Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Kỹ Năng Sống cho trẻ _ GÍA TRỊ YÊU THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.68 KB, 9 trang )

g

VIỆN KHOA HỌC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĂN HOÁ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HELIO
Trường : …………………………………………Lớp : ……
Ngày dạy : ……/……./201…….
Giáo viên : ………………………………………………………

BÀI

: GIÁ TRỊ YÊU THƯƠNG
(Tiết 1)

I.

Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức và cảm nhận được những giá trị về yêu
thương, có các mối quan hệ dựa trên giá trị của yêu thương và ý nghĩa của
yêu thương đối với bản thân và mọi người.
2. Thái độ: Có nhu cầu thay đổi hành vi và ứng xử một cách yêu thương hơn
với bản thân, với những người xung quanh và với người thân trong gia đình.
3. Kỹ năng: Hình thành và củng cố các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng giải quyết những vấn đề xung đột.
II.

Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên: tài liệu thông tin, băng nhạc, giấy khổ A0, bút dạ
màu.
2. Chuẩn bị của học sinh:


III.

Tổ chức các hoạt động:

1. Ổn định lớp và khởi động: Trò chơi “ Chiếc hộp âm nhạc”
- Mục tiêu: Định hướng chú ý của HS và tạo tâm thế vào bài học.
- Phương pháp: Trò chơi.
-

Cách tiến hành: GV cho HS nghe các đoạn nhạc về yêu thương, yêu cầu HS
hãy đoán tên bài hát đó, từ đó tìm chủ đề của “ chiếc hộp âm nhạc”.

- Gv dẫn dắt vào bài mới.
2. Tiến trình bài học:
 Hoạt động 1: Sức mạnh của lời nói.


- Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thấy được sức mạnh của lời nói, từ đó biết cách
nói lời yêu thương với mọi người.
- Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp, dộng não
- Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- GV lần lượt cho 2 người ra ngoài,
cả lớp thống nhất yêu cầu người
đó tìm một đồ vật bất kỳ. Với
người thứ nhất: Mỗi người nói
một câu khích lệ để hướng dẫn
người chơi dần tìm ra đồ vật mà
cả lớp mong muốn.Người thứ hai:
Mỗi người nói một câu tiêu cực

(khích bác, châm chọc…)
 Em rút ra bài học gì từ trò
chơi vừa rồi?
-

Hs trả lời

- Gv kể câu chuyện “ Hai chú ếch”:
+ Chuyện gì đã xảy ra với 2 chú ếch?
+ Vì sao ếch xanh có thể thoát khỏi
miệng giếng còn ếch nâu thì không?
 Em rút ra bài học gì từ câu
chuyện trên?
- Hs trả lời
- Gv: Người thứ nhất đã đón nhận
sự thân thiện, yêu thương, dẫn dắt
của tập thể nên dễ dàng hoàn
thành nhiệm vụ của mình. Còn
người chơi thứ hai, không nhận
được sự chia sẻ, yêu thương, dẫn
dắt, thậm chí còn bị tạo áp lực,
gây khó khăn nên khó hoàn thành
nhiệm vụ hơn.

NỘI DUNG
Một câu nói có thể giết chết một sự nỗ
lực, một động cơ tốt, một con người. Vì
vậy người ta phải biết nói những điều
khích lệ, động viên nhau. Đó là một
trong những biểu hiện của sự yêu

thương.


 Lời nói có sức mạnh như thế
nào?....

 Hoạt động 2: Yêu thương xuất phát từ trái tim.
- Mục tiêu:
- Phương pháp: vấn đáp, động não, thuyết trình
- Cách tiến hành:
+ GV cho HS xem clip “ Người cha câm”
+ GV đặt câu hỏi: “ Em có suy ngẫm gì khi xem xong clip vừa rồi?”
=> Yêu thương đôi khi không cần nói thành lời, yêu thương xuất phát từ trái tim
và bằng những hành động, việc làm cụ thể. Khi trái tim ta dành những tình cảm
yêu thương chân thành cho người khác thì từ tâm ta sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Kết luận:
- Bản chất của yêu thương chính là “ cho – nhận”. Chúng ta “ cho” đi những
điều tốt đẹp để rồi sẽ lại nhận được những điều tốt đẹp khác.
- Trong một thế giới tốt đẹp thì quy luật tự nhiên là yêu thương.
- Giá trị yêu thương sẽ làm cho chúng ta không có cảm giác chán cuộc sống,
không vui vẻ và để khơi dậy yêu thương trong mỗi con người.

--------------------- -----------------

Tiết 2:
 Hoạt động 3: Bạn có phải yêu thương mình không?
- Mục tiêu: HS biết yêu thương chính bản thân mình, từ đó nhận thấy giá trị
của bản thân mình.
- Phương pháp: động não, vấn đáp, thuyết trình.



- Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- GV phát cho mỗi HS một tờ
phiếu:
 Bạn thuộc nhóm nào trong
những nhóm sau?

NỘI DUNG
- Để hạnh phúc và thành công, bạn
phải bắt đầu bằng chính sự yêu
thương bản thân mình.

+ Tôi ghét bản thân mình. Tôi ước gì
tôi thành một người khác.
+ Có những lúc tôi chẳng thấy thích
bản thân mình tí nào.
+ Tôi cảm thấy mình cũng tạm được.
+ Tôi thực sự không quan tâm về bản
thân mình.
+ Tôi yêu bản thân mình. Tôi rất tự hào
về chính tôi.
- HS làm việc cá nhân sau đó chia
sẻ trước lớp.
- GV cho HS xem clip “ Cuộc sống
không giới hạn” của Nickvuijic.
 Hoạt động 4: Sức mạnh của việc yêu thương bản thân.
- Mục tiêu: HS nhận biết được sức mạnh của việc yêu thương bản thân.
- Phương pháp: Thảo luận sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn.

- Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1, nhóm 3: Biểu hiện của
những người biết quý trọng bản thân,
từ đó rút ra kết luận yêu thương bản
thân mang lại điều gì?

NỘI DUNG
Sức mạnh của việc yêu thương bản
thân:
- Sẽ muốn làm điều tốt nhất cho
mình.


+ Nhóm 3, nhóm 4: Biểu hiện của sự
không quý trọng bản thân, từ đó rút ra
kết luận yêu thương bản thân mang lại
điều gì?
- HS thảo luận
- GV kết luận

- Sẽ vui sẽ làm việc chăm chỉ và hy
sinh cho chính bản thân mình.
- Sẽ biết cách chăm sóc cơ thể, tâm
hồn và trí tuệ.
- Sẵn sàng bỏ qua những thú vui
trước mắt để đổi lại những lợi ích
lâu dài.
- Sẽ chăm học hơn, tập thể dục, thể

thao thường xuyên hơn, tránh xa
đà vào những thú vui vô bổ và
nói “không” với thuốc là và ma
túy.
- Khi bạn yêu thương bản thân,
người khác cũng yêu thương bạn.
- Những người yêu thương bản
thân có đủ tự tin để suy nghĩ cho
mình một cách khác biệt.
- Khi bạn yêu thương bản thân, lời
chỉ trích của người khác không
tác động tới bạn.
- Không có lòng yêu thương bản
thân, bạn sẽ không hạnh phúc và
thất bại suốt đời.
- Những người căm ghét bản thân
cũng là những người rất “khó
chơi”, họ thường:
+ Chỉ trích người khác.
+ Phê phán bản thân.
+ Khoe khoang, khoác lác.
- Nếu bạn không yêu thương bản
thân thì chẳng ai tôn trọng bạn.


 GV tổng kết kiến thức tiết 2:
- Quý trọng bản thân là cách ta cảm nhận mình ở bất cứ thời điểm nào. Quý
trọng bản thân còn là sự tự trọng và biết yêu thương chính mình mà không bị
tác động từ ngoại cảnh. Quý trọng bản thân cho phép ta biết trân trọng
mình,tự tin tiến bước và phát huy được tiềm năng cao nhất của bản thân

mình.
- Những biểu hiện của sự không quý trọng / yêu thương mình: bị lôi kéo vào
các tệ nạn, đau khổ và bất mãn với những khiếm khuyết của cơ thể, ăn uống
vô độ, tệ nạn rượu chè, thiếu tự tin...

--------------------- -----------------

Tiết 3:
 Hoạt động 5: Yêu thương những người xung quanh mình.
- Mục tiêu: HS biết giá trị của việc yêu thương những người xung quanh mình.
- Phương pháp: Vấn đáp, chia sẻ
- Cách tiến hành: Hoạt động “ Phỏng vấn nhanh”
+ Gv hướng dẫn hs lần lượt ghi lên bảng: số thứ tự - tên – sở thích ( 1 sở thích )
+ GV phát phiếu tìm hiểu sở thích cho mỗi HS. Y/c các em đi tìm hiểu các thành
viên trong lớp mình và ghi tên vào các ô có sở thích tương ứng. Sau 3p sẽ cùng
kiểm tra kết quả ( không coi trọng số lượng)
+ GV mời những bạn đã hoàn thành phiếu lên trả lời các câu hỏi:
 Ai là người thích uống café? Ai thích xem bóng đá?......
 Khi hỏi em ( người được ghi tên vào ô sở thích) những câu hỏi này thì thái
độ của bạn ấy ra sao?
( Phỏng vấn khoảng 3, 4 HS)
 GV kết luận: Hoạt động này phản ánh cách mà chúng ta đang sống.
Cuộc sống hối hả hàng ngày hàng giờ khiến cho chúng ta vội vã, chạy


theo những thứ vật chất mà quên đi những người xung quanh, những mối
quan hệ cốt yếu. Chúng ta cần sống chậm lại để quan tâm tới những
người xung quanh , lắng nghe lẫn nhau để mỗi người đều cảm nhận
mình được yêu thương trân trọng.
 Hoạt động 6: Thể hiện tình yêu thương với những người xung quanh.

- Mục tiêu: Giúp HS biết cách thể hiện tình yêu thương của mình với những
người xung quanh.
- Phương pháp:
- Cách tiến hành:
+ GV Y/C HS bốc thăm một số thứ tự bất kỳ ( có ghi trên bảng) sau đó viết
những lời yêu thương dành cho người đó nhưng không để cho người đó biết
mình là ai. Sau đó nộp lại cho GV, GV chuyển lại các tấm thiệp này cho HS đọc.
+ GV mời hs đứng lên chia sẻ tấm thiệp mà mình nhận được với cả lớp.
 GV kết luận: Chúng ta vội vã với những bon chen của cuộc sống nên đôi
khi quên mất việc dành tình cảm, những hành động yêu thương của mình
cho những người thân. Khi chúng ta nhìn lại, muốn thể hiện những yêu
thương thì đã muộn. Chính vì thế hãy đừng ngần ngại, hãy thể hiện yêu
thương ngay bây giờ, khi những người đó còn ở bên chúng ta và cảm
nhận được.

--------------------- -----------------

Tiết 4:
 Hoạt động 7:
- Mục tiêu: HS rút ra bài học và biết cách thể hiện tình yêu thương với mọi
người ngay từ khi còn có thể.
- Cách tiến hành: GV cho HS xem clip “ Bữa trưa trên thiên đường”
 Chúng ta hãy thể hiện yêu thương ngay bây giờ với những người xung
quanh để sau này không phải hối hận.


 Hoạt động 8: Thể hiện yêu thương
- Mục tiêu: HS biết cách thể hiện tình yêu thương của mình với những người
xung quanh.
- Phương pháp: Thảo luận

- Cách tiến hành: GV chia lớp thành nhóm tham gia các hoạt động.
+ Y/C các nhóm suy nghĩ và tìm ra những hành động thể hiện sự yêu thương.
 GV nhận xét cách thể hiện của từng nhóm.
+ Y/c các nhóm viết ra những điều suy ngẫm về giá trị yêu thương sau đó đính
lên tường trong lớp học.
 Những điều suy ngẫm về tình yêu thương:
* Chúng ta, ai cũng đáng yêu và giỏi giang. Nhiệm vụ của chúng ta là phải nhân
rộng xung quanh ta lòng trắc ẩn và nó bao trùm tất cả cuộc sống của con người và
thiên nhiên
* Khi lòng ta tràn ngập tình yêu thì sự tức giận sẽ rời xa.
* Yêu thương là giá trị làm mối quan hệ của chúng ta tốt đẹp thêm.
* Chúng ta có thể yêu thương chính mình, yêu thương gia đình, yêu thương những
người khác, yêu mục đích của mình, và yêu cả thế giới- yêu tất cả cùng một lúc.
* Yêu thương người khác có nghĩa là chúng ta mong muốn những điều tốt đẹp nhất
đến với họ.
* Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tốt, ân cần, hiểu biết và không
có hành vi ghen tị cũng như kiểm soát người khác.
* Khi chúng ta cảm thấy lòng mình mạnh mẽ thì dễ dàng trở nên đáng yêu.
* Yêu thương là quan tâm, yêu thương là chia sẻ.
* Yêu thương là trở thành người bạn đáng tin cậy.
IV. Tổng kết và hướng dẫn thực hành.
1. Tổng kết:


- Kết thúc buổi học bằng một bài hát tập thể ” Lớp chúng mình rất rất vui”
để củng cố bầu giá trị.
2. Hướng dẫn thực hành:
- Hãy thể hiện ngay sự quan tâm, yêu thương bố mẹ, ông bà, anh chị em bằng
các hành động dù là nhỏ nhất.
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngũ nói về yêu thương.


Hải Phòng, ngày……tháng…..năm 2013

PHÊ DUYỆT CỦA TRUNG TÂM

Người soạn

Bùi Thị Thùy Dung



×