Phần thứ hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy
học bộ môn Hóa học cấp THCS
1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH và PCGNTT cho cán bộ
quản lí, GV và HS cấp THCS trong từng giai đoạn cụ thể;
- Trang bị kiến thức, kĩ năng, hành vi cho cán bộ quản lí, GV và HS cấp
THCS để ứng phó với BĐKH và PCGNTT, góp phần tích cực vào việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH và PCGNTT.
b. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về ứng phó với BĐKH
và PCGNTT
- Tăng cường năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản
lý, GV, HS cấp THCS ứng phó với BĐKH và PCGNTT trên toàn cầu, khu vực và
trong nước.
- Đưa các nội dung giáo dục về ứng phó với BĐKH và PCGNTT tích hợp
vào môn Hóa học.
Về kiến thức:
− HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, tương đối
hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm :
+ Kiến thức cơ sở hoá học chung ;
+ Hoá học vô cơ ;
+ Hoá học hữu cơ.
− Biết được những biểu hiện của BĐKH : Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiện
tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng; mực nước biển
ngày càng dâng cao.
− Biết được một số nguyên nhân gây BĐKH:
+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi
các thành phần trong không khí. Biết được một số chất hoá học gây BĐKH.
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao thông
vận tải, gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính.
+ Các nguyên nhân khác.
− Biết được hậu quả của BĐKH : mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng ; sạt lở
đất ở miền núi, xói lở bờ sông/biển; băng tan, nước biển dâng
− Biết được một số giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH , PCGNTT
nhằm thích ứng, phòng, chống BĐKH và PCGNTT.
− Liên hệ với địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của
BĐKH, thiên tai, các giải pháp để ứng phó với BĐKH và PCGNTT ở địa phương.
Về kĩ năng
− Học sinh: có được hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông cơ bản và thói
quen làm việc khoa học, gồm
+ Kĩ năng học tập hoá học ;
+ Kĩ năng thực hành hoá học ;
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học.
− Biết được một số chất hoá học gây ô nhiễm môi trường, gây BĐKH, dẫn tới thiên
tai
− Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí,
góp phần ngăn chặn BĐKH.
- Có kỹ năng phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Về thái độ
− Học sinh có thái độ tích cực như :
+ Hứng thú học tập bộ môn hoá học.
+ Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải
quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
+ Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận
động người khác cùng thực hiện.
− Tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng
đồng ứng phó với những thách thức của BĐKH và PCGNTT. Điều quan trọng là
cần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế giáo
dục BĐKH và PCGNTT trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạt
động thiết thực, sinh động ngoài giờ lên lớp.
− Giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT là một trong những nội dung của
giáo dục vì sự phát triển bèn vữngg, vì sự an toàn tính mạng, tài sản của học sinh
và cộng đồng. Khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH và PCGNTT.
2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT trong môn
Hóa học cấp THCS
2.1. Khái niệm dạy học tích hợp:
Theo UNESCO, dạy học tích hợp các bộ môn khoa học được định nghĩa là
"một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự
thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự
sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau"
Định nghĩa này cho rằng cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lí khoa học
chứ không phải là hợp nhất nội dung của các môn học.
Một trong những bài học cơ bản của giáo dục các khoa học là phải chỉ ra sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết và hành động, giữa kiến thức và kỹ năng. Dạy
học tích hợp các khoa học nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứu
khoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật - công nghệ trở
thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Rất tiếc là cho đến
nay trong giáo dục người ta thường tách khoa học và công nghệ, coi trọng khoa
học, xem nhẹ công nghệ. Hay nói khác đi, một cách gần gũi hơn đó là nền giáo dục
phổ thông và đại học của ta hiện nay còn
coi trọng lý thuyết, xem nhẹ thực hành.
Theo Xavier Roegiers
Giáo dục nhà trường phải chuyển từ
đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở
học sinh các năng lực hành động, xem năng lực là khái niệm cơ sở của sư phạm
tích hợp. Theo Xavier Roegiers, sư phạm tích hợp là quá trình học tập, góp phần
hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính trước những điều kiện cần
thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoà
nhập các em vào cuộc sống lao động. Như vậy sư phạm tích hợp tìm cách làm cho
quá trình học tập có ý nghĩa. Ngoài những hoạt động học tập riêng lẻ cần thiết cho
các năng lực đó, sư phạm tích hợp còn tính đến những hoạt động tích hợp giúp các
em học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, kĩ năng, thao tác đã lĩnh hội một
cách rời rạc. Loại hình gíáo dục này sẽ giúp học sinh lựa chọn và phối hợp các loại
thông tin khác nhau, từ đó hình thành năng lực lao động một cách hệ thống và có
mục tiêu nhất định.
2.2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT trong môn
Hóa học
Hoạt động giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT có thể tiến hành thông
qua 2 hoạt động chủ yếu:
− Giáo dục lồng ghép BĐKH, PCGNTT thông qua chương trình giảng dạy của
môn Hóa học trong nhà trường.
− Giáo dục BĐKH, PCGNTT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt
động xã hội.
Thông qua chương trình giảng dạy môn Hoá học có 3 khả năng để tích hợp
giáo dục BĐKH, PCGNTT :
a) Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn Hóa học có sự
trùng hợp với nội dung giáo dục BĐKH, PCGNTT. Thí dụ: Oxi, ozon, clo, các oxit
của lưu huỳnh, không khí, nước, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
b) Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có
liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục BĐKH, PCGNTT. Thí dụ: phân bón hoá
học, hợp chất của cacbon
c) Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập được
xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung giáo dục BĐKH,
PCGNTT. Đối với môn Hoá học chủ yếu ở dạng này, thí dụ: công nghiệp silicat,
sản xuất H
2
SO
4
, HCl, HNO
3
, ăn mòn kim loại
Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như hoạt
động tham quan, hoạt động Câu lạc bộ về giáo dục BĐKH, PCGNTT. Tổ chức các
hoạt động xã hội như tham gia các chiến dịch như: Không khí trong sạch, Màu
xanh quê em, Tiết kiệm nước Một số chủ đề PCGNTT có thể được tổ chức theo
hướng tích hợp, sử dụng phương pháp dạy học phức hợp, thí dụ dạy học theo dự
án.
2.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và
PCGNTT thông qua môn Hóa học ở trường THCS
Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT vào trong quá
trình dạy học Hóa học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu môn học theo quy định : Không làm thay
đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài BĐKH,
PCGNTT
- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh : Phát huy cao độ các
hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã
có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi
trường.
- Đảm bảo không làm quá tải nội dung kiến thức của môn học: Khai thác nội
dung BĐKH, PCGNTT có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục
nhất định.
- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường. Tổ chức
nhiều hoạt động để lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo việc tích hợp kiến thức về BĐKH, PCGNTT trong môn học với
việc khai thác kinh nghiệm của nhân dân địa phương trong việc giáo dục ứng phó
với BĐKH và PCGNTT. Tích cực sưu tầm và lựa chọn các kinh nghiệm về
BĐKH, PCGNTT để xây dựng nội dung giáo dục BĐKH, PCGNTT cho học sinh.
3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học giáo dục ứng phó
BĐKH và PCGNTT trong môn Hóa học
a) Các phương thức tích hợp
- Nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,
hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí
lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học, nên việc tích hợp các nội
dung giáo dục ứng phó với BĐKH, cũng như các nội dung giáo dục khác vào nội
dung các môn học trong trường phổ thông cần phải thực hiện sao cho không ảnh
hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học.
- Các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể
được tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp cần
tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một môn học, trước hết ta
cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này và nên lựa chọn các nội dung thể
hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn
học. Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học
làm quá tải quá trình học tập của HS.
b. Các hình thức tổ chức DHTH
- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này GV
thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động
của GV có thể bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu
dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH, mục tiêu giáo dục
bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi
trường cụ thể cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các
nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu
và phương án tích hợp. Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào là
hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và giáo dục bảo vệ
môi trường như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, trước
hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học
có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS (như sử
dụng các thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, video clip, ).
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu cụ thể các
hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV.
- Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triển khai
như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học.
Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa
chuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS). Với các
hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung
giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất. Trong các hoạt
động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũi
với cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học hơn.
4. Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, PCGNTT
trong môn Hóa học THCS
STT Địa chỉ tích hợp
(Chương, bài,
mục)
Nội dung tích hợp Mức độ
tích hợp
LỚP 8
1 Chương 2 – Bài
13:
Phản ứng hoá học
Khi nào có phản ứng hoá
học ?
Dấu hiệu để biết có phản
ứng hoá học
Bộ phận
2 Chương 3 – Bài
20:
Tỷ khối của chất
khí
So sánh khối lượng hai
khí (hỗn hợp các khí)
Bộ phận
3 Chương 4 – Bài
24:
Tính chất của oxi
Tính chất vật lý và tính
chất hoá học
Toàn bộ
4 Chương 4 – Bài
25:
Sự oxi hóa
Sự oxi hóa – Phản ứng
hóa hợp – Ứng dụng của oxi
Toàn bộ
5 Chương 4 – Bài
27:
Điều chế oxi –
Phản ứng phân hủy
Phản ứng phân hủy Bộ phận và
liên hệ
6 Chương 4 – Bài
28:
Không khí – Sự
cháy
Thành phần không khí –
Sự cháy
Toàn bộ
7 Chương 5 – Bài
31:
Tính chất – Ứng
dụng của hiđro
Tính chất vật lý – Tính
chất hoá học và ứng dụng
Toàn bộ
8 Chương 5 – Bài
36: Nước
Thành phần – Tính chất –
Vai trò của nước
Toàn bộ
LỚP 9
1 Chương 1 – Bài
2:
Một số oxit quan
trọng
Lưu huỳnh đioxit Bộ phận và
liên hệ
2 Chương 1 – Bài
4:
Một số axit quan
trọng
Sản xuất axit sunfuric Bộ phận và
liên hệ
3 Chương 1 – Bài
11:
Phân bón hoá học
Những phân bón thường
dùng
Toàn bộ
4 Chương 2 – Bài
18:
Nhôm
Sản xuất nhôm Bộ phận và
liên hệ
5 Chương 2 – Bài
20: Hợp kim sắt:
Sản xuất Gang – Thép Bộ phận và
liên hệ
Gang – Thép
6 Chương 2 – Bài
21:
Sự ăn mòn kim
loại
Ăn mòn – Yếu tố ảnh
hưởng đến ăn mòn – Cách
bảo vệ
Toàn bộ
7 Chương 3 – Bài
26: Clo
Tính chất hoá học – Điều
chế
Toàn bộ
8 Chương 3 – Bài
28:
Các hợp chất của
cacbon
Cacbon oxit – Cacbon
đioxit
Toàn bộ
9 Chương 3 – Bài
29:
Axit cacbonic –
Muối cacbonat
Chu trình cacbon trong tự
nhiên
Bộ phận và
liên hệ
10 Chương 3 – Bài
30:
Silic – Công
nghiệp silicat
Công nghiệp silicat Bộ phận và
liên hệ
11 Chương 4 – Bài
36:
Metan
Trạng thái tự nhiên – Tính
chất – Ứng dụng
Toàn bộ
12 Chương 4 – Bài
40:
Dầu mỏ và Khí
thiên nhiên
Dầu mỏ và khí thiên
nhiên
Toàn bộ
13 Chương 4 – Bài Phân loại và sử dụng Toàn bộ
41:
Nhiên liệu
nhiên liệu
14 Chương 4 – Bài
52:
Tinh bột và
Xenlulozơ
Ứng dụng của tinh bột và
xenlulozơ
Bộ phận và
liên hệ
15 Chương 4 – Bài
54:
Polime
Ứng dụng và sản xuất
một số vật liệu polime
Bộ phận và
liên hệ
5. Mức độ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, PCGNTT trong môn Hóa
học
- Tùy theo từng bài/chủ đề cụ thể mà có thể áp dụng các mức độ tích hợp như
sau:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học,
hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng
phó với BĐKH.
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn học
hoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH.
+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có
một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với
BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này GV
phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục
ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp thường xảy ra.
Ví dụ 1: Gợi ý tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục BĐKH theo
phương pháp nghiên cứu trong bài Không khí – Sự cháy (SGK lớp 8 THCS)
I. Thành phần không khí:
1. Tình huống xuất phát:
GV nêu câu hỏi :
− Theo em không khí gồm những thành phần nào?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí
nghiệm về những thành phần của không khí.
− GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên (GV có thể
cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
− HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về các thành phần của không khí như:
không khí có oxi, nitơ, nhiều bụi bẩn, nhiều mùi khác nhau…
3. Đề xuất các câu hỏi:
Từ nhứng ý kiến ban đầu của HS do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tập
hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau
và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan
đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các thành phần của không khí.
− HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như:
+ Không khí có những thành phần nào?
+ Có phải trong không khí có oxi và nitơ không?
+ Ngoài oxi, nitơ không khí còn có những thành phần nào khác?
+ Trong không khí có bụi không? v.v…
− GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù
hợp với nội dung tìm hiểu về thành phần của không khí), ví dụ:
+ Trong không khí có oxi và nitơ không?
+ Trong không khí có khí cacbonic không?
+ Trong không khí có bụi không?
+ Trong không khí có khí độc và vi khuẩn không? v.v…
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các
kiến thức về thành phần của không khí, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau,
GV nên chọn cách thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu như sau:
− Với nội dung tìm hiểu không khí có oxi duy trì sự cháy và nitơ không duy trì
sự cháy, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu:
+ Thí nghiệm: đốt cháy một cây nến được gắn vào đĩa thủy tinh, rót nước vào
đĩa, lấy một ống đong có vạch chia độ úp lên cây nến đang cháy (lưu ý GV cung
cấp đồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt được
mục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi. GV không mô tả
trước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo. Nếu mô tả cách tiến hành cho
các nhóm làm đồng loạt như nhau thì thí nghiệm sử dụng trong trường hợp này
không phải là phương pháp BTNB).
+ Khi HS tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra
(HS sẽ thấy sau khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc, chứng tỏ sự cháy đã làm
mất đi một phần không khí trong ống đong và nước tràn vào ống đong chiếm chỗ
phần không khí bị mất đi. Do nến tắt nên phần không khí còn lại không duy trì sự
cháy). GV chỉ cho HS thấy phần nước đã chiếm trong ống đong ở vị trí vạch chia
độ như thế nào để HS tìm hiểu thêm tỉ lệ thể tích giữa khí oxi và khí nitơ trong
không khí.
+ GV cho HS tiếp tục nghiên cứu tài liệu (trang 95 – 96 SGK hoá học 8) để biết
kết luận.
− Với nội dung tìm hiểu không khí có khí cacbonic, GV sử dụng phương pháp
thí nghiệm với nước vôi trong kết hợp với tài liệu nghiên cứu.
+ Thí nghiệm: GV tổ chức cho HS thổi hơi thở qua ống dẫn thủy tinh vào ống
nghiệm có chứa nước vôi trong, yêu cầu HS quan sát và giải thích vì sao nước vôi
không còn trong nữa (để giúp HS hiểu rõ và giải thích được GV hướng dẫn HS
nghiên cứu tài liệu)
− Với nội dung tìm hiểu không khí có hơi nước, GV sử dụng phương pháp thí
nghiệm kết hợp với tài liệu nghiên cứu.
+ Thí nghiệm: GV tổ chức cho HS quan sát bên ngoài thành ống nghiệm chứa
nước lạnh để thấy trong không khí có hơi nước đã ngưng thành những giọt nước.
− Với nội dung tìm hiểu không khí có bụi, GV sử dụng phương pháp quan sát
thực tế, cho HS thảo luận để tìm câu trả lời. Phương án gợi ý:
+ GV hướng dẫn cho HS quan sát thấy bụi trong không khí bằng cách che tối
phòng học và để một khe nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng (nếu không có nắng GV
có thể sử dụng bóng đèn sợi đốt), khi đó HS sẽ thấy các hạt bụi bay lơ lửng trong
không khí.
− Với nội dung tìm hiểu không khí có khí độc và vi khuẩn, GV sử dụng phương
pháp quan sát hình ảnh hoặc clip video, cho HS thảo luận để tìm câu trả lời.
Phương án gợi ý:
Chú ý :
− Trước khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào
vở thí nghiệm theo các mục: Câu hỏi, Dự đoán, Cách tiến hành thí nghiệm, hiện
tượng quan sát được, kết luận rút ra.
− HS tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu theo nhóm để tìm câu trả lời và
điền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm.
5. Kết luận, kiến thức mới:
− GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm
và nghiên cứu tài liệu.
− GV hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2
để khắc sâu kiến thức.
Liên hệ thực tiễn: Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và dời
sống của động vật, thực vật, mà còn phá hủy dần những công trình xây dựng như
cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử
Cần phải bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm bằng cách xử lý khí thải
của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông để hạn chế đến mức thấp
nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như CO, CO
2
, SO
2
, H
2
S, NOx, khói,
bụi
Bảo vệ không khí trong sạch là trách nhiệm của mỗi người, của mỗi quốc gia
trên hành tinh chúng ta. Việc bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những
biện pháp tích cực nhằm bảo vệ không khí trong lành.
Ví dụ 2: Gợi ý Tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục BĐKH theo phương
pháp dạy học theo dự án trong bài Không khí – Sự cháy (SGK lớp 8 THCS): Phần
“Vai trò của Không khí”
SƠ ĐỒ TƯ DUY
1. Với con người:
a) Trong sinh hoạt: Tất cả các tế bào của cơ thể cần không khí (chủ yếu là O
2
)
để duy trì hoạt động. Nếu không có oxi, các cơ quan này sẽ dừng hoạt động –> các
lòai vật sẽ không thể tồn tại được. Tất cả loài vật đều hít thở oxi 1 cách liên tục mà
không cần nói: "Tôi sẽ thở" hoặc "Tôi sẽ không thở“.
Khí oxi được dẫn đến phổi, vào các túi khí nhỏ (gọi là alveoli) qua các thành rất
mỏng của alveoli. Oxi vào các mao mạch, và đến tim. Sau đó, tim bơm máu có
chứa oxi đến tất cả các tế bào trong cơ thể.
Trong tình trạng thư giãn, con người hít thở 12–15 lần một phút; mỗi lần thở
500 ml không khí (nghĩa là khoảng 6–8 l/ phút); 250 ml O
2
đi vào cơ thể và
200 ml CO
2
trở ra. . Tuy nhiên, khi bạn đang chạy hoặc tập thể dục, bạn có thể hít
đến 4 l không khí với từng hơi thở!
− Con người có thể nhịn ăn trong 5 tuần, nhịn uống trong 5 ngày nhưng chỉ cần
5 phút không hít thở không khí là con người đã chết
Tầng ozon là lớp áo giáp bảo vệ bảo vệ con người khỏi các tia bức xạ:
Âm thanh được truyền đến tai ta nhờ không khí, nên không khí là môi trường
truyền dẫn âm thanh:
b) Trong công nghiệp
− Oxi là một nhiên liệu làm cháy. Nếu trong không khí không có oxi, ta sẽ
không thể đốt cháy bất cứ cái gì.
− Nhờ biết được khối lượng riêng của không khí mà ta có thể thu các chất khí
trong các phản ứng hoá học ở phòng thí nghiệm cũng như trong sản xuất công
nghiệp.
− Khí SO
3
có thể sử dụng để chế tạo axit sunfuric sử dụng trong công nghiệp.
− Khí gas có thể sử dụng làm chất đốt.
c) Trong nông nghiệp
− Hơi nước trong không khí tạo mưa, mưa là nguồn nước tưới cho cây trồng.
Nhờ có mưa, lượng nước sông, hồ tăng, kéo theo lượng nước cung cấp cho nông
nghiệp tăng theo
− Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống.
Sau khi mưa, đa số người đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích
là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên, tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngày
thì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu.
− Nitơ cũng là 1 loại khí hữu dụng. Phân tử nitơ không có phản ứng hoá
học( thuộc loại khí trơ) bởi vì sự liên kết giữa các nguyên tố rất mạnh, nhưng nó
phản ứng với vài nguyên tố như oxi và hyđro và đặc biệt các kim loại kiềm ở dưới
đất, tạo ra các hợp chất nitrat. Mặt khác nitơ hoạt hóa được hình thành từ việc
phóng điện tích gồm các nguyên tử nitơ, rất dễ bị phản ứng hoá học. Các hợp chất
nitơ dưới dạng phân bón rất hữu ích cho cây cối.
2. Với động vật:
a) Tạo môi trường sống
− Cũng giống như đối với con người, không khí bao phủ toàn bộ bề mặt Trái Đất
nên có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống của mọi động vật trên Trái Đất, là
lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên Trái Đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm và
các thiên thạch từ vũ trụ (tầng ozon).
− Các hơi nước trong không khí tạo ra mưa. Lượng hơi nước trong không khí
thay đổi tùy theo mỗi nơi ⇒ tạo thành các điều kiện sống thích hợp với các loài
động vật khác nhau.
b) Tạo môi trường hô hấp (sự trao đổi chất)
3. Với thực vật:
a) Các loài cây
− Giống như động vật và con người, thực vật cũng cần đến không khí để hô hấp
− Các thành phần không khí như O
2
,CO
2
, NO
2
…cần cho quá trình quang hợp
của thực vật.
− Gió giúp một số loài cây thụ phấn
− Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng.
4. Với sự điều hòa khí hậu:
a) Gió
− Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động cửa không
khí. Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự
chuyển động của không khí sinh ra gió. Trên địa cầu có ba loại gió chính là: gió
Tín Phong, gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực. Do sự vận động tự quay của Trái Đất
Tín Phong và gió Tây Ôn Đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch
về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam (nếu nhìn xuôi
theo chiều gió thổi) theo Lực Colloris. Tín Phong và gió Tây Ôn Đới tạo thành hai
hoàn lưu khí quyển quan trọng trên bề mặt Trái Đất.
b) Mưa
− Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các
dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, tuyết mưa,
sương.
− Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các
đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một
số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác
của sự ngưng đọng. Lượng hơi nước trong không khí thay đổi tùy theo mỗi nơi ⇒
tạo sự đa dạng về sinh học.
Nói tóm lại không khí là thứ không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta.
Mặc dù không khí đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng không khí bị ô nhiễm
lại vô cùng có hại với tất cả các loài sinh vật.
Nó gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người về phổi, tim mạch, hen suyễn
Nó làm cho cây cối kém phát triển…
Hiểu được vai trò của không khí, chúng ta cần phải có những hành động thiết
thực để ngăn chặn BĐKH, bảo vệ bầu không khí trong lành của chúng ta.
II. Một số bài soạn minh hoạ và gợi ý kiểm tra, đánh giá
1. Một số bài soạn minh hoạ
Bài 28 : Không khí – Sự cháy (Hóa học 8)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích
là: 78% N
2
, 21% O
2
và 1% các chất khí khác.
– Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi
hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
– Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
– HS hiểu về nguyên nhân, hậu quả và cách giảm thiểu hiện tượng nóng lên của
Trái Đất.
2. Kĩ năng:
– Kĩ năng quan sát, giải thích, vận dụng vào thực tế.
– Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
HS hiểu về hiện tượng nóng lên của Trái Đất và có ý thức giữ gìn bầu không khí
ô nhiễm và phòng chống cháy.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên :
– Hóa chất: P đỏ.
– Dụng cụ:
+ Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm.
+ Ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất.
– Tranh ảnh tài liệu về chủ đề: Sự nóng lên của Trái Đất
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Làm bài tập : 2,3,4,6 SGK/94
– Ôn lại bài tính chất của oxi.
– Đọc bài 28: không khí – sự cháy.
– Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về Sự nóng lên của Trái Đất
III. Tổ chức các hoạt động học tập
HO˜T Đ™NG CšA GI›O VIÊN V• HžC SINH N™I DUNG
GV:–Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế
khí oxi bằng cách nào ? Viết phương trình hoá học
minh họa ?
– Có mấy cách thu khí oxi ? Giải thích ?
– Thế nào là phản ứng phân hủy? Cho ví dụ ?
HS:–2 HS trình bày vấn đề lí thuyết.
GV:–Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 94
HS: 2KClO
3
→ 2KCl + 3O
2
a)
2 3
O KClO
48
n 1,5(mol) m 122,5(g)
32
= = ⇒ =
b)
2 3
O KClO
44,8
n 2(mol) m 163,33(g)
22,4
= = ⇒ =
GV:–Kiểm tra vở bài tập 3 HS. ⇒ Nhận xét và
chấm điểm.
GV:– Trong không khí có những chất khí nào ?
Theo em khí nào chiếm nhiều nhất? Các khí này có
thành phần như thế nào?
HS:– Trong không khí có những chất khí : O
2
, N
2
, …
I. Thành phần của
không khí.
1. Thí nghiệm:
SGK/ tr 95
2. Kết luận:
GV:– Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để tiến hành
thí nghiệm.
– Quan sát ống đong ⇒ theo em ống đong có bao
nhiêu vạch?
HS:– Ống đong có 6 vạch.
– Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất
(số 0), đậy nút kín ⇒ không khí trong ống đong lúc
này chiếm bao nhiêu phần?
GV: –Biểu diễn thí nghiệm.
+ Khi P cháy mực nước trong ống đong thay đổi
như thế nào?
+ Chất khí nào trong ống đong đã tác dụng với P
đỏ để tạo thành khói trắng (P
2
O
5
)?
HS: + Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng
lên đến vạch số 2 (số 1).
+ Khí O
2
trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để
tạo thành khói trắng (P
2
O
5
).
GV: Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong em
có thể rút ra tỉ lệ về thể tích của khí oxi được
không ?
HS: Ta thấy thể tích của khí oxi trong không khí
chiếm 1 phần, hay
2
O KK
1
V V
5
=
GV: Vậy chất khí còn lại trong ống đong chiếm
mấy phần ?
HS: Chất khí còn lại trong ống đong chiếm 4
phần.
GV: Bằng thực nghiệm người ta xác định được
khí O
2
chiếm 21% thành phần của không khí. Phần
lớn khí còn lại trong ống đong không duy trì sự
sống, sự cháy, không làm đục nước vôi trong, đó là
– Không khí là hỗn
hợp nhiều chất khí.
– Thành phần theo thể
tích của không khí là:
+ 21% khí O
2
.
+78% khí N
2
.
+1% các khí khác.
khí gì?
⇒ Đó là khí N
2
chiếm khoảng 78% thành phần
của không khí.
– Qua thí nghiệm vừa nghiên cứu, ta thấy không
khí có thành phần như thế nào?
HS: Qua thí nghiệm vừa nghiên cứu, ta thấy
không khí có thành phần : 21% khí O
2
và 78% khí
N
2
.
GV: Ngoài 2 chất khí là O
2
và N
2
, trong không khí
còn chứa những chất gì khác ?
HS: Ngoài 2 chất khí là O
2
và N
2
, trong không khí
còn chứa: hơi H
2
O, CO
2
, khí hiếm, …
GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi mục
2.a SGK/ tr96.
HS: Trả lời
GV: Các khí còn lại chiếm khoảng 1% thành phần
của không khí. Em có kết luận gì về thành phần của
không khí ?
Kết luận: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, có
thành phần:
21% khí O
2
+78% khí N
2
+1% các khí khác.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK/ 96
– Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiễm không
khí ⇒ nêu tác hại?
– Chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí trong
lành, tránh ô nhiễm?
HS:–Đọc SGK/ tr 96 ⇒ nêu được một số biện
pháp chính như:
+ Trồng rừng.
3. Bảo vệ không khí
trong lành, tránh ô
nhiễm.
SGK/ tr 96
+ Xử lí rác thải của nhà máy, …
– GV giới thiệu về hiện tượng nóng lên của Trái
Đất;
Thế kỷ XXI có thể đánh dấu sự nóng lên của Trái
Đất rất nhanh chóng. Đây là lời cảnh báo đáng buồn
mà các nhà khoa học người Anh đưa ra.
Các yếu tố tác động đến sự thay đổi này là tổng
hợp của rất nhiều các thành tố liên quan đến sự thay
đổi thời tiết và khí hậu.
– GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm để thảo luận
và hoàn thành bảng Phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
B˜N HIỂU GÌ VỀ HIỆN TƯỢNG NÓNG LÊN CšA TR›I ĐẤT?
Nguyên nhân Hậu quả Cách giảm thiểu
– HS: các nhóm sử dụng tài liệu của mình đã chuẩn bị sẵn ở nhà để hoàn thành
bảng trên
– GV treo kết quả của 2 nhóm lên bảng và yêu cầu các nhóm khác nhận xét và
bổ sung
– Gv chốt lại kiến thức từng phần như sau:
+ Nguyên nhân đó là:
Sự hoạt động của núi lửa với hàng triệu tấn CO
2
thải ra ngoài môi trường, sự
dao động của các nguồn ánh nắng mặt trời, hiệu ứng khí nhà kính và các lỗ thủng
tầng ozon
Hiệu ứng nhà kính
Các nhà khoa học cho rằng với lượng khí CO
2
đang càng ngày càng tăng lên,
thì viễn cảnh bầu khí quyển bị ""gặm nhấm"" dần là hoàn toàn có thể xảy ra.
Thậm chí họ còn cho rằng con số 5,5
o
C (nhiệt độ) Trái Đất tăng thêm có khi
còn là khiêm tốn. Nhà khí tượng học Jorge Sarmiento, cho rằng mức nhiệt độ tăng
thêm này có thể là 7,5
o
C.
Bên cạnh những yếu tố tác động khí hậu nêu trên, còn phải kể đến quy trình thải
khí SO
2
. Chúng là dạng sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy than và dầu lửa. Trong thế
kỷ 20, những thành phần này nổi lên trở thành những thủ phạm chính của sự thay đổi
khí hậu toàn cầu.
+ Hậu quả: Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng. Dưới đây là một số ví dụ:
– Hơi nước
Nếu khí quyển ấm lên, áp suất hơi nước bão hòa tăng và lượng hơi nước trong
khí quyển sẽ có xu hướng tăng. Vì hơi nước là khí nhà kính, nên sẽ làm cho khí quyển
càng ấm hơn; việc ấm lên này làm cho khí quyển giữ nhiều hơi nước hơn, và kéo dài
cho đến khi các quá trình khác trong khí quyển đạt đến sự cân bằng. Kết quả là hiệu
ứng nhà kính không chỉ do một mình CO
2
gây ra.
– Giảm sự hấp thụ CO
2
bởi các hệ sinh thái biển
Khả năng tách cacbon của các hệ sinh thái biển được cho là làm giảm sự ấm
lên ở các đại dương. Do sự ấm lên làm giảm lượng dinh dưỡng trong tầng nước biển
sâu trung bình (ở độ sâu khoảng 200 đến 1.000 m), do đó làm hạn chế sự phát triển
của thực vật
– CO
2
thoát khỏi đại dương
Nước lạnh có thể hấp thụ nhiều CO
2
hơn nước ấm. Khi nhiệt độ đại dương
tăng thì một lượng CO
2
sẽ được giải phóng. Đây là một trong những lý do mà tại sao
CO
2
trong khí quyển giảm xuống trong thời kỳ băng hà và cao hơn trong các giai
đoạn ấm hơn. Khối lượng CO
2
trong các đại dương lớn hơn trong khí quyển.
– Mây
Sự ấm lên được cho là sẽ thay đổi sự phân bố và kiểu mây. Về không gian
bên dưới, các đám mây phát bức xạ hồng ngoại trở về bề mặt Trái Đất, và tăng hiệu
ứng ấm; còn không gian phía trên, các đám mây phản xạ ánh sáng mặt trời và phát
xạ bức xạ hồng ngoại vào không gian điều này làm tăng hiệu ứng lạnh.
– Giải phóng khí
Sự giải phóng các khí có nguồn gốc sinh học có thể bị ảnh hưởng bởi hiện
tượng ấm lên toàn cầu. Một số khí dạng này như đinitơ oxit (N
2
O) thoát ra từ than
bùn ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu. Các khí khác như đimetyl sunfua thoát ra từ
đại dương gây những ảnh hưởng gián tiếp.
– Ảnh hưởng khác bao gồm mực nước biển dâng khoảng 0,18 đến 0,59 mét
đến 2090–2100 so với 1980–1999, các tuyến đường thương mại sẽ mở ra do băng ở
Bắc cực co lại, có khả năng làm dòng muối nhiệt chậm lại, sẽ tăng cường độ các cơn
bão dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng ozon, thay đổi ngành nông
nghiệp, thay đổi phạm vi của các vật chủ trung gian truyền bệnh, làm gia tăng sốt rét
và sốt xuất huyết, và làm suy giảm oxi trong đại dương. CO
2
trong khí quyển tăng
làm tăng lượng CO
2
hòa tan trong các đại dương. CO
2
hòa tan trong đại dương phản
ứng với nước tạo thành axit cacbonic gây ra hiện tượng axit hóa đại dương.
Theo UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc), các khu vực kinh tế có
khả năng đối mặt với các khó khăn liên quan đến biến đổi khí hậu như ngân hàng,
nông nghiệp, vận tải và các khu vực kinh tế khác Các quốc gia đang phát triển phụ
thuộc vào nông nghiệp đặc biệt sẽ bị thiệt hại bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu.
+ 7 cách làm giảm sự nóng lên của Trái Đất: