Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu soạn đề kiểm tra TNKQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.28 KB, 12 trang )

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN SOLO
(Dành cho bậc Tiểu học)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (TNKQ):
1. Định nghĩa:
- TNKQ là phương tiện nhằm hướng tới khách quan hóa việc đánh giá kết quả: kết
quả thu được không còn phụ thuộc nhiều vào chủ quan người đánh giá.
- Tự luận và các trắc nghiệm có kết thúc mở không phải là TNKQ. Chúng là các hình
thức đánh giá chủ quan.
- Trắc nghiệm trả lời - ngắn, nếu khi soạn có chiến lược thiết kế đúng và khoa học
trong một chừng mực nhất định, có thể đem lại hiệu quả khách quan cho kiểm tra và đánh
giá. Chúng được gọi là các trắc nghiệm bán khách quan.
2. Ưu điểm của TNKQ:
- Phạm vi quét kiến thức và kĩ năng rộng hơn nhiều so với tự luận.
- Ở cấp cơ sở sử dụng kết quả từ TNKQ thích hợp hơn:
• Kiểm tra được từng cá nhân HS.
• TNKQ dễ cho điểm, đáng tin cậy và dễ làm việc với thống kê.
- TNKQ thích hợp cho kiểm tra diện rộng → tự động hóa chấm điểm.
- Đề TNKQ ngắn nên:
• gộp lại thành một bộ trắc nghiệm → tăng độ tin cậy.
• trải ra ở nhiều chủ đề → nhiều thông tin hơn
- TNKQ nếu soạn đúng kĩ thuật và chất lượng thì sẽ tốt hơn tự luận.
TNKQ thực ra không tiết kiệm được nhiều thời gian như nhiều người từng nghĩ.
Nếu khâu chấm điểm mất ít thời gian thì lại tốn rất nhiều thời gian ở khâu chuẩn bị, soạn
đề.
Đề TNKQ đảm bảo đủ độ rõ ràng, không mơ hồ, có độ tin cậy cao, cần tính chuyên
nghiệp cao, đòi hỏi nhiều thời gian cho cân nhắc trước khi soạn và cho thử nghiệm trước
khi đưa ra áp dụng đại trà.
- TNKQ thường gồm các loại (câu hỏi, bài tập) thông dụng sau:
1. Đúng/ sai
2. Đa lựa chọn


3. Tương ứng cặp
4. Điền (bán khách quan)
5. Yêu cầu câu trả lời ngắn (bán khách quan)
Trong 5 loại này, loại được sử dụng nhiều nhất là đa lựa chọn.
3. Nhược điểm của TNKQ:
- Loại đa lựa chọn đòi hỏi HS khả năng nhận ra câu trả lời đúng mà không bắt HS
phải nhớ và phải có kĩ năng tự soạn ra câu trả lời.
- TNKQ quá tập trung vào kĩ năng đọc. Sự nhấn mạnh quá đáng vào kĩ năng đọc vô
tình làm giảm hiệu lực kĩ năng viết của HS.
- Để tạo nên tình huống, TNKQ đa lựa chọn đưa ra số câu trả lời sai gấp 3, 4 lần câu
trả lời đúng. Những câu trả lời sai lại phải có vẻ ngoài hợp lí. TNKQ vô tình đã tạo môi
trường học thông tin sai cho HS → nguyên tắc phản giáo dục đối với trẻ em.
- Người soạn TNKQ thường chủ quan, vì cho rằng TNKQ soạn dễ. Kết quả là: bộ
câu hỏi thường rời rạc, chuyên biệt, không bao quát, thường không quan tâm đúng mức đến
các kĩ năng phân tích và tổng hợp.
- Khuyến khích HS đoán mò, nhất là loại TNKQ đúng/ sai.
II. KĨ THUẬT SOẠN TNKQ SOLO:
Đánh giá chất lượng bộ câu hỏi TNKQ cần dựa vào các tiêu chí về nội dung và
hình thức.
• Về nội dung, bộ câu hỏi TNKQ phải đảm bảo được 5 điều kiện sau:
1. Tầm quét rộng: phủ khắp khu vực kiến thức và kĩ năng kiểm tra đánh giá;
2. Độ tinh tế: bắt buộc HS phải chú đến chi tiết và biết cụ thể hóa kiến thức và kĩ
năng đã được học tập;
3. Tính cần yếu: bộ câu hỏi phải có tính hệ thống và phân bố có tỉ trọng nhằm nhấn
mạnh được các kiến thức kĩ năng trọng tâm, cần yếu trong một giai đoạn học tập của HS;
4. Đảm bảo vừa sức: Luôn bám sát điều kiện học tập và đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi của HS;
5. Dễ nhân mẫu: Thuận lợi cho và áp dụng đại trà và chấm điểm theo tự động hóa.
♦ Về mặt cấu tạo, một câu hỏi TNKQ bao gồm 4 thành phần đặc trưng:
a. Câu hỏi

b. Câu trả lời
c. Thân câu hỏi
d. Nhiễu.
• Về hình thức, bộ câu hỏi TNKQ phải đảm bảo được 17 qui tắc kĩ thuật cho soạn đề
TNKQ sau đây:
2
A. ĐỐI VỚI CÂU HỎI
1. Câu hỏi cho đọc hiểu cần có chất liệu mới lạ, không được đơn thuần lặp lại
nguyên văn những điều đã có trong bài học.
2. Hạn chế soạn câu hỏi có phần thân cấu tạo theo lối phủ định.
3. Không dùng các câu hỏi có cách thể hiện làm rối trí HS. Ví dụ như các thể
hiện rắc rối do việc dùng từ (vốn từ) hoặc do cấu trúc câu.
4. Thân của câu hỏi tự nó phải có nghĩa và phải nêu được vấn đề rõ ràng.
5. Hình thức thể hiện câu hỏi không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân.
6. Phần thân phải bao gồm được càng nhiều phần của câu hỏi bao nhiêu càng tốt
bấy nhiêu, trừ trường hợp sự bao gộp ấy trở thành manh mối để HS tìm ra câu trả lời. Các
đoạn lặp lại phải được gộp vào phần thân hơn là phần mở đầu các câu trả lời.
7. Không dùng các các câu hỏi thiên về chính trị, tôn giáo hoặc quảng cáo...,
ngoài phạm vi học tập của Nhà trường tiểu học.
8. Không dùng các câu hỏi móc xích trong một bộ đề: câu hỏi trả lời đúng ở câu
trước là điều kiện để nhận được câu hỏi tiếp theo.
9. Không dùng câu hỏi đa lựa chọn nếu thấy rằng các câu hỏi TNKQ loại khác
như đúng/ sai, điền, cặp tương hợp... thích hợp hơn.
B. ĐỐI VỚI CÂU TRẢ LỜI
1. Mọi câu trả lời đều phải dùng cùng một cấu trúc cú pháp. Câu trả lời phải có
độ dài tương tự nhau. Không biến độ dài, ngắn câu trả lời thành gợi ý cho HS chọn câu trả
lời đúng.
2. Câu hỏi tốt nhất là câu hỏi bao giờ cũng chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc câu trả
lời tốt nhất.
3. Các câu trả lời nhiễu phải có vẻ hợp lí và có liên quan đến nội dung kiến thức

kĩ năng đang cần đánh giá.
4. Không chấp nhận những gợi ý giữa thân câu hỏi với câu trả lời đúng.
5. Vị trí câu trả lời đúng và nhiễu phải được sắp xếp ngẫu nhiên, với tần suất
giống nhau.
6. Hạn chế dùng những câu trả lời dạng: không có câu trả lời nào đúng hoặc tất
cả những điều trên.
7. Không được dùng các từ gộp, bao ở các câu trả lời sai chẳng hạn: không bao
giờ, luôn luôn.
3
8. Không dùng các câu trả lời trái nghĩa hoặc đồng nghĩa.
III. TIẾN TỚI CẤU TRÚC HÓA BỘ TNKQ SOLO:
• Vấn đề Tỉ trọng, Tổng lượng và Phân bố câu hỏi TNKQ
Cơ sở cho cấu trúc hóa bộ đề TNKQ SOLO gồm:
 Nội dung kiến thức – kĩ năng môn học
 Đặc điểm tâm – sinh lí hai giai đoạn học tập của HS tiểu học
 Bảng phân loại mức độ nhận thức SOLO
 Mô hình phân tích dữ liệu đang được sử dụng
Dựa trên cơ sở này, những nhà làm câu hỏi trắc nghiệm đi tới giải pháp về tỉ trọng và số
lượng các câu hỏi TNKQ cho từng bộ đề.
Trong Hội thảo Nghiên cứu đa quốc gia đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học bằng
phương pháp SOLO năm 2004 tại Thái Lan, những nhà giáo dục của khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương đã đưa ra một sơ đồ gợi ý cho công việc cấu trúc hóa bộ đề TNKQ của
hai lớp 3 và 5.
Công thức cấu trúc bộ đề cho một môn:
N x n x H
Trong đó:
N: Số nhóm (mạch) KT - KN bộ môn
n: Số tiểu nhóm trong 1 mạch KT – KN
H: số câu hỏi cho một tiểu nhóm.
Theo hệ xử lí Rasch, số mạch KT - KN nên là 4, số tiểu nhóm bên trong một

mạch KT – KN nên là 3 và số câu hỏi thì nên là 3 (cho lớp 3) và 5 (cho lớp 5). Như
vậy tổng số câu hỏi TNKQ cho lớp 3 là 36 và cho lớp 5 là 60.
• Dựa vào đặc điểm loại biệt về mức nhận thức theo SOLO và đặc điểm tâm lí lứa
tuổi của HS mà tỉ trọng các kiểu câu hỏi được xác định.
Các nhà giáo dục của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khuyến nghị số lượng câu
hỏi cho một tiểu nhóm KT – KN như sau:
Lớp 3 Lớp 5
Đơn cấu trúc 1 2
Đa cấu trúc 1 2
4
Liên hệ 1 1
ĐỌC THÊM
MÔ HÌNH CẤU TRÚC HÓA BỘ ĐỀ TNKQ SOLO Ở TIỂU HỌC: MÔ
HÌNH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
1. Tỉ trọng của cấu trúc bộ đề SOLO
Cấu trúc được đưa ra dưới đây hướng dẫn sử dụng phương pháp phân loại SOLO để
xây dựng câu hỏi và phân loại câu trả lời. Cấu trúc này được thiết kế nhằm mục đích sử dụng
Mô hình Rasch để phân tích và tìm hiểu mô hình câu trả lời của học sinh.
Chúng tôi gợi ý nên đánh giá bốn nhóm nhận thức trong mỗi môn học. Ví dụ trong ch-
ương trình toán lớp 5, bốn nhóm đó là:
1. Chữ số
2. Phân số
3. Số đo
4. Hình học
Trong mỗi nhóm cần phải có ba nhóm nhỏ. Ba nhóm nhỏ trong chương trình toán lớp 5
gồm có:
 Nhận diện đoạn thẳng, đường thẳng, tia, góc và hình tam giác
 Giải các bài toán về diện tích, chu vi hình tam giác và hình vuông.
 Giải các bài toán thực tế liên quan đến việc tính thể tích và diện tích hình khối trụ.
Trong mỗi nhóm nhỏ gợi ý cho toán 5 có 5 câu hỏi cho các mức độ nhận thức khác nhau

như qui định trong chương trình học. Trong thuật ngữ của SOLO, 2 câu hỏi thuộc nhóm “đơn
cấu trúc”, 2 câu hỏi “đa cấu trúc” và 1 câu hỏi “liên hệ”. Bởi vậy, cho chương trình lớp 5 cần
phải có 60 câu hỏi.
Đối với học sinh lớp 3 sẽ cần ba loại câu hỏi cho mỗi nhóm nhỏ, mỗi mức độ có một câu
hỏi. Bởi vậy, học sinh lớp 3 sẽ có 36 câu hỏi.
Ngoài ra, trong mỗi lĩnh vực nhận thức có 12 câu hỏi thông dụng cho chương trình lớp 3
và lớp 5. Những câu hỏi này được đánh giá là hơi khó cho học sinh lớp dưới nhưng lại dễ hơn
so với trình độ của học sinh lớp trên. Đây chính là phương tiện để xác định công cụ giành cho
nhiều học sinh có trình độ khác nhau.
5

×