Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn hóa học lớp 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.62 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU:.........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:………………………………..………….………2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ……………………………...2
2.1. Cơ sơ lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:…………………………………..2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:………………4
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:……………………………..………….6
a. Mục tiêu của giải pháp:……………..……………………..…….……...6
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:………….…..………….....8
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :………………………………..……...…..…...15
Tài liệu tham khảo:…………………………………………..…………..…......18


1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến
hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một
trong những trọng tâm của sự đổi mới.
Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong thời gian qua Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo đã có nhiều chủ trương , biện pháp tích cực để nâng cao
chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như “Hai
không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua thực hiện các cuộc vận này đã
làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất
lượng thực sự của giáo dục hiện nay ở bậc THPT còn thấp. Đặc biệt với giáo dục
thường xuyên còn khá nhiều học sinh yếu kém. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta phải


tìm ra những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự
thật một cách khách quan. Từ đó bình tĩnh đưa ra những giải pháp tích cực, sát
với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng. Vấn đề này cần phải có thời gian,
công sức của tất cả mọi người trong toàn xã hội.
Trong những năm qua, một thực trạng về trình độ học sinh giáo dục
thường xuyên ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng. Do đó, học sinh
GDTX về việc tiếp thu bài còn rất nhiều hạn chế, các em chưa có ý thức cố gắng
vươn lên trong học tập, còn trông chờ và ỉ lại cho thầy cô. Vì vậy cần xem xét
những đối tượng học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra
những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt tới kết quả tối đa, tránh cho các em bị
rơi vào những khó khăn trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân tôi muốn
trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học
sinh yếu kém.
Vấn đề học sinh yếu, kém hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải
pháp mới để khác phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục phát triển toàn diện
thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương
pháp thích hợp đối với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu, kém. Vấn đề nêu trên cũng là khó
khăn với bản thân tôi. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần
xây dựng cho bản thân tôi một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại,
giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phù đạo học sinh yếu, kém
không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặt
khác, nếu quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu, kém thì sẽ làm cho các em tự
tin hơn khi đến lớp học, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm
nên thắng lợi của công tác giáo dục ở địa phương nói chung và trung tâm
GDNN- GDTX Bá Thước nói riêng.
Đa số học sinh trung Tâm GDNN-GDTX Bá Thước rất yếu về các môn tự
nhiên nói chung và môn Hóa nói riêng. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và có
2



những biện pháp giúp đỡ những đối tượng học sinh này để các em đạt yêu cầu
và có kết quả cao hơn trong học tập nói chung và môn Hóa nói riêng là việc làm
rất cần thiết.
Trong năm học 2017-2018 tôi được phân công dạy môn Hóa lớp 12 đây là
một lớp có số học sinh yếu, kém rất nhiều, đa số các học sinh này yếu ở tất cả
các môn trong đó có bộ môn Hóa.
Với những lí do trên, ngay đầu năm học từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến
khi giảng dạy, bản thân tôi luôn chú ý quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu,
kém. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ,
được trau dồi tri thức và tiếp thu vươn xa trên con đường học vấn của mình. Đây
cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC
SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC LỚP 12 TRUNG TÂM GDNN- GDTX
BÁ THƯỚC” để triển khai trong suốt năm học nhằm góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn cũng là góp phần nâng cao chất lượng chung của Trung Tâm
GDNN-GDTX Bá Thước.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chương trình hoá học THPT ngoài nhiệm vụ hình thành một số kĩ năng cơ
bản, thói quen học tập, làm việc khoa học thì việc phát triển năng lực nhận thức,
năng lực hành động và tư duy cho học sinh cũng là nhiệm vụ không kém phần
quan trọng. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở Trung tâm
GDNN- GDTX Bá Thước, tôi thiết nghĩ việc phụ đạo kiến thức cho học sinh
yếu kém là hết sức cần thiết và quan trọng do học sinh trung tâm đầu vào rất
thấp. Đa số học sinh rất yếu về các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa. Từ
không biết, không hiểu, học sinh thường chán nản, không có hứng thú trong học
tâp.Vì vậy, với mục đích trên, đề tài nhằm hướng dẫn hình thành kĩ năng học tập
cho các em. Từ đó gây được hứng thú, lòng say mê học tập và yêu thích môn
Hóa của tất cả học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

“ Phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn Hóa học lớp 12 Trung tâm
GDNN – GDTX Bá Thước”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp hướng dẫn và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp điều tra cơ bản.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Giải pháp phụ đạo kiến thức cho học yếu, kém môn Hóa có mục đích
nhằm giúp cho học sinh xác đinh nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính
xác mà trong giờ học vì một lí do nào đó học sinh chưa nắm bắt được. Học sinh
khi đã tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú, say
mê với môn học từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập, phương pháp tự học,
3


tự nghiên cứu, có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy học sinh
học tập tiến bộ. Trên cơ sở đó giáo viên đề xuất thêm một số kiến nghị sư phạm
nhằm thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục toàn diện học sinh và hướng
nghiệp cho học sinh.
Phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ sung được
những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh chủ yếu là những kiến thức cơ bản
trong sách giáo khoa Hóa học, để giải quyết,để tìm lại kiến thức mà các em chưa
lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo
kịp với các bạn trong tiết học trên lớp và tạo cho các em húng thú học bài và xây
dựng bài trong từng tiết học trên lớp.
Muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính
xác và đánh giá được mức độ kiến thức động lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiết

dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thiết kế nội dung tiết phụ đạo sao cho có
hiệu quả nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ mức độ nhận biết kiến thức của học
sinh và kết hợp giải quyết được các vấn đề sau.
-Tìm hiểu tại sao học sinh sợ, chán học, học yếu, kém môn Hóa và tìm cách giải
tỏa tâm lí cho các em.
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn
luyện ý thức học tập.
- Giáo viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho
đối tượng học sinh yếu kém để đề ra nội dung, hình thức và phương pháp dạy
thích hợp nhất.
Như vậy cần ở học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghĩ và hành
động, tích cực phối hợp với giáo viên, có suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng những
thông tin nhận được để “vá lại lỗ hổng kiến thức” và phản hồi lại kiến thức một
cách chính xác, khoa học nhất. Muốn vậy giáo viên là người rất quan trọng cần
phải có các hướng dẫn cụ thể đẻ giúp học sinh.
Phụ đạo cho học sinh yếu, kém là một hoạt động bình thường và không
thể thiếu được trong bất kỳ trường nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các em học sinh
không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhằm lấp lỗ
hổng kiến thức của bản thân. Trong đơn vị trường học việc tổ chức các lớp học
phụ đạo cho học sinh yếu, kém là việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ là
phong trào thi đua hoặc để đối phó đợt thi đua hoặc kiểm tra.
Trong khuân khổ bài viết này, tôi xin được trình bày một số nguyên nhân
ảnh hưởng đến chất lượng dạy học còn yếu, kém và một số biện pháp để nâng
cao chất lượng dạy học môn Hóa ở Trung tâm GGNN-GDTX Bá Thước hiện
nay.
Thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung do Bộ GD và ĐT
phát động, trong đó có nội dung “Chống bệnh thành tích trong giáo dục” là một
trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện nay
nhằm đánh giá thực chất chất lượng học sinh. Bên cạnh đó cũng phản ánh được

chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Những học sinh lên lớp là
4


những học có kiến thức thực sự, xứng đáng được lên lớp. Những học sinh không
đảm bảo được yêu cầu sẽ không được lên lớp. Xuất phát từ vấn đề này, chúng ta
không thể thản nhiên là để học sinh yếu, kém “ở lại lớp” mà không có trách
nhiệm của giáo viên trong đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu,
kém gồm có chủ quan và khách quan mà nếu giáo viên kịp thời quan tâm, giáo
dục sẽ giúp cho nhiều học sinh yêu, kém tiến bộ và thoát khỏi tình trạng yếu,
kém.
Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy
nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh
yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là
điều đáng quan tâm của nhà trường.
Tuy cùng được học một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng
mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện
hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, môi trường giáo
dục khác nhau thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học
sinh cũng khác nhau.
Giúp đỡ học sinh yếu, kém được với cuộc vận động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “hai không” do Bộ GD
và ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực
trong các lần tổ chức kiểm tra, thi cử trong toàn ngành.
Việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu, kém bộ môn nói chung và môn
Hóa nói riêng là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và
không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học trong đó bộ môn Hóa rất cần
phải phụ đạo cho những học sinh chưa nắm bắt kịp thời, vận dụng được kiến
thức bài học.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
- Trung tâm GDNN-GDTX có đội ngủ giáo viên đủ cả về số lượng và chất
lượng.
- Trung tâm GDNN-GDTX có chi bộ Đảng lãnh đạo, gồm 12 Đảng viên.
- Lực lượng giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, có quyết
tâm thay đổi.
- Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang đầy đủ.
- Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau, đây thực sự là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể nhà
trường đi lên trong thời gian qua.
* Khó khăn:
Đối với học sinh GDTX đầu vào quá thấp, khả năng nắm bắt và nhận biết
kiến thức của các em rất yếu mà môn Hoá lại là môn học tự nhiên , kiến thức
nhiều đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập
nào.

5


Đa số học sinh không viết được các kí hiệu và công thức Hóa học. Hầu
hết các em không phân biệt được các dạng bài tập và không nhớ nổi các phương
pháp giải bài toán. Nhiều học sinh còn tình trạng luời học, không xác định được
mục đích học tập nên mất gốc ngay từ đầu nên khi gặp các dạng bài tập hóa hữu
cơ và vô cơ cảm thấy vô cùng phức tạp.
Trung tâm GDNN- GDTX Bá Thước là một trường miền núi đang còn
nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề đầu vào của học sinh còn quá
thấp
và sĩ số học sinh không đảm bảo lớp chỉ
có 21 học sinh. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh

.
Đối với giáo dục học sinh nói chung và truyền đạt kiến thức nói riêng
trong các nhà trường hiện nay, việc lựa chọn phương pháp phù hợp là ưu tiên
hàng đầu. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, điều tra tìm hiểu, thu thập thông tin
tôi nhận thấy học sinh còn mắc nhiều thiếu sót trong khi học môn Hóa và ngay
cả giáo viên dù luôn luôn không ngừng học hỏi và phấn đấu để có những giờ
dạy tốt nhất thì vẫn còn một số hạn chế trong khi dạy. Ở mức độ của đề tài này
tôi chỉ xin nêu lên thực trạng phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa
lớp 12 ở Trung Tâm GDNN- GDTX Bá Thước.
- Về phía học sinh:
+ Do chất lượng không đồng đều, còn rất yếu về kiến thức tự nhiên nói
chung, kiến thức về môn Hóa nói riêng. Phương pháp học mới là tự tìm hiểu, tự
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự làm thí nghiệm,tự nhận
xét để rút ra kết luận là điều hết sức khó khăn đối với học sinh Trung tâm
GDNN- GDTX Bá Thước.
+ Đa số học sinh lười học, chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập,
chưa có quyết tâm học tập, mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới. Nhiều học
sinh đuối sức trong học tập, không theo kịp các bạn, thiếu kiến thức, sinh ra
chán học, ngại học và sợ học.
+ Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong
học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả năng chú ý
và tập trung vào bài giảng của giáo viên chưa chăm chú, lười suy nghĩ còn trông
chờ vào thầy cô, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế,
chưa biết phát huy khả năng của mình.
+ Một số học sinh đi học thất thường đặc biệt học sinh vắng nhiều, bỏ tiết
ở các buổi học trong tuần.
+ Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ
động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải, học vẹt, không có khả năng vận dụng
kiến thức, trong thi cử thì quay cóp và dở tài liệu. Nhà trường tổ chức phụ đạo
cho học sinh yếu kém nhưng chính những học sinh yếu kém này lại không chịu

đi học phụ đạo.
Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các em học sinh yếu
kém và những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc

6


học, về nhà thì không xem lại bài, không chuẩn bị bài, hay nghỉ học vô lí do và
bỏ tiết.
- Về phía giáo viên:
Nguyên nhân học sinh yếu kém không phải hoàn toàn là do ở học sinh mà
một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở giáo viên. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt
trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập chuyên
môn nghiệp vụ, giáo vên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào phù hợp
với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá trình công
tác bản thân tôi nhận thấy mình đôi khi còn chưa sát sao, chú ý nhiều đến đối
tượng học sinh yếu, kém. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích
thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn
đến tình trạng học sinh yếu, kém mà bản thân thấy trong quá trình giảng dạy,
qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để
giáo dục, phụ đạo học sinh yếu, kém.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
a. Mục tiêu của giải pháp:
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự
hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong
mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức thực tế để học sinh thấy được
ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đó, các em sẽ ham
thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn

cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ
chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý
thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học.
Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thước học tập của học
sinh. Đa số các em ở xa trường nên phải ở trọ, nên thiếu sự quan tâm giám sát
của các bậc phụ huynh, mặt khác bản thân phụ huynh cũng chưa hiểu được tầm
quan trọng của việc học tập. Giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể
hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình thầy cô sẽ tạo
động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
- Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu
quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi,
cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập,
trong cuộc sống của bản thân mình.
Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng,
không la mắng nặng lời hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho
học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn
trọng mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi
tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay những lời chê bai bằng những lời khen
7


ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ
để khen ngợi các em. Đặc biệt đối với môn Hóa học, hình thức kiểm tra chủ yếu
hiện nay là trắc nghiệm khách quan nên khi chấm trả bài giáo viên thường hay
bỏ qua những phần nhận xét bài làm. Giáo viên cần có sự quan tâm đối với
những học sinh có tiến bộ, giáo viên phải nhận ra và động viên kịp thời, có thể
nhận xét trực tiếp vào bài làm hoặc khen ngợi trực tiếp trước lớp sau mỗi bài
kiểm tra.

Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh một cuốn sách hay “Bách khoa
toàn thư về những học trò lười”. Sách kể về những tên tuổi như Einstein, Disney,
picasso…được thế giới biết đến như những thiên tài nhưng không phải ai cũng
biết họ từng là những học sinh lười biếng, không có gì nổi bật khi cắp sách đến
trường nhưng họ đã để lại dấu ấn sáng chói trong lịch sử văn minh loài
người.Câu chuyện trên là một thông điệp mà giáo viên gửi tới các em học sinh,
các bậc phụ huynh, quý thầy cô giáo những người luôn có ước vọng nuôi dưỡng
tài năng, tiềm năng chứ không đơn thuần chỉ đặt niềm tin vào những điểm số
nổi bật trong lớp.
Tuy nhiên đối với một số đối tượng học sinh ở một số tình huống cụ thể
nào đó, giáo viên cũng cần thể hiện sự nghiêm khắc, răn đe để đưa các em vào
nề nếp, khuôn khổ. Điều quan trọng là giáo viên phải tác động được vào ý thức
của học sinh, học sinh hiểu rằng sự nghiêm khắc ấy nhằm mục đích giáo dục vì
bản thân các em, không có sự trù dập hay phân biệt đối xử với học sinh.
- Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh:
Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu, kém đúng với
những đặc diểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với
đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các
em là: Sức khỏe, khả năng tiếp thu bài , lười học, không có ý thức vươn lên
trong học tập, thiếu tự tin, nhút nhát.
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu, kém được củng cố và luyện tập
phù hợp.
VD: Khi dạy bài Este, học sinh yếu kém chỉ cần biết gọi tên, viết được các
phương trình phản ứng thủy phân este trong môi trường axit và môi trường kiềm
của những este đơn chức và ancol đơn chức là đạt yêu cầu .
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động dành
cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện
cho các
em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí

đích thực của mình trong tập thể.
VD: yêu cầu luyện tập của một tiết 5 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1
hoặc 2 bài tùy theo khả năng của các em.
Ngoài ra, giáo viên có thể đề nghị với nhà trường tổ chức phụ đạo cho
những học sinh yếu, kém khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu
quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 2 đến 4 tiết một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức
8


phụ đạo phải được giáo viên chuẩn bị kĩ, làm sao cho học sinh đi học phụ đạo
thấy được rằng việc đi học này có tác dụng, bổ ích, học sinh có khả năng tiếp
thu và tiến bộ trong học tập thì công tác phụ đạo mới thu hút được học sinh và
phát huy được tác dụng của nó.
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu các em hoạt động nhiều hơn,
thường xuyên liên hệ thực tế tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Hóa học.
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu
cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của học sinh. Trước vấn
đề đó, người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt
động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp
với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát
huy chủ động, sáng tạo.
Tuy nhiên đối với học sinh yếu kém, đôi khi trong quá trình triển khai các
hoạt động, tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, thảo luận lại không có tác
dụng. Học sinh đã yếu, khả năng tiếp thu, phân tích, kết luận còn nhiều hạn chế,
khi được phân công vào nhóm có các học sinh khá hơn thì học sinh yếu kém sẽ
thụ động hẳn đi, không tự tin nêu ra ý kiến của mình, ỷ lại vào các bạn học khá
hơn sẽ đại diện cho nhóm nên học sinh yếu, kém không muốn hoạt động. Bên
cạnh đó việc đổi mới phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự giác, ý thức tự

học rất cao mà đối tượng học sinh yếu, kém lại rất hạn chế ở khả năng này.
Vì thế theo ý kiến của cá nhân tôi nhận thấy rằng đối với lớp có nhiều học
sinh yếu, kém không nên tổ chức học tập bằng phương pháp thảo luận nhóm
trong các bài quan trọng, có tính chất tiền đề cho những bài học sau.
VD: Đối với bài Este ở chương 1 hoặc phần học về dãy điện hóa kim loại giáo
viên chỉ nên triển khai bài dạy theo phương pháp đặt vấn đề, gợi mở để học sinh
suy nghĩ sau đó giáo viên hướng dẫn thì học sinh yếu, kém có thể tiếp thu bài
một cách xuyên suốt hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Tôi tìm hiểu và hoàn thành giải pháp này bằng phương pháp chủ yếu là
tìm hiểu đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động của học sinh kết hợp với một
số phương pháp khác như trò truyện, kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút… Công
cụ đánh giá chính của tôi là tính xác suất học sinh hiểu bài thông qua quá trình
học sinh xây dựng bài học và vận dụng kiến thức ở từng tiết học cụ thể. Từ đó
sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học
sinh yếu kém bộ môn của mình. Sau khi sàng lọc và phân loại dựa trên những
biện pháp chung ở trên tôi đưa ra các biện pháp cụ thể phù hợp với từng nhóm
đối tượng học sinh yếu kém như sau: Giáo viên chia nhóm học tập, các nhóm
được chia càng nhỏ càng tốt, phân công học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu. Tuy
nhiên lớp 12 tôi có thể chia được 4 nhóm, mỗi một nhóm là 5 em ( trong đó1
nhóm là 6 em) bởi vì số lượng học sinh khá hơn một chút so với các bạn trong
lớp không nhiều. Ban đầu tôi cho học sinh tự chọn nhóm theo mong muốn cá
9


nhân, sau một thời gian nếu chưa hợp lý thì điều chỉnh. Tôi ghi lại danh sách các
nhóm, theo dõi sát trong quá trình học cũng như sau mỗi bài kiểm tra, nếu nhóm
nào tiến bộ tôi tuyên dương và cộng điểm thưởng cho nhóm.
* Nhóm 1: Học sinh mất căn bản kiến thức chung nhưng có khả năng tiếp thu
bài. Trước khi bước vào chương trình Hóa học hữu cơ ở học kì I lớp 12, tôi dành

2 tiết để ôn tập lại các kiến thức cơ bản về Hóa học hữu cơ mà học sinh đẫ được
học ở học kì II lớp 11, đặc biệt chú ý đến các kiến thức có liên quan đến lớp 12.
VD:
- Ôn tập lại các khái niệm cơ bản trong Hóa học hữu cơ như khái niệm về
hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm, hợp chất hữu cơ đơn
chức, hợp chất hữu cơ đa chức và tạp chức, khái niệm đồng đẳng, đồng phân,
cách viết đồng phân, chỉ yêu cầu học sinh viết các đồng phân đơn giản, chủ yếu
là hợp chất no, khái niệm về ancol, anđehit, axitcacboxylic.
- Nhắc lại tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ không no là
tham gia phản ứng cộng (cộng H2, cộng dd Br2, làm mất màu dd Br2, phản ứng
trùng hợp, phản ứng oxi hóa).
- Ôn tập tính chất hóa học cơ bản của ancol trong đó có phản ứng este
hóa, đặc biệt là phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tọa ra dung dịch màu xanh lam của
glixerol.
- Ôn tập lại tính chất hóa học cơ bản của anđehit trong đó nhấn mạnh
phản ứng tráng gương gây ra bởi nhóm chức – CH=O, tính chất hóa học cơ bản
của axit cacboxylic.
Sau khi ôn tập lại các kiến thức cơ bản xong, tôi dành 1 tiết để kiểm tra
những nội dung đã ôn tập.
- Khi triển khai bài mới, xác định rõ kiến thức trọng tâm, những kiến thức
cơ bản, có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và
bài tập trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh, tôi chốt các kiến
thức cơ bản một cách ngắn gọn cho học sinh dễ nắm bắt. Đối với học sinh yếu,
kém tôi chỉ yêu cầu nắm được những ý thật cơ bản
VD: Khi học bài Amino axit, giáo chỉ cần chốt các kiến thức sau:
Công thức tổng quát của amino axit no, có 1 nhóm – NH 2 và 1 nhóm –
COOH:
CnH2n(NH2)(COOH) (n ≥ 1) hay CmH2m-1O2N (m ≥ 2)
CTCT
H2N-CH2-COOH

CH3-CH(NH2)-COOH

Tên thường Tên thay thế
Glyxin

Alanin

Tên bán hệ thống

Axit 2aminoetanoic

Axit aminoaxetic

Axit 2aminopropanoic

Axit α aminopropionic

10


- Có nhóm NH2 → có tính bazơ

} → Amino axit là hợp chất hữu cơ lưỡng tính

- Có nhóm COOH → có tính axit
- Phản ứng với ancol tạo este (phản ứng riêng của nhóm – COOH)
- Phản ứng trùng ngưng (đối amino axit có 6 nguyên tử C trở lên)
Sau mỗi chương ngoài tiết luyện tập theo phân phối chương trình, yêu cầu
học sinh nắm được phần kiến thức cần nhớ sách giáo khoa, giáo viên có thể
củng cố cho học sinh những ý thật cơ bản, xâu chuỗi các tính chất với nhau để

học sinh nắm chắc và biết vận dụng khi làm bài tập về tính chất hóa học của các
chất.
VD: Sau khi học chương Cacbohiđrat, giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp vào
bảng sau:
Glucozơ
Fructozơ Saccarozơ Tinh bột
Xenlulozơ
Phản ứng với
Cu(OH)2 tạo
dd màu xanh

X

X

Phản
ứng
tráng gương
với
dd
AgNO3/NH3,t0

X

X

Phản ứng thủy
phân
Phản
riêng


ứng Làm mất
màu dd Br2

X

X

X

X

Phản ứng Phản
ứng
với iot
với HNO3

- Khi hướng dẫn học sinh luyện tập, tôi đặc biệt chú ý đến các điểm sau:
+ Đối với học sinh yếu, kém chỉ nên yêu cầu các em làm các dạng bài tập
tính toán đơn giản, dựa vào tính chất hóa học, không nên đưa ra các dạng bài tập
phức tạp, cần sử dụng các phương phương pháp giải nhanh, các định luật hóa
học.
+ Đảm bảo học sinh hiểu đề bài, học sinh yếu, kém nhiều khi gặp ngay từ
bước đầu tiên không hiểu đề bài toán nói gì, không nắm được các chất phản ứng
như thế nào, chất nào được tạo thành, không viết được phương trình hóa học do
không nắm được tính chất hóa học của các chất, do đó không thể tiếp tục quá
trình giải toán. Vì vậy đầu tiên tôi giúp các em hiểu rõ đầu bài, hướng dẫn các
em dựa vào tính chất hóa học để viết phương trình phản ứng nếu cần thiết, nắm
được giữ kiện đã cho, yêu cầu cần tìm tạo điều kiện cho các em vượt qua sự va
vấp đầu tiên đó, từ đó giúp học sinh giải được bài toán. Một điều quan trọng nữa


11


đối với học sinh yếu, kém, giáo viên cần cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần
cho nhuần nhuyễn, bởi vì khả năng ghi nhớ của các em chưa tốt.
VD: Trong bài tính chất của kim loại – Dãy điện hóa của kim loại, giáo
viên có thể rèn luyện cho học sinh các dạng toán cơ bản như cho phản ứng kim
loại tác dụng với dung dịch axit, cho khối lượng kim loại, tính thể tích khi sinh
ra ở điều kiện tiêu chuẩn hoặc ngược lại. Giáo viên cũng có thể cho học sinh làm
dạng toán nhúng nhanh kim loại vào dung dịch muối, tính khối lượng tăng hay
giảm của thanh kim loại sau một thời gian phản ứng hoặc dựa vào khối lượng
thanh kim loại tăng hay giảm để tính nồng độ của dung dịch muối.
Hầu hết các em học sinh lớp 12 khả năng tiếp thu bài còn rất yếu nên
trong quá trình giảng dạy tôi đưa ra những kiến thức cơ bản nhất, ngắn gọn nhất
để các em nắm bắt được kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả, khi cho bài tập
tôi đặt câu hỏi gợi mở dần để học sinh xác định được hướng giải… Đến bài tập
tương tự, cho học sinh một khoảng thời gian tự tìm hướng giải, giáo viên quan
sát nếu thấy các em vướng mắc chỗ nào thì tiếp tục gợi ý cho các em để các em
hoàn thành bài toán của mình. Sau thấy các em cơ bản làm được bài, giáo viên
lên bảng, yêu cầu học sinh đứng tại chỗ, mỗi bước giải là một học sinh để tập
chung cả nhóm. Trong quá trình giải giáo viên nhấn mạnh những chỗ học sinh
hay sai lầm nên tránh.
* Nhóm 2: Có ý thức học tập nhưng khả năng tiếp thu bài chậm so với học sinh
bình thường.
- Giáo viên dành nhiều thời gian hơn để triển khai và luyện tập các bài
như: Este (chương 1); Glucozơ (chương 2); Tính chất của kim loại – Dãy điện
hóa của kim loại (chương 5).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập ở nhà kết hợp với các giờ
luyện tập trên lớp.

- Trong khi giảng dạy, tôi soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh
có tài liệu luyện tập thêm ở nhà. Đối với giờ luyện tập trên lớp, tôi chỉ hướng
dẫn học sinh làm một vài bài trong sách giáo khoa bởi vì số lượng bài tập trong
sách giáo khoa Hóa học 12 rất ít, không có nhiều bài tập đi sâu vào kiến thức
trọng tâm, rất ít bài phù hợp với học sinh yếu, kém. Vì thế, trong giờ luyện tập
trên lớp tôi tổ chức cho học sinh học theo nhóm, trả lời câu hỏi trong tài liệu,
chú trọng vào câu hỏi lý thuyết bởi vì tôi chỉ yêu cầu đối tượng học sinh yếu
kém chỉ cần nắm được lý thuyết là đạt yêu cầu. Sau khi cho các em học theo
nhóm, tôi yêu cầu học sinh lần lượt đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi, cách tổ chức
này vừa tạo cho học sinh làm việc tích cực, giúp đỡ lẫn nhau, vừa tiết kiệm thời
gian, trong một tiết có thể sửa được 15 đến 25 câu hỏi lý thuyết trong chương.
Còn đối với bài tập, nếu có thời gian tôi yêu cầu học sinh lên bảng và hướng dẫn
các em giải một bài tập đơn giản, cơ bản nhất.
- Giáo viên chú ý phân tích cho học sinh những kiến thức học sinh thường
sai, việc phân tích này thường xuyên thực hiện kết hợp trong các tiết học bài
mới cũng như các tiết luyện tập.

12


VD: Học sinh không thuộc hóa trị → lập công thức sai, không thuộc tính chất
hóa học → viết phương trình hóa học sai → sai bài toán, không thuộc tính chất
hóa học → không nhận biết được các chất, không thuộc các công thức → tính toán
sai, không thuộc các bước giải bài toán tính theo phương trình, sai đơn vị, đổi số
mol sai hay nhầm lẫn giữa tính % và C%, thể tích dung dịch và thể tích chất khí
ở (đktc)… Kĩ năng viết chuỗi phản ứng của học sinh còn sai.
- Học sinh yếu, kém khả năng tiếp thu và nắm bắt kiến thức chậm, nên
giáo viên cần giảm tải quá trình nhận thức của học sinh bằng cách giản lược hóa
nội dung bài học, rút gọn lại dưới dạng trọng tâm, truyền tải xúc tích dưới dạng
hình ảnh trực quan, dẽ hiểu dễ quan sát. Đối với bài tập, giáo viên cố gắng đưa

ra các bước cụ thể, rõ ràng càng tốt.
- Khi dạy lý thuyết, giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được trọng tâm
của bài. Trong vai trò là người dẫn dắt giáo viên phải đưa ra một hệ thống câu
hỏi thật chặt chẽ, có liên quan bổ trợ kiến thức lẫn nhau, từ dễ đến khó phù hợp
với trình độ của học sinh, một mặt giúp học sinh củng cố kiến thức cũ, qua đó
giáo viên củng có thể đánh giá được mức độ tiếp thu của các em để có sự điều
chỉnh phương pháp giảng dạy cho hợp lý.
- Khi dạy tiết bài tập, bài tập giúp học sinh củng cố mở rộng, đào sâu kiến
thức, rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức vào những trường hợp
cụ thể, nhờ đó mà kiến thức tiếp thu được vững chắc và mềm dẻo. Để một tiết
bài tập đạt yêu cầu như mục đích của nó thì giáo viên phải biết phân loại học
sinh, cũng như phân loại bài tập để chọn những bài tập phù hợp cho từng đối
tượng tránh gây sự nhàm chán cũng như quá sức đối với các em. Giáo viên cho
học sinh làm các dạng bài tập thật đơn giản nhằm giúp các em nắm được kiến
thức cơ bản, cho các em làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập để học sinh
yếu, kém có thể hình thành được kỹ năng giải bài tập. Khi ứng dụng một công
thức phải hướng dẫn các em cách hoán đổi các đại lượng trong công thức, đổi
đơn vị từ mililít(ml) ra lít(l)… nếu được có thể yêu cầu các em học thuộc các
công thức.
m
VD: + Từ công thức tính khối lượng : m = n.M → n =

M
V
+ Từ công thức tính số mol chất khí ở đktc: n = 22,4 → V = n . 22,4

- Bên cạnh phương pháp giảng dạy, xác định trọng tâm trong từng bài,
giáo viên phải xác định kiến thức cơ bản tổng quát nhất của chương trình, tóm
tắt lại những gì cốt lõi mà học sinh cần nắm. Không yêu cầu cao nơi các em, chỉ
yêu cầu cái thật cơ bản theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở mức độ biết, hiểu.

VD: Khi học bài kim loại kiềm, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh:
- Biết được: Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Hiểu được:
+ Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
+ Tính chất hóa học: tính khử mạnh nhất trong các kim loại (phản ứng với
nước, axit, phi kim).
13


+ Trạng thái tự nhiên của NaCl.
+ Phương pháp diều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng
chảy).
* Nhóm 3: Học sinh không quan tâm, lơ là việc học, học sinh lười học.
- Giáo viên vừa phân tích động viên cho các em biết sự cần thiết của việc
học, nêu ra các trường hợp thật cụ thể của học sinh các năm trước vì không chú
tâm học nên không thi đậu tốt nghiệp THPTQG, sau khi thi trượt thì hối hận
không kịp mà phải chờ đến năm học sau mới có cơ hội dự thi nhưng khả năng
đậu tốt nghiệp không cao vì sau một thời gian học sinh sẽ quên một phần lớn
kiến thức.
- Kiểm tra bài thường xuyên, giáo viên có thể kiểm tra bài đầu giờ, cuối
giờ hoặc lòng ghép vào quá trình triển khai bài mới.
- Giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để cùng
uốn nắn học sinh, thông báo cho giáo viên chủ nhiệm ngay các học sinh có biểu
hiện lơ là trong việc học, những học sinh không đi học phù đạo, những học sinh
hay nói chuyện riêng trong giờ học… để giáo viên chủ nhiệm phối hợp kịp thời,
chặt chẽ với cha mẹ học sinh nhằm giáo dục học sinh.
- Chú trọng kiểm tra bài cũ các em học sinh yếu, kém. Đối với những học
sinh tiến bộ có học bài, giáo viên động viên, khuyến khích tinh thần của các em,
khen ngợi các em trước lớp. Giáo viên nghiêm túc phê bình những em chưa tiến
bộ, giáo viên cho học sinh thời hạn,sau thời hạn đó giáo viên cho học sinh kiểm

tra bài để học sinh có thể sửa chữa những con điểm xấu, từ đó tạo tâm lí cho học
sinh cảm thấy có động lực học và thấy bản thân có khả năng học nên sẽ cố gắng
hơn trong thời gian tới.
- Giao bài tập về nhà, số lượng phù hợp mức độ cơ bản. Tiết học sau yêu
cầu học sinh lên làm, nếu học sinh chưa làm yêu cầu ở lại sau tiết học, làm xong
các bài tập thì mới được về.
- Khi giảng dạy, tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của học sinh yếu kém,
kiểm tra kịp thời sụ tiếp thu bài giảng, phần hướng dẫn bài tập tôi thường làm cụ
thể hơn đối với các em học sinh này.
- Mọi nhiệm vụ được giao cho các em cần được kiểm tra cụ thể, các sai
lầm mắc phải luôn được tôi phân tích và sửa chữa. Khuyến khích, động viên
đúng lúc khi các em đạt kết quả (dù khiêm tốn), đồng thời cũng phân tích, phê
phán đúng mức thái độ vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập được
giao. Nhưng giáo viên phải cố gắng tránh thái độ, lời nói chạm tới lòng tự ái
hoặc mặc cảm của học sinh.
- Đối với học sinh lười học, để khuyến khích việc học tập của các em thì
giáo viên phải tạo những tình huống có vấn đề, là mâu thuẫn giữa kiến thức cần
phải đạt đến với những kiến thức đã có, gây nên cho các em một trạng thái tâm
lí cảm thấy vô lí vì dựa vào những kiến thức có sẵn của mình không thể giải
thích được và chính điều này là động lực thôi thúc các em phải hoạt động để
chiếm lĩnh kiến thức mới.

14


VD: Khi học phần Fructozơ, giáo viên viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của
fructozơ, yêu cầu học sinh nếu dựa vào cấu tạo để nêu tính chất hóa học của
fructozơ, học sinh chỉ nêu được phản ứng hòa tan Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch
màu xanh lam vì trong cấu tạo của fructozơ có nhiều nhóm – OH đứng cạnh
nhau. Sau đó giáo viên làm thí nghiệm dung dịch fructozơ phản ứng với dung

dịch AgNO3/NH3, học sinh quan sát thấy hiện tượng của phản ứng tráng gương,
từ đó học sinh thấy mâu thuẫn rằng tại sao trong công thức cấu tạo của fructozơ
không có nhóm chức – CH=O nhưng fructozơ vẫn tham gia phản ứng tráng
gương, cuối cùng giáo viên nhấn mạnh vào mâu thuẫn đó và giải thích lí do cho
học sinh.
- Hóa học là bộ môn mang tính thực nghiệm nên việc đưa thí nghiệm vào
trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết, thí nghiệm là một chứng minh tính
chính xác của kiến thức, củng cố niềm tin vào khao học. Bản thân việc thí
nghiệm đã có sức lôi cuốn rất lớn đối với học sinh, vì các em được tận mắt
chứng kiến, thậm chí được tận tay làm những thí nghiệm mà từ trước đến nay
các em chỉ được nghe hay nhìn thấy trên sách vở. Một yếu tố không kém phần
quan trọng là sau khi học xong một bài, các em ứng dụng được điều gì đã học
vào trong thực tế. Chính khâu liên hệ thực tế giúp các em nhận ra kiến thức
mình được học thật gần gũi với cuộc sống của mình, từ đó các em cảm thấy
được tầm quan trọng của môn học này.
- Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học đã cho tôi thấy được tác dụng của việc
liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Hóa học. Việc giải thích
các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học sẽ tạo hứng thú khơi dậy niềm
đam mê, học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học Hóa học. Để
thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài giảng, xác định được kiến
thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan liên quan đến
từng học sinh, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp
thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh,
phải mang tính hợp lí và hài hòa, nhẹ nhàng đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc,
vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn Hóa học. Tuy nhiên thời gian dành cho
vấn đề này không nhiều.
VD: Khi học bài peptit và protein, giáo viên có thể cung cấp một lượng thông
tin gây hứng thú, tò mò cho học sinh như: Một số thức ăn không nên dùng
chung với nhau.
+ Rán trứng vịt với tỏi:

Trong tỏi có chứa một lượng tinh dầu tạo mùi khi gặp albumin của lòng
trắng trứng sẽ kết hợp sinh ra sản phẩm độc. Alyxin là một khang sinh có tác
dụng diệt khuẩn trong tỏi khi trộn với lòng trắng trứng thì nó bị mất tác dụng
hoàn toàn. “Cho nên không được rán trứng vịt với tỏi”
+ Đậu nành ăn với mật ong:
Chúng ta ai cũng biết mật ong là thực phẩm và cũng là vị thuốc bổ tuyệt
vời. Nhiều chị em phụ nữ dùng sữa bò trộn mật ong đắp lên mặt thì da mịn
màng, trắng sáng. Nhưng nếu lấy mật ong hòa chung với sữa đậu nành để uống
15


thì mật ong sẽ làm đông vón protein trong đậu nành. Đang từ một loại sữa dễ
tiêu hóa nay hỗn hợp cứ “đứng” trong bao tử tạo ra trạng thái “Đi cũng dở, ở
không xong” mà cứ “tức thở”. Hai món này được xếp vào loại “tương khắc”.
Cho nên không được dùng đậu nành ăn với mật ong.
* Nhóm 4: Có phương pháp học tập nhưng chưa có phương pháp học tập đúng
đắn:
- Giáo viên tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho học sinh. Việc phụ đạo cho học
sinh có thể thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường hoặc giáo viên tự tổ
chức cho học sinh với thời lượng mồi tuần 1 buổi. Trong các buổi này, tôi chủ
yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em nắm
chưa vững, tôi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc
hơn, nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm
chắcđẻ bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập như: học bài, làm
bài, việc tự học ở nhà.
- Giáo viên hướng dẫn phương pháp học tập từ những tính chất chung suy
ra những tính chất cụ thể đối với các chất.
VD: Trong phần Hóa học vô cơ học kì II lớp 12, ở chương 5: Đại cương về kim
loại, giáo viên phải yêu cầu học sinh nắm thật chắc về tính chất vật lí chung và
tính chất hóa học chung của kim loại. Từ đó khi học chương 6: Kim loại kiềm,

kim loại kiềm thổ. Nhôm, chương 7: Sắt và một số kim loại khác rất dễ dàng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp như vừa nêu
trên, qua một năm thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở
các học sinh yếu, kém. Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của
chương trình dành cho học sinh. Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách
tính toán. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với cô
giáo những chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua
điểm số, qua việc học sinh có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Vì thế cha
mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng hộ việc dạy học của
nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh của mình
vượt qua được tình trạng yếu, kém môn Hoá học lớp 12. Qua quá trình thực hiện
tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao
hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các
học sinh yếu, kém ( ngoài giờ chính khóa) theo từng nhóm đối tượng riêng.
+ Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự
chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất
nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến. Giáo
viên phải là người nhiệt tình, có trách nhiệm cao, cố gắng vì học sinh bởi vì việc

16


thực hiện phụ đạo, kèm cặp cho học sinh tốn nhiều thời gian, công sức và tâm
huyết.
Nói tóm lại: kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực

và sự nhiệt huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần
cố gắng hết mình để giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã
hội.
Để giúp học sinh vá lại lỗ hổng kiến thức, bắt kịp kiến thức trên lớp và có
hứng thú học tập bộ môn Hóa học, đặc biệt là giáo dục học sinh trở thành con
người hiện đại toàn diện theo yêu cầu xã hội hiện này: “ có tính độc lập, tự chủ,
tự giác cao trong nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo học hỏi để tiếp thu kịp kiến
thức của bài mới nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả cao”.
Giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian giảng giải cho đối tượng học sinh
yếu, kém bộ môn trong tiết học, có nhiều điều kiện để mở rộng nâng cao kiến
thức, liên hệ với thực tiễn và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đồng thời lại
tạo được sự say mê, sáng tạo trong công việc dạy học của mình.
Qua thực tế trong các năm gần đây thực hiện chương trình thay sách giáo
khoa và thực hiện phương pháp dạy học mới kết hợp với các phương pháp hiện
hành tôi thấy rằng hoạt động phụ đạo học sinh yếu, kém là rất quan trọng và
không thể thiếu trong các môn học, giúp học sinh chuẩn bị tốt kiến thức bắt kịp
các bạn trong lớp tích cực xây dựng bài mới, tiết học trở lên sôi nổi, rất nhẹ
nhàng cho giáo viên và đem lại chất lượng dạy và học cao.
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ
đối tượng học sinh yếu, kém giáo viên nói chung cũng như giáo viên dạy bộ
môn nói riêng cần:
+ Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để
cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực.
+ Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà
trường, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.
+ Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông
qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các
em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không
dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của
mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp

giáo dục phù hợp.
Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng: Đây sẽ là
một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong
những tình huống sư phạm thích hợp. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh yếu, kém là
nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của
người thầy và hãy nhận lấy trách nhiệm về mình.
Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, yêu mến học sinh.
Thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”, kết hợp với kinh nghiệm
của bản thân và sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt
việc giúp đỡ đối tượng học sinh yếu, kém. Đây là một trong những tác động lớn
17


đưa bản thân đến việc tìm hiểu đề tài thiết thực hơn và thực hiện viết sáng kiến
kinh nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Qua quá trình thực hiện ở lớp 12 năm học 2017 – 2018, tôi nhận thấy rằng
các em rất hứng thú với các thông tin thực tế, tiến bộ hơn trong việc vận dụng lý
thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế, thu được kết quả cao trong học tập.
- Kiến nghị:
+ Để dạy và học bộ môn có hiệu quả trước hết phải đầy đủ trang thiết bị
dạy học như hoá chất, phòng thí nghiệm…..
Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy môn
Hóa ở lớp 12 Trung Tâm GDNN- GDTX Bá Thước và sự học tập của học sinh.
Do đó không tránh khỏi những thiếu xót nên tôi rất mong được sự góp ý chân
thành của người đọc để tôi tiếp tục nghiên cưú và hoàn thiện đề tài hơn nữa,
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác giảng dạy của
tôi trong những năm tiếp theo .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bá Thước, ngày 07 tháng 5 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hương

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa hoá học 12
- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn hoá trung học phổ thông
- Sách bài tập hoá 12
- Sách giáo viên hoá 12

19



×