Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động (AT – VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.32 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
AT,VSLĐ : An toàn , vệ sinh lao động
FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
LĐ – TBXH : Lao động – thương binh và xã hội

2


LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những
khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta. Cùng
với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt
động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi đó, số
lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GDI đang hoạt động ở Việt Nam
những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong
sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát
tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp
này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về AT-VSLĐ hiện nay còn
thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến
hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp
vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã
hội.
Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra AT
– VSLĐ ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn đề tài: “ Thực


trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động (AT – VSLĐ) tại doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” để
làm đề tài viết tiểu luận môn Chuyên đề Thanh tra lao động. Trong bài viết
không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét
của cô Th.S Ngô Kim Tú. Em xin chân thành cảm ơn cô

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1 Những khái niệm liên quan.
1.1.1 Khái niệm thanh tra
Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật
của các cơ quan , tổ chức, đơn vị, cá nhân, thường được thực hiện bởi một cơ
quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết
luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa,
xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và cá nhân.
1.1.2. Thanh tra nhà nước
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
[ Khoản 1 – Điều 3, Luật Thanh tra 2010]
1.1.3. Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý
thuộc lĩnh vực lao động.

1.2. Vị trí và chức năng của thanh tra lao động.
Căn cứ Khoản 1, Điều 238 của Bộ Luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm
2012) quy định: Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh, Thanh tra Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao
động. Theo đó thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động; ở
Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thanh tra Lao động thực hiện chức năng hành chính và thanh tra chuyên ngành
về lao động trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.3. Mục đích thanh tra lao động
Theo điều 2 , chương 1, Luật Thanh tra 2010 mục đích của thanh tra lao
4


động là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về lao
động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục,
phòng ngừa, phát hiện và xử lý hình vi vi phạm pháp luật về lao động giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát
huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân. [Theo Điều 2, Chương 1, Luật thanh tra 2010].
1.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Theo Điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy
định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và
Xã hội thì nguyên tắc hoạt động thanh tra lao động gồm :
-Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật
-Đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời
-Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

-Không gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là
đối tượng thanh tra
-Đảm bảo sự phối hợp người đại diện pháp luật của người lao động và
người sử dụng lao động trong quá trình thanh tra
-Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác thanh
1.5. Nhiệm vụ, chức năng của thanh tra lao động
1.5.1 Nhiệm vụ của thanh tra lao động
Theo điều 237, Bộ luật lao động 2012 thanh tra lao động có các nhiệm vụ
sau đây :
-Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động
-Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động,vệ sinh lao
động
-Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
-Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật
5


-Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
vi phạm pháp luật về lao động
1.5.2 Chức năng của thanh tra lao động
Theo điều 238, Bộ luật lao động 2012 quy định thanh tra Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên về ngành lao
động. Theo đó, thanh tra lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động, ở
trung ương có Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.6. Hình thức thanh tra lao động
- Thanh tra được thực hiện với hình thức thanh tra theo chương trình, kế
hoạch hoặc đột xuất.
- Thanh tra theo chương trình kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao

động
- Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc sở phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; theo yêu cầu của việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền giao.
1.7. Phương thức thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH
ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà
nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định
02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban
hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)
1.8. Nội dung thanh tra lao động
Thanh tra lao động, thanh tra việc thực hiện pháp luật những nội dung sau:
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
6


- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Lao động đặc thù
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Tranh chấp lao động
- Khiếu nại về lao động
1.9. Thanh tra an toàn – vệ sinh lao đông (AT – VSLĐ)

1.9.1. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, Thanh tra an toàn và vệ sinh
lao động có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Thanh tra viên chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh
loa động.
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về điều
kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của
pháp luật.
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
1.9.2. Nội dung thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động.
- Việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy, thiết bị, vật
tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các
máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như nồi
hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật...
- Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng,
nhiệt độ.
- Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động.
- Công tác tự kiểm tra về an toàn lao động của cơ sở.
- Công tác huấn luyện về an toàn lao động.
- Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có
7


yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng)
- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại bằng
hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi...
- Tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Hồ sơ, tài liệu có liên quan.

8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ AT-VSDLĐ
TẠI DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
[Khoản 6, Điều 3, Luật Đầu tư]
Ngày nay, Việt Nam đang đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế
giới. Theo tổng cục thống kê thì hiện nay, khu vực FDI tăng trưởng ổn định ở
hầu hết các lĩnh vực. Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi
toàn quốc thời điểm cuối năm 2015 là 11.046 doanh nghiệp. Trong đó doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là 9383 doanh nghiệp ( chiếm 85% toàn bộ
doanh nghiệp FDI ), doanh nghiệp liên doanh là 1663 doanh nghiệp ( chiếm
15% số doanh nghiệp FDI ). Về cơ cấu so với cả nước doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài chiếm 2,75%, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 2,33% và doanh nghiệp liên doanh chiếm 0,42%
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được
nhìn nhận như là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố
quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu,
chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm... Ngoài ra,
FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của
FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm
qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự

quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật
Việt Nam về lao động như: không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo
dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động,
không huấn luyện AT – VSLĐ, không đo kiểm môi trường lao động, không
khám sức khỏe định kỳ cho người lao động còn quá ít để có thể tiến hành kiểm
tra hết các doanh nghiệp FDI hiện nay, điều này tạo những lỗ hổng cho các
9


doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật lao động của Việt Nam.
2.2. Cơ chế chính sách
Các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện
công tác thanh tra về AT – VSLĐ ở Việt Nam hiện nay gồm:
- Bộ Luật lao động ( được sửa đổi, bổ sung năm 2012);
- Luật Thanh tra 2010;
- Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của
Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của
Chính phủ, về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động- Thương
binh và Xã hội;
- Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;
- Nghị định số 95/2013/NĐ- CP ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 của
Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng;

- Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2010 của
Chinh Phủ, quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra;
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về
việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương
thức thanh tra viên phụ trách vùng.
- Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ
LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp
luật lao động.
- Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.
2.3. Thực trạng công tác thanh tra về AT – VSLĐ tại doanh nghiệp FDI
-Thứ nhất, số cuộc thanh tra được tiến hành hàng năm còn ít. Năm 2014, cả
nước chỉ tiến hành được 445 cuộc thanh tra về pháp luật AT – VSLĐ và
10


420 cuộc kiểm tra liên ngành. Tuy nhiên, việc thanh tra vẫn còn hình thức, chất
lượng chưa cao. Cá biệt có những tỉnh như Vĩnh Long, Vĩnh phúc cả năm không
có nổi một cuộc thanh tra liên ngành. Số các tỉnh khác có thanh tra Luật AT –
VSLĐ, nhưng số cuộc thanh tra chỉ đếm trên đầu ngón tay như Cao Bằng 2 vụ;
Thừa Thiên Huế 5 vụ; Quảng Bình 6 vụ.
Trong khi đó việc thanh tra mới chỉ chủ yếu diễ ra tại các doang nghiệp
Nhà nước, thống kê của Cục An toàn lao đọng cho thấy, 60% cuộc thanh tra diễn
ra trong doanh nghiệp Nhà nước và khoảng chỉ 20% tại doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn tới thực trạng, số các doanh nghiệp FDI không
được thanh tra còn rất nhiều. Như vậy thì rõ ràng vấn đề đảm bảo về AT –
VSLĐ trong khu vực FDI bị bỏ ngỏ là chuyện đương nhiên.
-Thứ hai, lực lượng thanh tra viên về AT-VSLĐ còn thiếu rất nhiều. Thống
kê năm 2014 của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH),
hiện cả nước có 492 thanh tra viên lao động cảm nhận chức năng ở nhiều lĩnh
vực như: Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo,

chính sách lao động... nhưng cán bộ thực hiện thanh tra về AT-VSLĐ trong cả
nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ thanh tra nói trên (khoảng 130 người). Trong khi
đó, theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2014, số doanh nghiệp đang hoạt
động trong cả nước là hơn 11046 doanh nghiệp. Như vậy, tính bình quân một
hanh tra viên phải quản lý trên 173 doanh nghiệp.
Căn cứ theo phương thức thanh tra theo đoàn thì bình quân một thanh tra
viên chỉ đi được 30 doanh nghiệp/năm. Để thanh tra hết số doanh nghiệp mà
mình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng 40 năm. Theo khuyến cáo
của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước đang phát triển như nước ta,
trung bình 25.000 – 40.000 lao động thì cần có 1 thanh tra viên về lao động.
Như vậy, với khoảng 43 triệu người trong độ tuổi lao động như ở nước ta hiện
nay phải cần tối thiểu 1.500 thanh tra lao động.
-Thứ ba, nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ. Có tới 30 – 50% là
cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ cao đẳng,
trung cấp. Thức tế, Thanh tra các Sở LĐ- TBXH ở các tỉnh thành chưa đáp ứng
được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở các địa phương. Thời gian chủ yếu là làm
việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế
hoạch.
11


-Thứ tư, hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ... phục vụ cho
việc thanh tra AT – VSLĐ cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác thanh tra
chưa đánh giá hiệu quả được thực sự.
-Thứ năm, công tác quản lý về AT – VSLĐ hiện còn tồn tại một số hạn chế
như: hệ thống pháp luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn
chậm gây khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về AT – VSLĐ
chưa tập trung, lực lượng thanh tra còn quá mỏng; tình hình thực hiện công tác
thành tra AT – VSLĐ trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn lao
động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn còn nhiều.

-Thứ sáu, thực trạng về phương thức thanh tra cho thấy: thanh tra viên phụ
trách vùng thoog qua phát phiếu tự kiểm tra về các doanh nghiệp, tuy nhiên số
lượng phiếu phát ra chưa đủ, chỉ thu về ¼ số lượng phiếu phát, chưa thể hiện đặc
trưng của từng nghề.
Chính từ thực trạng trên dẫn tới kết quả thanh tra cho biết: hầu hết các
doanh nghiệp được thanh tra đều phát hiện thấy vi phạm. Như số liệu của Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2012 cho biết:
qua thanh tra tại 2.149 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thì có tới 2.130 đơn vị
vi phạm. Các doanh nghiệp FDI thường vi phạm pháp luật về AT – VSLĐ như:
thiếu giải pháp về kỹ thuật an toàn, trang bị bảo hộ lao động; trang bị bảo hộ lao
động cho người lao động chưa đủ hoặc chưa trang bị; không bồi dưỡng bằng
hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại; không
có hồ sơ sức khỏe đối với người bị mắc bệnh nghề nghiệp; che dấu khung số tai
nạn lao động...

12


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH TRA VỀ
AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI
Với thực trạng như trên, để công tác thanh tra lao động về AT – VSLĐ nói
cung và thanh tra AT – VSLĐ tại các doanh nghiệp fdi nói riêng đạt hiệu quả
hơn, em xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực lao động cần
tiến hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống thanh tra: nhằm đưa ra các biện pháp tăng
thêm quân số cho lực lượng thanh tra, tăng biên chế cho thanh tra lao động. Ban
hành tiêu chuẩn thanh tra viên và tổ chức thi tuyển công chức hoạt động trong
lĩnh vực thanh tra AT – VSLĐ.
- Tăng cường các cuộc thanh tra theo chuyên đề với thời gian, quy mô
nhanh, gọn có hiệu quả và chất lượng để giúp các cơ sở khắc phục những vi

phạm có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao và để phục vụ việc hoàn thiện
chính sách pháp luật.
- Tăng cường hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh
tra AT – VSLĐ. Xây dựng bộ tài liệu chuyên đề để đào tạo cho các thanh tra
viên mới với thời gian đào tạo từ 1-2 năm. Phối hợp hoạt động với các đơn vị, tổ
chức quốc tế (như ILO, USAID...) tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để
truyền đạt, tiếp thu kinh nghiệm tổ chức, quản lý cũng như kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ của nước ngoài cho thanh tra lao động ở Hà Nội.
Để giảm nhẹ khối lượng công việc cho ngành thanh tra, cần tăng cường
công tác đào tạo, huấn luyện để người sử dụng lao động, định kỳ theo quý hoặc
theo năm, mở các lớp tạp huấn về AT – VSLĐ cho doanh nghiệp để đảm bảo họ
có đủ khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định
củapháp luật. Kết hợp việc đào tạo này cùng với cùng với tư vấn hướng dẫn
doanh nghiệp thực hiện pháp luật. Kết hợp việc đào tạo này cùng với tư vấn
hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật trên các phương tiện khác như:
quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội... để tiết kiệm thời gian cho đơn vị thanh tra
cũng như doanh nghiệp.
- Cần xây dựng luật AT – VSLĐ và các văn bản luật, dưới luật khác: trong
đó, quy định về việc thành lập riêng tổ chức thanh tra AT – VSLĐ độc lập. Việc
xây dựng Luật AT – VSLĐ trên cơ sở hệ thống hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh
13


là cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác thanh tra, tạo cơ sở pháp
lý cho việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra về AT –
VSLĐ hiện nay; đồng thời cần hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, tăng
cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; phối hợp thống nhất nhiệm vụ,
quyền hạn giữa các lực lượng thanh tra trong các lĩnh vực có liên quan.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác
thanh tra lao động. Hệ thống này có vai trò phục vụ quản lý của lãnh đạo thanh

tra (phát triển lực lượng, xây dựng mô hình quản lý và phương pháp hoạt động);
hậu thuẫn quá trình tác nghiệp của thanh tra viên (thu thập thông tin, lập kế
hoạch và triển khai công tác của các đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra xác
minh...). Bên cạnh đó hệ thống này còn phải có sự kết hợp với hệ thống ngân
hàng để nắm bắt được các thông tin của doanh nghiệp nư số tài khoản, số dư tài
khoản... Qua đó naanng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, đặc biệt
là trong lĩnh vực xử lý vi phạm.
- Kết hợp với tổ chức Công đoàn hướng dẫn cho người lao động hiểu về
các quy trình bảo hộ lao động để người lao động biết và chủ động phòng tránh.
Từ đó giảm thiểu số vụ tai nạn lao động cũng như lượng công việc cho cơ quan
thanh tra.
- Cần xác lập phiên hiệu riêng cho thanh tra AT – VSLĐ, tách riêng lực
lượng thanh tra AT – VSLĐ ra khỏi lực lượng thanh tra lao động chung để hoạt
động có hiệu quả.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về
các điển hình tiêu biểu trong thực hiện pháp luật về AT – VSLĐ để các doanh
nghiệp học tập kinh nghiệm, lấy ví dụ để làm theo. Đồng thời có các giải thưởng
hàng năm cho doanh nghiệp chấp hành tốt quy định an toàn vệ sinh để kích thích
sự tham gia của họ trong việc đảm bảo xây dựng một môi trường làm việc lành
mạnh.

14


KẾT LUẬN
Nói tóm lại thanh tra lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập, nhiều vấn đề cần giải quyết.Vì vậy
chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó đặc biệt là phải
nhanh chóng bổ sung, củng cố lực lượng thanh tra viên lao động ; đồng thời cần

hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy thanh tra ; tăng cường hoạt động đào
tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra AT – VSLĐ. Nhà nước cần triển
khai các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao các giải pháp hiệu quả cao công tác
thanh tra lao động nói chung và thanh tra về ATVSLĐ nói riêng trong tương lai


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ luật lao động ( sửa đổi, bổ sung 2012)
2. Luật Thanh tra 2010
3. Luật Đầu tư
4. Tổng cục thống kê
/>5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
/>6. Cục an toàn lao động
/>


×