Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty TNHHMTV cà phê Cao su Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.17 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------

VŨ THỊ ĐỨC

QUẢN LÝ HỘ NHẬN KHOÁN TRỒNG CAO SU CỦA
CÔNG TY TNHHMTV CÀ PHÊ CAO SU NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi, vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứ này do tôi tự thực hiện và không
vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Đức


LỜI CÁM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự
đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản
luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô của khoa Khoa học Quản lý, Viện
Đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn các cán bộ, nhân viên tại Công ty TNHH MTV Cà
phê – cao su Nghệ An cùng toàn thể các hộ nông dân nhận khoán trồng cao su trong
quá trình điều tra phỏng vấn cung cấp số liệu để tôi hoàn thành bản luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Vũ Thị Đức


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN...............................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................4
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...............................................................ix
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan..............................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4
6. Kết cấu Luận văn....................................................................................6
CHƯƠNG 1....................................................................................................7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỘ
NHẬN KHOÁN TRỒNG CAO SU CỦA DOANH NGHIỆP...................................7
1.1 Hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp.....................................7
1.1.1 Khái niệm hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp.............7
1.1.2. Đặc điểm về điều kiện, nghĩa vụ và quyền lợi của hộ nhận khoán
trồng cao su của doanh nghiệp...........................................................................8
1.1.3. Các loại hộ nhận khoán của doanh nghiệp....................................9
1.2. Quản lý hộ nhận khoán của doanh nghiệp.........................................10
1.2.1. Khái niệm quản lý hộ nhận khoán...............................................10
1.2.2. Mục tiêu quản lý hộ nhận khoán.................................................10


1.2.3. Nội dung quản lý hộ nhận khoán.................................................11
1.2.3.1. Lập kế hoạch giao đất cho hộ trồng cao su...........................11
1.2.3.2. Đào tạo nghề cho hộ nhận khoán.........................................13
1.2.3.3. Hỗ trợ hộ nhận khoán...........................................................16
1.2.3.4. Tổ chức thu mua mủ cao su từ hộ nhận khoán.....................17
1.2.3.5. Kiểm soát hoạt động của hộ nhận khoán..............................18
1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của
doanh nghiệp...................................................................................................19
1.2.4.1. Yếu tố thuộc doanh nghiệp...................................................19
1.2.4.2. Yếu tố thuộc hộ nhận khoán.................................................20
1.2.4.3. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài......................................21
1.3. Kinh nghiệm quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của một số Công ty
và bài học rút ra cho Công ty TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An...................21
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn của một số công ty về quản lý hộ nhận
khoán trồng cao su...........................................................................................21
1.3.1.1. Công ty TNHH - MTV Cao su Kon Tum.............................21
1.3.1.2. Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị..............................23
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty TNHHMTV Cà phê Cao

su Nghệ An......................................................................................................25
CHƯƠNG 2..................................................................................................27
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ NHẬN KHOÁN TRỒNG
CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ...................................................27
CAO SU NGHỆ AN.....................................................................................27
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHHMTV Cà Phê Cao su Nghệ An.............27
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty............................27


2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Cà phê Cao su
Nghệ An...........................................................................................................28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự..........................................................28
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức......................................................................28
2.1.3.2 Tình hình nhân sự..................................................................31
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty.........33
2.2. Thực trạng hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty TNHHMTV Cà
phê Cao su Nghệ An............................................................................................36
2.2.1. Tình hình các hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty..............36
2.2.2. Kết quả mua nguyên liệu mủ cao su từ hộ nhận khoán trồng cao
su của Công ty giai đoạn 2016- 2018...............................................................39
2.3. Thực trạng quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty
TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An..................................................................40
2.3.1 Bộ máy quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty............40
2.3.2. Thực trạng lập kế hoạch giao đất cho hộ nhận khoán..................43
2.3.3. Thực trạng đào tạo hộ nhận khoán..............................................46
2.3.4. Thực trạng hỗ trợ hộ nhận khoán................................................49
2.3.5. Thực trạng tổ chức thu mua mủ cao su từ hộ nhận khoán...........54
2.3.6. Thực trạng kiểm soát hoạt động hộ nhận khoán..........................57
2.4. Đánh giá quản lý hộ nhận khoán trồng cao su củaCông ty TNHHMTV
Cà phê Cao su Nghệ An.......................................................................................59

2.4.1. Ưu điểm......................................................................................59
2.4.2. Hạn chế.......................................................................................60
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế............................................................60
2.3.4.1 Nguyên nhân thuộc Công ty..................................................61


2.3.4.2 Nguyên nhân thuộc hộ nhận khoán.......................................61
2.3.4.3. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.................................61
CHƯƠNG 3..................................................................................................63
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HỘ NHẬN
KHOÁN TRỒNG CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ CAO SU
NGHỆ AN...............................................................................................................63
3.1. Mục tiêu phương hướng hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán trồngcao
su của Công ty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An.........................................63
3.1.1. Mục tiêu thu mua sản phẩm mủ cao su của Công ty đến 2025 của
Công ty............................................................................................................63
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của
Công ty............................................................................................................64
3.2.Giải pháp hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty
TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An..................................................................65
3.2.1.Hoàn thiện lập kế hoạch giao đất cho hộ nhận khoán..................65
3.2.2. Hoàn thiện đào tạo hộ nhận khoán..............................................66
3.2.3. Hoàn thiện công tác hỗ trợ hộ nhận khoán..................................67
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức thu mua mủ cao su từ hộ nhận khoán...........68
3.2.5. Hoàn thiện kiểm soát hoạt động của hộ nhận khoán...................68
3.3. Kiến nghị...........................................................................................69
3.3.1. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An............................69
3.3.2. Với các hộ nhận khoán trồng cây cao su.....................................70
KẾT LUẬN..................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................74

PHỤ LỤC.....................................................................................................75


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CN
CS
GKVC
GNK
HNK
KTCB

MTV
SX
SXKD
TNHH
UBND
XNK

Giải nghĩa
Công nhân
Cao su
Giao khoán vườn cây
Giao nhận khoán
Hộ nhận khoán
Kiến thiết cơ bản
Lao động
Một thành viên
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh

Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN...............................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................4
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...............................................................ix
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan..............................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4
6. Kết cấu Luận văn....................................................................................6
CHƯƠNG 1....................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỘ
NHẬN KHOÁN TRỒNG CAO SU CỦA DOANH NGHIỆP...................................7
1.1 Hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp.....................................7
1.1.1 Khái niệm hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp.............7
1.1.2. Đặc điểm về điều kiện, nghĩa vụ và quyền lợi của hộ nhận khoán
trồng cao su của doanh nghiệp...........................................................................8
1.1.3. Các loại hộ nhận khoán của doanh nghiệp....................................9
1.2. Quản lý hộ nhận khoán của doanh nghiệp.........................................10
1.2.1. Khái niệm quản lý hộ nhận khoán...............................................10
1.2.2. Mục tiêu quản lý hộ nhận khoán.................................................10



1.2.3. Nội dung quản lý hộ nhận khoán.................................................11
1.2.3.1. Lập kế hoạch giao đất cho hộ trồng cao su...........................11
1.2.3.2. Đào tạo nghề cho hộ nhận khoán.........................................13
1.2.3.3. Hỗ trợ hộ nhận khoán...........................................................16
1.2.3.4. Tổ chức thu mua mủ cao su từ hộ nhận khoán.....................17
1.2.3.5. Kiểm soát hoạt động của hộ nhận khoán..............................18
1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của
doanh nghiệp...................................................................................................19
1.2.4.1. Yếu tố thuộc doanh nghiệp...................................................19
1.2.4.2. Yếu tố thuộc hộ nhận khoán.................................................20
1.2.4.3. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài......................................21
1.3. Kinh nghiệm quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của một số Công ty
và bài học rút ra cho Công ty TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An...................21
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn của một số công ty về quản lý hộ nhận
khoán trồng cao su...........................................................................................21
1.3.1.1. Công ty TNHH - MTV Cao su Kon Tum.............................21
1.3.1.2. Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị..............................23
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty TNHHMTV Cà phê Cao
su Nghệ An......................................................................................................25
CHƯƠNG 2..................................................................................................27
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ NHẬN KHOÁN TRỒNG
CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ...................................................27
CAO SU NGHỆ AN.....................................................................................27
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHHMTV Cà Phê Cao su Nghệ An.............27
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty............................27


2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Cà phê Cao su
Nghệ An...........................................................................................................28

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự..........................................................28
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức......................................................................28
2.1.3.2 Tình hình nhân sự..................................................................31
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty.........33
2.2. Thực trạng hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty TNHHMTV Cà
phê Cao su Nghệ An............................................................................................36
2.2.1. Tình hình các hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty..............36
2.2.2. Kết quả mua nguyên liệu mủ cao su từ hộ nhận khoán trồng cao
su của Công ty giai đoạn 2016- 2018...............................................................39
2.3. Thực trạng quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty
TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An..................................................................40
2.3.1 Bộ máy quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty............40
2.3.2. Thực trạng lập kế hoạch giao đất cho hộ nhận khoán..................43
2.3.3. Thực trạng đào tạo hộ nhận khoán..............................................46
2.3.4. Thực trạng hỗ trợ hộ nhận khoán................................................49
2.3.5. Thực trạng tổ chức thu mua mủ cao su từ hộ nhận khoán...........54
2.3.6. Thực trạng kiểm soát hoạt động hộ nhận khoán..........................57
2.4. Đánh giá quản lý hộ nhận khoán trồng cao su củaCông ty TNHHMTV
Cà phê Cao su Nghệ An.......................................................................................59
2.4.1. Ưu điểm......................................................................................59
2.4.2. Hạn chế.......................................................................................60
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế............................................................60
2.3.4.1 Nguyên nhân thuộc Công ty..................................................61


2.3.4.2 Nguyên nhân thuộc hộ nhận khoán.......................................61
2.3.4.3. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.................................61
CHƯƠNG 3..................................................................................................63
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HỘ NHẬN
KHOÁN TRỒNG CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ CAO SU

NGHỆ AN...............................................................................................................63
3.1. Mục tiêu phương hướng hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán trồngcao
su của Công ty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An.........................................63
3.1.1. Mục tiêu thu mua sản phẩm mủ cao su của Công ty đến 2025 của
Công ty............................................................................................................63
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của
Công ty............................................................................................................64
3.2.Giải pháp hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty
TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An..................................................................65
3.2.1.Hoàn thiện lập kế hoạch giao đất cho hộ nhận khoán..................65
3.2.2. Hoàn thiện đào tạo hộ nhận khoán..............................................66
3.2.3. Hoàn thiện công tác hỗ trợ hộ nhận khoán..................................67
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức thu mua mủ cao su từ hộ nhận khoán...........68
3.2.5. Hoàn thiện kiểm soát hoạt động của hộ nhận khoán...................68
3.3. Kiến nghị...........................................................................................69
3.3.1. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An............................69
3.3.2. Với các hộ nhận khoán trồng cây cao su.....................................70
KẾT LUẬN..................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................74
PHỤ LỤC.....................................................................................................75



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 4 năm 2017, Thủ tướng đã ra quyết định 419/QĐ-TTg về giảm phát
thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng, trong đó cao su là 1
trong 4 nông sản được đưa vào thí điểm mô hình phát triển bền vững. Luật Lâm

nghiệp sẽ có hiệu từ đầu năm 2019 cũng là căn cứ quan trọng để phát triển và quản
lý bền vững cây cao su.
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, với chu kỳ kinh tế trên 32 năm, trong đó
có 25 khai thác, giữ vị trí quan trọng trong nền công nghiệp Việt Nam. Thân phận
cây cao su Việt Nam sau nhiều năm thăng trầm nay đã được khẳng định là một nhân
tố quan trọng tiền đề cho nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường
sinh thái và an sinh xã hội. Mủ cao su được gọi là “vàng trắng ”vì đó là nguyên liệu
chủ lực của ngành công nghiệp.
Cây cao su là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài phù hợp với
nhiều vùng trên địa bàn phía Tây tỉnh Nghệ An. Trong đó Công ty TNHHMTV Cà
phê Cao su Nghệ An là đơn vị có diện tích trồng cao su lớn (2.399ha Cao su kinh
doanh) trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cũng như những vùng trồng cây cao su khác, cây
cao su mang lại hiệu quả kinh tế giúp các nhận khoán có thêm thu nhập. Đồng thời
tăng hiệu quả SXKD của Công ty.
Mặc dù có nhiều thành công trong sản xuất, thu mua, bảo quản, chếbiến mủ nhưng
ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khókhăn và thách thức. Ngoài rủi
ro về thiên tai gió bão, tình trạng dịch bệnhcũng tác động tới sản lượng của ngành. Bên
cạnh đó, việc tổ chức hệ thốngkênh tiêu thụ và thu mua mủ còn hạn chế. Nhiều hộ nhận
khoán và doanhnghiệp còn lao đao theo sự biến đổi của thị trường.
Trong tình hình chung của cả nước, ngành cao su tại Công ty TNHHMTV Cà
phê Cao su Nghệ An cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức về quá trình
quản lý các hộ nhận khoán trồng cao su. Do quy mô diện tích trồng cao su phân tán
tại 5 Nông trường nên hạn chế khó khăn trong việc kiểm soát số hộ nhận khoán.
Hiện tượng giá mủ xuống dốc không phanh khó kiểm soát như hiện nay, các chính
sách về đào tạo, hỗ trợ cho hộ nhận khoán trồng cao su còn hạn chế. Một số hộ nhận


2
khoán tự phá vỡ hợp đồng khi có lợi hơn, việc tranh mua tranh bán của tư thương
diễn ra rất phức tạp. Do công tác kiểm đếm, giải phóng mặt bằng và giải ngân bồi

thường cho các hộ nhận khoán đất bị ảnh hưởng bởi các dự án quá chậm, gây tư
tưởng bức xúc cho người lao động ảnh hưởng tiêu cực đến công tác sản xuất của
các hộ nhận khoán, nhiều hộ bỏ bê vườn cây cao su không chăm sóc và muốn
chuyển đổi cơ cấu cây trồng khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý hộ
nhận khoán trồng cao su, gây khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch giao diện tích
đất trồng cao su hàng năm của Công ty, khó khăn trong việc bảo đảm số lượng, chất
lượng, tiến độ cung cấp sản phẩm cho Công ty. Cụ thể, năm 2016, thực hiện / kế
hoạch: 2.863 tấn /3.890 tấn, đạt 73.6% so với kế hoạch. Năm 2017 thực hiện / kế
hoạch: 3.385,6 tấn/3.850 tấn, đạt 85.7 % so với kế hoạch. Năm 2018, thực hiện/kế
hoạch: 2.822 tấn/3.980 tấn, đạt 70% so với kế hoạch.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hộ nhận khoán
trồng cao su của Công ty TNHHMTV cà phê Cao su Nghệ An ” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp của Phạm Quốc Việt (2013) trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội với đề tài: “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện phát triển bền vững cây cao su tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La”. Từ
quá trình nghiên cứu khoa học của tác giả cho thấy tầm quan trọng của việc phát
triển diện tích trồng cao su, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội cho những
hộ có diện tích trồng cao su tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển Trần Trọng Vượng (2014) – Trường Đại
học Đà Nẵng với đề tài: “ Phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”,
luận văn cho thấy mục tiêu nghiên cứu hệ thống hóa phát triển cây cao su; Phân
tích, đánh giá cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình; Đề xuất 1 số giải pháp nhằm định hướng xây dựng các cơ chế
chính sách trong tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển cây cao su gắn với
chế biến, tiêu thụ sản phẩm.



3
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (2011) Hoàng Xuân Long – Trường đại
học kinh tế Đà Nẵng.Với đề tài: “Hoàn thiện mô hình giao khoán vườn cây cao su
của Công ty TNHHMTV Cao su Quảng Nam”. Luân văn sử dụng hình thức tiếp cận
thực tế của Công ty TNHHMTV cao su Quảng Nam theo phương pháp duy vật biện
chứng, tìm hiểu nhu cầu hiện tại của các hộ nông dân, tìm giải pháp quản lý và nâng
cao hiệu suất công việc của các hộ. Tìm hiểu những vấn đề tồn tại và tác động đến
hoạt động tổ chức sản xuất của Công ty và đề xuất các giải pháp.
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu, tác giả luận văn không thấy
đề tài nào nghiên cứu quản lý hộ nhận khoán trồng cao su. Đây chính là “khoảng
trống” nghiên cứu mà tác giả muốn đi sâu tìm hiểu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu về quản lý hộ nhận khoán trồng cao su cho
Công ty.
- Phân tích thực trạng về quản lý hộ nhận khoán trồng cao su tại Công ty
TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An giai đoạn 2016-2018, đánh giá ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hộ nhận khoán trồng cao su
của Công ty TNHHMTV cà phê cao su Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán trồng cao su tại Công
ty TNHHMTV cà phê cao su Nghệ An đến 2025
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hộ nhận khoán trồng cao su tại Công ty TNHHMTV Cà phê Cao su
Nghệ An
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2016-2018.
Số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 04/2019, giải pháp đề xuất đến năm 2025.
- Phạm vi về nội dung:
Tiếp cận quản lý hộ nhận khoán trồng cao su theo quy trình quản lý gồm các

nội dung: Lập kế hoạch giao đất cho hộ nhận khoán trồng cao su; Tuyển chọn đào


4
tạo hộ nhận khoán; Hỗ trợ hộ nhận khoán; Tổ chức thu mua mủ cao su từ hộ nhận
khoán; kiểm soát hoạt động của hộ nhận khoán.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu

Quản lý hộ nhận
khoán trồng cao su
- Lập kế hoạch giao
đất
- Đào nghề cho hộ
nhận khoán
- Hỗ trợ hộ nhận
khoán
- Tổ chức thu mua
- Kiểm soát hoạt
động của hộ nhận
khoán

Mục tiêu:
- Đảm bảo các hộ
gia đình nhận
khoán sử dụng đất
đúng mục đích,
đúng quy trình và
kế hoạch
- Đảm bảo số

lượng, chất lượng,
tiến độ cung cấp
mủ cao su cho
doanh nghiệp.
- Đảm bảo hiệu
quả kinh doanh
- Đảm bảo đúng
quy định pháp luật
- Đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa
giao khoán và
nhận khoán

-Yếu tố thuộc
Công ty
-Yếu tố thuộc hộ
nhận khoán.
- Yếu tố môi
trường bên ngoài
Yếu tố ảnh
hưởng tới quản
lý hộ nhận khoán
trồng cao su của
Công ty.

Hình 1. Khung phân tích của đề tài
Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp từ các tài liệu tham khảo, 2019
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 2016-2018. Nguồn dữ liệu tại
Công ty TNHH1TV Cà phê Cao su Nghệ An.

Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phương pháp phát phiếu điều tra
1, Mục đích điều tra: Làm rõ thêm thực trạng quản lý hộ nhận khoán trồng cao su
của Công tyTNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An
2, Đối tượng điều tra Cán bộ quản lý hộ nhận khoán trồng cao su tại 5 Nông


5
trường (Nông trường Tây hiếu 1, Tây hiếu 2, Tây hiếu 3, Nông trường Cờ Đỏ, Nông
trường Đông Hiếu) có trách nhiệm theo dõi số hộ trồng cao của Công ty TNHH1TV
Cà phê Cao su Nghệ An. Gồm 2 nhóm
+ Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty TNHHMTV Cà Phê cao su
Nghệ An (dự kiến 10 người)
+ Nhóm 2: Hộ nhận khoán tại 5 Nông trường thuộc Công ty TNHHMTV Cà
phê Cao su Nghệ An (50 người).
Lựa chọn ngẫu nhiên trong các hộ nhận khoán trồng cao su
3, Nội dung điều tra: Câu hỏi điều tra được thiết kế theo các nội dung quản lý hộ
nhận khoán trồng cao su (Xem phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra )
5.3. Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu để xác định khung nghiên cứu về quản lý hộ
nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng
ở bước này là phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh.
- Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo (báo cáo tổng
kết, hội nghị công nhân viên chức, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh) của Công
ty TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An từ năm 2016 đến 2018. Các phương pháp
này chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh
- Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối tượng
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống
kê, phân tích, so sánh. Phần mềm Excel được sử dụng để xử lý phiếu điều tra
- Bước 4: Tiến hành phân tích xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp để làm rõ thực
trạng về quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty TNHHMTV Cà phê Cao

su Nghê An
- Bước 5: Đánh giá tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và giả thích những nguyên
nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của
Công ty
- Bước 6: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn
thiện quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của Công ty TNHHMTV Cà phê Cao su
Nghệ An đến năm 2025. Phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là dự báo,


6
tổng hợp.
6. Kết cấu Luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục danh mục tài liệu tham khảo,
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hộ nhận khoán
trồng cao su của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của
Công ty TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý hộ nhận khoán
trồng cao su của Công ty TNHHMTV Cà phê Cao su Nghệ An.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ HỘ NHẬN KHOÁN TRỒNG CAO SU CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, có một
số công việc doanh nghiệp không tự làm, mà thuê các tổ chức, cá nhân bên ngoài
làm theo trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng giữa hai bên vê chỉ tiêu định mức, số
lượng, chất lượng, giá cả, phương thức làm việc… Theo đó xuất hiện các bên giao
khoán, bên nhận khoán.
Giao khoán: Giao khoán là sự thống nhất cho một hoặc một số thỏa thuận
giữa bên giao khoán và bên nhận khoán về các chỉ tiêu, định mức, cách thức làm
việc,… để thực hiện một hoặc một số công việc trong một quá trình sản xuất (SX),
một chính sách hoặc một dự án.
Bên giao khoán: là tổ chức có tài sản, có cơ sở vật chất, có tư cách pháp
nhân, có các chỉ tiêu, định mức điều chỉnh công việc giao khoán trong một số giai
đoạn của quá trình SX.
Bên nhận khoán là các cá nhân, tổ chức bỏ sức lao động (LĐ) và trí lực tham
gia làm việc của một quá trình SX và tuân theo các chỉ tiêu định mức mà bên giao
khoán đặt ra.
Đối với các doanh nghiệp chế biến và thu mua cao su, cũng thường có hoạt
động giao khoán khâu trồng cao su. Trong đó, doanh nghiệp là bên giao khoán và
các hộ gia đình là bên nhận khoán.
Trên cơ sở các khái niệm nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm về hộ nhận khoán
trồng cao su của doanh nghiệp như sau:
Hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp là những hộ gia đình, hộ
công nhân tham gia nhận khoán vườn cây cao su của doanh nghiệp giao, hộ nhận


8
khoán trồng cao su của doanh nghiệp là các hộ gia đình bỏ sức lao động và trí lực
tham gia trồng cao su trên đất doanh nghiệp giao và cung cấp nguyên liệu (mủ cao
su ) phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm cao su của doanh nghiệp và tuân theo các
chỉ tiêu định mức mà doanh nghiệp đặt ra.
1.1.2. Đặc điểm về điều kiện, nghĩa vụ và quyền lợi của hộ nhận khoán trồng cao su

của doanh nghiệp
- Hộ nhận khoán phải đáp ứng được những điều kiện nhất để trở thành
hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp như sau:
Đó là những hộ có đủ sức khỏe, đam mê gắn bó với cây trồng và tạo ra hiệu
quả kinh tế.
- Hộ nhận khoán trồng cao su phải thực hiện một số nghĩa vụ như sau:
Theo Điều 10 của nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông
nghiệp, đất rừng sản xuất và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông
trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, hộ nhận khoán trồng cao su của doanh
nghiệp có các nghĩa vụ sau:
Sử dụng đất, rừng nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch; chịu sự
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của bên giao khoán về kế hoạch sản xuất, quy trình
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong quá trình nhận khoán;
Thanh toán các khoản chi phí sản xuất, dịch vụ cho bên giao khoán theo hợp
đồng đã ký;
Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao khoán thì bị huỷ hợp đồng
khoán và phải bồi thường theo mức độ thiệt hại;
Trả lại đất và rừng nhận khoán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi
theo quy định của pháp luật về đất đai;
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với chủ sử
dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Hộ nhận khoán trồng cao su có các quyền lợi sau
Nhận đủ hồ sơ hợp đồng giao khoán, tiếp nhận các hoạt động dịch vụ khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vật tư, tiền vốn theo
hợp đồng giao khoán đã ký;


9
Nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch hoặc khai thác tương ứng với vốn, lao
động đã đầu tư và 100% giá trị sản phẩm vượt khoán theo hợp đồng đã ký;

Được nuôi, trồng xen cây phụ trợ dưới các loại cây trồng chính, dưới tán
rừng theo hướng dẫn của bên giao khoán và được hưởng 100% sản phẩm nuôi,
trồng xen đó;
Được làm lán trại tạm thời để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản
xuất; được làm sân phơi, đào giếng nước, xây bể chứa nước, kênh dẫn nước,
cống cấp thoát nước, hố ủ phân, chuồng nuôi gia súc, gia cầm theo quy định
của bên giao khoán;
Khi chuyển đi khỏi nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, chuyển
sang làm nghề khác hoặc chỉ đủ khả năng thực hiện một phần diện tích hợp đồng thì
trả lại toàn bộ hoặc một phần đất, rừng cho bên giao khoán và được hoàn trả hoặc
đền bù tài sản đã đầu tư trên đất theo phương án khoán;
Được bồi thường thiệt hại, nếu bên giao khoán vi phạm hợp đồng;
Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro được xem xét miễn, giảm các khoản
phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Các loại hộ nhận khoán của doanh nghiệp
Các hộ nhận khoán của doanh nghiệp được chia ra làm 3 loại bao gồm:
- Hộ nhận khoán theo khâu công việc: Là những hộ gia đình nhận khoán các
vườn cây cao su đang ở thời kỳkiến thiết cơ bản. Trong giai đoạn này, do cây cao su
chưa cho sản phẩm, các khâu công việc chính trong giai đoạn này chủ yếu là chăm
sóc vườn cây. Vì thế mô hình này áp dụng cho cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản
là hợp lý nhất.
- Hộ nhận khoán theo công đoạn: là những hộ gia đình chỉ nhận khoán cho
mỗi công đoạn của quá trình sản xuất cây cao su su.
- Hộ nhận khoán ổn định theo chu kỳ: cây trồng hoặc chu kỳ kinh doanh: là
hộ nhận khoán ổn định theo chu kỳ cây trồng là mô hình áp dụng công tác khoán
trọn gói cho một đối tượng từ khi trồng đến khi kết thúc chu kỳ khai thác mủ. Thời
gian kéo dài từ 25 đến 30 năm. Mô hình khoán này có hai hình thức là hình thức có
đầu tư chi phí và hình thức không đầu tư.



10
1.2. Quản lý hộ nhận khoán của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý hộ nhận khoán
Khái niệm “Quản lý” được định nghĩa khác nhau dựa trên những cơ sở,
những cách tiếp cận khác nhau:
Theo giáo trình Quản lý học (2010), trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khái
niệm quản lý được hiểu như sau: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo, kiểm soát các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức nhằm đạt các mục đích,
mục tiêu của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều
kiện môi trường luôn biến động”.
Từ định nghĩa trên, áp dụng vào đối tượng quản lý là hộ nhận khoán, chủ thể
quản lý là doanh nghiệp chế biến, thu mua mủ cao su, tác giả đưa ra khái niệm về
quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp:
Quản lý hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp là quá trình tác
động có định hướng của doanh nghiệp đến các hộ nhận khoán bao gồm các nội
dung: lập kế hoạch giao đất; tuyển chọn đào tạo nghề cho các hộ nhận khoán;
hỗ trợ các hộ nhận khoán; tổ chức thu mua mủ cao su và kiểm soát các hoạt
động của hộ nhận khoán nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch, đảm bảo các hộ gia
đình thực hiện đúng định mức kinh tế, kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh doanh
cao nhất”.
1.2.2. Mục tiêu quản lý hộ nhận khoán
Quản lý hộ nhận khoán của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể
như sau:
Thứ nhất, đảm bảo các hộ gia đình nhận khoán sử dụng đất đúng mục đích,
đúng quy hoạch và kế hoạch.
Thứ hai, đảm bảo cung cấp đủ, đúng chất lượng và tiến độ sản phẩm mủ cao
su phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng
đã ký với doanh nghiệp.
Thứ ba, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các vườn cao su mang lại.
Thứ tư, đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật (về đất đai, về bảo vệ

và phát triển rừng, về thủy sản …)


11
Thứ năm,đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên nhận khoán, bên giao khoán và
Nhà nước; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói,
giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn
1.2.3. Nội dung quản lý hộ nhận khoán
1.2.3.1. Lập kế hoạch giao đất cho hộ trồng cao su
Lập kế hoạch giao đất cho hộ trồng cao su là công việc đầu tiên trong hoạt
động giao khoán của doanh nghiệp. Trước khi lập kế hoạch giao đất cho hộ trồng
cao su, doanh nghiệp thực hiện các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng nhận giao khoán
Đối tượng giao khoán là chủ sở hữu vườn cây CS một cách hợp pháp, có tính
pháp nhân được nhà nước thừa nhận. Đối tượng giao khoán vườn cây là Nhà nước,
các Tập đoàn kinh tế, Tổng Doanh nghiệp hoặc Doanh nghiệp được Nhà nước thành
lập hoặc cấp phép thành lập, có tính pháp nhân, được Nhà nước giao cấp sở hữu,
quản lý và sử dụng vườn cây CS dài hạn, lâu dài và đầy đủ.
Đối tượng nhận khoán là những hộ gia đình có người làm tại doanh nghiệp,
đang cư trú hợp pháp tại địa phương được UBND xã phường, thị trấn quản lý hành
chính trên địa bàn Doanh nghiệp sở hữu hợp pháp vườn cây CS được pháp luật quy
định. Việc thống kê, xác lập danh sách hộ CN nhận khoán vườn cây CS hết sức
quan trọng, đảm bảo đầy đủ quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ về mặt pháp lý của
người nhận khoán với đối tượng giao khoán. Là cơ sở vững chắc đảm bảo tài sản
cho cả bên giao khoán và bên nhận khoán.
Bước 2: Xác định các điều kiện liên quan đến giao nhận khoán.
Việc xác lập đầy đủ, rõ ràng các điều kiện liên quan GNK và được hai bên
GNK thống nhất thỏa thuận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, là
cơ sở đảm bảo tính hợp pháp về tài sản, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của hai
bên.Các điều kiện liên quan đến giao khoán là các tiềm lực của bên giao khoán như

cơ chế chính sách về GNK; quy hoạch và phát triển vườn cây CS, số lượng DT đất
đai và vườn cây CS, số lượng cây CS đảm bảo phát triển đầy đủ, hoàn thiện về mặt
sinh học; tiềm lực về mặt tài chính, nhân lực; đảm bảo các điều kiện đầu vào và đầu


12
ra cho bên nhận khoán...Các điều kiện liên quan đến nhận khoán là tính pháp lý của
bên nhận khoán, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên nhận khoán; điều kiện
tổ chức SX của bên nhận khoán...
Bước 3: Tuyển chọn và lập danh sách các hộ gia đình nhận khoán
Bên doanh nghiệp phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng
rãi, niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày làm việc về diện tích khoán, đối
tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân
dân cấp xã.
Hồ sơ nhận khoán bao gồm: Đề nghị nhận khoán; Bản sao chụp sổ hộ
khẩu; giấy chứng nhận hộ nghèo. Đối với cộng đồng dân cư thôn gồm danh sách
các thành viên và bản sao chụp sổ hộ khẩu của các cá nhân và hộ gia đình trong
cộng đồng.
Bên nhận khoán gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán
01 bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán
thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.
Trên cơ sở nhận được hồ sơ nhận khoán, bên giao khoán bên nhận khoán
thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 2 và khoản 2
Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP này và niêm yết công khai danh sách đối tượng
được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Lập kế hoạch giao đất cho hộ nhận khoán
Bên giao khoán (Doanh nghiệp) tiến hành lập kế hoạch giao đất cho các hộ
dân nhận khoán. Việc lập kế hoạch giao đất cho các hộ nông dân được dựa trên nhu
cầu nguyện vọng của các hộ nông dân và định mức giao đất của doanh nghiệp và

được thực hiện bởi ban giao khoán. Ban giao khoán bao gồm: đội trưởng làm
trưởng ban, bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, trương ban nữ
công là thành viên. Ở cấp nông trường:Giám đốc-Trưởng ban, bí thư đảng bộ, chủ
tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, trưởng ban nữ công là thành viên. Bản kế
hoạch giao đất phải đảm bảo các nội dung cụ thể như sau:


×