Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Dạy tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.53 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng.
Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu
về nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Đặc biệt là môn
Tiếng việt, trong đó phân môn Tập làm văn chiếm vị trí rất quan trọng. Hơn nữa
trong bất kỳ nhà trường nào lượng kiến thức cung cấp cho học sinh có hạn mà
mong muốn hiểu biết của con người vào xã hội là vô hạn. Do đó ngay từ khi ở
trường các thầy cô phải dạy cho học sinh thói quen tự học và lòng ham học.
Nhiều giáo viên Tiểu học đã không tiếc công sức, tìm tòi, sáng tạo ra nhiều trò
chơi, nhiều phương pháp giúp học sinh nắm được cách viết, cách nói các bài theo
phong cách khác nhau. Rèn cho học sinh các kỹ năng phân tích đề, tìm ý lập dàn
ý, viết câu, viết đoạn, kỹ năng liên kết câu, ngoài kỹ năng chung còn có các kỹ
năng đặc thù để nó gắn với từng kiểu bài. Môn Tập làm văn rèn luyện tư duy hình
tượng và tư duy lô gic, rèn luyện óc quan sát, khả năng xây dựng hình tượng,
thông qua các kiểu bài Tập làm văn giúp cho học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi
dưỡng tình cảm đối với thiên nhiên, con người để hình thành nhân cách cho học
sinh.
Qua Tập làm văn, học sinh sản sinh ra văn bản của riêng mình, luyện tập cách
nói trước đám đông, thông qua việc trình bày văn bản của riêng mình qua đó rèn
luyện cho học sinh thái độ tự tin, bình tĩnh. Nhưng trong thực tế chất lượng giờ
Tập làm văn nói của học sinh còn nhiều hạn chế do vốn sống, vốn hiểu biết còn ít
và có hạn, vốn từ ngữ nghèo nàn. Mặt khác nhiều trường học chưa chú trọng đẩy
mạnh các hoạt động thực tiễn, các hoạt động ngoại khóa hổ trợ cho việc học Tập
làm văn . Học sinh bị bó hẹp trong bốn bức tường của lớp học và gia đình. Do vậy
cả giáo viên và học sinh đều không có hứng thú khi dạy và học Tập làm văn. Để
học sinh học tốt thì giáo viên phải dạy tốt, trên cơ sở nắm vững nội dung chương
trình, người giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động học để nắm vững
tri thức. Như vậy mỗi giáo viên phải tự biến quá trình dạy học của mình thành quá
trình tự học của học sinh . Dạy cho học sinh biết học và tự học. Điều đó đòi hỏi
mỗi giáo viên phải có trình độ sư phạm lành nghề, luôn luôn tìm tòi sáng tạo, có


phát kiến mới trong dạy học, nắm vững nội dung, kiến thức lớp mình dạy, trang bị
cho bản thân kiến thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính năng động và
tự chủ của học sinh, tạo cho học sinh khả năng làm việc độc lập và tự giải quyết
các tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Nhờ năng lực này các em được sử dụng
Tiếng việt là công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Tập làm văn góp phần mở rộng
vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ hình thành nhân
cách cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích góp phần tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp các em sử
dụng phương tiện ngôn ngữ Tiếng việt trong giao tiếp ngày càng tốt hơn nên tôi
đã tìm hiểu về kinh nghiệm “Dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”,
1


nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy Tập làm văn nói riêng và chất lượng Giáo dục
nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
-Học sinh lớp 4A-Trường tiểu học Hoằng Đại nơi tôi đang công tác hiện nay.
-Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo.
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
-Phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm khám phá.
-Sử dụng các phương pháp khác: Phân tích ngôn ngữ, so sánh đối chiếu, thống
kê và xử lí các số liệu thu được
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 là một trong những nội dung có
tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học vì nó là tổng hợp các phân môn tập đọc , chính
tả , luyện từ và câu , kể chuyện trong môn Tiếng Việt. Nó trang bị cho học sinh

vốn kiến thức về kĩ năng nói, viết. Giúp cho học sinh biết dùng từ ngữ, hình ảnh
hay trong khi làm bài, làm cho bài văn sinh động và giàu tình cảm của người viết,
nói vói người nghe, đọc. Qua quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút ra kinh nghiệm về
dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Nó có thể giúp cho các em rung
động trước cái hay, cái đẹp của hình tượng văn học, của ngôn ngữ văn chương.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thống kê lại chất lượng bài làm văn các đợt kiểm tra định kì của các
năm học trước, tôi thấy kết quả bài tập làm văn của các em học sinh khối 4 rất
thấp, chỉ có khoảng 60% số học sinh viết được bài văn đạt yêu cầu, trong đó tỉ lệ
HS hoàn thành tốt là rất hạn hữu. Ở các lớp 1; 2;3 các em chỉ mới viết một đoạn
văn ngắn. Trong khi đó yêu cầu: Tập làm văn ở lớp 4 dạy cho học sinh biết quan
sát tìm ý, biết lập dàn bài, thực hành làm văn nói và làm văn viết, rèn kỹ năng
diễn đạt thông qua bài tập dùng từ đặt câu, dựng đoạn, hình thành văn bản hoàn
chỉnh khi viết. Mặc dù vậy, đa số các em lớp tôi giảng dạy đều có thể viết được
bài văn với đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài ), nhưng trong bài viết cụ thể
của từng em thì dường như hầu hết các bài đều có ít nhiều lỗi về sử dụng từ ngữ
và khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Các em sử dụng
từ ngữ đơn giản, khô khan, ít giá trị biểu cảm. Khi viết văn, các em mới chỉ dừng
ở mức độ cụ thể, thực tế chứ chưa biết sử dụng biện pháp nghệ thuật để cho lời
văn có hình ảnh và giàu cảm xúc, làm cho người đọc, người nghe hình dung một
cách rõ nét, cụ thể, sinh động về sự vật.
Các yêu cầu về trình bày, về chính tả, về chữ viết được chú trọng thường
xuyên. Mỗi tiết dạy đều có yêu cầu cụ thể ( thường gắn với một đề bài cụ thể)
nhưng đồng thời lại đòi hỏi phải có yêu cầu khái quát hoá cho những kiểu bài và
từng bước vận dụng phương pháp chung ở các kiểu bài Tập làm văn.
2


Để kiểm nghiệm các giải pháp của mình tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng về môn tập làm văn của lớp 4A năm học 2017-2018 kết quả cụ thể như sau:

Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
27
2
7,4
17
63
8
29,6
-Từ kết quả khảo sát trên cho thấy số học sinh chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ
cao. Do vậy tôi cần phải tìm ra phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy
để kết quả dạy học được nâng lên,thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động
học.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tập làm văn là một phân môn tổng hợp các kiến thức và kĩ năng về chính
tả, tập đọc, luyện từ và câu. Nhưng trong quá trình viết văn miêu tả, các em gặp
khá nhiều khó khăn. Giúp học sinh lớp 4 khi viết văn miêu tả biết sử dụng từ ngữ
giàu biểu cảm, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) để bài văn
thêm sinh động, tôi giúp học sinh làm tốt các yêu cầu sau đây:
- Xác định yêu cầu về thể loại, nội dung và trọng tâm của bài, có thể củng cố
thêm lý thuyết làm bài theo thể loại.
- Vận dụng mối quan hệ giữa các phân mô trong môn Tiếng việt để hỗ trợ nhau
trong quá trình học tập.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng phối hợp nhiều giác quan trong quá trình quan sát
sự vật để có kết quả quan sát đầy đủ, chi tiết từ đó có thể lập dàn bài một cách tốt
nhất.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn bài; vận dụng vốn sống; khai thác và sử dụng lớp
ngôn từ nghệ thuật có giá trị biểu cảm và giá trị hình tượng và hoàn thiện bài đó

chuẩn bị để tập nói.
- Biết khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) trong học
Tập làm văn miêu tả để hoàn thành bài viết.
- Hướng dẫn học sinh bộc lộ cảm xúc cho bài làm văn, phân tích các bài văn mẫu
để học thêm về cách dùng từ, đặt câu, liên kết đoạn...
* Giải pháp thực hiện:
2.3.1. Vận dụng các mối quan hệ giữa các phân môn Tiếng việt
Chương trình Tiếng việt bao gồm các phân môn như sau: Tập đọc, Luyện
từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện ...Người giáo viên Tiểu học cần phải
hiểu rõ được mối quan hệ giữa các phân môn này. Trong quá trình giảng dạy giáo
viên phải có ý thức thể hiện mối quan hệ đó và tạo thành cơ sở giúp các em học
tốt môn Tập làm văn .
Ví dụ: Khi dạy cho các em bài Tập đọc “Con chuồn chuồn nước” giáo viên
cần cho học sinh thấy đây là một bài văn miêu tả, thấy được sự quan sát tinh tế
của nhà văn về chú chuồn chuồn, kết hợp tả với cảnh vật, không gian xung quanh
đối tượng chính cần tả là chú chuồn chuồn. Ngoài ra còn cho học sinh học tập
Sĩ số học sinh

3


cách sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật khi tả hình dáng và hoạt động của
con chuồn chuồn :
+ Biện pháp so sánh : Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; hai con mắt long lanh
như thuỷ tinh.
+ Biện pháp nhân hoá : Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. ...
Hoặc khi dạy bài “Bè xuôi sông La” mặc dù là bài thơ nhưng phân tích để
học sinh cảm nhận được sự quan sát và dùng từ ngữ, hình ảnh miêu tả rất hay của
tác giả về bè gỗ, về cảnh vật hai bên bờ sông. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ
nghệ thuật so sánh nước sông trong với ánh mắt; bè gỗ với đàn trâu, sóng nước

với vẩy cá,... Hay biện pháp nhân hoá về bờ tre xanh mang dáng vẻ của một thiếu
nữ, ...
Ở một số bài tập đọc thuộc thể loại miêu tả khác cần cho học sinh thấy được
bố cục của bài văn gồm ba phần . Tập đọc, kể chuyện có nhiệm vụ chủ yếu là rèn
luyện kỹ năng đọc và hiểu, nghe và hiểu các ngôn bản của bài tập đọc, câu chuyện
kể. Bên cạnh đó các phân môn nàycũng góp phần rèn luyện kỹ năng sản sinh văn
bản qua việc lập dàn bài và tập kể lại các câu chuyện. Ngoài ra các môn này còn
cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ phong phú, đa dạng, các ví dụ điển hình về
nghệ thuật dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài văn, các em được học cách dùng từ
hay, các bài kể chuyện sinh động, gợi cảm…để phục vụ cho Tập làm văn. Phân
môn Luyện từ và câu cũng góp phần to lớn trong dạy Tập làm văn. Nó cung cấp
vốn từ cho học sinh , giúp các em có thêm công cụ tư duy để viết bài văn . Học tốt
môn này giúp các em viết câu rõ ràng ...
Tóm lại : Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc
học Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện. Bài Tập làm văn trở thành
sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tiếng
Việt . Chính vì mối quan hệ này, tôi cho rằng muốn nâng cao được chất lượng
môn Tiếng Việt ta phải nâng cao chất lượng môn Tập làm văn cho các em.
2.3.2. Xây dựng trường từ vựng qua việc nói miệng
Tập làm văn miệng còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt bằng lời nói
thông qua khẩu ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ ( cử chỉ, điệu bộ ,ánh mắt, nụ
cười) sao cho phù hợp với yêu cầu diễn đạt. Muốn làm tốt bước này giáo viên cần
có sự sáng tạo để tổ chức giờ dạy sao cho tự nhiên, gây hứng thú, tạo cho học
sinh nhu cầu nói, nhu cầu giao tiếp chứ không phải đơn thuần là trả lời các câu
hỏi trong phiếu bài tập một cách gượng gạo, thiếu tự nhiên. Để đạt được điều này
giáo viên cần chú ý:
- Giáo viên chuẩn bị cho mình lời mở đầu sao cho có sự thu hút người nghe
hoặc tạo không khí lớp học sôi nổi, nên gọi một số em nói tốt để mở đầu.
- Cần tạo không khí sôi nổi nhưng hết sức tôn trọng học sinh để kích thích các
em nói. Cần quan tâm, hướng dẫn các em nói sao cho đúng phong cách và giữ gìn

sự trong sáng của Tiếng Việt. Với đề xuất này tôi chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng
dẫn, điều khiển hành vi trong quá trình tìm ra tri thức mới, tổ chức cho cá nhân tự
tìm tòi, trao đổi ở nhóm và các hoạt động chung ở lớp học. Các em giữ vai trò tích
4


cực, chủ động, biến yêu cầu của thầy thành yêu cầu nhận thức của học sinh. Các
nhóm báo cáo được kết quả của mình, em đại diện nhóm nói được ý tưởng của
nhóm mình.
Ví dụ : Học sinh đọc bài tập 2 ( trang 61) Sách Tiếng việt 4 tập 2.
Yêu cầu của bài tập là: Viết thêm vào chỗ trống trong từng đoạn đã nêu để đoạn
văn được hoàn chỉnh.
+ Đoạn 1: Là đoạn mở bài cụ thể thêm vào phần mở đầu như sau: ( Khu vườn
nhà em trồng nhiều loại cây ăn quả, nào mít, nào nhãn, nào vải thiều.... và nhiều
hơn là chuối) .Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc
vườn.
(Hoặc là : Vườn nhà em trồng nhiều loại cây: cây chuối ,chuối cau, chuối hột,
chuối ngự, ...chuối nào cũng đem lại lợi ích cho gia đình em. Tất cả loại chuối
trong vườn em, em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc
vườn.)
+ Đoạn 2: Là đoạn thân bài, tả bao quát cây chuối rồi tả thân cây chuối có thể
thêm vào như sau:
Nhìn từ xa cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu
người, mọc thẳng, không cành, xung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi
( trông như người mẹ dắt đàn con đi dạo mát trong những ngày hè oi bức. Sờ vào
thân cây chuối có buồng, tay em không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn
bóng đã hơi khô).
+ Đoạn 3: Cũng là đoạn thân bài, tả những tàu lá chuối và ngọn của cây chuối,
có thể thêm vào phần tiếp theo của đoạn này như sau:
Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ

xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những
tàu lá ở dưới màu xanh thẩm, những tàu lá ở trên màu xanh mát, nhạt dần (Những
tàu lá như muốn che chở, ôm ấp cho buồng chuối. Buồng chuối dài lê thê như
muốn kéo thân chuối ngã về một phía. Những nải chuối úp sát nhau, trái nhỏ dần
phía dưới. Mỗi nải chen chúc những quả chuối to bằng cổ tay em bé, dáng cong
cong phía dưới có cọng nhỏ héo đen).
+ Đoạn 4: Là đoạn kết bài , có thể vào thêm vào trước câu cuối như sau :
(Cây chuối cống hiến trọn vẹn cho con người. Củ chuối, thân chuối người ăn
được nhưng chủ yếu để nuôi heo, nuôi gà. Lá chuối gói giò, gói bánh và hoa
chuối làm nộm hoặc ăn sống.Quả chuối chín vừa ngọt, thơm và bổ). Chuối có ích
như thế nên mẹ em thường xuyên chăm bón cho cây chuối tốt tươi.
* Tóm lại : Những phần trong ngoặc các nhóm có thể tùy ý lựa chọn từ ngữ
để đưa vào các đoạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng đoạn mà không gò ép
các em phải theo câu văn mà giáo viên làm mẫu. Mỗi nhóm trình bày theo một ý
tưởng riêng mình. Như vậy qua phần trình bày của nhóm trưởng giáo viên đã
cung cấp và xây dựng trường từ vựng cho học sinh. Từ đó bài văn của học sinh sẽ
chất lượng hơn.
5


2.3.3. Hướng dẫn dùng tất cả các giác quan để quan sát sự vật cần tả để có thể
miêu tả chi tiết cụ thể
Giáo viên chia nhóm học sinh thảo luận, mỗi nhóm từ bốn đến sáu em. Cử một
nhóm trưởng, một thư ký, em thư ký cókhả năng ghi chép, em nhóm trưởng
cókhả năng bao quát, tính tổ chức cao.
Giáo viên cần phát câu hỏi cho nhóm trưởng, phát giấy cho thư ký. Em nhóm
trưởng đọc to từng câu hỏi cho cả nhóm nghe, cả nhóm thảo luận, thư ký ghi lại
những ý kiến của nhóm. Trong khi chờ đợi thư ký ghi nhóm trưởng chỉ định cho
các bạn trong nhóm thảo luận. Như vậy mỗi câu hỏi được đưa ra được các thành
viên trong nhóm trả lời từ một đến hai lần. Sau khi thảo luận xong, nhiều em đó

thuộc bài ngay tại lớp. Nhóm trưởng cho bạn khác trả lời, bạn yếu nhắc lại. Thảo
luận xong thư ký đọc lại toàn bài theo đề đã yêu cầu cho cả lớp nghe.
Ví dụ: Đề bài: Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều đã quan sát
được (Búp bê, gấu bông,...)
Giáo viên phát câu hỏi cho từng nhóm, nội dung các câu hỏi như sau:
1/ Mở bài cần nêu ý gì?
2/ Quan sát, dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật như
thế nào?
3/ Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẳn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ?
4/ Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng có phát ra tiếng động không, tiếng
động ấy như thế nào?
Sau khi thảo luận (khoảng 10 phút) giáo viên gọi nhóm trưởng lên trình bày
ý kiến tổng hợp của nhóm để có một dàn bài hoàn chỉnh nhất trước lớp.
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên giúp học sinh chỉnh sửa và hoàn
chỉnh dàn ý, đưa ra một dàn bài cho học sinh tham khảo.
Ví dụ: Tả chú gấu bông.
Mở bài: Trong những đồ chơi mà em thích, em rất thích gấu bông.
Thân bài:
- Đây là một chú gấu ngồi, em ôm rất vừa tay, được làm bằng loại len pha bông
mềm và mịn.
- Gấu khoác một cái áo và đội một chiếc mũ vàng chanh, đầu, tay, chân màu
nâu xám.
- Lột mũ ra, cái đầu tròn vo, hai tai vểnh lên, mắt đen tròn như hai hạt nhãn,
miệng u lên và cái mũi đen.
- Thân mình và tay chân mập ú, tay chân dang ra trông rất tự nhiên.
- Em thắt cho gấu một cái nơ và đính cho gấu một trái banh bằng vải trông rất
ngộ.
- Ôm mịn mát, ngủ cùng gấu rất thích.
Kết bài: Em rất thích gấu bông vì đây là quà mẹ tăng em nhân ngày sinh nhật.
Chú ý: Tùy theo từng bài dạy mà giáo viên có thể sử dụng các giải pháp cho phù

hợp, ngoài giải pháp thảo luận nhóm theo từng câu hỏi cụ thể, còn dùng phiếu bài
tập để tiến hành khai thác nội dung bài học.
6


2. 3.4. Cung cấp cho học sinh vốn từ có giá trị nghệ thuật
Khi dạy bất kì dạng bài tập làm văn miêu tả nào cho học sinh lớp 4, tôi xác định
rõ mục tiêu và cung cấp cho các em vốn từ ngữ phù hợp (nếu vốn từ ngữ trong
sách giáo khoa còn hạn chế thì tôi cung cấp thêm từ ngữ trong vốn từ ngữ dân
gian), giải nghĩa những từ học sinh khó hình dung.
Chẳng hạn khi dạy dạng bài miêu tả đồ vật, tôi cung cấp và giúp học sinh hiểu
nghĩa của những từ có liên quan đến đặc điểm của các đồ vật.
Nếu miêu tả đồ dùng , tôi lưu ý học sinh những đặc điểm chung của vật. Như
“thước thì mình vuông, mặt phẳng lì, cái bàn cái ghế thì có các chân thon thả,
mặt phẳng, nhẵn bóng, nổi vân…Cái mũ, cái áo thì mềm mại, thùng thình, hơi dài
hay vừa vặn…
Nếu miêu tả đồ chơi tôi lưu ý học sinh những đặc điểm của đồ chơi. Như
con gấu bông, con búp bê thì mình tròn, mập mạp hay thanh mảnh…bộ lông mềm
mại, hồng hồng, đỏ tía hay vàng cam…
Còn khi dạy dạng bài miêu tả cây cối, tôi lưu ý học sinh những đặc điểm
chung về cây. Như là thân cây thì to tướng, hơi to, cổ thụ hay sừng sững…lá cây
thì xanh đậm, xanh non, xanh biếc hay xanh um…vỏ cây thì xanh xám, nâu xỉn,
bạc phếch, xù xì hay nhẵn nhụi …tán cây thì tròn, sum sê hay toả rộng…,rễ cây
ngoằn ngoèo …
Khi dạy dạng bài miêu tả con vật- đây là dạng bài miêu tả sự vật sống động
nên cũng phải chân thực sinh động hơn, các con vật với các đặc điểm và các hoạt
động sống động cho nên việc sử dụng từ ngữ độ chính xác phải cao. Khi miêu tả
con chó, con mèo, con gà…thì màu lông của chúng màu trắng ( trắng bạch, trắng
tinh hay trắng xen lẫn đốm vàng.. ), màu vàng (vàng sậm, vàng óng hay vàng như
nắng…), đôi mắt của chúng cú thể tròn, trong, nâu, xanh hay long lanh…,chân

của chúng có thể cao cao, thon thon, nhanh nhẹn hay chắc chắn…, săn
mồi( chồm, vồ..), thể hiện thái độ thân thiết, quấn quýt (với chủ)…
* Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng lớp ngôn từ có giá trị nghệ thuật
kết hợp tả với kể .
Trong thực tế, khi dạy bất kì một tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả nào,
tôi đều yêu cầu các em nêu đoạn văn miêu tả đặc điểm từng bộ phận của sự vật
đó, gợi cho các em hình dung, tưởng tượng sự vật đó một cách cụ thể, sinh động.
Ví dụ 1: Khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn tả hình dáng bên ngoài chiếc
cặp của em.
Học sinh có thể nêu miệng cách tả hình dáng bên ngoài cái cặp như sau:
Chiếc cặp của em đen, hình chữ nhật nằm ngang, to và dày. Cặp còn thơm mùi
da. Mặt ngoài cặp mềm, sờ vào êm. Nắp cặp hình chữ nhật, hơi vát ở hai bên,
cũng bằng da mềm và có màu da đen. Xung quanh mép được viền bằng một loại
chỉ to màu vàng trang trí cho nổi. Hai khoá chốt bằng kim loại nằm cân xứng hai
bên, đẩy ra, đẩy vào nhẹ và kêu rất thích.
Tôi hướng dẫn em sửa lại cách dùng từ như sau:
- Chiếc cặp của em màu đen như thế nào? (đen sẫm. đen nhánh hay đen ..)
7


- Cặp của em hơi to hay rất to? so với những vật đựng bên trong nó thì thế nào?
- Mặt ngoài cặp mềm mềm, mềm mại hay mềm như nhung?
- Sờ vào êm như thế nào?
- Đẩy nhè nhẹ hay nhẹ nhàng?
- Em nghe âm thanh khoá cặp ra sao? (lách cách hay tanh tách)
Học sinh sửa lại đoạn văn :
Chiếc cặp của em màu đen nhánh, hình chữ nhật nằm ngan,. to hơn quyển
sách Tiếng Việt của em một chút. Cặp còn mới, được làm bằng da thuộc. Mặt
ngoài cặp mềm mại, sờ vào êm êm. Nắp cặp hình chữ nhật, hơi vát ở hai bên,
cũng bằng da mềm và có màu vàng cam. Xung quanh mép được viền bằng một

loại chỉ to màu vàng trang trí cho nổi. Hai khoá chốt bằng kim loại nằm cân
xứng hai bên, đẩy ra, đẩy vào nhẹ nhàng và kêu tanh tách rất vui tai. Đằng sau
có hai quai đeo làm bằng chỉ to bản vừa chắc lại vừa êm vai.
Vídụ 2: Khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn tả cây mà em yêu thích.
Học sinh đã nêu miệng đoạn viết như sau:
Cây hoa cúc trắng cũng giống như cây hoa cúc vàng, cánh hoa nhỏ, mùi
hương thơm ngát, cây mọc thành từng khóm, thân cây chi chít chen nhau như
muốn tựa vào nhau, lá mọc thành từng chùm, xẻ cong và mềm. Lá cúc xanh
quanh năm còn bông thì nở từng tháng mỗi đợt vì thế quanh năm lúc nào cũng
thấy có hoa, và không kém gì về hương sắc....
Đoạn văn này học sinh đã miêu tả được đặc điểm nổi bật của cây cúc trắng,
nhưng giá trị biểu cảm còn hạn chế. Tôi yêu cầu học sinh tìm lại trong đoạn văn
có những tính từ nào em đã sử dụng, gợi cho em thấy rằng các tính từ đó chưa
thật sự gây ấn tượng cho người đọc, người nghe.
Em hãy chuyển thành các từ có sức biểu cảm cao hơn như :
Cúc trắng này giông giống hay giống hệt cúc vàng? Nó có điểm nào đẹp
hơn không?
Cây hoa đẹp thì đẹp như thế nào ? Bông hoa trăng trắng hay trắng tinh?
Cây toả hương thì ra sao : thơm ngát hay ngan ngát?
Lá mềm mềm hay mềm mại?
Cánh hoa nho nhỏ hay nhỏ li ti?.....
Học sinh đó sửa lại đoạn văn trên là:
Cũng giống hệt như cúc vàng, vẻ đẹp của cúc trắng chẳng kém phần lộng
lẫy còn thêm vẻ trinh trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cũng những cánh hoa
nhỏ li ti, hương thơm ngan ngát dịu dàng. Cúc mọc thành từng khóm thân chen
chúc lẫn nhau như muốn đứng tựa vào nhau. Lá mọc thành từng chùm xoè ra như
ngón tay. Hình lá xẻ cong mềm mại, màu xanh dìu dịu. Hoa lúc nào cũng tròn
xoe, trắng muốt, xếp đặc cánh hoa bao quanh nhuỵ. Dù nắng hạ mưa đông cúc
vẫn không quên nở hoa và cũng không vì thế mà kém cả hương sắc. Lúc nào cúc
cũng được ong bướm bầu bạn đông vui nhất.

Như vậy, khi học sinh biết khai thác và sử dụng cá từ láy, các tính từ tuyệt đối để
miêu tả, thì bài văn của các em mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi vì, các từ láy và
8


các tính từ tuyệt đối sẽ mang lại những giá trị biểu cảm về hình tượng, về âm
thanh, thế giới màu sắc, hình ảnh sẽ làm cho bài văn của các em cụ thể, sinh động,
chân thực và giàu cảm xúc.
2.3.5. Khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hoá, so sánh) trong
làm văn miêu tả
Như chúng ta đã biết, sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh trong viết văn
thể hiện sự nhận thức chính xác, sâu sắc của người sử dụng và tăng cường sự
nhận thức cho người đọc, người nghe về sự vật. Khi sử dụng hai biện pháp này
giúp người đọc, người nghe hình dung ra sự tương đồng giữa các đối tượng. So
sánh làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến sự vật được so sánh
trở nên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn, cụ thể và lôi cuốn người đọc, người nghe.
Nhân hoá làm cho sự vật được miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú, làm các đối
tượng không phải con người lại mang dấu hiệu, thuộc tính của con người, các sự
vật được thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống của chúng, đó là sức sống
của con người. Với hai biện pháp này, người miêu tả có thể thể hiện được màu
sắc, hình khối, âm thanh và thể hiện kín đáo sâu sắc tình cảm, cảm xúc, thái độ,
sự đánh giá đối với sự vật đó. Chính vì vậy, tôi giúp học sinh khai thác, sử dụng
hai biện pháp này vào viết văn miêu tả.
Trong thực tế giảng dạy, tôi đã rèn kĩ năng sử dụng và khai thác các biện pháp
nghệ thuật như sau:
a. Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập về sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Trong những tiết học thực hành Tập làm văn trên lớp cùng với việc hướng dẫn
làm văn, tôi kết hợp hướng dẫn làm một số dạng bài tập cụ thể là:
*Em hãy điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào mỗi câu sau để có hình ảnh so
sánh cho bài văn miêu tả :

- Thân chú to …
- Mắt tròn và đen láy như …
- Bộ lông mềm mượt …
- Tán lá bàng xoè ra giống như …
(nàng tiểu thư đài các, bắp đùi em, nhung, cái ô xanh khổng lồ, long lanh như
thuỷ tinh )
*Em hãy chọn từ (trong ngoặc đơn dưới đây) điền vào chỗ chấm để có hình
ảnh nhân hoá:
Kìa trên nụ hồng còn ướt đẫm sương mai, một … bướm vàng đang rung rung
đôi cánh. Hình như đã ngửi thấy mùi hương thơm của bông hoa mới nở ở cành
trên. Chị vẫy nhẹ đôi cánh đậu nhẹ nhàng. Thế rồi cái lưỡi dài đã cuộn thành ống
hút. Chị duỗi ống lưỡi ra, đưa đầu lưỡi nhúng vào mật ngọt hút say sưa. Chắc chị
đang … “Chà! Sao mà ngọt thế!” Rồi chị vẫy nhẹ đôi cánh, chập chờn bay đi. Cái
râu rung rung như muốn … “Cảm ơn bạn hoa nhé, mật của bạn thật tuyệt!”
(chị, nói, nghĩ)
*Em hãy viết các câu sau thành các câu có hình ảnh so sánh, nhân hoá:
- Buổi sáng những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá.
9


- Đôi cánh gà mẹ xoè ra che chở cho bầy con.
- Ánh nắng mai chiếu trên mái nhà và trên khoảng sân rộng.
- Trên tán lá bàng, bầy chim đang hót.
Ở bài tập này học sinh có thể viết được các câu như:
- Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển giống như những cánh bướm dập
dờn.
- Đôi cánh gà mẹ xoè ra như hai mái nhà che chở cho bầy con.
- Ánh nắng mai đùa vui trên mái nhà và trên khoảng sân rộng.
- Trên tán lá bàng, bầy chim đang ríu rít chuyện trò.
b) Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng biện pháp nghệ thuật.

Trong thực tế , khi dạy bất kì một tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả nào,
nếu các em nêu miệng đoạn văn miêu tả đặc điểm từng bộ phận của sự vật đó, tôi
gợi cho các em hình dung, tưởng tượng sự vật đó một cách cụ thể, sống động
bằng cách thêm vào những hình ảnh so sánh, nhân hoá.
Ví dụ : Khi yêu cầu viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ chơi mà em yêu thích.
Một học sinh chọn tả gấu bông và nêu miệng cách tả như sau:
Chú gấu bông này mới đẹp làm sao? Chú có bộ lông màu vàng sẫm và mịn
màng. Cái đầu tròn và to. Hai mắt chú đen sì. Trên cổ chú có thắt một chiếc nơ
màu xanh da trời. Mỗi buổi tối, sau khi học bài xong, em lại mang chú ra chơi.
Học sinh đó miêu tả được các bộ phận của chú gấu bông và thể hiện tình cảm
của mình đối với đồ vật. Nhưng đồ vật chưa thật sự sinh động.
Tôi hướng dẫn học sinh sửa đoạn văn trên bằng các câu hỏi :
- Bộ lông chú mịn màng như cái gì? (như nhung)
- Đầu chú tròn và to bằng vật gì? (quả bóng nhựa...)
- Hai mắt đen sì giống như thứ gì em biết ? (hạt nhãn)
- Chú gấu bông đối với em như thế nào ? Có thân thiết không ? (Như người bạn
thân).
Học sinh đó sửa đoạn văn trên thành:
Chú gấu bông này mới đẹp làm sao? Chú có bộ lông màu vàng sẫm và
mịn mượt như nhung. Cái đầu tròn và to như quả bóng nhựa mẹ mua cho em.
Hai mắt chú đen sì giống như hai hạt nhãn. Trên cổ chú có thắt một chiếc nơ
màu xanh da trời. Mỗi buổi tối, sau khi học bài xong, em lại bế anh chàng ra
chơi. Giống như một người bạn thân,em và gấu bông lại tâm sự chuyện buồn
vui trong ngày.
2.3.6. Hướng dẫn cho học sinh bộc lộ cảm xúc cho bài văn
Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người nói, người viết, cảm xúc
không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn thể hiện trong từng câu, từng đoạn của
bài văn, Giáo viên cần tạo cho các em có thói quen bộc lội cảm xúc khi đang tả
hoặc đang kể một sự việc gì, tránh tình trạng khi đến cuối bài văn mới phát biểu
suy nghĩ như một công thức.

Ví dụ: Khi tả chiếc cặp sách của em, ở phần kết luận có em viết “Em rất yêu
quý chiếc cặp,em sẽ giữ gìn cặp thật cẩn thận”. Gặp những bài văn có kết luận
10


như thế này sẽ làm cho người đọc dễ nhàm chán. Do đó giáo viên cần hướng cho
các em trong khi tả chiếc cặp kết hợp nêu cảm xúc, cảm nghĩ của mình.
Đây là việc làm tương đối khó đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh
các vùng nông thôn nói riêng. Xong làm tốt được điều này sẽ làm nâng cao được
chất lượng bài văn nói của các em. Giáo viên cần tạo cho các em có thói quen bộc
lộ cảm xúc ngay khi tả hoặc kể .
Ví dụ : Hãy viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích.
Với yêu cầu này, học sinh phải viết một đoạn văn vừa tả loài hoa hoặc quả vừa
lồng tình cảm của mình vào đoạn văn. Sau khi được giáo viên hướng dẫn, một
học sinh đó viết đoạn văn như sau :
“Trẻ con chúng em ai mà chả thích hoa. Người thì yêu hoa hồng, hoa huệ,
người thì thích hoa lan, cúc trắng, ...
Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương. Vườn nhà em chỉ độ vài
chục mét vuông nhưng lúc nào cũng rực rỡ những sắc hoa: xanh, đỏ, tím, vàng,
trắng, ... của hồng nhung Đà Lạt, cúc đại đoá, lay ơn, và không thể thiếu hướng
dương – vầng mặt trời vĩ đại của nhân gian. Bốn góc vườn là bốn cây hướng
dương được đặt trong chậu vươn cao hơn hẳn các loài hoa khác trong vườn. Cả
bốn cây đều nở hoa cùng một lúc và đều được em xoay chậu hướng vào giữa
vườn, giống hệt như những chiếc đèn pha cực mạnh chiếu sáng cả khu vườn.
Chao ôi! nhìn những bông hoa như những cái đĩa kiểu, tròn xoe, đơm đầy xôi
vàng rực cứ chao qua, chao lại dưới nắng mai hồng trông mới hấp dẫn và thú vị
làm sao.”
Để làm đúng với yêu cầu đề bài thì ở bất kỳ thể loại văn nào dù bài nói
hay bài viết thì cảm xúc của người nói (người viết) đóng vai trò rất quan trong tạo
cho bài văn có “hồn” hơn.

2.3.7. Phân tích bài văn mẫu
Để đạt được hiệu quả cao hơn trong giờ văn, tôi sẽ cho học sinh tham khảo bài
văn mẫu vào cuối giờ học để học sinh tập được cách xây dựng bố cục bài văn.
Học được cách dùng từ hay, cách chọn từ có hình ảnh so sánh thích hợp, cách liên
tưởng đến sự vật khác để học sinh vận dụng vào bài văn của mình.
Ví dụ: Bài văn mẫu tả con lợn nhà em.
• Cách làm: Giáo viên đọc bài văn mẫu (Hoặc học sinh hoàn thành tốt đọc
to, rõ ràng từng phần của bài văn).
Giáo viên cho học sinh trả lời những câu hỏi sau:
1/ Bài văn gồm mấy đoạn? (Đánh số thứ tự vào mỗi đoạn)
2/ Từng ý dưới đây tương ứng với đoạn văn nào trong bài văn ?Em hãy
đặt từng ý vào trước đoạn văn thích hợp.
- Giới thiệu chú lợn.
- Vẻ mặt, đôi tai, má, đôi mắt... của chú lợn
- Mẹ em cho lợn ăn.
- Tình cảm của em đối với chú lợn.
- Cặp mông, đuôi, bốn chân chú lơn.
11


3/ Bạn đã tả hai tai chú lợn như thế nào? (như hai lá trầu)
4/ Đôi mắt chú lợn ra sao? (đôi mắt ti hí , nửa thức nửa ngủ)
5/ Khi tả chú lợn bạn đã dùng từ ngữ như thế nào và sử dụng từ nào? cách
quan sát có đúng thực tế không
Học sinh tự trả lời các câu hỏi trên và từ đó rút ra cho bản thân cách sử
dụng từ sát hợp, cách dùng các biện pháp tu từ nghệ thuật có trong bài văn mẫu
như biện pháp so sánh ( tai như lá trầu), biện pháp nhân hóa (chú lợn). Cách dùng
từ tượng thanh , từ tượng hình. Học sinh nắm được cách viết câu văn có hình
ảnh , tránh lặp từ ngữ khi diễn đạt.
Tham khảo các bài văn mẫu giúp học sinh học hỏi được cách làm văn ,mở

mang thêm vốn từ ngữ cho học sinh . Bên cạnh đó tôi cũng luôn nhắc nhở các em
không nên sao chép văn mẫu khi làm bài .
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Cứ như vậy trong mỗi tiết học Tập làm văn miêu tả, tôi luôn kiên trì hướng
dẫn học sinh khai thác, sử dụng biện pháp nghệ thuật giúp học sinh từng bước,
từng bước viết văn miêu tả ngày càng hay và đạt hiệu quả tốt.
Qua áp dụng một số biện pháp sử dụng từ ngữ và biện pháp so sánh, nhân hoá.
Tôi thấy bài làm của các em chuyển biến rõ rệt. Các em đã sử dụng từ ngữ, biện
pháp so sánh, nhân hoá một cách chính xác hơn, hợp lí hơn và hiệu quả hơn. Kết
quả phân môn Tập làm văn giữa học kì 2 đạt được như sau:
Thời gian vận Tổng
Kết quả thực hành của học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
dụng
số
học Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
%
%
%
sinh
12
44,5 15
55,5 0
0
Giữa học ki II 27
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận: Từ những kết quả nêu trên bản thân rút ra được những bài học kinh

nghiệm sau:
- Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, của từng bài học trong SGK
và mức độ yêu cầu đạt và các đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần nắm vứng nội dung cơ bản và những hướng dẫn cụ thể về mục
tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng
cho phùhợp. Song dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức
các hoạt động đó.
- Luôn bổ sung cho mình những kĩ năng còn thiếu nhưng cần phải có để
thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, để lựa chọn phối hợp linh hoạt các
phương pháp chú trọng việc thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động
học tập của học sinh.
- Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen liên
kết và hỗ trợ lẫn nhau.
12


- Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo
nhóm, dạy học cỏ nhân,.....có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích
thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà
học sinh không nhàm chán.
- Tạo cho học sinh không khí học tập thoải mái, tự nhiên tránh căng thẳng, biết
trân trọng những phát hiện của các em cho dù là nhỏ nhất để hình thành ở các em
niềm tin vào bản thân mình .
- Luôn có ý thức tự học, tự vươn lên. biết lắng nghe , chia sẻ với bạn bè, đồng
nghiệp . Cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, phát huy khả năng sở trường
của các em . Biết tạo ra môi trường học tập tích cực để các em có cơ hội bộc lộ
khả năng của cá nhân , biết trình bày quan điểm ý kiến của riêng mình trước tập
thể , biết tự đánh giá kết quả học tập và biết học hỏi lẫn nhau .
Qua thời gian nghiên cứu tìm tòi , kinh nghiệm “ Dạy học Tập làm văn miêu
tả cho học sinh lớp 4”, từ việc nghiên cứu nguyên nhân đến việc tìm hiểu thực

trạng của việc dạy Tập làm văn miêu tả với những thuận lợi và khó khăn hiện nay
tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tiết
Tập làm văn cho học sinh , động thời tiến hành dạy để kiểm tra tính khả thi của
những giải pháp đó. Trên cơ sở cũng như trong đánh giá của những giáo viên đã
qua kinh nghiệm giảng dạy tôi tin rằng việc áp dụng những giải pháp đề ra sẽ có
tác dụng tích cực đối với việc rèn kỹ năng nói và viết cho học sinh. Để đạt được
chất luợng tốt cần có một quá trình lâu dài , liên tục .
Thông qua kết quả giảng dạy trên tôi rất vui vì có các giải pháp và đề xuất tôi
đưa ra có kết quả khá khả quan. Cụ thể là các em nói khá hơn hẳn so với các tiết
dạy hiện nay mà giáo viên địa phương tôi thường làm, tạo cho các em có hứng thú
học tập, còn tôi cảm thấy tiết học nhẹ nhàng , thoải mái. Tôi nghĩ rằng để có được
thế hệ tương lai tốt đẹp, tôi và các bạn đồng nghiệp sẽ đầu tư nghiên cứu để từng
bước khắc phục những tồn tại và nâng dần chất lượng giờ Tập làm văn miêu tả
cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng trên địa bàn cả nước.
3.2. Kiến nghị
Từ những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực
tiễn, tôi xin đề xuất với các cấp quản lý một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn
tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
-PGD cần tổ chức hội thảo những sáng kiến có chất lượng để cán bộ, giáo
viên học tập, trao đổi và áp dụng kinh nghiệm trên diện rộng.
- Tăng cường bổ sung các tài liệu, tạp chí của ngành nhiều hơn nữa.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân về việc dạy Tập làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 4 qua nhiều năm công tác ở Trường Tiểu học Hoằng Đại.Với
mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học phân mônTập làm
văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của
Đảng và Nhà nước.Với thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của đồng
13



nghiệpđể những kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm
ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hoằng Đại, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đâylà SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Hoàng Thị Hà

14



×