Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học tác PHẨM HAI đứa TRẺ của THẠCH LAM (NGỮ văn 11 cơ bản) THEO đặc TRƯNG THỂ LOẠI TÍCH hợp GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.26 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM
HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (NGỮ VĂN 11- CƠ BẢN)
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TÍCH HỢP GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Hoàng Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ Văn

THANH HĨA, NĂM 2018
MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................1
4.1. Phương pháp đọc tài liệu……………………………………………....……2
4.2 Phương pháp loại hình.....................................................................................2
4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh…………………………..…………………2
B. NỘI DUNG......................................................................................................3
1.

sở



luận.......................................................................................................3
1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học............................................................3
1.2. Đặc trưng thể loại truyện ngắn.......................................................................3
1.3. Một số kĩ năng sống cơ bản dạy trong nhà trường thổ thông…..……...……4
1.3.1. Kĩ năng tự nhận thức…………………………………………….......……5
1.3.2. Kĩ năng giao tiếp……………………………………………………........5
2.Thực trạng dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và tích hợp kĩ
năng sống trong nhà trường THPT hiện nay………………………………….....5
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện..........................................................................5
3.1. Xác định đặc trưng thể loại trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.......6
3.1.1 Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn lãng mạn................................6
3.1.2. Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn hiện thực………….……......6
3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo đặc trưng thể loại........................................7
3.3.Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng giao tiếp khi dạy Hai đứa trẻ........9
3.3.1. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức khi dạy Hai đứa trẻ…………….......……9
3.3.2. Giáo dục kĩ năng giao tiếp khi dạy Hai đứa trẻ...…………………………9
3.4.
Giáo
án
minh
hoạ..........................................................................................10
4. Kết quả đạt được………………………………………………………..……19
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…...…………………………………….......20
1. Kết luận……………………………………………………...........................20
2. Kiến nghị……………………………………………………………….........20


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong nhà trường việc dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là
vấn đề đang được quan tâm, bởi mỗi tác phẩm văn học tồn tại dưới một hình
thức thể loại nhất định, đòi hỏi một cách thức, một phương pháp giảng dạy phù
hợp.Vì thế vấn đề thể loại trong trường phổ thơng khơng những là vấn đề tri
thức mà cịn là một vấn đề phương pháp.Trong chuyên đề bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên (GV) Ngữ văn các nhà sư phạm luôn coi việc dạy học tác
phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy quan trọng. Nắm
vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu mà cịn có khả
năng thiết kế trong hoạt động giảng dạy hướng dẫn học sinh (HS) cách thức đọc
hiểu tác phẩm giúp người học giải mã những tác phẩm cùng thể loại.
Đổi mới phương pháp dạy học đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục
và đào tạo nước ta hiện nay. Một trong những mục tiêu đó là nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện, ngồi việc trang bị kiến thức khoa học cho người học
ngành giáo dục còn chú trọng vào kĩ năng sống (KNS). Những năm gần đây,
giáo dục KNS cũng đã được lồng ghép tích hợp vào một số mơn học và hoạt
động giáo dục trong nhà trường trong đó có mơn Ngữ văn. Tuy nhiên, trong thực
tế GV chưa thực hiện nhiều. Là một GV dạy văn, tôi nhận thấy môn văn hiện
nay vẫn còn nặng về khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy
chưa dành nhiều thời gian để liên hệ giáo dục KNS từ tác phẩm văn học giúp
người học nhận thấy sự gần gũi và giá trị mà các tác phẩm văn học mang lại.
Với những lí do trên đã thúc đẩy tơi quyết tâm nghiên cứu đề tài: “NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH
LAM (NGỮ VĂN 11- CƠ BẢN) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TÍCH HỢP
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
- Thực hiện đề tài này tôi muốn đưa ra một vài kinh nghiệm dạy học tác phẩm
Hai đứa trẻ bằng cách hướng dẫn HS đọc hiểu tác phẩm ở góc độ đặc trưng thể
loại và qua đó hình thành kĩ năng nhận thức và giao tiếp (chủ yếu về mặt tình
cảm đạo đức) cho HS.
- Giúp HS nhận thấy giá trị giáo dục của môn Văn đối với thế hệ trẻ hiện nay.

- Khơi gợi sự hứng thú cho HS phát huy tính chủ động, tích cực.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động dạy và học tác phẩm văn chương, vận dụng
cách thức tiếp cận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại kết hợp giáo dục
KNS vào dạy truyện ngắn hai đứa trẻ cho HS lớp 11 (ban cơ bản).
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp đọc tài liệu
1


Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề
cần nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện có liên quan đến đề tài này.
4.2 Phương pháp loại hình
Đề cập đến loại truyện ngắn trữ tình, vì thế cần vận dụng phương pháp
loại hình để tìm ra những đặc trưng của tác phẩm.
4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh
Qua một thời gian nghiên cứu, GV tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu cũ
với số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài.

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2


1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau: Thể loại văn học là
dạng thức của tác phẩm văn học (TPVH), được hình thành và tồn tại tương đối
ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về
cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được

miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời
sống ấy (Tr125) [5].
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia TPVH thành các loại
và các thể. Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Loại và thể mang tính chất
biện chứng của cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Về phương diện cấu trúc nội
dung của TPVH thì loại là chất mà thể là hình thức biểu hiện cụ thể của loại,
khơng có thể thì loại khơng khơng biểu hiện ra được. Nhưng khi đã biểu hiện ra
thành thể thì nó lại có tính độc lập tương đối. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có
ba loại: loại trữ tình, loại tự sư và loại kịch. Mỗi loại bao gồm một số thể nhỏ.
Loại trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong
tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ... được trình bày trực
tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm.
Loại tự sự: phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con
người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Tác phẩm
tự sự hầu như khơng bị hạn chế bởi khơng gian và thời gian. Nó có thể kể về
những khoảnh khắc hay những sự kiện xảy ra hàng trăm năm. Tầm bao quát
cuộc sống trong tác phẩm rộng lớn. Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều
mặt: bên trong, bên ngồi, cả điều nói ra và khơng nói ra, cả ý nghĩ và cả cái
nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vơ thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trần thuật.
Sự giao thoa của thể loại trữ tình và tự sự: Trên thực tế, ít có một tác
phẩm văn học nào chỉ phản ánh một tính chất: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi tác
phẩm đều chứa trong nó một hoặc hai hay cả ba tính chất của ba loại văn học tuy
vậy vẫn có tính chất của một loại tiêu biểu và xuyên suốt tác phẩm. Ta thấy thơ
vẫn mang yếu tố tự sự, vẫn có thể kể về một cuộc đời ai đó. Và ngược lại truyện
vẫn có thể thể hiện phương diện tình cảm của con người vẫn có những dòng văn
dào dạt cảm xúc thấm đẫm chất thơ. Sự thâm nhập yếu tố trữ tình vào tác phẩm
tự sự là một hiện tượng khá phổ biến trong yếu tố trữ tình vào văn học tác phẩm
tự sự là một hiện.
1.2. Đặc trưng thể loại truyện ngắn

Truyện ngắn là một thể loại văn học, thường là các câu chuyện được kể
bằng văn xi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích. Nắm bắt cuộc sống của thể
loại, tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện
3


một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người,
thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Đặc điểm chung của truyện ngắn là có
tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, lời kể của
người kể chuyện.
Cốt truyện là hệ thống các sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của
nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Cốt truyện thường diễn
ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là nói lên điều gì
đó sâu sắc về cuộc sống xã hội và con người. Cốt truyện thành phần quan trọng,
cốt yếu của tự sự, đặc biệt có vai trò quan trọng trong truyện ngắn.
Chi tiết chiếm dung lượng lớn trong truyện ngắn, vì nó sẽ góp phần cụ thể
hóa cảnh trí, khơng khí, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật.
Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là
sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên
cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định. Kết cấu
có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề tư tương của tác phẩm.
Thế giới nhân vật bao cũng là sự thể hiện tập trung và trực tiếp cảm quan
nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật bao giờ cũng theo cách
hình dung và cảm nhận riêng của mình.
Ngơn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của
văn học. Ngơn ngữ đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của cuộc đời, tư
tưởng, tính cách và cốt truyện…
1.3. Một số kĩ năng sống cơ bản dạy trong nhà trường thổ thông
Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về KNS, nhưng nhìn
chung các quan niệm đều thống nhất ở chỗ thấy được bản chất của KNS là kĩ

năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc
sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ
bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội,
khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. [3]
KNS thường được phân làm 3 nhóm [4]:
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS
cụ thể như: tự nhận thức, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự tin…
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: giao tiếp,
thương lượng, bày tỏ cảm thơng, hợp tác…
- Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm: tìm kiếm
và xử lí thơng tin, ra quyết định, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo…
Mỗi tác phẩm văn học đều có những ý nghĩa giáo dục rất lớn, chứa rất
nhiều kĩ năng có ích đối với người học. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, ở đây
chúng tôi chỉ tập trung vào hai KNS cơ bản thiên về giáo dục nhận thức tình
cảm và ứng xử giao tiếp cho học sinh qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
4


1.3.1. Kĩ năng tự nhận thức
Kĩ năng tự nhận thức chính là khả năng các em học sinh hiểu về chính
bản thân mình (về cơ thể, về tư tưởng, các mối quan hệ xã hội…); biết nhìn
nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh,
điểm yếu của bản thân mình; các em phải ln quan tâm và ý thức được mình
đang làm gì, kể cả những lúc bản thân cảm thấy căng thẳng [6]. Khi tích hợp vào
bài học giáo viên giúp học sinh:
- Biết xây dựng hoài bão cá nhân, khám phá mục đích sống của bản thân.
- Biết trân trọng những người xung quanh và cuộc sống của họ.
- Biết trân trọng cuộc sống của bản thân.
1.3.2. Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình

thức nói, viết hoặc ngơn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa.
Biết lắng nghe, tơn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kĩ
năng này cịn giúp HS biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách
giao tiếp phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ cảm xúc nhưng không làm hại hay
gây tổn thương cho người khác [6]. Tích hợp vào bài học GV giúp HS định
hướng giao tiếp cho HS biết yêu thương, quan tâm đến những người xung
quanh. Trong giao tiếp phải có thái độ cư xử phù hợp.
2.Thực trạng dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và tích hợp
kĩ năng sống trong nhà trường THPT hiện nay.
Trong chương trình Ngữ văn THPT Hai đứa trẻ là tác phẩm đại diện cho
sáng tác của Thạch Lam. Tác phẩm nằm trong nội dung thi THPT Quốc gia nên
được giáo viên và học sinh chú ý nhiều. Có nhiều tài liệu, sách tham khảo về
truyện ngắn này. Đó là lợi thế, nhưng cũng là khó khăn, bởi vì có quá nhiều tài
liệu nên gây nhiễu cho HS. Đây là tác phẩm hay, nhưng hay thì thường khó dạy,
GV thường lúng túng trong cách dạy, mạch dạy của bài.
Theo đặc thù của môn học từ trước đến nay mỗi khi dạy một TPVH ngoài
việc rèn luyện các kĩ năng tư duy phân tích, năng lực cảm thụ tác phẩm GV
cũng thường lồng ghép giáo dục các KNS liên quan đến nhận thức đạo đức tình
cảm cho HS. Tuy nhiên chủ yếu chỉ được tích hợp ở phần củng cố bài học, thời
gian rất ít nên chưa gây được ấn tượng cho học sinh chưa có khả năng tác động
sâu để có thể hình thành KNS. Vì vậy, khi gặp các câu hỏi liên quan đến nhận
thức KNS các em còn lúng túng chưa thể hiện được bản lĩnh cá nhân.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Xác định đặc trưng thể loại trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
3.1.1. Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn lãng mạn:
* Cốt truyện: Hai đứa trẻ là truyện khơng có cốt truyện hay nói chính xác hơn
cốt truyện rất đơn giản. Truyện ít sự kiện, ít hành động, lời nói. Tình huống
5



truyện xoay quanh việc chị em Liên được mẹ giao trơng coi cửa hàng tạp hóa từ
chiều đến đêm.
- Kết cấu: Truyện có kết cấu tâm lí. Xun suốt thiên truyện Hai đứa trẻ là dòng
cảm xúc của nhân vật Liên: buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn,cảm giác
yêu thương thân thuộc khi bắt gặp mùi âm ẩm của đất, “Liên tưởng mùi riêng
của đất”; cảm giác xót xa đồng cảm trước những thân phận, những kiếp người
tàn tạ, cảm giác “ mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết, như chiếc đèn
con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Kết cấu của tác phẩm theo
dòng chảy tâm trạng và cảm giác của nhân vật, sự vận động của truyện đi theo
những diễn biến rung cảm, cảm xúc trong tâm hồn nhân vật kết cấu của truyện
giống như một bài thơ trữ tình đượm buồn làm lay động trái tim người đọc.
- Nhân vật: Thơng thường khi nhà văn xây dựng một hình tượng nhân vật,
thường phải tập trung khắc họa ngoại hình, tính cách, cử chỉ hành động, lai lịch,
số phận... Nhưng nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Thạch Lam chỉ xoay
quanh về những cung bậc cảm xúc. Nổi bật về nhân vật của ơng đó chính là vẻ
đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm.
- Thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản: Đó là sự đối lập giữa bóng tối - ánh
sáng, giữa tiếng động của đồn tàu và tĩnh lặng của phố huyện, phố huyện - Hà
Nội, quá khứ - hiện tại - tương lai, tàn lụi - ước mơ...
- Ngôn ngữ: Trong Hai đứa trẻ là ngơn ngữ dư ba có sức đọng lớn, lời kể lời tả rất
giản dị trong sáng, mượt mà giàu chất nhạc chất hội họa nhưng sâu lắng, đằm thắm
và thấm đượm tình người. Ngơn ngữ Thạch Lam nhẹ nhàng, man mác chất thơ.
- Giọng điệu: Hai đứa trẻ có giọng điệu rất riêng, giọng nhẹ nhàng thủ thỉ lặng
lẽ mà sâu lắng, khơi sâu vào nội tâm và cảm giác. Cảm hứng sáng tác của Thạch
Lam bắt nguồn từ những cuộc đời bình dân vì thế trong truyện Thạch Lam câu
chữ mang một giọng buồn, day dứt nó gợi niềm xót xa thương cảm về số phận
bấp bênh của con người dưới xã hội cũ. Thạch Lam gieo vào lòng người đọc sự
xót xa thương cảm cho những kiếp người nhọc nhằn, nghèo khổ.
3.1.2. Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn hiện thực
Hiện thực xã hội được nhà văn hình tượng hóa qua các hình thức nghệ

thuật như : Không gian, thời gian nghệ thuật, nhân vật,… Đúng như có nhà phê
bình đã nhận xét : truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể gói gọn trọng một chữ TÀN.
Thời gian TÀN, không gian TÀN và những kiếp người TÀN.
* Về không gian - thời gian nghệ thuật :
- Khơng gian : Trong Hai đứa trẻ đó là khơng gian ở một ga tàu, nơi phố huyện
nghèo Cẩm Giàng. Diện mạo phố huyện được Thạch Lam tái hiện là một khung
cảnh buồn, là cảnh chiều tàn đi dần vào đêm khuya. Thạch Lam đã chọn một
phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện . Mặc dù không tả buổi
chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm cịn lại của buổi chợ, đó cũng là cách
biểu hiện sức sống đầy hay vơi của phố huyện. Mặc dù chỉ là không gian của một
6


phố huyện, nhưng người đọc như thấy cả hiện thực của đất nước ta lúc bấy giờ:
nghèo nàn, tỉnh mịch, và đầy bế tắc.
- Thời gian trong truyện ngắn tác giả tả khoảnh khắc ngày tàn. “Chiều chiều
rồi” như là một lời thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thở dài. Nhưng cái
điều đáng nói đó là sự chuyển dịch của nó. Chiều tàn chuyển dần sang đêm và
kết thúc là bóng tối tịch mịch. Như vậy thời gian một lần nữa lại nói lên hiện
thực đen tối của đất nước, của những con người lay lắt, đang đi dần vào ngõ cụt.
*Những kiếp người tàn - nhân vật của truyện ngắn. Đó là mấy đứa trẻ con nhà
nghèo đi nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Đó
là mẹ con chị Tí bán hàng nước. Đó là bà cụ Thi hơi điên có giọng cười khanh
khách dễ sợ. Đó là bác Siêu bán phở gánh. Đó là gia đình bác xẩm. Vài ba bác
phu, chú lính đi tuần đêm, mấy người làm cơng ở hiệu khách đi đón bà chủ ở
tỉnh về và chị em Liên. Họ là những con người bình thường chỉ xuất hiện thoáng
qua, hầu như chỉ như một cái bóng. Thạch Lam khơng miêu tả chi tiết: nguồn
gốc, xuất thân,… nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ,
tội nghiệp, ai cũng sống âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ giống như những cái bóng
lầm lũi, lặng lẽ trong cái bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện.

3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo đặc trưng thể loại
Để tích cực hóa hoạt động của HS trong q trình hướng dẫn các em đọc hiểu
tác phẩm này ở phần tìm hiểu chung, đọc hiểu văn bản, chúng tôi sử dụng một hệ
thống các câu có tính gợi ý, tạo ra những tiêu đề mở để dẫn dắt các em tranh luận,
kích thích sự tìm tịi, khám phá, làm sống dậy trong học sinh những liên tưởng, so
sánh, suy luận. Hệ thống câu hỏi đưa ra được dựa trên đặc trưng thể loại truyện
ngắn. Ví dụ các nội dung của bài học có thể đặt những câu hỏi sau:
*Bức tranh phố huyện.
GV hỏi: Cảnh vật buồi chiều tàn được miêu tả qua những âm thanh, hình
ảnh, đường nét như thế nào? Những âm thanh, hình ảnh đó gợi lên cảm xúc gì
ở người đọc?
Khơng gian của truyện là phố huyện ga xép nhỏ nghèo đìu hiu vắng lặng
được đặt trong khơng gian, thời gian nghệ thuật đặc biệt. Đó là lúc trời nhá
nhem tối. Đây là khoảng thời gian giúp chúng ta nhìn rõ nét nhất cảnh kiếm
sống vất vưởng kiếm sống của con người. Âm thanh và ánh sáng lụi tắt dần tất
cả những chỗ cho bóng tối dần bao phủ lên phố huyện.
GV hỏi: Cảnh sống của người dân phố huyện được miêu tả như thế nào? Cảm
nhận của em về cảnh sống của những con người nơi đây?
Hình ảnh nào cho thấy phố huyện hiện lên nên thơ, lãng mạn? Bức tranh có sự
kết hợp bởi yếu tố nào?
Phố huyện nghèo nàn tăm tối: phố huyện ngày tàn mang màu sắc tàn lụi,
cảnh chợ vãn, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, thiên nhiên đẹp cũng như
7


đang cố gắng đốt cháy sắc màu trong nó (hịn than sắp tàn). Giữa khung cảnh
lặng lẽ ấy là hình bóng mờ nhạt của những kiếp người đói nghèo, lay lắt.
Cảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện buổi ngày tàn gợi cuộc sống chật
vật, nghèo khổ, lụi tàn. Khi đêm xuống phố huyện gợi cái tăm tối. Bóng tối như
một không gian đặc biệt, thể hiện tâm trạng và cuộc sống con người nơi đây.

Bức tranh phố huyện nên thơ, lãng mạn: Đan xen giữa gam mầu tối sẫm
của phố huyện nghèo là mầu sắc êm đềm, nên thơ của cảnh vật và lịng người.
Phố huyện có cái nghèo khổ tăm tối trong cái buồn nhưng ẩn chứa vẻ đẹp lãng
mạn. Bức tranh cảnh chiều tàn và đêm đầy sắc màu, âm thanh, mùi vị (chiều êm
ả, buổi tối là bầu trời mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát, sao trên trời
nganh nhau lấp lánh). Cái nên thơ lãng mạn của thiên nhiên còn được cảm nhận
qua tâm trạng tinh tế nhạy cảm của con người. Thạch Lam đã khéo léo lồng cái
lãng mạn nên thơ vào bức tranh đầy ảm đạm. Hai yếu tố hiện thực và trữ tình
đan cài vào nhau.
*Tâm trạng nhân vật Liên.
GV hỏi: Trước cảnh chiều tàn Liên có tâm trạng như thế nào?
Tâm trạng của Liên, thời điểm ngày tàn chính là nỗi buồn trước cảnh và
sự xót thương trước những kiếp người nghèo khổ. Đó là nỗi buồn man mác,
thấm thía từ cảnh tràn vào lịng người. Cảnh chợ tàn giữa chiều hồng hơn khiến
lịng người mơ hồ, buồn. Liên động lòng thương cho lũ trẻ con nhà nghèo, rồi
nhận ra mùi vị quen thuộc của cuộc sống lẫm than. Liên là đứa trẻ có tâm hồn
nhạy cảm đầy lòng thương yêu.
GV hỏi: Tâm trạng của Liên lúc đêm xuống như thế nào?
Cái yên ả thanh bình của đêm mùa hạ êm như nhung khiến cho những nỗi
buồn mơ hồ khơng cịn nữa. Thay vào đó là cảm giác yên tĩnh, bóng tối bao
trùm, Liên có sự cảm thông gần gũi với mảnh đất và con người nơi đây, đó là
tâm trạng của con người hiểu và ý thức được cuộc sống thực tại.
GV hỏi: Tâm trạng của Liên những phút đợi tàu?
Những phút đợi tàu thành thói quen tâm lý, trở thành quy luật trong cuộc
sống của chị em Liên. Tâm lí An và Liên trong phút đợi tàu được miêu tả là
những giây phút hồi hộp, thắc thỏm, nặng nề (họ phải chờ đợi sau một ngày mệt
nhọc, buồn ngủ díu cả mắt mà vẫn cố gượng) nhưng đó lại là một sự chờ đợi bền
bỉ, nhẫn nại, cảnh đợi tàu được Thạch Lam được miêu tả thật cảm động và
thiêng liêng. Họ chờ đón đồn tàu từ những dấu hiệu đầu tiên cho đến khi mất
hút. Con tàu đưa thế giới khác hẳn ấy đi qua nhưng để lại trong tâm tồn hai đứa

trẻ, giấc mơ về ánh sáng, giấc mơ đó giúp cân bằng cuộc sống thực tại buồn tẻ.
Thạch Lam đã nâng niu trân trọng những giấc mơ bé nhỏ mơ hồ của con người.
* Tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Sau khi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật
8


GV hỏi : Điều mà nhà văn muốn truyền tải đến người đọc qua truyện ngắn là
gì? Với truyện ngắn Hai đứa trẻ tư tưởng, chủ đề mà nhà văn muốn gửi gắm, thể
hiện một niềm xót thương vơ hạn đối với những kiếp người nhỏ bé, vô danh
không được biết đến ánh sáng của hạnh phúc. Cuộc sống của họ bị chơn vùi
trong tối tăm nghèo đói, buồn chán quanh quẩn nơi phố huyện nghèo. Qua tâm
trạng Liên, tác giả cũng muốn lưu giữ những kí ức đẹp để mỗi người sống vị tha,
nhân hậu hơn. Đồng thời cũng muốn thức tỉnh tâm hồn mệt mỏi đang lụi tắt
ngọn lửa của lòng khao khát cuộc sống ý nghĩa hơn, khơng ngừng vươn lên để
thốt khỏi cuộc đời tối tăm đang chôn vùi họ.
3.3.Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng giao tiếp khi dạy Hai đứa trẻ
3.3.1. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức khi dạy Hai đứa trẻ
* Mục tiêu: Giúp HS
- Biết xây dựng hoài bão cá nhân, khám phá mục đích sống của bản thân.
- Biết trân trọng những người xung quanh và cuộc sống của họ.
- Biết trân trọng cuộc sống của bản thân.
* Biện pháp lồng ghép kĩ năng nhận thức qua một số câu hỏi:
- Em suy nghĩ gì về câu nhận xét của Thạch Lam “ Từng ấy người trong
bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho tương lai của họ”
- Tại sao hằng đêm chị em Liên vẫn đợi để được nhìn thấy chuyến tàu đi
qua. Từ chi tiết đó, em nghĩ gì về ước mơ, hoài bão, niềm tin hi vọng đối với
mỗi người trong cuộc sống?
- Giả sử khơng có chuyến tàu đi qua phố huyện thì cuộc sống của chị em
Liên như thế nào?
3.3.2.Giáo dục kĩ năng giao tiếp khi dạy Hai đứa trẻ

* Mục tiêu: Giúp HS:
Định hướng giao tiếp cho HS biết yêu thương, quan tâm đến những người
xung quanh. Trong giao tiếp phải có thái độ cư xử phù hợp.
* Biện pháp lồng ghép kĩ năng giao tiếp qua một số câu hỏi :
- Chi tiết Liên nhìn thấy những đứa trẻ con nhà nghèo chị động lòng
thương gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nếu khơng may gặp những khó khăn bế tắc trong cuộc sống em học điều
gì ở chị em Liên?
- Theo em xã hội hiên nay còn có những mảnh đời như chị em Liên và
những người dân phố huyện không? Nếu găp những mảnh đời như thế em sẽ cư
xử thế nào?
- Em nghĩ gì khi hiện nay có một số bạn trẻ khơng lo học hành, suốt ngày
chỉ biết chơi bời lêu lổng, la cà ở các tiệm net, quán bar, mê cá độ, số đề và cịn
sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện?
3.4. Giáo án minh hoạ
9


TIẾT 35, 36, 37: ĐỌC VĂN
HAI ĐỨA TRẺ
- Thạch Lam I - Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người
phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự trân trọng, cảm thông của nhà văn trước
mong ước của họ về một cuộc sống tươi đẹp hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua
truyện ngắn Hai đứa trẻ.[1]
2. Về kĩ năng:
- Có năng lực đọc hiểu văn bản truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. [1]
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp nên thơ và

bình dị của bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh phố huyện.
3. Về thái độ, phẩm chất:
- Biết yêu thương, đồng cảm, trân trọng những con người bất hạnh.
- Sống tự chủ, sống trách nhiệm: lựa chọn một cuộc sống tích cực, có ước mơ,
hồi bão cao đẹp, có trách nhiệm với xã hội.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa cho bài giảng như ảnh Thạch Lam,
mộ Thạch Lam, ảnh minh họa văn bản…
- Chuẩn bị các Slide Power Point hoặc bảng phụ để hỗ trợ cho bài giảng
thêm sinh động, tạo hứng thú cho HS.
2. Chuẩn bị của HS:
- Yêu cầu học sinh đọc trước văn bản ở nhà, nắm được nội dung, diễn
biến của câu chuyện. Tìm hiểu về nhà văn Thạch Lam
- Trả lời những câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa
[2]. Đây là yêu cầu thiết thực bắt buộc các em phải đọc, phải suy nghĩ, tìm hiểu
kiến thức mới trả lời được.
III – Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Kiểm tra bài cũ: Nếu đặc điểm của xu hướng văn học lãng mạn và văn học
hiện thực?
2. Giới thiệu bài mới:
So với các nhà văn cùng thời, số tác phẩm Thạch Lam để lại cho đời không
nhiều, không đồ sộ nhưng hơn 70 năm sau vẫn được chúng ta yêu thích. Và Hai đứa
trẻ là một minh chứng. Truyện ngắn này tiêu biểu cho văn phong và tâm hồn Thạch
Lam: nhẹ nhàng, buồn hiu hắt, đậm đà hương vị đồng quê, nhiều bóng tối mà chói
sáng một mối tình thương u hiền hịa, nhân hậu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em
10


hiểu rõ hơn về cuộc đời, con người,

Hai đứa trẻ..
Hoạt động của thầy và trị
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Giới thiệu những nét khái quát về tác
giả?

GV: Những đặc sắc văn chương của
Thạch Lam?

GV: Giới thiệu khái quát về xuất xứ,
bối cảnh câu chuyện?
+ Phần 1: Bức tranh phố huyện lúc
chiều tàn và tâm trạng của liên.
+ Phần 2: Bức tranh phố huyện lúc về
đêm và tâm trạng của Liên
+ Phần 3: Cảnh đoàn tàu lúc về đêm
và tâm trạng của chị em Liên.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
Cảnh vật buồi chiều tàn được miêu tả
qua những âm thanh, hình ảnh,
đường nét như thế nào?

sự nghiệp của nhà văn cũng như tác phẩm
Yêu cầu cần đạt
I – Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
* Cuộc đời:
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi
thành Nguyễn Tường Lân), 1910 – 1942.
- Là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Cả ba

người là thành viên của nhóm Tự lực văn đồn.
- Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại - phố huyện Cẩm
Giàng, Hải Dương
- Là con người điềm đạm, nồng hậu và rất đỗi
tinh tế.
* Sự nghiệp văn chương:
- Phong cách nghệ thuật: văn Thạch Lam trong
sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: (sgk)
2. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
- Trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
- Tiêu biểu cho truyện ngắn của Thạch Lam,
kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
- Bối cảnh truyện: quê ngoại của tác giả - phố
huyện, ga xép Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Bố cục: 3 phần

II - Đọc - hiểu văn bản:
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn và tâm
trạng của Liên:
a. Bức tranh thiên nhiên
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không gọi chiều về.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng.
+ Tiếng muỗi vo ve.
- Hình ảnh, màu sắc:
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”,
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp
tàn”.
11



- Những âm thanh, hình ảnh đó gợi
lên cảm xúc gì ở người đọc?

- Cảnh sống của người dân phố
huyện được miêu tả như thế nào?
Cảm nhận của em về cảnh sống của
những con người nơi đây?

* Lồng ghép kĩ năng giao tiếp qua
một số câu hỏi : Nếu không may gặp
những khó khăn bế tắc trong cuộc
sống em học điều gì ở chị em Liên?

- Trước cảnh chiều tàn, những kiếp
người tàn tạ tâm trạng Liên như thế
nào?
* Lồng ghép kĩ năng giao tiếp qua
một số câu hỏi : Chi tiết Liên nhìn
thấy những đứa trẻ con nhà nghèo chị
động lịng thương gợi cho em suy
nghĩ gì?

+ dãy tre làng đen lại
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên
nền trời.
 Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ
mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.
* Nghệ thuật:

- Câu văn: dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình
ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế
 Người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước một
bức tranh quê rất Việt Nam.
b. Cuộc sống con người
- Cảnh chợ tàn:
+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn
ào cũng mất.
+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và
lá mía.
- Con người:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tịi, nhặt
nhanh những thứ cịn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ,
vắng khách.
+ Chị em Liên: Trông coi của hàng tạp hóa
giúp cha mẹ
+ Cụ Thi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi
đi lần vào bóng tối.
 Gợi lên sự tàn lụi (cảnh chợ tàn và những
kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, tiêu điều xơ
xác của phố huyện nghèo
c. Tâm trạng của Liên:
- Lòng man mác buồn trước cảnh ngày tàn
- Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê
hương này”.
- Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo
- Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mị cua bắt
tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm
được bao nhiêu.

 Liên là một cơ bé có tâm hồn nhạy cảm,
tinh tế, có lịng trắc ẩn, u thương con người.
12


- Liên là nhân vật Thạch Lam sáng tạo để kín
đáo bày tỏ tình cảm của mình:
+ u mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.
+ Xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ.
TIẾT 2
2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm và tâm
-Cảnh phố huyện về đêm có đặc điểm trạng của Liên.
gì nổi bật?
a. Bức tranh phố huyện lúc về đêm
*Tương quan giữa bóng tối và ánh sáng
THẢO LUẬN NHÓM
Ánh sáng
-Giáo viên giao nhiệm vụ cho học Bóng tối
sinh thảo luận nhóm (theo từng + “Trời đã bắt đầu + Thiên nhiên: Ánh
đêm, một đêm mùa sáng những vì sao yếu
bàn)
+ Nhóm 1 (dãy bàn thứ nhất): Tìm hạ êm như nhung và ớt xen lẫn những vệt
và chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của thoảng qua gió mát” sáng của những con
+ “Đường phố và đom đóm.
những chi tiết nói về bóng tối
các ngõ con dần dần + Con người:
+ Nhóm 2 (dãy bàn thứ 2):
Tìm và chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của chứa đầy bóng tối”. ++ Ở vài cửa hàng,
+ “Tối hết cả con cửa chỉ để hé ra một
những chi tiết nói về ánh sáng

đường thẳm thẳm ra khe sáng.
-Câu hỏi nâng cao:
Có một hình ảnh ánh sáng được nhắc sơng, con đường + + Quầng sáng thân
đi nhắc lại nhiều lần gây ám ảnh qua chợ về nhà, các mật xung quanh ngọn
người đọc, theo em đó là hình ảnh ngõ vào làng càng đèn con của chị Tí.
sẫm đen hơn nữa”. + + Một chấm lửa nhỏ
nào? Ý nghĩa của nó?
trong bếp lửa từ gánh
GV: Hình ảnh ngọn đèn con của chị
phở của bác Siêu.
Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ
++ Ngọn đèn của Liên
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là
“thưa thớt từng hột
một hình ảnh có sức gợi tả đặc biệt.
sáng lọt qua phên nứa”
-> Hình ảnh ấy có ý nghĩa như một
biểu tượng về kiếp người nhỏ bé, vơ -> Bóng tối bao ->xa xơi, yếu ớt, bé
danh, vô nghĩa, sống lay lắt trong trùm, dày đặc, thâm nhỏ
đêm tối mênh mông của xã hội cũ nhập, luồn lách,
khơng có hạnh phúc, khơng có tương bám sát vào mọi
cảnh vật, mọi trạng
lai.
-> Hình ảnh ấy cũng gợi về nhịp sống thái hoạt động âm
lặp đi lặp lại một cách uể oải, đơn thầm của mọi sinh
điệu, buồn chán, bế tắc ngày này vật.
=> Biểu tượng cho => Biểu tượng cho
sang ngày khác khơng có gì thay đổi.
cuộc sống tối tăm, những kiếp người nhỏ
cho màn đêm bao bé, vô danh sống leo

phủ lên những lét trong đêm tối mênh
13


-Thủ pháp nghệ thuật khi miêu tả
bóng tối và ánh sáng là gì? tác dụng?

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn từ “
Về phía huyện…nghèo khổ hàng ngày
của họ”
- Cảnh phố huyện lúc về đêm xuất
hiện những nhân vật nào?
-Giáo viên phát phiếu học tập cho
học sinh làm việc theo cặp đôi
Con người phố Những chi tiết
huyện lúc về miêu tả cuộc
đêm
sống của con
người phố huyện
lúc về đêm
Bác Siêu
Chị em Liên
Mẹ con chị Tí
Gia đình bác
xẩm
Nhận xét về cuộc sống của họ:

Lồng ghép kĩ năng nhận thức qua
câu hỏi: Em suy nghĩ gì về câu nhận
xét của Thạch Lam “ chừng ấy người

trong bóng tối mong đợi một cái gì
tươi sáng hơn cho tương lai của họ”

người dân phố mông của xã hội cũ.
huyện
- Nghệ thuật: tương phản, đối lập, một thủ
pháp của văn học lãng mạn.
-> Lấy ánh sáng để tả bóng tối. Những ánh
sáng leo lét, yếu ớt khơng đủ sức xua tan đi
bóng tối mịt mù đang bủa vây khắp phố huyện
mà cịn tơ đậm hơn cho bóng tối, làm nổi bật
hơn sự bao trùm của bóng tối. Đó cũng chính
là cuộc sống nghèo khổ, bế tắc, quẩn quanh
của người dân phố huyện.
* Nhịp sống của người dân nơi phố huyện
Trong đêm tối những con người nhuộm đầy
bóng tối lần lượt xuất hiện.
-Bác Siêu bán phở:
+ Xuất hiện chập chờn với chấm lửa nhỏ vàng
lơ lửng trong đêm tối mất đi rồi lại hiện ra
+ Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một
vùng kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ.
+ Phở bác siêu là thứ quà xa xỉ, nhiều tiền
-Chị em Liên: đêm nào cũng thế ngồi trên
chõng nhìn ra phố.
- Mẹ con chị Tí: phe phẩy cành chuối khơ đuổi
ruồi, mịn mỏi, phấp phỏng chờ đợi những
khách hàng quen thuộc “giờ muộn thế này mà
họ chưa ra nhỉ?”
- Gia đình bác xẩm: thu gọn trên manh chiếu

chật, bám sát mặt đất trong bóng tối với tiếng
đàn bầu bật trong yên lặng, thằng con bò ra đất
nghịch rác bẩn vùi trong cát bên đường.
->Vẫn những động tác quen thuộc (chị Tí dọn
hàng, bác Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm đợi
khách bằng những tiếng đàn bầu bật trong yên
lặng, người nhà cụ lục, cụ thừa cũng đi gọi
người đánh tổ tôm…).Vẫn những suy nghĩ và
mong đơi như mọi ngày (mong đợi khách
hàng)-> Nhịp sống đơn điệu, lặp đi lặp lại,
buồn tẻ, lay lắt.
-> Nhưng họ vẫn không thôi mơ ước “chừng
14


Lồng ghép kĩ năng giao tiếp qua
câu hỏi: Theo em xã hội hiên nay
cịn có những mảnh đời như chị em
Liên và những người dân phố huyện
không? Nếu găp những mảnh đời như
thế em sẽ cư xử thế nào?
- Em nghĩ gì khi hiện nay có một số
bạn trẻ khơng lo học hành, suốt ngày
chỉ biết chơi bời lêu lổng, la cà ở các
tiệm net, quán bar, mê cá độ, số đề và
cịn sử dụng các chất kích thích, chất
gây nghiện?
-Qua việc miêu tả cuộc sống của
những người dân phố huyện lúc về
đêm Thạch Lam muốn thể hiện tình

cảm gì?
-Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng
của Liên trước cảnh phố huyện lúc về
đêm? Qua việc miêu tả tâm trạng tác
giả muốn nói lên điều gì?
-Câu hỏi nâng cao dựa vào đặc
trưng thể loại: Tại sao Thạch Lam lại
chọn điểm nhìn của tác phẩm là nhân
vật Liên (chọn Liên để miêu tả tâm
trạng mà không phải ai khác)?
Giáo viên:
-Liên là hồi quang kí ức tuổi thơ của
Thạch Lam và chị gái từng sống ở
phố huyện Cẩm Giàng
-Liên là một cô bé mới lớn, tâm hồn
hết sức nhạy cảm, thức nhận có thể
chưa sâu sắc nhưng cảm nhận thì
đang ở độ nhạy cảm nhất của hồn
người -> với nhân vật như thế Thạch
Lam mới có thể đi sâu diễn tả đời
sống tâm tư, những xao động tinh tế
và phong phú và có thể chọn cho câu
chuyện một kết cấu phù hợp: dựa theo
mạch diễn biến tâm trạng của Liên để

ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì
tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”.
+ Ước mơ rất mơ hồ -> Càng cho thấy tình
cảnh tội nghiệp của những người sống mà
khơng biết số phận mình sẽ đi đến đâu.

+ Dù vậy họ vẫn không mất hết hy vọng và
niềm tin vào cuộc sống

=>Qua đó Thạch Lam thể hiện sự cảm thương
sâu sắc và nâng niu trân trọng những ước mơ
bé mọn của con người, thể hiện niềm tin mãnh
liệt của nhà văn vào tâm hồn người lao động
nghèo, dù nghèo khổ, quẩn quanh nhưng họ
vẫn có niềm tin vào cuộc sống
-> Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b/ Tâm trạng của Liên
-Liên chú ý phát hiện tinh tế những thay đổi
của thiên nhiên.
+ Ngước mắt lên trời nhìn các vì sao để tìm
sơng Ngân Hà và con vịt theo sau ơng thần
nơng -> khơng được lâu, mỏi trí nghĩ chúng lại
cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật
chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng
hàng của chị Tí.
+ Liên cảm nhận rõ bóng tối ngập tràn phố
huyện (đêm tối đối với Liên quen lắm chị
không sợ nó nữa)
- Liên nhớ về Hà Nội với những kỉ niệm đẹp,
tươi sáng (được hưởng những thức quà ngon
lạ, được đi chơi bờ hồ, được uống những cốc
nước lạnh xanh đỏ)
-> Tâm hồn cô bé luôn thiết tha hướng về ánh
sáng với khát vọng đẹp đẽ giữa cuộc đời đầy
buồn tẻ. Qua đó thể hiện sự nâng niu trân trọng
của Thạch Lam đối với ước mơ của những đứa

15


bộc lộ hết những ưu thế của thể loại
truyện ngắn trữ tình.
TIẾT 3
? Đồn tàu đã xuất hiện ntn qua cái
nhìn và tâm trạng của hai chị em Liên
và An?

trẻ.

3. Hình ảnh đồn tàu và tâm trạng của Liên
lúc chuyến tàu đi qua.
a. Hình ảnh đồn tàu qua cái nhìn và tâm
trạng của hai đứa trẻ.
- Chuyến tàu đến trong sự chờ đợi háo hức, hồi
hộp, thắc thỏm, nặng nề ( buồn ngủ ríu cả mắt
mà vẫn cố thức) của hai đứa trẻ. Đó là sự chờ
đợi bền bỉ, nhẫn nại. Liên trơng ngóng con tàu
khi nó cịn ở xa.
+ Đầu tiên nhìn thấy ngọn lửa xanh biếc báo
hiệu tàu sắp đến. (Liên đánh thức em dạy)
+ Sau đó, Liên nghe thấy tiêng cịi xe lửa vang
lại theo ngọn gió xa.
+ Cuối cùng, đoàn tàu cũng rầm rộ đi tới. Trên
các toa tàu đèn sáng trưng chiếu cả ánh sáng
xuống đường phố, trên đó lố nhố những người,
đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng.
(Liên dắt em đứng dậy để nhìn).

- Chuyến tàu qua trong sự nuối tiếc của hai
đứa trẻ và hồi ức của Liên về Hà Nội: chuyến
tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ ->
chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau
cùng xẫ mãi rồi khuất sau rặng tre
? Đối với phố huyện, hình ảnh đồn b. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm.
tàu mang lại ý nghĩa gì?
- Con tàu đem đến một thế giới khác:
+ Nó như một con thoi ánh sáng xuyên thủng
màn đêm đem đến cho phố huyện cái ánh sáng
xa lạ của thế giới thị thành.
+ Ánh sáng lấp lánh của những ngọn điện sau
cửa kính, ánh sáng loang loáng trên các tay vịn
bằng đồng và kền đủ sức xóa đi dù chỉ là trong
giây lát cái ánh sáng mờ ảo, huyền hoặc của
phố huyện.
+ Âm thanh mãnh liệt của tiếng cịi tàu, của
bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của
hành khách đi lại đủ sức át đi bản hòa tấu đều
đều, buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện.
16


Lồng ghép kĩ năng nhận thức qua
câu hỏi: Tại sao hằng đêm chị em
Liên vẫn đợi để được nhìn thấy
chuyến tàu đi qua. Từ chi tiết đó, em
nghĩ gì về ước mơ, hoài bão, niềm tin
hi vọng đối với mỗi người trong cuộc
sống?


Lồng ghép kĩ năng nhận thức qua
câu hỏi: Giả sử khơng có chuyến
tàu đi qua phố huyện thì cuộc sống
của chị em Liên như thế nào?

Hoạt động 3: Tổng kết
Lồng ghép kĩ năng nhận thức qua
câu hỏi: Từ sự kiện hai đứa trẻ cố
thức đợi tàu, đặc biệt là những hồi

-> Là biểu tượng của một thế giới đáng sống:
sức sống mãnh liệt, sự giàu sang và rực rỡ ánh
sáng. Nó đối lập với cuộc sống mịn mỏi,
nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người
dân phố huyện.
- Con tàu cũng đem đến cho chị em Liên một
cảm giác mới lạ:
+ Liên đợi tàu không chỉ đợi khách xuống để
mua hàng mà cịn được nhìn thấy tàu, nghĩa là
nhìn thấy một cái gì đó khác với cuộc đời mà
hai chị em Liên đang sống.
+ Con tàu đối với chị em Liên trở thành một
niềm say mê bởi vì nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ
nhạt của đời sống phố huyện.
+ Con tàu còn mang đến thế giới kỉ niệm về Hà
Nội với Liên vẫn là mơ ước tha thiết.
-> Chuyến tàu khơng có gì đặc biệt nhưng vẫn
tinh khơi mới mẻ vì nó ở Hà Nội về, vì nó khác
với những nguồn ánh sáng hắt hiu của phố

huyện.
=> Từ chuyến tàu chợt đến chợt đi ấy, Liên
nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự ngưng đọng tù
túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối, hèn
mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình và những
người xung quanh mình.
=> Hai đứa trẻ thật đáng thương
* Thông điệp tư tưởng của nhà văn.
- Đừng bao giờ để cuộc sống của con người
chìm trong cái ao đời phẳng lặng. Con người
phải sống cho ra sống, phải không ngừng khát
khao và xác định một cuộc sống có ý nghĩa.
- Những con người đang phải sống tối tăm,
mòn mỏi, tù túng hãy cố vươn ra ánh sáng,
hướng tới một cuộc sống sáng tươi.
-> Đây chính là giá trị nhân văn, nhân bản của
truyện ngắn.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Bằng một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản,
17


tưởng của Liên về Hà Nội. Em có suy Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà
nghĩ gì về hai đứa trẻ và tấm lịng của thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp
nhà văn Thạch Lam ?
người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố
huyện nghèo trước Cách mạng.
- Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước
mong tuy còn mơ hồ của họ.

2. Nghệ thuật:
? Đặc trưng văn chương Thạch Lam - Cốt truyện đơn giản, kiểu truyện trữ tình.
được thể hiện như thế nào qua truyện - Nghệ thuật tương phản đối lập làm nổi bật
ngắn?
tâm trạng và cuộc sống của con người. Đối lập
giữa bóng tối – ánh sáng, phố huyện - Hà Nội,
quá khứ - hiện tại - tương lai, tàn lụi – ước mơ.
+ Bút pháp đan xen giữa tự sự và trữ tình
+ Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lời văn
bình dị, tinh tế đầy cảm xúc tạo sức lan tỏa cho
người đọc.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của
cảnh vật và tâm trạng của con người.
- Ngơn ngữ giàu hình ảnh , tượng trưng.
- Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh; lời văn bình
dị, tinh tế.
D. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn học tập và chuẩn bị bài
- Nắm được kiến thức trọng tâm phần 3.
- Về nhà đọc kĩ tác phẩm và làm bài theo hướng dẫn của GV.
- Tích hợp kĩ năng sống: tác phẩm, bàn luận về vẻ đẹp bình dị mà nên thơ của
bức tranh phố huyện và tâm trạng hai đứa trẻ; nét tinh tế trong nghệ thuật tả
cảnh, tả tâm trạng của nhà văn qua truyện ngắn trữ tình.
- Chuẩn bị bài: Ngữ cảnh.
4. Kết quả đạt được
Trong quá trình thực hiện bài dạy tôi đã dạy thử nghiệm trong 2 năm học và
cùng sử dụng một đề kiểm tra.
+ Năm học 2016-2017 : 11A10 là lớp đối chứng và lớp 11A8 là lớp thực
nghiệm.

+ Năm học 2017-2018: 11A11 là lớp đối chứng và 11A1 là lớp thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra đánh giá của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Đề kiểm Điểm
Điểm
Điểm
Năm học
Lớp dạy
Điểm TB
tra
giỏi
khá
yếu
18


2016-2017

42 HS lớp đối
15phút
chứng
(11A10)
90 phút
42 HS lớp
15phút
thực nghiệm
(118)
90 phút
44 HS lớp đối
15 phút
chứng

(11A11)
90 phút

2017-2018

41 HS lớp
15 phút
thực nghiệm
(11A1)
90 phút

3
7,1%
2
4,8%
6
14,3%
6
14,3%
3
6,8%
4
9,1%
8
19,5%
10
24,4%

15
35,7%

14
33,3%
20
47,6%
19
45,2%
17
38,6%
19
43,2%
19
46,3%
20
48,8%

22
52,4%
23
54,8%
16
38,1%
17
50,5
22
50%
18
40,9%
14
34,2%
11

26,8%

2
4,8%
3
7,1%
0
0
2
4,6 %
3
6,8%
0
0

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Hai đứa trẻ là truyện ngắn trữ tình tiêu biểu cho bút pháp và khuynh hướng
tư tưởng của Thạch Lam. Một loại truyện đặc biệt nếu nhìn góc độ thể loại là
truyện được “trữ tình hóa” những đặc điểm của tác phẩm tự sự từ cốt truyện,
nhân vật, lời kể. Chính vì vậy, việc định hình những kiến thức về thể loại là vơ
cùng cần thiết để từ đó xây dựng một phương hướng dạy học hợp lí, hiệu quả
với truyện ngắn trữ tình này. Đồng thời đây còn là cơ sở để tiếp nhận và giảng
dạy những truyện ngắn trữ tình khác trong chương trình phổ thơng. Bên cạnh đó
để nâng cao chất lượng giảng dạy GV nên lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh
thông qua các câu hỏi, thông qua sự liên hệ và củng cố bài học để góp phần làm
cho tiết đọc văn sinh động. Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào dạy học tác
19



phẩm Hai đứa trẻ làm cho bài học vừa mang tính chất văn chương vừa giáo dục
cho các em những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Với giới hạn của đề tài ở một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11, bằng
vốn kinh nghiệm cịn ít ỏi, tơi chỉ muốn chia sẻ đôi điều mà bản thân đã thử
nghiệm và đạt hiệu quả cao. Hy vọng đề tài sẽ gợi mở để đồng nghiệp có thể áp
dụng rộng rãi khi dạy các tác phẩm văn chương cùng thể loại trong chương trình
THPT.
2.Kiến nghị
Tiếp cận tác phẩm truyện ngắn trữ tình theo đặc trưng thể loại là hướng
tiêp cận phù hợp. Để phương pháp dạy học này ngày một hoàn thiện hơn, được
vận dụng rộng rãi và có ý nghĩa thiết thực hơn chúng tôi xin đưa ra một số kiến
nghị :
Trước hết, giáo viên cần trang bị vốn kiến thức cơ bản về đặc trưng thể
loại của truyện ngắn nói chung và truyện ngắn trữ tình nói riêng. Xác định
những nội dung tích hợp phù hợp để giáo dục KNS cần thiết cho HS. Người
giáo viên dạy văn cần nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực thiết
kế, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập giảng dạy, năng lực giao tiếp, thường
xuyên cập nhật kiến thức khoa học, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với
từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ trưởng cần tổ chức nhiều
hơn nữa các buổi thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, chỉ đạo giáo viên
xây dựng các giờ dạy mẫu có áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để các
thành viên trong tổ học hỏi, rút kinh nghiệm. Mỗi nhà trường cần chuẩn bị tốt cơ
sở vật chất để nâng cao hiệu quả dạy học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác!

Người thực hiện

Hoàng Thị Hạnh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ngữ văn 10, NXB Giáo dục.
[2]. Bộ GD&ĐT (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2, Nhà xuất bản
Giáo dục.
[3]. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT, NXB
Giáo dục, năm 2010.
[4]. Một số kĩ năng cần thiết dành cho học sinh trung học phổ thông. NXB
Giáo dục Việt Nam, 2011.
[5]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Tổ Ngữ Văn- Trường THPT Lê Lợi


22


Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
Năm học đánh
xếp loại
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A,
B,
Tỉnh...)
hoặc C)

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Xây dựng tình huống học tập Tỉnh
trong giờ đọc văn cho HS lớp 11
ở trường THPT

C

QĐ số : 539/

QĐ- SGD &
ĐT
ngày
18/10/2011

2.

Vận dụng kiến thức liên môn để Tỉnh
tạo hứng thú học tập cho HS
trong một số giờ đọc hiểu văn
bản văn học 12 (chương trình cơ
bản)
Vận dụng phương pháp dạy học Tỉnh
tích hợp để nâng cao chất lượng
giờ học văn khi dạy bài thơ
Chiều tối của Hồ Chí MinhNgữ văn lớp 11

C

QĐ số : 753/
QĐ- SGD &
ĐT
ngày
03/11/2014

C

QĐ số : 988/
QĐ- SGD &
ĐT

ngày
03/11/2015

Vận dụng phương pháp dạy học Tỉnh
tích hợp để tạo hứng thú cho
học sinh khi dạy tác phẩm nghị
luận trung đại- Bài “Đại cáo
bình Ngơ” của Nguyễn Trãi
(chương trình ngữ văn 10)

C


số:
1112/QDSGD&ĐT ngày
18/10/2017

3.

4.

23


×