Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Số học 6(Tiết 1-48)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.41 KB, 60 trang )


Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần :1
Tiết :1
TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS được làm quen với khái niệm tập hợp, biết cho ví dụ tập hợp, biết
các cách viết tập hợp. Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc tập
hợp, biết sử dụng các ký hiệu ∈, ∉
-HS biết viết một tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời của bài toán và sử dụng ký hiệu

,

-Rèn luyện tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT
* GV: SGK, SBT, bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 :Kiểm tra :Nhắc nhở dặn dò HS về phương pháp học và các yêu cầu của
bộ môn: có vở bài tập riêng và phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, đặc biêt là phải
làm đầy đủ các BT theo yêu cầu của các tiết học. Có đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết
Hoạt động 2 :Các ví dụ về tập hợp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
GV Giới thiệu khái niệm tập hợp, cho các ví dụ
về tập hợp : TH các HS trong 1 lớp, các số tự
nhiên nhỏ hơn 6, các chữ cái c, d, e
Em nào có thể nêu thêm các ví dụ về tập hợp?
Viết một tập hợp NTN?
1/Các ví dụ
Tập hợp:- các số tự nhiên nhỏ hơn 6


-Các chữ cái x,y,z
- HS khối 6 của trường
Hoạt động 3: Cách viết và các ký hiệu
GV: Nêu cách đặt tên tập hợp: dùng chữ cái in
hoa. Nêu vài ví dụ
Giới thiệu các phần tử của tập hợp
Đưa mô hình minh hoạ trên bảng phụ
A = {0;1;2;3}
Các phần tử
B = {x,y,z }
Viết một tập hợp M= {3;5;7;8 }
Các số 3; 5; 7; 8 gọi là gì ?
Tập hợp M có bao nhiêu phần tử ?
Giới thiệu cách đọc kí hiệu 5 ∈ M ; 9 ∉ M
Để HS nắm được phần chú ý GV đặt câu hỏi:
- Hãy nêu nhận xét về cách viết tập hợp?
- Mỗi phần tử được viết mấy lần, có thể viết
theo thứ tự khác được không?
Ngoài cách viết Liệt kê tất cả các phần tử của tập
hợp như trên còn có cách viết khác là chỉ ra t/c
2/Cách viết và các ký hiệu
Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn
4,các chữ cái x,y ,z
Viết :A= { 0; 1; 2; 3}
B = {x,y,z }
Ký hiệu :

,

Đọc : thuộc , không thuộc

*Chú ý (SGK)
Các cách viết một tập hợp

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
GV nêu ví dụ
Để viết một tập hợp ta có mấy cách
GV Giới thiệu thêm cách minh hoạ tập hợp bằng
sơ đồ Ven

Hai cách (SGK)
1. Hoạt động 4 : củng cố: Cho HS làm ?1 ?2
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 1, 2. Rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 3, 4. Rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
Hoạt động 5 : Dặn dò
- Làm lại các BT 1, 2, 3, 4 trang 6 SGK vào vở BT, Làm thêm BT 1,2 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần: 1
Tiết : 2
TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : Nắm được tập hợp các số tự nhiên và kí hiệu. Biết phân biệt 2 kí hiệu
N và N
*
. Nắm được thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên, biết biểu diễn số tự nhiên trên
tia số, biết sử dụng kí hiệu <, > , biết tìm số liền trước, liền sau một số tự nhiên cho
trước

Có kỹ năng khi sử dụng ký hiệu.
II CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT, ôn tập các kiến thức ở lớp 5 về so sánh 2 số tự nhiên
* GV: SGK, SBT, bảng phụ vẽ trục số
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho 2 ví dụ về tập hợp , làm BT 5
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tập N và N
*
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG
Ở các lớp tiểu học các em đã được học về số tự
nhiên hay chưa? Em hãy cho ví dụ về các số tự
nhiên
- Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N
- Vậy viết tập hợp N như thế nào?
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn tia số,
- Hỏi: Đây là gì? Dùng để làm gì?
Giới thiệu điểm a
Giới thiệu tập hợp N
*
HS phân biệt tập hợp N và tập hợp N
*
Hoạt động 3 : Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
Kí hiệu a< b đọc thế nào?
Nếu a nhỏ hơn b ta còn có cách viết nào khác?
a nhỏ hơn hoạc bằng b viết NTN?
* Giới thiệu tính chất bắt cầu :
So sánh :2 ?5, 5 ?8 suy ra 2 ?8
Nếu m< n và n<p thì em có nhận xét gì về m và p?
Hãy so sánh chúng

Ớ TH các em đã học số liền trước, só liên sau hay
chưa? Hãy tìm số liền sau của 7, số liền trước của
số 9.
Mỗi số có bao nhiêu số liền trước, bao nhiêu số liền
sau
Trong tập N có phần tử nhỏ nhất không?
Đó là phần tử nào? phần tử nào lớn nhất trong tập
N?
- Tập hợp N có bao nhiêu phần tử ?
1/Tập hợp N và tập hợp N
*
N ={0;1;2;3;........}
N
*
= { 1;2;3;4;5;............}
2/ Thứ tự trong tập hợp số tự
nhiên
Với a,b

N
a nhỏ hơn hoặc bằng b
Ký hiệu :a

b
Nếu a< b , b < c thì a < c
-Mỗi số tự nhiên có một số twj
nhiên liền trước ,liền sau duy
nhất
-Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất
,không có số tự nhiên lớn nhất

-Tập hợp các số tự nhiên có vô
số phần tử.
Hoạt động 4 : Luyện tập, củng cố: Cho HS làm ?

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 6, 7. Rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 8 . Rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
Hoạt động 5 : Dặn dò
- Làm các BT 7, 8, 9 ,10 / 8 SGK vào vở BT,HS khá giỏi làm thêm BT 14,15 SBT
Nghiên cứu bài ghi số tự nhiên
IV/ RÚT KINH NGHIỆM

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần: 1
Tiết : 3
GHI SỐ TỰ NHIÊN
Soạn:
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS phân biệt được số và chữ số
Biết ghi số và đọc số ở hệ thập phân, các số La Mã từ 1 đến 30 Biết kí hiệu ab, abc
II/ CHUẨN BỊ :
• HS: SGK, SBT
• GV: SGK, SBT, bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Làm BT 7: Viết các tập hợp bằng cách liệt kê
So sánh tập hợp N và tập hợp N
*
Gọi HS làm các BT 8, 9, tìm 2 số tự nhiên liền sau 12,a với a

N

Hoạt động 2 : Phân biệt 2 khái niệm số và chữ số
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Số 5874 có mấy chữ số?
Ta cần dùng bao nhiêu chữ số thì có thể viết được
mọi số tự nhiên ?
Một số tự nhiên có thể có bao nhiêu chữ số ?
Đưa ra một số số, hỏi HS số chữ số của mỗi số
Trình bày phần chú ý:
Khi viết số tự nhiên ta cần chú ý điều gì?
Ta cần phải phân biệt số với chữ số số chục, số
trăm với số hàng chục, số hàng trăm
1/ Số và chữ số :
Ví dụ :
+ 38 là số có 2 chữ số
+ 5874 là số có 4 chữ số
* Chú ý (SGK)
. Hoạt động 3 : Tìm hiểu Hệ thập phân
GV Giới thiệu về hệ thập phân: Thông thường thì
cứ bao nhiêu đ/v ta được một chục và bao nhiêu
chục thì ta được một trăm?
TQ: Mười đơn vị ở một hàng thì thành một đơn vị
ở hàng liền kề trước nó.
Mỗi chữ số ở vị trí khác nhau thì có GTkhác nhau
Số 555 = ?
Giới thiệu kí hiệu ab, abc
Viết ab dưới dạng tổng của các chữ số
Viết abc dưới dạng tổng của các chữ số
Lưu ý rằng còn có những hệ ghi số khác trong đó
không phải 10 đv ở hàng này thành 1 đv ở hàng lớn
hơn liền kề

2/ Hệ thập phân
555 = 5.100 + 5.10 + 5
abc = a.100 + b .10 + c
abcde = a.10000 + b.1000
+c.100 + d.10 + e (a

0 )
2. Hoạt động 4 : Tìm hiểu thêm một cách ghi số khác: Số La Mã

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
GV: Y/c HS ghi lại các số La Mã mà các em đã
biết.
Tuỳ theo khả năng của HS mà GV bổ sung thêm
và hướng dẫn HS cách ghi các số La Mã từ 1 đến
30
Y/c HS Viết một số số La Mã trong khoảng 1-30
Số La Mã được dùng trong trường hợp nào?
Nhận xét về cách ghi số La Mã
3/ Chú ý : Chữ sốLa Mã
Từ 1đến 30 viết bằng chữ số La

( SKG)
Hoạt động 5 : Rèn luyện Củng cố
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 11 --> 13, 15.
Hoạt động 6 : Dặn dò
- Làm lại các BT 11 --> 15 trang 10 SGK vào vở BT, Làm thêm BT25;26;27/6 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 2

Tiết 4
SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP
TẬP HỢP CON
Soạn:
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS hiểu được một tập hợp có thể có 1 hoặc nhiều phần tử, có thể có
vô số phần tử hoặc không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái
niệm 2 tập hợp bằng nhau. Biết kiểm tra một tập hợp có phải là tập hợp con của một tập
hợp cho trước không
Biết sử dụng kí hiệu ⊂ , ⊄ và không nhầm lẫn với kí hiệu ∈
II/ CHUẨN BỊ :
• HS: SGK, SBT
• GV: SGK, SBT, bảng phụ, phấn màu
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ: HS1: Chữa BT 19 SB.Viết giá trị số abcd
HS2: Làm bài tập 13/10.Viết tập hợp H gồm các số x sao cho 12

x

20
Tập hợp H có bao nhiêu phần tử ?
Hoạt động 2 : Số phần tử của một tập hợp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
GV nêu ví dụ về tập hợp như SGK
Hỏi: Hãy cho biết mỗi tập hợp trên có bao nhiêu
phần tử ? Y/c HS làm ?1 , ?2
Giới thiệu : Tập hợp A không có phần tử nào. Ta
gọi A là tập hợp rỗng. Kí hiệu A = O
Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ?
Y/c HS giải BT 17 SGK

1/ Số phần tử của một tập hợp
A = {2}
B = {a,b,c }
E = {0;1;2;......120 }
F = {0;1;2;3;...........}
Ta nói :Tập hợp A có 1 ,B có
3 ,E có 121,Fcó vô số phần tử.
Chú y ï( SGK)
* Kết luận : (SGK)
Hoạt động 3 : Tập hợp con
Cho hình vẽ sau:
Hãy viết các tập hợp E; F
Nêu nhận xét về các
phần tử của tập hợp E và F
Ta nói E là tập hợp con F E
của tập hợp F . Vậy khi nào tập hợp tập hợp A
được gọi là tập hợp con của tập hợp B?
Y/c HS đọc định nghĩa trong SGK
Giới thiệu kí hiệu A ⊂ B hoặc B ⊃ A đọc là A là
tập hợp con của tập hợp B hay B chứa A
GV Giới thiệu 3 cách đọc như SGK
* CCố: Cho HS giải BT : Cho M= { a, b, c }
a/ Viết các tập hợp con của M mà mỗi tập hợp có 2
phần tử
b/ Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa các tập
hợp con đó với tập hợp M
Cho HS giải ?3. Nhận xét về t/h A và B
2/ Tập hợp con
a/ Ví dụ :cho 2 tập hợp
A = {1;2;3 }

B = {1;2;3;4;5 }
Ta thấy mọi phần tử của tập hợp
A đều thuộc B
Ta nói: A là con của tập hợp B
Ký hiệu :A

B,hay B

A
b/ Kết luận (SGK)
*Chú ý : Nếu A là con của B,Blà
con của Athì A và B là 2 tập hợp
bằng nhau
Ký hiệu : A= B

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Đó là 2 t/h bằng nhau. Vậy thế nào là 2 tập hợp
bằng nhau?
3. Hoạt động 4 : Luyện tập, củng cố: Cho HS nhắc lại các kiến thức có bản trong
tiết
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 16 - 19 SGK . Rồi gọi hai học sinh lên
bảng làm
Hoạt động 5 : Dặn dò- Làm lại các BT 29-33 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 2
Tiết 5
LUYỆN TẬP
Soạn :

Giảng:
I/ MỤC TIÊU : Rèn luyện tìm số phần tử của một tập hợp, ( lưu ý trường hợp dãy số
có qui luật) kỹ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước; sử dụng
dúng, chính xác các kí hiệu ⊂ , ⊄ , ∈
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: phiếu học tập
*GV: SGK, SBT, bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào?
- Làm Bt 29 (SBT)
- Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B? Làm BT 32/7 SBT
Hoạt động 2 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
 Cho HS giải BT 21/14 SGK
Hãy nhận xét về tập hợp A
Làm thế nào để tìm được số phần tử ? ( Hd: Từ 1
đếïn 20 có mấy số? Trong đó có bao nhiêu số không
thuộc tập hợp A?
Vậy Công thức chung để tính số ptử như thế nào?
Gọi 1 HS lên bảng tìm số phần tử của tập hợp B
 Y/c HS đọc đề BT 22
Thế nào là số chẵn, số lẻ?
- Viết tập hợp các số chẵn nhỏ hơn 10; các số lẻ lớn
hớn 10 nhưng nhỏ hơn 20; 3 số chẵn liên tiếp (nhỏ
nhất là 18)
 Y/c HS đọc kỹ đề BT 23 để nắm công thức
tính số phần tử của tập hợp các số chẵn (lẻ)
 Hãy tính số phần tử của các tập hợp D và E
 Gọi 2 HS lên bảng tính số phần tử của D và

E
 Gọi 2 HS lên bảng làm BT 24, 25
Bài 21/14
B = { 10, 11, 12, .....; 99}
Vậy B có 99-10+1=90 phần tử
Bài 22/14
a>C = {0;2;4;6;8 }
b>L ={11;13;15;17;19}
c>A ={18;20;22}
d>B = {25;27;29;31}
Bài 23/14
* Số phần tử của D là:
(99-21):2+1 = 40
* Số pt của E là : (96-32)/2+1 =
31
* Tập hợp A bốn nước có diện
tích lớn nhất là:
A= {Inđônê-xia;Mianma, Thái
Lan,VN}
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố: Cho HS làm
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 3, 4. Rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
Hoạt động 4 : Dặn dò
- Làm lại các BT 1, 2, 3, 4 trang 6 SGK vào vở BT, Làm thêm BT 1,2 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 2
Tiết 6
PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
Soạn :

Giảng:
I/ MỤC TIÊU :
Nắm vững các thành phần của phép tính cộng, phép tính nhân; tính chất của phép cộng
và phép nhân: giao hoán, kết hợp, phân phối. Biết vận dụng các t/c trên để tính nhẩm,
tính nhanh
II/ CHUẨN BỊ :
*HS: SGK, SBT, bảng nhóm.
*GV: SGK, SBT, bảng phụ.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Tính tổng 135 + 350 + 65
Hoạt động 2 : Tổng và tích hai số tự nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
- Y/c HS tính chu vi và diện tích hình chữ
nhật có chiều dài 32m và chiều rộng 25m
- Hãy nêu công thức tính chu vi và diện tích?
Gọi 1 HS lên bảng giải
GV giới thiệu 2 phép tinh và các thành phần của
chúng
Kết quả của phép tinh cộng gọi là gì? Còn phép
nhân?
GV tổ chức nhóm cho HS giải ?2
Giải BT : Tìm x biết (x-34).15 = 0
1) Tổng và tích hai số tự nhiên
Với a,b ,c

N
a + b = c
(số hạng) + (số hạng ) = (tổng)
a . b = c
(thừa số ) . (thừa số ) = (tích )

Hoạt động 3 : Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Treo bảng tính chất của p.cộng và p.nhân
Phép cộng các số tự nhiên có những tính chất
gì?
Hỏi tương tự cho p. nhân
Y/c HS tính 5.(8+16)
Có mấy cách tính, cách 2 tính như thế nào?
Giới thiệu tính chất phân phối
HS giải bài tập áp dụng ?3
2/ Tính chất của phép cộng và
phép nhân số tự nhiên
a>Tính chất ( SGK)
b> Qui tắc : (SGK)
Hoạt động 4 : Luyện tập, củng cố: Cho HS làm BT : 28-30
BT 28: Mặt đồng hồ được chia ra 2 phần: phần thứ nhất có tổng các số là:
(12+1)+(11+2)+(10+3)=13.3=39. Phần thứ hai: (9+4)+(8+5)+(7+6)=13.3=39
Nhận xét : tổng số ở mỗi phần đều bằng nhau
BT 29: 18.(x-16) = 18 => ? x-16 = ? Vì sao?
Y/c HS cả lớp làm BT vào giấy nháp, rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
Hoạt động 5 : Dặn dò: Làm các BT còn lại trang 16-17,
Làm thêm BT 31,32 ở phần luyện tập và BT SBT
Tiết sau mang theo máy tính bỏ túi để học
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 3
Tiết 7
PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN (tt)
Soạn :
Giảng:

I/ MỤC TIÊU : -Củng cố các tính chất của phép cộng, phép nhân. Rèn kỹ năng vận
dụng các tính chất trên để giải BT tính nhẩm, tính nhanh.
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT, máy tính bỏ túi
*GV: SGK, SBT, máy tính bỏ túi
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu các tính chất của phép cộng và phép nhân, viết công thức tổng quát
- Làm BT 28 trang 16 SGK
Hoạt động 2 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Dạng 1: Tính nhanh
Bài 31 trang 17 SGK
Ta nên cộng như thế nào? Dùng tính chất
gì?
Nên cộng số hạng nào với số hạng nào?
Hd : Nên tìm những số nào có tổng là số
tròn chục, tròn trăm
Các số hạng ở câu c) theo qui luật nào?
* Cho HS giải BT 32 SGK
Y/c HS đọc phần hướng dẫn
Gọi 2 HS lên bảng giải, lớp cùng giải nhận
xét
Ta đã vận dụng tính chất nào để tính
nhanh?
Dạng 2: Tìm qui luật của dãy số
BT 33 trang 17 SGK
Hãy tìm qui luật của dãy số trên
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi
GV giới thiệu các nút và cách sử dụng

máy tính để thực hiện giải BT
Bài tập 31/17:
a) 135 + 360 + 65 + 40
= (135 + 65) + (360 + 40) = 200+400=
600
b) 463 + 318 + 137 + 22
= (463 + 137) +( 318 + 22
= 600 + 340 = 940
c) 20+21+22+....+29+30
= (20 + 30 )+ ( 21 +29 )+....+(24 +26 ) +
25
=50..5 +25 =275
Bài tập 32/17
a) 996 + 45 = 996 + 4 + 41 = 1041
b) 37 + 198 = 35 + 2 + 198 =235
Bài tập 33/17
Dãy số cần tìm là :
1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55
Bài 34/17
1534 + 217 +217 + 217 = 2185
Hoạt động 3 : Giải Toán nâng cao
Giới thiệu sơ lược tiểu sử nhà toán học
Gao-xơ ( sinh 1777 mất 1855, phương
pháp tính nhanh của ông )
AD tính nhanh :
Cho HS giải thêm BT 51/9, 45 trang 8 SBT
Giải BT tính nhanh tổng:
a) 26+27+28+.... +33
b) 1+3+5+7+... + 2004
Hoạt động 4 : Luyện tập, củng cốNhắc lại các tính chất của phép cộng và phép

nhân
Viết công thức thể hiện tính chất phân phối của phép nhân đ/v phép cộng
Hoạt động 5 : Dặn dò: Làm các BT 52, 53 trang 9 SBT, BT 35,36 / 19 SGK
Tiết sau mang theo máy tính bỏ túi để học
IV/ RÚT KINH NGHIÃÛM

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 3
Tiết 8
LUYỆN TẬP
Soạn:
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân vào việc
giải các BT tính nhanh, tính nhẩm. Biết vận dụng hợp lý các tính chất trên vào giải toán
Rèn kỹ năng tính toán hợp lý, chính xác, nhanh
II/ CHUẨN BỊ : * HS: SGK, SBT, máy tính bỏ túi
*GV: SGK, SBT, , máy tính bỏ túi
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ)
- Nêu các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên
Aïp dụng: Tính nhanh : a) 5. 25..2.16.4 ; b) 32.47 + 32..53
- HS2 : Giải BT 35/19 SGK
Hoạt động 2 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG
* Rèn luyện tính nhẩm:
Y/c HS tự đọc SGK bài 36/19
Gọi 1 HS làm câu a)
Hỏi: Vi sao lại tách như vậy? Tách thừa số khác
được không?
Cho HS làm giấy nháp cách 2
Kiểm tra bài làm của HS, gọi tiếp 2 em lên bảng

HS thực hiện câu b , vận dụng tính chất nào để
giải ?
Y/c HS đọc hướng dẫn ở BT 37 rồi làm vào
giấy nháp.
Gọi 3 HS lên bảng làm
GV kiểm tra bài làm của HS
* Sử dụng máy tính bỏ túi:
Hướng dẫn HS sử dụng MT để thực hiện phép
tính nhân. Y/c HS dùng MTđể giải các BT trong
SGK
Y/c HS hoạt động nhóm để giải BT 39, 40/20
Mỗi em trong nhóm dùng máy để tính rồi gộp
kết quả để rút ra nhận xét
Bài tập 36/19:
a> C1: 15.4 = 5. 3.4 = 5. 4. 3 = 60
C2: 15. 4 = 15. 2. 2 = 30 . 2 = 60
25. 12 = 25. 4. 3= 100 . 3 = 300
25.12 = 5. 5. 4. 3 = 15..20 = 300
125. 16 = 125. 8.2 = 1000. 2 = 2000
b>25 . 12 = 25 . (10 + 2 )
=25 . 10 + 25 . 2 =300
+ 34 . 11 =374
+ 47 .101 =4747
BT 37/20:
b) 19.16 = (20-1).16 = 20.16 - 1.16
= 320 - 16 = 304
46. 99 = 46(100-1) = 4600 - 46=
4554
35. .98 = 35(100-2) = 3500-
70=3430

Bài 39/20
Số 142857 nhân với 2;3;4;5;6đều
được tích chính các số ấy viết theo
thứ tự khác nhau
142 857 .2 = 285 714
142 857 . 3 =571 428
Hoạt động 4 : Củng cố: Y/c HS nhắc lại các tính chất của phép cộng và phép nhân
Viết công thức thể hiện các tính chất đó
Hoạt động 5 : Dặn dò
- Làm các BT 52-60 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 4
Tiết 9
PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên.
Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. Biết vận
dụng kiến thức vào giải BT
II/ CHUẨN BỊ : * HS: giấy trong, bút dạ, bút chì *GV: B?ng ph?, phấn màu
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : - Chữa BT 56, 61 SBT,
Hoạt động 2 : Phép trừ hai số tự nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà :
a) 2 + x = 5. b) 8 + x = 5
Ở câu a) ta có phép trừ 5 - 2 = 3
Vậy tổng quát : khi nào ta có phép trừ a - b = x?
Với 2 số tự nhiên a và b, nếu có một số tự nhiên

x thế nào thì ta có phép trừ nói trên?
* Hướng dẫn HS dùng bút chì di chuyển trên tia
số để thực hiện phép trừ
Với phương pháp này hãy thực hiện phép trừ 5 -
8
Làm được hay không?
HS thực hiện BT ?1 a - a = 0; a - 0 = a
BT 41/22
1/ Phép trừ hai số tự nhiên :
a> Tổng quát :Cho hai số tự nhiên
a và b, nếu có một số tự nhiên x sao
cho b + x = a thì ta có phép trừ a -
b = x
b > Ví dụ : 8 - 3 = 5
15 -15 = 0
18 - 0 = 0
Hoạt động 3 : Phép chia hết và phép chia có dư
Xét xem có số tự nhiên nào mà
a) 4 . x = 20 b) 6 . x = 15
Nhận xét : Ở câu a) ta có phép chia 20 : 4 = 5
Vậy khi nào ta có phép chia a cho b?
Trong phép chia a : b = c thì mỗi số a, b, c gọi
là gì?
Y/c HS làm ?2
Có phép chia 15 cho 6 hay không?
GV lưu ý : cũng có phép chia 15 cho 6 nhưng
không phải là phép chia hết mà là phép chia có

Em hãy thực hiện phép chia 15 cho 6. Số dư?
Viết biểu thức thể hiện quan hệ giữa các số trên:

15 chia cho 6 được 2 dư 3, ta có:
15 = 6 . 2 + 3
số bị chia = số chia.thương + số dư
2/ Phép chia hết và phép chia có
dư :
a> Phép chia hết :
Cho hai số tự nhiên a và b ( b ≠ 0 ),
ta luôn tìm được hai số tự nhiên q
và r duy nhất sao cho :
a = b.q + r trong do 0

r < b
Hoạt động 4 : Củng cố: Nêu cách tìm số bì trừ, số bị chia, điều kiện thực hiện
được phép trừ?
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 44. Rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
Hoạt động 5 : Dặn dò: Đọc phần tổng kết: ( phần chữ đậm, nghiêng)
- Làm các BT 43-47 trang 24 SGK vào vở BT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 4
Tiết 10
PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA (TT)
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS nắm đựoc quan hệ giữa các số trong phép trừ, điều kiện để phép
trừ thực hiện được. rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm,
tính nhanh và giải toán tìm x. rèn tính cẩn thận, chính xác
II/ CHUẨN BỊ : * HS: bảng nhóm, bút viết bảng, máy tính
*GV: giấy trong , bảng phụ

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Cho hai số tự nhiên m và n, khi nào ta có phép trừ m - n = x?. Tính 425 - 257; 91 -
56
- Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ? Tìm x biết : 78 - x = 34 ; x - 46 = 89
Hoạt động 2 : Luyện tập (33')
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Dạng 1: Tìm x
Y/ c HS giải vào vở BT bài 47/24 SGK
HD: trước hết ta tim biểu thức trong dấu ngoặc
Gọi 3 HS lên bảng giải
GV kiểm tra bài làm của một số HS
Làm thế nào để biết kết quả đúng hay sai?
GV hướng dẫn HS cách kiểm tra kết quả
Dạng 2: Tính nhẩm
Y/c HS đọc phấn hướng dẫn ở BT 48, 49
Hãy vận dụng phương pháp như SGK đã hướng
dẫn để làm các BT 48, 49
Nêu nhận xét về hai cách tính nhẩm
GV lưu ý HS : Đ/v phép cộng nếu ta thêm ở số
hạng này thì phải bớt ở số hạng kia, còn đ/v
phép trừ ta cùng thêm ( hoặc cùng bớt đi) một số
ở số bị trừ và số trừ
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi
GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi
Y/c HS dùng máy tính bỏ túi để giải BT 50 SGK
Y/ HS hoạt động nhóm để giải BT 51
BT 47/24 Tìm số tự nhiên x, biết:
a) ( x - 35) - 120 = 0
x-35 =120

x =155
b) 124 + ( 118 - x) = 217
x = 25
c) 156 - (x + 61) = 82
x = 13
BT 48/24:
35 + 98 = (35 - 2) + (98 + 2) = 133
46 + 29 = (46 - 1) + (29 + 1 )= 75
BT 49
321 - 96 = (321+4) - (96+4) = 225
1354 - 997 = 1357 - 1000 = 357
BT 51/25
4 9 2
3 5 7
8 1 6
BT 50/25:
425 -257 =168
652 -46 -46 -46 = 514
Hoạt động 3 : Củng cố: Nhắc lại các cách tính nhẩm đã học trong bài
Trong tập hợp các số tự nhiên phép trừ thực hiện được khi nào?
Nêu cách tìm các thành phần ( số trừ, số bị trừ) trong phép trừ
Hoạt động 4 : Dặn dò
- Làm các BT 64-67; và BT 74 trang 11 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 4
Tiết 11
LUYỆN TẬP 2
Soạn :

Giảng:
I/ MỤC TIÊU : Củng cố về quan hệ giữa các số trong phép chia hết, phép chia có dư.
rèn luyện kỹ năng tính toán, tính nhẩm, vận dụng kiến thức để giải mốt bìa toán thực tế
II/ CHUẨN BỊ : HS: Máy tính, bảng nhóm
*GV: SGK, SBT, bảng phụ, máy tính
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b
Tìm x biết : a) 6x - 5 = 613 b) 12(x - 1) = 0
- Khi nào ta nói phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b là phép chia có dư.
BT : Viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, chia 3 dư 1, chia 3 dư 2
Hoạt động 2 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
 Y/c HS cả lớp làm BT 52 trang 25 SGK
HS tự đọc phần hướng dẫn
Gọi 2 HS làm câu a
Ở câu b theo em nhân cả số bị chia và số chia
với số nào là thích hợp?
Viết số 132 thành tổng của hai số tự nhiên nào
cho thích hợp? Còn với số 96?
Gọi 2 HS lên bảng làm câu c
 Y/c HS giải BT 53
Gọi lần lượt 2 HS đọc đề
Giải bài này như thế nào? Dùng phép tính gì?
 Y/c HS giải BT 54
Mỗi toa có bao nhiêu chỗ ngồi?
Để tìm được số toa cần thiết ta sử dụng phép
tính gì?
Kết quả phép chia ta chỉ được thương là 10, vậy
ta dùng bao nhiêu toa? Có thể dùng 10 toa được

khôg? như thế đã chở được hết số hành khách
hay chưa?
 Y/c HS dùng máy tính để tính kết quả
BT 55/25 SGK. Tìm Vận tốc tính như thế nào?
HS đứng tại chỗ nêu kết quả
Dạng 1: Tính nhẩm
BT 52/25 SGK
a) 14.50 = 7.100 = 700
16.25 = 4.100 = 400
b) 2100:50 = 4200:100 = 42
1400:25 = 5600:100 = 56
c) 132:12 = (120+12): 12 = 10+1 =
11
96: 8 = (80 + 16) : 8 = 10+2 =
12
BT 53/25
a>Số vở loại I Tâm mua được
21000:2000 =10(quyễn )
dư 1000
đ

b>Số vở loại II Tâm mua được
21000 : 1500 = 14 (quyễn )
BT 54/25
HS giải trên bảng. KQ: 11 toa
BT 55
Dùng máy tính để giải
kết quả (48; 45)
Hoạt động 4 : Củng cố:
Nêu cách tìm số bị chia trong trường hợp phép chia hết, phép chia có dư

( bằng thương x số chia ; bằng thương nhân số chia cộng với số dư)
Hoạt động 5 : Dặn dò
- Ôn lại các kiến thức về phép trừ và phép chia. Đọc câu chuyện về Lịch
Làm các BT 76-80; 83 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần
4
Tiết
12
LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN.
NHÂN HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : Nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số, số mũ, nắm
được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. Biết cách viết gọn một tích nhiều thừa số
bằng nhau, vận dụng được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số để giải BT
II/ CHUẨN BỊ : HS: SGK, SBT, bảng nhóm *GV: SGK, SBT
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Hãy tính các tổng, tích sau 6+6+6+6+6; 8+8+8+8+8+8 ;
a+a+a+a+a+a
10 .10 .10 .10 ; a .a .a
Hoạt động 2 : Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Y/c HS đọc SGK trang 26
Theo cách làm của SGK hãy viết gọn các tích
sau:
7.7.7.7; 9.9.9 ; .a.a.a.a.a; a.a.a.........a ( n thừa số

a)
hướng dẫn HS đọc các ký hiệu bên
GV Giới thiệu các cách viết bên gọi là luỹ thừa
Vậy thế nào là luỹ thừa bậc n của a?
Y/c HS đọc định nghĩa trong SGK (3 lần) và ghi
vào vở
Hãy đọc các ký hiệu sau và cho biết đâu là số
mũ, đâu là cơ số: 8
3

, 6
8
; 4
9
Y/c HS giải ?1 và đọc phần chú ý /27
Giải BT 56/27
1/ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
a>Ví dụ :
2.2.2 = 2
3
5.5.5.5.5.5 = 5
6
2
3
,5
6
là một luỹ thừa
Đọc :2 mũ 3hoặc 2 luỹ thừa
3hoặc luỹ thừa bậc ba của 2
b>Tổng quát (SGK)

Với a ,n

N ,n

0,a.a.....a = an
( n thừa số a )
a là cơ số , n là số mũ
• Chú ý : (SGK)
• Qui ước :a
1
= a
Hoạt động 3 : Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Hãy viết các tích bên dưới dạng luỹ thừa
( Dùng định nghĩa luỹ thừa )
Em có nhận xét gì về số mũ của kết quả với số
mũ của các luỹ thừa
Từ đó em hãy viết công thức tổng quát ax.ay
= ?
Hãy Phát biểu thành qui tắc
BTAD: Viết tích sau dưới dạng luỹ thừa
x
4
.x
5
= ? a
4
.a = ?
2/Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
a> Ví dụ :
2

3
.2
4
= 2
7
5
4
.5
6
= 5
10
b> Tổng quát (SGK)
am.an = a
m + n
* Chú ý :SGK
Hoạt động 4 : Củng cố: Nhắc lại định nghĩa luỹ thừa, viết công thức
Nêu qui tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, viết công thức
Tìm a biết a
2
= 25 ; a
3
= 27
Hoạt động 5 : Dặn dò: Học thuộc định nghĩa luỹ thừa, qui tắc và công thức nhân hai
luỹ thừa cùng cơ số - Làm các BT 57-60 trang 28SGK, Làm thêm BT 86-90/13 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 5
Tiết 13
LUYỆN TẬP

Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS phân biệt được cơ số và số mũ, vận dụng được công thức nhân
hai luỹ thừa cùng cơ số. HS biết viết gọn một tích các thừa số bằng nhau bằng cách
dùng luỹ thừa. Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính về luỹ thừa
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT, phiếu học tập
*GV: SGK, SBT, bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
-Hãy nêu định nghĩa luỹ thừa bậc n của số a. Viết công thức tổng quát: Tính 10
2
;
5
3

Viết các tích sau dưới dạng một luỹ thừa : 3.3.3.3.3; 10.10.10.2.5
- Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào?. Viết công thức dạng tổng quát
Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa 3
3
.3
4
; 5
2
.5
6
; 7
5
.7
Hoạt động 2 : Luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG
* Dạng : Viết 1số tự nhiên dưới dạng luỹ
thừa
Cho HS giải BT 61/28 SGK
Số nào trong các số sau là luỹ thừa của một số
tự nhiên :
Hãy viết tất cả các cách nếu có
BT 62: Y/c HS tính : 10
2
; 10
3
; 10
4
; 10
5
; 10
6
*Dạng 2: Nhân các luỹ thừa cùng cơ số
Cho HS giải BT 64:
Gọi 1 HS nhắc lại qui tắc nhân hai luỹ thừa
cùng cơ số
*Dạng 3:So sánh luỹ thừa với số mũ.......
BT 65/29 (SGK) GV hướng dẫn cho HS hoạt
động nhóm sau đó các nhóm treo bảng nhóm
và nêu trình bày cách làm của nhóm
BT 61/28
8 = 2
3
; 16 = 4
2

= 2
4
; 27 = 3
3

64 = 8
2
= 4
3
= 2
6
;
81 = 9
2
= 3
4
; 100 = 10
2
BT 62/28 :
KQ : 100; 1000; 10 000 ;
100 000; 1.000.000
BT 64/28 :
a) 2
3
.2
2
.2
4
= 2
9

b) 10
2
.10
3
.10
5
= 10
10
c) x.x
5
= x
6
d) a
3
.a
2
.a
5
= a
10
BT 65 /29:
a) 2
3
< 3
2
d) 2
10
> 100
b)2
4

= 4
2
c) 2
5
< 5
2
Hoạt động 3 : Củng cố:
GV tổ chức nhóm trên phiếu học tập nội dung sau: Chọn câu đúng ,sai
1> 2
3
.2
2
=2
6
2> 2
3
.2
2
= 2
5
3> 5
4
. 5= 5
4
4> 3
2
. 2
3
=3
5

5> 5
2
= 25 6> 10
4
= 40 7> 1000= 10
3
8> 5
2
> 2
5
Nhắc lại định nghĩa luỹ thừa bậc n của số a, nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số
Hoạt động 4 : Dặn dò
- Làm các BT 90  93/13 , Bài 95 tr 14 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 5
Tiết 14
CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU:
- HS nắm được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, biết qui ước a
0
= 1 (a = 0)
- HS biết vận dụng công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số vào giải bài tập.
II/ CHUẨN BỊ :
*HS :SGK, phiếu học tập
*GV: SGK,bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Nêu qui tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, Giải BT 93/13SBT
Hoạt động 2 : Nắm ví dụ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Cho hs đọc và làm ?1 trang 29 SGK
Gọi 1 HS lên bảng làm và giải thích
Y/c HS so sánh số mũ của SBC, SC và
thương, nêu nhận xét
Để thực hiện phép chia ta có cần điều kiện gì
không? Vì sao?
1.û Ví dụ :
Biết 5
3
. 5
4
= 5
7
 5
7
: 5
3
= 5
4
; 5
7
: 5
4
= 5
3
Biết a

4
.a
5
= a
9
 a
9
: a
5
= a
4
; a
9
: a
4
= a
5
Hoạt động 3 : Tìm hiểu công thức tổng quát
GV giới thiệu qui ước
Qua các bài tập trên cho HS rút ra công thức
tổng quát : am : an = ? ( với m > n)
Tính a
10
: a
2
Muốn chia hai luỹ thừa cùng cơ số (khác 0) ta
làm như thế nào?
Gọi vài HS đọc lại qui tắc
Lưu ý HS là trừ chứ không phải chia hai số


Y/c HS làm BT 67/30 SGK
2. Tổng quát:
Qui ước : a
0
= 1
Tổng quát:
am : an = am
- n
( a

0 , m

n)
Chú ý : SGK
7
12
: 7
4
= 7
8
; x
6
: x
3
= x
3
Hoạt động 4: Chú ý
GV hướng dẫn HS viết số 2578 dưới dạng
tổng các luỹ thừa của 10
Số đã cho gồm bao nhiêu nghìn,bao nhiêu

trăm,bao nhiêu chục ,bao nhiêu đơn vị ?
Vậy 2578 = ? 538 = ?
TTviết abcd dưới dạng tổng cácluỹ thừa của
10
3/ Chú ý :

1235 = 1.10
3
+ 2.10
2
+ 3.10 + 5.10
0

abcd = a.10
3
+ b.10
2
+ c.10 + d.10
0
Hoạt động 4 : Củng cố: GV đưa nội dung BT 69/30 lên bảng phụ cho HS đọc -Tổ
chức nhóm
Hoạt động 5 : Dặn dò
- Làm các BT67  72/30-31 SGK , nghiên cứu bài thử tự thực hiện...............
IV/ RÚT KINH NGHIỆM

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 5
Tiết 15
THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH
Soạn :

Giảng:
I/ MỤC TIÊU :
- HS nắm được các qui ước về thứ tự thực hiện phép tính. biết vận dụng các qui ước
trên để tính đúng giá trị của biểu thức. Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức.
- Rèn luyện HS có tính cẩn thận trong tính toán
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT, bảng nhóm, bút viết bảng
*GV: Bảng phụ ghi bài 75 trang 32 SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Giải BT 70 tr 30 SGK
Hoạt động 2 : Nhắc lại về biểu thức
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Trong toán học ta thường xuyên gặp các biểu
thức, ở các lớp tiểu học chúng ta cũng đã làm
quen với biểu thức toán học, vậy biểu thức là
gì?
Hãy cho ví dụ về biểu thức
Cho HS đọc phần chú ý trong SGK
1/ Nhắc lại về biểu thức
10 + 2 - 7; 12 :3 .8; 2
5
.......
là các biểu thức

Chú ý : SGK
Hoạt động 3 : Tìm hiểu thứ tự thực hiện các phép tính
Em nào có thể nhắc lại thứ tự thực hiện các
phép tính đã được học ở tiểu học
Y/c HS lần lượt nêu cách làm đ/v từng trường

hợp
a) Đ/v biểu thức không có dấu ngoặc:
+ Chí có phép cộng và trừ hoặc nhân và
chia
+ Có cả 5 phép tính
b) Đ/v biểu thức có dấu ngoặc
GV đưa nội dung của ví dụ bên HS nêu cách
tính NTN ?
Cho HS làm ?1 Tính : 62 : 4.3 + 2.52
?2 Tìm x biết : a) (6x - 39):3 = 201
b) 23 + 3x =56:53
2/ Thứ tự thực hiện các phép tính
trong biểu thức
a>Biểu thức không có dấu ngoặc
Ví dụ :
+ 35 + 12 - 20 = 47 -20 = 27
60 : 2 .5 +12 = 30.5 +12 = 162
Biểu thức có phép toán cộng
,trừ,nhân ,chia,luỹ thừa
b>Đối với biểu thức có dấu ngoặc
Ví dụ : Tính
300: {2[7 + ( 20 -12 )]}
= 300 : {2 [7 + 8 ] }
= 300 :{2. 15 }
= 300 :30 = 10
* Nhận xét:SGK
Hoạt động 4 : Củng cố: Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính GV tổ chức nhóm
câu a,b,c
bài tập 73/32. Rồi gọi hai học sinh lên bảng làm
a) 5.4

2
- 18:3
2
= 5.16 - 18: 9 = 80 - 2 = 78
b) 3
3
.18 - 3
3
.12 = 33(18 - 12) = 27.2 = 54

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
c) 39. 213 + 87 . 39 =39(213 + 87) = 39 . 300 = 11700
GV đưa nội dung của bài tập 75/32 lên bảng phụ cho HS thực hiện
Nêu cách tính NTN?
Hoạt động 5 : Dặn dò
- Làm các BT 73- 76 trang 32 SGK ,BT phần luyện tập
- Tiết sau đem máy tính
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 6
Tiết 16
LUYỆN TẬP
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS biết vận dụng các qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính trong
biểu thức để tính đúng giá trị của biểu thức
Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính theo thứ tự qui định, tính giá trị của biểu
thức
Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, cần mẫn, chịu khó

II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT, máy tính
*GV: SGK, SBT, bảng phụ, máy tính
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15'
ĐỀ: 1/ Viết Tập hợp các số tự nhiên x sao cho 6 < x < 10 bằng hai cách
2/ Viết dưới dạng luỹ thừa: a) 5
3
.5
2
.5 b) a
5
: a
3
3/ Tìm x biết : 2x - 1 = 15
ĐÁP ÁN: 1) Viết Đúng mỗi cách 1,5x2 = 3đ2/ Đúng mỗi câu : 2đx2 = 4đ
3/ Tìm được 2x = 16 ( 1,5đ) x = 16: 2 ( (1đ) x = 8 (0,5đ)
Hoạt động 2 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ NỘI DUNG
Cho HS giải BT 78:
12 000 - (1500.2 + 1800.3) + 1800.2:3)
Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính
HS thực hiện ở bảng , lớp cùng làm ,nhận
xét
Để nguyên lời giải BT 78 trên bảng, y/c HS
đọc đề bài tập 79 trang 33SGK
GV giải thích : giá tiền mua sách là:
1800.2:3
Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời kết quả
Qua KQ trên giá 1 gói phong bì là bao

nhiêu?
Cho HS hoạt động nhóm để giải BT 80
Thi đua giữa các nhóm về thời gian và số
câu trả lời đúng
BT 78/33:
12 000 - (1500.2 + 1800.3 + 1800.2:3)
= 12 000 - (3000 + 5400 + 1200)
= 12 000 - 9600 = 2400
BT 79/33
Bút bi giá 1500đ/c
Vở giá 1800đ/q; sách giá 1200đ/q
Giá tiền 1 gói phong bì là : 2400đ
BT80/33
1
2
= 1 ; 1
3
= 1
2
- 0
2
; ( 0+1)
2
= 0
2
+ 1
2
2
2
= 1+3; 2

3
= 3
2
- 1
2
; ( 1+2)
2
> 1
2
+ 2
2
3
2
= 1+3+5 ;3
3
= 6
2
- 3
2
;
( 2+3)
2
< 2
2
+ 3
2
Hoạt động 3 : Sử dụng máy tính bỏ túi
GV treo tranh vẽ máy tính phóng to lên và
hướng dẫn HS các sử dụng như SGK
HS sử dụng MTBT để giải các BT trang 33

SGK
BT 81/33
( 274 +318 ) .6 = 3552
49.62 - 32.51 = 1406
BT 82/33
Cộng đồng dân tộc VN có 54 dân tộc
Hoạt động 4 : Củng cố:
- Ta đã giải các dạng toán nào ?
Hoạt động 5 : Dặn dò: Soạn trước các câu hỏi 1,2,3,4 trang 61 ( Ôn tập chương I)
- Làm các BT 73 - 76 trang 32 SGK, Làm thêm BT 166-169 SBT
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần
6
Tiết 17
LUYỆN TẬP
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : Hệ thống lại cho HS các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng,
trừ, nhân, chia, luỹ thừa. Rèn kỹ năng tính toán
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT
* GV: SGK, SBT, bảng 1 (tóm tắt các phép tính) trang 62 SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng và phép nhân
- Luỹ thừa bậc n của a là gì? Viết công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Hoạt động 2 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG

Bài 1: GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề BT:
Tính số phần tử của các tập hợp :
a) A = { 40; 41; 42; ........... ; 100 }
b) B = { 10; 12; 14; ............; 98}
c) C = { 35; 37; 39; ............; 105}
Muốn tính số phần tử của tập hợp trên ta làm
như thế nào?cho 3 HS lên bảng thực hiện .
Bài 2: Tính nhanh
a) (2100 - 42):21
b) 26+27+28+29+30+31+32+33
c) 2. 31.12 + 4.6.42 + 8.27.3
Gọi 3 HS lên bảng giải, các HS còn lại giải
vào vở BT . Vận dụng vào kiến thức nào đã
học ?
GV tổ chúc nhómBT 3 thực hiện phép tính
sau:
a) 3.52 - 16: 22
b) (39.42 - 37.42 ) : 42
c) 2448 : [119 - (23 - 6)]
Y/c HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính
G ọi 3 HS đại diện các nhóm lên bảng giải
Tổ chức hoạt động nhóm đôi chẵn ,lẻ giải BT
Bài 4: Tìm x biết:
a) (x - 47) - 115 = 0 c) 5.( x + 35 ) =515
b) (x - 36): 18 = 12 d) 12x -33 = 3
2
.3
3
BT 1 :
Số phần tử của tập hợp A là: 100-

40+1= 61
Số ptử của t. hợp B : (98-10):2+1=45
C : ( 105 - 35 ) : 2 +1 = 36
BT2 a) = 100-2=98
b) = 59.4 = 236
c) = 24 (31+42+27)=2400
BT3:
a) 71
b) 2
c) 24
BT4
a) x = 162
b) x = 252
c) x = 68
d) x = 23
Hoạt động 4 : Củng cố:
Nhắc lại các cách viết tập hợp .Tính số phần tử của tập hợp NTN?
Nêu thứ tự thực hiện các phép tính
Hoạt động 5 : Dặn dò:
Xem lại các phần đã học, các BT đã giải. chuẩn bị tốt để tiết sau làm bài kiểm tra 1
tiết
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 6
Tiết 18
TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS nắm được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu. Biết

nhận ra một tổng, một hiệu có chia hết có chia hết cho một số hay không mà không cần
tính tổng, hiệu
Biết sử dụng kí hiệu chia hết cho /:
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: Bảng nhóm, giấy gương
* GV: SGK, SBT, Bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b? Cho ví dụ .
Hoạt động 2 : Nhắc lại về quan hệ chia hết
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG
Khi nào a chia hết cho b, khi nào m không chia
hết cho n?
Giới thiệu kí hiệu chia hết cho ,không chia hết
1)Nhắc lại về quan hệ chia hết :
(SGK)
a chia hết cho b - ký hiệu a  b
Hoạt động 3 : Nắm và vận dụng tính chất 1
Cho HS làm ?1/34
Hãy viết 2 số chia hết cho 6. xét xem tổng của
chúng có chia hết cho 6 hay không?
Làm tương tự đ/v số khác
Tính chất đó có còn đúng cho hiệu a - b không?
Hãy lấy ví dụ để kiểm chứng
Y/c hs đọc phần chú ý trong SGK
Nêu kết luận tổng quát. HS khác nhắc lại
2) Tính chất 1 :
TQ :Nếu a  m và b  m => (a+b)
m
ví dụ : 18  6 ; 30  6

18+30= 48 ; 48  6
* Chú ý (SGK)
Tính chất : (SGK)
Hoạt động 4 : Nắm và vận dụng tính chất 2
Bây giờ ta tìm hiểu xem khi nào thì một tổng
không chia hết cho một số
Có phải khi 2 số hạng không chia hết cho một số
thì tổng không chia hết cho số đó không? Điều đó
chưa chắc chắn. Hãy giải ?2 a và b rồi rút ra kết
luận
Viết hai số trong đó có một số chia hết cho 4 còn
một số không chia hết cho 4, xét xem tổng có chia
hết cho 4 không?
Tương tự xét tính chất chia hết đ/v số khác
=>kết luận
Hãy đọc phần tổng quát trong SGK
3)Tính chất 2:
TQ : a  m và b  m ==> (a+b)  m
• Chú ý : SGK
• Tính chất : SGK
Hoạt Động 5 Củng cố: GV tổ chức nhóm ?3 và ?4 . BT 83,85/35-36
Hoạt động 6 : Dặn dò- Làm các BT84,86/35-36
IV/ RÚT KINH NGHIỆM : ..........................................................................................
..............................................................................................................................

Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 7
Tiết 20
LUYỆN TẬP
Soạn :

Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS vận dụng thành thạo các tính chất chia hết của một tổng, một
hiệu. Nhận biết thành thạo một tổng, một hiệu có chia hết cho một một số hay không
mà không cần tính tổng, tính hiệu
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT
*GV: SGK, SBT, bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu tính chất 1 về tính chất chia hết của một tổng. Viết công thứctổng quát.
Làm BT
- Phát biểu tính chất 2 về tính chất chia hết của một tổng. Viết công thứctổng quát.
Hoạt động 2 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG
Gọi HS đọc nội dung bài 87trang 36 SGK
A=12+14+16+x với x ∈ N
Tìm x để a 2 thì x phải có điều kiện gì ? vì
sao ?
Yêu cầu HS trình bày
Tương tự với a không chia hết cho 2
HS đọc đề bài số 88 trang 36 SGK
Khi chia số tự nhiên a cho 12 ta dược số dư là 8.
Hỏi a có chia hết cho 4 không? Có chia hết cho
6 không?
Gợi ý: hãy viết số a dưới dạng biểu thức của
phép chia có dư.
Vậy số a có chia hết cho 4 không ? vì sao ?
chia hết cho 6 không ? vì sao ?
+ GV dưa bảng phụ ghi bài 89Trang 36 SGK
+ gọi 4 HS lên bảng điền dấu x vào ô thích hợp

+ Bài 90 SGK GVđưa bảng phụ 2
ghi nội dung bài 90
gọi 3 HS lên bảng gạch dưới số mà em chọn.
+ Cho hoạt động nhóm và thảo luận.
GV gọi 1 HS đại diện nhóm lên gạch.
BT 87/36
a>Vì 3 số hạng của A đềìu chia hết
cho 2. nếu x  2 thì A 2
Vậy x là tất cả các số mà có chữ số
tận cùng bằng 0;2;4;6;8
b> x không chia hết cho 2 thì A
không chia hết cho 2
BT 88/36
a = 12q + 8 (q ∈ N)
Vì 12q  4 và 8  4 nên a  4
Vì 12q  6 và 8 / 6 nên a / 4
Vậy a  4
BT 89/36
a) Đ
b) S
c) Đ
d) Đ
BT 90/36 a) 3
b) 2
c) 3
Hoạt động 3 : Củng cố: Gọi 2 HS Phát biểu tính chất chia hết của 1 tổng
Y/c HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập theo yêu cầu của GV .
Hoạt động 5 : Dặn dò : nắm vững các dạng toán đã giải
Làm các BT 119,120 trang 17 SBT.Nghiên cứu bài dấu hiệu ................
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :


Giáo án Số học 6- Nguyễn Thành Quang-Trường THCS Phù Đổng
Tuần 7
Tiết 21
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5
Soạn :
Giảng:
I/ MỤC TIÊU : HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho2, cho 5, biết xác định một số nào
đó có chia hết hay không chia hết cho 2, cho 5, biết tìm số chia hết cho 2, cho 5
Rèn kỹ năng Phát biểu tính chất một cách chính xác, đầy đủ
II/ CHUẨN BỊ :
* HS: SGK, SBT
*GV: SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề BT
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
-Phát biểu các tính chất chia hết của một tổng. Cho biết các tổng, hiệu sau có chia
hết cho 8 không mà không tính tổng, hiệu : 80 + 16 ; 80 + 15 ; 40 + 32 + 24 ; 40 +
32 + 12
Hoạt động 2 : Nhận xét mở đầu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ NỘI DUNG
Hãy viết số 70 dưới dạng tích
Vậy 70 có chia hết cho 2 không? Có chia hết cho
5 không?
Tương tự hãy xét các số: 30; 730 ; 810; 1240
Nêu nhận xét tổng quát
1)Nhận xét mở đầu:
a) Ví dụ:
* 30= 3.10=3.2.5
Ta thấy: 3.2.5 chia hết cho cả 2 và 5
* 810 = 81.2.5

Ta thấy: 81.2.5 chia hết cho cả 2 và
5
b) Nhận xét: (SGK)

Hoạt động 3 : Dấu hiệu chia hết cho 2
Xét số 86* Ta có thể thay dấu * bởi số nào thì
được số chia hết cho 2. Hãy viết số 86* dưới
dạng tổng của một số tròn chục và một số
Qua phần trình bày đó em nào có thể KL 1
Ngược lại nếu thay dấu ? bởi một trong các số 1,
3, 5, 7, 9 thì số 86* có chia hết cho 2 không?
--> Nêu KL2
Gộp chung cả 2 KL ta Phát biểu như thế nào?
Gọi 3 HS khác nhắc lại, không nhìn sách
Y/c HS làm ?1
2)Dấu hiệu chia hết cho 2:
a)Ví dụ:Xét số n = 86*
Tìm * để n

2 và n

2
Ta có: n=860 + *

* = 0;2;4;6;8

Vậy * = 0;2;4;6;8 thì n

2
* =1;3;5;7;9 thì n


2
b)Kết luận:
-Kết luận 1 (SGK)
-Kết luận 2
c)Dấu hiệu chia hết cho 2: (SGK)
Hoạt động 4 : Dấu hiệu chia hết cho 5
Dạy - học tương tự như dấu hiệu chia hết cho 2
Số nào có 1 chữ số chia hết cho 5
Y/c HS làm ?2
3)Dấu hiệu chia hết cho 5:
a)Ví dụ: Xét M = 23*
Tìm * để M

5 và M

5
Ta có: M= 230 + *

* =0 ; 5
Vậy * = 0 ; 5 thì M

5
*=1;2;3;4;6;7;8;9 thì M

5
b)Kết luận:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×