Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học nga thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.2 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.Các giải pháp tổ chức thực hiện
3.1. Giáo viên tìm hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình của từng em.
3.2. Giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em thông qua việc xây
dựng nội quy của lớp.

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
6
6
6

3.3. Giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh thông qua tiết Hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


9

3.4. Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh kết hợp với một
số biện pháp khác
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

11
14
16
16
16

I. Më ®Çu
1. Lí do chọn đề tài
0


Sinh thời Hồ Chủ Tịch nói: “Người có tài mà không có đức là người vô
dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác
cho ta thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bao giờ hết. Bác cũng
từng dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách
mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài năng cũng
vô dụng. Lời dạy của Bác đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của ngành giáo dục nói
riêng và toàn xã hội nói chung. Đạo đức của con người không phải là bẩm sinh
mà có, phần nhiều do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội mà nên.
Một yếu tố quan trọng chủ yếu có tính quyết định là do quá trình giáo dục.
Gia đình là cái nôi ra đời và trưởng thành - nơi đó sẽ hình thành nhân cách

ban đầu cho trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc đáo mà cha mẹ chúng là những
người hiểu rõ hơn ai hết. Trẻ em thường hay bắt chước người lớn trong gia đình,
“Cha mẹ nào con nấy” nên cha mẹ phải hết sức chú ý và thận trọng hơn trong lời
ăn tiếng nói đối với mọi người xung quanh, không nên để các em nhìn thấy và
học tập những gì không hay từ môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đếm tâm
hồn còn ngây thơ, trong sáng của các em .
Do vậy, giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh là việc làm, là mối
quan tâm của toàn xã hội, là trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà trường, là
nhiệm vụ chính, nhiệm vụ cốt lõi là của người giáo viên. Trẻ em chịu sự tác
động khác nhau từ nhiều mối giáo dục đan xen cho nên sự thống nhất hoạt động
giáo dục của môi trường - gia đình - xã hội sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong
việc giáo dục con trẻ. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phẩm chất,
năng lực cho học sinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời
cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nhất là
vấn đề phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước
mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ
sự sống còn và tương lai của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, hiện nay hiện tượng học sinh gây gổ đánh chửi nhau
quá nhiều, học sinh nữ túm tóc, giật áo đánh bạn. Học sinh nam đánh, chửi thầy,
cô giáo. Học sinh về nhà chửi cha mẹ, lấy cắp tiền của cha mẹ mua điện thoại,
ăn quà vặt thậm chí có em còn giết chết ông ngoại để lấy tiền chơi game, …
hiện tượng trên được cập nhật thường xuyên, liên tục qua các trang mạng và các
kênh thông tin đại chúng trên khắp cả nước. Điều này gây xôn xao dư luận
không tốt tới môi trường giáo dục của các nhà trường và ảnh hưởng không nhỏ
tới đời sống tâm lí xã hội. Hình ảnh đẹp về các nhà trường đang bị lu mờ dần
trong con mắt của một số phụ huynh như hiện nay.
Đối với học sinh lớp 5, lớp cuối cấp của bậc Tiểu học. Các em chuẩn bị
bước vào Trung học cơ sở - một môi trường rộng lớn hơn và đặc biệt là các em
đang ở độ tuổi thay đổi nhiều về tâm sinh lí mà nhiều người gọi là tuổi “ khó

1


bảo”. Các em ở lứa tuổi này rất nhạy bén với môi trường xung quanh. Các em
hay bắt chước người lớn, hay tò mò và có suy nghĩ cũng như hành động bộp
phát. Vậy chúng ta cần phải làm gì trước khi các em bước vào giai đoạn của một
tuổi mới - Giai đoạn tuổi vị thành niên. Chính vì thế mà cần phải giáo dục phẩm
chất và năng lực cho các em ngay từ những ngày đầu của bậc Tiểu học.
Đứng trước tình hình đó, khẳng định việc giáo dục phẩm chất, năng lực cho
học sinh là một yêu cầu hết sức cấp bách, quan trọng ở các nhà trường và công
tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên. Mỗi giáo viên Tiểu học phải dạy liên tục một
ngày từ 5- 7 tiết. Nếu một lớp học mà có một số em không ngoan, hay gây mất
trật tự, không có ý thức tự giác học bài, không đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ bạn
bè…thì liệu giáo viên có thể yên tâm giảng dạy suốt một buổi được hay không ?
Nếu phẩm chất, năng lực của học sinh được nâng cao sẽ tạo nên những chuyển
biến cơ bản cho các mặt giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Giáo dục
phẩm chất, năng lực trước hết là giáo dục nền nếp, thói quen cho học sinh theo 5
điều Bác Hồ dạy cũng như việc giáo dục học sinh theo nội qui đã được qui định
trong các trường phổ thông. Nền nếp lớp học có tốt mới có chất lượng tốt. Đó
cũng chính là điều mà bản thân tôi nhận thấy,và trăn trở. Khi chúng ta được giao
nhận một lớp chủ nhiệm và giảng dạy trong suốt một năm mà có nhiều học sinh
ý thức học tập chưa tốt, nói năng thiếu lễ phép, hay bỏ học đi chơi....thì làm sao
có chất lượng tốt. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, tôi đã mạnh
dạn đưa ra: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh
lớp 5A - Trường Tiểu học Nga Thanh” nơi tôi công tác.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Thanh nói riêng và học sinh Tiểu học
xã Nga Thanh nói chung.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tạp chí giáo dục,

sách tham khảo…
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra thực tế,
phương pháp xử lí số liệu, phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải,
phương pháp thuyết trình, phương pháp phỏng vấn, phương pháp đàm thoại,
phương pháp đánh giá…
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh hiện nay là vấn đề đặc biệt
được coi trọng, được xã hội quan tâm. Giáo dục phẩm chất, năng lực là một mặt
của quá trình giáo dục, cần phải đặt lên hàng đầu. Đất nước ta đang bước vào
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khi sự nghiệp đổi mới đất nước
đang được đẩy mạnh cùng với quá trình đó là việc giáo dục con người mà trước
hết là việc phát triển con người một cách toàn diện.Trong công cuộc đổi mới
2


hiện nay, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí thức
cùng với sức mạnh tinh thần và phẩm chất của con người càng được đề cao và
phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Nói đến việc phát triển giáo dục trước hết
phải kể đến việc phát triển Đức- Trí- Thể- Mĩ. Một con người yếu ớt về sức
khỏe, còi cọc về trí tuệ, thấp kém về phẩm chất, năng lực thì làm sao có thể làm
chủ tương lai một đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện
nay.
Bậc Tiểu học là bậc đã hoàn thành phổ cập, bất kỳ người công dân nào, dù
công tác, lao động ở lĩnh vực nào trong xã hội đều trải qua những năm tháng
ngồi trên ghế nhà trường Tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng
những dấu ấn ở trường Tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi
người. Chính vì vậy, việc giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh được tất cả
mọi người quan tâm và tiến hành ngay ở bậc Tiểu học. Nội dung giáo dục các
em ở lứa tuổi này cần phải chuyển tải một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua

các hoạt động: hoạt động học tập - vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động
ngoại khóa… thông qua các hoạt động đó trẻ mới bộc lộc lời nói và hành động,
đánh giá và tự đánh giá hành vi của mình với những người xung quanh theo các
chuẩn mực hành vi đã học.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực tế môi trường giáo dục trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều điều
nghịch lý như học trò đánh thầy giáo, con cái cãi lời cha mẹ, anh chị em đánh,
chửi lẫn nhau. Có một số gia đình ít con hoặc hiếm muộn con nên thường nuông
chiều con quá mức dẫn đến trẻ sinh ra hư hỏng. Xã hội thời buổi kinh tế thị
trường, bùng nổ internet... Tệ nạn xã hội cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm
hồn của các em qua những bộ phim võ thuật thiếu tính giáo dục lành mạnh,
những trò chơi điện tử bạo lực gây kích động, tệ nạn cờ bạc, số đề, cá độ bóng
đá….được mở ra ở khắp mọi nơi nói chung và xung quanh địa bàn xã Nga
Thanh nói riêng cũng đã thu hút một số học sinh tham gia, nhất là học sinh đang
trong lứa tuổi nhỏ, các em thích bắt chước, thích làm theo.
Về phía học sinh, ở trường tôi còn một số em chưa ngoan, có các biểu hiện:
các em nam đánh nhau, nói tục, chửi bậy gây mất đoàn kết. Một số học sinh nữ
đi học về thì la cà ăn quà vặt… có em tính khí ngang ngược hay đánh bạn, tháo
hơi xe đạp của bạn …Tất cả đều do ảnh hưởng từ môi trường trong đó phải kể
tới tác động từ hoàn cảnh gia đình và tác động của bên ngoài xã hội.
* Thuận lợi:
Năm học 2017- 2018 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp 5A. Lớp gồm có 25 em: 13 nam và 12 nữ thuộc hầu hết là con em
trong xã, nhà cách trường không xa. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất và trang
thiết bị dạy học. Thư viện nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Các em đều là con em
của các gia đình có bố, mẹ tuổi đời rất trẻ, khoẻ, và quan tâm tới việc học tập

3



của con em. Các em đi học chuyên cần, có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
Sách giáo khoa được cấp theo dự án của mô hình Trường học mới Việt Nam.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, trường tôi gặp một số khó khăn đó là một vài
giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. Chưa huấn luyện được cho
Hội đồng Tự quản lớp làm việc có tinh thần trách nhiệm. Lớp chưa có ý thức tự
quản khi giáo viên vắng mặt. ý thức tự giác làm việc của các em chưa cao. Giáo
viên chưa chú ý đến kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống cho học sinh…
Mặt khác, các em sống trong môi trường xã hội hết sức phức tạp. Các em
lớp tôi chủ nhiệm hầu hết tập trung ở xóm 5 và xóm 6. Đây là hai xóm có nhiều
điểm tụ tập của các quán internet, chiêm chích ma tuý, số đề, cờ bạc,… Mặt
khác, một số em có cha mẹ đi làm ăn xa gửi con lại ở nhà với ông bà chăm sóc.
Có em sinh ra không có bố, lại bị mẹ ruồng rẫy bỏ rơi …Có em, mẹ đi làm ô sin,
ở nhà với bố, bố thì rượu chè, cờ bạc...Vì thế, nhiều em thiếu đi hẳn sự quan
tâm, yêu thương, chăm sóc chu đáo của cha mẹ. Chính vì thế, nên tính khí của
các em đó rất khác thường: cục cằn, nóng nảy, hoặc lầm lì, ít nói khác hẳn với
những em được giáo dục đầy đủ. Một số em chưa ngoan, trong lớp không tích
cực, tự giác hợp tác học bài cùng bạn, hay bỏ học theo anh chị lớn đi chơi điện
tử. Một số em khác chưa có ý thức tham gia các hoạt động của trường, lớp;
thường vi phạm nội qui của lớp. Thực tế phẩm chất học sinh lớp 5A do tôi chủ
nhiệm đầu năm làm cho tôi băn khoăn, trăn trở đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá
trình giảng dạy. Không những bản thân tôi mà giáo viên bộ môn cũng phàn nàn
về cách cư xử trò với trò, trò với giáo viên thiếu lễ phép, thiếu lịch sự thậm chí
các em còn chửi nhau, đánh nhau trong lớp làm ảnh hưởng tới giờ dạy của giáo
viên.
Từ khó khăn nêu trên, tôi đã đề ra cho mình một mục tiêu là trước hết phải
chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em song song với việc dạy kiến
thức trên lớp. Vào đầu năm học, tôi đã đề ra một số biện pháp giáo dục phẩm
chất, năng lực cho học sinh phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhằm trang
bị cho học sinh một số chuẩn mực về hành vi đạo đức, bồi dưỡng về mặt tình

cảm, ý thức và thái độ, hình thành kỹ năng ứng xử, cho các em. Có như vậy, các
em mới có thể trở thành con người mới, con người phát triển một cách toàn diện
trong thời buổi hiện nay.
* Kết quả của thực trạng trước khi áp dụng biện pháp giáo dục.
Từ những ngày đầu của năm học, tôi thường xuyên đến trường sớm hơn 20
phút để tìm hiểu, trò chuyện trao đổi với các em. Cùng chơi, cùng trò chuyện với
các em và trao đổi với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm năm học trước
được biết khả năng học tập cũng như phẩm chất, năng lực đầu năm của các em
lớp 5A với kết quả khảo sát như sau:
Lớp 5A – Sĩ số 25 em. Năm học 2017- 2018
Sĩ số
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
4


Thời
điểm
Đầu
năm

25/25

Số
lượng

Tỉ lệ

Số lượng


Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

8

32

10

40

7

28

Với kết quả nêu trên, bản thân tôi đã trăn trở và đề ra một số biện pháp để
đưa chất lượng dạy và học của lớp mà trước hết là giáo dục phẩm chất, năng lực
cho các em thông qua việc: xây dựng nền nếp tự quản, ý thức tự giác, đi học đầy
đủ, đúng giờ, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, tích cực, hợp tác trong lao
động và học tập... Ngay từ đầu năm, tôi đã cho học sinh đang kí thi đua để các
em có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện với kết quả 100%
học sinh đã đăng kí danh hiệu thi đua như sau:

3. Các giải pháp để tổ chức thực hiện
3.1. Giáo viên tìm hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình của từng em.
5



Đứng trước tình hình thực tế trên, sau những ngày đầu nhận lớp tôi đã tìm
hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ của từng em. Thực tế qua những giờ
học, giờ chơi với các em thì thấy các em có những biểu hiện nói năng thiếu lịch
sự, gặp thầy, cô giáo, người lớn tuổi không biết chào hỏi lễ phép, các em nói tục,
chửi bậy, nói tự do, nói câu thiếu chủ ngữ…
Tôi cũng đã tìm hiểu trực tiếp qua giáo viên chủ nhiệm của các em năm học
trước thì được biết những em chưa ngoan do môi trường giáo dục của gia đình
và ảnh hưởng không nhỏ của môi trường xã hội. Như gia đình em Phạm Thị Cúc
mẹ lỡ thì quá lứa, nên 42 tuổi mẹ em mới làm vợ lẽ bố em khi đó ông 68 tuổi.
Sau 3 năm bố mất, mẹ một mình nuôi hai chị em. Suốt ngày bà nhặt nhạnh vài
sợi bổi, sợi cói ngoài đồng về dóc quại nuôi hai chị em ăn học. Hoàn cảnh đã tạo
nên tích cách của ba mẹ con. Bà không giao tiếp với bên ngoài chỉ quanh quẩn ở
nhà nên em Cúc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới cá tính lầm lì, ít nói của mẹ.
Đôi lúc, em lầm lì và mặc cảm tự ti. Gia đình em Bùi Thị Ngọc Ánh lại éo le
hơn. Em sinh ra khi mẹ em chưa đủ tuổi kết hôn. Bị gia đình và xã hội lên án
nên mẹ đã bỏ trốn để em ở lại cho cố ngoại tám mươi tuổi nuôi. Bà cháu rau
cháo nuôi nhau suốt 10 năm nay.
Gia đình em Mai Sĩ Bằng thì may mắn hơn. Em có cả bố lẫn mẹ. Do nhu
cầu cuộc sống, bố đi làm ăn xa cuối năm mới về, mẹ đi chợ suốt ngày nên không
có thời gian chăm sóc đầy đủ cho bốn anh em nên các em thiếu hẳn đi sự quan
tâm, chăm sóc ân cần của bố mẹ. Nhiều em khác cũng có hoàn cảnh tương tự
như vậy.
Qua tìm hiểu những kênh thông tin về các em ở nhiều góc độ khác nhau, tôi
đã lên kế hoạch chủ nhiệm theo từng tuần, theo từng tháng. Có kế hoạch thi đua
và khen thưởng theo từng tháng. Ngoài ra, tôi còn cho các em đăng kí chỉ tiêu
thi đua trong năm học. Phân công và giao nhiệm vụ cho lớp trưởng và các tổ
trưởng theo dõi và ghi chép vào một cuốn sổ cuối tuần sinh hoạt lớp, các em
thấy được những gì mình đã làm và chưa làm được. Từ đó, các em có thể điều

chỉnh được việc của mình đã làm và thực hiện tốt hơn trong những ngày tiếp
theo.
3.2. Giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em thông qua việc xây dựng
nội quy của lớp.
Sau khi ổn định tổ chức lớp, lựa chọn đội ngũ cán bộ Tự quản của lớp, tôi
tổ chức cho các em tiến hành Đại hội Chi đội theo kế hoạch của Liên Đội, xây
dựng một số nội quy của lớp. Trong buổi Đại hội Chi Đội các em đã thống nhất
100% nội dung của Đại hội và nội dung đại hội đi vào thực hiện ngay sau đó.
Cùng với nội dung của Đại hội thì nội quy của lớp cũng được các em xây dựng,
thống nhất cao.

6


Cuối tuần, tôi cùng các em tổ chức tốt các tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp,
để các em bình xét thi đua giữa các cá nhân với cá nhân, giữa các tổ với nhau
xem trong tuần các em đã thực hiện như đúng nội quy trên chưa, hay có em còn
vi phạm. Mục đích của việc làm này là giúp các em tự thấy những gì mình đã
làm được và chưa làm được trong tuần. Từ đó, các em có ý thức phấn đấu vươn
lên trong mọi mặt và đồng thời cũng thúc đẩy được phong trào thi đua trong học
tập. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em sinh hoạt ngoại khoá do Nhà trường tổ
chức thông qua các chủ điểm 20-11, 22-12, 26-3 nhằm giáo dục ý nghĩa truyền
thống, hình thành ý thức và tình yêu quê hương đất nước….Qua đó, các em có
dịp được trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng sống được bộc lộ và hình thành ở các

7


em thói quen, văn hoá ứng xử trong sinh hoạt, giao tiếp với mọi người xung
quanh tốt hơn.

Việc tiếp theo là tôi hướng cho các em theo dõi lẫn nhau bạn nào trong tuần
vi phạm nội quy sẽ tổng hợp và báo cáo trước lớp vào cuối mỗi tuần. Lớp sẽ có
biện pháp xử lí. Trong quá trình thực hiện, nếu em nào vi phạm nội quy của lớp
thì đều được các bạn nhẹ nhàng nhắc nhở, hoặc yêu cầu đọc đi đọc lại nhiều lần
nội quy của lớp. Nếu tiếp tục sai phạm thì tổ trưởng sẽ ghi vào sổ theo dõi thi
đua cuối tháng các bạn bình xét xếp loại thi đua chung. Nếu em nào cố tình
không thực hiện nghiêm túc cô sẽ trao đổi trực tiếp với phụ huynh để có biện
pháp phối kết hợp. Bởi nội quy đó là do chính các em xây dựng nên, được cả lớp
đồng thuận thống nhất cao và được dán ở ngay cửa lớp nơi tất cả các em ngày
nào cũng dễ thấy, dễ đọc.
Ví dụ như em Phạm Thị Cúc hay đi học muộn. Khi cả trường đã vào học,
lớp đã ổn định nề nếp vào học được 5 phút em Cúc mới lễ mễ xin phép cô vào
lớp. Khi em bước chân vào đến cửa lớp, thì tất cả 24 ánh mắt đều đổ dồn về phía
em làm ồn ào mất trật tự ảnh hưởng trực tiếp việc cả lớp đang chăm chú nghe
cô giảng bài. Mặt khác, vào đến chỗ ngồi, em còn phải lấy sách vở, đồ dùng ra
học tập cũng đã làm ảnh hưởng ít nhất 2 bạn ngồi bên cạnh. Em đi học muộn
liên tiếp cả tuần như thế. Sang tuần thứ hai buộc cô phải đến nhà tìm hiểu lý do
vì sao em hay đi học muộn, thì được biết em thường thức xem phim khuya, đi
ngủ muộn, dậy muộn, nên đến lớp thường muộn hơn các bạn ít nhất là từ 5 đến
10 phút. Sau buổi học em Cúc được các bạn mời phải đọc đi đọc lại 5 lần nội
quy của lớp, cùng với sự nhắc nhở của giáo viên chủ nhiệm. Từ đó trở đi, em
Cúc không còn thức khuya để xem phim và có thói quen đi học đúng giờ.
Còn Em Phạm Văn Điệp ở lớp tôi thì lại khác.
Về học tập: Em tiếp thu rất nhanh, khá thông minh, nhưng em rất hiếu
động, hay nói tự do và trêu chọc bạn khi tan học, em Điệp thường theo các anh
cấp hai bỏ học đi chơi điện tử. Chính vì thế, em hay có biểu hiện đánh lại các
bạn với lí do rất đơn giản. Em thường bướng bỉnh nhưng cũng rất hay mau nước
mắt. Vì vậy, cuối giờ học, tôi thường ngồi tâm sự với em, lấy nội dung của các
bài học và những tấm gương trong trường để giáo dục em và nói để em hiểu:
“Nếu em hay trêu chọc bạn, xô đẩy bạn ngã, túm tóc giật bạn khóc… như vậy

làm cô rất buồn. Tôi cũng phân tích để em thấy tác hại của việc bỏ học đi chơi
điện tử, la cà chơi dọc đường, dễ bị kẻ xấu bắt cóc … nếu em ở vị trí của cha,
hoặc mẹ thì em sẽ nghĩ như thế nào về người con như em? Gia đình em khó
khăn, bố mẹ cũng chẳng sung sướng gì khi phải đi làm ăn xa để lấy tiền nuôi em
ăn học. Bố mẹ em rất khổ tâm khi phải để con cái ở nhà để đi làm ăn xa. Cô có
đứa con như em thì cô cũng rất buồn chứ không riêng gì bố mẹ em. Em nghĩ gì
về việc làm của mình khi bỏ học theo các anh lớp lớn đi chơi game…? Cô tin
rằng, một người con hiếu thảo, thông minh, nhạy bén và biết thương bố mẹ thì
8


em sẽ sớm bỏ những việc mà em đã và đang làm. Những ngày tiếp theo tôi
thường xuyên chở em về đến tận nhà, thăm hỏi tình hình sinh hoạt của hai bà
cháu ra sao, sau đó dặn dò em phụ giúp việc gia đình với bà. Ở lớp, tôi thường
gọi em lên bảng làm những bài tập vừa sức em. Khi làm đúng, tôi đã khen, động
viên em trước lớp. Cả lớp vỗ tay khen ngợi để em thấy rằng cô và các bạn luôn
gần gũi, yêu quí và quan tâm tới mình. Cuối tuần sinh hoạt lớp, tôi đã nêu tên
những em có tiến bộ và khen gợi bằng tràng vỗ tay. Tôi cũng đã nhìn thấy trong
ánh mắt em loé lên niềm vui, niềm phấn khởi. Sau đó, tôi luôn tìm cách để lôi
cuốn em tham gia vào hoạt động vui chơi bổ ích như đá cầu,đá bong…Tôi còn
đưa chuyện để em mang về nhà đọc … tất cả những hoạt đó khiến em quên đi
không còn thì giờ nghĩ đến việc đi theo kẻ xấu chơi điện tử. Vì những hoạt động
này có tác dụng thư giãn, kích thích gây được tình cảm, tạo mối giao tiếp giữa
em với các bạn và từ đó em học được nhiều lời hay ý đẹp từ các bạn. Được sự
giúp đỡ của tôi và tập thể lớp, hiện nay em Phạm Văn Điệp đã trở thành học trò
ngoan, có tinh thần đoàn kết giúp bạn, được các bạn trong lớp tin yêu, quý mến.

Em cảm ơn cô, em biết lỗi rồi ạ!
3.3. Giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh thông qua tiết Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Khác với các môn học khác, giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh
thông qua tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp đem lại hiệu quả cao. Bởi vì các
môn học khác, giáo dục mang tính sách vở, lý thuyết còn giáo dục phẩm chất
năng lực qua tiết Hoạt động ngoài giờ đem đến giá trị đích thực hiệu quả hơn.

9


Mỗi tuần một lần tôi tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoài giờ
lên lớp như; hát, múa tập thể, đọc thơ, kể chuyện, đóng tiểu phẩm, các trò chơi
dân gian hay giao lưu bóng đá giữa các lớp trong khối…. Việc giáo dục phẩm
chất, năng lực cho các em qua tiết học Hoạt động ngoài giờ lên lớp đem lại cho
các em niềm vui- niềm phấn khởi. Các em rất háo hức chờ đợi tiết học này. Bởi
vì các em được tiếp xúc với người thực, việc thực, được trực tiếp tham gia. Chắc
chắn sẽ khắc sâu vào tâm trí các em hơn là việc giảng giải lý thuyết dài dòng
trong sách vở mà ngày nào công việc đó cũng lặp đi lặp lại .
Ví dụ: Ngày 22 tháng 12 vừa qua, nhà trường phối hợp với Hội cựu Chiến
binh xã tổ chức tọa đàm mời một Bác cựu Chiến binh đã từng tham gia kháng
chiến chống Mỹ đến nói chuyện với các em về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của dân tộc mà Bác đã trực tiếp tham gia. Qua câu chuyện Bác kể, các em
đã hiểu thế nào là chiến tranh, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý chí kiên
cường quật khởi, đức hi sinh anh dũng của thế hệ cha anh.

Ôn lại truyền thống về Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Từ sau buổi nói chuyện đó, giáo dục lòng yêu nước, ý thức xây dựng và
bảo vệ quê hương của các em được hình thành. Các em thích tìm hiểu, sưu tầm,
khám phá những mẩu chuyện, bức tranh về hai cuộc chiến tranh của dân tộc
cũng như một số em còn thích vẽ tranh về anh bộ đội cụ Hồ.Cũng từ đó trong
các bài tập làm văn tôi nhận thấy các em viết bài có hình ảnh và chiều sâu cảm
xúc.


10


3.4. Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh kết hợp với một số biện
pháp khác.
a. Nêu gương điển hình
Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh không chỉ dựa vào lời nói và
những lí thuyết dài dòng khô khan. Tấm gương về những hành động và hành vi
tốt của những người khác có tác động to lớn trong giáo dục phẩm chất đối với
học sinh Tiểu học.Vì vậy phương pháp nêu gương cũng là một trong những
phương pháp hết sức quan trọng. Ý nghĩa sư phạm của phương pháp nêu gương
là ở chỗ trẻ có xu hướng muốn bắt chước, muốn làm theo những hành động,
hành vi mà các em cho là đúng đắn, có giá trị và ý nghĩa lớn lao. Nêu gương có
giá trị to lớn trong việc phát triển nhân cách và tình cảm của các em.
Khi sử dụng phương pháp nêu gương, tôi đã lựa chọn các tấm gương sao
cho gần gũi với các em. Có thể nêu ra những tấm gương ngay trong lớp, trong
trường như những gương vượt khó vươn lên trong học tập đạt kết quả cao.Ví dụ
như em Lê Thùy Dung hoàn cảnh gia đình rất khó khăn bố đi làm ăn xa, mẹ từ
sáng đến tối ở công ti, nhà có 3 chị em trong đó Dung là chị cả, sau giờ học ở
trường về nhà em phải trông em gái nhỏ,và giúp em trai học bài nhưng em vẫn
học bài và làm bài đầy đủ, đi học đúng giờ và là một học sinh giỏi của lớp. Hay
như bạn Hương các em đều thấy hoàn cảnh gia đình của bạn, bố mẹ đi làm ăn xa
nhà chỉ có hai chị em gái nhưng bạn luôn là con ngoan trò giỏi. Bạn Linh ở Huế
chuyển về hoàn cảnh gia đình rất khó khăn chưa có nhà để ở, em phải ở nhà với
bà ngoại để bố mẹ đi làm ăn xa trong khi đó bà em lại ốm đau luôn. Dù khó
khăn là như thế nhưng bạn luôn giúp đỡ bà việc gia đình và luôn đi học đầy đủ,
luôn dẫn đầu trong các phong trào của lớp.
Tôi luôn dùng học sinh tốt giáo dục nhẹ nhàng làm gương cho học sinh
chưa ngoan noi theo. Trong lớp có học sinh thường hay vi phạm nội qui, tôi đã

đưa ra những gương tốt để học sinh đó tự so sánh đối chiếu với việc làm của
mình với việc làm của bạn, việc làm nào đáng khen hơn? Từ đó, các em tự điều
khiển hành vi của mình sao cho phù hợp. Trong trường hợp này tôi cũng không
chê bai em trước lớp cũng không quá khen em nào trước lớp vì làm như vậy sẽ
làm em xấu hổ, tự ti trước tập thể.
Ví dụ: Khi tôi đang say sưa giảng bài, em Trịnh văn Định đã vẩy mực vào áo
bạn, gây mất trật tự trong giờ học. Tôi ngừng giảng giây lát rồi nhìn thẳng vào
mặt em để em biết là cô đã nhìn thấy hành vi xấu của mình và không bằng lòng
với hành vi đó. Sau giờ học, em Định ở lại gặp cô. Cô trò đã tâm sự, trao đổi:
việc làm của em làm cô rất buồn và vi phạm nội qui lớp học. Tôi nhẹ nhàng hỏi
em: việc làm của em trong giờ học là đúng hay sai? Sai thì em phải làm gì? Sau
đó em Định đã tự nhận lỗi và xin lỗi. Tiếp theo đó, tôi đưa ra những em hăng hái
phát biểu trong giờ học, chú ý nghe giảng để em thấy được cô đang khen bạn và
phê bình mình (vì đây cũng là hình thức phê bình học sinh có hành vi xấu một

11


cách nhẹ nhàng.) Cũng từ đó, em Định không bao giờ mắc lại lỗi đó và có ý chí
tiến bộ.
b. Động viên khen thưởng
Trường tiểu học Nga Thanh trong những năm qua đã và đang làm tốt công
tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập, rèn
luyện tốt vào các đợt cuối năm, và các đợt thi đua theo chủ đề, chủ điểm của
năm học. Song để khuyến khích học sinh chăm chỉ, có ý thức rèn luyện tốt, tiến
bộ nhanh ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch khen thưởng hàng tháng
cho những học sinh tiến bộ về phẩm chất năng lực để động viên các em.
Khi một học sinh mặc dù có những biểu hiện về phẩm chất chưa ngoan
nhưng cũng có lúc em làm được việc tốt thì tôi luôn động viên kịp thời, đúng
lúc, đúng chỗ để khích lệ em. Hình thức động viên này có thể trong giờ học hoặc

giờ sinh hoạt lớp hay buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ. Chúng ta cũng không nên
quan niệm khen thưởng là phải có giấy khen, hiện vật mà khen thưởng ở đây
đơn giản là một lời khen của cô trước lớp, một cái gật đầu trìu mến hay một
tràng vỗ tay của các bạn cũng có tác dụng kịp thời tới tâm hồn và tình cảm các
em.
Ví dụ : Trong lớp tôi có em Bùi Thị Ngọc Ánh không thích tham gia lao
động vệ sinh chuyên với các bạn trong lớp mà ngồi chơi, hoặc có ra sân làm
nhưng chưa thể hiện tính tự giác, tích cực, ý thức trách nhiệm. Để giáo dục em
Ánh yêu thích, tham gia vào hoạt động này, tôi thường xuyên gọi em ra ngắm
nhìn những thành quả lao động của các bạn và ân cần hỏi em nhìn thấy sân
trường sau khi các bạn vừa quét có sạch không? So sánh với việc nếu ai cũng
như em không tham gia lao động quét sân, nhặt lá thì sân trường sẽ như thế nào?
Sau những câu hỏi của tôi, em đã suy nghĩ một lát rồi cuối cùng tôi dẫn em ra
gầm cầu thang hai cô trò cùng quét và nói chuyện vui vẻ. Sau hôm đó, tôi giao
nhiệm vụ cho em chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, quét gầm cầu thang. Vì tôi
nghĩ thông qua công việc này sẽ giáo dục em sự kiên trì, chịu khó lao động
không sợ vất vả. Thông qua lao động, nhiều điều học được về lý thuyết sẽ trở
nên sáng rõ hơn đối với em. Và quan trọng hơn là nhờ vào lao động mà kiến
thức học sẽ được củng cố đào sâu, trí tuệ phát triển. Kết quả sau một thời gian
em đã hoạt bát nhanh nhẹn, tích cực,tự giác tham gia vào các hoạt động của lớp
cùng các bạn mà không cần cô phải đôn đốc, nhắc nhở. Khi em đã tích cực tham
gia vào công việc, tôi khen ngợi, động viên em trước lớp để khuyến khích em
lần sau em có thể làm được nhiều việc tốt hơn nữa.
Bên cạnh đó, tôi luôn chú ý đến hành vi lời nói của mình, khi các em làm
được một việc tốt, dù là nhỏ thì tôi khen và động viên kịp thời để các em phấn
chấn và thấy rằng: Cô không bỏ rơi và hắt hủi mình, cô luôn quan tâm và yêu
thương mình. Khi học sinh mắc lỗi mình phải lựa chọn cách giải quyết sao cho
phù hợp với hoàn cảnh sống và đặc điểm tâm lí của từng em. Tránh để lại trong
12



lòng các em sự thù hận, ác cảm với cô giáo hay tính mặc cảm tự ti của các em
cũng không tốt sẽ ảnh hưởng tới tâm hồn các em.
c. Giáo dục bằng tình thương, tinh thần trách nhiệm
Để giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh, giáo viên luôn phải gần
gũi, khuyến khích động viên giúp đỡ các em và một điều không thể thiếu là giáo
viên cần phải kiên trì. Giáo viên cũng có thể là người bạn, người mẹ, người chị
đối với các em. Trong lớp, giáo viên phải luôn niềm nở, vui vẻ. Phải là người dễ
gần, dễ mến để các em bộc bệch tâm sự điều em giấu kín bấy lâu.
Em Nguyễn Thị Quyên lớp tôi, mẹ đi làm ô sin ở Hà Nội 3 tháng mới về
qua nhà một lần. Em ở nhà với bố. Bố thì tàn tật đi lại khó khăn, nên việc ăn
mặc, đầu tóc vệ sinh cá nhân hằng ngày của em không được đôn đốc, nhắc nhở
thường xuyên. Nên hình thức bên ngoài của em đã làm cho các bạn trong lớp
không mấy thiện cảm. Chính vì thế, các bạn trong lớp thường hay trêu chọc em
là “Quyên xù”. Tệ hơn là các bạn trong lớp không cho em tham gia chơi vào các
trò chơi trong giờ giải lao nên em thường thui thủi chơi một mình trong lớp hoặc
thơ thẩn đi đi lại lại ngó nghiêng ra ngoài. Quan sát nhiều hôm tôi thấy thế, liền
tiếp cận em hằng ngày bằng việc gọi em lên bàn cô ngồi hai cô trò cùng học.
Đôi lúc, tôi có hỏi về gia đình và sở thích của em cũng như hỏi về tình hình sinh
hoạt ăn uống của em hằng ngày thế nào? Trong giờ ra chơi, tôi còn cắt tóc và
sửa móng tay cho em. Sau đó nhắc nhở và hướng dẫn em chải tóc, rửa chân tay,
mặt mũi, nhắc nhở em về nhà thường xuyên tắm rửa và thay quần áo. Đồng thời,
tôi còn hướng dẫn em cách giặt quần áo. Sau một tuần cô trò thường xuyên gần
gũi nhau như thế. Các em học sinh trong lớp nhận ra cô cũng không hề ngại tiếp
xúc với bạn mà lâu nay chúng mình thường coi là bẩn, là xấu. Các em tự xóa đi
hàng rào ngăn cách và gần gũi, thân thiện với bạn Quyên hơn..
Hay một ví dụ khác, trong lớp tôi có em Cao Phạm Hùng không chú ý học
bài mà hay trêu chọc, làm việc riêng, đánh bạn trong giờ học. Trong trường hợp
này, tôi không dùng phương pháp giáo dục nặng nề là bắt học sinh phải học
thuộc lòng những câu được coi là quy tắc hay bắt chép lời khuyên bảo vài trang

để phạt học sinh. Nếu làm như vậy thì kết quả không cao, học sinh sẽ nhớ được
những dòng chữ được xem là chuẩn mực về hành vi đạo đức trong khi đó em sẽ
không biết phải thực hiện như thế nào. Sửa sai cho mình bằng cách nào. Giáo
viên cũng không nên dùng hình thức trách phạt học sinh như bắt học sinh đứng,
úp mặt vào tường …làm như vậy là tổn thương đến tâm hồn các em.
Trong trường hợp này, tôi gần gũi học sinh hơn, tôi tìm hiểu hoàn cảnh nào
khiến em hay đánh bạn như vậy, và tìm ra những tình huống thực tế để học sinh
có thể lựa chọn, phê phán đúng, sai hoặc tốt, xấu. Sau đó, tôi mới đưa ra kết
luận, hướng học sinh vào cái hay, cái đẹp, cái phải học tập. Tôi đã phân tích để
em hiểu bạn cũng như mình, em đánh được bạn, thì bạn khác cũng có thể đánh
được em. Cảm giác của em khi bị người khác đánh như thế nào thì cảm giác của
13


bạn khi bị em đánh cũng vậy, đau đớn về thân xác…Tìm hiểu kĩ ra thì được biết
em Cao Phạm Hùng bố mẹ đi làm đêm về muộn hai anh em thường thức khuya
xem phim võ thuật, chơi điện tử.Vì thế nên em bắt chước và thường lấy bạn gái
ngồi bên để thử nghiệm. Nhiều hôm em đánh bạn gái nhưng em lại nghĩ là mình
đang xem phim võ thuật. Kết quả là bạn gái bị đau, la khóc. Sau những lần tâm
sự, phân tích hành vi đúng, sai cư xử thô bạo của em, Hùng đã nhận ra hành vi
đánh bạn của mình là không đúng. Trái với những điều mà em đã được học. Hơn
thế nữa, em còn vi phạm nội quy của lớp. Cách giáo dục này của tôi, cuối cùng
cũng đem lại hiệu quả, có sức khoan sâu, lắng đọng vào tâm hồn em. Đúng như
tôi mong đợi, sau những lần cô trò tâm sự, em Hùng không bao giờ còn đánh
bạn gái nữa. Em dần dần biết yêu quí và giúp đỡ các bạn gái trong lớp..
Việc giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh, giáo viên phải coi đó là
việc làm hằng ngày. Hiên nay, học sinh học kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử tình
huống trong cuộc sống hằng ngày là rất hạn chế. Giáo viên luôn là chỗ dựa về
tinh thần cũng là người “cầm cân, nẩy mực”, không thiên vị về một em nào đó
trong lớp. Giáo viên luôn là người bạn, người mẹ trong mọi tình huống ứng xử.

Trong quan hệ giữa giáo viên và học sinh, các em mong đợi ở giáo viên nụ
cười nhiều hơn, gật đầu nhiều hơn, khuyến khích nhiều hơn. Tha thứ nhiều
hơn…
Hiểu được điều đó, tôi nhận thấy rằng các em trở nên đoàn kết hơn trong
học tập cũng như vui chơi. Đặc biệt trong cư xử hằng ngày các em dường như
có vẻ thân thiện hơn, cởi mở hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Người giáo viên Tiểu học là ông thầy tổng thể, người chịu trách nhiệm toàn
bộ kế hoạch dạy học và giáo dục của một lớp. Mục tiêu của bậc Tiểu học là coi
trọng việc phát triển toàn diện của học sinh. Vì vậy, người giáo viên có trách
nhiệm to lớn trong việc giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em. Học sinh đến
trường không chỉ học kiến thức mà còn giáo dục các em kĩ năng sống, kĩ năng
giao tiếp để trở thành người công dân tốt, phát triển toàn diện. Người giáo viên
phải xây dựng được bầu không khí trong lành, mối đoàn kết trong một tập thể
học sinh, lòng yêu thương, sự quý mến của học sinh, phụ huynh đối với giáo
viên.
Giáo viên phải hiểu được trẻ về đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát triển của
trẻ, lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp với cả lớp và với từng học sinh để có
biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên tiến hành giáo dục phẩm chất, năng lực
thông qua những tình huống cụ thể, tránh lý thuyết khô khan, dài dòng và hô hào
mệnh lệnh.
Trong năm học 2017 - 2018, đầu năm lớp tôi có một số em có những biểu
hiện chưa ngoan như: Bỏ học, nói tục, chửi tục, trong lớp hay trêu chọc, đánh
14


bạn, đi học muộn. Tan học về hay la cà chơi dọc đường bị kẻ xấu lợi dụng làm
việc không tốt. Một số em không tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động:
lao động vệ sinh chưa biết sắp xếp đồ dùng học tập một cách gọn gàng, khoa
học. Do nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh và tầm quan trọng của việc giáo

dục phẩm chất, năng lực học sinh trong nhà trường, tôi đã luôn luôn gần gũi,
động viên các em và áp dụng những biện pháp giáo dục phù hợp cho từng đối
tượng để kết quả giáo dục phẩm chất, năng lực của lớp ngày một nâng cao.
Kết quả cuối học kì I, giữa kì II lớp tôi đạt được như sau:
Lớp 5A - Sĩ số 25 em. Năm học 2016- 2017
Thời
Các môn học
Năng lực - Phẩm chất
Sĩ số
C.C.G
HT Tốt
HT
CHT
Tốt
Đạt
điểm
Cuối kì 25/25 8 = 32% 16 = 64% 1=4% 15 = 60% 10 = 40% 2= 8 %
I
Giữa kì 25/25 12= 48% 13 = 52% 0
24 = 96% 1 = 4%
0
II
Kết quả các môn học Toán và Tiếng việt giữa kỳ II tất cả em trong lớp 5A do
tôi giảng dạy đều hoàn thành mục tiêu giáo dục. Lớp được Đội đánh giá là lớp
có nền nếp tự quản tốt, đi đầu trong phong trào “Đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn
học chăm.” Tất cả các em trong lớp đều biết lễ phép chào hỏi người lớn, các em
không còn nói tục, chửi bậy, biết nói năng lịch sự, lễ phép. Nói và xưng hô với
người lớn câu có đủ chủ ngữ - vị ngữ. Học sinh có ý thức tự học và vươn lên
trong học tập. Các em trong lớp đều thực hiện tốt các nội quy, quy định của lớp
và của trường. Trong lớp, các em tiến bộ rõ rệt, có ý thức tự lao động phục vụ

bản thân, biết vệ sinh trường lớp xanh- sạch - đẹp. Biết sắp xếp góc học tập gọn
gàng và lau chùi tủ giá thường xuyên…. Bên cạnh đó, các em luôn có tinh thần
tương thân, tương ái lá rách ít đùm lá rách nhiều, giúp đỡ các bạn nghèo trong
lớp gặp khó khăn. Cụ thể các em đã quyên góp được 200 000 ngàn đồng ủng hộ
2 bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Mua tăm ủng hộ Hội người mù Nga Sơn
với số tiền là 250 000,.. và nhiều việc làm thiết thực khác.
Trong gia đình, các em luôn là con ngoan, trò giỏi, làm tròn bổn phận với ông
bà cha mẹ. Em Phạm Thị Cúc đi học chuyên cần, em Bùi Thị Ngọc Ánh tích cực
tham gia vào các họat động của trường, lớp, luôn gương mẫu đi đầu trong lao
động vệ sinh trường, lớp. Em Phạm Văn Điệp không nghe theo kẻ xấu xúi dục,
đi chơi điện tử. Em Cao Phạm Hùng không trêu chọc, đánh các bạn mà vươn lên
trở thành học sinh tốt, luôn giúp đỡ bạn bè, được các bạn, thầy cô yêu quý và
nhiều em khác cũng có sự tiến bộ vượt bậc.
Việc giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học là một việc làm hết
sức khó khăn đòi hỏi giáo viên phải kiên trì. Là giáo viên Tiểu học công việc
vừa dạy vừa làm công tác chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn
15


yêu quí và tôn trọng các em. Không nóng giận, quát tháo, đánh đập, chê bai các
em khi các em bị mắc lỗi. Giáo viên luôn tôn trọng và lắng nghe các ý kiến của
học sinh. Phân tích cái đúng, cái sai để các em hiểu. Các em tự nhìn thấy việc
nào đúng, việc nào sai thì các em sẽ sớm sửa chữa và khắc phục. Với những
kiến thức ít ỏi tôi đã học hỏi được ở sách vở, bạn bè, và những đồng nghiệp đi
trước đã giúp tôi thành công ít nhiều trong việc giáo dục phẩm chất, năng lực
cho học sinh lớp 5A.
Đến thời điểm này, lớp 5A do tôi phụ trách đã được tập thể sư phạm,Tổng
phụ trách Đội đánh giá cao về nền nếp và tinh thần tự quản tốt. Thực tế qua ba
lần kiểm tra định kì trong năm học, lớp tôi không những hoàn thành chỉ tiêu về
các môn học mà phẩm chất, năng lực của học sinh cũng được đề cao. Có được

kết quả trên là nhờ vào sự kiên trì, tình yêu nghề, mến trẻ. Sự quan tâm, đôn đốc
sát sao, chỉ bảo tận tâm của bản thân tôi đối với các em cũng như lòng tin, sự
quý mến của các bậc phụ huynh - học sinh đối với tôi đã giúp tôi hoàn thành
được mục tiêu giáo dục đề ra .
III. kÕt luËn VÀ KiÕn nghÞ
1. Kết luận
Việc đánh giá một khía cạnh phẩm chất, năng lực nào đó của học sinh cũng
như đánh giá nhân cách đạo đức của học sinh phải căn cứ trước hết vào kết quả
hành vi đó, nếp sống của học sinh đó. Không nên áp đặt, ác cảm về lẽ sống mà
để cho học sinh tự kiểm điểm và đánh giá về động cơ và lẽ sống của mình một
cách trung thực. Phải tìm hiểu tình huống cụ thể của hành vi đó, hoặc hoàn cảnh
sống của học sinh thì việc đánh giá hành vi hoặc nhân cách mới đúng được. Có
đánh giá đúng mới có tác dụng giáo dục được học sinh.
Tóm lại, trong quá trình giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em còn vấn
đề phải quan tâm trong đó người giáo viên phải khéo léo lựa chọn phương pháp
giáo dục phù hợp cho trẻ và biết kết hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia
đình và xã hội. Cuối cùng người giáo viên phải xây dựng cho mình uy tín thật
trước học sinh và cha mẹ các em. Tránh tình trạng xây dựng cho mình uy tín
bằng quyền uy. Khi có uy tín với học sinh, các em sẽ tin yêu và quí trọng cô giáo
cũng như cô nói gì trò nghe và làm theo.
2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên: Khi giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em giáo viên
phải luôn tế nhị, khéo léo, tự nhiên và niềm nở, dẽ gần và khoan dung, tránh cáu
gắt, lạnh lùng và quá khắt khe với các em. Giáo viên nên khuyến khích và khen
ngợi các em kịp thời, đồng thời luôn thay đổi không khí lớp học để luôn có
được: không khí học tập thoải mái. Từ đó sẽ có: Tiếng cười nhiều hơn, tiếp xúc
bằng ánh mắt nhiều hơn, thân thiện nhiều hơn…

16



* Đối với xã hội: Chính quyền địa phương cần có những biện pháp đối với
các tụ điểm chơi điện tử sao cho học sinh được vui chơi lành mạnh.
* Đối với gia đình: Cha mẹ, anh chị, ông bà không nên có những hành vi
không tốt, thô bạo, không lành mạnh ảnh hưởng đến tâm hồn non nớt của các
em.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã tích luỹ được trong
quá trình dạy học. Tôi mong muốn được sự góp ý chân thành của các bạn bè
đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2018
XÁC NHẬN

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Lê Thị Tuyến

Tµi liÖu tham kh¶o
17


1.Một số báo giáo dục thời đại
2. Sách tâm lí giáo dục hệ Cao đẳng – Đại học
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

4. Thông tư 22
5. Sổ chủ nhiệm, sổ tổng hợp
6. Sổ tay ghi chép tích lũy của những năm làm công tác chủ nhiệm.

18



×