Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hướng dẫn sử dụng TBDH ở trường tiểu học đông thọ thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.7 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang

Đề
mục

Nội dung

1

Mở đầu

1.1

Lý do chọn đề tài

1.2

Mục đích nghiên cứu

1.3

Đối tượng nghiên cứu

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm



2.1

Cơ sở lý luận

2.2

Thực trạng

2.3

Các giải pháp thực hiện

2.3.1

Tổ chức quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học trong nhà
trường

2.3.2

Giúp giáo viên hiểu mục đích, phương pháp và chọn thời
điểm khi sử dụng thiết bị dạy học trong giờ học.

2.3.3
2.3.4
2.3.5
3

Khi giáo viên khi sử dụng thiết bị dạy học cần coi trọng
việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh

hướng vào đối tượng quan sát.
Khuyến khích, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy
học và hướng dẫn giáo viên cách sử dụng các thiết bị dạy
học tự làm trong nhà trường
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm
nâng cao công tác tự bồi dưỡng của giáo viên
Kết luận,kiến nghị

2
2
3
3
3
4
4
4-5
5
5-8

8-9
9-10

10-16
16-17
17-18

1


1. Mở đầu

1.1.Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Chính vì vậy một trong
những yếu tố quan trọng thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi
mới phương pháp dạy học là sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học,
bởi thiết bị dạy học là toàn bộ các phương tiện vật chất cần thiết được sử dụng
để truyền thụ và lĩnh hội tri thức, phù hợp với phương pháp dạy học nhằm đáp
ứng mục tiêu giáo dục và đào tạo. Thiết bị dạy học có mối quan hệ chặt chẽ và
tác động qua lại với mục tiêu, nội dung,phương pháp dạy học . Sử dụng có hiệu
quả thiết bị dạy học góp phần tích cực hoá quá trình nhận thức, kích thích hứng
thú học tập, phát triển kỹ năng, giáo dục nhân cách học sinh, hợp lý hoá quá
trình hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh.
Ở đây thiết bị dạy học là những công cụ lao động của giáo viên và học sinh.
Chúng là những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Với tư
cách là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, trong những trường hợp
được sử dụng đúng qui trình, phù hợp với đặc trưng bộ môn, thiết bị dạy học
học đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo
viên trình nội dung bài học một cách xuất sắc, thuận lợi hình thành được ở học
sinh những phương pháp học tập tích cực chủ động.
Thực tiễn sư phạm cho thấy, các phương pháp dạy học chỉ được thực
hiện nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học nhất định, trong những hình thức
dạy học nhất định với những thủ pháp hết sức phong phú, đa dạng.
Các nhà giáo dục học đã từng khẳng định rằng hoạt động dạy và học trong
nhà trường được trình bày thành một hệ thống. Hệ thống này gồm có 4 nhân tố
đó là:
- Mục đích, nội dung, chương trình, nhiệm vụ dạy học.
- Giảng dạy của giáo viên với những phương pháp phù hợp theo đặc trưng
từng môn học.
- Học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên.
- Thiết bị dạy học của bộ môn:

1.2. Mục đích nghiên cứu
Quá trình dạy học ở bậc tiểu học thường bắt đầu từ việc cung cấp những
hình ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó dần hình thành các khái
niệm. Có nhiều quy tắc, khái niệm thoạt tiên thì thấy khó, nhưng biết sử dụng
thiết bị dạy học một cách hợp lý lại trở nên dễ hiểu. Nhìn chung, phương pháp
trực quan là phương pháp được sử dụng nhiều ở bậc tiểu học. Đó là trực quan
2


nghe ( ngôn ngữ gợi tả của giáo viên, bằng ghi âm...), trực quan nhìn ( tranh ảnh,
mô hình, mẫu vật... ) và trực quan nghe, nhìn ( đèn chiếu, băng hình...).
Tác dụng của việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học đó là:
- Gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
một cách đầy đủ, chính xác và thuận lợi.
- Tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành, hình thành và rèn luyện các
kỹ năng.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
- Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức
mới.
- Hỗ trợ giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm và thiết kế bài dạy.
Hệ thống thiết bị dạy học bao gồm nhiều loại hình khác nhau như tranh ảnh,
bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, mô hình mẫu vật, băng và đĩa hình, phần mềm dạy
học... Mỗi loại thiết bị dạy học có một chức năng và thế mạnh riêng. Trong quá
trình dạy học chúng được sử dụng trong mối quan hệ chặt chẽ với các phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Bên
cạnh đó việc tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên cũng góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng các giờ dạy trên lớp.
Quản lí hoạt động dạy học trong đó có công tác quản lí cơ sở vật chất
thiết bị giáo dục là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lí

trường học một hoạt động trọng tâm của việc thực hiện đổi mới công tác giáo
dục phổ thông. Việc xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu
trưởng trong điều kiện đổi mới công tác giáo dục phổ thông hiện nay là yêu cầu
cấp thiết cần được quan tâm, bởi thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo
viên và học sinh.
Từ nhận thức đầy đủ vấn đề này, tôi đã cố gắng tìm hiểu, chỉ đạo và đưa ra:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí, chỉ đạo
hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Đông Thọ Thành phố
Thanh Hóa”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác thư viện, thiết bị của trường Tiểu học Đông Thọ, Thành phố
Thanh Hóa từ năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về thư viện, thiết bị.
- Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu.
3


2. Nội dung
2.1 .Cơ sở lý luận
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu trong giai
đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự
học coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu
khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Trong Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06
tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông
đã nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các

loại sách giáo khoa , sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm
kinh điển để tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học
sinh”.
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục - Đào tạo, phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các
bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện
“Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng
trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng
năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT).
2.2. Thực trạng của việc quản lý ,sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học
Đông Thọ.
Trong 2 năm học qua, việc trang bị phương tiện, thiết bị dạy học cho
trường nói chung được đánh giá là kịp thời. Song có thể nói thiết bị dạy học
trong những năm qua nhìn chung chưa đạt hiệu quả như mong muốn của công
tác giáo dục. Thực tế còn nhiều vấn đề bất cập và hiệu quả của việc sử dụng
thiết bị dạy học chưa cao.
2.2.1.Tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
* Về mức độ sử dụng thiết bị dạy học : Qua thực tế quản lí và theo dõi cho
thấy tần suất sử dụng thiết bị dạy học phụ thuộc vào loại hình thiết bị dạy học .
Với loại tranh ảnh, bản đồ hầu hết giáo viên đều sử dụng, tuy nhiên cũng còn
một số ít giáo viên chưa thường xuyên sử dụng. Các thiết bị dạy học có sử dụng
dụng cụ thí nghiệm, mô hình, vật mẫu, băng đĩa...ít được giáo viên chú ý sử
dụng. Có nhiều lí do giải thích cho việc vì sao giáo viên không thường xuyên sử
dụng thiết bị dạy học , đó là do thiếu thiếu bị dạy học cho các môn học, các bài
4


học, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đủ với yêu cầu hiện nay của việc

đổi mới chương trình – sách giáo khoa ; có những thiết bị khó sử dụng hoặc giáo
viên cho rằng vì thiếu thời gian chuẩn bị, ...
* Về kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học: Có giáo viên chưa thành thạo khi
sử dung thiết bị dạy học hoặc còn lúng túng khi sử dụng, chọn thời điểm đưa đồ
dùng dạy học trong tiết học chưa hợp lí hoặc chưa nắm chắc được kĩ thuật sử
dụng thiết bị dạy học. Sự chưa thành thạo này còn có nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa được tập huấn hoặc tập huấn chưa đạt
yêu cầu về sử dụng thiết bị dạy học. Bên cạnh đó là nguyên nhân một số giáo
viên thiếu ý thức rèn luyện việc sử dụng thiết bị dạy học, chưa thực sự tâm huyết
và đầu tư cho tiết dạy có hiệu quả.
2.2.2. Tình hình sử dụng Thiết bị - Đồ dùng của học sinh.
Thông qua công tác dự giờ trên lớp cho thấy học sinh ít được trực tiếp sử
dụng thiết bị dạy học, thường chủ yếu học sinh chỉ được quan sát tranh ảnh, bản
đồ, vật mẫu, mô hình... rồi giáo viên giới thiệu, giải thích. Trong trường hợp học
sinh trực tiếp sử dụng thì nhiều em còn rất lúng túng, trong khi đó học sinh rất
hứng thú với các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học.
Chẳng hạn: Khi sử dụng bản đồ hay lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4, 5
do chưa thực hành thường xuyên và chưa nắm vững một số kiến thức cơ bản về
bản đồ, lược đồ như; Phương hướng trên bản đồ, kí hiệu bản đồ,... nên thứ tự
tiến hành các thao tác còn lúng túng, chưa vận dụng các kiến thức để đọc một
bản đồ, lược đồ cụ thể.
2.2.3. Về cơ sở vật chất của nhà trường.
Nhiều năm học trước do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp
khó khăn, thiếu các phòng chức năng, phòng học bộ môn, chưa có phòng thiết bị
dạy học cũng như hệ thống tủ, giá để thiết bị dạy học. Vấn đề này ảnh hưởng
không nhỏ đến việc quản lí, bảo quản, sử dụng và sử dụng có hiệu quả thiết bị
dạy học. Trong năm học 2018-2019 cơ sở vật chất đã được cải thiện nhiều, nhà
trường đã bổ sung đầy đủ các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc quản lí, sử
dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả.
2.2.4. Về cán bộ chuyên trách thiết bị dạy học.

Là người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản, sử dụng thiết bị
dạy học trong quá trình dạy học. Hiện nay cán bộ làm công tác thiết bị dạy học
của nhà trường là cán bộ kiêm nhiệm chưa có kinh nghiệm về chuyên môn
nghiệp vụ nên phần nào ảnh hưởng đến công tác thiết bị trường học.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1 : Tổ chức quản lí cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở nhà trường:
5


1-Thực hiện việc quy định về hồ sơ chuyên môn thuộc lĩnh vực thiết bị dạy
học , bao gồm:
a. Hồ sơ quản lí của ban giám hiệu:
- Các văn bản hướng dẩn về thiết bị dạy học của các cấp quản lí.
- Sổ thiết bị giáo dục: Dùng để ghi danh mục thiết bị dạy học theo quy
định (thiết bị dạy học được cấp phát, nhà trường mua bổ sung, tự làm,…).
- Sổ theo dõi kết quả sử dụng thiết bị dạy học : Theo dõi và ghi chép hàng
tuần việc giáo viên sử dụng thiết bị dạy học.
- Danh mục thiết bị dạy học được sử dụng theo tuần của cả năm học.
b. Hồ sơ của giáo viên:
- Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học : Mỗi cá nhân có kế hoạch riêng và
thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, có sự theo dõi, nhận xét của Ban giám hiệu.
- Danh mục thiết bị dạy học bộ môn: Giáo viên nắm được danh mục để
chủ động trong việc đăng kí và sử dụng thiết bị dạy học.
- Sổ đăng kí sử dụng thiết bị dạy học.
- Sổ tổng hợp, thống kê thiết bị dạy học tự làm ( sổ này được lưu và theo
dõi trong nhiều năm)
c. Hồ sơ của cán bộ phụ trách thiết bị dạy học:
- Các văn bản hướng dẫn về thiết bị dạy học của các cấp quản lí.
- Biên bản nhập kho, hoá đơn chứng từ mua, tiếp nhận, các biên bản kiểm
kê, kiểm tra,…

- Danh mục thiết bị dạy học của Bộ GD&ĐT.
- Danh mục thiết bị dạy học theo tuần của cả năm học.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học.
- Các loại sổ đăng kí, sổ sử dụng thiết bị : Quy định mỗi khối có 01 cuốn
riêng, các đồng chí khối trưởng đăng kí, cán bộ phụ trách thiết bị dạy học theo
dõi và nhận xét hàng tuần.
2- Quy định về nhiệm vụ của cán bộ phụ trách công tác thiết bị dạy học:
Nhiệm vụ của cán bộ kiêm nhiệm công tác thiết bị dạy học đó là:
- Quản lí, bảo quản phòng, kho thiết bị dạy học , chống mối mọt, ẩm mốc,
mất mát, chống cháy nổ,…
- Sắp xếp thiết bị dạy học khoa học, thuận lợi cho việc sử dụng, bảo quản
và kiểm tra.
- Có trách nhiệm cho mượn, phục vụ giáo viên sử dụng theo kế hoạch.
- Hàng tuần tổng hợp, báo cáo và lập kế hoạch cho mượn căn cứ vào
đăng kí của giáo viên theo từng bộ môn.

6


- Có trách nhiệm đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học của tuần để
phát hiện những thiết bị chưa được giáo viên đăng kí sử dụng để ghi sổ theo dõi,
đồng thời báo cáo cho tổ trưởng chuyên môn hoặc ban giám hiệu nhà trường
biết để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc
trong buổi giao ban hàng tuần.
- Cán bộ phụ trách thiết bị dạy học phải giúp giáo viên chuẩn bị các thiết
bị dạy học trước khi dạy (tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm,…) sao cho
tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, cùng với giáo viên trước khi dạy, phát hiện những
vấn đề bất cập để kịp thời điều chỉnh hoặc xử lí cho phù hợp, hoặc có thể đưa ra
cách dạy:
Ví dụ: Khi sử dụng mô hình: Trái đất- Mặt trăng – Mặt trời (Dạy TNXH

Lớp 3).
Khi chuyển động bằng điện (qua làm thử) cần nới lỏng vít hãm, đẩy hộp
nguồn vào trong cho bánh răng ăn khớp rồi mới bật công tắc.
3- Tổ chức sử dụng có hiệu quả TBDH vào quá trình giáo dục- dạy học:
- Nhà trường đề ra những quy định trong hoạt động chuyên môn, buộc
giáo viên phải tích cực sử dụng thiết bị dyaj học . Cụ thể hàng tuần kiểm tra
thường xuyên việc đăng kí sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên, bên cạnh
đó kiểm tra đột xuất việc sử dụng thiết bị , đồ dùng dạy học , nếu giáo viên nào
vi phạm quy chế chuyên môn để đưa vào tiêu chí khi xét thi đua cuối năm học.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về sử dụng thiết bị dạy học thông qua các
buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, xây dựng các tiết dạy và chọn cử giáo
viên trong tổ, khối thực hiện tiết dạy. Nhà trường đã động viên, khích klệ bằng
việc khen thưởng đối với những tiết dạy được xây dựng theo chuyên đề sử dụng
có hiệu quả và linh hoạt các thiết bị dạy học.
- Theo dõi việc mượn, trả thiết bị dạy học của từng giáo viên thông qua sổ
sách. Mỗi giáo viên có 2 sổ theo dõi: 01 sổ đăng kí mượn thiết bị dạy học , 01 sổ
cán bộ phụ trách thiết bị dạy học theo dõi mượn - trả. Nhà trường quy định các
tổ, khối chuyên môn và giáo viên đăng kí sử dụng thiết bị dạy học trước 1 tuần
(vào thứ 6 hàng tuần), mỗi giáo viên phải ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu và
sổ đăng kí mượn. Mẫu theo dõi như sau:

Tuần
(1)

Tên TB,
ĐDDH
(2)

Dạy môn
(3)


Ngày
dạy
(4)

ý kiến của CB

phụ trách
TBDH
(5)

Theo dõi,
Ghi
nhận xét của
chú
BGH
(6)
(7)

7


+ Cột (5) yêu cầu cán bộ phụ trách công tác thiết bị dạy học phải có trách
nhiệm ghi rõ “có thiết bị dạy học ” hoặc “không có thiết bị dạy học ” trong sổ
đăng kí để giáo viên chủ động trong việc sử dụng và dạy học.
+ Cột (6): Ghi ý kiến nhận xét, đánh giá của ban giám hiệu nhà trường
sau khi kiểm tra hàng ngày việc giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học hay
không. Cụ thể ghi “giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học ” hoặc “giáo viên
không sử dụng thiết bị dạy học ”. Cuối mỗi tuần ban giám hiệu tổng hợp, nhận
xét, đánh giá từng giáo viên khi được kiểm tra trong buổi giao ban (tuyên

dương, động viên, nhắc nhở, góp ý, phê bình,…)
+ Cột (7): Dành cho giáo viên kí xác nhận việc đánh giá, nhận xét của ban
giám hiệu về cá nhân đó có hoặc không sử dụng thiết bị dạy học khi được ban
giám hiệu kiểm tra.
4- Tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất – thiết bị dạy học để sử dụng
lâu dài:
- Nhà trường giao nhiệm vụ và phân công đồng chí Phó hiệu trưởng chịu
trách nhiệm chính về vấn đề thiết bị dạy học (quản lí, sử dụng, theo dõi,…) có
trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lí, sử dụng, tổ
chức thực hiện và chỉ đạo trực tiếp các hoạt động về lĩnh vực thiết bị dạy học.
2.3.2 : Giúp giáo viên hiểu mục đích, phương pháp và chọn thời điểm khi
sử dụng thiết bị dạy học trong giờ học:
Thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên và học sinh nhưng việc
sử dụng các thiết bị đó như thế nào đó như thế nào? Vào lúc nào? Đối tượng sử
dụng? ... để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy
học. Như vậy việc chọn thời điểm để sử dụng và khai thác triệt để Thiết bị - đồ
dùng dạy học trong tiết dạy là rất quan trọng.
Ví dụ: Khi dạy bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” (Lịch sử lớp 5)
Thiết bị dạy học cho bài này là một bức ảnh gồm 2 ảnh nhỏ:
- Ảnh thứ nhất chụp lại cảnh bắt sống tướng Đờ Ca- xtơ- ri trong chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ
- Ảnh thứ hai là cảnh hàng binh Pháp bị giải đi sau chiến dịch Điện Biên Phủ
Khi dạy giáo viên có thể sử dụng bức ảnh kết hợp với tường thuật diễn biến
chiến dịch ở cuối đợt 3 ( khi đó đưa và giới thiệu ảnh bắt sống tướng Đờ Caxtơ- ri) và khi phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ (lúc này
GV kết hợp đưa ảnh hàng binh Pháp bị giải đi)
Ví dụ : Khi dạy bài “ Có chí thì nên ” ( Đạo đức lớp 5 ).
Bức ảnh minh hoạ là học sinh khuyết tật ngồi trên xe lăn cùng các bạn đi
học. Nội dung ảnh là một học sinh khuyết tật, không thể tự đi lại được, nhưng
8



vẫn ngồi trên xe lăn đi học. Như vậy bức ảnh đã tác động trực tiếp vào thị giác
của học sinh, ghi lại hình ảnh của đối tượng nhằm giới thiệu cho học sinh một
tấm gương bạn khuyết tật song vẫn quyết tâm vượt qua khó khăn vươn lên trong
học tập và cuộc sống.
Với bức ảnh minh hoạ này, giúp giáo viên có thể chọn thời điểm sử dụng như
sau:
- Có thể sử dụng ảnh sau hoạt động 2 ( tiết 1 )để khắc sâu ý nghĩa của câu
“ Có chí thì nên ” trong cuộc sống, học tập, rèn luyện. Có thể tiến hành:
+Giáo viên treo ảnh lên bảng và giới thiệu cho học sinh ( hoặc yêu cầu
học sinh mô tả ) nội dung bức ảnh.
+ Hoặc giáo viên treo ảnh để khắc sâu ý nghĩa của câu “ Có chí thì nên ”.
- Có thể sử dụng sau hoạt động 3: ( tiết 1 ) để giới thiệu cho các em một
biểu hiện của người có ý chí.
- Bức ảnh cũng có thể sử dụng để giới thiệu bài học bằng cách: Giáo viên
treo bức ảnh lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời một số câu hỏỉ.
2.3.3: Khi giáo viên sử dụng thiết bị dạy học cần coi trọng việc xây dựng hệ
thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh hướng vào đối tượng quan sát:
Nhược điểm của học sinh Tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp khi quan sát
còn có hiện tượng quan sát không chủ định. Nhiều khi nhìn vào một bức tranh,
ảnh học sinh thường không tập trung chú ý ngay vào những nhân vật, sự vật chủ
yếu thể hiện nội dung cơ bản của bài học mà để ý tới những đối tượng mình ưa
thích dù đấy chỉ là những đối tượng thứ yếu. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn
học sinh quan sát một cách có tổ chức, có kế hoạch, có suy nghĩ có như vậy mới
phát huy hết vai trò của thiết bị dạy học. Muốn vậy giáo viên cần có sự gợi mở,
hướng dẫn để học sinh biết quan sát một cách có chủ định.
Ví dụ: Dạy Đạo đức bài 8 “ Biết ơn thương binh, liệt sĩ” (Lớp 3)
Khi tổ chức trò chơi “Xem tranh, kể về những người anh hùng”, GV phát
cho mỗi nhóm một bức tranh về người anh hùng ở tuổi thiếu niên hoặc trẻ tuổi
như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Bá Ngọc, Lý Tự Trọng, Đặng Thùy

Trâm,...
Để giúp HS biết kể, đồng thời với việc cho học sinh quan sát tranh, giáo
viên đưa ra các câu hỏi gợi ý định hướng để giúp học sinh trong việc chuẩn bị và
trình bày trước lớp như sau:
- Bức tranh nói về người anh hùng nào?
- Họ đã chiến đấu, hi sinh như thế nào?
- Hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ ca ngợi người anh hùng đó?

9


Sau trò chơi học tập, giúp HS thảo luận bằng câu hỏi gợi ý để nắm nội dung
bài học:
-Trò chơi đã giúp em hiểu thêm điều gì?
- Chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn hi sinh vì Tổ quốc của các thương
binh, liệt sĩ?
Ví dụ: Dạy kể chuyện “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh ” ( lớp 2 )
Câu chuyện gồm 3 đoạn, khi kể giáo viên kết hợp đặt câu hỏi gợi mở để
tập trung sự chú ý của học sinh vào tình tiết quan trọng tiếp theo.
*Đoạn 1: GV kể bằng lời, kết hợp dùng tranh minh hoạ.
*Sang đoạn 2: Sau khi kể hết lời phán bảo của vua Hùng “ mang đầy đủ
lễ vật đến trước sẽ được cưới Mị Nương làm vợ ”, giáo viên đặt câu hỏi: “ Hôm
sau ai là người dâng đủ lễ vật cho vua Hùng trước? ” ( giáo viên kết hợp treo
tranh, vừa kể vừa mô tả chỉ trên tranh: giáo viên cần chú ý miêu tả thêm về y
phục của Sơn Tinh để khắc hoạ sâu hình tượng nhân vật: đầu đội mũ kết bởi
lông chim hồng, mình đóng khố, chân đi giày cỏ, lễ vật gồm có: 100 ván cơm
nếp, 100 nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao,...).
*Đến đoạn 3: Sau khi kể hết tình tiết: Thuỷ Tinh thấy Sơn Tinh rước dâu
về núi, liền đem quân đuổi theo, giáo viên nêu câu hỏi “ Cuộc giao tranh diễn ra
như thế nào? liệu Thuỷ Tinh có giành lại được Mị Nương không? ” giáo viên nói

với học sinh: “ Các em hãy quan sát bức tranh sau đây” ( giáo viên treo tranh
vừa kể vừa mô tả trên tranh ).
Lưu ý: Đến bước cho học sinh luyện kể, tiếp tục sử dụng tranh minh hoạ bằng
cách: giáo viên đưa tranh, yêu cầu học sinh sắp xếp theo đúng thứ tự từng tranh
theo nội dung chuyện, sau đó dùng tranh để làm điểm tựa gợi nhớ nội dung, tạo
điều kiện để học sinh tập trung kể vào tình tiết chính của câu chuyện.
2.3. 4: Khuyến khích, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và
hướng dẫn giáo viên cách sử dụng các thiết bị dạy học tự làm trong nhà
trường:
Thiết bị dạy học tự làm là một nguồn cung cấp thêm đồ dùng - thiết bị
giáo dục rất có hiệu quả, đó là nguồn đồ dùng do giáo viên và học sinh làm
nhằm khắc phục tình trạng dạy chay, học chay. Có thể nói đây là nguồn cung cấp
một lượng nhất định về đồ dùng dạy học cho nhà trường, thiết bị dạy học tự
làm tuy đơn giản, chi phí thấp mà đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy. Bên cạnh
đó nó còn có ý nghĩa là tạo ra động cơ học tập tốt cho học sinh rèn luyện kĩ năng
thực hành bởi thiết bị dạy học là do giáo viên (học sinh) làm ra.

10


1- Thiết bị dạy học làm bằng nguyên liệu dễ kiếm hoặc dễ thiết kế, đơn giản
và phù hợp điều kiện thực tế và đem lại hiệu quả trong giờ học, giúp học sinh
tự chiếm lĩnh tri thức, kích thích hứng thú học tập.
Một vài ví dụ đã được thực hiện có hiệu quả khi sử dụng thiết bị dạy học
tự làm của giáo viên hoặc học sinh ở trường Tiểu học Đông Thọ:
1.1. Ví dụ về thiết bị tự làm của học sinh để thực hành trong giờ học: ( giáo
viên yêu cầu học sinh tự làm đồ dùng học tập)
Ví dụ: Khi hình thành khái niệm phân số ở lớp 4
*Với cách trình bày của sách giáo khoa: khi dạy khái niệm
phân số, giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ SGK

hoặc treo hình vẽ trên bảng, hoặc học sinh quan sát
mô hình trong bộ đồ dùng học toán để nhận biết được
hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau và đã
được tô màu 5 phần (sách giáo khoa đã làm sẵn). Học sinh nhận thấy việc tô
màu 5 phần 6 hình tròn bằng quan sát (học sinh chỉ được nhìn bằng mắt), sau
đó giáo viên giới thiệu phân số

5
, cách viết, cách đọc phân số, tử số là 5, mẫu
6

số là 6.
Nhận xét: Với cách dạy như cách trình bày của sách giáo khoa nêu trên,
học sinh không được thực hành để tự tìm ra kiến thức mới.
*Với cách làm có sử dụng thiết bị dạy học tự làm của học sinh: Giáo
viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đồ dùng dạy học là các hình tròn bằng giấy và
bút để tô màu:
+Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh chia hình tròn thành 6 phần bằng
nhau (gấp đôi hình tròn, sau đó gấp ba hình đã gấp).
+Bước 2: Yêu cầu học sinh tô màu các phần đã chia của hình tròn với số
phần tuỳ ý( ở đây HS được chủ động thực hành tô màu số phần theo ý của
mình). Mỗi cá nhân học sinh nêu kết quả đã tô màu vào mấy phần trong 6 phần
đã chia của hình tròn. Chẳng hạn cách tô màu của học sinh là tuỳ ý như sau:

2
6

4
6


3
6

4
…..
6

+Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi kết quả đã tô màu và giới
thiệu phân số, cách viết, cách đọc, tử số, mẫu số.
11


Nhận xét: Với cách sử dụng đồ dùng học tập của học sinh như trên, mỗi
học sinh đều được thực hành và chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
Ngoài ra giáo viên mở rộng thêm bằng cách: Mỗi học sinh chuẩn bị 1 hình
vuông bằng giáy và bút tô màu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự mình chia
hình vuông đó thành các phần bằng nhau (tuỳ ý học sinh : có thể 4 phần, 8 phần,
9 phần,…), minh hoạ cách chia của học sinh:

4 phần
8 phần
9 phần
Học sinh tự tô màu vào một số phần bằng nhau của hình vuông, sau đó
nêu kết quả tô màu và phân số biểu thị số phần bằng nhau được tô màu. Từ đó
để củng cố khái niệm phân số bằng chính hoạt động học tập của học sinh.
+Bước 4: Củng cố:
- Cho học sinh nhận xét về mẫu số của phân số (mẫu số là số tự nhiên
viết dưới gạch ngang, cho biết số phần bằng nhau được chia ra).
- Cho học sinh nhận xét về tử số của phân số ( tử số là số tự nhiên viết
trên gạch ngang, cho biết số phần bằng nhau được to màu)

Ví dụ: Dạy học bài “So sánh 2 phân số khác mẫu số “- Lớp 4.
Qua thực tế dạy học, việc so sánh phân số cùng mẫu số thông qua ví dụ cụ
thể và trực quan rồi rút ra kết luận là phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức
của học sinh lớp 4. Nhưng khi so sánh 2 phân số khác mẫu số học sinh cần phải
sử dụng các thao tác tư duy. Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan do học sinh tự
làm giúp học sinh nắm được kiến thức là rất quan trọng, cách thực hiện như
sau:
* Học sinh chuẩn bị 2 băng giấy như nhau và bút màu.
* Hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học theo các bước sau:
+Bước 1: Giáo viên nêu “trong 2 phân số

2
3
và , phân số nào lớn
3
4

hơn?”. Yêu cầu học sinh phát hiện và nêu đây là so sánh 2 phân số khác mẫu số.
+Bước 2: Học sinh thực hành với băng giấy (đây là bước cần thiết đối
với HS lớp 4 của giai đoạn học tập sâu), cụ thể:
-Lấy 2 băng giấy như nhau, chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần, tô màu
2 phần; chia băng giấy thứ 2 thành 4 phần, tô màu 3 phần.
12


2
3
3
Tô màu
4

Tô màu

-So sánh độ dài

2
3
bằng giấy và bằng giấy bằng cách quan sát 2 băng giấy đã
3
4

chia và tô màu. Học sinh nhận thấy được
nên

2
3
băng giấy ngắn hơn
băng giấy
3
4

2
3
3
2
< hay > .
3
4
4
3


+ Bước 3: Từ việc quan sát qua thực hành trên băng giấy, để khẳng định
2 3
< giúp học sinh so sánh 2 phân số bằng cách quy đồng mẫu số, từ đó rút ra
3 4

kiến thức cần ghi nhớ.
Trên đây là một vài ví dụ để minh chứng cho việc sử dụng thiết bị tự làm
của học sinh góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và giúp học sinh
tự chiếm lĩnh kiến thức. Ngoài ra học sinh còn chuẩn bị hoặc tự làm, tự kiếm rất
nhiều đồ dùng học tập như sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật …phục vụ cho các môn
học.
1.2 .Ví dụ về hướng dẫn giáo viên tự làm thiết bị dạy họcvà cách sử dụng:
a. Đồ dùng dạy học tự làm là các đoạn thẳng bằng các thanh gỗ nhỏ:
Mặc dù chương trình sách giáo khoa đã có bộ đồ dùng dạy học toán kèm
theo nhưng với bài toán có lời văn thì đồ dùng dạy học còn quá ít. Do vậy việc
khai thác các đồ dùng dạy học tự làm để học sinh hiểu được cốt lõi kiến thức của
bài học là rất quan trọng. Vì vậy tôi đã tổ chức, hướng dẫn giáo viên sử dụng đồ
dùng dạy học này trong dạy một số bài toán có lời văn và với phạm vi của đề tài
nhỏ, tôi xin trao đổi về đồ dùng dạy học tự làm được sử dụng khá hiệu quả
trong dạy học toán (dạng bài tính chu vi một số hình) như sau:
* Cách làm: 10 thanh gỗ có kích thước (11cm x 1cm x 0,3 cm), 10 viên
nam châm gắn dưới mỗi thanh gỗ, nối các thanh gỗ bằng ốc vít nhỏ.
*Áp dụng trong một số bài toán, chẳng hạn như bài toán sau:
Bài toán: Cho hình tam giác như hình vẽ. Tính chu vi của hình tam giác
(Dạng bài tính chu vi của một hình ở lớp 2)
Với dạng bài này là trừu tượng với học sinh lớp 2 bởi chưa hiểu được chu
vi của một hình là thế nào. Nếu không có đồ dùng dạy học học sinh sẽ khó hiểu
và giáo viên phải mất nhiều thời gian khi giảng bài.

13



Cách sử dụng đồ dùng dạy học tự làm để tạo ra một
tam giác và yêu cầu học sinh tính độ dài của các cạnh
+Bước 1: Gắn các đoạn thẳng lên bảng để tạo
đường gấp khúc.
+Bước 2: Từ đường gấp khúc học sinh tính tổng độ dài các cạnh.
+Bước 3: Đưa về hình tam giác và rút ra kết luận tính chu vi của một hình
tam giác.

Bước 1,2
Bước 3
(Ở đây hình vẽ mang ý nghĩa minh hoạ)
Lưu ý: Tương tự như vậy có thể áp dụng đối với loại bài tính chu vi của hình
chữ nhật (lớp 3)
2. Tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm:
Hằng năm nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham gia thi đồ dùng dạy
học tự làm (mỗi khối chọn 2 đồ dùng dạy học tham gia dự thi cấp trường và
chọn những đồ dùng thiết bị đạt giả cao tham gia thi các cấp. Yêu cầu đặt ra
trong hội thi đối với giáo viên:
-Trưng bày đồ dùng dạy học tự làm.
-Thuyết minh và biểu diễn đồ dùng dạy học tự làm.
Sau mỗi lần tổ chức hội thi đã thực sự tạo ra phong trào dạy và học sôi nổi
trong nhà trường. Ban tổ chức hội thi đã trao giải cho các thiết bị đò dùng tự làm
có tính thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, đồng thời nhà trường
còn hỗ trợ thêm kinh phí cho các tổ khối trong quá trình sử dụng nguyên liệu,
vật liệu để làm. Chính vì vậy trong nhiều năm, nhà trường là đơn vị luôn có
nhiều thiết bị dạy học tự làm đạt giải cao trong các kì thi được tổ chức ở các cấp.
Một số thiết bị đồ dùng do giáo viên tự làm sau:
a. Bảng ô vuông:

*Cấu tạo: Bảng từ hình vuông khung nhôm, mặt bảng bằng tấm tôn có
kích thước 80 x 80cm, được chia thành 100 ô vuông.
*Mục đích sử dụng: Dùng để ôn luyện, củng cố kiến thức cho học sinh
đối với các môn: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, Lịch sử- Địa lí,…, chẳng hạn:
14


+ Dùng để dạy một số nội dung của môn Toán:
- Củng cố các số đến 100
- Thành lập bảng cộng, trừ và cấu tạo số.
- Lập các phép tính theo yêu cầu của từng nội dung bài học,...
Ví dụ: Củng cố về số và thứ tự số lớp 1,2: gióa viên đặt bất kì một số vào
ô hàng ngang thứ nhất, yêu cầu học sinh tìm số để gắn số liền trước, liền sau và
tạo thành dãy số có 10 số hoặc dùng số và dấu phép tính để lập các phép tính,
chẳng hạn: cho các số 15, 7, 8 và dấu +, =, học sinh tạo các phép tính tương ứng
như: 7+8=15, 8+7=15, 15-7=8, 15-8=7.
Dùng bảng để tổ chức trò chơi “Bàn cờ kì diệu”: Cho học sinh chơi để
tạo thành các từ, các địa danh, các nhân vật lich sử tuỳ theo yêu cầu và nội dung
của bài học (giáo viên có sẵn các chữ cái) hoặc cho học sinh luyện ghép vần,
tiếng, từ ở lớp 1 (Tiếng Việt)
b.Lược đồ Việt Nam ( Lược đồ trống)
*Nguyên liệu:
- Khung nhôm có kích thước 120 x 80 cm, mặt bằng tấm tôn để gắn nam
châm.
- Các tấm xốp dùng gắn lên bảng tôn (Tấm xốp là các mảng của lược đồ
được chia cắt thành các phần- tùy thuộc nội dung từng bài, khi ghép đầy đủ là
hình dáng nước Việt Nam)
- Các thẻ từ ghi tên địa danh, vị trí hay đối tượng địa lí cần sử dụng tùy
thuộc mỗi bài để HS gắn trên lược đồ.
*Mục đích sử dụng của lược đồ trống

Lược đồ trống được xây dựng trên nền bản đồ tự nhiên Việt Nam và bản
đồ kinh tế Việt Nam nhưng để trống hầu hết tên các địa danh như không có tên 3
nước láng giềng, không có tên 2 quần đảo lớn, không có tên núi,... chỉ để lại một
số địa danh làm cơ sở cho học sinh có thể xá định được theo yêu cầu của bài
học (Ví dụ: tên thủ đô, tên Thành phố Hồ Chí Minh, vẽ một số con sông chính)
Lược đồ trống dạy cho học sinh nhiều bài hoặc nhiều nội dung khác
nhau, chẳng hạn:
*Môn Địa lí lớp 4: Lược đồ được sử dụng ở hầu hết các bài trong chương
trình, đặc biệt là các bài ôn tập. Trong tiết dạy thường được dùng trong hoạt
động củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng bản đồ ( Ví dụ: Hướng dẫn học
sinh điền tên các dãy núi chính; tên các con sông chính; tên các đồng bằng, biển,
đảo, quần đảo,...)
* Môn Lịch sử lớp 4: Dùng lược đồ để dạy các bài: Bài1, Bài 2, Bài 21, Bài
22.
15


* Môn Địa lí lớp 5: Lược đồ trống dùng để dạy hầu hết ở các bài thuộc phần
địa lí Việt Nam, đặc biệt là các bài ôn tập ( bài 7, bài 16)
Ví dụ: Khi dạy bài “Địa hình và khoáng sản”( Địa lí lớp 5) giáo viên yêu
cầu học sinh dùng các thẻ từ ghi tên các dãy núi chính của Việt Nam: dãy Sông
Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn vào các vị trí tương ứng của
các dãy núi đó trên lược đồ hoặc có thể dùng phấn màu (bút dạ) viết rồi xoá.
- Đối với bài ôn tập: Lược đồ trống được sử dụng nhiều hơn, giáo viên
cho nhiều học sinh được thực hành điền trên lược đồ trống các yếu tố địa lí đã
được học
Ví dụ: Dạy bài “Ôn tập” ( Địa lí lớp 5), giáo viên hướng dẫn học sinh
dùng các thẻ từ gắn tên một số đảo, quần đảo; tên một số dãy núi, đông bằng,
sông lớn,…của Việt Nam lên lược đồ.
Khi hướng dẫn thực hành, gióa viên có thể sử dụng 2 lược đồ trống trong

tiết dạy để tổ chức trò chơi “ Ai/nhóm nào điền đúng, điền nhanh”

2.3.5: Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng
cao công tác tự bồi dưỡng giáo viên :
Để giúp mỗi giáo viên ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn,
đổi mới phương pháp dạy học , cùng với các nội dung bồi dưỡng khác nhà
trường đã tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt
chuyên môn hàng tuần. Giáo viên trong tổ, khối thay nhau thực hiện các
tiết dạy cho các giáo viên khác dự giờ. Tiết dạy được bố trí thực hiện trong
buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, khối của tuần đó (dạy 1 tiết trước khi tổ
chức sinh hoạt chuyên môn). Trong mỗi tiết xây dựng theo chuyên đề đều
lưu ý đến việc sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học của từng giáo viên.
Trong một buổi sinh hoạt chuyên môn, mỗi thành viên phát biểu ít
nhất một lần . Tất cả mọi người cần thẳng thắn bày tỏ ý kiến. Phát biểu như
vậy là trách nhiệm của mỗi giáo viên và được hiểu đó như là một cử chỉ,
thái độ lịch sự đồng thời đó là ý thức xây dựng tập thể, xây dựng đơn vị
của mỗi cá nhân.
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn , giáo viên trao đổi , thảo luận các
vấn đề liên quan đến công tác chẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học cho các
tiết dạy trong tuần, cụ thể:
Các tổ, khối đăng kí các thiết bị dạy học cho từng bộ môn
Thảo luận về sử dụng các thiết bị dạy học (quan tâm đến các tiết dạy
hình thành kiến thức mới).
16


Các tổ, khối, cá nhân báo cáo với ban giám hiệu nhà trường các đồ
dùng dạy học tự làm để đạy các môn học trong tuần đó. Ban giám hiệu
theo dõi, tổng hợp. Đây là một căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên về công
tác chuyên môn. đồng thời là một tiêu chí xếp loại thi đua và xét khen

thưởng đối với giáo viên vào cuối năm học.
2.4 Hiệu quả của việc chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học.
Với “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí, chỉ
đạo hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Đông Thọ Thành
phố Thanh Hóa” trong 2 năm học 2017 -2018 và năm học 2018-2019 đã đem
lại một số hiệu quả như sau:
- Công tác quản lí thiết bị dạy học được quản lí một cách chặt chẽ, ghi
chép đầy đủ thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách, không có hiện tượng mất mát xảy
ra. Hằng năm đơn vị tổ chức kiểm kê kho sách và kiểm kê thiết bị dạy học và
lập biên bản chi tiết, từ đó có kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học cho năm học
tiếp theo.
- Về cơ sở vật chất năm học 2018-2019 nhà trường có phòng để trưng
bày và bảo quản thiết bị dạy học . Có đầy đủ các giá, hệ thống tủ để thiết bị dạy
học cho từng môn, từng phân môn.
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học được đặc biệt
quan tâm. Hầu hết các tiết học, giáo viên và học sinh đã cố gắng tạo mọi điều
kiện để sử dụng và khai thác triệt để thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng
các giờ dạy. Qua theo dõi sát sao của ban giám hiệu nhà trường không có hiện
tượng giáo viên đăng kí đồ dùng dạy học mà không sử dụng.

- Hằng năm nhà trường phát động phong trào tự làm đò dùng dạy học
100% giáo viên tham gia, có nhiều đồ dùng dạy học tự làm đẹm lại hiệu quả
cao trong giảng dạy,…

3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận:
Thiết bị dạy học - Đồ dùng trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản
của lí luận dạy học, là chỗ dựa nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và
hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ
dùng trực quan minh hoạ.

Vì vậy để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì việc tổ
chức quản lí, sử dụng thiết bị dạy học hiện nay là rất quạn trọng. Với kinh
nghiệm nhỏ, trong phạm vi hẹp của sáng kiến kinh nghiệm và thực tế công tác
quản lí của mình, bài học kinh nghiệm của bản thân tôi qua đề tài này về công
tác quản lý đó là:
17


- Quản lí chặt chẽ, theo dõi thông qua hệ thống hồ sơ, sổ sách một cách cập
nhật.
- Cần chú ý công tác bảo quản thiết bị dạy học, cụ thể:
+ Mỗi giáo viên có trách nhiệm sau khi sử dụng phải làm sạch thiết bị dạy
học , trả lại phòng thiết bị đầy đủ, đúng thời gian.
+ Nhắc nhở, quán triệt học sinh không dùng thiết bị làm đồ chơi. Thiết bị
của giáo viên và học sinh lưu giữ tại tủ đựng thiết bị ở trường hoặc ở lớp học
không mang về nhà.
+ Thiết bị dùng chung cho các lớp, có quy định cho giáo viên một lớp cụ thể
bảo quản, giáo viên khác mượn phải trả đúng người cho mượn.
+ Khi treo thiết bị ở nơi bảo quản (tủ hoặc phòng bảo quản) cần lưu ý sắp
xếp theo thứ tự để việc sử dụng được tiện lợi.
+ Bản đồ, tranh ảnh giáo khoa là những thiết bị dạy học được sử dụng nhiều
lần, đặc biệt là bản đồ cần được cất giữ cẩn thận để đảm bảo độ chính xác về
hình dáng và màu sắc.
- Cán bộ quản lí thường xuyên quan tâm đến việc hướng dẫn chỉ đạo việc sử
dụng thiết bị dạy học và đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học . Đây là
một tiêu chí đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên.
3.2. Kiến nghị:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình thức
khác nhau để cán bộ thư viện tham gia, rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
Nhân điển hình cán bộ thư viện giỏi, cho cán bộ thư viện đi tham quan,

học hỏi ở những trường đạt thư viện xuất sắc trong thành phố và trong tỉnh
Với khả năng của bản thân và qua thực tế công tác, sáng kiến kinh nghiệm
của tôi đã được áp dụng tại trường Tiểu học Đông Thọ và đem lại hiệu quả thiết
thực, tôi xin trình bày lại để đồng nghiệp tham khảo. Rất mong được sự đóng
góp, bổ sung ý kiến để sáng kiến được thể hiện đầy đủ hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Đông Thọ, ngày 4 tháng 4 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN

Lê Thị Oanh
18


19



×