Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tạo hứng thú học lịch sử địa phương an giang cho học sinh lớp 10 thông qua bài giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………..trang 2
II. Nội dung sáng kiến.
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………...trang 3
2. Thực trạng vấn đề……………………………………………………………...trang 3
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề………………………….......trang 4
III. Hiệu quả đạt được…………………………………………………………...trang 18
IV. Kết luận……………………………………………………………………..trang 20
V. Đề xuất và kiến nghị…………………………………………………………trang 21
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………trang 23

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Do hưởng ứng chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được xác định từ trong
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993); Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12/1996) và được thể chế trong Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2010,…..): “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với
đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 28.2)
Do thực trạng trong xã hội ngày nay, học sinh rất ít quan tâm đến các môn xã hội,
trong đó có môn sử. Bởi theo các em, học các môn tự nhiên dễ chọn ngành nghề
về sau. Còn học các môn xã hội thì không nhiều ngành nghề để lựa chọn và thu
nhập từ các ngành nghề nhóm xã hội không cao. Hơn nữa, việc giảng dạy các
môn xã hội, nhất là môn sử chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh bởi
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên tâm thế học sinh khi học lịch sử


thường không mấy hứng thú, chủ yếu là học theo kiểu đối phó. Từ đó, học sinh
có nhận thức, hiểu biết về văn hóa và lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ngày
càng hạn chế.
Do phân phối chương trình lịch sử cấp trung học phổ thông, ở lớp10 chỉ có 1 tiết
để dạy lịch sử địa phương. Thời lượng dành cho lịch sử địa phương rất ít. Bên
cạnh đó, lịch sử địa phương không được chú trọng trong nội dung thi cử nên giáo
viên ít có sự đầu tư cho tiết dạy hoặc dạy theo phương pháp truyền thống nên
chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi tôi dạy các tiết lịch sử địa phương An
Giang theo phương pháp truyền thống học sinh rất thụ động, tiết dạy trở nên khô
khan, thiếu tranh ảnh, tư liệu minh họa nên học sinh khó hiểu bài.
Nếu chỉ giảng bằng phương pháp truyền thống là đọc, chép, giảng giải thì bài
giảng khá khô, học sinh tiếp thu không mấy hào hứng. Nhưng cũng với bài dạy
lịch sử ấy, tôi soạn và giảng dạy bằng bài giảng điện tử với nhiều hình ảnh minh
họa hấp dẫn, những thước phim sinh động, học sinh nhanh nắm bài hơn, hứng thú
với tiết học hơn.
Từ thực trạng trên nên tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú học lịch sử địa phương
An Giang cho học sinh lớp 10 thông qua bài giảng điện tử”. Với mong muốn
các em thích thú hơn trong học tập, giúp các em học sinh có sự nhìn nhận đúng
đắn những giá trị lịch sử, văn hóa địa phương. Qua đó, khơi dậy, bồi đắp lòng tự
hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi một học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


1. Cơ sở lí luận
Dạy học lịch sử là một hoạt động mang tính đặc thù, một quá trình sư phạm phức
tạp, học sinh không thể từ “trực quan sinh động” (nhìn quá khứ), mà phải đi từ

cung cấp sự kiện để tạo biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm, rồi mới nêu
được quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn. Việc cung
cấp sự kiện lịch sử cho học sinh càng cụ thể, giàu hình ảnh bao nhiêu thì các em
càng hứng thú học tập và hiểu biết lịch sử bấy nhiêu.
Ngày nay nhờ vào công nghệ thông tin, giáo viên có thể dễ dàng giúp học sinh đi
“từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, hiểu đúng bản chất của sự kiện,
hiện tượng lịch sử, từ đó có tư tưởng tình cảm đúng đắn và phát triển toàn diện ở
các em. Bởi vì, theo các chuyên gia giáo dục, nếu cứ áp dụng phương pháp dạy
học truyền thống thì 90% tri thức của học sinh được tiếp nhận qua tai, 10% qua
mắt sau một thời gian ngắn sẽ rơi vào tâm trạng mệt mỏi, giảm sự chú ý, nhưng
nếu các em vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua hình ảnh, kết hợp với các
hoạt động (tức là huy động cùng một lúc nhiều giác quan) thì kết quả ghi nhớ
kiến thức của học sinh đạt hơn 90%.
Vận dụng những tính năng vượt trội của công nghệ thông tin. Trong những năm
qua, tôi đã mạnh dạn áp dụng bài giảng điện tử trong trong dạy học lịch sử, đặc
biệt là trong các tiết dạy lịch sử địa phương An Giang nhằm cung cấp cho các em
nhiều hình ảnh trực quan, những thước phim sinh động,…tạo hứng thú trong học
tập, giúp các em khắc sâu kiến thức lịch sử của địa phương mình. Qua đó, hình
thành cho học sinh tình yêu quê hương và có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ
di sản văn hóa của địa phương mình.
2. Thực trạng vấn đề.
Từ năm 2012, khi chuyển về công tác tại trường THPT Ung Văn Khiêm được
phân công phụ trách dạy môn lịch sử. Tôi nhận thấy trong phân phối chương
trình môn lịch sử cấp trung học phổ thông chỉ dành thời lượng 1 tiết để dạy lịch
sử địa phương An Giang cho mỗi khối lớp. Do thời lượng ít, tư liệu phục vụ cho
việc dạy lịch sử địa phương An Giang chưa nhiều và lịch sử địa phương thường
không nằm trong nội dung thi cử nên giáo viên chưa đầu tư đúng mức cho tiết
dạy hoặc dành thời gian để dạy nội dung khác vì vậy nhận thức về văn hóa, lịch
sử địa phương của học sinh có phần hạn chế.
Từ năm học 2012 đến 2015, trong các tiết dạy lịch sử địa phương, tôi vẫn áp

dụng dạy theo phương pháp truyền thống. Tôi nhận thấy cách dạy này không tạo
hứng thú học tập cho học sinh, các em thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, ít
chịu suy nghĩ nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng
yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại.
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Trước thực trạng đó, từ năm học 2015-2016, tôi đã nghiên cứu đổi mới
cách soạn giảng. Từ chỗ soạn giảng theo phương pháp truyền thống
chuyển sang thiết kế bài giảng điện tử trong các tiết dạy lịch sử địa
phương. Qua thực tế tiết dạy lịch sử địa phương ở lớp 10, tôi nhận thấy
sự chuyển biến tích cực từ học sinh, các em thích thú, chủ động tham
gia vào tiết học, nhanh hiểu bài hơn từ đó việc giảng dạy lịch sử địa
phương có hiệu quả hơn.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Trước hết chúng ta cần hiểu một số khái niệm:
“Bài giảng” là sự thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên
đối tượng học sinh.
“Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó kế hoạch hoạt
động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi
trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là
những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh.
Để chuẩn bị cho một tiết dạy lịch sử địa phương An Giang ở lớp 10
bằng bài giảng điện tử, trước hết tôi chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu về lịch
sử địa phương An Giang (Video, hình ảnh, bản đồ, ….), chọn giải pháp cho sử
dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng.
Tôi cũng xin nhấn mạnh bài giảng điện tử không phải là một công cụ để thay thế
hoàn toàn “bảng đen phấn trắng” mà là cái đóng vai trò định hướng trong tất cả

các hoạt động trên lớp, minh họa cho bài giảng nhằm tạo hứng thú học tập cho
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương An Giang.
Dưới đây tôi xin chia sẻ cách thiết kế và giảng dạy một tiết lịch sử địa phương An
Giang ở lớp 10.
Bài 4 TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI AN GIANG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
(1802-1867).
Khi giới thiệu vào bài mới, tôi chèn một đoạn bài hát “Về An Giang” do Trần
Chương sáng tác: Có ai về An Giang xem cây lúa trổ bông. Có ai về An Giang
xem sắn khoai đầy đồng. Về An Giang nghe cô hai lý...lý con sáo sang sông. Hò
ơi... là hò ơi .....Mái chèo thoan thoắt trên sông, sông Tiền, sông Hậu cá tôm đầy
khoan. Mau về quê mẹ trái cây đầy vườn. Long Xuyên ơi, Châu Đốc ơi. Em là
con gái Tân Châu đánh giặc giữ nước trồng lúa cũng hay. Đánh giặc giữ nước
dệt lụa...càng khéo ta. An giang ơi! Câu hò bến nước xôn xao. Tri Tôn Bảy Núi
anh hùng còn đây. Ai về có nhớ hôm nay, riêng ta về ta nhớ ... người mà ta yêu.
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Mục đích của việc đưa bài hát này vào nhằm tạo không khí vui tươi giúp học sinh
sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
Dưới đây là hình ảnh slide minh họa chèn âm thanh.

Sau khi học sinh nghe xong một đoạn bài hát. Tôi đặt câu hỏi để lôi cuốn học sinh
vào bài mới: Bài hát trên nhắc đến vùng đất nào? Ngày xưa vùng đất này có
gọi là gì? Tên gọi An Giang chính thức có từ khi nào?
Học sinh nhớ lại kiến thức cũ để trả lời.
Từ câu trả lời của học sinh, tôi dẫn dắt vào bài mới: Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ
ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về vùng đất An Giang xưa, để cùng tìm hiểu về
tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa An Giang dưới triều Nguyễn (1802-1867).

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Tôi thiết kế một slide thể hiện tên bài và tên các đề mục chính của bài học nhằm
mục đích giúp học sinh nắm được tổng quan những vấn đề chính cần tìm hiểu.
Đồng thời trong quá trình giảng dạy tên bài học và các mục trong bài vẫn được
ghi trên bảng đen.
Dưới đây là hình ảnh slide thể hiện tên bài học và các đề mục chính cần tìm hiểu.

Do mỗi khối lớp chỉ học một tiết lịch sử địa phương An Giang nên việc nhắc lại
kiến thức cũ là rất cần thiết. Vì vậy, trước khi vào tìm hiểu mục 1. Tình hình kinh
tế. Tôi thiết kế và cho học sinh xem slide: Bản đồ An Giang vào giữa thế kỉ
XIX và đặt câu hỏi: Dựa vào bản đồ, em hãy cho biết địa giới An Giang dưới
triều Nguyễn bao gồm những tỉnh nào ngày nay?

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Mục đích nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức bài cũ đã học ở cấp Trung học cơ
sở từ đó kết nối với kiến thức mới. Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

Học sinh quan sát bản đồ, suy nghĩ và trả lời.
Sau đó, tôi làm hiệu ứng để xuất hiện bảng phản hồi thông tin và kết luận: Địa
giới An Giang dưới triều Nguyễn rất rộng so với ngày nay, bao gồm toàn bộ tỉnh
An Giang, một phần tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng
và huyện Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu).

Như vậy, nếu tính theo địa giới ngày nay thì tỉnh An Giang của chúng ta chỉ là
một phần của tỉnh An Giang dưới triều Nguyễn.
Tôi giảng thêm: Vùng đất An Giang xưa rất hoang vu, chủ yếu là rừng rậm,
những lưu dân đến đây khai phá vùng đất này đã ghi lại cảm giác của mình như
sau:
Ở đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ,
Con cá vùng cũng kinh
Chèo ghe sợ sấu cắn chân
Xuống bưng sợ đỉa
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Lên rừng sợ ma
Những người có công trong việc khai phá vùng đất Nam bộ nói chung và vùng
đất An giang nói riêng như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại (đào kênh
Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế), Đoàn Minh Huyên…
Từ những hoạt động khai hoang, mở đất, lập làng ….đã làm cho hoạt động kinh
tế ở An Giang dưới triều Nguyễn có những chuyển biến.
Từ chuyển ý trên, tôi dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu mục 1 của bài.
1. Tình hình kinh tế.
Nhằm giúp học sinh chủ động nắm được những nét cơ bản về tình hình nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của nhân dân An Giang dưới triều
Nguyễn.
Đồng thời để giúp học sinh rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày nên ở
mục này tôi sử dụng phương pháp cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Việc phân nhóm và câu hỏi thảo luận được thiết kế và thể hiện trên slide sau:


GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút. Hết thời gian, tôi chọn một nhóm
trong các nhóm thuộc tổ 1 và 2 lên dán bảng phụ trình bày phần thảo luận của
nhóm về nông nghiệp.
Tương tự tôi chọn một nhóm trong các nhóm tổ 3 trình bày về thủ công nghiệp và
một nhóm trong các nhóm tổ 4 trình bày về thương nghiệp.
Sau mỗi phần trình bày của các nhóm.Tôi yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ
sung nếu có.
Sau đó tôi chỉnh sửa những thiếu sót của các nhóm và nhận xét cộng điểm cho
những nhóm làm tốt (điều này khích lệ tinh thần cho học sinh, làm cho các em
thích hoạt động tìm hiểu hơn).
Học sinh dựa vào nội dung trên bảng phụ của các nhóm để ghi bài.
Tôi thiết kế và trình chiếu một số hình ảnh để minh họa cho bài học nhằm giúp
học sinh khắc sâu kiến thức.
Ở nội dung Nông nghiệp An Giang nửa đầu thế kỉ XIX. Tôi thiết kế và cho các
em xem slide sau:

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Sau khi cho học sinh xem slide trên. Tôi đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình
hình nông nghiệp ở An Giang dưới triều Nguyễn?
Học sinh dựa vào bảng số liệu trình bày nhận xét của bản thân. Giáo viên chốt lại:
Ở An Giang, dưới triều Nguyễn đất đai khai khẩn được chủ yếu để trồng lúa.

Ngoài ra, nhân dân An Giang còn trồng các loại rau, củ, cây ăn quả…
Ở nội dung thủ công nghiệp, để minh họa cho các ngành nghề thủ công ở An
Giang. Tôi thiết kế và cho các em xem slide gồm nhiều hình thể hiện một số nghề
thủ công nổi tiếng ở An Giang. Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

Học sinh được yêu cầu quan sát hình để nói tên những nghề thủ công truyền
thống còn tồn tại đến ngày nay và nghề thủ công đó thuộc huyện nào của tỉnh An
Giang.
Tôi kết nối với một đoạn clip ngắn (khoảng hơn 1 phút) giới thiệu về nghề mộc ở
chợ Thủ (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) nhằm giúp cho học sinh hiểu thêm về
nghề truyền thống của quê hương. (Clip được cắt ra từ kí sự Sông nước miệt
vườn của đài truyền hình Nhân Dân)
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Dưới đây là hình ảnh đoạn clip minh họa.

Sau khi học sinh xem xong đoạn clip, tôi hỏi: Em có nhận xét gì về làng nghề
mộc ở Chợ Thủ?
Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về nghề thủ công truyền thống ở địa
phương. Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận định, đánh giá một vấn đề
nào đó.
Ở nội dung thương nghiệp. Tôi thiết kế, trình chiếu và giới thiệu cho các em một
số hình ảnh, tư liệu về hoạt động thương nghiệp ở An Giang dưới triều Nguyễn.
Cung cấp cho học sinh thông tin : Giữa thế kỉ XIX, vùng Nam Kỳ lục tỉnh có 93
chợ lớn nhỏ, trong đó An Giang có 12 chợ (theo Đại Nam nhất thống chí). Theo
ranh giới hành chính hiện nay, trong 12 chợ thì An Giang chỉ có 1 chợ Tú Điền
thuộc huyện Đông Xuyên (nay là Chợ Thủ ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới).

Bên cạnh đó giải thích cho học sinh rõ nguyên nhân thương nghiệp ở An Giang
dưới triều Nguyễn không có điều kiện phát triển là do chính sách “trọng nông ức
thương” của triều Nguyễn.

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

Như vậy, nếu khi dạy mục này theo phương pháp truyền thống, tôi sẽ đặt câu hỏi
cho từng hoạt động kinh tế. Học sinh đọc sách khoa trả lời sau đó tôi giảng giải
thêm. Với phương pháp này tôi nhận thấy học sinh tiếp thu kiến thức một cách
thụ động, không hào hứng. Nhưng khi tôi tiến hành cho các em thảo luận nhóm
thì các em tích cực thảo luận, chủ động tiếp nhận kiến thức. Đồng thời với những
hình ảnh, clip minh họa,..các em tỏ ra thích thú, hào hứng phát biểu hơn.
2. Tình hình xã hội
Ở mục này, tôi yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức bài cũ qua câu hỏi: Cuộc sống
nhân dân ta dưới thời Nguyễn như thế nào?
Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài 26 lớp 10 trả lời.
Từ câu trả lời của học sinh, tôi dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu nội dung mới: Cũng
như nhiều vùng khác trên đất nước ta, đời sống nhân dân An giang dưới triều
Nguyễn cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo em vì sao cuộc sống nhân dân An
Giang dưới triều Nguyễn gặp rất nhiều khó khăn?
Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời.
Giáo viên kết luận: Đời sống nhân dân An Giang dưới triều Nguyễn khó khăn, cơ
cực,…. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở An Giang, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
Thất Sơn (1841-1842).


GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Tôi thiết kế và trình chiếu slide thể hiện Bản đồ khởi nghĩa Thất Sơn (18411842) và yêu cầu một học sinh lên trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa trên bản đồ
(cho thời gian để các em tìm hiểu trước khi xác định trên bản đồ).

Khi học sinh trình bày tốt tôi cho điểm trực tiếp hoặc cho điểm cộng để khích lệ
tinh thần học tập của các em. Tôi nhấn mạnh lại những nội dung quan trọng và
kết luận: Khởi nghĩa Thất Sơn tuy thất bại nhưng đã nói lên tinh thần đấu tranh
chống lại cường hào, ác bá của nhân dân An Giang ngay buổi đầu khai phá.
Như vậy ở mục 2 này, khi tôi dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gặp khó
khăn trong việc chuẩn bị bản đồ. Vì bản đồ về cuộc khởi nghĩa Thất Sơn (18411842) hầu như phòng thiết bị của trường không có. Hoặc là giáo viên vẽ, hoặc
photo nhưng chất lượng và hiệu quả sử dụng không cao bởi hình ảnh mờ, kích
thước nhỏ. Nhưng với bài giảng điện tử, thì những hình ảnh, bản đồ được phóng
to, học sinh dễ dàng trực quan. Cùng với phương pháp cho học sinh trình bày
diễn biến trên bản đồ sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng thuyết trình, giúp các em
tự tin hơn, tích cực hơn.
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Tôi chuyển ý để dẫn học sinh vào tìm hiểu mục 3.
3. Tình hình văn hóa, giáo dục.
Để học sinh chủ động nắm kiến thức. Ở mục này tôi cho học sinh làm việc theo
nhóm để hoàn thành phiếu học tập với nội dung tìm hiểu những nét văn hóa tiêu
biểu của An Giang dưới thời Nguyễn. Phiếu học tập được phát cho các nhóm (2
bàn quay lại thành 1 nhóm). Ngoài ra tôi còn thiết kế phiếu học tập trên slide để

trình chiếu cho học sinh tiện theo dõi. Thời gian các nhóm hoàn thành phiếu học
tập trong 5 phút.
Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Học sinh ở các nhóm cùng tìm hiểu sách giáo khoa, thảo luận với nhau để chọn
nội dung ghi vào phiếu học tập theo yêu cầu.
Sau 5 phút, tôi gọi đại diện một nhóm trình bày lĩnh vực “tôn giáo” và “giáo
dục”.
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Sau đó tôi làm hiệu ứng trên slide để phản hồi thông tin.
Dưới đây là hình ảnh slide phản hồi thông tin cho học sinh trên lĩnh vực “tôn
giáo” và “giáo dục”.

Đồng thời tôi kết nối để trình chiếu cho các em xem slide những hình ảnh minh
hoạ về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, cung cấp thêm cho các em một vài thông tin về
đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như những thông tin về những người đỗ đạt ở An
Giang dưới triều Nguyễn.

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.


Tôi tiếp tục gọi một nhóm khác trình bày lĩnh vực “văn học” và “nghệ thuật dân
gian”. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung nếu có.
Sau đó tôi làm hiệu ứng trên slide để phản hồi thông tin.

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

Đồng thời tôi kết nối để trình chiếu và giới thiệu đôi nét về các loại hình nghệ
thuật ở An Giang dưới triều Nguyễn như nghệ thuật tuồng, các điệu múa và lễ hội
của người Chăm, người Khơme.
Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Tiếp tục tôi mời 1 nhóm khác trình bày về lĩnh vực “kiến trúc”. Các nhóm còn lại
bổ sung. Sau đó tôi làm hiệu ứng trên slide để phản hồi thông tin.
Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

Tôi kết nối với slide hình ảnh những công trình kiến trúc tiêu biểu ở An Giang
như Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An (Châu Đốc), đình Châu Phú.
Dưới đây là hình ảnh slide minh họa.

GV: Trương Thị Tuyết Hân


Sáng kiến kinh nghiệm


Tiếp đến tôi kết nối với một đoạn clip ngắn (khoảng 2 phút) giới thiệu kiến trúc
đình Châu Phú. (Clip được cắt ra từ kí sự Đất và người Châu Đốc của đài VTV2).
Dưới đây là hình ảnh clip minh họa.

GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Ở mục 3 này học về văn hóa, giáo dục nên cần có nhiều tranh ảnh minh họa trực
quan sinh động thì học sinh mới dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học. Nhưng khi
dạy theo phương pháp truyền thống tôi nhận thấy không chuyển tải được hết
những nét văn hóa của nhân dân An Giang dưới triều Nguyễn do không có nhiều
tranh ảnh để minh họa. Kiến thức các em nhận được khá mơ hồ, không để lại
nhiều ấn tượng. Vì vậy kiến thức các em nắm được không sâu sắc và mau quên.
Nhưng từ khi tôi sử dụng phương pháp cho các nhóm tự tìm và tiếp thu kiến thức
qua việc hoàn thành phiếu học tập, tôi nhận thấy các em thực hiện sôi nổi, trình
bày tự tin phần tìm hiểu của nhóm. Bên cạnh đó, cùng với những hình ảnh, những
đoạn clip minh họa đã giúp các em khắc sâu kiến thức.
Ở phần củng cố kiến thức.
Trước đây, tôi thường đặt lại câu hỏi trong bài để học sinh trả lời. Hoạt động này
hầu như không tạo hứng thú cho học sinh. Nhưng từ khi thực hiện bài giảng điện
tử, tôi đã thiết kế trò chơi ô chữ và sử dụng các hiệu ứng trên PowerPoint để các
em vừa chơi, vừa củng cố kiến thức vì vậy các em rất hào hứng trả lời.
Dưới đây là hình ảnh slide minh họa trò chơi ô chữ.


GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


Do đến lớp 11 học sinh mới học tiếp lịch sử địa phương An Giang. Vì vậy, giáo
viên chỉ dặn học sinh về xem lại bài đã học và xem trước bài 27 Quá trình dựng
nước và giữ nước trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10.
III. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về cảm nhận của học sinh.
Qua khảo sát thái độ của học sinh khi học tiết lịch sử địa phương An Giang ở lớp
10 (Bài 4 Tình hình kinh tế-xã hội An Giang dưới triều Nguyễn (1802-1867)) qua
3 năm học 2014-2015; 2015-2016; 2016-2017.
Cách tiến hành như sau: Tôi chọn mỗi năm học 1 lớp với số lượng 38 học sinh.
Sau mỗi tiết dạy, tôi phát cho học sinh phiếu đánh giá mức độ thích thú khi học
tiết lịch sử địa phương An Giang. Trong phiếu thể hiện 3 mức độ cảm nhận:
Nhàm chán, bình thường và thích thú.
Kết quả thu được:
Đánh giá

Nhàm chán

Bình thường

Thích thú


NH 20142015

14 HS

16 HS

8 HS

Tỉ lệ

36.8 %

42.1 %

21.1 %

NH 20152016

8 HS

12 HS

18 HS

Tỉ lệ

21.1 %

31.5 %


47.4 %

NH 20162017

2 HS

10 HS

26 HS

Tỉ lệ

5.3 %

26.3 %

68.4 %

(38 học sinh)

Ghi chú:
- Từ viết tắt: NH: năm học; HS: học sinh.
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


- Năm học 2014-2015: dạy tiết lịch sử địa phương An Giang ở lớp 10 theo
phương pháp truyền thống.

- Năm học 2015-2016: đổi mới phương pháp, thiết kế và dạy tiết lịch sử địa
phương An Giang ở lớp 10 bằng bài giảng điện tử.
- Năm học 2016-2017: hoàn thiện hơn tiết dạy lịch sử địa phương An Giang ở lớp
10 bằng bài giảng điện tử.
Như vậy, việc sử dụng bài giảng điện tử khi dạy lịch sử địa phương An Giang ở
khối lớp 10 cho thấy đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh thích
thú, vui vẻ, chủ động hơn khi tiếp nhận kiến thức.
2. Về chất lượng làm bài.
Tôi so sánh kết quả điểm bài kiểm tra khảo sát (hình thức trắc nghiệm) cuối mỗi
tiết học lịch sử địa phương An Giang ở lớp 10, qua 3 năm học: 2014-2015; 20152016; 2016-2017. Số lượng học sinh khảo sát cho mỗi năm học là 1 lớp với 38
học sinh.
Kết quả đạt được:
Chất lượng làm
bài (38 HS).

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếukém

NH 2014-2015

10 HS

13 HS


10 HS

5 HS

Tỉ lệ

26.3%

34.2%

26.3%

13.1%

NH 2015-2016

13 HS

15 HS

8 HS

2 HS

Tỉ lệ

34.2%

39.5%


21%

5.3%

NH 2016-2017

15 HS

16 HS

7 HS

0

Tỉ lệ

39.5%

42.1%

18.4%

0%

Như vậy, điểm số bài kiểm tra khảo sát chất lượng của học sinh trong năm học
2015-2016 và 2016-2017 có nâng lên rõ rệt so với năm học 2014-2015. Do học
sinh được tiếp cận với cách thiết kế và phương pháp dạy mới. Các em được chủ
động tiếp thu kiến thức, trình bày được ý kiến quan điểm của bản thân. Đồng thời

GV: Trương Thị Tuyết Hân


Sáng kiến kinh nghiệm


với những hình ảnh, clip trực quan sinh động giúp các em khắc sâu kiến thức bài
học.
IV. KẾT LUẬN
Trên đây là kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy một tiết lịch sử địa phương An
Giang ở lớp 10 bằng bài giảng điện tử. Trong quá trình thực hiện, tôi đã giải
quyết được những vấn đề sau:
- Chọn được những tranh ảnh, tư liệu, công nghệ phù hợp cho bài giảng.
- Bài giảng được thiết kế tương đối có hệ thống, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu
kiến thức.
- Nâng cao hiểu biết của bản thân về công nghệ thông tin.
- Từ kết quả đạt được thúc đẩy tôi tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong soạn giảng.
- Trong quá trình giảng dạy, học sinh được trực quan, được thảo luận và trình bày
ý kiến, chơi giải ô chữ,.....từ đó học sinh thích thú, chủ động học tập.
- Với cách thiết kế và giảng dạy này, học sinh không còn thụ động nghe giảng
kiến thức nữa. Các em phải tham gia vào quá trình giảng dạy, chủ động nắm kiến
thức. Vì vậy, kiến thức các em nắm được sẽ khắc sâu hơn.
- Cũng với cách thiết kế và giảng dạy này, tiết lịch sử địa phương An Giang ở lớp
10 không còn nhàm chán, khô khan nữa. Học sinh cảm thấy tiết học sinh động
hơn, vui vẻ, nhanh hiểu bài hơn. Nhờ đó, học sinh có được những kiến thức nhất
định về lịch sử, văn hóa quê hương An Giang. Từ đó, các em yêu quê hương
mình hơn, có thái độ tôn kính đối với những người có công trong việc khai phá,
xây dựng và phát triển vùng đất An Giang. Các em có nhận thức đúng đắn trong
việc bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa của quê hương mình.
Đối với đồng nghiệp có dạy lịch sử ở khối 10, có thể sử dụng bài giảng này để
giảng dạy trong các tiết dạy lịch sử địa phương An Giang. Hoặc sử dụng tranh,
ảnh, tư liệu, clip...trong bài giảng để thiết kế lại cho phù hợp với đặc điểm của

học sinh trường mình, phù hợp với văn hóa địa phương mình đang giảng dạy.
Đối với đồng nghiệp giảng dạy lịch sử hoặc địa lí ở các khối lớp, khi có tiết dạy
lịch sử địa phương hoặc địa lí địa phương có thể tham khảo cách thiết kế hoặc
phương pháp giảng dạy rồi vận dụng cho phù hợp với bài dạy của mình.
Trên đây là kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy mang tính chủ quan của tôi nên có
thế có những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin chân thành nhận ý kiến đóng góp của
đồng nghiệp và học sinh để bài giảng của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, tôi nhận thấy để dạy một tiết dạy
lịch sử địa phương An Giang ở lớp 10 bằng bài giảng điện tử có hiệu quả.
*Người giáo viên cần phải:
- Có hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin.
- Phải dành nhiều thời gian, công sức để tập hợp tư liệu phục vụ cho bài dạy.
- Phải lên kế hoạch cho việc thiết kế, lựa chọn công nghệ, phương pháp giảng
dạy sao cho phù hợp, tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
- Phải xác định và hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những kiến thức trọng tâm
của bài.
- Giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy.
- Giáo viên phải bao quát lớp để kịp thời phát hiện và nhắc nhở những học sinh
không tham gia vào quá trình học tập.
- Giáo viên phải nắm vững các bước thiết kế của bài giảng điện tử để trình chiếu
cho phù hợp.
* Đối với học sinh:
- Cần chuẩn bị sách lịch sử địa phương An Giang để việc học thuận lợi hơn.
- Cần chủ động tham gia vào các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên.

- Cần mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến thảo luận của nhóm hoặc quan điểm của
bản thân về một vấn đề nào đó được giáo viên đưa ra.
* Đối với nhà trường:
- Thư viện trường cần trang bị thêm nhiều sách về lịch sử, văn hóa địa phương An
Giang để giáo viên, học sinh tham khảo.
- Các phòng máy chiếu luôn đảm bảo hoạt động tốt để việc giảng dạy bằng bài
giảng điện tử không bị gián đoạn.
- Khuyến khích giáo viên trong tổ chia sẻ kinh nghiệm thiết kế giáo án và giảng
dạy lịch sử địa phương có hiệu quả.
- Hội đồng bộ môn cần xây dựng ngân hàng bài giảng điện tử để giáo viên trong
tỉnh có thể học hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm.
GV: Trương Thị Tuyết Hân

Sáng kiến kinh nghiệm


×