Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một vài kinh nghiệm rèn KNS phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho HS lớp 5 thông qua HĐNGLL theo mô hình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.12 KB, 26 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam - đất nước chúng ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
lại nằm gần trong 5 ổ bão lớn của thế giới, là một nước đứng trong tốp đầu
trên thế giới phải gánh chịu trực tiếp những thiệt hại do thiên tai mang đến
như: lũ lụt, sạt lỡ đất, lốc, giông, sét, hạn hán, ngập úng, nước biển xâm nhập
và nước bị nhiễm phèn, cháy rừng...Thiên tai không những gây tổn thất về
kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởng kinh tế mà còn trực tiếp cướp đi
sinh mạng của nhiều người dân khiến cho bao gia đình tan nát: vợ mất chồng,
con không cha, bà thiếu cháu, mẹ vắng bóng con yêu,...đưa nhiều gia đình
đến bên bờ vực thẳm và đến với ranh giới của sự nghèo đói.Vì vậy vấn đề
giáo dục học sinh ý thức phòng chống thiên tai; cung cấp kiến thức; hình
thành kỹ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai có thể sảy ra và
chung sống với thiên tai là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết của
ngành Giáo dục nước ta hiện nay.
Chính vì thế mà trong chương trình Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
lớp 5, ngành Giáo dục đã xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành
động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao
nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu đến từng cán bộ giáo viên, học sinh và sinh viên trên
toàn nước (chiếm 25% số dân trên toàn nước), từng bước xây dựng trường
học an toàn.
Dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của bão tố, lũ lụt, hạn hán sảy ra thường xuyên
trong năm ở hầu hết các vùng trong cả nước. Ngành giáo dục phải gánh chịu
những hậu quả vô cùng to lớn do thiên tai gây ra như: cô mất trò, thầy mất
lớp, học sinh mất nơi học tập thân yêu...ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động dạy và học của giáo viên và học sinh.
Vậy muốn “Tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động phòng, chống thiên
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”trước hết tôi thiết nghĩ việc đầu tiên



người giáo viên phải làm là biến những kiến thức trong sách vở thành các kỹ
năng, hành vi thực hành cụ thể cho các em. Để làm được việc này trách
nhiệm thuộc về giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Tuy nhiên lâu nay
chúng ta giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống thiên tai; cung cấp kiến
thức chỉ dưới hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, hay dạy lồng
ghép với các tiết học như Hoạt động Giáo dục Đạo đức, khoa học, Địa lí thì
không thể hình thành được kỹ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai.
Vì vậy hiện nay phòng giáo dục đã chỉ đạo Rèn kỹ năng sống cho học sinh
trong Hoạt động Giáo dục NGLL, qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thực
hiện bản thân tôi đã thu được những kết quả đáng mừng. Bài viết này tôi
muốn chia sẻ cùng quí đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm Rèn kỹ năng
sống: phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh
lớp 5 thông qua HĐGDNGLL theo mô hình VNEN tại trường Tiểu học
Tượng Lĩnh – Nông Cống- Thanh Hóa.”
2. Mục đích nghiên cứu.
Thanh Hóa là một tỉnh ven biển với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên vô cùng
khắc nhiệt bao gồm sự nóng lên của Trái Đất, nước biển dâng và các hiện tượng
thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. Trong vòng 5 năm gần đây Thanh
Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng của: sét, bão, lỡ đất ,lũ lụt, cháy rừng...do
thiên tai gây ra đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của toàn tỉnh
ước tính trung bình thiệt hại hằng năm đã làm thiệt hại lên đến 66,5 tỉ đồng và
đặc biệt hằng năm còn cướp đi sinh mạng và làm bị thương nhiều người. Tương
tự như vậy huyện Nông Cống chúng ta cũng bị thiệt hại do thiên tai đem lại
không nhỏ khoảng 2,7 tỉ đồng và nhiều ha hoa màu bị phá hủy. Đặc biệt đau xót
là vào năm học 2013-2014 ngay bên cạnh xã nhà là xã Tượng Sơn có ba học
sinh là em Hoàng Thị Thanh con Ông Hoàng Văn Tú, em Nguyễn Thi Lan con
bà Năm và em Hoàng Thị Quỳnh con ông Kim bị nước lũ cuốn trôi khi trên
đường đi học về. Ngay trên địa bàn xã Tượng Lĩnh cũng có rất nhiều người bị
thiệt mạng do sấm sét gây ra như bà Năm ở làng Phú Long, Ông Việt ở Vĩnh



Lại. Năm 2013- và năm 2015 đã xảy ra cháy rừng tại núi Cóc Tượng Văn làm
thiệt hại hàng tỉ đồng và làm không khí bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt Tượng
Lĩnh lại là xã có dòng sông Yên chảy qua, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các đợt xã lũ đập sông Mực vào các mùa mưa lớn trong năm. Nhiều ha ruộng
đồng của người dân làng Vĩnh Lại và làng Quang Vinh vào vụ hè thu không
được thu hoạch.
Vì thế đưa nội dung phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào
trường Tiểu học nhằm mục đích trang bị cho học sinh một số kiến thức cũng như
kinh nghiệm cơ bản, giúp các em có kĩ năng ứng phó kịp thời với thiên tai có thể
xảy ra bất cứ lúc nào.
Đặc biệt làm tốt công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu trong nhà trường, trong ngành còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự
lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư trong cả nước, góp phần thực hiện các
mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với
biến đổi khí hâu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Tượng Lĩnh- Nông Cống – Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
*Nhóm phương pháp hình thành ý thức:
Kể truyện; trực quan; Đàm thoại; thảo luận nhóm; làm việc theo cặp, làm việc
cá nhân, làm việc tập thể, tham quan học hỏi...
*Nhóm phương pháp rèn luyện hành vi, thói quen và cách ứng xử:
Ứng xử tình huống; Động não; trò chơi; đóng vai; thảo luận nhóm; Điều tra tìm
hiểu các phong tục tập quán và các trò chơi dân gian...
*Nhóm phương pháp điều chỉnh hành vi ứng xử:
Đánh giá và tự đánh giá; Nêu gương, kích thích lòng tự tin ở các em. Giáo viên
cố gắng tìm xem những điểm gì tốt ở các em dù là nhỏ nhất để khơi dậy sự ham
muốn khám phá những điều mới lạ ở học sinh.



II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh là giúp học hình thành những kĩ năng xử
lí hành vi kiệp thời để cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá
nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội
trong thực tại… Kĩ năng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
như: phòng tránh sấm sét, tránh bão, tránh ngập lụt, tránh sạt lở đất, hạn hán,
động đất khi tham gia giao thông hoặc là lúc ở nhà ... tất cả điều rất cần thiết mà
chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra
hằng ngày trong cuộc sống.
Nghiên cứu gần đây về những thiệt hại do thiên tai gây ra như thiệt hại về
người, gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng( chết người,
bị thương, dịch bệnh). Thiệt hại về vật chất mất mát về tài sản, hư hỏng công
trình, ngưng trệ giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc, thiệt hại về sản xuất:
mất mùa, làm chết gia súc, dịch bệnh, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh
hoạt. Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường,...
Những kĩ năng cơ bản về phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu của học sinh hầu như không có vì thế cần giaó dục cho học sinh kiến
thức cơ bản và các kỹ năng cần thiết về cách phòng tránh thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu, khả năng biết tự lập kế hoạch cho hoạt động để giải quyết
các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với
kết quả học tập của trẻ tại trường.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thực trạng.
Là một giáo viên Tiểu học. Bản thân tôi đã trãi qua 4 năm được tham gia trực
tiếp giảng dạy theo dự án trường học mới Việt Nam VNEN cùng với 30 học sinh
đã được thụ hưởng dự án này từ lớp 2 đến lớp 5. Trước những kết quả vượt bậc
của dự án mang lại. Tôi thiết nghĩ với khả năng giao tiếp, khả năng xử lí tình

huống, khả năng hợp tác cao trong nhóm, trong lớp như vậy mà vận dụng vào


giảng dạy môn học Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp thì nhất định sẽ thành
công. Nhằm hỗ trợ cho những học sinh lớp khối 5 chưa có kỹ năng phòng chống
thiên tai như em Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Tiến Thành, Lê Thị Huyền Thương, Lê
Công Minh, Nguyễn Công Danh cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản
về thiên tai và trang bị một số kĩ năng ứng phó với thiên tai giúp phần nào giảm
nhẹ rủi ro.
Mong muốn của bản thân tôi là góp một phần sức lực nhỏ nhoi vào công cuộc
giáo dục các em trở thành những người chủ nhân tương lai của đất nước với đầy
đủ các phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa- Đưa đất nước trở thành
nước Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa vào những năm sắp tới.
Rèn kĩ năng sống là nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản
giúp cho học sinh thích ứng trong cuộc sống hiện tại và tương lai với nhiều
thách thức và cũng rất nhiều cơ hội. Rèn kĩ năng sống đơn giản là tổ chức cho
các em học mà chơi- chơi mà học một cách có hệ thống mà mang lại hiệu quả
giáo dục thiết thực. Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn xây dựng “Kế hoạch dạy học
Rèn kỹ năng sống phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho
học sinh lớp 5 thông qua HĐGDNGLL theo mô hình VNEN tại trường Tiểu
học Tượng Lĩnh – Nông Cống- Thanh Hóa.”để đưa vào dạy học ngay lớp tôi
chủ nhiệm.
- Kết quả của thực trạng trên
Từ thực trạng trên tôi tiến hành soạn thảo ra một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu
1.

Nêu tên các loại thiên tai thường sảy ra ở nước ta?

2.


Em làm gì để biết được thời tiết của ngày mai?

3.

Em sẽ và đã làm gì để phòng chống bão?

4.

Để phòng tránh lũ lụt theo em cần làm gì?

5.

Khi gặp hỏa hoạn, theo em phải làm gì?

6.

Em có biết bơi không?

Kết quả khảo sát 30 học sinh lớp 5B trường Tiểu học Tượng Lĩnh tôi đã thu
được kết quả như sau:


Lớp
5B

TS học sinh
26

Đạt
SL

8

Chưa đạt
%
30,3%

SL
18

%
69,7%

2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1:
Tìm hiểu nội dung chương trình môn HĐNGLL lớp 5.
Nội dung chương trình môn Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 5 bao gồm 9
chủ đề /9 tháng thực học. Trong trường học VNEN thì HĐGDNGLL được gọi là
các HĐGD. Thời gian để dạy các HĐGD cần đến sự sắp xếp linh động từ
chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm để làm sao cho
việc tổ chức các HĐGD phù hợp với thời gian bài học, phù hợp với quy mô tổ
chức các bài học với mục đích hình thành cho học sinh các kiến thức kỹ năng
cần thiết như:
Kiến thức về năng sống được lồng ghép trong các chủ đề : Trường em, chủ đề vê
bạn bè, chủ đề về thầy cô giáo, chủ đề về Uống nước nhớ nguồn; Anh bộ đội cụ
Hồ, chủ đề về Ngày tết quê em, chủ đề về em yêu Tổ quốc em, chủ đề về Bà, mẹ
và cô rồi các kiến thức về chủ đề Hòa bình và hữu nghị.
Các kỹ năng như: Kỹ năng sống, Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lí tình huống, kỹ
năng hợp tác để giải quyêt vấn đề, Kỹ năng diễn đạt trước tập thể, kỹ năng lắng
nghe cảm nhận và thấu hiểu, và kỹ năng làm MC... rồi kỹ năng tự hoàn thiện bản
thân. Tất cả các kỹ năng đó được hình thành từ các chủ đề trên.

Giải pháp 2:
Tìm hiểu cấu trúc một bài Hoạt động Giáo dục NGLL lớp 5:
Trong thực tế theo chương trình hiện hành, Mỗi khi có giờ HĐNGLL giáo viên
ghi tên chủ đề lên bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề đó một cách cụ
thể hóa qua các mẫu chuyện, bài thơ, câu vè, hành vi cụ thể....
Nhưng nay dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam VNEN, môn Hoạt động
Giáo NGLL được sắp xếp một cách linh hoạt với các môn giáo dục khác như
môn Hoạt động Giáo dục Kĩ thuật, Hoạt động Giáo dục Âm nhạc, Hoạt động


Giáo dục Thể dục Thể chất để tuần này học liên tục 2 tiết của một môn này thì
tuần sau học hai tiết của môn học khác để giúp học sinh hoàn thành được sản
phẩm ngay buổi học, tuần học đó.
- Các hoạt động dạy- học môn Hoạt động GDNGLL ở lớp 5 được giáo viên
thiết kế rất phong phú đa dạng, bao gồm các hình thức:tiểu phẩm, xử lí tình
huống; kể chuyện; liên hệ, đóng vai; tự liên hệ; điều tra thực tiễn; lập kế hoạch
hành động của học sinh; quan sát, tiểu phẩm, băng hình; múa, hát, đọc thơ, vẽ
tranh, tập làm phóng viên, triển lãm tranh, chơi các trò chơi có liên quan đến chủ
đề bài học, thi làm MC… được hình thành trên cơ sở từ một truyện kể về một
việc làm, một hành vi chuẩn mực nào đó sau đó rút ra bài học. Từ bài học các
em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình, xã hội...
Giải pháp 3:
Trang bị tài liệu cho học sinh tham khảo
Để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, nguyên nhân và cách phòng
tránh thiên tai và ứng phó với thảm họa chúng ta phải dựa trên tài liệu chuẩn của
Bộ giáo dục và đào tạo. Trong đề tài này, tôi đã tham khảo và chọn ra một số
kiến thức cơ bản và phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học trong cuốn Tài liệu
hướng dẫn “Dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai” của Bộ GD – ĐT đã ban
hành. Tài liệu này tôi lựa chon và phát tay cho học sinh. Ngoài nội dung về khái
niệm, nguyên nhân gây ra rủi ro, thiên tai, tôi xin được trình bày ở đây những kỹ

năng cơ bản để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hâu.
a)Lũ lụt
Trước khi lũ lụt
- Theo dõi thời tiết

Trong khi lũ lụt
Sau khi lũ lụt
- Cắt hết các nguồn - Sử dụng màn khi ngủ.

- Phân công công điện.

- Không được đến gần các khu

việc cụ thể cho từng - Di chuyển đến nơi vực: sông, ao, hồ, nơi không có
người những công cao và an toàn.

người ở.

việc cần làm để - Không được lội -Không được vào bất cứ căn nhà
phòng tránh lũ.

xuống

nước

khi vừa bị lụt nào khi chưa có người

- Bỏ đồ vật quan không có sự cho lớn kiểm tra.



trọng, sách vở vào phép của người lớn.

- Không được chạm vào bất cứ ổ

túi ni lông rồi buộc - Không được chạm điện nào cho đến khi khô hẳn và
kín lại

vào bất cứ ổ điện phải được sự kiểm tra độ an toàn

- Chuẩn bị đầy đủ: nào.

của người lớn.

đèn pin, máy lửa, - Mặc áo phao hoặc - Không dùng thức ăn, nước uống
thực phẩm kho, đồ bám vào các đồ vật bị ngấm lụt.
ăn,

nước

uống, như lốp xe, can nhựa - Nhờ cán bộ y tế kiểm tra giếng

quần áo, chăn màn rỗng, bè ...

nước, làm sạch nguồn nước trước

và các loại thuốc - Không được uống khi sử dụng.
thường dùng...

nước bẩn.


- Cùng bố mẹ và người dọn dẹp

- Chuẩn bị vị trí - Không được ăn khu nhà ở và môi trường xung
tránh lũ an toàn.

thức ăn bị nhiễm bẩn. quanh.
- Kịp thời đi khám nếu bị ốm.

b)Bão
Trước bão
- Theo dõi thời tiết

Trong bão
Sau bão
- Không ra khơi khi có - Tiếp tục theo

- Chặt hết các cành cây to và khô bão.
quanh nhà.

dõi thông tin về

- Theo dõi sự diễn cơn bão.

- Phân công công việc cụ thể cho biến và di chuyển của - nhắc người lớn
từng người những công việc cần cơn bão.
làm để phòng tránh lũ.

kiểm tra nguồn

- Ở trong nhà chắc điện.


- Bỏ đồ vật quan trọng, sách vở vào cắn, kiên cố. Trông em túi ni lông rồi buộc kín lại

bé, không đi ra ngoài.

phát

hiện

những chỗ bị hư

- Chuẩn bị đầy đủ: đèn pin, máy - Nếu đang ở ngoài hỏng để kịp thời
lửa, thực phẩm kho, đồ ăn, nước tuyệt đối không được sửa chữa.
uống, quần áo, chăn màn và các loại trú dưới gốc cây to - Kiểm tra nguồn
thuốc thường dùng...

hoặc cây cột điện.

- Chuẩn bị vị trí tránh bão an toàn.

- Không chạm vào bất súc vật nếu có...

- Giúp bố mẹ chống nhà cửa, buộc cứ ổ điện nào?

nước, kiểm tra
- Giúp đỡ hành

chặt các cửa sổ, đậy kín vật chứa - Không ngồi gần cửa xóm nếu cần.
nước.


sổ hoặc gần các vật - Cùng với mọi


- Đưa các con vật nuôi của gia đình bằng kim loại.

người

đến nơi an toàn.

sinh đường phố,

- Cắt các nguồn điện.

don

vệ

nhà cửa,...
c) Động đất
Trước khi sảy ra động Khi sảy ra động đất

Sau động đất

đất
- Dự trữ nước uống, đồ - Nếu động đất sảy ra khi đang ở - Bạn tự kiểm tra
ăn đóng hộp, đèn pin, trong nhà, ngay lập tức chui xem mình có bị
pin, rađiô, bông băng, xuống gầm bàn hay gầm giường thương




đâu

thuốc chữa bệnh thông để tránh các vật rơi trúng đầu và không?. Nếu bị
thường.

nếu nhà sập vẫn có không khí để thương

cần

nói

- Không đặt các vật thở. Nếu không có gầm giường ngay với người
nặng lên giá đỡ cao, gầm bàn thì chạy lại góc phòng lớn.
không dặt giường ngủ đứng, không chạy ra khỏi nhà khi - Nếu có bất cứ
trước cửa kính.

có chấn động do động đất gây ra. chất lỏng nào đổ

- Những vật dùng trong Sau khi chấn động dừng mới ra ra hãy lau khô
nhà dễ đổ, vỡ rơi nên khỏi nhà nếu cần.
được

găn

chật

ngay phòng chất

vào - Khi di chuyển ra khỏi nhà cao lỏng dễ gây cháy


tường để khi lung lay tầng không chạy vào thang máy nổ.
cũng không rơi xuống để phòng bị mất điện bất ngờ, - Hãy đừng đụng
đất gây thương tích đồng thời lấy các vật như:
hoặc hư hỏng.

vào bình gas va

gối,cặp sách, cặp tài liệu che lên đừng sử dụng bếp

- Các vật nặng như: kệ đầu.

gas ngay sau khi

sách, tủ chén bát đĩa... - Nếu động đất sảy ra khi đang ở động đất. Hãy gọi
nên đặt xa các cửa ra ngoài đường thì phải lánh nạn ở thợ đến kiểm tra
vào, các nơi không những bãi đất trống, chạy tránh bình gas xem có bị
thường lui tới để khi xa những tòa nhà cao ốc, tường rò rỉ hoặc bị hư
ngã đổ vẫn không chắn cao, cây to và đương dây điện để hại do động đất
lối ra và nên gắn chặt tránh sập đổ.
vào tường nhà.

không?

- Nếu động đất sảy ra khi đang ở - Kiểm tra nhà của

- Những người sống gần bờ biển thì phải đề phòng bạn xem có bị ran


trong chung cư cần sóng thần.


nứt không. Nếu có

nắm vững lối thoát Sau chấn động đầu tiên thường có hãy tạm thời tránh
hiểm.

thời gian yên tĩnh, sau đó mới có xa và bảo bố mẹ

- Theo dõi thông báo và chấn động mới. Do đó không nên gọi thợ đến sửa.
chị sự hướng dẫn của hoảng sợ. Chấn động mới có thể - Cập nhật thông
cơ quan phòng chống sảy ra sau vài phút, vài giờ thậm tin trên đài hoặc ti
thiên tai và cứu hộ, cứu chí vài ngày tùy thuộc vào động vi...
nạn.
d) Sạt lở đất.

đất mạnh hay yếu.

Trước khi không sạt lở
Trong khi sạt lở
Sau khi sạt lở
-Trồng cây mới nơi cây -Cần di dời khi có yêu cầu của cơ - Tránh xa khu
bị chết hoặc bị chặt.

quan có trách nhiệm.

vực sạt vì nền

- Không chặt cây bừa bãi - Nghe dự báo thời tiết về các đợt đất
hoặc dóc vỏ thân cây.

mưa.


chưa

ổn

định và có thể

- Tìm hiểu địa hình xung - Hãy tránh xa dòng chảy của sạt sạt lở nữa.
quanh khu nhà ở.

lở đất. Nếu không kịp thoát hãy tự - Không được

- Thường xuyên quan sát bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn vào bất cứ ngôi
xem có dấu hiệu sụt lún, lại, hai tay ôm lấy đầu và lăn như nhà

nào

nếu

cây nghiêng, vết nứt, để một quả bóng.

chưa được kiểm

kịp thời phòng tránh

tra an toàn.

e) Hạn hán
Trước hạn hán


Trong

khi

hạn Sau khi

hán
hạn hán
- Thường xuyên nghe dự báo thời tiết để có sự - Tiết kiệm nước - cùng
chuẩn bị kịp thời.

trong

- Tiết kiệm nước trong khi sử dụng.

dụng.

khi

sử với

bố

mẹ sửa

- Không lãng phí nguồn nước, bảo vệ nguồn nước - Có thể dùng lại chữa, vệ
cẩn thận.

nước đã dùng vào sinh hệ


- Nhắc nhở bố mẹ sửa chữa đường nước cẩn thận việc xối nhà vệ thống
nếu bị hư hỏng.

sinh...

đường

- Dự trữ nước vào tất cả các vật dụng sạch có thể.

- Giúp bố mẹ đi nước


- Thiết lập hệ thống thu gom và dự trữ nước mưa.

lấy nước ở nguồn trong
nước

an

toàn gia đình

nhất.
g)Các loại thiên tai thường sảy ra:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão:
Áp thấp nhiệt đới và bão là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có ảnh hưởng
tới một vùng có bán kính từ 200-500 km. Chúng thường gây ra gió lớn và mưa
rất to.
Điều kiện hình thành: Áp thấp nhiệt đới, bão được hình thành ngoài biển
khi không khí lạnh di chuyển về phía không khí ẩm hơn và gây ra gió với cường
độ mạnh.

Áp thấp nhiệt đới, bão thường gây ra gió lớn, mưa to và nước dâng. Dựa
vào sự khác nhau về tốc độ mà người ta phân biệt được áp thấp nhiệt đới
( cấp 6-7), bão cấp 8 trở lên.
b) Lũ, ngập lụt: Lũ là tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình
thường, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và môi trường. Lũ sảy ra khi nước
dâng tràn qua sông, suối, hồ và đê, đập các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối,
ruộng đồng.
Điều kiện hình thành: Do mưa lớn kéo dài, con người đã làm các công trình
xây dựng làm lấp mất ao, hồ, làm hẹp dòng chảy của các con sông, đê, đập,kè bị
vỡ; bão lớn làm nước biển dâng lên tiến sâu vào đất liền.
c) Sạt, lở đất, đá: Là hiện tượng đất, đá từ các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên
xuống hoặc ở bên sông đất bị sụt, lún.
Điều kiện hình thành: Sạt ,lở trên núi do nhũng chấn động tự nhiên của mặt
đất( như động đất).Mưa to hoặc lũ lớn làm đất, đá trôi xuống.
- con người khai thác đất, đá và chặt phá câycối trên đồi núi.
- Sạt lở trên sông do nền đất yếu.
d) Hạn hán: Là hiện tượng sảy ra khi thiếu nước trong một thời gian dài.
Điều kiện hình thành: Không có mưa trong một thời gian dài.


Trên mặt đất không có cây cối ( vì con người đã chặt phá, đốt nương làm rẫy)
khi mưa xuống, đất không có khả năng bám giữ nước, nước bị trôi đi nhanh
chóng.
- Thiệt hại có thể gây ra:Thiệt hại về tính mạng con người, gây thương tích và
làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng ( dịch bệnh).
- Thiệt hại về vật chất, mất mát về tài sản, hư hỏng các công trình, ngưng trệ
giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc.
- Thiệt hại về sản xuất: Mất mùa, làm chết gia súc, dịch bệnh bùng phát, thiếu
lương thực.Ô nhiễm môi trường sống một cách nặng nề.
Giải pháp 4:


Điều tra thu thập thông tin:

Sau khi tìm hiểu về nội dung chương trình, hai tiết mẫu trong tài liệu hướng dẫn
học, tôi thấy mấu chốt xây dựng bài học cần phải rõ ràng cụ thể.
1. Lập kế hoạch phòng chống thiên tai
GV yêu cầu HS lập kể hoạch những việc cần làm trước, trong và sau khi có
thiên tai sảy ra phù hợp với loại thiên tai, địa hình nơi mình sinh sống và p hù
hợp với gia đình, lứa tuổi cũng như là hoàn cảnh diễn ra thiên tai.
2.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và thiên tai.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiên tai như chủ yếu gồn có các nguyên nhân
cơ bản sau.
- Do hiêu ứng nhà kính.
- Dân cư đông đúc, trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp.
- Chặt phá cây xanh bừa bãi, phá hoại môi trường.
- Nhiều nơi, nhiều đối tượng chưa có kiến thức và kỹ năng phòng chống thiên tai
và ứng phó với biến đổi khí hậu kịp thời,...
+Về phía giáo viên;
1.Tôi tiến hành điều tra thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho bài học. Tôi gặp
gỡ trao đổi với các nhân chứng đã từng sống quản lí các thế hệ thanh thiếu niên
trên địa bàn nhiều năm như ông Nguyễn Văn Tứ nguyên Bí thư Đảng bộ xã
nhiều khóa liên tục và ông Phạm Văn Tú nguyên là Chủ tịch UBND xã và hiện
nay là Bí thư Đảng bộ, ông Nguyễn Văn Dơn hiện là Chủ tịch UBND xã . Gặp
được các nhân vật ấy tôi đã trao đổi thu thập được các thông tin như: Phần đông


các thế hệ thanh thiếu niên xã Tượng Lĩnh đều có kỹ năng sống cơ bản và là con
ngoan trò giỏi và trở thành những người con có ích cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động để hình thành kỹ năng sống cho học sinh ngày
càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ.

+ Về phía học sinh
Tôi giao việc cho các em tìm hiểu qua người thân, qua thực tế ở làng xã để biết
thêm các tác hại của thiên tai gây ra cho mọi người dân trên địa bàn như : người
bị sét đánh, nhà bị bão làm đổ hoặc lũ lụt gây ra những thiệt hại gì?
Về phía chuyên môn nhà trường
Tôi tham khảo ý kiến của tổ trưởng tổ chuyên môn dưới sự chỉ đạo của chuyên
môn nhà trường về xây dựng kế hoạch dạy học môn HĐGDNGLL để xây dựng
nội dung bài học.
Giải pháp 5: Trưng bày sơ đồ Ứng phó với biến đổi khí hậu tại lớp học( Sơ
đồ ở phần phụ lục)
Giải pháp 6: Tổ chức thực hiện:
Từ các giải pháp trên, tôi tiến hành thực hiện 2 tiết dạy cho hoạt động Rèn kỹ
năng sống cho học sinh “phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu”như sau:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (Tuần 31-32)
CHỦ ĐIỂM: HÒA BÌNH- HỮU NGHỊ
RÈN KỸ NĂNG SỐNG: PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I – Mục tiêu: Học sinh biết về cách phòng, chống thiên tai và ứng phó với biển
đổi khí hậu. Biết các thiên tai có thể sảy ra ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.
- Biết làm các công việc vừa sức khi có thiên tai sảy ra.
- Học sinh biết sưu tầm các mẫu tin, các câu chuyện về thiên tai trên địa bàn.
- Giáo dục học sinh hình thành ý thức, kỹ năng và hành vi cụ thể đê phòng,
chống và ứng phó với biến đổi khí hậu có thể sảy ra bất cứ lúc nào.
II. Qui mô và thời điểm tổ chức:
- Tổ chức theo qui mô lớp. Thời điểm: tổ chức vào giờ HĐNGLL
- Địa điểm tại lớp học


III. Nội dung và hình thức:

1. Tìm hiểu về các loại thiên tai thường sảy ra
2.Hình thức: Kết hợp nhiều hình thức: ( văn nghệ, hát đế, ngâm thơ, đọc vè, kể
chuyện, trưng bày, thực hành... )
VI. Tài liệu và phương tiện
1.Giáo viên
- GV giới thiệu tóm tắt về tác hại do thiên tai gây ra cho thế giới, cho Việt Nam
cũng như là cho Tỉnh Thanh Hóa và huyện Nông Cống, xã Tượng Lĩnh.
- Hệ thống đèn chiếu, máy tính do dự án VNEN cấp.
- Một số câu ca dao, tục ngữ, câu vè, các câu đông dao, mẫu chuyện về bài học
- Tranh ảnh về một số hình ảnh do thiên tai gây ra.
- Sơ đồ, lược đồ các vùng thường sảy ra các loại thiên tai đặc trưng.
2. Học sinh: Giấy mời cho GVCN, đại diện cha mẹ học sinh, các thầy cô đã và
đang dạy ở lớp.
- Một số câu ca dao, tục ngữ, câu vè, các câu đông dao, mẫu chuyện về bài học
như:
+ Bạn chài thợ lái bảo nhau

+ Kiến đắp thành ao thì bão

Mống đông chớp rạch quay mau về nhà. Kiến ẵm con chạy vào thì mưa.
+ Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống

+ Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

+“Đầu măng ngã gục vào hè

+ Đông rắc tía,tía màu hồng

Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về”


Gọi nhau thủ thỉ bảo chồng nhỏ, to

+Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy

Nhà em tìm kiếm cây to

+ Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa. Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này.
+ Kiến cánh vỡ tổ bay ra

+ Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão.

Bão táp mưa sa tới gần.

+ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

+ Mưa đằng Đông vừa trông vừa chạy

Bay cao thì nắng, bay vừa thi râm.

Mưa đằng Nam vừa làm vừa chơi

+ Vải rút thì mưa, búi bừa thì nắng

+Ếch kêu om om, ao chuôm đầy nước.

+ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa + Ngải đỏ thì nắng chang chang
- Cử MC
V. Tiến trình


Ngải vàng thì mưa như trút.


- Cả lớp hát tập thể, sau đó đội văn nghệ của lớp biểu diễn 2 tiết mục văn nghệ
thuộc chủ điểm:Hòa bình- Hữu Nghị.
*Khởi động

Hoạt động 1: Mở đầu
- Người dẫn chương trình(MC) tuyên bố lí do, giới thiệu khách mời.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh thay mặt cả lớp lên đọc đọc lời chào mừng
và cảm ơn sự có mặt của tất cả các vị khách quí.
- Đại diện khách mời nêu ý kiến và nói về ý nghĩa của việc “Phòng, chống thiên
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”
- MC: Giới thiệu Ban giám khảo, Cố vấn Ban giám khảo (GVCN), nội dung
chương trình, thể lệ cuộc thi và điểm cho từng phần thi là các bộng hoa có các màu
sắc khác nhau tương ứng với 3 mức độ đánh giá( hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa
hoàn thành)
Hoạt động 2: Em nói về các loại thiên tai thường sảy ra
- Quan sát và chỉ vào lược đồ( ở phần hục lục). thi nói về các loại thiên tai
thường sảy ra từng vùng khác nhau.
+ Hoàn thành phiếu bài tập sau:( theo nhóm)
Chọn và nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp
A

B

- Là hiện tượng nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối
vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và


Hạn
-

hán

môi trường, nó sảy ra khi nước dâng tràn qua sông, suối, hồ và đê
đập ở các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.
- Là hiện tượng đất, đá từ các sườn dốc của đồi, núi trượt từ trên

Bão

xuống hoặc ở bên sông đất bị sụt lún.
- Là hiện tượng sảy ra khi thiếu nước trong một thời gian dài.
Phần tìm hiểu về các loại thiên tai thường sảy ra, đội thi sẽ là cả lớp
cùng tham gia chơi.

Sạt lỡ
Đất


+Hình thức chơi: Nhìn hình đoán chữ( dùng hệ thống đèn chiếu để trình diễn)
hình ảnh về thiên tai( ở phần hục lục).

Hoạt động 3: Phần thi chào hỏi
- Đại diện các đội bốc thăm để lựa chọn thứ tự dự thi.
- Các đội dự thi tự giới thiệu về đội của mình ( hình thức tự chọn) thời gian cho
mỗi đội là 5 phút.
Ví dụ: các đội có thể giới thiệu đội mình bằng trò chơi “Ra khơi”
+ Một số ngư dân cho rằng cơn bão không nguy hiểm nên vẫn ra khơi. Nhưng
trái với dự đoán, cơn bão bất ngờ trở nên hung dữ. Tính mạng của người dân bị

đe dọa. Để an toàn, các ngư dân phải phối hợp với nhau để tránh gió to và nhanh
chóng đến trú ở các hòn đảo nhỏ để tránh bão an toàn.
- Vẽ các vòng phấn tượng trưng cho các hòn đảo đủ chỗ đứng cho khoảng 3-4
em. Các em khác đóng vai ngư dân ra khơi.
Luật chơi: Khi trưởng trò hô “Ra khơi” các ngư dân sẽ tiến ra biển làm động tác
đánh bắt cá.
Khi trưởng trò hô “Có bão, có bão”. Các ngư dân phải di chuyển thật nhanh về
các hòn đảo nhỏ để trú ẩn. Ngư dân nào chậm chạp không tìm cho mình được
hòn đảo nào sẽ bị gặp tai nạn thì sẽ bị loại.
Nhóm trưởng giới thiệu các cư dân của nhóm mình...
- Ban giám khảo nhận xét, đánh giá.
Yêu cầu nội dung giới thiệu phải hấp dẫn sinh động.
MC công bố kết quả màn chào hỏi mà các đội đã đạt được ở màn chào hỏi
Hoạt động 4: Em nói về nguyên nhân hình thành các loại thiên tai thường
sảy ra và cách phòng tránh.
- Phần tìm hiểu về nguyên nhân hình thành các loại thiên tai thường sảy ra, đội
thi sẽ gồm 3 người tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Ban giám khảo nhận xét
Yêu cầu: Nội dung phải phong phú, phù hợp với chủ đề, cách trình bày phải rõ
ràng, trôi chảy, tự tin, có cảm xúc, hấp dẫn người nghe.


- MC công bố kết quả thi tìm hiểu của từng đội.
1. Sức gió mạnh nhất đạt từ cấp nào trở lên được gọc là bão?
A. 6

B.7

C. 8


D.9

2. Lũ ở Việt Nam có thể hình thành do các điều kiện nào dưới đây?
A. Mưa lớn trên đầu nguồn

B. Vỡ hồ, vỡ đập nước

C. Nước biển dâng

D. Tất cả các phương án trên

3. Chặt phá cây rừng có thể dẫn đến những hiện tượng thiên tai nào?
A. Sạt lở đất

B.Hạn hán

C. Lũ lụt

D. Tất cả các phương án trên

4. Trên đường đi học về không may gặp sét em sẽ làm gì?
A. Chạy vào nhà kiên cố ven đường xin trú tạm. B. Chạy vội về nhà
C. Trú dưới gốc cây to

D. trú dưới gốc cột điện

5. Khi lũ lụt sảy ra em phải làm gì?
A. Ra gần dòng nước để chơi

B.Mặc áo phao và tìm nơi an toàn để tránh


B. Không ghe lời chỉ dẫn của nhân viên cứu hộ

C. Xuống nước bơi lội

6. Để phòng tránh bị đuối nước em phải làm gì?
A. Học bơi

B. Mặc áo phao khi đi qua sông, suối, ao, hồ...

B. Không đi một mình đến nơi nước lớn

D. Tất các các nội dung trên

Hoạt động 5: Phần thi văn nghệ
Tìm hiểu kinh nghiệm dự báo thời tiết của cha ông qua ca dao, tục ngữ...
- MC: Trong quá trình lao động sản xuất, con người đã biết đúc rút được
những kinh nghiệm qua các hiện tượng thiên nhiên. Thời xa xưa, tuy khoa học
chưa phát triển nhưng bàng kinh nghiệm thực tế, tổ tiên chúng ta đã nắm được
những chừng mực nhất định về qui luật tự nhiên để áp dụng vào cuộc sống. tục
ngữ ca dao có hai vế: vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả.
- Mỗi đội trình bày một tiết mục văn nghệ về chủ đề( có thể là hát đế nhau,
múa , đọc thơ, diễn kịch, hòa, vè…) + Ráng mỡ gà ai có nhà thì chống.
- Ví dụ: Đội 1 đọc: + Ráng mỡ gà
- Ví dụ: Đội 2 đọc tiếp: ai có nhà thì chống
- Hoặc mỗi đội trình bày một câu ca dao, tục ngữ nói về thời tiết.


+ Ban giám khảo nhận xét. Yêu cầu các tiết mục văn nghệ phải có nội dung phù
hợp với chủ đề, cách thể hiện phải sinh động, hấp dẫn)

+ MC công bố kết quả của từng đội.

Hoạt động 6: Kết thúc
- Tổng kết đánh giá và công bố kết quả cuộc thi.- MC mời các đội được giải lên
nhận phần thưởng. Các đại biểu và GVCN lên trao giải và chúc mừng các đội
được giải.Đại diện các đội được giải lên phát biểu cảm tưởng.
+ Cả lớp hát bài “ Trái đất này”. MC cảm ơn đại biểu, GVCN và toàn thể các
bạn đã nhiệt tình tham gia cuộc thi và tuyên bố kết thúc cuộc thi.
- Từ kế hoạch bài dạy trên tôi tiến hành tổ chức dạy học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hoạt động giáo dục, với
bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình nghiên cứu để xây dựng nội dung chương trình môn HĐNGLL
Rèn kỹ năng sống “Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
cho học sinh lớp 5 thông qua HĐGDNGLL theo mô hình VNEN tại trường
Tiểu học Tượng Lĩnh – Nông Cống- Thanh Hóa.”với các biện pháp đã làm tôi
thu được kết quả như sau:
+ Về phía giáo viên:
- Tôi đã có thêm kinh nghiệm thu thập thông tin và kĩ năng tự lập kế hoạch dạy
học. Có thêm nhiều hiểu biết về cách phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu nơi mình đang công tác.
- Tôi đã năm chắc được phương pháp dạy học. Người thầy trên lớp chỉ ẩn sau
mọi hoạt động của học sinh và chỉ hổ trợ khi học sinh cần hỗ trợ. Học sinh tự
khám phá và tự lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, chủ động...
- Có kinh nghiệm tổ chức các hình thức dạy học, giao việc cho học sinh đúng
đối tượng, vừa sức, tạo cho học sinh say mê, hứng thú, tích cực chủ động học
tập.
+ Về phía học sinh:


Các em có hiểu biết và biết cách phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi

khí hậu, từ đó có ý thức tôn trọng, giữ gìn môi trường sống và hào hứng tham
gia một cách có hiệu quả.
Sau khi học bài “phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu” với
các biện pháp đã làm tôi thu được kết quả như sau:

Lớp

TSHS
SL

5B

26

Đạt
%

26

SL
100%

0

Chưa đạt
%
0

Tôi tiến hành khảo sát học sinh bằng các câu hỏi như tiêu chí ban đầu. Kết quả
khảo sát chất lượng của 26 học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Tượng Lĩnh như

sau:
Từ kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ % hoàn thành của lớp qua quá trình thực hiện
hơn hẳn. Điều đó chứng tỏ rằng giáo viên biết cách thiết kế và tiến hành giảng
dạy môn Hoạt động Giáo dục Rèn kỹ năng sống một cách có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp để “nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Hoạt động Giáo dục NGLL Rèn kỹ năng sống lớp 5, theo mô hình mới Việt
Nam VNEN” mà tôi đã tiến hành áp dụng, đạt kết quả như mong muốn. Từ đó
tôi rút ra bài học như sau:
1.1.Việc soạn giáo án môn Hoạt động Giáo dục NGLL Rèn kỹ năng sống lớp 5,
theo mô hình mới Việt Nam VNEN” cần phải tuân theo đúng yêu cầu, đảm bảo
đủ 3 mảng: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.


1.2.Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề khác nhau mà gần gũi với
các em như việc tham gia học các môn học khác hằng tuần để nâng cao hiệu
quả dạy môn Hoạt động Giáo dục NGLL.
1.3.Lấy những việc làm gần gũi, những nhân chứng sống thực mà các em đã biết
để học sinh dễ nhìn thấy những lợi ích thiết thực mà chủ đề mang đến cho quê
em, làng em... để các em có ý thức tham gia một cách tích cực.
1.4.Tuyên truyền vận động nhiều hơn nữa để mọi người dân phải có ý thức bảo
vệ , gìn giữ môi trường sống của chúng ta.
2. Kiến nghị:
Để sáng kiến của tôi đi vào thực tế từ địa phương tôi xin đề xuất với nhà
trường, tổ chuyên môn với ngành giáo dục với những kiến nghị như sau:
2.1.Đối với nhà trường và tổ chuyên môn: Cần có TLHDH môn hoạt động giáo
dục. Có đủ tài liệu về cách phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu. Có hình thức khen thưởng kịp thời đến từng lớp, từng cá nhân học sinh khi
các em tham gia tích cực. Khuyến khích và tạo phong trào trồng cây chống biến

đổi khí hậu cho HS. Nên tổ chức cho Học sinh những chuyến đi dã ngoại để làm
quen với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, giúp ccá en có cái nhìn thực tế
hơn, tập dượt các kỹ năng phù hợp hơn.
2.2. Đối với ngành giáo dục:
- Thường xuyên có lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên nhất là phần giản dạy các môn học theo Chủ đề Chủ điểm.
- Động viên kịp thời những giáo viên nhiệt tình và có tâm huyết với ngành.
Thời gian thực hiện đề tài còn ít, cũng như năng lực bản thân còn hạn chế. Tôi
chỉ có nguyện vọng trình bày ở đây Một số kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống
“Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh lớp
5”Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự
góp ý của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp để tôi nắm bắt được phương pháp
giảng dạy phù hợp hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hoạt động
Giáo dục NGLL./.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tượng Lĩnh : Ngày 28 tháng 3 năm 2016
Cam kết sáng kiến của tôi không Copy


của người khác.
Người viết
Vũ Thị Ngọc
- Tài liệu tham khảo
+ Kỹ năng sống lớp 5
+ Lịch sử và Địa lí lớp 4+ lớp 5
+ Tài liệu phòng chống thiên tai dành cho HS Tiểu học.
+ Các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, mạng intơnet



MUC LỤC
Nội dung

Trang

I.Mở đầu
1.Lí do chọ đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng vẩn đề trước khi áp dụng SKKN
2.3.Các giải pháp
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3
Giải pháp 4
Giải pháp 5
Giải pháp 6
2.4 Hiệu quả của SKKN
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị

1
1
2
3
3

4
4
4
6
6
6
7
12
13
13
18
19
19
20

Giải pháp 4: Trưng bày sơ đồ Ứng phó với biển đổi khí hậu tại lớp học

Sử
Giảm
dụngphát
thiểu
đènkhí
GIẢM NHẸ
thải
compa
nhà
ct kính

ỨNG
Tận PHÓ

Đidụng
bộ,
ĂnVỚI
xenăng
đạp
nhiều
BĐKH
hoặc
lượng
rau
xeMặt
xanh
buýt
trời

THÍCH
ỨNG


Tiết
kiệm
nước

Trồn
g
cây
xanh

Hạn
chế

dùng
túi ni
lông

Tắt
điện
khi
không
sử
dụng

Dạy
bơi
cho trẻ
em,
phụ nữ
ở vùng

Tha
y đổi
các
giốn
g
cây
trồn
g
Xây
chịu
dựng
hạn,


chịu
cũng
lụt
cố hệ
thống
đê
biển

Cải
tạo
hệ
thốn
g
Thay
thuỷ
đổi
lợi

lịch
mùa
vụ và
các
kỹ
thuật
canh
tác

Hạn
chế

tăng
dân số




×