Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN GIÚP HS lớp 7 học tốt bài THỂ dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.02 KB, 17 trang )

1. Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chương trình thể dục trước đây đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ
trong đó có mục tiêu cơ bản là:
- Truyền thụ kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học TDTT.
- Rèn luyện thể lực, góp phần củng cố, nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Trong đó mục tiêu truyền thụ kiến thức, kỹ năng là trọng tâm. Rèn luyện
thể lực chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Vì thế, trong quá trình lên lớp, mọi hoạt động
diễn ra đều tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, củng cố nâng cao kiến
thức, kỹ năng. Thời gian dành cho việc luyện tập nâng cao kĩ năng thực hành,
thể lực còn ít, lượng vận động còn nhẹ chưa đủ để làm biến chuyển nâng cao
khả năng thực hành và thể lực của người tập.
Một trong các đặc trưng cơ bản của môn thể dục là thực hành, là luyện
tập, học đi đôi với hành. Thông qua luyện tập để hình thành, củng cố, nâng cao
kĩ năng. Luyện tập là hoạt động cơ bản của dạy học thể dục.
Trong quá trình luyện tập với các bài, các động tác khác nhau, với lượng
vận động hợp lý sẽ có tác dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc rèn luyện thân
thể cho học sinh. Khi các em được luyện tập thì các kỹ thuật, kỹ năng, động
tác cũng được cũng cố, nâng cao và mới có tác dụng.
Việc học tập kỹ thuật động tác của học sinh là một quá trình đòi hỏi
phải có thời gian. Thời gian nhiều hay ít tùy thuộc vào động tác, bài tập khó
hay dễ và phải luyện tập với số lần cần thiết thì kỹ thuật, kỹ năng mới được
hình thành, mới có tác dụng rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe.
Như chúng ta đã biết trong bài "Sức khoẻ và thể thao" ngày 27/3/1946 đăng
trên báo "Cứu quốc" có đoạn viết "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây
đời sống mới. Việc gì cũng cần phải có sức khoẻ mới làm được, mới thành
công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh
tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn
phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém khó khăn gì. Gái
trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày ngủ dậy tập một ít

1




thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy
là sức khoẻ".
Vậy nên giáo dục thể chất đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một
trong những mục tiêu giáo dục toàn diện và nằm trong hệ thống giáo dục quốc
dân.
Nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất, nâng cao khả năng
làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người".
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư
phạm với đầy đủ đặc điểm của nó và có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm. Giáo
dục thể chất được chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác và
giáo dục tố chất thể lực.
Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được
gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mĩ dục và giáo dục lao động.
Mục đích của giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần bảo vệ
sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về phát triển cơ thể, môi trường,
đồng thời hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao
động mới trong thời đại mới. Giáo dục thể chất với nhiệm vụ " Phát triển toàn
diện các tố chất thể lực và trên cơ sở phát triển các năng lực thể chất, hình
thành hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỷ năng, kỷ xảo
quan trọng trong cuộc sống". Không những thế, giáo dục thể chất cho thế hệ
trẻ là một mặt của giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn
tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công việc xây dựng
Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Môn thể dục còn mang lại cho thế
hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt giáo
dục khác.
2. Phần thứ hai: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở khoa học.
Giáo dục thể chất, hay thể dục thể thao cụ thể là bài thể dục phát triển

chung trong Nhà trường là môn học được học sinh ưa thích. Ở môn này rất
phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, sức khoẻ, giới tính của các em,
2


giúp các em hình thành kỹ năng kỹ sảo động tác cơ bản, mềm dẻo, khéo léo
dặc biệt là sự phối hợp vận động của chân, tay, thân mình, góp phần hình
thành nhân cách, tinh thần tập thể, bổ trợ tích cực cho các môn thể thao khác,
củng cố và nâng cao sức khoẻ phát triển cơ thể cân đối tạo điều kiện để học tập
tốt các môn học văn hoá khác.
Qua tìm hiểu học sinh của trường có một số em rất muốn thể hiện mình
thông qua tập luyện tuy nhiên vẫn còn không ít những em chưa mạnh dạn, tích
cực khi tập luyện dẫn đến kết quả không cao.
Đối với học sinh trung học cơ sở, các em đang ở tuổi phát triển mạnh về
hệ xương, Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ bị
phân tán, tính hưng phấn chưa cao, trí tưởng tượng đang phát triển song còn
tương đối nghèo nàn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Vậy nên làm thế nào
để khi dạy bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 7 thực sự thu hút
được sự tập trung cao độ, tích cực tập luyện có hiểu quả, góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục thể chất và mục tiêu giáo dục trung học cơ sở là vấn đề đòi
hỏi người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu.
Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ cơ sở trên bản thân tôi lựa chọn
sáng kiến: "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 7 học tốt bài thể dục phát
triển chung".
2.2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.2.1. Thực trạng.
2.2.1.1. Thuận lợi.
Môn thể dục là một môn học đã được xây dựng theo hướng tích cực hoá
hoạt động cho học sinh.
Giáo viên được tập huấn, được hướng dẫn cách xây dựng và thiết kế bài

học theo hướng phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn phương pháp
giảng dạy từng chủ đề, động tác.
Được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên của đồng nghiệp, của Ban
giám hiệu nhà trường.

3


Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn cố gắng tìm tòi,
nghiên cứu các tài liệu cũng như học hỏi qua các tiết dạy của đồng nghiệp để
tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cho tiết dạy.
Học sinh đa số tích cực và thích học bộ môn.
2.2.1.2. Khó khăn.
Sân bãi phục vụ cho công tác dạy và học chưa đảm bảo.
Các loại sách tham khảo phục vụ cho bộ môn thể dục ít nên còn ảnh
hưởng nhiều đến công tác nghiên cứu, tìm tòi của giáo viên.
Vẫn còn tồn tại trong số ít học sinh xem thể dục là môn phụ nên chưa
tích cực trên lớp cũng như tập luyện ở nhà.
2.2.1.3. Nguyên nhân dẫn tới học sinh tập chưa tốt bài thể dục phát
triển chung.
Qua nhiều năm giảng dạy thể dục cũng như theo dõi qua các tiết dạy và
làm khảo sát ở học sinh khối lớp 7, bản thân tôi thấy các em tập chưa tốt bài
thể dục phát triển chung là do một số nguyên nhân như sau:
Một bộ phận học sinh còn xem nhẹ môn học vì tính chất là môn phụ.
Học sinh chưa hiểu rõ vị trí, tầm quan trong của việc tập luyện bài thể
dục.
Mất tập trung trong giờ học dẫn tới việc tập chưa đúng ở một số động
tác.
Sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ
nhiệm và phụ huynh học sinh.

Một số học sinh do tập thể dục không thường xuyên hoặc tập chưa đúng
động tác nên gây ra sự mệt mỏi ở các cơ bắp từ đó không còn hứng thú với bài
thể dục.
Giáo viên vẫn còn ảnh hưởng với phương pháp cũ phân tích động tác
chưa ngắn gọn, sửa động tác cho học sinh chưa dứt khoát, triệt để; sử dụng
một số hình thức, phương pháp tập luyện chưa thực sự linh hoạt, hiệu quả.
Thiếu sự quan tâm, chỉ bảo của phụ huynh học sinh, từ đó học sinh chưa
hình thành được thói quen tập thể dục hàng ngày.
4


* Vậy học sinh tập chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì
đến sức khoẻ, sự phát triển các tố chất cũng như việc dạy và học của giáo viên
và học sinh?
Theo tôi thấy, nếu học sinh tập chưa đúng bài thể dục phát triển chung
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiết dạy của giáo viên, lớp học từ đó sẽ mất trật tự do
một số học sinh không còn hứng thú với môn học. Học sinh tập không đúng
bài thể dục phát triển chung còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, gây
nên sự uể oải về mặt tâm lí cũng như mặt thể chất đi ngược lại với mục đích
của việc tập luyện thể dục thể thao là “nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực”.
Từ đó học sinh không rèn luyện được thói quen tập thể dục hàng ngày.
2.2.2. Những giải pháp và tổ chức thực hiện.
Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu
thực tiễn của giáo dục hiện nay. Để đổi mới phương pháp dạy học và tìm ra
được những biện pháp dạy học tốt nhất thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự
nghiên cứu, tìm tòi, chuẩn bị bài cũng như các thiết bị, đồ dùng dạy học chu
đáo, sân bãi tập luyện phù hợp trước khi lên lớp. Đối với phần bài thể dục phát
triển chung, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải tập sao cho thuần thục, chính sác
các động tác, mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng các hình thức tích
cực hoá học sinh bằng nhiều phương pháp và hình thức dạy học.

Qua một số năm giảng dạy, để giúp học sinh tập tốt bài thể dục phát
triển chung góp phần hoàn thành mục đích, nhiêm vụ của môn thể dục bản
thân tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
2.2.3. Giúp học sinh hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tập
luyện bài thể dục phát triển chung.
Chương trình thể dục lớp 7 gồm có 9 chương. Nội dung gồm 2 phần
chính.
Phần quy định gốm có: Lý thuyết, đội hình đội ngũ, bài thể dục phát
triển chung...
Phần tự chọn: Bóng đá, bóng chuyền, bơi...

5


Vậy nên khi dạy đến phần nào thì người giáo viên cần truyền thụ cho
học sinh nắm và hiểu được vị trí, tầm quan trọng , sự cần thiết cần phải học
các phần đó. Thế nên, khi dạy tới phần Bài thể dục phát triển chung, bản thân
tôi dành một ít thời gian giải thích cho học sinh hiểu được sự cần thiết phải tập
luyện bài thể dục này để làm gì? Lợi ích và tác dụng cụ thể của nó? Đó là nhờ
tập luyện bài thể dục phát triển chung mà các em hình thành được nhân cách
chuẩn mực, phát triển cân đối về thể hình, rèn luyện ý chí, khắc phục khó
khăn, tính kiên trì, nâng cao được các hoạt động của cơ thể, thúc đẩy sự phát
triển những kĩ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư
thế đúng đắn.
Tập luyện thể dục thường xuyên, đúng phương pháp, khoa học sẽ làm
cho cơ thể phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức mạnh, sức bền, dẻo và khéo
léo.
Bên cạnh đó, nếu tập thể dục thường xuyên sẽ là cho tim khoẻ lên, sự
vận chuyển máu của hệ mạch dễ dàng hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và
thải cặn bã kịp thời hơn, cơ thể trở nên khoẻ cường tráng, ăn ngủ, học tập và

lao động tốt hơn. Cũng nhờ tập luyện thể dục thường xuyên mà cơ xương tiếp
thu được máu đầy đủ, các tế bào xương phát triển nhanh, xương dày lên, cứng
và dáng đi khoẻ mạnh...v.v
Ví dụ: Giáo viên giải thích rõ cho học sinh khi tập động tác " Tay" thì sẽ
tác động đến các cơ, phổi và lồng ngực nở ra, tăng độ đàn hồi, tăng lượng khí
trao đổi trong nhịp thở. Từ đó hệ hô hấp hoạt động nhịp nhàng và khoẻ mạnh
hơn.
Động tác "tay" thì có tác dụng toàn bộ đến tất cả các cơ, khớp trên cơ
thể.
2.2.4. Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học hợp lý.
Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng
một phương pháp và hình thức dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp
giảng dạy. Do đó tuỳ theo từng bài dạy cụ thể mà người giáo viên lựa chọn ra

6


những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu nhằm đem lại hiệu quả tốt
nhất cho tiết dạy. Đối với bài thể dục phát triển chung cũng vậy, để giúp học
sinh lĩnh hội được kiến thức, nắm bắt nhanh kỹ thuật động tác thì ở từng bài
dạy, từng động tác đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp và
hình thức dạy học tối ưu, đúng đặc trưng của môn học nhằm gây được hứng
thú tập luyện của học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học
sinh nắm vững được kiến thức, kỹ năng của bài.
Chẳng hạn: khi dạy động tác " Chân" tôi sử dụng các phương pháp như:
giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành, sửa động tác sai...
Hình thức: tập cả lớp, theo nhóm .
Còn khi dạy động tác "Thăng bằng" tôi sử dụng các phương pháp như:
giải thích, trực quan, làm mẫu, sử động tác sai, phân chia, thực hành, thi đua...
Hình thức: tập cả lớp, cá nhân, nhóm và tổ.

2.2.5. Giải thích rõ kỹ thuật động tác.
Đối với môn thể dục cấp THCS nói chung và bài thể dục phát triển
chung lớp 7 nói riêng thì khi giảng dạy là không thể thiếu giải thích kỹ thuật
động tác. Đây là phương pháp giúp học sinh tư duy định hình được động tác,
hiểu và nắm được kỹ thuật từng nhịp cũng như toàn bộ động tác. Là cơ sở tạo
điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập một cách chính xác, nhanh nhất về
mặt kỹ thuật, đồng thời giúp học sinh nhớ và khắc sâu để từ đó hình thành biểu
tượng chung của động tác. Song song với việc giải thích kỹ thuật thì giáo viên
cũng nên kết hợp với làm mẫu để giúp học sinh tiếp thu một cách nhanh và
hiệu quả nhất.
Ví dụ: Dạy động tác "Vươn thở" trước hết giáo viên nêu tên động tác,
sau đó làm mẫu rồi giải thích cặn kẽ từng nhịp gắn gọn không quá dài dòng
như:
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay cầm cờ đưa ra
trước – lên cao song song, lòng bàn tay hường vào nhau, cờ hướng lên cao,
ưỡn thân, mặt ngửa. hít vào sâu bằng mũi. Giáo viên vừa giải thích vừa làm
mẫu.
7


Khi giải thích kỹ thuật động tác, giáo viên cần nói ngắn gọn, chính xác
nhưng dễ hiểu, tránh giải thích dài dòng gây nên sự nhàm chán ở học sinh
cũng như mất thời gian để học sinh thực hành luyện tập. Việc giải thích cần
chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của
động tác. Qua đó củng cố được kỷ thuật luyện tập, đánh giá được ý thức thực
hiện bài tập của học sinh. Trong khi giải thích kỹ thuật động tác giáo viên phải
bố trí đội hình, chọn vị trí đứng sao cho hợp lí để lời nói của mình vừa được
tất cả học sinh trong lớp nghe, giáo viên vừa quan sát được tất cả các em trong
lớp. Tránh đứng quá gần hoặc quá xa, đứng lệch sang một bên.
Chẳng hạn: khi đứng giải thích kỹ thuật động tác hoặc làm mẫu vị trí

đứng của giáo viên như sau:

Hình vẽ đội hình, vị trí giáo viên làm mẫu

2.2.6. Thực hiện làm mẫu chính xác.
Khi dạy động tác mới thì việc làm mẫu là một trong những biện pháp rất
cần thiết. Trước hết giáo viên cũng nêu tên động tác, sau đó tiến hành làm
mẫu. Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng yếu lĩnh của động tác và làm
mẫu hoàn chỉnh động tác.
Đối với những động tác khó, phức tạp, có sự phối hợp của nhiều bộ
phận, giáo viên nên làm mẫu chậm từng nhịp hoặc có thể dừng lại ở những cử
động khó để học sinh quan sát.
8


Ví dụ: Khi dạy động tác "Thăng bằng". Giáo viên tổ chức làm mẫu từng
nhịp.
Giáo viên Cũng có thể kết hợp phương pháp trực quan gián tiếp. Khi
xem tranh giáo viên chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác, giúp
học sinh nắm chắc các cử động kỹ thuật.
Tiếp đó giáo viên có thể làm mẫu một lần nữa nếu như thấy vẫn còn một
số học sinh chưa thực sự nắm chắc kỹ thuật động tác. Đối với lần làm mẫu này
giáo viên cũng thực hiện với một mức độ bình thường, đối với những cử động
khó giáo viên có thể vừa làm vừa nhắc nhở sự chú ý tập trung của học sinh.
Như tôi đã nêu ở trên, làm mẫu củng phải kết hợp với giải thích kỷ thuật
động tác, đồng thời nhắc nhở học sinh quan sát. Khi giảng dạy phải trình bày
một cách rõ ràng, nhấn mạnh những điểm then chốt của động tác để kích thích
sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập.
Khi giáo viên làm mẫu phải cho học sinh đứng xen kẻ nhau để sao cho
tất cả các em đều quan sát được giáo viên làm mẫu động tác. Bên cạnh đó giáo

viên cần sử dụng hình thức làm mẫu theo kiểu "soi gương" để vừa thực hiện
vừa quan sát được sự tập trung của học sinh.
Ví dụ: khi dạy học sinh thực hiện nhịp 1 của động tác "Tay": "Bước
chân trái sang ngang rộng bằng vai,đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp,
căng ngực, mắt nhìn thẳng" thì giáo viên làm ngược lại "Bước chân phải sang
ngang rộng bằng vai,đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt
nhìn thẳng".
2.2.7. Tổ chức luyện tập theo nhóm.
Cũng giống như một số môn học khác, sử dụng học tập theo nhóm
nhằm giúp cho học sinh có điều kiện phát huy tính mạnh dạn, tự tin và có điều
kiện cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. Đối với môn thể dục cũng thế, sau
khi giáo viên đã hướng dẫn song kỹ thuật động tác và tổ chức cho học sinh
luyện tập theo lớp một số lần kết hợp với quan sát, uốn nắn, sửa sai tại chỗ.

9


Nhưng cứ tập theo đội hình cả lớp như vậy thì sẽ gây nên sự nhàm chán, đơn
điệu, mỗi lần giáo viên dừng lại sửa sai cho một em nào đó thì cả lớp cũng
phải ngưng tập gây lãng phí thời gian của tiết học. Vậy nên sau một vài lần tập
theo đội hình cả lớp thì giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm (từ 2 đến 8HS),
phân công vị trí cử HS điều khiển (hoặc luân phiên) cũng như giao nhiệm vụ
cho các nhóm tập luyện. Lợi thế của hình thức tập luyện này là học sinh có
điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, chỉ bảo cho nhau những kiến thức kĩ năng mà mình
đã lĩnh hội được, từ đó giúp các bạn tập tốt hơn, khơi dậy cho các em tinh thần
đoàn kết . Hơn thế nữa, khi tập các động tác khó cần có sự phối hợp của nhiều
bộ phận trên cơ thể thì tập theo nhóm đôi sẽ giúp học sinh tự sửa sai cho nhau,
cùng giúp đỡ nhau thực hiện đúng động tác, đồng thời khi dạy theo hình thức
này thì giáo viên có nhiều thời gian để quan sát và sửa sai cho học sinh mà
không gây ảnh hưởng tới các học sinh khác.

Ví dụ: khi học động tác "thăng bằng" đối với những cử động khó như
ngả thân, nâng chân lên cao phía sau, hai tay dang ngang,... học sinh A có thể
chỉ cho học sinh B thấy được tư thế chân, tay, thân mình chưa chính xác, từ đó
chỉnh sửa cho đúng với yêu cầu kỹ thuật động tác.
2.2.8. Dùng phương pháp "thi đua" vào tiết dạy một cách hợp lý.
Đối với môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng
thì khối lượng vận động của mỗi tiết học không nhiều, những bài tập thường
đơn điệu, các động tác lặp lại nhiều lần nên dễ gây cảm giác nhàm chán trong
học sinh. Vậy nên phương pháp học tập này đóng vai trò khá quan trọng trong
việc đem lại hiệu quả cho một tiết học. Cụ thể, thông qua hình thức học tập
này học sinh sẽ phát huy hết khả năng của mình, từ đó kích thích những học
sinh khác có tinh thần tự giác tập luyện, sự hưng phấn trong học tập được nhân
lên nhiều lần, giảm bớt được sự uể oải, thiếu tập trung ở một số bộ phận học
sinh.
Ví dụ: Những tiết ôn tập, học sinh khá, giỏi dễ bị nhàm chán do kiến
thức, thực hành lặp lại nhiều lần. Vậy để đảm bảo cho các đối tượng học sinh
10


tích cực tập luyện, tiếp thu tốt kiến thức thì giáo viên tổ chức cho học sinh thi
đua tập luyện theo nhóm nhỏ, sau đó tuyên dương động viên những em tập tốt.
* Ngoài các biện pháp kể trên bản thân tôi còn lồng ghép trong tiết học
để giới thiệu cho học sinh các thuật ngữ thể dục như: tay cao, tay ngang, chếch
chữ V, bàn tay sấp, ngửa, chân rộng bằng vai, ...; cuối nội dung bài thể dục rèn
thể lực bằng các tư thế cơ bản để cho học sinh nhớ được cảm giác cơ của các
tư thế như: Hai chân rộng bằng vai, hai tay ngang..., gập thân, hai tay chạm
mũi ban chân, thẳng gối...; giao bài tập về nhà và có kiểm tra thường xuyên để
có nhận xét về mức độ ôn tập.
2.3. HIỆU QUẢ
2.3.1. Đối tượng áp dụng

Học sinh lớp 7a1 - Trường trung học cơ sở Ngọc Lương.
2.3.2. Phạm vi áp dụng.
Gồm 9 động tác của bài thể dục phát triển chung lớp 7, một số biện
pháp giúp học sinh lớp 7 học tốt bài thể dục phát triển chung.
2.3.3. Kết quả ứng dụng và triển khai.
Qua quá trình áp dụng vào việc giảng dạy bài thể dục phát triển chung
cho học sinh lớp 7a1: Từ tháng 10/2011 đến tháng 1/2012 đạt được kết quả
như sau:
Giáo viên thấy tự tin và chủ động hơn, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh
tích cực học tập và nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện, tinh thần giúp đỡ
nhau trong học tập ngày càng cao.
Chất lượng chung của học sinh lớp 7a1 có sự chuyển biến rõ rệt về mặt
ý thức cũng như luyện tập thực hành.
Học sinh nắm được tầm quan trọng, cũng như ý nghĩa của việc tập luyện
thể dục. Từ đó các em có thói quen tích cực, tự giác, chủ động tập luyện thể
dục trong và ngoài nhà trường, nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực tham gia vào
các hoạt động chung.

11


Kết quả đối chứng giữa lớp có áp dụng và lớp không áp dụng sáng kiến:
lớp

7a2
(Lớp đối chứng)
7a1
(Lớp áp dụng)

Tổng

số
học
sinh

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

25

3

11.5

10

38.5


12

46.2

1

3.8

25

6

23.1

13

50.0

7

26.9

0

0.0

Giỏi

Khá


Trung
bình

Yếu

Qua bảng so sánh cho thấy kết quả giảng dạy bài thể dục giữa lớp 7a1
và lớp 7a2 có sự chuyển biến rõ rệt. Số lượng khá giỏi tăng lên 23,1%.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp giải thích
Phương pháp trực quan ( làm mẫu)
Phương pháp thực hành
Phương pháp thi đua
Phương pháp trò chơi
Phương pháp sửa động tác sai...
3. Phấn thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
- Sau khi áp dụng sáng kiến bản thân thấy tự tin và chủ động hơn khi
giảng dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, học
sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện.
Đối với học sinh khá, giỏi tinh thần tập luyện cao hơn, chuẩn xác hơn.
Với những học sinh yếu, mất tập trung trong giờ học đều hưng phấn, tích cực
tham gia vào tập luyện và có sự tiến bộ rõ rệt, ý thức tự giác ngày càng cao.

12


Đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thích được tính sáng tạo
và hăng say tập luyện thể dục.

- Áp dụng sáng kiến vào giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp và
hình thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hoá, cũng như để
đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường trung
học cơ sở trong giai đoạn hiện nay, tạo ra môi trường cung cấp cho xã hội
những con người có dáng đi khoẻ mạnh, sức khoẻ tốt, thể lực cường tráng, dẻo
dai.
- Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý tập trung vào
việc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Thường xuyên sử dụng các
phương pháp dạy học đặc trưng của môn học để giúp học sinh nhanh chóng
lĩnh hội được kiến thức cơ bản.
Đối với những động tác khó, giáo viên phải hướng dẫn và làm mẫu từng
động cử động trước sau đó mới tiến hành hướng dẫn và làm mẫu toàn bộ động
tác.
Phân bố thời gian tiết học hợp lý sao cho học sinh được thực hành tập
luyện nhiều, chú ý đặc điểm cá biệt của học sinh, ưu tiên sử dụng chia tổ,
nhóm nhỏ để tập luyện.
Kết hợp với nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý, thường xuyên
áp dụng phương pháp trò chơi, thi đua, để kích thích sự hưng phấn tập luyện ở
học sinh,
góp phần giảm sự nhàm chán ở một số học sinh.
Khi hướng dẫn kỹ thuật động tác cần giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, giáo
viên làm mẫu phải chuẩn xác và chọn vị trí đứng làm mẫu thích hợp.
Cần khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các em, giờ học nên diễn ra tự
nhiên, nhẹ nhàng.
Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy, phương tiện, đồ dùng dạy học một
cách hợp lí.

13



Sau khi áp dụng một số giải pháp giúp học sinh lớp7 học tốt bài thể dục
phát triển chung tôi nhận thấy khả năng vận dụng cũng rất hiêu quả cho các
khối lớp 6, 7,8,9 khi học bài thể dục.
- Để áp dụng rộng cho các khối lớp, cho những năm học tới tôi đề xuất
một số ý kiến sau:
Đối với quản lý:
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với bộ môn thể dục.
Tăng cường đầu tư sân bãi, trang thiết bị cho bộ môn.
Xây dựng nhà tập đa năng...
Đối với giáo viên:
Thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, dự
giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu
Nâng cao chất lượng bài soạn
Giọng nói, mệnh lệnh điều hành luyện tập phải rõ ràng, mạch lạc,
nhanh gọn.Trang phục, tác phong nghiêm túc, mô phạm.
Đối với sinh viên:
Phải xác định được tầm quan trọng của môn học.
Phải phát huy tính tự giác tích cực trong học tập, phát huy năng lực cá
nhân trong hoạt động tập luyện, trong tự nghiên cứu, tự luyện tập thêm ở
nhà....
Khi lên lớp nhất thiết phải mặc đúng trang phục phù hợp.
Trên đây là sáng kiến mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy
và thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý
kiến để được hoàn thiện hơn!

14


Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan sáng kiến trên là kết quả, kinh nghiệm
thực tế mà bản thân đã áp dụng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngọc Lương, ngày 5 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người viết

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên thể dục 7 – NXB Giáo dục.
2. Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT - NXB Giáo dục1998.
3. Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS – Viện KHGD 1999.
4. Phương pháp dạy học mon thể dục trong trường phổ thông - NXB Gioá dục
5. Sách bồi dưỡng thường xuyên (các chu kì)

16


Phòng gd & đt
Trờng thcs

Ngời thực hiện:

SáNG KIếN
Một số giải pháp
giúp học sinh lớp 7
học tốt bài thể dục
phát triển chung


Năm nghiên cứu:
2018-2019
17



×