A. TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Nhắc đến người “vị cha già của dân tộc, anh hùng của cách mạng Việt Nam” cuộc
đời hi sinh vì nước, vì cách mạng giải phóng dân tộc. Bác đã buôn ba khắp nơi, để
tìm ra con đường đưa đất nước thoát khỏi ếch nô lệ, bởi vậy cuộc đời người luôn là
tấm gương sáng mà mỗi chúng ta cần học tập và noi theo
“ tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ “
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt
Nam, người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc
lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân ta. Ở Việt Nam, trong những năm qua
có rất nhiều công trình nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, đây
luôn là những đề tài được quan tâm, là những cái hay, cái đẹp mà chúng ta cần tìm
hiểu để biết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung tên đi học là Nguyễn Tất
Thành, trong nhiều năm người hoạt động cách mạng người lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc, sinh 15/9/1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trù, thuộc xã Trung Cự, tổng Lâm
Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, bác mất ngày 2/9/1969
tại Hà Nội
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa
phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất
nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của
mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào
đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập
cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang
phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều
nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao
động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân
dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ.
Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân
Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích
cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc
lập, tự do.
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt
kiều và phong trào công nhân Pháp.
Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước
tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi
quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước
thuộc địa.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự
Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập
Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí
Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái
Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội
xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của
Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất
bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ
nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên
tự giải phóng.
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng
sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc
được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân
thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc
tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế
Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng
tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của
Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.
Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ
viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung
Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của
Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực
tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ
báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về
Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng
của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường
Kách mệnh” - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối
cách mạng Việt Nam.
Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi
Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên
đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.
Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào
Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu
Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong
của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu
năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.
Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các
vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định
cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng
trong nước.
Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng
chuẩn bị về nước.
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.
Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt
Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải
phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và
Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm
sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường
Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt
giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù,
Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943,
Hồ Chí Minh được trả tự do.
Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí
Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây
theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân
đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng
dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa
giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội),
Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội
và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch.
Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập
Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ
11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947).
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền
cách mạng.
Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của
Cách mạng Tháng Tám.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp
xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện
Biên Phủ (7/5/1954).
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời
đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ
Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Nước, kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng.
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá
miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó
khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người khẳng định:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam
quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân
ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di
chúc lịch sử, căn dặn những việc Đảng và nhân dân Việt Nam phải làm để xây
dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là:
Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới”.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một
lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ,
buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh
xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam
Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã
hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện mong
ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác Hồ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo, người dành cả cuộc đời
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho một đất nước Việt Nam được ấm no, hạnh
phúc và hòa bình, sinh viên chúng ta nên học tập, rèn luyện và phấn đấu để trở
thành những công dân có ích cho xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp mà
thế hệ cha anh đã đổ bao mồ hôi, xương máu để có được.
B. CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH
1. THỜI NIÊN THIẾU VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN (1890-
-
1911)
• Thời thơ ấu ở quê hương
Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung sinh ra tại quê ngoại làng Hoàng
Trù, thuộc xã Trung Cử, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam
-
Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân
Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862-1929 quê làng Sen,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cụ xuất thân trong một gia đình nông dân,
mồ côi cha mẹ từ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học, vì vậy ông
được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận nuôi và cho ăn học, là người chăm
chỉ và ham học lại được cụ Hoàng Xuân Đường tận tình chăm sóc, dạy bảo
nên ông đã thi đậu phó bảng, sau đó ông về quê sinh sống bằng nghề dạy
học, đối với các con, cụ sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo
lý làm người, sau khi đổ phó bẳng ông được làm một chức quan nhỏ, nhưng
do có tinh thần yêu nước thường chống lại quan trên và thực dân pháp, nên
sau một thời gian làm quan ông bị cắt chức và thải hồi, ông vào nam bộ sống
-
bằng nghề bóc thuốc và sống thanh bạch cho đến lúc qua đời
Mẹ của bác Hồ kính yêu là cụ bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1860-1901 là
người phụ nữ đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề nuôi tằm dệt vãi, làm
ruộng, là người hết mực yêu thương chồng con bà Loan sau khi sinh người
con thứ tư, do hoàn cảnh cực khổ, túng thiếu, nên bà đã lâm bệnh và qua đời
-
Chị của Bác là bà Nguyễn Thị Thanh còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên
-
sinh năm 1884-9954
Bác có một người anh tên Là Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm 1888-1950, Bác
còn có một người em tên là xin vừa mới sinh nhưng do hoàn cảnh khó khăn,
-
mẹ lại qua đời nên em bác củng không qua khỏi
Từ khi sinh đến khi 5 tuổi bác sống tại quê nhà trong tình thương yêu của
ông bà, cha mẹ và anh chị, trong tinh thần hiếu học, yêu nước,cần cù tình
-
nghĩa của quê hương
• Ở kinh đô Huế
Năm 1895 Người cùng gia đinh di chuyển vào Huế khi cha của Bác tham gia
-
kì thi Hội
Cuối năm 1895 đến đầu năm 1901 Bác sống cùng cha mẹ tại Huế, đó là
những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh deo neo, thiếu thốn,
1898 cụ Sắc tiếp tục dự thi Hội nhưng vẫn không đổ cuộc sống gia đình càng
-
thêm cực khổ
Hơn 5 năm sống tại kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều
điều mới lạ so với quê hương Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện,
ở Huế có nhiều lớp người thống trị, hách dịch và độc ác, những ông quan
Nam triều thì phè phởn trong sung sướng, còn phần lớn người lao động thì
-
khổ cực, đau khổ và tủi nhục
Trong những năm tháng đó Người đã có ý thức để hình thành nhân cách con
-
người Bác sau này là lòng yêu thương con người
18906 Bác vào Huế lần hai và học ở trường tiểu học pháp – Việt đông ba,
9/1907 Người theo học ở trường Quốc Học Huế nhưng sau đó Người phải
-
thôi học do tham gia phong trào chống thuế
Sau đó người dạy học tại Phan Thiết vừa dạy học vừa tham gia phong trào
yêu nước
2. TỪ NGƯỜI YÊU NƯỚC TRỞ THANH CHẾN SĨ CỘNG SẢN ( 1911-
1920 )
• Lên đường sang phương tây
-
Sau khi tiếp xúc và được học, Người thấm dần và hiểu được sự cực khổ của
nhân dân lao động, và với tinh thần yêu nước muốn giúp đồng bào thoát
khỏi cảnh nô lệ, 5/6/1911 tại bến cảng Nhà Rồng với hai bàn tay trắng
-
Người đã ra đi tìm đường cứu nước
Người đi qua 40 nước và làm đủ mọi việc để mong tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc, Bác chịu nhiều cực khổ, gió lạnh đến mức tay
Bác rướm máu, Bác đã nung một viên gạch để thay cho lò sưởi mỗi khi đêm
xuống, nhà thơ Chế Lam Viên có viết:
“ có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng bác chống lại cả một mùa băng giá “
-
Sau khi bôn ba khắp nhiều nơi Bác nhận thấy nơi đâu người lao động nghèo
khổ cũng bị đày đọa, cực nhọc, sống đớn đau, Bác nhận ra mọi sự đau khổ
-
đó là do chủ nghĩa đế quốc.
• Đi qua châu phi và những năm tháng ở Mỹ Anh
Năm 1912 người sang châu phi, Người đã khóc và rất xúc động trước cảnh
-
đối xử giả man của bọn thực dân da trắng đối với người dân thuộc địa
Năm 1913 Bác trở lại nước Anh ở đây bác thấy người Anh cũng có mâu
thuẩn giai cấp giữ tư sản và vô sản như Mỹ, tuy nhiên không có xung đột
-
chủng tộc nhưng lại có các cuộc đấu tranh dành độc lập
Tháng 8/1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ Bác đã viết thư cho cụ
Phan Châu Trinh, Người tiên đón và lưu ý rằng trong ba hoặc bốn tháng tình
-
hình châu Á sẻ có sự chuyển biến
Năm 1915 người pháp bắt hàng ngàn người Đông Dương vào quân đội
Những năm tháng ở Anh, Bác đã tích lỹ thêm nhiều hiểu biết về chính trị của
xã hội tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nhận thấy pháp có
điều kiện để thỏa mãn nhu cầu cho mình, Nguyễn Tất Thành đã rời Anh đi
Pháp
•
-
Trở lại Pháp và những hoạt động trong phong trào công nhân và tham gia
Đảng xã hội
Khoảng năm 1917 Bác trở lại Pháp cư trú tại Pari
Chiến tranh ở đây lúc này đang lên đến đỉnh cao năm 1917 cách mạng
Tháng 10 bùng nổ và dành thắng lợi ở Nga làm rung chuyển thế giới, từ đây
đã đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến với luận cương về dân tộc
và thuộc địa của Lê Nin, Bác nhận thấy rằng đây là con đường cách mạng để
-
cứu nước, cứu dân con đường cách mạng vô sản.
Năm 1919 Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào
công nhân Pháp, đầu năm đó thay mặt những người yêu nước ở Pháp với tên
gọi Nguyễn Ái Quốc Bác gửi tới hội nghị VécSây Pháp bản yêu sách của
nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và
bình đẳng của dân tộc An Nam và từ đó Bác gia nhập quốc tế cộng sản tham
-
gia hoạt động cách mạng tại Pháp.
1920 bác tham dự đại hội Tua, đại hội lầm thứ III của Quốc tế Cộng sản, cái
nôi của cách mạng tháng 10 Nga, người ủng hộ luận cương của LêNin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa, bỏ phiếu tán thành, tham gia sáng lập Đảng
-
cộng sản Pháp
Nguyễn Ái Quốc vận động thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa năm
-
1921.
Năm 1922 xuất bản báo người cùng khổ ở Pháp, viết cuốn bản án chế độ
thực dân Pháp, phơi bày chính sách bốc lột giả man của chủ nghĩa thực dân,
thức tỉnh và nâng cao giác ngộ cách mạng cho nhân dân Việt Nam và các
dân tộc thuộc địa Pháp.
3. LÊN ÁN CHỦ NGHĨA THỰC DÂN, THÚC ĐẨY SỰ NGHIỆP GIẢ
-
PHÓNG CÁC DÂN TỘCTHUỘC ĐỊA ( 1921-1923 )
• Tham dự đại hội lần thứ nhất và lần thứ hai của Đảng cộng sản Pháp
12/12/1921 Nguyễn Ái Quốc dự đại hội đảng bộ nơi bác cư trú, do những
hoạt động tích cực của mình cùng với sự tính nhiệm của Đảng bộ cơ sở,
Nguyễn Ái Quốc được bầu làm đại biểu Đảng bộ tham dự đại hội lần thứ
-
nhất Đảng Cộng Sản Pháp
21/12/1922 Bác lại được cử làm ban đại điện tham dự đại hội lần thứ hai của
Đảng Cộng Sản Pháp, người đã phê phán Đảng Cộng Sản Pháp chưa quan
tâm đến vấn đề thuộc địa, theo đề nghị tích cực của Nguyễn Ái Quốc đại hội
đã biểu quyết thông qua lời kêu gọi những người bản xứ ở các nước thuộc
địa do ban nghiên cứu thuộc đại đệ trình.
5. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN VÀ SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
( 11.1924 -2.1930):
- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập một tổ chức có tính chất quần
chúng rộng hơn nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước trong và ngoài
nước là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Người nói rõ mục đích của
hội là làm cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở),
sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ
nghĩa cộng sản).
- Nguyễn Ái Quốc chưa thể thành lập ngay một Đảng Cộng Sản như các
nước trong khu vực vì Người đã xuất phát từ thực trạng của đất nước, nơi
mà 95% dân số là nông dân, tuyệt đại bộ phận mù chữ, không mấy ai biết
chủ nghĩa cộng sản là gì. Trong hoàn cảnh đó thích hợp nhất là thành lập
một tổ chức các mạng theo hướng mácxít và dần đưa chủ nghĩa Mác-Lênin
vào quần chúng lao động.
* Xuất bản báo thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh
- Nguyễn Ái Quốc để một phần thời gian quan trọng cho tác phẩm nổi tiếng
của mình, đó là tác phẩm Đường Kách mệnh năm 1927. Khởi thủy của tác
phẩm là tập bài giảng cho các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu và
được Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tại Quảng Châu vào đầu
năm 1927 trong loạt sách nhỏ giới thiệu về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản.
- Đường kách mệnh là một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trên
phương diện lý luận và thực tiễn. Thông qua nó, người cộng sản Việt Nam
đầu tiên trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác-Leenin
và phương pháp phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam.
* Hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đứng trước phong trào cách mạng sôi nổi như vậy, những người lãnh đạo
Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ đã nhận ra sự cấp thiết phải thành lập Đảng Cộng
sản mới có thể đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Những người lãnh đạo Kỳ bộ
Thanh niên Bắc Kỳ để giải quyết sáng tạo một vấn đề tư tưởng và tổ chức,
quyết định thành lập một tổ chức Cộng sản.
- Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại ngôi nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội
vào tháng 3-1929.
- Ngày 17-6-1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời tại ngôi nhà số 312,
phố Khâm Thiên, Hà Nội. cùng với việc kiện toàn nhanh chóng tổ chức ở
Bắc Kỳ, Đông Dương Cộng sản Đảng cử người vào Trung Kỳ và Nam Kỳ
ráo riết vận động thành lập Đảng Cộng sản.
- Kỳ bộ thanh niên ở Nam Kỳ, đầu tháng 8-1929 đã triệu tập Hội nghị thành
lập An Nam Cộng sản Đảng và sẵn sàng thương lượng để hợp nhất với Đông
Dương Cộng sản Đảng.
- Tháng 9-1929, cánh tả trong Tân Việt ra Tuyên đạt tuyên bố chính thức
thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Các tổ chức đó đều ra tuyên
ngôn, chính cương, điều lệ, đều khẳng định mục tiêu đấu tranh cho lý tưởng
của chủ nghĩa cộng sản. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã phản ánh yêu
cầu của phong trào cách mạng nước ta đòi hỏi phải có một đảng cộng sản
chân chính lãnh đạo để đưa cách mạng tiến lên những bước mới cao hơn.
- Cuối năm 1929. Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đi Trung Quốc ngày 23-12,
Người gặp gỡ nhiều chiến sĩ yêu nước đang hoạt động tại đây để tìm hiểu
thêm tình hình. Sau đó người đi Hương Cảng, chuẩn bị công việc cho Hội
nghị hợp nhất.
- Ngày 3-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng khai mạc tại nhà của
một công nhân ở Cửu Long thuộc Hồng Kông. Hội nghỉ có sự tham gia của
các đại biểu của các Đảng, các đại biểu đều nhận thức đầy đủ và rõ tầm quan
trọng của hội nghị này và trách nhiệm của mình trong sự kiện trọng đại đó.
- Sau khi nghe lời phân thích có tình có lý, đầy thuyết phục của Nguyễn Ái
Quốc, hội nghị đã hoàn toàn nhất trí đặt tên cho đảng hợp nhất là Đảng Cộng
sản Việt Nam (3-2-1930). Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng của giai cấp vô
sản, dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh giải
phóng cho toàn thể dân tộc bị áp bức.
6. TỪ NƯỚC NGOÀI, THEO DÕI VÀ CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở
(1930-1940):
* Trên cương vị đại diện Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản:
- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu một thời kỳ, từ đó giai cấp công
TRONG NƯỚC
nhân Việt Nam có đảng tiên phong của mình được vũ trang bằng chủ nghĩa
Mác-Lênin.
- Đối với Nguyễn Ái Quốc đó là ngày vui sướng đời mình, để ăn mừng Đảng
ra đời, Người đã tổ chức một bữa tết nguyên đán vừa tiết kiệm, vừa linh
đình.
- Ngày 22-2-1930, lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm xuất hiện ở Hà Nội, trên tất cả
các đường phố chính, các khu lao động,…
- Nguyễn Ái Quốc đã viết thư cho Đại diện Đảng Cộng sản Pháp ở Quốc tế
Cộng sản, Người báo tin Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Người
cũng nói là người sẽ không tham gia Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam
vì người chưa trở về từ Đông Dương
- Đầu tháng 3-1930, đồng chí Trần Phú tới Hồng Kông gặp Nguyễn Ái
Quốc, Trần Phú đã báo cáo tình hình nhóm học sinh Việt Nam ở Liên Xô, về
những biến đổi của đất nước Liên Xô trong những năm tháng Người xa
cách.
- 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất của BCH TW Đảng đã được triệu tập tại
Hồng Kông, Hội nghị đã thảo luận và thông qua Luận cương cách mạng tư
sản dân quyền, đổi tên Đảng là Đảng Cộng Sản Đông Dương và bầu đồng
chí Trần Phú làm tổng bí thư của Đảng.
* Chỉ đạo phong trào cách mạng ở trong nước:
- Trong thư gữi BCH TW Đảng người đã nhần mạnh phải tăng cường phát
triển lực lượng của Đảng cho đều khắp cả Bắc Trung Nam, chú trọng phát
triển các tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông hội, công hội, mặt trận phản đế,
cứu tế đỏ, v.v
- Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra những nhược điểm về cách khai hội, cách thảo
luận, cách công tác qua một số Hội nghị Xứ ủy như chuẩn bị không kỹ,
không đề ra được chương trình thiết thực,…
- Người thẳng thắng phê bình Đảng còn kém đường bí mật công tác, Đảng
phải tìm cách bảo vệ cán bộ, giữ gìn lấy những đồng chí trọng yếu, không để
cho chúng tóm mòn hết.
- Nhờ những thông báo của Nguyễn Ái Quốc, Quốc tế Cộng sản đã kịp thời
nắm được những thông tin, diễn biến về phong trào cách mạng ở Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương. Trong phiên họp ngày 11-4-1932,
BCH Quốc tế Cộng sản đã nhất trí quyết nghị công nhận Đảng Cộng Sản
Đông Dương từ nay là một chi bộ đọc lập thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở Đông Dương, đặc biệt là ở Việt
Nam đã làm cho đế quốc lo sợ, chúng đã hợp tác với nhau bắt nhiều cán bộ
cách mạng của ta đang hoạt động trong và ngoài nước, trong đó đồng chí
Trần Phú bị Pháp bắt tại Sài Gòn và nhiều đồng chí khác cũng bị đế quốc bắt
giữ.
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu Quốc tế Cộng sản chuyển
người về công tác tại Thượng Hải, tình hình ngày càng xấu đi nhưng Người
vẫn chưa được Quốc tế Cộng sản đồng ý rời đi. Ngày 6-6, cảnh sát Anh bất
ngờ bao vây ngôi nhà Nguyễn Ái Quốc đang ở và bắt người giải về sở cảnh
sát Hồng Kông.
- Nhận định về việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt, kẻ thù của chúng ta hoang
tưởng, cho rằng việc bắt giữ Nguyễn Ái Quốc sẽ ngăn chặn được phong trào
cộng sản ở Việt Nam. Nhưng việc bắt giữ Nguyễn Ái Quốc sẽ không phá vỡ
được phong trào cách mạng của những người lao động Đông Dương có cơ
sở xã hội rất vững chắc.
* Thoát khỏi nhà tù Víchtoria
- Khi bị bắt, Nguyễn Ái Quốc rất lo, không phải lo cho bản thân mình mà
người lo cho những việc mình chưa làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay minh.
- Lúc này Nguyễn Ái Quốc có bao nhiêu việc phải làm với cách mạng Việt
Nam, phong trào cách mạng Đông Nam Á, với Quốc tế Cộng sản,…
- Vì không có lệch bắt giữ, nay việc bị bại lộ nên chúng không thể giao
Nguyễn Ái Quốc cho Pháp được nữa, ngày 12-6 chúng đành viết lệnh bắt
giam và chuyển người sang nhà tù Vicshtoria, nghĩa là trước đó Nguyễn Ái
Quốc bị bắt giữ một cách trái phép.
- Vào tháng 6 năm 1932, luật sư của Nguyễn Ái Quốc ở Luân Đôn và các
luật sư của Văn phòng Thuộc địa Anh đã dàn xếp với nhau về vụ kiện,
không còn phải đưa ra tòa xét xử, và được Hội đồng Cơ mật tán thành quyết
định đó vào ngày 21 tháng 7 năm 1932. Việc hòa giải đưa đến kết quả là tòa
giữ nguyên lệnh của chính phủ Hồng Kông, đưa lên tàu trục xuất, nhưng
Nguyễn Ái Quốc sẽ không bị đưa lên bất cứ chiếc tàu nào của Pháp hoặc bị
trục xuất về Đông Dương hoặc bất kỳ lãnh thổ nào thuộc Pháp. Nguyễn Ái
Quốc còn có thể chọn bất cứ nơi nào ông muốn đi với sự hỗ trợ của chính
phủ Hồng Kông, và được trả chi phí 250 Bảng Anh. Luật sư của ông đã
chuẩn bị kế hoạch đánh lạc hướng chính phủ Pháp đang muốn Nguyễn Ái
Quốc bị dẫn độ về Đông Dương để lãnh án tử hình. Trước khi được thả, luật
sư của ông đã mở một chiến dịch đồn tin giả, không đúng sự thật, tại Hông
Kông bằng cách loan báo là Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù vì bệnh. Lời
đồn giả dối này không những chỉ được đăng tải trên báo chí địa phương mà
còn lan truyền khắp nơi trong những tờ báo khác trên thế giới.
* Trở lại Mátcơva:
- Sau một thời gian dừng lại ở Vlađivôxtốc để hoàn thành thủ tục nhập cảnh
vào Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua đường xe lửa xuyên Xibia về
Mátxcơva. Người muốn đi ngay vào công việc nhưng các đồng chí lãnh đạo
quốc tế cộng sản đã đề nghị Người nghỉ ngơi an dưỡng sau một thời gian để
phục hồi lại sức khỏe.
- Tại Liên Xô Người đã theo dõi chặt chẽ những tin tức về Việt Nam, về
nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc mong muốn được trở về Tổ quốc..
- 3-1935 Người tham gian đại hội lần I của ĐCS Đông Dương họp tại Macao
với tư cách là đại biểu của Đảng ở Quốc tế Cộng sản đồng thời cử Người là
thành viên chính thức trong đoàn đại biểu của Đảng tham dự đại hội lần thứ
VII của Quốc tế Cộng sản.
- Trong khi chờ thời cơ để về nước, mùa thu năm 1936 người nhận công tác
tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, tại đây người đã gặp
được nhiều chiến sĩ Châu Á, nhờ đó người nắm thêm được tình hình của các
nước này.
- 29-9-1939, Nguyễn Ái Quốc rời viện nghiên cứu các vấn đề về dân tộc và
thuộc địa, bỏ lại bản luận án đang viết dở.
- Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc lần này trong hoàn cảnh mới.
* Tìm đường về nước:
- 15-6-1940, phát xít Đức tấn công nước Pháp, một ngày sau, quân Đức tiến
vào Pari bỏ ngỏ, Ngày 22-6-1940, chính phủ Peetanh chấp nhận mọi điều
kiện đầu hàng phát xít Đức. Nhận được tin đó Người đã triệu tập cuộc họp
tại trụ sở báo Đ.T và phân tích đây là thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt
Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước để tranh thủ nắm thời cơ, chậm trễ lúc
này là có tội với cách mạng.
- Hội nghị tán thành ý kiến của Người, Người đã vạch rõ, khởi nghĩa thì phải
có vũ khí, đó là một trong những vấn đề quan trọng của cách mạng, trước
tiên tìm cách về nước sai đó chúng ta sẽ vận động quần chúng.
- Tháng 12-1940, Người cũng với một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh
Tây, Tại làng Tân Khư thuộc Tĩnh Tây, vài ngày sau tết dương lịch năm
1941, đồng chí Hoàng Văn Thụ từ trong nước sang gặp được người ở đây.
- Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng báo cáo với người về tình hình
trong nước, những công tác đã thực hiện về việc chuẩn bị cho Hội nghị trung
ương lần thứ tám. Đồng thời đồng chí Hoàng Văn Thụ đề nghị với người
nên chọn hướng Cao Bằng để trở về nước vì đó là tỉnh biên giới có phong
trào cách mạng sớm, nhân dân giác ngộ cao và đội ngũ cán bộ tương đối
vững vàng, liên lạc quốc tế cũng thuận tiện và người đã tán thành đề nghị
đó.
- Sáng mồng một tết Tân Tỵ (1941), Nguyễn Ái Quốc cũng các đồng chí
trong đoàn đi chúc tết nhân hai làng Nâm Quan và Nậm Tấy, sáng mồng hai
tết, tức ngày 28-1-1941, trời chưa sáng, sương mù còn dày đặc, đoàn rời
Nậm Quang lên đường về nước. Giây phút thiêng liêng đặt chân lên mảnh
đất thiêng liêng, nơi địa đầu tổ quốc.
7. LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8, SÁNG
-
LẬP NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ CỘNG HÒA ( 1941-1945)
*Ở Pác Bó, nơi đầu nguồn của cách mạng.
Tháng 9 nǎm 1940 phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương. Cuối nǎm 1940
Người về sát biên giới Việt - Trung , bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị
về nước. Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị cán bộ đáp ứng
yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới. Người nêu rõ trong tài liệu huấn luyện: "Sự
nghiệp giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của các dân tộc, các giai cấp
bị bóc lột ở Đông Dương. Toàn thể nhân dân Đông Dương không phân biệt
dân tộc nào, giai cấp nào đều phải đồng tâm hiệp hội đoàn kết cùng nhau
mới làm nổi".
-
Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao
Bằng làm cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng.
Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương
(tháng 5 nǎm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc
lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng. Pác Bó có hang
-
Cốc Bó, nơi Nguyễn Ái Quốc chọn làm chỗ ở và làm việc của mình.
Cuộc sống ở Pác Bó khó khăn và gian khổ. Khí hậu thất thường, dung cụ tư
trang thiếu thốn và bữa ăn rất đạm bạc: rau rừng, ốc suối, cháo bẹ, rau
măng… thỉnh thoảng mới có ít thịt kho mặn với muối. Mặc dù vậy nhưng
Bác vẫn ung dung, thanh thản, và lạc quan. Cuối tháng 3-1941, Bác phải rời
Pác Bó qua Khuối Nậm , để việc đi lại dễ dàng hơn. Cuối tháng 4 người phải
-
nhiều lần vượt biên giới sang Tĩnh Tây ( Trung Quốc).
Cuối tháng 4 cùng với việc chuẩn bị nội dung cho Hội nghĩ sắp tới theo đề
nghĩ của người một cuộc hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng đã được triệu tập
và tổng kết kinh nghiệm về việc tổ chức thí điểm các hội quần chúng của
Việt Minh như Thanh niên cứu quốc , Phụ nữ cứu Quốc, Nông dân cứu
Quốc trong tỉnh nhằm tiến tới thành lập mặt trận Việt Minh trong toàn quốc.
* Chủ trì hội nghị lần thứ 8 của trung ương Đảng.
- Sau ba tháng nắm tình hình và chuẩn bị, lấy danh nghĩa đại diện quốc tế
cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị lần thứ VIII của
trung ương đảng cộng sản. Hội nghị làm việc từ ngày mồng 10 đến ngày
19-5 năm 1941 tại một cái lán bên dòng Khuổi Nậm (Pác Bó) với sự
tham gia của các đồng chí Trường Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc
Việt…Một số đại biểu của Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và đại biểu hoạt
-
động ở nước ngoài.
Hội nghị đã nhất trí cần dương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc
và nhận định kẻ thù chính là Pháp và Nhật và các lực lượng phản cách
mạng tay sai của chúng. Đường lối cách mạng trong giai đoạn này “đánh
-
đuổi Pháp-Nhật làm cho xứ Đông Dương độc lập”
Nhằm thực hiện đường lối đó, nhiều biểu hiện khác về tư tưởng, chính trị
và tổ chức được hội nghị đề ra để động viên mạnh mẽ tinh thần yêu nước
-
của nhân dân.
Nghị quyết hội nghị nêu rõ “trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai
cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong
lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,không đòi
được độc lập,tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc
gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai
-
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Hội nghị chỉ rõ sách lược của Đảng là “phải vận dụng một phương pháp
hiệu triệu hết sức thống thiết làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc
-
xưa nay trong nhân dân (trước hết là dân tộc Việt Nam)”.
Với tinh thần đó, hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc
-
lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.
Về vấn đề chính quyền, Hội nghị cũng chỉ rõ: “Không nên nói công nông
liên hiệp và lập chính quyền Xô-Viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên
-
hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”.
Về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, Hội nghị nhận định:”Cuộc cách mạng
-
Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang:.
Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị nhận định tình trạng thiếu cán bộ
chỉ đạo, cán bộ chuyên môn, cán bộ xuất thân thành phần vô sản trong
-
Đảng là rất ít., tình trạng phong trào phát triển không đều.
Với những tư tưởng và đường lối nói trên, Hội nghĩ lần thứ VIII của
trung ương Đảng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện
sự vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa các dân tộc và giai cấp ,dân tộc và dân chủ và điều
kiện cụ thể của xã hội Việt Nam.
-
Sau hội nghị, ngày 6-6-1941 nhằm triển khai thực hiện nghị quyết Hội
nghị lần thứ VIII của trung ương Đảng, Nguyễn Ái Quốc viết thư kín cáo
đồng bào, gửi đến tầng lớp nhân dân cả nước.
Người kêu gọi:
“Hỡi các chiến sĩ cách mạng! Giờ giải phóng đã đến. Hãy phất cao ngọn cờ
độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của
Tổ quốc đang vang dội bên tai các đồng chí! Máu nóng của bậc anh hùng
đang sục sôi trong lòng các đồng chí! Chí phấn đấu của quốc dân đang chờ
đợi sự lãnh đạo của các đồng chí!
Chúng ta hãy tiến lên! Toàn thể đông bào tiến lên”.
Đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp-Nhật!”
* Sáng lập mặt trận Việt Minh và báo Việt Nam độc lập.
Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương tuyên bố thành lập năm
1939 đã xác định đúng mục tiêu chiến lược chiến thuật nhưng vẫn chưa hoàn
-
toàn thích hợp về hình thức tổ chức.
Trên đường về nước, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nung nấu những dự định về
-
việc xây dựng một tổ chức mặt trận mới.
Từ khi về Pác Bó, Nguễn Ái Quốc đã trực tiếp chỉ đạo Cao Bằng nhanh
-
chóng xây dựng được nhiều tổ chức cứu quốc ở các địa phương trong tỉnh.
Ngày 19-5-1941 mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh
-
chính thức ra đời.
Chương trình cứu nước của Việt Minh do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, nhằm
-
vào thực hiện hai mục tiêu mà toàn thể đồng bào mong ước:
1. Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập.
2. Làm cho đân Việt Nam được sung sướng, tự do.
Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả
nước "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng
ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống
nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng... Việc cứu quốc là việc chung, ai là ngườiViệt
Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp
tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài nǎng góp tài
nǎng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu
-
giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề".
Tháng 8 nǎm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh và với tư cách là đại diện Mặt
trận Việt Minh và phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm
lược, Người sang Trung Quốc. Ngày 29-8-1942 Người bị chính quyền địa
phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam, sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao
của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian ở tù, Hồ Chí Minh đã
viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trong tù". Đến nay "Nhật ký trong tù"
-
đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng.
Tháng 9 nǎm 1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do. Tháng 9 nǎm 1944, Hồ
Chí Minh trở lại Cao Bằng. Người gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi
chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội. Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định
thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội
-
nhân dânViệt Nam.
Ngày 9 tháng 3 nǎm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm
Đông Dương. Cuộc chiến tranh thế giới thứ I cũng bước vào giai đoạn cuối
với những thắng lợi của Liên Xô các nước Đồng minh. Ngày 4 tháng 5 nǎm
1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) sau sự kiện
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 nǎm 1945) và ồ ạt tiến
công đạo quân Quan Đông của chúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử
xuống Hirôsima (6-8), và Nagadaki (9-8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh
đã gửi công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chớp thời cơ
ấy, ngày 12 tháng 8 nǎm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung
ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Theo đề
nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13
tháng 8 nǎm 1945. Hội nghị thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, thành
lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngày 16 tháng 8 nǎm 1945 Quốc dân đại
hội Tân Trào đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩa của
Đảng. Đại hội đã bầu ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ
-
lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hỡi
đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn
quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân
tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập. Chúng
ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào
hãy dũng cảm tiến lên". Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-
-
8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn.
Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Người tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự
thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,
độc lập ấy".
8. XÂY DỰNG BẢO VỆ NỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ, ĐỔI PHÓ THÙ
TRONG, GIẶC NGOÀI, CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI (91945 – 12-1946)
- Ngày 3-9-1945 tại Bắc Bộ phủ, chủ tọa phiên họp đầu tiên của Chính phủ
lâm thời nước Việt nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
sáu vấn đề cấp bách cứu nguy dân tộc:
Một là giải quyết nạn đói.
Hai là thanh toán nạn dốt.
Ba là tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử.
Bốn là xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới, đạo đức mới, đạo đức
cách mạng.
Năm là xóa bỏ ngay những thứ thuế bóc lột vô nhân đạo.
Sáu là thực hiện tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết.
- Để thúc đẩy sự hướng nghiệp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc
lệnh thành lập nhà bình dân học vụ và Sắc lệnh số 44 ngày 10-10-1945
thành lập hội đồng cố vấn để nghiên cứu và đệ trình Chính phủ chương
-
trình giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Để xóa những tư tưởng và tập quán lạc hậu của chế độ thực dân và phong
kiến cản trở đối với một xã hội văn minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị
Chính phủ mở một cuộc vận động đời sống mới, nhằm giáo dục nhân dân
-
ta đạo đức mới, đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính.
Để xây dựng nền tài chính quốc gia, Chính phủ ban hành Sắc lệnh thành
lập Quỹ độc lập và phát động tuần lễ vàng. Nhờ sự kêu gọi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và tinh thần yêu nước của đồng bào cả nước đã tình nguyện
-
đóng góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng.
Người ra chỉ thị phải nhanh chóng phát triển các tổ chức đã có trong Mặt
trận Việt Minh đồng thời thành lập thêm một số tổ chức mới. Theo sáng
kiến của người, ngày 29-5-1946 Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được
thành lập để thu hút các tổ chức chính trị, các đảng phái và các cá nhân
yêu nước chưa tham gia Mặt trận Việt Minh, miễn là tán thành đấu tranh
cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Chủ tịch
-
Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của hội.
Ngày 31-5-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi thăm chính thức
Cộng hòa Pháp. Trước khi rời Tổ quốc, Người nắm tay nhà cách mạng lão
thành Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước và nói: Tôi vì nhiệm vụ
quốc gia giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ ở cụ
-
cùng với an hem giải quyết cho. Mong cụ dĩ bất biến, ứng vạn biến.
20 giờ 3 phút ngày 19-12-1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cả
dân tộc theo lời hịch kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chúng ta
thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ. Dù phải dằn lòng kháng chiến nhưng với một lòng kiên
quyết hy sinh, thắng lợi nhất định sẽ về dân tộc ta.
Mùa đông năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó 56 tuổi lên đường kháng
chiến. Hành trang mang theo rất đơn giản: chiếc balo đựng vài ba bộ quần