng( hoặc sự khác
biệt về màu sắc của lá cây ngoài tán và lá cây trong tán lá)?
(Trả lời- Vùng dưới tán và trong tán chủ yếu là tia sáng có bước sóng ngắn ( xanh
tím. Diệp lục b phù hợp với hấp thụ năng lượng các tia sáng đó → số lượng Diệp
lục b ở lá tăng → lá màu xanh sẫm.)
B. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
23
Lâm Thụy Anh Thư


1. Mô tả chuyên đề: Chuyên đề này gồm các bài 15,16: Tiêu hóa ở động vật,
thuộc phần B Chương II/ Phần bốn: Sinh học cơ thể – Sinh học 11 THPT
2.
Nội dung của chuyên đề [5]
2.1. Khái niệm tiêu hoá:
2.2. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
2.3. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
2.4. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
2.5. Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
2.5.1.Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt.
2.5.2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật.
3.
o
o


Thời lượng:
Số tiết học trên lớp: 2 tiết.
Thời gian học ở nhà 1 tuần.

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chuyên đề [4]
Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:
1.5. Kiến thức
-

Nêu được hình thức dinh dưỡng ở động vật là dinh dưỡng dị dưỡng

-

Mô tả được đúng định nghĩa tiêu hóa ở động vật

-

Phân loại các nhóm động vật dựa trên cấu tạo cơ quan tiêu hóa

- Nêu một số đại diện của nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật
có túi tiêu hóa
- Mơ tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào,
trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt và nêu được ưu điểm của tiêu hoá ngoại bào so với tiêu hóa nợi
bào (kích thước, lượng thức ăn, độ tinh sạch của enzim tiêu hóa trong cơ quan tiêu
hóa, khả năng bị phân giải của thức ăn sau tiêu hóa).
- Nêu được các ưu điểm của tiêu hóa trong túi tiêu hóa so với tiêu hóa trong
khơng bào tiêu hóa

-

Nêu một số đại diện của nhóm động vật có ống tiêu hóa

- Mơ tả đặc điểm và so sánh được cấu tạo ống tiêu hóa ở cơn trùng, chim, thú,
người
- Từ đó rút ra đặc điểm sự phù hợp về cấu tạo và chức năng cơ quan tiêu hóa
ở các nhóm động vật nói trên
- Mơ tả được quá trình tiêu hoá cơ học và hóa học trong ống bào tiêu hoá ở
động vật
24
Lâm Thụy Anh Thư


- Nêu được các ưu điểm của tiêu hóa trong ống tiêu hóa so với tiêu hóa trong
túi tiêu hóa
- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ đợng vật đơn bào (chưa
có cơ quan tiêu hóa→tiêu hóa nội bào) đến đa bào bậc thấp có túi tiêu hóa (tiêu
hóa nội bào và ngoại bào), đến đa bào bậc cao (có ống tiêu hóa, tiêu hóa nội bào)
-

Mơ tả cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

- -So sánh được cấu tạo và chức năng các thành phần của ống tiêu hóa ở thú
ăn thịt và thú ăn thực vật. Từ đó rút ra được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng
của ống tiêu hóa
-

Mơ tả được q trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn của thú nhai lại


1.1.

Kỹ năng

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin về tiêu hố ở động vật.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin về tiêu hố ở 2 nhóm thú ăn thịt và thú ăn
thực vật
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng
1.2. Thái độ
- Say mê nghiên cứu khoa học về vấn đề liên quan tiêu hóa ở động vật
- Có nhận thức và hành động đúng về vấn đề sử dụng kiến thức tiêu hoá vào thực
tế sản xuất để đấp ứng yêu cầu của con người
- Hứng thú và quan tâm với cơng tác chăn ni ở điạ phương.
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong chăn nuôi
1.3. Năng lực
STT

1.

Tên
năng
lực

Các kỹ năng thành phần

Năng
lực phát

hiện và
giải
quyết
vấn đề

Các kỹ năng sinh học cơ bản:
Vận dụng các kiến thức về trao đổi vật chất và năng lượng của
sinh vật giải thích mối quan hệ giữa q trình trao đổi chất và
q trình chuyển hố nội bào; Nêu những đặc điểm thích nghi
trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm
động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau
Vận dụng các kiến thức về cơ chế trao đổi vật chất và năng lượng
ở động vật đưa ra các ứng dụng thực tế giúp tăng năng suất
ngành chăn nuôi
25

Lâm Thụy Anh Thư


×