Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu TẬP ĐỀ KIỂM TRA VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.28 KB, 10 trang )

PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ
TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011
Bộ môn : Tiếng Việt – Khối 7
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh.
A/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Giúp HS củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ đồng âm,
-Kiểm tra việc vận dụng các từ loại trong giao tiếp...…
- Đánh giá việc ôn tập và nắm kiến thức của các em
- Trên cơ sở đó bổ sung những thiếu sót và tồn tại của HS.
2. Kỹ năng- Luyện kĩ năng phát hiện các hiện tượng ngôn ngữ và sử dụng, tạo văn bản một
cách thành thạo.
3. Thái độ.- HS có thái độ đúng đắn, tự giác khi làm bài
B Ma trận

Mức độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL
Đại từ,,, 1
0.5
1
0. 5
Từ láy-Từ Hán Việt 2
1
2
1
Từ đồng âm, Từ trái
nghĩa


1
0. 5
1
3
1
4
3
7.5
nghĩa của từ ,Quan hệ
từ.
1
0.5
1
0.5
2
1
Tổng 4
2.0
2
1
1
3
1
4
8
10
C. ĐỀ BÀI
Phần trắc nghiệm (3 Đ)
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non , nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan)
Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng.:
Câu 1- Bài thơ có mấy từ láy:
a. Một từ. b. Ba từ. c. Hai từ. d. Bốn từ.
Câu 2-Từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” là:
a. Từ đồng âm. b. Không phải từ đồng âm.
Câu 3-Từ “quốc quốc” , “ gia gia” trong bài thơ là từ được dùng với:
a. Hai nghĩa. b. Một nghĩa.
Câu 4-Từ “quốc” và từ “ gia” là:
a. Từ thuần Việt. b. Từ Hán Việt.
Câu5 -Bài thơ có mấy quan hệ từ:
a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn.
Câu 6-Từ “ta” trong bài thơ là:
a. Danh từ. b. Tính từ. c. Động từ. d. Đại từ.
II/Phần tự luận:(7 điểm)
.Câu 1 ( 3 đ)Thế nào là từ trái nghĩa, cho ví dụ? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
.Câu 2( 4 đ)Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu tình cảm của em với quê hương, trong đó có
sử dụng từ trái nghĩa và đồng âm. (Gạch chân các từ trái nghĩa và đồng âm)
Đáp án:
Phần trắc nghiệm:3 điểm.
Câu 1c, 2b, 3a, 4b, 5a, 6d.
Phần tự luận: 7 điểm.
Câu 1Phải trả lời được khái niệm từ trái nghĩa, cách sử dụng từ trái nghĩa(2 điểm)
Lấy được ví dụ cụ thể. (1 điểm)

Câu 2- Biết cách trình bày nội dung một đoạn văn có từ trái nghĩa và đồng âm.(3.5
điểm)
-Hình thức đoạn văn (0.5 điểm)
-Nếu đoạn văn chưa có 1 loại trái nghĩa hoặc đồng âm.
.
------Hết-----------
PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ
TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011
Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 7
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh.
A/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức ,kĩ năng diễn đạt văn bản đã học.
- Đánh giá nhận thức của học sinh về phần văn học đã học.
- Một lần nữa củng cố lại kiến thức đã học của học sinh.
2. Kỹ năng.Rèn kĩ năng chép thơ, cảm thụ văn bản.
3. Thái độ.- Giáo dục ý thức tự giác làm bài
B/ MA TRẬN
Mức độ
Nội dung
Các mức độ nhận biết
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
Văn bản nhật dụng
1
0.25
1
0.25

Văn học trung đại
1
0.2
5
1

1
1

3
1

4
4
8.
25
Ca dao
3
1.5
3
1.5
Tổng số
2
0.5
4
2.5
1
3
1
4

8
10
C/ ĐỀ BÀI
I- Trắc nghiêm(3,0đ)
Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1 (0,25 điểm):) Nhân vật chính trong truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” –
Khánh Hoài là
A. Người mẹ B. Những con búp bê
C. Cô giáo D. Hai anh em
Câu 2: (0,25 điểm) Phép tu từ chính nào được sử dụng trong chùm ca dao than thân ?
A:So sánh C:Liệt kê
B: ẩn dụ, điệp ngữ D: Từ láy
Câu 3: (0,25 điểm) Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều viết bằng thể
thơ thất ngôn bát cú . Đúng hay sai?
A.Đúng. B.Sai.
Câu 4: (0,25 điểm) Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
A.Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B.Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu sức cảm.
C.Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ tình cảm cảm xúc.
D.Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
Câu 5 (1,0 điểm): Nối các nội dung A, B, sao cho phù hợp:
(A) Tác giả (B) Tác phẩm
1.Nguyễn Trãi 5.Bạn đến chơi nhà
2.Nguyễn Khuyến 6.Phò giá về kinh
3.Trần Quang Khải 7.Bánh trôi nước
4.Hồ Xuân Hương 8.Bài ca Côn Sơn
Câu 6 (1,0 điểm) : Cho các từ: “trữ tình dân gian”, “ lục bát”, “ dị bản”, “ truyền miệng” ,
hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Ca dao là những sáng tác thuộc thể loại ………………………mang
tính………………………………….nên thường có……………….. . Thể thơ chính

là……………………….
II- Tự luận: (7 đ)
1. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ:” Bạn đến chơi nhà”- Nguyễn Khuyến
2. Cảm nhận của em về câu cuối trong bài thơ:” Bạn đến chơi nhà”- Nguyễn Khuyến?
So sánh với câu thơ cuối trong bài :Qua đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan.
D /Đáp án - Biểu điểm
I- Trắc nghiệm
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: Mỗi phép nối đúng 0,25đ . 1-8; 2-5; 3-6; 4-7
Câu 6: Điền đúng mỗi từ 0,25đ.
Ca dao là những sáng tác thuộc thể loại trữ tình dân gian mang tính truyền miệng nên
thường có dị bản .Thể thơ chính là lục bát
II- Tự luận
1. + Nội dung. (1,5đ)

×