Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

Luan an định hướng giá trị của học sinh trung học phổ thông đồng bằng sông cửu long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-------

LÂM THỊ SANG

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ: 62 31 85 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú
2. PGS.TS. Lê Vân Anh

1


HÀ NỘI – 2012
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đu

CNH-HĐH
ĐBSCL
ĐHGT
GT


HS
THPT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đồng bằng sông Cửu Long
Định hướng giá trị
Giá trị
Học sinh
Trung học phổ thông

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất ky
một công trình nào khác.
Tác giả

Lâm Thị Sang

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................
1
1.Tính cấp thiết cua đề tài....................................................................................................
1

2. Mục đích nghiên cứu:.......................................................................................................
2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:................................................................................
2
3.1. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................
2
3.2. Khách thể nghiên cứu:..................................................................................................
3
3.2.1. Học sinh trung học phổ thông:............................................................................
3
3.2.2. Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh:................................................................
3
4. Giả thuyết khoa học:.........................................................................................................
3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................
3
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:..................................................................................................
3
5.2. Phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................................
4
5.2.1. Phạm vi về nội dung............................................................................................
4
5.2.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu................................................................................
4
6. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................
4.
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu......................................................................................
4.
6.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể........................................................................
5

6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:..........................................................
5

4


6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (thu thập thông tin thực tế):...............
5
6.2.3. Nhóm phương pháp xử lý, phân tích số liệu bằng thống kê toán học:.................
6
7. Những đóng góp mới cua luận án:...................................................................................
6
7.1. Về mặt lý luận..............................................................................................................
6
7.2. Về mặt thực tiễn...........................................................................................................
6
Chương 1
LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ...........................
8
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..............................................................................
8
1.1.1.Tình hình nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị ở nước ngoài...............................
8
1.1.2. Nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị ở trong nước ............................................
17
1.2. GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ.......................................................................
22
1.2.1. Lý luận về giá trị.......................................................................................................
22
1.2.2. Định hướng giá trị.....................................................................................................

29
1.2.3. Định hướng giá trị chung. Định hướng giá trị nhân cách. Định hướng giá trị
nghề nghiệp…40
1.3. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..............
44
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông.......................................
44
1.3.2. Những biểu hiện cơ bản của định hướng giá trị của học sinh trung học phổ thông...
49
1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY................................................................
53
1.4.1. Giáo dục gia đình......................................................................................................
53

5


1.4.2. Giáo dục nhà trường..................................................................................................
54
1.4.3. Giao tiếp bạn be.......................................................................................................
55
1.4.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.................................................................
56
1.4.5. Hoạt động tập thể và hoạt động xã hội......................................................................
57
1.4.6. Tự giáo dục...............................................................................................................
58
Tiểu kết chương 1..................................................................................................................
60

Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
61
61

......................................

2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN.............................................................................................
61
2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận.....................................................................................
61
2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận.....................................................................................
61
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận...............................................................................
61
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỂN........................................................................................
61
2.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn...........................................................................
61
2.2.2 Nội dung của nghiên cứu thực tiễn.............................................................................
62
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................................
62
2.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................................................
77
2.3.1. Mục đích thực nghiệm...............................................................................................
77
2.3.2. Nội dung thực nghiệm...............................................................................................
77
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm.........................................................................................
77


6


Tiểu kết chương 2..................................................................................................................
78
Chương 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..............
79
3.1. THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG............................................................
79
3.1.1. Thực trạng ĐHGT chung của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long........................
79
3.1.2. Thực trạng ĐHGT nhân cách của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long..................
93
3.1.3. Thực trạng ĐHGT nghề nghiệp của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long...............
103
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...................................
115
3.2.1. Giáo dục gia đình:.....................................................................................................
116
3.2.2. Giáo dục nhà trường..................................................................................................
120
3.2.3. Giao tiếp với nhóm bạn be........................................................................................
121
3.2.4. Sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực..................................................................
122
3.2.5. Các hoạt động và quan hệ xã hội...............................................................................

123
3.2.6. Tự giáo dục...............................................................................................................
124
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG ..................................................................
126
3.3.1. Giới thiệu chung ......................................................................................................
126
3.3.2. Mô tả khái quát quá trình thực nghiệm tác động .....................................................
127
3.3.3. Kết quả thực nghiệm tác động .................................................................................
131

7


3.4. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHÂN DUNG
TÂM LÝ
145
3.4.1. Trường hợp thứ nhất: Học sinh Phan T......................................................................
145
3.4.2. Trường hợp thứ hai : Học sinh Thạch S. P.................................................................
149
3.4.3. Trường hợp thứ ba : Học sinh Hoàng T. T. Tr............................................................
152
3.4.4. Trường hợp thứ tư: Học sinh Trần Huynh H. B.........................................................
156
3.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG..................................
159

3.5.1. Nhiệm vụ giáo dục định hướng giá trị cho học sinh trung học phổ thông Đồng
bằng sông Cửu Long...............................................................................................................
159
3.5.2. Các biện pháp giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ thông Đồng bằng sông
Cửu Long ...............................................................................................................................
.161
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................
165
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................
168
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................
174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ...............................................
181

8


DANH MỤC CÁC LOẠI BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Các nội dung cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của học sinh THPT....................
59
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra phân theo địa phương..........................................................................
69
Bảng 2.2: Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu.....................................................................
69
Bảng 3.1: Mô tả nhận thức (tính quan trọng) của học sinh về ĐHGT chung.......................................
79
Bảng 3.2: Mô tả thái độ (sự yêu thích) của học sinh về ĐHGT chung.................................................
80
Bảng 3.3: Mô tả hành vi (sự lựa chọn) của học sinh về ĐHGT chung.................................................

81
Bảng 3.4: Kiểm định Chi - Square giữa các biến thể hiện nhận thức với thái độ và hành vi với
các giá trị chung....................................................................................................................................
82
Bảng 3.5: Kiểm định thống kê Chi - Square sự khác biệt trong nhận thức ĐHGT chung của HS
các tỉnh..................................................................................................................................................
84
Bảng 3.6: Kiểm định thống kê Chi - Square sự khác biệt trong thái độ với ĐHGT chung của HS
các tỉnh..................................................................................................................................................
85
Bảng 3.7: Kiểm định thống kê Chi - Square sự khác biệt về ĐHGT chung của HS các dân tộc
(tương quan chéo).................................................................................................................................
89
Bảng 3.8: ĐHGT chung của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long....................................................
90
Biểu đồ 1. ĐHGT chung của HS THPT Đồng bằng sông Cửu Long...................................................
92
Bảng 3.9: Kiểm định Chi - Square giữa các biến nhận thức với thái độ và hành vi về các giá trị
nhân cách .............................................................................................................................................
95
Biểu đồ 2: ĐHGT nhân cách của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long (theo tỉnh)............................
98
Bảng 3.10. ĐHGT nhân cách của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long.............................................
101
Biểu đồ 3. ĐHGT nhân cách của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long..............................................
102
Bảng 3.11. ĐHGT nghề nghiệp HS THPT đồng bằng sông Cửu Long................................................
104
9



Bảng 3.12: Kiểm định Chi - Square giữa các biến nhận thức với các biến thái độ và hành vi đối
với các giá trị nghề nghiệp....................................................................................................................
108
Biểu đồ 4: So sánh các mặt nhận thức, thái độ, hành vi đối với ĐHGT nghề nghiệp của HSTHPT
đồng bằng sông Cửu Long theo các tỉnh..............................................................................................
111
Bảng 3.13: Kiểm định Chi - Square sự khác biệt ĐHGT nghề nghiệp giữa HS các dân tộc (tương
quan chéo).............................................................................................................................................
112
Biểu đồ 5: ĐHGT nghề nghiệp HS THPT đồng bằng sông Cửu Long.................................................
114
Biểu đồ 6. Tổng hợp về ĐHGT chung, ĐHGT nhân cách, ĐHGT nghề nghiệp HS THPT đồng
bằng sông Cửu Long.............................................................................................................................
115
Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của HS THPT Đồng bằng sông Cửu Long..................
116
Bảng 3.15. Nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của HS...........................................
117
Biểu đồ 7: Khi cần sự tư vấn, các em học sinh trông cậy vào ai?........................................................
118
Bảng 3.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của HS THPT Đồng bằng sông Cửu Long..................
119
Bảng 3.17. Hình mẫu phấn đấu.............................................................................................................
120
Bảng 3.18. Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của khách thể thực nghiệm..................................
127
Bảng 3.19. Nhận thức của khách thể về ĐHGT nghề nghiệp trước và sau thử nghiệm (tính theo
điểm trung bình)....................................................................................................................................
131

Bảng 3.20. Thái độ của khách thể về ĐHGT nghề nghiệp trước và sau thử nghiệm (tính theo
điểm trung bình)....................................................................................................................................
133
Bảng 3.21. Hành vi của khách thể về ĐHGT nghề nghiệp trước và sau thực nghiệm (tính theo
điểm trung bình)....................................................................................................................................
135
Bảng 3.22: Kết quả chung về ĐHGT nghề nghiệp (trước và sau tác động thực nghiệm)....................
136
Biểu đồ số 8: Kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm về ĐHGT nghề nghiệp.......
137

10


Bảng 3.23. Nhận thức của khách thể về các nghề nghiệp trước và sau thử nghiệm (tính theo điểm
trung bình).............................................................................................................................................
138
Bảng 3.24. Thái độ của khách thể đối với các ngành nghề trước và sau thử nghiệm (tính theo
điểm trung bình)....................................................................................................................................
139
Bảng 3.25. Hành vi của khách thể đối với các ngành nghề trước và sau thực nghiệm (tính theo
điểm trung bình)....................................................................................................................................
141
Bảng 3.26: Kết quả chung về chọn nghề (trước và sau tác động thực nghiệm)...................................
143
Biểu đồ số 9: Kết quả lựa chọn nghề của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm.....................
144
Bảng 3.27. Bảng tìm hiểu “Ảnh hưởng khi chọn nghề” ..........................................................144

11



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết cua đề tài
1.1. Những biến đổi xã hội cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu đã làm cho con người
như gần nhau hơn. Những biến đổi xã hội này dẫn đến những thay đổi về giá trị, định
hướng giá trị (ĐHGT) của con người.
Giá trị là thành phần quan trọng để tạo nên nhân cách con người, được hình thành
và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống của cá nhân qua sự trải
nghiệm lâu dài. ĐHGT là một trong những biểu hiện rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân
cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm tính xã hội chung
của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi,
giới, nghề nghiệp, địa phương khác nhau.
Con người luôn phải tự đấu tranh và quyết định cho những chọn lựa về các
giá trị sống. Việc lựa chọn giá trị, ĐHGT trở thành một trong những thành tố quan trọng
cấu thành nhân cách con người0. Nó cũng là cơ sở cho sự nhìn nhận, đánh giá của con
người với những gì đang diễn ra xung quanh, đồng thời là công cụ giúp họ điều chỉnh
hành vi của mình.
1.2. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (HSTHPT) là giai đoạn đang phát triển
khá toàn diện về thể chất và tâm lý, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển nhân cách
để hội nhập vào xã hội Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế. Quá trình phát triển của
HS THPT diễn ra khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. ĐHGT là một trong
các yếu tố quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của HSTHPT. Quá trình hình thành
ĐHGT của HS THPT không tách rời các quá trình tâm lý như nhận thức, tình cảm, ý chí.
Những quá trình này đan xen nhau trong suốt quá trình hình thành ĐHGT của cá nhân.
Nếu HSTHPT có nhận thức đúng đắn, thái độ cảm xúc phù hợp và hành vi lựa chọn các
giá trị tích cực thì ĐHGT của các em có thể phù hợp với giá trị xã hội, giá trị cộng đồng.
1



Do sự khát khao muốn biến đổi, muốn vượt ra ngoài những khuôn khổ hay do
thiếu hụt kinh nghiệm sống mà lứa tuổi HSTHPT có thể nhầm lẫn trong nhận thức và lựa
chọn giữa các giá trị tích cực và tiêu cực. Xu hướng tìm kiếm, khẳng định các giá trị tinh
hoa, truyền thống của dân tộc và các giá trị mới phù hợp để giáo dục cho con người nói
chung, HSTHPT nói riêng là điều mong muốn của xã hội hiện nay.
Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn cuối cùng của quá trình xã hội hoá ban đầu, là giai
đoạn hình thành và dần dần ổn định về thế giới quan, hệ giá trị, thang giá trị và những
ĐHGT. Muốn các em có phát triển toàn diện phải bắt đầu từ việc hình thành ĐHGT phù
hợp.
Vì vậy, việc tìm hiểu ĐHGT của học sinh THPT và tìm hiểu những yếu tố tác
động đến ĐHGT của các em để có thể giúp các em củng cố và phát triển ĐHGT phù hợp
với hệ giá trị chung của xã hội là cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay
1.3. Mọi cố gắng để nghiên cứu ĐHGT của con người nói chung của HSTHPT nói
riêng đều nhằm mục đích cao nhất là để hình thành và giáo dục nhân cách phù hợp cho
họ. Ở Việt Nam hiện nay, dưới góc độ tâm lý học, còn ít những công trình nghiên cứu về
ĐHGT của HS THPT nói chung, HS THPT đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Cho nên
nghiên cứu ĐHGT dưới nhiều góc độ khác nhau đang cần được bổ sung và hoàn thiện cả
về lý luận và phương pháp trong nghiên cứu lĩnh vực này.
Vì thế việc lựa chọn đề tài “ Định hướng giá trị của học sinh trung học phổ thông
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” là cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong
điều kiện hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, chỉ ra thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của HSTHPT Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số biện pháp tác động tâm lý, kiến nghị giáo dục ĐHGT cho HS THPT Đồng
bằng sông Cửu Long trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
ĐHGT của HSTHPT rất phong phú và thể hiện qua nhiều nội dung khác nhau. Do

đặc điểm của độ tuổi, ngoài những giá trị chung, cốt lõi của con người, các giá trị có tầm
2


quan trọng đặc biệt với sự phát triển toàn diện của các em là các giá trị nhân cách và giá
trị nghề nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung tìm hiểu ĐHGT của HS
THPT Đồng bằng sông Cửu Long ở các nội dung: ĐHGT chung, ĐHGT nhân cách,
ĐHGT nghề nghiệp.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
HSTHPT (từ lớp 10 đến lớp 12) và một số giáo viên, cán bộ quản lý của một số
trường THPT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2.1. Học sinh trung học phổ thông:
- Khảo sát thử 200 HS THPT để phát hiện một số nét chính về ĐHGT của khách
thể.
- Khảo sát chính thức: Điều tra định lượng 1.152 HS THPT ở các tỉnh Bạc Liêu,
Sóc Trăng, An Giang và Thành phố Cần Thơ; phỏng vấn sâu 10 học sinh.
3.2.2. Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh:
Tìm hiểu các nội dung có liên quan đến đề tài qua các cán bộ quản lý, giáo viên
chủ nhiệm, bí thư Đoàn trường, phụ huynh học sinh của một số trường THPT ở các địa
phương trên.
4. Giả thuyết khoa học:
Phần lớn ĐHGT của HS THPT Đồng bằng sông Cửu Long còn những bất cập so
với hệ giá trị mong muốn. ĐHGT của các em được biểu hiện qua nhận thức, thái độ, hành
vi và các mặt biểu hiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
ĐHGT của HSTHPT Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
giáo dục, hoạt động xã hội, giao tiếp,…Trong đó, yếu tố giáo dục có ảnh hưởng mạnh
nhất. Nếu làm rõ được thực trạng và chỉ ra được nguyên nhân ảnh hưởng thì có thể đề
xuất được các biện pháp tác động tâm lý có hiệu quả nhằm làm chuyển biến một cách tích
cực ĐHGT của các em.
ĐHGT của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long có sự khác biệt nhất định khi so

sánh theo địa dư, theo khối lớp, dân tộc.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3


5.1.1. Khái quát cơ sở lý luận về ĐHGT như: các khái niệm cơ bản, biểu hiện của
ĐHGT và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của HS THPT.
5.1.2. Khảo sát thực trạng ĐHGT chung, ĐHGT nhân cách, ĐHGT nghề nghiệp
của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi; những
yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
5.1.3. Thực nghiệm biện pháp tác động tâm lý xã hội nhằm làm chuyển biến một
số ĐHGT nghề nghiệp chưa phù hợp của HSTHPT đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở
đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục, kiến nghị với gia đình, nhà trường và xã hội về
giáo dục ĐHGT cho HS THPT đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
5.2.1. Phạm vi về nội dung
- Phát hiện thực trạng ĐHGT chung, ĐHGT nhân cách, ĐHGT nghề nghiệp của
HS THPT đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của học sinh THPT đồng bằng
sông Cửu Long như: giáo dục, hoạt động xã hội, giao tiếp với nhóm bạn,…
- Tổ chức thực nghiệm các biện pháp tác động tâm lý nhằm làm chuyển biến một
số ĐHGT nghề nghiệp chưa phù hợp của HSTHPT đồng bằng sông Cửu Long.
- Các kết quả thu được sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp giáo dục ĐHGT cho HS
THPT Đồng bằng sông Cửu Long.
5.2.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Luận án được triển khai tập trung tại một số trường THPT của tỉnh Bạc Liêu, Sóc
Trăng, An Giang và thành phố Cần Thơ.
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương đang trên đường xây dựng và phát
triển toàn diện; An Giang là tỉnh đang phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ và du lịch;

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất trong khu vực, là tỉnh nông nghiệp đang
phát triển theo hướng công nghiệp hóa; Bạc Liêu là tỉnh nông nghiệp phát triển chưa kịp
các tỉnh trong khu vực. Với các điểm nghiên cứu có sự khác biệt khá rõ nét về đặc điểm,
điều kiện kinh tế và xã hội như trên sẽ thuận lợi cho việc so sánh về ĐHGT của học sinh
THPT của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
6. Phương pháp nghiên cứu:
4


6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên một số cơ sở phương pháp luận
cơ bản sau:
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách:
Đây chính là phương pháp luận của tâm lý học và giáo dục học mác-xít, hoạt động
là bản thể của nhân cách thông qua cơ chế giá trị, nhất là trong xã hội với nền kinh tế thị
trường: mục tiêu của hoạt động là giá trị, một động cơ rất quan trọng là giá trị, chỉ có điều
làm sao hài hoà giữa giá trị tinh thần và giá trị vật chất; giữa giá trị cá nhân và giá trị cộng
đồng xã hội.
Nghiên cứu ĐHGT của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở hoạt động
thực tiễn của học sinh. Đó là hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp, hoạt động xã hội,..
ĐHGT được hình thành trong quá trình hoạt động và thể hiện qua các hoạt động.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: ĐHGT là vấn đề phức tạp, nó được hình thành trên
cơ sở các hoạt động của con người trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Do vậy,
nghiên cứu ĐHGT phải xem xét vấn đề một cách hệ thống, toàn diện, bao hàm nhiều yếu
tố được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó có những yếu tố chính yếu và
những yếu tố thứ yếu.
6.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, nghiên cứu
lý luận để tìm hiểu ĐHGT của HS THPT Đồng bằng sông Cửu Long để phân tích kết quả

thu được.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (thu thập thông tin thực tế)
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Phương pháp này sử dụng bộ câu hỏi để
phát hiện vấn đề cần nghiên cứu ở khách thể.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu và hỗ trợ cho các phương pháp khác
trong quá trình thu thập thông tin. Phương pháp này dùng để trao đổi, trò chuyện với một
5


số HS, GV, cán bộ quản lý các trường THPT để thu thập các thông tin về các nội dung
nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát:
Sử dụng phương pháp quan sát để phát hiện, ghi nhận các thông tin về các vấn đề
nghiên cứu qua hành vi, thái độ, cử chỉ, cách ứng xử của HS THPT Đồng bằng sông Cửu
Long.
- Phương pháp chuyên gia:
Đội ngũ chuyên gia (ở lĩnh vực nghiên cứu, lĩnh vực quản lý nhà nước) sẽ tư vấn,
góp ý, trao đổi, … để có các thông tin chính xác và cơ bản về đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm:
Sử dụng thực nghiệm giáo dục để tác động, phát hiện sự thay đổi ĐHGT
nghề nghiệp của HS THPT Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phương pháp phân tích trường hợp (nghiên cứu chân dung tâm lý):
Phương pháp này nhằm nắm bắt sâu hơn và lý giải đầy đủ hơn về các nội dung cơ
bản (ĐHGT chung, ĐHGT nhân cách, ĐHGT nghề nghiệp) thông qua việc nghiên cứu
hoàn cảnh, các sự kiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở một số trường hợp cụ thể.
6.2.3. Nhóm phương pháp xử lý, phân tích số liệu bằng thống kê toán học:
Đề tài này sử dụng thống kê toán học để xử lý, phân tích, đánh giá các kết quả thu
được với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm chuyên dụng (SPSS phiên bản 13.0).

Trong quá trình phân tích thông tin, luận án sử dụng các công thức thống kê toán học để
tính toán và kiểm định số liệu.
7. Những đóng góp mới cua luận án:
7.1. Về mặt lý luận
Đây có thể xem như một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về ĐHGT của
HS THPT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Về lý luận, kết quả nghiên cứu này có thể
bổ sung, hoàn chỉnh thêm khái niệm ĐHGT của học sinh THPT góp phần làm phong phú
thêm tri thức tâm lý học giá trị, tâm lý học nhân cách ở nước ta hiện nay.
7.2. Về mặt thực tiễn

6


Luận án đã phát hiện được các nét chính về thực trạng ĐHGT chung, ĐHGT nhân
cách, ĐHGT nghề nghiệp của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện qua 3
chỉ số: nhận thức, thái độ, hành vi.
ĐHGT của các em cơ bản là phù hợp với thang giá trị chung của xã hội nhưng bên
cạnh đó vẫn còn những bất cập so với các giá trị mong muốn của xã hội.
Những kết quả trên góp phần phác họa các nét cơ bản về đặc điểm tâm lý, nhân
cách của HS THPT đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả này có ý nghĩa thiết thực đối với
việc tìm hiểu, quản lý và xây dựng các giải pháp giáo dục học sinh THPT nói chung, HS
THPT của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong giai đoạn hội nhập hiện
nay.

7


Chương 1
LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Vấn đề giá trị và định hướng giá trị đã được nhiều nước trên thế giới và Việt
Nam nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những mục tiêu khác nhau.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị ở nước ngoài
1.1.1.1. Hướng thứ nhất: Nghiên cứu giao thoa văn hóa về vấn đề giá trị và
ĐHGT
Trong những thập kỷ qua, hướng nghiên cứu giao thoa văn hóa trong tâm lý học
(Cross - Cultural Psychology) được các nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm và tổ chức
nghiên cứu. Đại diện là các tác giả S. Schwartz, R. Brislin, H.C. Triandis, D. Matsumoto,
… Tập trung trong lĩnh vực này là nghiên cứu giao thoa văn hóa về vấn đề giá trị và
ĐHGT. Các lý thuyết và phương hướng đo đạc vấn đề này theo các chiều hướng mức độ
riêng biệt (thang đo ACL của Gough và Helbrun (1965), RVS của Rokeach (1968, 1973,
1979), T-IC của Traiandis, INDCOL của Hui (1984, 1988), ICIAI của Mastumoto
(1993),...
Các công trình nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của vấn đề văn hóa và ý nghĩa
của nó trong sự biến đổi các thuộc tính tâm lý xã hội ở các nền văn hóa; tìm kiếm sự giải
thích về điểm giống và khác nhau giữa các nền văn hóa. Trong lĩnh vực nghiên cứu giá trị
xuyên văn hóa, các nhà tâm lý học, xã hội học đều giải thích sự khác nhau giữa các nền
văn hóa trên cả hai phương diện: xu hướng cá nhân và xu hướng tập thể. Các nhà nghiên
cứu đã xem xu hướng cá nhân, xu hướng tập thể như là tổ hợp đặc trưng văn hoá, trong
đó bao gồm các yếu tố niềm tin, thái độ, hành vi. Chúng có liên quan đến mức độ khuyến
khích, tạo thuận lợi cho việc nuôi dưỡng phát triển những nhu cầu, mong muốn, những
ước mơ, những giá trị của cá nhân có tính độc lập qua nhóm, những thành viên theo
hướng cá nhân nhìn nhận bản thân họ như là những cá nhân độc lập, riêng rẽ những nhu
cầu và mục đích cá nhân được đề cao hơn. Những thành viên theo xu hướng tập thể bao
giờ cũng nhìn bản thân họ có quan hệ chặt chẽ với các thành viên khác, họ hy sinh vì lợi
ích chung của nhóm.
8


Khoa học về giá trị đã hình thành và hoạt động một cách tích cực, nhất là từ nửa

sau thế kỷ XX. Từ những năm 80, đã có một cuộc điều tra về giá trị ở Châu Âu. Trên
cơ sở kết quả, tác dụng và kinh nghiệm của cuộc điều tra này, từ năm 1990 người ta đã
tổ chức những cuộc điều tra giá trị thế giới (WVS). Việt Nam bắt đầu tham gia vào vòng 4
của WVS từ năm 2001. Ở Việt Nam, Ban Điều hành dự án và các cộng tác viên của WVS
đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi 1000 người tại 200 xã/ phường thuộc 99 huyện của
20 tỉnh/thành trên cả nước từ 28/ 8 đến 30/ 9 năm 2001. Dự án WVS tiến hành vòng 5 vào
năm 2005 - 2006.
Từ kết quả, hiệu quả, kinh nghiệm của WVS, vào những năm cuối thế kỷ trước
và đầu thế này đã có các dự án điều tra giá trị ở các châu lục, được gọi là Hàn thử biểu
và được chia ra ở các khu vực trên thế giới. Việt Nam đã được mời tham gia vào Hàn thử
biểu Châu Á. Điều tra giá trị Châu Âu đi vào giai đoạn phát triển mới gọi là Điều tra mới
về giá trị Châu Âu. Gần đây (2003), Viện Nghiên cứu con người cùng Đại học Glasgow
(Anh) tiến hành một cuộc điều tra giá trị [22, tr 35].
ua các nghiên cứu trên có thể thấy vấn đề Giá trị đã được nhiều khoa học quan tâm
nghiên cứu: xã hội học, triết học, tâm lý học,… và nó có tầm quan trọng đặc biệt trong
sự phát triển nhân sinh quan, thế giới quan con người và phát triển xã hội. Giá trị chịu sự
chi phối của văn hóa và biến đổi theo sự vận động, biến đổi của xã hội.
1.1.1.2. Hướng thứ hai: Nghiên cứu một nội dung cụ thể hoặc dấu hiệu đặc
trưng của ĐHGT
Bên cạnh hướng nghiên cứu thứ nhất, hướng nghiên cứu này được nhiều nhà tâm
lý học, tâm lý xã hội quan tâm đặc biệt. Vì thế, có thể nói đây là hướng nghiên cứu phát
triển nhất, thu được nhiều kết quả nhất. Hầu hết các tác giả quan tâm đến đặc trưng của hệ
thống giá trị ở mỗi xã hội cụ thể hoặc từng loại giá trị cụ thể để xác định ý nghĩa, vai trò
của loại giá trị đó đối với cuộc sống của khách thể nghiên cứu.
- Ở Bungary: Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên đã tìm hiểu ĐHGT của
thanh niên trong chương trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên trên mẫu
5000 thanh niên (từ 14-30 tuổi), thế hệ cha mẹ và ông bà. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu
về nghĩa vụ, đạo đức của thanh niên, sự thay đổi nguyên tắc sống của thanh niên, các biến
đổi trong quan hệ gia đình,.. Kết quả nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề
9



ĐHGT cho thanh niên, đặc biệt là sự khác biệt về thang giá trị của thanh niên với các thế
hệ trước (1977-1978).
- Để chuẩn bị cho giáo dục ở thế kỷ XXI, năm 1986-1987, UNESCO đã đề
nghị The club of Rome tiến hành điều tra quốc tế về giá trị đạo đức của con người. Mục
đích của cuộc nghiên cứu là hướng dẫn những người làm công tác giáo dục giảng dạy các
vấn đề về giá trị đạo đức và sử dụng vào hệ thống giáo dục của nhiều nước khác nhau, ở
tất cả những nơi mà thế hệ trẻ cần được giáo dục về giá trị đạo đức [71, tr. 15].
- Ảnh hưởng của những biến đổi về văn hóa, xã hội đến thái độ của giới trẻ ở một
số nước ngày càng sâu sắc trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Vì thế,
việc nghiên cứu về giá trị và ĐHGT trên thanh niên, học sinh được tổ chức ngày càng
nhiều hơn. Ở Nhật: Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật đã yêu cầu phòng
nghiên cứu thanh niên lấy mẫu trên 11 nước (Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Thụy sỹ, Thụy điển,
Nam Tư, Brazin,…) để tìm hiểu ĐHGT của thanh niên trong độ tuổi 18-24. Viện khảo sát
Xã hội châu Âu (EVS) điều tra thanh niên lứa tuổi 15 đến 24 của 10 nước châu Âu (Pháp,
Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức, Lucxambua, Đan Mạch, Anh, Ailen, Hy Lạp). Các cuộc nghiên
cứu này hướng vào đo lường những chỉ báo về đời sống cá nhân, lao động và thái độ đối
với các vấn đề chính trị trong nước. Cuộc điều tra này tập trung phát hiện các vấn đề về
giá trị và ĐHGT của thanh niên nhằm giúp cho thanh niên chủ động bước vào cuộc sống.
- H. Perho, nhà Tâm lý học Phần Lan đã tiến hành nghiên cứu vấn đề: “Định
hướng nghề nghiệp và nghệ thuật sư phạm trong đào tạo giáo viên phổ thông”. Kết quả
cho thấy, trong động cơ học tập của sinh viên ngành sư phạm, ước muốn nhận được điểm
tốt mạnh hơn ước muốn trở thành thầy giáo giỏi. Từ đó, ông kêu gọi tổ chức lại hệ thống
(quy trình) tuyển sinh ngành sư phạm. M.V. Volanen, một nhà nghiên cứu Phần Lan khác,
lại tìm hiểu quá trình thích ứng nghề nghiệp và định hướng việc làm ở thanh niên.
Z.Ransenbakh đã nghiên cứu về định hướng giá trị của sinh viên gắn với quá trình định
hướng nghề nghiệp và các kế hoạch cuộc sống [14, tr. 19].
- Cộng hòa dân chủ Đức: Từ năm 1968 - 1974, Viện nghiên cứu thanh niên đã
nghiên cứu các thông tin có liên quan về giá trị và ĐHGT trên khoảng 3000 học sinh, sinh

viên trong suốt thời gian học tập ở nhà trường. Ngoài ra, tổ chức này đã nghiên cứu
ĐHGT của công nhân Đức qua công trình “Nghiên cứu những vấn đề thanh niên ở Cộng
10


hoà dân chủ Đức” (1976). Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh vai trò của ĐHGT trong
việc hình thành tính cách, động cơ làm việc và định hướng nghề nghiệp của thanh niên
[4].
- Ở Hungary: Vấn đề nghiên cứu giá trị và ĐHGT rất được quan tâm trong các
công trình nghiên cứu xã hội. Viện Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Hungari
nghiên cứu các vần đề xã hội như tôn giáo, lối sống và giá trị . Szabo Ildibo và một nhóm
nghiên cứu đã có nhiều kết quả nghiên cứu về định hướng giá trị của thanh niên nhóm
tuổi từ 14-30 trong công trình “Khủng hoảng giá trị hay thay đổi giá trị ” (năm 1987).
Trong các nội dung tìm hiểu, các nhà nghiên cứu dành nhiều quan tâm cho vấn đề giá trị
và ĐHGT của thanh niên [68].
- Năm 1993, Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện nghiên cứu lao động,.. đã nghiên
cứu về ĐHGT của các nhóm thanh niên ở Xanh Petecbua và Matxcơva.
- Wang Lu và Xie Weihe thuộc Trung tâm nghiên cứu thanh niên và vị thành niên
Trung Quốc đã trình bày kết quả nghiên cứu gần đây về giá trị của thanh niên trong công
trình “Những giá trị của thanh niên Trung Quốc”. Các tác giả đã chú ý sự thay đổi ĐHGT
của thanh niên từ sau quá trình cải cách của Trung Quốc ở các khía cạnh: đánh giá của
thanh niên về ý nghĩa, mục đích của cuộc sống; giá trị trong cuộc sống hàng ngày; giá trị
xã hội [88].
Như vậy, có thể thấy ở hướng nghiên cứu này các tác giả đã xem ĐHGT như là
một yếu tố quan trọng cấu thành tâm lý, nhân cách con người. Các tác giả cho rằng
ĐHGT như yếu tố xuyên suốt các mối quan hệ của cá nhân.
1.1.1.3. Hướng thứ ba: Nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị
Trong xu hướng chung của nghiên cứu giá trị, vấn đề giáo dục giá trị được quan
tâm đặc biệt. Giáo dục giá trị được xem như là một nhân tố cơ bản thúc đẩy quá trình phát
triển của xã hội. Việc xác định mục tiêu và chương trình, cách đưa giáo dục giá trị vào

nhà trường, giáo dục giá trị cộng đồng cũng như các chương trình giáo dục chuyên biệt
đang được xây dựng và tiến hành trên phạm vi toàn thế giới. Có thể kể đến một số nước
như: Anh, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Trung Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha và một số tổ
chức khác trên thế giới.
11


- Vào năm 1971, tuyển tập các bài báo “Những giá trị và tương lai, ảnh hưởng của
những thay đổi công nghệ đối với các giá trị của Hoa Ky” đã được xuất bản ở New York.
Tuyển tập này nhằm mục đích trình bày kết quả hoạt động của các khoa học nhân văn và
vấn đề giá trị và phân biệt các bộ môn khoa học lý luận và khoa học lịch sử với vấn đề giá
trị. Vào năm 1977, ở New York đã diễn ra hội nghị lần thứ 11 dành cho việc nghiên cứu
quá trình biến đổi của các giá trị. Theo Neo American Values (tháng 2 năm 2007), các giá
trị mới của Mỹ ngày nay là tinh thần công dân mới, nhấn mạnh nguyên tắc đồng thuận,
tinh thần dân chủ mới, tính tự quản, sở hữu công cộng, phân phối công bằng phúc lợi,…
- Các nước nam Mỹ từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã sớm đặt vấn đề giáo
dục giá trị. Từ đó, chính phủ Jamaica đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu giá trị
và giáo dục giá trị. Năm 1993-1994 nước này đã công bố Chương trình giá trị và thái độ.
Nước Anh có Hội đồng giáo dục giá trị nhằm các mục đích nâng cao nhận thức về giá trị
và giáo dục giá trị [22].
- Từ năm 1975 tới 1981, trường Đại học tổng hợp của thành phố Turku ở Phần Lan
đã xuất bản năm tuyển tập dưới nhan đề “Những nghiên cứu về lý luận giá trị”.
- Năm 1986 Ấn Độ tổ chức Hội nghị quốc tế dành cho sự xem xét những khác biệt
về ý thức giá trị của phương Đông và phương Tây.
- Trong năm 1979, tạp chí “Văn hóa” của tổ chức UNESCO đã dành một số về vai
trò của các giá trị trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
- Năm 1996, UNICEF tổ chức hội thảo với sự tham gia của 20 nhà giáo dục bàn
về giáo dục giá trị sống (Living Values Education, LVE) với chủ đề “Xác nhận lòng tin
vào những quyền cơ bản của con người, về phẩm cách và giá trị của con người” (lời nói
đầu của Hiến chương Liên Hiệp Quốc). Năm 1997, với sự hợp tác của các nhà giáo dục

trên thế giới, dưới sự hỗ trợ của Unesco và uỷ ban Quốc gia về Unicef của Tây Ban Nha,
Tổ chức Hành tinh, và Tổ chức Brahma Kumaris đã xây dựng Chương trình giáo dục giá
trị sống (LVEP). Bộ sách “Những giá trị sống” gồm 5 quyển của LVEP được Health
Communications, Incorporated xuất bản vào tháng 4 năm 2001. Bộ sách này được đưa
vào giảng dạy tại ở hơn 4000 địa điểm thuộc 80 quốc gia. Mục đích của chương trình
Giáo dục những giá trị sống là cung cấp những nguyên tắc và những công cụ hướng dẫn
12


để phát triển một con người toàn diện, nhìn nhận rằng một cá nhân bao gồm thể chất, trí
tuệ, tình cảm và tinh thần. [ />- Úc là một quốc gia triển khai tích cực nội dung giáo dục giá trị sống, từ năm
1999 đã có chương trình giáo dục giá trị sống, có cả mạng giáo dục giá trị (Values
Educators Network). Năm 2003, Úc thành lập Hội Giáo dục giá trị sống, có nhiều dự án
về nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị. Chính phủ Úc thành lập Quỹ xuất bản xây dựng
giá trị cho tất cả các trường.
- Trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, các nước Đông Nam Á cũng đã “lên tiếng” với
thế giới về việc nghiên cứu giá trị và đưa nội dung giáo dục giá trị vào nhà trường, giáo
dục giá trị cộng đồng cũng như chương trình giáo dục chuyên biệt.
+ Thái Lan cho rằng sự phát triển các giá trị con người là nhân tố cơ bản đối với sự
phát triển quốc gia. Do đó cần phải nghiên cứu kỹ để xác định các giá trị cơ bản để giáo
dục có hiệu quả. Mục tiêu của giáo dục giá trị là huy động mọi nỗ lực của các tổ chức xã
hội cùng thực hiện chương trình giáo dục giá trị cơ bản.
+ Công trình nghiên cứu “Giáo dục giá trị cho người Philippin” đã xác định cơ cấu
giáo dục giá trị dựa trên sự hiểu biết về con người Philippin trong hoàn cảnh lịch
sử và văn hóa. Nhiệm vụ của giáo dục là tạo điều kiện cho người Philippin phát
triển được tiềm năng của họ, góp phần vào việc phát triển văn hoá, phát triển nguồn nhân
lực, xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo phù hợp để đưa Philippin thành một đất nước
nhân văn và công bằng.
+ Cùng với các tài liệu về định hướng giá trị được công bố và thành tựu về nghiên
cứu giá trị của các nước Đông Nam Á, tập tài liệu “Giá trị trong hành động” của Trung

tâm canh tân và công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á
(SEAMEO), xuất bản năm 1992, đã có nhiều đóng góp cho tình hình nghiên cứu về giá trị
chung của khu vực. Tài liệu này đã trình bày quan điểm, mục tiêu, chương trình và biện
pháp đưa giáo dục giá trị vào nhà trường và công đồng của các nước Indonesia, Philippin,
Singapore, Thailand, Malaysia,… [68]
Các tác giả đều thống nhất vấn đề giáo dục giá trị có tầm quan trọng đặc biệt, nó
được coi là yếu tố cơ bản để giúp học sinh, thanh niên có ĐHGT phù hợp, vì đây là cơ sở
thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội. Vì thế việc giáo dục ĐHGT cho HS THPT nói
13


riêng và thanh niên nói chung luôn là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trên phạm
vi toàn thế giới.
1.1.1.4. Hướng thứ tư: Tổ chức thực nghiệm về giá trị
Từ những năm 1950, những nghiên cứu về giá trị bằng phương pháp thực
nghiệm đã bắt đầu được tiến hành và phát triển. Những nghiên cứu thực nghiệm về giá trị
trong giai đoạn đầu này dựa trên cơ sở lý thuyết Persons nhằm tìm kiếm các “Giá trị cơ
bản” (basic values). Những giá trị được cho là một khi đã hình thành thì khó thay đổi, bất
chấp những rối loạn tâm lý xã hội, do những thực nghiệm này trở thành cơ sở đáng tin cậy
của kế hoạch hoá xã hội.
Nhưng bước vào thập kỷ 70, suy nghĩ trên đã thay đổi, đánh dấu bằng những
nghiên cứu thực nghiệm mang tính đối lập đó là những quan điểm coi giá trị có thể biến
đổi hay những quan điểm về sự biến đổi dài lâu của giá trị được gọi là hệ khái niệm biến
đổi giá trị. Ronald Inglehart (Mỹ) là một trong các nhà nghiên cứu nổi bật ở giai đoạn này.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ông đã bắt đầu tiến hành điều tra và tổ chức thực
nghiệm về giá trị [22]. Từ kết quả nghiên cứu, Inglehart đã viết cuốn sách: “Hiện đại hoá
và Hậu hiện đại hoá”. Trong cuốn sách ông đã tập trung phân tích quá trình xã hội vận
động từ hiện đại sang hậu hiện đại. Chủ yếu dưới góc độ các biến đổi văn hoá, hậu hiện
đại được hiểu là đề cao các giá trị mới (coi tư tưởng có giá trị hơn tiền bạc), lối sống mới,
đa dạng dân tộc, sự lựa chọn lối sống của cá nhân,... Trên cơ sở bằng chứng thực nghiệm

này, tác giả đã có những đánh giá, nhận xét sâu sắc về sự biến đổi văn hóa, kinh tế và
chính trị đang diễn ra hiện nay và dự báo về xu hướng biến đổi trong thời gian sắp tới.
- V.I. Ginijetsinxki bằng thực nghiệm đã chỉ ra rằng, hệ thống ĐHGT luôn luôn
biến đổi theo các giai đoạn xác định. Tính biến đổi của hệ thống này được xem
như một trong những yếu tố điều chỉnh hành động, trước hết thể hiện ở sự biến đổi bên
trong hệ thống.
Một điểm đáng chú ý là một số nhà nghiên cứu trên còn quan tâm nghiên cứu vị trí,
vai trò của ĐHGT trong cấu trúc nhân cách, mối quan hệ giữa ĐHGT với các đặc điểm
tâm lý cá nhân.
- T.G. Sukhanova và K.D. Safranskaja đã tập trung sự chú ý vào phân tích mối quan
hệ giữa ĐHGT với các đặc điểm cá nhân. Từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những kết luận
14


×