Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.34 KB, 23 trang )

Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ - NGHỆ
THUẬT BIỂU CẢM QUA KHUÔN MẶT
A: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP
I. Giao tiếp là gì?
- Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến
hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về
nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
- Hiểu rộng hơn: Giao tiếp là quá trình vận hành các mối quan
hệ người với người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội, giữa cá
thể này với cá thể khác.
- Lời nói là cái vỏ sơ khai của giao tiếp.
- Giao tiếp là một trong những nhu cầu, quyền cơ bản của con
người.
- Con người thường sử dụng 2 hình thức để giao tiếp với nhau:
 Hình thức giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ:
 Hữu thanh: Từ nói
 Vô Thanh: Từ viết
 Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ:
 Hữu thanh: Giọng nói (chất giọng, âm lượng,
độ cao...), tiếng thở dài, kêu la.
 Vô Thanh: Điệu bộ, dáng vẻ, trang phục, nét
mặt, ánh mắt, đi lại, mùi,...
- Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận
thông tin,thông qua việc giao tiếp con người trao đổi, truyền
đạt tri thức, kinh nghiệm, niềm vui, lỗi buồn... với nhau.
- Để đảm bảo việc giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhất, chu


trình giao tiếp được thực hiện bằng 6 bước:

B1: Tập
trung

Toàn tâm toàn
ý lắng nghe
người noi

B2: Tham dự
Hòa mình
trong cuộc
giao tiếp,
bằng cử chỉ,
thể hiện rõ
mình đang
lắng nghe

B3: Hiểu
Nhắc lại
những từ
chính, từ
quan trọng
mà đối tác đã
trình bày

B6: Phát
triển

B4: Ghi nhớ


B5: Hồi đáp

Nên ghi chép
lại những ý
chính, những
điều cần ghi
nhớ hoặc
chưa rõ.

Ta phải trả lời,
giải đáp các Đặt câu hỏi để
làm rõ các vấn
băn khoăn
thắc mắc của đề, hoặc phát
đối tác trong triển thêm các
ý kiến khác
điều kiện có
1|Page
thể.


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

II.

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Các mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con

người
- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng
Giao tiếp vừa mang tính chất cá nhân vừa mang tính chất xã
hội.
- Tính chất xã hội được thể hiện ở chỗ nó được nảy sinh và
hình thành trong xã hội và sử dụng các phương tiện mà con
người tạo ra.
- Tính chất cá nhân được thể hiện ở nội dung, phạm vi nhu
cầu, phong cách kỹ năng,... giao tiếp của mỗi người.
- Tính chất cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi nhu cầu,
phong cách kỹ năng,... Giao tiếp của mỗi người.

III.

Chức năng của giao tiếp
1. Chức năng thông tin: Thông qua việc giao tiếp con người
trao đổi, truyền đạt tri thức kinh nghiệm với nhau
2. Chức năng cảm xúc: Thông qua giao tiếp con người bộc lộ
cảm xúc, tạo ra những ấn tượng. Chính vì vậy giao tiếp có
vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tình cảm của
con người.
3. Chức năng nhận thức

2|Page


Nguyễn Thị Ngọc Trinh


MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

KHÁI NIỆM GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Giao tiếp phi ngôn ngữ (nonverbal communication) bao gồm sự
biểu lộ trên khuôn mặt (facial expressions), ánh mắt (eye
contact), giọng điệu (tone of voice), điệu bộ cơ thể (body
posture) và cảm xúc của người tham gia giao tiếp.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học giao tiếp phi
ngôn ngữ giữa con người với con người là 80% còn lại 20% là
giao tiếp do ngôn ngữ âm thanh mang lại.
Giao tiếp có âm t hanh

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Chính vì vậy chúng ta muốn giao tiếp hiệu quả thì phải hiểu rõ
những ngôn từ được biểu lộ qua cơ thể. Con người thể hiện
chính mình thông qua cảm xúc và gương mặt là nhiều nhất

3|Page


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP BẰNG GƯƠNG MẶT

Gương mặt của con người thể hiện rất nhiều thông tin, bất kì

biểu cảm nào dù là nhỏ nhất đều hàm chứa những cảm xúc
khác nhau buồn, vui, ân oán, thù hận,... Chỉ cần chúng ta chú ý
kĩ có thể thông qua những chi tiết đó để nắm bắt tâm lý cũng
như thông điệp của đối phương từ đó dễ giao tiếp, chuyện trò
hơn.
I.

GIAO TIẾP BẰNG CÁI CẰM

Chiêc cằm là mơi người ta tưởng chừng như không “biết nói”
nhưng thực chất chúng có những ngôn ngữ rất riêng, nếu bạn
chú ý quan sát thì hoàn toàn có thể đoán ra thông điệp của đối
phương từ chiếc cằm của họ.
Trong quá trình nói chuyện chúng ta phát hiện tư thế chống
cằm lắng nghe (thường sẽ chống bên má hoặc dưới cằm), với
4|Page


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

tư thế này chúng ta có thể hiểu rằng phần lớn sự tập trung và
sức lực của họ đang ở đâu đó, đang dành cho việc phán đoán,
đắn đo tính chính sác trong quan điểm của người nói sau đó
đưa ra sự phủ định hoặc khẳng định chứ không dành cho việc
lắng nghe hoặc suy nghĩ.
Ngoài ra việc chống cằm còn cho bạn biết một thông điệp vô
cùng quan trọng mà người nghe muốn truyền tải đến người nói

“Tôi chán và mệt lắm rồi, tôi đang phải cố gắng để nghe đây”.
Đứng trên vai trò của người nói bạn cần phải điều chỉnh bằng
cách để người nghe thấy thích thú hơn, phát biểu ý kiến của

mình hoặc dừng lại.
II.

NGÔN NGỮ BÍ MẬT CỦA MIỆNG

Miệng không chỉ truyền đạt thông tin bằng âm thanh, giọng nói,
trong việc giao tiếp qua gương mặt, biểu cảm của cái miệng
thực sự rất quan trọng. Vậy ngôn ngữ của cái miệng biểu đạt
điều gì?
- Miệng khép lại thể hiện sự đoan trang, tự nhiên, bình tính và
bình an vô sự.
- Miệng há nửa thể hiện cho sự ngạc nhiên, hoặc cũng có thể
biểu lộ sự nghi ngờ.
5|Page


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

- Miệng há hốc sẽ biểu lộ sự sợ hãi, hoang mang, ngạc nhiên
cực độ.
- 2 khóe môi hơi nhếc lên biểu lộ sự vui mừng, hạnh phúc,
thiện chí
- 2 khóe môi trều xuống biểu lộ sự chản nản, buồn bã, không

vui, phớt lờ.
- Bĩu môi thể hiện sự bất mãn, sự không cam tâm, giận giữ
- Nhếc mép thể hiện sự khinh bỉ, coi thường
- Miệng mím chặn sẽ biểu lộ việc hạ quyết tâm hoặc sự tức
giận, phẫn nộ nhưng đang cố gắng kiềm chế.
Quả thực ngôn ngữ của đôi môi rất phong phú và đa dạng, để
có thể hiểu hết được ý đồ của người đối diện ta cần phải tinh ý
nhìn ra những biểu cảm dù là nhỏ nhất.
Khi nhìn thất ai đó cắn nhẹ môi hoặc liếm môi thì có nghĩa họ
đang lâm vào những tình huống khó sử hoặc áp lực, sở dĩ chúng
ta có hành động như vậy vì chúng ta đang muốn cố gắng tự an
ủi, làm dịu chính mình.
Trong trường hợp cắn chặt môi thì lại không phải là đang khó sử
hay áp lực mà họ đang thực sự tức giận chuyện gì đó, hành
động cắn môi cho thấy họ đang rất cố gắng để kiềm chế ngọn
lửa đang rực cháy trong con người của mình.
III.

NGÔN NGỮ CỦA NỤ CƯỜI

Nụ cười có vai trò rất lớn trong nghệ thuật giao tiếp phi ngôn
ngữ, thế nhưng cười như thế nào để gây thiện cảm cho người
khác là điều không dễ dàng, các kiểu cười mà ta hay bắt gặp
trong quá trình giao tiếp bao gồm:
1. Cười mỉm
Đây là nụ cười hai môi đan vào nhau, tạo thành một đường kẻ
chạy giữa miệng, không hở răng. Nếu người đối diện có nụ cười
này thì thường muốn thể hiện không muốn chia sẻ điều gì đó.
Đối với phụ nữ, nụ cười này thường thể hiện “không thích” hoặc
gại ngùng.

2. Cười nhếc mép
Nụ cười này một bên cánh môi sẽ rướn sang một bên tạo thành
nụ cười lệch. Nụ cười này thường thể hiện sự khinh bỉ, khó chịu,
6|Page


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

không phục tùng, bạn nên tránh sử dụng nụ cười này trong quá
trình giao tiếp vì sẽ làm mất thiện cảm với đối tượng và bị đánh
giá.
3. Nụ cười mím chặt, 2 mép hơi nhếc ra sau
Chúng ta thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những nụ cười mà đôi môi
được mím chặt, 2 mép hơi nhếc ra sau, không để lộ răng và
khuôn miện trở thành một đường thẳng. Ngụ ý của nụ cười này
bạn phải hiểu rằng người đó đang muốn nói “tôi không tán
thành ý kiến của bạn, trong thâm tâm tôi có cách nghĩ khác
cách nghĩ của bạn mà bạn, nhưng tôi không muốn nói ra cho
bạn biết.”

4. Cười gượng
Đó là nụ cười ở trạng thái “gượng ép”, miệng có thể hơi hé mở
một chút, nụ cười này thường thể hiện họ đang sợ hãi, có 2
trường hợp mà bạn có thể xử lý khi bắt gặp người có nụ cười
này: Một là tránh xa người đó, hai là tạo ra bầu không khí giao
tiếp thân thiện hơn giúp người đó cảm thấy an toàn, giao tiếp
thoải mái hơn.

5. Nụ cười bí hiểm.
Những người có nụ cười này thường làm cho đối tượng giao tiếp
cảm thấy tò mò, có phần lo lắng và sợ hãi. Biểu hiện của nụ
cười này là 2 môi chạm vào nhau một cách tinh tế, nét mặt
7|Page


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

(ánh mắt) biểu thị sự bí hiểm. Trong trường hợp nếu bạn là một
chàng trai đi gặp mặt cô gái trong lần đầu tiên, nụ cười này sẽ
tạo ra sự hấp dẫn và cuốn hút rất lớn với cô gái.
6. Nụ cười mạnh mẽ
Đây là nụ cười với đôi môi mở rộng, biểu thị sự thoái mái, sảng
khoái. Những người sử dụng nụ cười này thường là những người
của công chúng, rất vui vẻ và có nhiều năng lượng. Tuy nhiên
đối với những người nghiêm túc họ sẽ không thích những người
có nụ cười như vậy.

IV.

NGÔN NGỮ CỦA ĐÔI LÔNG MÀY

Một cử chỉ rất nhỏ từ gương mặt của người đối diện cũng ẩn
chứa những thông tin hết sức phong phú. Bạn có tin đôi lông
mày cũng biết nói không? Nhưng thực sự là vậy chỉ cần bạn
8|Page



Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

tinh ý quan sát chúng đôi khi sẽ mang đến cho bạn những
thông tin vô cùng hữu ích.
Có một thực tế rất thú vị rằng từ xa xưa nhướn lông mày được
xem là một điệu bộ được loài khỉ và tinh tinh sử dụng để chào
hỏi, chính vì vậy có thể nói theo bản năng con người ta đã coi
việc nhướn lông mày như dấu hiêu chào hỏi từ xa, đó còn là dấu
hiệu cho sự xác nhận sự hiện diện của người khác một cách vô
thức. Tuy nhiên Những người không nhướn lông mày trong lần
chào hỏi đầu tiên thường bị đánh giá là hung hăng.
Nếu ai đó chào hỏi bạn một cách giả tạo thì đôi lông mày của
họ sẽ cụp xuống kèm theo đó cánh tay họ sẽ không dơ cao và
thái độ thì hoàn toàn lạnh nhạt.
Mỗi câu nói, mỗi chữ viết tùy vào từng hoàn cảnh mà có nội
dung thông điệp khác nhau, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng vậy,
mỗi cử chỉ, hành động giống nhau nhưng trong từng ngữ cảnh
sẽ mang một thông điệp khác nhau. Ở một khía cạnh khác của
việc nhướn lông mày còn thể hiện sự không thoải mái hoặc gạc
nhiên, lo lắng và sợ hãi, tùy vào bối cảnh và hoàn cảnh mà xác
định rõ đối phương đang muốn truyền tải thông điệp gì đến
mình.
Đặc biệt chú ý khi đến đất nước Nhật Bản vì theo Nhật Bản
động thái nhướn lông mày là một hành động thiếu đứng đắn,
không lịch sự và có hàm ý khêu gợi tình dục.

Lông mày còn biểu lộ cho chúng ta biết rất nhiều thông tin khác
ví dụ như khi bạn gia nhập một tập thể nếu mọi người nhìn bạn
với đôi lông mày hình mái vòm thì tức là bạn được chào đón,
còn nếu ai đó dành ánh mắt với đôi lông mày xéo xuống thì hãy
cẩn hận với họ, vì bạn đang không được họ chào đón.
V.

GIAO TIẾP BẰNG ÁNH MẮT

Đôi mắt là một trong những tài sản quý giá nhất của mỗi con
người. Trong những biểu cảm trên gương mặt, đôi mắt là cửa sổ
thông tin quan trọng nhất đúng như Raplh Waldo Emerson viết
“Đôi mắt nói nhiều như cái lưỡi.”
1. Giao tiếp bằng mắt có vai trò rất quan trọng

9|Page


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Một nghiên cứu bởi Stephen Janik và Rodney Wellens tại Đại
học Miami (Florida, USA) cho thấy 12.6% sự thu hút của một
người được tạo ra ở miệng và đến 43.4% được tạo bởi đôi mắt.
Như vậy cho thấy rằng việc giao tiếp bằng mắt là cực kì quan
trọng.
Đối với những người thường xuyên giao tiếp bằng mắt với người
khác thường được đánh giá là những người:

-

Vượt trội và quyền lực hơn
Ấm áp và xinh đẹp hơn
Thu hút và dễ mến hơn
Giỏi giang, khéo léo, có năng lực và có giá trị hơn
Đáng tin, trung thực và chân thành hơn
Tự tin và ổn định về cảm xúc hơn

Đặc biệt việc giao tiếp bằng mắt sẽ cải thiện rất nhiều chất
lượng tương tác với người khác. Đặc biệt sẽ khiến bạn trông có
vẻ hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt đối phương.
2. Đôi mắt là yếu tố dùng để kết nối hiệu quả
Ban đã bao giờ đặt ra câu hỏi tại sao không có loài nào trong
220 loài linh trưởng có lòng trắng trong mắt hoặc có ít lòng
trắng, trong khi đó con người lại có phần lòng trắng rất nhiều.

10 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Lòng trắng trong mắt ta khiến mọi người dễ dàng thấy chính
xác thứ ta đang nhìn và nhận ra khi ta nhìn sang hướng khác,
vậy ta có thể hiểu rằng đôi mắt đặc biệt của con người phát
triển nhằm giúp ta đạt được mức độ hợp tác cao hơn, vốn hữu
ích cho sự sinh tồn và xây dựng nền văn minh. Tất cả những

điều đó nói lên rằng: đôi mắt của bạn là để giao tiếp bằng mắt
với người khác.
3. Đôi mắt là nơi truyền đạt suy nghĩ cảm xúc của con
người
Ông bà ta xưa đã có câu “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, điều
đó đã cho thấy rằng đôi mắt tiết lộ rất nhiều về suy nghĩ và
cảm xúc của ta một cách nhanh chóng và đặc biệt, ta có thể
đọc được cảm xúc, ý nghĩ của người khác thông qua mắt họ là
vì ngay cả khi ta giấu đi những suy nghĩ và cảm xúc thật của
mình trong ngôn ngữ cơ thể và nét mặt, nó vẫn bị lộ ra qua đôi
mắt.

Con người ta thường có huynh hướng nhìn vào mắt để đoán suy
nghĩ của người khác, ta bị quyến rũ bởi “ánh mắt mời gọi”, cẩn
trọng với “ánh mắt láo liên” và sợ hãi “ánh mắt dữ dằn”. Ta bị
thu hút, cảm thấy an toàn bởi những người có “ánh mắt tử tế”
và “long lanh”, “bừng sáng” hoặc “lấp lánh”, tránh xa những
người có “ánh mắt vô hồn”.
Quả thực ánh mắt là nơi thể hiện cảm xúc cực kì mạnh mẽ, ta
có thể thấy khi ai đó háo hức và hăng hái, ta nói họ “có ánh
mắt tươi sáng”, khi họ chán nản, ta gọi mắt họ là “mắt buồn”.
11 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Những chuyện tình trong tiểu thuyết lẫn đời thực thường bắt

đầu với “hai ánh mắt chạm nhau.”
Có thể thấy rằng ánh mắt chính là “mỏ thông tin” trong quá
trình giao tiếp.
4. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tập trung
Có một thực tế là con người luôn khao khát nhận được sự chú ý
và tương tác của những người khác khi họ tiến hành giao tiếp,
khi bị phớt lờ, ngó lơ ta sẽ cảm thấy bực mình, thiếu sự tôn
trọng. Hãy nghĩ xem ta sẽ cảm thấy buồn thế nào khi nói
chuyện với một người cứ nhìn đi chỗ khác chứ không phải tập
trung lắng nghe nhừng điều ta nói.
Chính vì vậy việc đưa ra những phản ứng ủng hộ, ví dụ như gật
đầu hoặc đưa ra sự công nhận thông tin như “ừm” và “ờ” để
thể hiện sự chú ý của bạn đến người mà bạn đang nói chuyện là
điều thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó giao tiếp bằng mắt cũng là một hình thức công
nhận thông tin rất hiệu quả, ánh mắt tập trung sẽ cho đối
phương thấy bạn nhận thức được điều họ nói.

5. Giao tiếp bằng mắt tạo sự gắn kết thân mật
Bạn có đã bao giờ mắc mắc rằng việc mình nói chuyện với một
người qua internet bạn sẽ rất dễ khó chịu và nổi cáu với họ hơn
là nói chuyện trực tiếp hay chưa?
Theo một số nghiên cứu cho thấy những “tế bào thần kinh
gương” đặc biệt nhạy cảm với nét mặt và tất nhiên là cả ánh
mắt. Điều này lý giải cho việc khi nhìn vào mắt người khác bạn
cảm nhận được cảm xúc mạnh mẽ, cảm nhận được tình người
nên các cảm xúc tiêu cực được hạn chế hơn.
6. Những điều mà đôi mắt không thể che giấu.
Người khác thường nhìn vào đôi mắt để nắm bắt suy nghĩ và
cảm xúc của ta, có những điều dù ta có cố gắng như thế nào

12 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

nhưng vẫn không thể che giấu được qua đôi mắt, chính vì vậy
nếu không muốn người khác nắm bắt được cảm xúc của mình
hãy cẩn thận trong những trường hợp sau:
a) Muốn che giấu sự giả dối
Khi muốn biết chắc chắn một sự thật nào đó từ phía đối tượng
giao tiếp ta hay bảo họ “hãy nhìn thằng vào mắt tôi mà nói” bởi
vì khi con người ta đang muốn che giấu một sự thật nào đó thì
thường họ sẽ gại nhìn vào đôi mắt của người đối diện vì sợ rằng
đôi mắt làm lộ mất sự thật đó.
Bên cạnh đó việc tạo sự gắn kết thân mật trong khi biết mình
đang cố tình lừa dối người khác khiến bạn cảm thấy thật hổ
thẹn. Đó cũng là lý do vì sao nếu bạn giao tiếp với người đối
diện bằng mắt thì sẽ được xem là đáng tin cậy hơn.
Đối với những người “nói dối không chớp mắt” tức nói dối mà
cảm xúc không biểu lộ qua ánh mắt thì thực sự bạn đã thực sự
gặp phải cao thủ “chém gió” rồi đó.
b) Che giấu cảm xúc
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc ta muốn che
giấu cảm xúc của mình với người đối diện dù là với mục đích tốt
hay là mục địch xấu. Lúc này đôi mắt lại chính là “kẻ phản bội”.
Tức giận và nhạc nhiên là hai cảm xúc khó che giấu nhất chính
vì vậy hãy chú ý đến đôi mắt nếu bạn không muốn đối phương

biết được cảm xúc thật của mình là gì.
c) Bất an/ lo lắng
Có một trường hợp là những ngươi cảm thấy mình thấp kém
hơn người đối diện đang giao tiếp họ sẽ không nhìn thẳng vào
mắt người đó khi nói chuyện, và ánh mắt đầu tiên sẽ là nhìn đi
chỗ khác. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự tự ti này là
do cảm giác bất an (bất an về ngoại hình, bất an về kiến thức
hoặc tâm trạng)
Mọi người sẽ tránh giao tiếp bằng mắt khi nói lời mỉa mai, và
nhìn trực diện khi đưa ra nhận xét chân thành, vì lời mỉa mai
thường được nói bởi những người quá bất an nên không thể trực
tiếp thể hiện ý kiến của mình.
13 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

d) Sự xấu hố
Khi con người cảm thấy xấu hổ thì họ không dám nhìn thằng
vào người đối diện mà ánh mắt thường lảng tránh ánh mắt của
người đối diện. Thay vào đó ánh mắt thường hướng xuống phía
dưới, hoặc lảng tránh nhìn đi chỗ khác.
7. Giữa đàn ông và phụ nữ có gì khác nhau khi giao tiếp
bằng mắt?
Có một thực tế là người phụ nữ sử dụng ánh mắt trong giao tiếp
tốt hơn đàn ông. Nguyên nhân có thể đưa ra nhận định này là
do:

Phụ nữ biết rõ ánh mắt có sức khuyến rũ cực kì lớn, chính vì vậy
họ thường chỉnh chu hơn trong việc truyền thông điệp bằng
mắt. Bên cạnh đó phụ nữ thường dễ chịu, cười nhiều và cởi mở
hơn, thường phản ứng bằng các hành động phi ngôn ngữ thay
vì dùng ngôn ngữ. Hơn nữa từ xưa đến nay phụ nữ vẫn luôn
được coi là phái yếu, họ không thể bảo vệ sự riêng tư của bản
thân khỏi những cặp mắt tò mò chính vì vậy họ phải giao tiếp
bằng mắt nhiều hơn đàn ông.
Phụ nữ dùng đôi mắt để tìm hiểu người khác đánh giá mình thế
nào. Họ cũng cố gắng làm cho đối phương phải giao tiếp bằng
mắt với mình. Phụ nữ sẽ hạ đôi mắt xuống nếu họ cảm thấy
mình đã bị khuất phục.
Ngược lại, đàn ông dùng đôi mắt để khẳng định vị thế và sức
mạnh. Họ nhìn chằm chằm nhiều hơn phụ nữ. Họ ít sử dụng
mắt để giao tiếp, chính vì vậy ta khó có thể nắm bắt được cảm
xúc của đàn ông hơn phụ nữ.
Nam giới nên giao tiếp bằng mắt nhiều hơn để hiểu được họ
đang được người khác đánh giá như thế nào.
8. Giao tiếp bằng mắt như thế nào để đạt được hiệu quả
tốt nhất?
a. Thúc đẩy, tích cực giao tiếp bằng mắt
Giao tiếp bằng mắt là hình thức giao tiếp cực kì quan trọng.
Chúng ta thường quan niệm trong giao tiếp bằng mắt phải nhìn
trực diện ánh mắt của người đối diện bởi vì khi nhìn trực diện
14 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Lớp: D15CQTT02B

vào mắt người khác trong giao tiếp sẽ hiệu quả nếu cả hai bên
đều cảm thấy thoải mái, nếu không có thể gây ra sự hiểu nhầm
là một sự thách thức với đối phương.
b. Giao tiếp bằng mắt nhưng đừng thái quá
Chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa việc giao tiếp bằng mắt và
việc nhìn chằm chằm vào mắt người khác. Nếu như giao tiếp
bằng mắt tạo ra sự hiệu quả trong giao tiếp thì nhìn chằm chằm
lại tạo ra sự khiếm nhã và mất tự nhiên. Bên cạnh đó việc nhìn
chằm chằm sẽ khiến cho cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng,
dễ tạo cảm giác xấu hổ, gượng gạo trong giao tiếp.

Cách tốt nhất để bạn giao tiếp bằng mắt với người đối diện,
không nhìn chằm chằm nhưng vẫn tập trung sự chú ý vào mắt
họ là ánh mắt của người theo dõi chủ yếu tập trung vao khu
vực hình tam giác được hình thành bởi hai con mắt và đỉnh mũi
đối phương. Nên phân bố thời gian trong quá trình giao tiếp là
dành 90% thời gian nhìn chăm chú vào khu vực hình tam giác,
10% thời gian còn lại nhìn thằng vào mắt đối phương, nên chú ý
là 10% còn lại này cần trải đều trong quá trình giao tiếp.
Hoặc một cách khác nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay
căng thẳng khi phải nhìn trực tiếp vào mắt người khác hãy tìm
một điểm khác trên mặt của họ làm bạn thấy thoái mái hơn khi
nói chuyện. Nhưng bạn phải nhớ là đừng để cho người bạn đang
15 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh


MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

giao tiếp nhận ra bạn không nhìn trực tiếp vào mắt họ. Như vậy
khái niệm giao tiếp qua ánh mắt cần được hiểu là nhìn vào đối
tượng giao tiếp.
c. Tăng khoảng cách khi giao tiếp bằng mắt với người không
thân thiết
Đối với những người không thân thiết nên tránh việc nhìn quá
chăm chú vào mắt của họ vì nếu bạn nhìn quá chăn chú vào
mắt của họ vô tình bạn sẽ khiến họ cảm thấy bạn như đang dò
sét họ, sẽ tạo cảm giác căng thẳng gượng gạo cho cả hai.

Để khắc phục tình trạng này bạn nên tạo khoảng cách đủ lớn
bằng cách ngồi ra xa hơn một chút hoặc ngả người về sau khi
tăng giao tiếp bằng mắt. Khoảng cách xẽ khiến cho đối phương
cảm thấy thoải mái, an toàn hơn, tránh được sự thân mật quá
nhanh.
d. Thay đổi sự tập trung giao tiếp qua lại giữa hai mắt
Khi ngồi gần ai đó, bạn không thể nhìn đồng thời hai mắt của
họ, và nếu cố làm vậy, ánh nhìn của bạn sẽ gây khó chịu. Có
thể bạn chưa bao giờ dừng lại để nghĩ về chuyện đó, nhưng khi
16 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B


nhìn vào mắt người khác, bạn nên nhìn vào từng bên một. Có
thể bạn có xu hướng vô thức tập trung nhìn vào một bên phải
hoặc trái, nhưng nếu bạn di chuyển ánh nhìn từ mắt này qua
mắt kia trong cuộc nói chuyện thì sẽ khiến cho việc giao tiếp
bằng mắt trông tự nhiên hơn và cho thấy bạn chú ý và hứng thú
hơn.
Nhưng chú ý đừng chuyển ánh nhìn qua lại giữa hai mắt của đối
phương quá thường xuyên vì như vậy bạn sẽ tạo cho đối
phương cảm thấy bạn như đang theo dõi trận đấu bóng bàn
vậy. Hãy nhớ cứ nhẹ nhàng và tự nhiên, từ từ và bình tĩnh nhé.
Nếu bạn cảm thấy việc cứ phải di chuyển nhìn qua lại như vậy
quá khó khăn thì bạn nên nhìn vào sóng mũi họ nhưng đừng để
đối phương nhận ra bạn đang không tập trung vào mắt họ vì sẽ
khiến cho hành động của bạn có vẻ giả tạo.
9. Làm thế nào để giao tiếp bằng mắt một cách tự nhiên?
Giao tiếp bằng mắt nhiều thì tốt…nhưng khi đến một mức độ
nhất định chắc hẳng bạn sẽ không muốn nhìn vào mắt đối
tượng giao tiếp nữa. Cách khắc phục tình trạng này là khoảng
mỗi 5 giây, hoặc sau mỗi câu, bạn hãy rời mắt khỏi họ một chút
rồi nhìn lại, tự tìm cho mình một nhịp điệu tự nhiên, nhưng
tuyệt đối đừng đếm nhẩm số giây trong đầu.
Nếu ngay từ đầu bạn không biết làm sao để tìm ra nhịp điệu đó,
hãy thử “phương pháp tam giác”. Nhìn vào một trong hai mắt
của đối phương, sau đó nhìn vào mắt còn lại, tiếp đến nhìn vào
miệng, sau đó trở lại mắt bên kia, rồi cứ vậy. Khi bạn luyện tập
phương pháp này và biết giao tiếp bằng mắt thế nào là tốt, bạn
có thể để mọi chuyện xảy đến tự nhiên. Bạn cũng nên nhớ rằng
việc ngừng giao tiếp bằng mắt và nhìn đi chỗ khác khi nhớ về
một kỷ niệm, suy nghĩ điều gì đó hoặc sắp xếp suy nghĩ về điều
muốn nói tiếp theo là bình thường và hợp lý, đừng quá áp đặt

việc đối tượng không tập trung trong việc giao tiếp bằng mắt là
thiếu sự tôn trọng và tập trung.
10. Khi ngừng giao tiếp bằng mắt, hãy nhìn sang hai
bên, đừng nhìn xuống
Có rất nhiều người thường có thói quen nhìn nên hoặc nhìn
xuống nếu như không tiến hành giao tiếp bằng mắt với đối
17 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

tượng giao tiếp. Tuy nhiên việc nhìn xuống khi ngừng giao tiếp
bằng mắt thể hiện thường thể hiện những điều tiêu cực như:
địa vị thấp, sự xấu hổ và/hoặc phục tùng. Đó không phải là
thông điệp bạn muốn truyền tải, bạn có thể thay bằng việc nhìn
sang hai bên.
11.

Giao tiếp bằng mắt trong các trường hợp cụ thể

a. Ánh nhìn trong giao tiếp hợp tác kinh doanh
Việc giao tiếp bằng mắt trong kinh doanh là cực kì quan trọng.
Bởi vì giao tiếp bằng mắt sẽ tạo độ tin cậy cho đối tác nếu
ngược lại bạn không giao tiếp bằng mắt thì sẽ bị đánh giá là
người không đáng tin (điều này cực kì nguy hiển trong kinh
doanh). Vậy phải giao tiếp bằng mắt như thế nào cho đúng
trong kinh doanh?

Khi bạn giao tiếp với một người nào đó trong hoạt động kinh
doanh, ánh mắt của bạn không bao giờ nên nhìn xuống thấp
hơn mũi của họ. Trước hết bạn phải nhìn vào một hình tam giác
(tưởng tượng) trên trán của người đối diện, sau đó từ từ dịch
dần xuống và nhìn vào hình tam giác thứ hai tạo bởi đôi mắt và
mũi .

18 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Với cái nhìn như vậy bạn sẽ tạo ra một bầu không khí trang
trọng, lấy được lòng tin của đối tượng giao tiếp (yếu tố cự kì
quan trọng trong kinh doanh). Đặc biệt với cách nhìn này bạn
còn có thể áp dụng trong trường hợp cảm thấy bất an, nghi ngờ
đối phương, sẽ khiến đối phương phải thay đổi tích cực về thái
độ của mình.
Nhưng hãy nhớ rằng đừng ngay lập tức áp dụng nó lần đầu tiên
ngay tại những cuộc họp chuyên nghiệp bởi vì ánh mắt trong
giao tiếp kinh doanh thường không được tự nhiên. Bạn nên thực
hành kiểu tiếp giao tiếp bằng mắt này trong những tình huống
xã hội thoải mái và bình thường hơn, ví dụ như khi gặp gỡ bạn
bè trước khi khi tham dự một cuộc họp tầm cỡ, bởi vì như vậy
hành vi và ánh nhìn của bạn sẽ tự nhiên hơn rất nhiều.
Ngoài ra, bạn cung cần nhớ rằng nếu quá tập trung vào việc giữ
ánh nhìn vào phần trên mũi, bạn có thể mất đi sự tập trung vào

những thứ khác. Ví dụ khi tham gia vào một cuộc đối thoại cụ
thể, bạn sẽ quên mất việc quan sát những thông điệp từ những
cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể khác. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn
đã luyện tập “ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh” một cách
thuần thục trước khi bắt đầu sử dụng nó trong công việc và các
hoạt động kinh doanh của bạn.
b. Ánh nhìn trong giao tiếp xã hội
Chúng ta sử dụng kiểu ánh nhìn này trong cuộc sống xã hội. Để
đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất trong trường hợp này bạn nên
“vẽ” một tam giác tưởng tượng tạo bởi hai mắt và miệng của
đối phương và tập trung nhìn vào đó. Khi nhìn như vậy, bạn thể
hiện rằng mình cảm thấy rất hứng thú khi trò chuyện với đối
phương và mong muốn tìm hiểu những gì đối phương muốn nói.

19 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Bên cạnh đó kiểu ánh nhìn này có thể cho thấy bạn có cảm tình
với người nói hơn là quan tâm đến bản chất của cuộc trò
chuyện. Hãy sử dụng nó khi bạn muốn kết bạn, gặp gỡ những
người mới gặp hoặc khi nói chuyện với các thành viên trong gia
đình. Ánh nhìn trong giao tiếp xã hội dễ áp dụng hơn ánh nhìn
trong giao tiếp kinh doanh – bạn có thể thực hiện nó mỗi ngày
mà không cần phải suy nghĩ về nó.
c. Ánh nhìn trong giao tiếp thân mật

Ánh nhìn trong giao tiếp thân mật kéo tam giác tưởng tượng đã
nêu ở trên dài ra, đi từ đôi mắt - miệng - cho tới toàn bộ cơ thể.
Chúng ta thường sử dụng loại ánh nhìn này khi nhìn thấy những
gì chúng ta thích (ví dụ khi chúng ta chiêm ngưỡng bộ trang
phục của một ai đó) hoặc ngược lại, khi chúng ta không chấp
nhận những gì chúng ta thấy. Điều này thường xảy ra khi một
người phụ nữ nhìn một người phụ nữ khác và đánh giá cô ta
một cách bản năng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra ánh mắt chê
bai đó. Người phụ nữ sẽ nhìn đối phương từ đầu đến chân và
sau đó nhanh chóng hạ mũi xuống.

20 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Hãy cẩn thận với kiểu ánh nhìn trong giao tiếp thân mật vì
chúng ta thường thực hiện nó một cách vô thức. Nếu bạn
không có ý định thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn với một
ai đó thì hãy cố gắng kiểm soát các chuyển động của mắt và sử
dụng ánh nhìn trong giao tiếp xã hội hay giao tiếp kinh doanh.
12.

Một số chiến thuật giao tiếp bằng mắt

Theo một nghiên cứu mới nhất của Mỹ thì con người ta thường
cảm thấy tôn trọng và yêu quý những nguời trò chuyện biết

giao tiếp bằng mắt, nhìn họ chăm chú hơn.
Có thể thấy nếu bạn có xu hướng duy trì giao tiếp bằng mắt
mạnh mẽ, đối phương sẽ cho rằng bạn là một người thông minh
và biết ánh ứng xử và có tư duy khá trừu tượng. Bởi vì những
người có tư duy trừu tượng có thể tích hợp các dữ liệu đến một
cách dễ dàng hơn so với những người có lối suy nghĩ thực tế.
Suy nghĩ của họ không bị phân tâm bởi ánh nhìn vì vậy họ có
thể tiếp tục nhìn vào mắt ai đó, ngay cả khi xung quanh hoàn
toàn tĩnh lặng.
21 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B

Thông thường việc bạn nhìn chăm chú vào một ai đó sẽ làm đối
phương cảm thấy hồi hợp và tăng nhịp tim của họ. Leil Lowndes
khẳng định rằng khi bạn có ý thức tăng cường sự giao tiếp bằng
ánh mắt, ngay cả trong môt trường kinh doanh bình thường
hoặc tương tác xã hội, mọi người sẽ cảm thấy họ thực sự thu
hút bạn.
 kỹ thuật sticky eyes
Nếu bạn là một người đàn ông nói chuyện với một phụ nữ hoặc
một người phụ nữ nói chuyện với một người đàn ông hay một
người phụ nữ, bạn có thể muốn thử sử dụng kỹ thuật mà Leil
gọi là "Sticky Eyes" (tạm dịch: Cái nhìn “dính chặt” lấy đối
phương)
Kỹ thuật Sticky Eyes cho phụ nữ

Hãy duy trì việc giao tiếp bằng mắt giống như mắt bạn
đang bị “dính” vào đối phương. Đừng vội vàng quay mặt đi
phá vỡ giao tiếp bằng ánh mắt ngay cả sau khi đối phương
đã nói xong. Nếu phải quay mặt đi thì hãy quay đi một
cách thật từ từ, chậm rãi, kéo dài ánh nhìn ra cho đến khi
nó đứt.
Kỹ thuật Sticky Eyes dành cho quý ông
Nếu bạn là một người đàn ông thì bạn cũng nên sử dụng kĩ
thuật Sticky Eyes nhưng nếu đối tượng là người cùng giới
thì bạn nên giảm “độ dính” khi thảo luận về các vấn đề cá
nhân, nếu không bạn có thể khiến đối phương cảm thấy
mình bị đe doạ, hoặc anh ta có thể hiểu sai ý định của
bạn.
 kỹ thuật epoxy eyes của của Leil
kỹ thuật epoxy eyes được tạm dịch là cái liếc nhìn, các nhà lãnh
đạo thường sử dụng kĩ thuật này để đánh giá nhân viên, các
thảm tử, công an, người điều tra thường sủ dụng Epoxy Eyes để
đe dọa kẻ tình nghi. Kỹ thuật này cũng rất hiệu quả thường
được các chàng trai đào hoa khiến chị em rơi vào lưới tình của
họ.
Nhưng để thực hiện phương pháp này một cách khéo léo bạn
cần có ít nhất 3 đối tượng tham gia bao gồm bạn, mục tiêu của
22 | P a g e


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078
Lớp: D15CQTT02B


bạn, và một người khác. Thông thường, khi đang trò chuyện với
hai người trở lên, bạn thường nhìn vào người đang nói. Tuy
nhiên, kỹ thuật này cho thấy bạn tập trung hoàn toàn vào mục
tiêu của bạn, chứ không phải là người nói. Điều này sẽ đánh lạc
hướng đối tượng mục tiêu và anh ta hoặc cô sẽ thầm hỏi, "Tại
sao người này lại nhìn tôi, thay vì nguời đang nói kia?" Họ cảm
thấy bạn đang rất quan tâm đến phản ứng của họ. Điều này có
thể có ích trong các tình huống kinh doanh nhất định khi việc
bạn phán xét người nghe là chấp nhận được.
Các chuyên gia thường sử dụng kỹ thuật Epoxy Eyes một cách
vô thức trong quá trình phỏng vấn, vì họ thực sự quan tâm đến
phản ứng của một nhân viên tiềm năng với những ý tưởng mà
người khác đang trình bày.
Tuy nhiên cách nhìn này bạn thường bị đánh giá đang phán xét,
hay đánh giá người khác, vì vậy khi sử dụng kĩ thuật này bạn
nên cẩn thận. Nếu lạm dụng nó, bạn có thể bị coi là kẻ kiêu
ngạo và ngang ngược.
Chính vì vậy hãy theo dõi mục tiêu của bạn, ngay cả khi người
khác đang nói chuyện, tuy nhiên đừng lúc nào cũng sử dụng
Epoxy Eyes hãy thực hiện một nó một cách nhẹ nhàng, lịch sự.
Giao tiếp phi ngôn ngữ - biểu cảm qua gương mặt là một
trong những kĩ năng cực kì quan trọng trong giao tiếp
cần phải đặc biệt chú ý và rèn luyện thường xuyên.
-------------------------------------- THE END
-----------------------------------------

23 | P a g e




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×