Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

khảo sát hài lòng của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.74 KB, 45 trang )

SỞ Y TẾ BẾN TRE
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC BA TRI

KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC BA TRI NĂM 2018

CHỦ ĐỀ TÀI:

NGUYỄN VĂN THANH

CỘNG SỰ:

VÕ HOÀNG THIỆN
PHẠM THỊ KIM LOAN

NĂM 2018
1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................................. 1
Chương 1............................................................................................................................................................. 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................................................... 2
1.1. Nguồn nhân lực y tế...................................................................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm về nhân lực y tế..................................................................................................................... 2
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực y tế.............................................2
1.1.3. Khái niệm bệnh viện.............................................................................................................................. 2
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện....................................................................................................... 3
1.2. Sự hài lòng của nhân viên y tế....................................................................................................................... 4
1.2.1. Khái niệm sự hài lòng đối với công việc................................................................................................. 4


1.2.2. Một số khái niệm hài lòng của nhân viên y tế.........................................................................................4
1.2.2.1. Hài lòng về môi trường làm việc...................................................................................................... 4
1.2.2.2. Hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp..................................................................................... 5
1.2.2.3. Hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi..............................................................................5
1.2.2.4. Hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến..........................................................................5
1.2.2.5. Hài lòng chung về bệnh viện............................................................................................................ 5
1.3. Một số thước đo sự hài lòng đối với công việc.............................................................................................. 5
1.4. Các nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên y tế trên thế giới và ở Việt Nam...............................................6
1.4.1. Những nghiên cứu trên Thế giới............................................................................................................. 6
1.4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam............................................................................................................. 6
1.5. Khung lý thuyết về sự hài lòng của nhân viên y tế.........................................................................................7
1.6. Sơ lược địa bàn nghiên cứu........................................................................................................................... 7
Chương 2........................................................................................................................................................... 10
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................10
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................................. 10
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................................................................................... 10
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................................................................... 10
2.4. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................................................... 10
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu..................................................................................................................................... 10
2.6. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................................................... 10
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu....................................................................................................... 18
2.8. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................................................................... 18
2.9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục.........................................................................................19
2.9.1. Hạn chế nghiên cứu.............................................................................................................................. 19
2.9.2. Biện pháp khắc phục............................................................................................................................ 19
Chương 3........................................................................................................................................................... 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................................................ 20
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 20
3.2. Sự hài lòng của NVYT................................................................................................................................ 23
3.2.1. Sự hài lòng về môi trường làm việc...................................................................................................... 23

3.2.2. Sự hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp..................................................................................... 24
3.2.3. Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi..............................................................................25
3.2.4. Sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến..........................................................................27
3.2.5. Sự hài lòng chung về bệnh viện............................................................................................................ 27
3.2.6. Tổng hợp sự hài lòng của NVYT.......................................................................................................... 28
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của NVYT..................................................................................... 29
Chương 4........................................................................................................................................................... 34
BÀN LUẬN...................................................................................................................................................... 34
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 34
4.2. Sự hài lòng của NVYT................................................................................................................................ 34
4.2.1. Sự hài lòng về môi trường làm việc...................................................................................................... 34
4.1.2. Sự hài lòng về lãnh đạo trực tiếp.......................................................................................................... 35
4.1.3. Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi..............................................................................36
4.1.4. Sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến..........................................................................37
4.1.5. Sự hài lòng chung về bệnh viện............................................................................................................ 37
4.2. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của NVYT..................................................................................... 38
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................... 39
1. Sự hài lòng của nhân viên y tế.................................................................................................................... 39
2


2. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của nhân viên y tế.........................................................................39
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 40

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
WHO
BYT
TYT
KHHGĐ

BHYT
BHXH
KBCB
NVYT

World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới
Bộ Y tế
Trạm Y tế
Kế hoạch hóa gia đình
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Khám bệnh, chữa bệnh
Nhân viên y tế

3


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới năm
2020

3

Bảng 1.2. Dự báo nhu cầu nhân lực theo vùng kinh tế xã hội tới
năm 2020


3

Bảng 1.3. Nhu cầu nhân lực theo tuyến bệnh viện

4

Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu

13

Bảng 3.1. Thông tin chung về giới tính, tuổi của NVYT

21

Bảng 3.2. Thông tin về chuyên môn đào tạo chính, bằng cấp cao
nhất của NVYT

22

Bảng 3.3. Thông tin về số năm công tác, vị trí công tác hiện tại
của NVYT

22

Bảng 3.4. Thông tin về phạm vi hoạt động chuyên môn, kiêm

23

4



nhiệm công tác, số lần trực của NVYT
Bảng 3.5. Sự hài lòng về môi trường làm việc

24

Bảng 3.6. Sự hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp

25

Bảng 3.7. Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi

26

Bảng 3.8. Sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến

28

Bảng 3.9. Sự hài lòng chung về bệnh viện

29

Bảng 3.10. Tổng hợp sự hài lòng của NVYT

29

Bảng 3.11. Mối liên quan về giới tính, tuổi với sự hài lòng của
NVYT

30


Bảng 3.12. Mối liên quan về chuyên môn đào tạo chính, bằng
cấp với sự hài lòng của NVYT

30

Bảng 3.13. Mối liên quan số năm công tác trong ngành y, số
năm công tác tại bệnh viện với sự hài lòng của NVYT

31

Bảng 3.14. Mối liên quan vị trí công tác hiện nay với sự hài lòng
của NVYT

32

Bảng 3.15. Mối liên quan phạm vi hoạt động với sự hài lòng của
NVYT

32

Bảng 3.16. Bảng mối liên quan về kiêm nhiệm nhiều công việc,
số lần trực với sự hài lòng của NVYT

33

5


ĐẶT VẤN ĐỀ

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến ngành y tế, trong thư
gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế, Bác thân ái chúc cán bộ y tế vui vẻ, khỏe mạnh,
hăng hái và làm việc tiến bộ. Bác căn dặn phải thật thà đoàn kết, thương yêu
người bệnh, xây dựng một nền y học của ta. Đó là một nhiệm vụ rất vẽ vang, vì
vậy cán bộ y tế phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của
mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu” [1], đồng
thời lao động trong ngành y tế là lao động đặc thù vì:
- Trách nhiệm cao trước sức khỏe con người và tính mạng của người
bệnh;
- Là lao động liên tục cả ngày lẫn đêm;
- Lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý
con người (tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm...)
- Lao động nặng nhọc, căng thẳng (đứng mổ hàng chục giờ, tiếp xúc các
nguồn lây...)
- Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội;
Ngày nay trong bối cảnh đất nước đổi mới, chuyển đổi từ một nền y tế
bao cấp sang một nền y tế theo cơ chế thị trường, từ bảo hiểm y tế tự nguyện
sang bảo hiểm y tế toàn dân theo chủ trương của Đảng, nhu cầu khám chữa bệnh
ngày càng nhiều. Để đáp ứng được cho công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân được
ngày một tốt hơn, từng năm đơn vị có xây dựng kế hoạch đáp ứng về nhân lực,
cơ sở vật chất, thực hiện đúng và kịp thời các chính sách tài chính cho đội ngũ
cán bộ viên chức ngành y tế. Tuy nhiên để tạo điều kiện thật tốt hơn về môi
trường làm việc cho đội ngũ viên chức ngành y tế nhóm nghiên cứu tiến hành
khảo sát “Đánh giá sự hài lòng của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu
vực Ba Tri năm 2018”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá sự hài lòng của nhân viên y tế tại Bệnh Đa khoa khu vực Ba
Tri năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của nhân viên y tế tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri năm 2018.


1


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn nhân lực y tế
1.1.1. Khái niệm về nhân lực y tế
Nhân lực y tế được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là tất cả những người
tham gia vào những hoạt động mà mục đích là nhằm nâng cao sức khỏe của
người dân. Nguồn nhân lực y tế gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người
làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các
dịch vụ y tế cũng như cũng như bao gồm cán bộ y tế chính thức và cán bộ không
chính thức như tình nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức khoẻ gia
đình, lang y…, kể cả những người làm công tác y tế trong ngành y tế và những
ngành khác như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp [2].
Từ định nghĩa nhân lực y tế của WHO, theo Bộ Y tế năm 2009, ở Việt
Nam các nhóm đối tượng được coi là “nhân lực y tế” bao gồm các cán bộ, nhân
viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang trong hệ thống y tế công lập, các cơ
sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y, dược và tất cả những người khác tham gia
vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân
(nhân lực y tế tư nhân, các cộng tác viên y tế, lương y) [3]. Trong phạm vi của
nghiên cứu này, khái niệm nhân viên y tế là những người cung cấp dịch vụ y tế
gồm bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên và những người quản lý và nhân
viên khác: nhân viên kế toán, cấp dưỡng, lái xe, hộ lý, làm việc tại một tổ chức
có mục đích nâng cao sức khoẻ nhân dân.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực
y tế
Hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực y tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, vùng

sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hay đặc biệt
khó khăn, dân tộc thiểu số và miền núi [4]; tốc độ phát triển kinh tế của địa
phương, trình độ dân trí, kiến thức, hiểu biết của người dân về chăm sóc sức
khỏe cho bản thân…có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của nguồn
nhân lực y tế, bao gồm việc đào tạo, đào tạo liên tục, việc bố trí công việc phù
hợp, môi trường làm việc thuận lợi, an toàn, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị để
hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh; chế độ đãi ngộ đặc biệt, có chính sách thu hút
thỏa đáng đối với cán bộ y tế [5]
1.1.3. Khái niệm bệnh viện
Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh,
đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở
hạ tầng để phục vụ nhân dân. Theo quan điểm hiện đại, bệnh viện là một hệ
thống, một phức hợp và một tổ chức động.
2


Bệnh viện là một hệ thống lớn bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng nghiệp
vụ, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng; là một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố
có liên quan từ khám bệnh, người bệnh vào viện, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc.
Bệnh viện là một tổ chức lao động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế,
trang thiết bị, thuốc cần có để chẩn đoán, điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi
bệnh ra viện hoặc phục hồi sức hoặc người bệnh tử vong.
Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức
năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và
chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường
cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
a) Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ
sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà
nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các
trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.
- Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y hội đồng
giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu.
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng bệnh
viện.
b) Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường lớp trung học y tế.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế
tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn chăm sóc sức khỏe ban đầu.
c)Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức
khỏe ban đầu.
- Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học
trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.
- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc.
d) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở)
thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị).
- Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.
3


đ) Phòng bệnh:
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
e) Hợp tác quốc tế:
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước
theo quy định của Nhà nước.
f)Quản lý kinh tế y tế:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiệm y tế,
đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh.
1.2. Sự hài lòng của nhân viên y tế
1.2.1. Khái niệm sự hài lòng đối với công việc
Theo định nghĩa của Trường Đại học Oxford về hài lòng đối với công việc
là cảm giác hay đáp ứng cảm xúc mà con người trải qua khi thực hiện một công
việc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể có những cảm giác tiêu cực về một
khía cạnh nào đó của công việc (như tiền lương) nhưng cảm giác tích cực về
những mặt khác (như đồng nghiệp). Sự hài lòng đối với công việc được xem
như vừa là nguyên nhân, vừa là ảnh hưởng đến 2 yếu tố khác là “kiệt sức” và
“hiệu suất làm việc” [11]
Định nghĩa trong từ điển của Trường đại học Cambridge, sự hài lòng đối
với công việc là cảm giác của niềm vui và thành tích mà bạn trải qua trong công
việc của bạn khi bạn biết rằng công việc của bạn là đáng làm, hoặc mức độ mà
công việc của bạn mang đến cho bạn cảm giác này. Nhiều người quan tâm nhiều
hơn về hài lòng trong việc làm hơn là kiếm được số tiền lớn [12].
1.2.2. Một số khái niệm hài lòng của nhân viên y tế
1.2.2.1. Hài lòng về môi trường làm việc
- Cung cấp đủ phương tiện, cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu công việc;
- Sắp xếp thời gian làm việc, sắp xếp việc làm, thời gian nghỉ ngơi hợp lý;

- Đảm bảo an toàn lao động, trang bị đầy đủ quần, áo, thiết bị bảo hộ lao
động đầy đủ.
- Có chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế;
4


1.2.2.2. Hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp
- Lãnh đạo có năng lực xử lý, điều hành, giải quyết công việc hiệu quả;
- Phân công công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo của nhân viên;
- Quan tâm,tôn trọng, đối xử bình đẳng với nhân viên;
- Lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân viên;
- Động viên, khích lệ khi nhân viên hoàn thành tốt công việc.
1.2.2.3. Hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi
- Các quy định, quy chế làm việc rõ ràng, thực tế, công khai;
- Môi trường làm việc dân chủ;
- Mức lương tương xứng với năng lực và cống hiến;
- Thưởng, tăng thu nhập ABC công bằng, xứng đáng so với cống hiến;
- Đóng BHXH, BHYT, và các chế độ khác thực hiện đầy đủ;
1.2.2.4. Hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến
- Khối lượng công việc giao phù hợp, đáp ứng nguyện vọng bản thân;
- Được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn;
- Công khai tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, bổ nhiệm các chức danh
lãnh đạo dân chủ, công bằng;
- Có cơ hội thăng tiến khi nổ lực làm việc.
1.2.2.5. Hài lòng chung về bệnh viện
- Cảm thấy tự hào khi làm việc tại bệnh viện;
- Đạt được những thành công cá nhân khi làm việc tại bệnh viện;
- Tin tưởng vào sự phát triển của bệnh viện trong tương lai;
- Sẽ gắn bó làm việc lâu dài.
1.3. Một số thước đo sự hài lòng đối với công việc

Một trong những phương pháp đầu tiên dùng để đo lường sự hài lòng đối
với công việc do Kunin (1955) phát triển, được gọi là thang trạng thái nét mặt
(Faces Scale). Mặc dù dễ dùng, song thang này không còn được sử dụng thường
xuyên một phần là do thang không đủ chi tiết, thiếu giá trị đo lường khái niệm
(construct validity), và vì một số nhân viên tin rằng thang này quá đơn giản nên
không có giá trị [7].
Thang đo Likert là thang đo được sử dụng một cách phổ biến nhất trong
nghiên cứu định lượng. Thang đo được Likert được phát triển và giới thiệu bởi
Rennis Likert vào năm 1932. Dạng thang đo Likert thường như sau: “Đánh dấu
(X) hoặc khoanh tròn (O) vào các ô theo nhận định của anh\chị: (1) hoàn toàn
5


không đồng ý; (2) không đồng ý; (3) không có ý kiến; (4) đồng ý; (5) hoàn toàn
đồng ý. Thang đo này được gọi là thang đo Likert 5. Ngoài ra người ta có thể
dùng các thang đo Likert 3 và Likert 7 mức độ.
Ở đề tài này chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 thể hiện 5 mức độ từ (1)
Rất không hài lòng đến (5) Rất hài lòng.
1.4. Các nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên y tế trên thế giới và ở Việt
Nam
1.4.1. Những nghiên cứu trên Thế giới
Theo Win Van Lerbetghe, những người làm trong ngành y tế phản ứng với
việc trả lương không hợp lý và môi trường làm việc kém bằng cách tạo ra những
chiến lược đối phó mang tính cá nhân khác nhau, một số người có bản chất lợi
dụng. Hậu quả dẫn đến việc đánh cắp thời gian, chảy máu chất xám và mâu
thuẩn về quyền lợi.
Linda H. Aiken đã tiến hành một nghiên cứu trên 10.319 điều dưỡng ở
303 bệnh viện ở Mỹ (Pennsylvanis), Canada, Anh và Scotland. Kết quả cho
thấy: tỷ lệ điều dưỡng có điểm trung bình về sự mệt mỏi với công việc trên mức
bình thường thay đổi 54% ở Pennsylvania đến 34% ở Scotland. Sự không hài

lòng, mệt mỏi với công việc và những mối quan tâm về chất lượng chăm sóc
thường gặp ở những điều dưỡng thuộc các khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu của Laubach W & Fischbeck S (2007) tại một bệnh viện
trường đại học ở Đức cho thấy: đối với các bác sĩ nội trú, điều kiện làm việc,
cấp trên, hệ thống thứ bậc, tính minh bạch và sự tham gia đưa ra các quyết định
là những biến số quan trọng đối với sự hài lòng trong công việc. Tác giả cũng
khuyến cáo cải thiện các khía cạnh này sẽ cải thiện sự hài lòng đối với công việc
và giúp làm giảm thiếu hụt nguồn lực bác sĩ tại các bệnh viện.
1.4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Võ Xuân Phú và Vũ Thị Lan Hương (2011), “Thực trạng
nguồn nhân lực và một số ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của nhân
viên y tế Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, Hà nội năm 2011” chỉ ra rằng: nhân viên
y tế chưa hài lòng đối với từng yếu tố như: lương và phúc lợi là 4%, cơ sở vật
chất là 9,6%, đào tạo, phát triển kỹ thuật là 7,2%, đồng cảm với cá nhân là
16,5%, lãnh đạo và môi trường làm việc là 6,4%, công việc là 13% [8].
Nghiên cứu của Lê Thanh Nhuận & Lê Cự Linh (2009), “Sự hài lòng đối
với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở và tìm hiểu các yếu tố liên quan”.
Nghiên cứu được thực hiện trên 142 nhân viên y tế tuyến cơ sở đang làm việc ở
Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện và các trạm y tế xã tại một
huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với bộ công cụ gồm 40 mục thuộc 7 yếu tố có giá trị
dự đoán sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế cơ sở với độ tin cậy
cao; ngoài ra, mục “hài lòng chung đối với công việc” được sử dụng để tìm hiểu
mối liên quan giữa sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế và các biến
6


xã hội- nhân khẩu/ nghề nghiệp và các yếu tố về sự hài lòng với các công việc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế chưa thực sự hài lòng đối với công
việc, tỷ lệ hài lòng từng yếu tố đạt thấp: Lương và phúc lợi (32,4%); Cơ sở vật
chất (39,4%); Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc (50,0%); Mối quan hệ

với lãnh đạo (52,1%); Học tập, phát triển và khẳng định (52,5%); Môi trường
tương tác của cơ quan (53,5%); Mối quan hệ với đồng nghiệp (67,6%). Tuy
nhiên, tỷ lệ nhân viên y tế hài lòng chung đối với công việc đạt tương đối cao
71,1%. Sự hài lòng chung đối với công việc có mối liên quan đối với nhóm tuổi
và 7 yếu tố (P=0,001)[9].
Nghiên cứu của Nguyễn Trung Tần (2014), “Sự hài lòng của nhân viên
điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang năm 2014”, kết quả nghiên
cứu: Nhìn chung nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang có tỉ lệ
hài lòng tương đối cao. Đối với yếu tố hài lòng với công việc cho thấy sự hài
lòng với thời gian làm việc hiện tại là 91,3%. Trong nhóm những nhân viên điều
dưỡng hài lòng với yếu tố mối quan hệ với lãnh đạo có tỷ lệ hài lòng chung
là 79,7% và không hài lòng là 20,3%. Tỷ lệ nhân viên điều dưỡng hài lòng
chung với yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp là là 80,6% và không hài lòng là
19,4%. Những nhân viên hài lòng với yếu tố học tập nâng cao trình độ chuyên
môn có tỷ lệ hài lòng chung là 84,8% và không hài lòng là 15,2%. Đối với yếu
tố lương và phúc lợi, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả nhân viên hài lòng
chung với yếu tố lương và phúc lợi là 82,2% [10].
Nghiên cứu của Trần Văn Bình (2016), “Sự hài lòng của nhân viên y tế tại
các Bệnh viện thuộc tỉnh Kon-Tum năm 2016” tỷ lệ hài lòng về môi trường làm
việc 86.5%, tỷ lệ hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp là 87.7%, hài lòng
về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi là 86.6%, hài lòng về công việc, cơ hội
học tập và thăng tiến 86.5%, hài lòng chung về bệnh viện 83.9%.
1.5. Khung lý thuyết về sự hài lòng của nhân viên y tế
Liên quan đến chế độ, tiền
lương, phúc lợi: lương và các
khoảng theo lương, ABC,
BHXH, BHYT, các khoảng
phúc lợi khác…

Liên quan đến môi trường làm việc:

phòng làm việc, trang thiết bị, thời
gian trực, bảo hộ, thái độ người
bệnh, người nhà người bệnh…

Sự hài lòng của
NVYT
Liên quan đến công việc, cơ
hội học tập và thăng tiến:
công việc được giao, được
đào tạo, bổ nhiệm…

Liên quan đến lãnh đạo trực tiếp,
đồng nghiệp: khả năng lãnh đạo,
điều hành, quan tâm, động viên,
khích lệ, chia sẽ, giúp đỡ…

1.6. Sơ lược địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm 8 huyện và 01
thành phố trực thuộc tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm,
thu nhập bình quân đầu người là 790 USD. Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan
7


trọng của tỉnh là tài nguyên đất nông nghiệp với diện tích trồng cây dừa là
51.560 ha, sản lượng đạt 420 triệu trái/năm và lớn nhất nước. Từ dừa có thể làm
ra nhiều sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú, được thị trường trong nước và
quốc tế ưa chuộng. Bến Tre có thế mạnh về kinh tế thủy sản, với 65km chiều dài
bờ biển và diện tích các huyện ven biển nên thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú.
Ba Tri là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre có diện tích 355

km2 với dân số 198.000 người. Huyện lỵ là thị trấn Ba Tri cách thành phố Bến
Tre 36 km về hướng Tây. Hệ thống y tế của huyện Ba Tri gồm có bệnh viện đa
khoa khu vực, Trung tâm y tế, Phòng Y tế, Trung tâm dân số - KHHGĐ, 24
Trạm Y tế xã và các phòng khám tư nhân đóng trên địa bàn huyện. Toàn huyện
có 480 CBYT, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân chiếm 3,9, tỷ lệ dược sĩ/vạn dân chiếm 1,1;
100% các xã thị trấn đều có bác sĩ và cán bộ sản phụ khoa – KHHGĐ. Theo
phân loại của Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa khu vực Ba Tri là bệnh viện hạng III,
với quy mô là 300 giường bệnh trong đó có 04 phòng chức năng 09 khoa lâm
sàng, 05 khoa cận lâm sàng [2].
Năm 2018 Bệnh viện được Sở Y tế phê duyệt cho mở rộng khu khám
bệnh, xây dựng kho hồ sơ bệnh án và các hạn mục khác nhằm cải tạo cơ sở vật
chất ở các khoa, phòng. Trong thời gian tới tiếp tục vận động các nguồn lực từ
Sở Y tế, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện mở rộng và xây dựng khoa Nhiễm
tách biệt khoa Nhi và triển khai phòng khám HIV/AIDS…xin chủ trương Sở Y
tế bổ sung một số trang thiết bị mới như máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy
X-quang kỹ thuật số, máy xét nghiệm điện giải 3 thông số… góp phần nâng cao
chất lượng khám, điều trị cho người dân.
Xây dựng đề án vị trí việc làm năm 2018 qua đó thống kê lại thực trạng
nguồn nhân lực và dự kiến nhu cầu, số lượng nhân sự cần bổ sung để đảm bảo
hoạt động và thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Sở Y tế giao hàng năm.
Tổ chức ổn định nhân sự đảm bảo đủ cho hoạt động điều trị và chăm sóc
Bệnh nhân đảm bảo đủ 100% nhân lực theo tinh thần thông tư 08 về nguồn nhân
lực và đề án vị trí việc làm của đơn vị.
Biên chế được giao đến năm 2018: 221 biên chế. Tổng số nhân sự hiện
có 292. Trong đó biên chế là 210. Nhân viên hợp đồng là 81.
Chế độ làm việc tại Bệnh viện:
- Chế độ 40 giờ/tuần đối với khu hành chánh, KSNK, khoa Khám bệnh,
khoa Dược.
- Chế độ làm việc 24/24 đối với BGĐ, các khoa phòng KHTH-VTTTB
(trực văn phòng), phòng HCQT-TCCB (Tài xế, thợ điện), phòng TCKT (Phòng

thu viện phí), khoa Nội, khoa Nhi, khoa Nhiễm, khoa Ngoại, khoa XN,
khoaCĐHA.
- Chế độ làm việc theo ca kíp: khoa Cấp cứu, khoa Sản.
8


- Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hàng năm bệnh viện cử cán
bộ tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tại các trường đại học, các
bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Chợ Rẫy,
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để cập nhật những kiến thức mới áp dụng
điều trị tại Bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng điều trị và đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người bệnh.

9


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả nhân viên y tế trong biên chế đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa
khu vực Ba Tri.
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
- Những đối tượng đi học, nghỉ thai sản, nghỉ ốm trong thời gian nghiên
cứu.
- Những đối tượng hợp đồng thời vụ theo hình thức khoán công việc.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu thực hiện từ: tháng 5/2018 đến tháng 7/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri.
2.4. Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Sự hài lòng của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Ba Tri
- Chọn mẫu toàn bộ tất cả nhân viên y tế trong biên chế đang công tác tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri. Có 200/210 nhân viên y tế trong biên chế
được chọn, chiếm tỷ lệ 95%.
- Số nhân viên y tế còn lại chưa được chọn lý do đi học dài hạn, nghỉ hậu
sản, nghỉ ốm theo chế độ.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
- Nhóm thu thập thông tin gồm 3 người đang công tác tại phòng HCQTTCCB của bệnh viện liên hệ trước với lãnh đạo bệnh viện và khoa phòng nói rõ
mục đích của nghiên cứu và hẹn thời gian thu thập số liệu.
- Nhóm nghiên cứu xuống từng khoa, phòng vào lúc trước cuối các buổi
làm việc khoảng 01 giờ và tập trung các đối tượng nghiên cứu lại để nêu rõ mục
đích của việc nghiên cứu nêu rõ mục đích nghiên cứu.
- Sau đó phát phiếu điều tra đến từng đối tượng nghiên cứu có mặt, giải
thích rõ các vướng mắc và nhắc nhở không để người tham gia nghiên cứu trao
đổi thông tin.
10


- Khi nhận lại phiếu, điều tra viên kiểm tra phiếu đã điền đầy đủ thông tin
chưa nếu còn thiếu sẽ yêu cầu người tham gia nghiên cứu bổ sung cho đầy đủ.
- Các đối tượng ra trực hoặc đi công tác không có mặt ngày hôm đó thì
hôm sau nhóm nghiên cứu sẽ quay lại để thu thập số liệu.
- Để đảm bảo tính bảo mật, điều tra viên không yêu cầu đối tượng nghiên
cứu ký và ghi tên vào phiếu thu thập thông tin.
Biến số nghiên cứu:
Sử dụng phiếu khảo sát ý kiến sự hài lòng của NVYT do Bộ Y tế ban
hành năm 2018 (mẫu số 03) được đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

chuyên mục chất lượng bệnh viện theo địa chỉ: />Thang đo các mức độ hài lòng của NVYT đối với từng câu hỏi dựa trên
thang đo Likert với các mức độ hài lòng từ 1 đến 5 tương ứng như sau:
Rất không hài lòng hoặc rất kém:
Không hài lòng hoặc kém:
Bình thường hoặc trung bình:
Hài lòng hoặc tốt:
Rất hài lòng hoặc rất tốt:

1
2
3
4
5

Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu:


Tên biến số

Định nghĩa biến số

Phân loại

Phương
pháp thu
thập

THÔNG TIN NGƯỜI ĐIỀN PHIẾU
T1


Giới

Giới tính của người điền Nhị phân
phiếu gồm 2 giá trị:

Phỏng
vấn

1. Nam
2. Nữ
T2

Tuổi

Là tuổi của người điền Rời rạc
phiếu

T3

Chuyên môn đào tạo Là chuyên môn của người Danh mục Phỏng
chính
điền phiếu, gồm 5 giá trị:
vấn
1. Bác sĩ
2. Dược sĩ
3. Điều dưỡng, hộ sinh
4. Kỹ thuật viên
5. Khác
11


Phỏng
vấn


T4

Bằng cấp cao nhất

Bằng cấp cao nhất của Thứ bậc
người điền phiếu, gồm 6
giá trị:

Phỏng
vấn

1. Trung cấp
2. Cao đẳng
3. Đại học
4. Cao học, CKI
5. Tiến sĩ, CKII
6. Khác
T5

Số năm công tác Là số năm công tác trong Rời rạc
trong ngành Y
ngành Y của người điền
phiếu

Phỏng
vấn


T6

Số năm công tác tại Là số năm công tác tại Rời rạc
bệnh viện
bệnh viện của người điền
phiếu

Phỏng
vấn

T7

Vị trí công tác hiện Là vị trí công tác hiện tại Danh mục Phỏng
tại
của người điền phiếu, có 6
vấn
giá trị:
1. Lãnh đạo bệnh viện
2. Trưởng khoa\phòng
3. Phó khoa\phòng
4. NV biên chế/hợp đồng
dài hạn
5. Hợp đồng ngắn hạn
6. Khác

T8

Phạm vi hoạt động Là phạm vi hoạt động, đơn Danh mục Phỏng
chuyên môn

vị khoa, phòng của người
vấn
điền phiếu đang công tác,
gồm 12 giá trị:
1. Khối hành chính
2. Cận lâm sàng
3. Nội
4. Ngoại
5. Sản
12


6. Nhi
7. Truyền Nhiễm
8. Chuyên khoa lẻ (mắt,
TMH, RHM)
9. Các khoa không trực
tiếp KCB
10. Dược
11. Dự phòng. 12. Khác
T9.

Anh chị có được Là công việc của người Danh mục Phỏng
phân công kiêm điền phiếu, gồm 3 giá trị:
vấn
nhiệm nhiều không 1. Không kiêm nhiệm
việc không
2. Kiêm nhiệm 2 công việc
3. Kiêm nhiệm từ 3 công
việc trở lên


T10 Số lần trực trong 1 Là số lần trực trong 1 Rời rạc
tháng
tháng của người điền
phiếu

Phỏng
vấn

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VỀ BỆNH VIỆN
A. SỰ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
A1

Phòng làm việc Gồm 5 giá trị
Thứ bậc
khang trang, sạch 1. Rất không hài lòng hoặc
sẽ, thoáng mát
rất kém

Phỏng
vấn

2. Không hài lòng hoặc
kém
3. Bình thường hoặc trung
bình
4. Hài lòng hoặc tốt
5. Rất hài lòng hoặc rất tốt
A2


Trang thiết bị
phòng, bàn ghế
việc... đầy đủ,
thiết bị cũ, lạc
được thay thế
thời

văn Như trên
làm
các
hậu
kịp

Thứ bậc

13

Phỏng
vấn


A3

Có bố trí phòng trực Như trên
cho NVYT

Thứ bậc

Phỏng
vấn


A4

Phân chia thời gian Như trên
trực và làm việc
ngoài giờ hành
chính hợp lý

Thứ bậc

Phỏng
vấn

A5

Các trang bị bảo hộ Như trên
cho
NVYT (quần
áo, khẩu trang, găng
tay..) đầy đủ, không
bị cũ, nhàu nát,
không bị hạn chế sử
dụng

Thứ bậc

Phỏng
vấn

A6


Môi trường học tập Như trên
tạo điều kiện cho
NVYT cập nhật kiến
thức, nâng cao trình
độ: thư viện, phòng
đọc, tra cứu thông
tin,
truy
cập
internet...

Thứ bậc

Phỏng
vấn

A7

Môi trường làm việc Như trên
bảo đảm an toàn cho
NVYT

Thứ bậc

Phỏng
vấn

A8


Bệnh viện bảo đảm Như trên
an ninh, trật tự cho
NVYT làm việc

Thứ bậc

Phỏng
vấn

A9

Người bệnh và Như trên
người nhà có thái độ
tôn trọng, hợp tác
với NVYT trong
quá trình điều trị

Thứ bậc

Phỏng
vấn

B. SỰ HÀI LÒNG VỀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP, ĐỒNG NGHIỆP
B1

Lãnh đạo có năng Như trên
lực xử lý, điều hành
giải quyết công việc
hiệu quả


Thứ bậc

14

Phỏng
vấn


B2

Lãnh đạo phân công Như trên
công việc phù hợp
với chuyên môn đào
tạo của nhân viên

Thứ bậc

Phỏng
vấn

B3

Lãnh đạo quan tâm, Như trên
tôn trọng, đối xử
bình đẳng với các
NVYT

Thứ bậc

Phỏng

vấn

B4

Lãnh đạo lắng nghe Như trên
và tiếp thu ý kiến
đóng góp NVYT

Thứ bậc

Phỏng
vấn

B5

Lãnh đạo động viên, Như trên
khích lệ nhân viên
khi hoàn thành tốt
nhiệm vụ, có tiến bộ
trong công việc

Thứ bậc

Phỏng
vấn

B6

Đồng nghiệp có ý Như trên
thức hợp tác để

hoàn thành nhiệm
vụ chung

Thứ bậc

Phỏng
vấn

B7

Môi trường làm việc Như trên
thân thiện, đoàn kết

Thứ bậc

Phỏng
vấn

B8

Đồng nghiệp chia sẻ Như trên
kinh nghiệm, giúp
đỡ nhau trong công
việc

Thứ bậc

Phỏng
vấn


B9

Đồng nghiệp quan Như trên
tâm, giúp đỡ nhau
trong cuộc sống

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C. SỰ HÀI LÒNG VỀ QUY CHẾ NỘI BỘ, TIỀN LƯƠNG, PHÚC
LỢI
C1

Các quy định, quy Như trên
chế làm việc nội bộ
của bệnh viện rõ
ràng, thực tế và
công khai

Thứ bậc

15

Phỏng
vấn


C2


Môi trường làm việc Như trên
tại khoa/phòng và
bệnh viện dân chủ

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C3

Quy chế chi tiêu nội Như trên
bộ công bằng, hợp
lý, công khai

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C4

Việc phân phối quỹ Như trên
phúc lợi công bằng,
công khai

Thứ bậc

Phỏng

vấn

C5

Mức lương tương Như trên
xứng so với năng
lực và cống hiến

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C6

Chế độ phụ cấp Như trên
nghề và độc hại
xứng đáng so với
cống hiến

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C7

Thưởng và thu nhập Như trên
tăng thêm ABC
xứng đáng so với

cống hiến

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C8

Cách phân chia thu Như trên
nhập tăng thêm
công bằng, khuyến
khích nhân viên làm
việc tích cực

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C9

Bảo
đảm
đóng Như trên
BHXH,
BHYT,
khám sức khỏe định
kỳ và các hình thức
hỗ trợ ốm đau, thai

sản đầy đủ

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C10 Tổ chức tham quan, Như trên
nghỉ dưỡng đầy đủ

Thứ bậc

Phỏng
vấn

C11 Có phong trào thể Như trên
thao, văn nghệ tích
cực

Thứ bậc

Phỏng
vấn

16


C12 Công đoàn bệnh Như trên
viện hoạt động tích
cực


Thứ bậc

Phỏng
vấn

D. SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG VIỆC, CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ THĂNG TIẾN
D1

Khối lượng công Như trên
việc được giao phù
hợp

Thứ bậc

Phỏng
vấn

D2

Công việc chuyên Như trên
môn
đáp
ứng
nguyện vọng bản
thân

Thứ bậc

Phỏng

vấn

D3

Bệnh viện tạo điều Như trên
kiện cho NVYT
nâng cao trình độ
chuyên môn

Thứ bậc

Phỏng
vấn

D4

Bệnh viện tạo điều Như trên
kiện cho NVYT học
tiếp các bậc cao hơn

Thứ bậc

Phỏng
vấn

D5

Công khai các tiêu Như trên
chuẩn cho các chức
danh lãnh đạo


Thứ bậc

Phỏng
vấn

D6

Bổ nhiệm các chức Như trên
danh lãnh đạo dân
chủ, công bằng

Thứ bậc

Phỏng
vấn

D7

Có cơ hội thăng tiến Như trên
khi nỗ lực làm việc

Thứ bậc

Phỏng
vấn

E. SỰ HÀI LÒNG CHUNG VỀ BỆNH VIỆN
E1


Cảm thấy tự hào khi Như trên
được làm việc tại
bệnh viện

Thứ bậc

Phỏng
vấn

E2

Đạt được những Như trên
thành công cá nhân
khi làm việc tại
bệnh viện

Thứ bậc

Phỏng
vấn

E3

Tin tưởng vào sự Như trên

Thứ bậc

Phỏng

17



phát triển của bệnh
viện. trong tương lai

vấn

E4

Sẽ gắn bó làm việc Như trên
tại khoa, phòng hiện
tại lâu dài

Thứ bậc

Phỏng
vấn

E5

Sẽ gắn bó làm việc Như trên
tại bệnh viện lâu dài

Thứ bậc

Phỏng
vấn

E6


Mức độ hài lòng nói Như trên
chung về lãnh đạo
bệnh viện

Thứ bậc

Phỏng
vấn

E7

Tự đánh giá về mức Như trên
độ hoàn thành công
việc tại bệnh viện

Thứ bậc

Phỏng
vấn

2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) phiên
bản 20.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê.
- Áp dụng các phân tích mô tả: tính tần số (n), tỷ lệ phần trăm (%), mức ý
nghĩa thống kê p<0,05 được áp dụng.
- Dùng thang điểm Likert với 5 mức độ làm thang đo các yếu tố liên quan
đến sự hài lòng của NVYT. Điểm hài lòng được tính theo công thức bình quân
số học giản đơn (trung bình cộng). Tỷ lệ NVYT hài lòng với từng tiểu mục bằng
tổng số phiếu nhận xét từ 4 – 5 điểm thể hiện sự hài lòng, điểm từ 1 – 3 điểm:
không hài lòng.

- Tiểu mục “Mức độ hài lòng chung về lãnh đạo bệnh viện” được xem là
yếu tố kết quả (outcome) về sự hài lòng đối với bệnh viện của NVYT. Biến này
được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan về sự hài lòng đối với bệnh viện của
NVYT với các biến số khác.
- Dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square) để phân tích mối liên
quan giữa sự hài lòng của NVYT với một số yếu tố liên quan bao gồm: giới tính,
tuổi, trình độ chuyên môn đào tạo chính, bằng cấp cao nhất, số năm công tác
trong ngành y, số năm công tác tại bệnh viện hiện nay, vị trí công tác hiện tại,
phạm vi hoạt động chuyên môn, kiêm nhiệm nhiều công việc, số lần trực trong
tháng.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được sự quan tâm và ủng hộ của lãnh
đạo bệnh viện ĐKKV Ba Tri nơi tiến hành nghiên cứu.
18


- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu
trước khi trả lời phỏng vấn và chỉ tiến hành khi được sự đồng ý của đối tượng
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập được chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và được
giữ bí mật, chỉ nghiên cứu viên mới được phép tiếp cận.
- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi tới lãnh đạo bệnh viện ĐKKV Ba
Tri sau khi kết thúc nghiên cứu.
2.9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục
2.9.1. Hạn chế nghiên cứu
- Nghiên cứu về sự hài lòng của NVYT là vấn đề nhạy cảm nên tỷ lệ
người từ chối tham gia trả lời có thể cao.
- Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và
tương đối dài nên có thể gặp sai số do thái độ hợp tác của người tham gia nghiên
cứu.

- Nghiên cứu được thực hiện trên bộ phận nhân viên y tế tại bệnh viện
tuyến huyện nên chưa mang tính đại diện cho nguồn nhân lực y tế của các tuyến
y tế khác nhau.
2.9.2. Biện pháp khắc phục
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng mục đích và ý
nghĩa của nghiên cứu, động viên sự tự nguyện tham gia.
- Các phiếu điều tra được điều tra viên kiểm tra ngay sau khi các đối
tượng nghiên cứu nộp phiếu, những thông tin nào còn thiếu sẽ được yêu cầu
điền bổ sung.
- Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên họ và chữ ký, để tạo cho người
tham gia nghiên cứu cảm giác yên tâm, bảo mật.

19


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin chung về giới tính, tuổi của NVYT
Số lượng

Tỷ lệ %

(n = 200)

(100%)

- Nam

47


23.5%

- Nữ

153

76.5%

- ≤ 30

61

30.5%

- 30 – 40

93

46.5%

- > 40

46

23%

Nội dung
Giới


Tuổi

Nhận xét: Bảng 3.1 về thông tin chung về giới tính, tuổi của NVYT cho
thấy nữ chiếm tỷ lệ 76,5% cao hơn nam giới, độ tuổi trung bình từ 30 đến 40
tuổi là cao nhất chiếm tỷ lệ 46,5%.
Bảng 3.2. Thông tin về chuyên môn đào tạo chính, bằng cấp cao nhất của
NVYT
Số lượng

Tỷ lệ %

(n = 200)

(100%)

- Bác sĩ

26

13 %

- Dược sĩ

23

11.5 %

- Điều dưỡng, hộ sinh

112


56%

- Kỹ thuật viên

17

8.5 %

- Khác

22

11%

130

65%

Nội dung
Chuyên môn đào tạo chính

Bằng cấp cao nhất
- Trung cấp

20


×