Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 và 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.33 KB, 105 trang )

Formatted: Line spacing: single

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN TOÁN – NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
--------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Đề tài:

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4 VÀ 5

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S. Trần Nguyên Hương Thảo

Trần Thị Hằng
MSSV: 1110294
Lớp: SP Tiểu học k37

Cần Thơ, tháng 05 năm- 2015

Formatted: Line spacing: single


LỜI CẢM ƠN


Những lời đầu tiên này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô
ThS. Trần Nguyên Hương Thảo, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này. Nhân dịp này, em cũng xin được gửi đến gia đình, thầy cô giáo
trong Khoa Sư Phạm nói chung và trong Bộ môn Toán, ngành Giáo dục tiểu học
nói riêng lời cảm ơn chân thành vì đã thương yêu động viên, tạo mọi điểu kiện cho
em trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Qua đây, em cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo, các em học sinh trường
Tiểu học Ngô Quyền Thành phố Cần Thơ đã góp ý, động viên, giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong các thầy cô và các bạn góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Người thực hiện

Trần Thị Hằng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

1

HS


Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

TLV

Tập làm văn

4

SGK

Sách giáo khoa

5

Tr

Trang

6

TV


Tiếng Việt

7

BT

Bài tập

8

NXB

Nhà xuất bản

9

VBT

Vở bài tập

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1-1: Hhệ thống nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4 ......................................... 14
Bbảng 1-2: Hhệ thống nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 5 ....................................... 15
Bbảng 1-3: Tthực trạng giảng dạy văn miêu tả ở trường tiểu học ngô quyền ..................... 25
Bbảng 1-4: Tthực trạng học văn miêu ở trường tiểu học ngô quyền.................................... 25


(MẤY CÁI DANH MỤC NÀY EM DI CHUYỂN NÊN BỊ ĐỔI SỐ TRANG
RỒI. ANH CHẠY LẠI CHO EM NHA)



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Bố cục đề tài ............................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .. 7
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................7
1.1.1. Văn miêu tả ........................................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả ................................................................................. 8
1.1.3. Văn miêu tả trong trường Tiểu học ................................................................. 13
1.1.4. Kỹ năng làm văn .............................................................................................. 19
1.1.5. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 và 5 với việc dạy học văn miêu tả ......... 20
1.2. Thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả ở Trường Tiểu
học Ngô Quyền.........................................................................................................23
1.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 23
1.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................ 23
1.2.3. Phương pháp khảo sát...................................................................................... 23
1.2.4. Thời gian và địa bàn khảo sát .......................................................................... 24
1.2.5. Kết quả khảo sát............................................................................................... 24
1.2.6. Kết Luận........................................................................................................... 26
1.2.7. Thực trạng viết văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Ngô Quyền..30
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ............................................................................. 34
2.1. Hướng dẫn học sinh xác định rõ đối tượng của văn miêu tả .......................34
2.1.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu yêu cầu đề bài ............................................................... 34

2.1.2. Các đối tượng trong văn miêu tả lớp 4, 5 ....................................................... 35
2.2. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đối tượng và sự vật ...............................37


ii

2.2.1. Quan sát ........................................................................................................... 37
2.2.2. Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát ............................................................. 39
2.2.3. Hướng dẫn và khích lệ HS sử dụng nhiều giác quan để quan sát .................. 41
2.2.4. Quan sát phải gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng....................................... 44
2.2.5. Quan sát phải gắn liền với ghi chép ................................................................ 46
2.3. Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn bài ..................................................... 47
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm ý ............................................................................... 47
2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý ........................................................................ 47
2.4. Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh ...... 56
2.4.1. Rèn kỹ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, lời văn phù hợp với yêu cầu nội
dung, thể loại và kiểu bài........................................................................................... 58
2.4.2. Kỹ năng dùng từ biểu cảm và các thủ pháp nghệ thuật ................................. 59
2.5. Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh ................................... 60
2.6. Ra đề bài văn miêu tả ...................................................................................... 64
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 70
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 2
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 9
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 14
- MẤY CÁU ERROR LÀ MẤY CÁI TRONG BÀI EM XÓA BỎ THEO YÊU
CẦU CỦA CÔ. VÀ CÓ DI CHUYỂN 1.2.1. => 1.1.3; …….1.2.2 =>1.2
- MỤC LỤC CỦA EM CHỈ LẤY 3 SỐ TRỞ LẠI, KHÔNG LẤY TIÊU ĐỀ 4 SỐ
NHA.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................4


iii

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. Error! Bookmark not defined.
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
7. Bố cục đề tài ........................................................................................................... 5
NỘI DUNG ............................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 6
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 6
1.1.1. Văn miêu tả ........................................................................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả ................................................................................. 7
1.1.3. Kỹ năng làm văn .............................................................................................. 19
1.1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4-5 với việc dạy học văn miêu tả ............. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Văn miêu tả trong trường Tiểu học ................................................................. 12
1.2.2. Thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả ở trường Tiểu học
Ngô Quyền ................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ............................................................................. 33
2.1. Hướng dẫn học sinh xác định rõ đối tượng của văn miêu tả ....................... 33
2.1.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu yêu cầu đề bài ............................................................... 33
2.1.2. Các đối tượng trong văn miêu tả lớp 4, 5 ....................................................... 34
2.2. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đối tượng và sự vật ............................... 36
2.2.1. Quan sát............................................................................................................ 36
2.2.2. Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát ............................................................. 37

2.2.3. Hướng dẫn và khích lệ HS sử dụng nhiều giác quan để quan sát .................. 40
2.2.4. Quan sát phải gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng ....................................... 42
2.2.5. Quan sát phải gắn liền với ghi chép ................................................................ 45
2.3. Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn bài ...................................................... 46
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm ý ............................................................................... 46
2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý ......................................................................... 46
2.4. Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh ....... 54


iv

2.4.1. Rèn kỹ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, lời văn phù hợp với yêu cầu nội
dung, thể loại và kiểu bài........................................................................................... 57
2.4.2. Kỹ năng dùng từ biểu cảm và các thủ pháp nghệ thuật ................................. 57
2.5. Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh .................................... 59
2.6. Ra đề bài văn miêu tả ....................................................................................... 64
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM.....ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. Giới thiệu khái quát quá trình thử nghiệm........ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục đích thử nghiệm ..........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thử nghiệm...........Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Phương pháp thử nghiệm ....................................Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Nội dung thử nghiệm...........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Tiến hành thử nghiệm .........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Tiêu chí đánh giá .................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Kết quả thực nghiệm ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Kết luận sau thử nghiệm ...................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................69
PHỤ LỤC.................................................................................................................................71






B

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, con người đã biết dùng hình ảnh, ngôn từ để tả và ghi nhớ lại
những hình ảnh sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó được thể hiện rõ nhất
mà chúng ta từng thấy là những hình vẽ, những bản trường ca, kinh thánh, văn
học... Đây là những tác phẩm được đúc kết từ những kinh nghiệm sống của các họa
sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ và những người có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống.
Bằng nhiều cách khác nhau họ đã chuyển tải đến người đọc, người nghe, người nhìn
những bức tranh sinh động đầy màu sắc của sự vật tự nhiên cũng như con người.
Đối với học sinh tiểu học, các em chỉ biết dùng lời nói câu văn để viết lại
những điều mà các em đã quan sát, nhận xét mọi thứ dưới cái nhìn của trẻ thơ. Sự
quan sát nhận xét đó còn thiên về cảm tính. Nên việc dạy văn miêu tả cho học sinh
Tiểu học sẽ góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em
đối với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần
giáo dục tình cảm thẩm mĩ, tình yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ cho
trẻ,…. Bên cạnh đó, dạy học sinh học văn miêu tả giúp học sinh có thêm điều kiện
để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy, tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người
với thiên nhiên, với xã hội. Khi đó trẻ sẽ bộc lộ được cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm
hồn, phát triển nhân cách của một con người có ích cho xã hội.
Văn miêu tả trong chương trình TLV tiểu học lớp 4 và lớp 5 là một trong
những kiểu văn bản có vị trí quan trọng góp phần hình thành và phát triển tư duy
cho HS. Học văn miêu tả, HS được rèn kĩ năng viết văn gắn liền với quá trình tạo
lập văn bản như : tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh.
Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng
trình bày, tranh luận,… góp phần phát triển năng lực phân tích tổng hợp của học

sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển qua việc sử dụng
các biện pháp so sánh, nhân hoá,.... Vì vậy, chương trình Tập làm văn lớp 4 và lớp 5
dành hơn 50% thời lượng để dạy văn miêu tả. Đây là phân môn mang tính chất tổng
hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm dấu ấn cá nhân.
2


B

Tập làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học
môn Tiếng Việt. Đối với HS tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã
khó. Để nói, viết hay, sáng tạo, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái
khó ấy cũng chính là mục đích của phân môn TLV đòi hỏi người học cần đạt được.
Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm
xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân cách. Đối với HS lớp 4, 5 các em phải hiểu thế nào
là văn miêu tả, biết quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn
thành một bài văn với các loại văn như: miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, tả người, tả
cảnh - những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Vì vậy để hoàn thành bài
văn miêu tả, HS lớp 4, 5 thường gặp rất nhiều khó khăn. Dẫn đến xảy ra rất nhiều
tình trạng học sinh ít tâm huyết hoặc thậm chí không còn hứng thú với môn học,
chán học, học mang tính đối phó, cảm giác sợ môn Tập làm văn làm học sinh thấy
bị áp lực với môn học này. Về nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này như do đặc điểm tâm lý chưa ổn định, hơn nữa các em còn ham chơi, khả
năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát
triển tốt, sự hiểu biết thực tế của học sinh tiểu học còn nhiều lỗ hổng, vốn từ vựng ít
ỏi khiến các em thiếu kiến thức để viết về đối tượng miêu tả hoặc không biết cách
diễn đạt điều muốn tả. Bên cạnh đó là việc giáo viên không gợi được niềm say mê
trong việc cảm thụ văn học ở học sinh. Tuy nhiên, có một nguyên nhân cơ bản và
ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh đó là phương pháp dạy, cụ thể: phương pháp chưa
thực sự phù hợp với tâm lý của học sinh trong thời kì hội nhập ngày nay, còn nặng

nề thiếu tính thực tiễn, còn cứng nhắc trong việc kiểm tra, dạy và đánh giá theo lối
mòn cũ, còn nặng tính hàn lâm.
Từ những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng làm văn
miêu tả cho HS lớp 4, 5”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn miêu tả là một trong những dạng văn có vị trí quan trọng trong chương
trình TLV tiểu học. Nó góp phần vào việc bồi dưỡng cảm xúc, phát triển ngôn ngữ,
tư duy lẫn khả năng sáng tạo cho học sinh. Thực tế, hiện nay đã có rất nhiều nhà
3


B

giáo dục đã tiến hành các công trình nghiên cứu rèn kĩ năng làm văn trong đó có
văn miêu tả, để nâng cao chất lượng bài văn cho HS.
Cuốn Hướng dẫn Tập Làm văn 5, tác giả Hoàng Đức Huy [13] đã có những
phương pháp giúp HS rèn luyện kĩ năng làm văn tả cảnh, tả người. Nắm vững cách
viết mở bài, thân bài, kết bài và các đoạn văn. [13]
Hai tác giả là Lê Phương Nga và Đặng Kim Nga [18] viết cuốn Phương pháp
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Phần đầu cuốn sách bàn về những vấn đề chung của
việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học và sau đó đi sâu vào các phương pháp dạy học các
phân môn cụ thể. Công trình này cũng bàn nhiều về phương pháp dạy văn miêu tả,
đề cập đến những tồn tại và đưa ra những kiến nghị trong dạy học các kiểu bài văn
miêu tả. Tuy nhiên, những kiến nghị và giải pháp mà công trình đưa ra còn ở góc độ
khái quát, chưa vận dụng được vào thực tiễn dạy và học văn miêu tả ở nhà trường
tiểu học hiện nay. [18]
Cuốn Hướng dẫn dạy Tập Làm Văn 5 phù hợp với trình độ học sinh các tác
giả Trần Mạnh Hưởng, Phan Phương Dung, Nguyễn Văn Điệp, Phạm Thu Hà, Trần
Hoàng Túy đã đề cập đến các kĩ năng dạy văn miêu tả cho HS lớp 5, hướng dẫn học
sinh cách lập dàn ý và có nhiều bài tập phù hợp với cấp lớp 5. Tuy nhiên vẫn chưa

dẫn dắt HS cảm thụ những cái hay cái đẹp của văn học. [14]
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, 5 (chương trình Cải cách giáo dục) [1], [2]
ngoài việc chú trọng đến kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, sách còn chú trọng đến kĩ
năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho HS. Tuy nhiên chương trình chưa chú ý đến kĩ
năng viết văn hay và sáng tạo cho HS. [1] [2]
Cuốn Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, tác giả Hoàng Thị Tuyết [19] đã
cho thấy sự vận dụng những thành tựu lí luận dạy học trên thế giới đồng thời kế
thừa các quan điểm dạy học đã được thừa nhận trong nước. Phương pháp dạy học
và các kĩ năng kiến thức Tiếng Việt trong sách được triển khai theo hướng tiếp cận
tích hợp, cách tiếp cận giao tiếp, kết hợp với một số lý thuyết học tập tiếng khác
trên thế giới. Điểm mới trong sách là tác giả đã đưa ra được quá trình làm văn viết
cho học sinh nhưng tác giả lại không đề cập đến một quy trình rèn kĩ năng viết đoạn
văn cho HS Tiểu học. [20]
4


B

Như vậy những công trình nghiên cứu trên đây chỉ mới đề cập đến phương
pháp, cách thức hướng dẫn HS xây dựng một bài văn miêu tả. Chưa có một công
trình nghiên cứu nào tập trung vào việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp
4, 5. Do đó đề tài “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, - 5” là một đề
tài mới mẻ, mang tính khoa học phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS lớp 4 và
lớp - 5, góp phần nâng cao kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho các em, đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân môn TLV là phân môn đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học,
tuy nhiên chất lượng dạy - học chưa cao, biểu hiện cụ thể là tình trạng HS viết văn
khô khan, kém hấp dẫn và viết theo lối mòn thiếu sự sáng tạo mới mẻ. Từ việc thực
hiện đề tài này, chúng tôi mong đề xuất được những biện pháp rèn kĩ năng viết văn

miêu tả cho học sinh Tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy và học văn miêu tả ở lớp 4, 5.

-

Đối tượng nghiên cứu: một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học

sinh lớp 4, 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được khảo sát ở Trường Tiểu học Ngô Quyền thuộc địa bàn quận Ninh
Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận: Thu thập, đọc và xử lí các tài liệu

liên quan đến việc dạy làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5. Phân tích tổng quan
chương trình ở phân môn Tập làm văn.
-

Phương pháp quan sát hoạt động dạy và học trên lớp bằng cách dự giờ, lắng

nghe, ghi chép biên bản,.…
-

Phương pháp khảo sát: Khảo sát mức độ hài lòng và tìm ra phương hướng


phát triển thông qua phiếu khảo sát dành cho học sinh và giáo viên Tiểu học.

5


B

-

Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê kết quả phiếu khảo sát, từ

đó tổng kết kinh nghiệm được thực hiện thông qua việc phân tích quá trình dạy học
của giáo viên và học sinh, tổng kết những kinh nghiệm học được.
-

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu một số bài văn miêu tả của

học sinh.
-

Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp.

6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết lLuận, Tài liệu tham khảo và Phụ Llục, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài.
Chương 2: Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 4, 5.


6


B

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Văn miêu tả
Trong hội họa kiến trúc để miêu tả hay tái hiện lại sự vật, ý tưởng của mình
các họa sĩ, nhà thiết kế thường dùng đến những nét vẽ, màu sắc,…để miêu tả cho
người xem nhìn thấy và hiểu được những điều mình muốn truyền đạt lại. Nhưng
trong văn chương sự miêu tả có những ưu thế riêng so với miêu tả bằng hình ảnh,
màu sắc, đường nét của hội họa. Dùng ngôn ngữ văn chương có thể miêu tả sự vật
trong một quá trình vận động ; có thể tả được những thứ vô hình như âm thanh,
tiếng động, hương vị,... hay tư tưởng thầm kín của con người. Vì vậy, trong văn
miêu tả, người ta không đưa ra một lời nhận xét chung chung hay những đánh giá
trừu tượng về một sự vật đại loại như cái xe này xấu, cái bánh kia ngon,.... Văn
miêu tả như là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ
một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn miêu tả, con người có thể lạc vào thế giới
của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động, hương vị của những cánh đồng,
khu rừng, làng quê,…, thấy rõ tư tưởng, tình cảm của mỗi con người, mỗi sự vật.
Đó là sự kết tinh của các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết
thu lượm được khi quan sát cuộc sống.
Dưới những tán tre xanh mướt, chúng ta hãy cũng nhìn lại vẻ đẹp thanh bình
nhưng cuồn cuộn sức sống của đất nước qua ngòi bút của nhà văn Bùi Ngọc Sơn
(bài đọc thêm Cây Tre, SGK lớp 4 tập hai, trang 42): “Thân tre vừa tròn lại vừa gai
góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới
gốc chi chítit những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao
ngang ngực em, búp vượt quá đầu em,…. Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là

những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày
một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.”.
Với cách miêu tả linh hoạt, sáng tạo tránh sự đơn điệu tác giả đã tả những
cây tre vốn chỉ là vật vô tri như những con người có cảm xúc, có yêu thương như
con người. Dùng những hình ảnh búp măng lớn nhỏ thi nhau mọc lên từ những bụi
7


B

tre, tác giả làm cho người đọc liên tưởng đến những thế hệ con người trẻ tuổi nối
bước cha ông, luôn luôn sinh tồn mạnh mẽ cứ hết đời này lại đến đời khác và không
chịu khuất phục khó khăn giống như con người Việt Nam.
Tóm lại “Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người
đọc hay người nghe hình ảnh cụ thể về một đối tượng (đồ vật, cây cối, loài vật, con
người,…) đã làm cho ta ấn tượng sâu sắc”.
1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
1.1.2.1. Văn miêu tả là một loại văn mang tính thông báo, thẩm mỹ, chứa đựng tình
cảm của người viết
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu
tả. Trong văn miêu tả, sự vật và hiện tượng không được tái hiện theo kiểu “chụp
ảnh” hay sao chép một cách máy móc, khô cứng mà là kết quả của sự nhận xét,
tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Nó thể hiện cái nhìn, cái quan sát, cách
cảm nhận mới mẻ của người viết với đối tượng miêu tả. Cái mới, cái riêng bắt đầu
có thể chỉ là ở những quan sát và kết quả của sự quan sát, sau đó tiến lên thể hiện
cái mới, cái riêng trong tư tưởng, tình cảm đối với đối tượng miêu tả. Cùng một đối
tượng quan sát nhưng giữa hai người sẽ có cái nhìn, cách cảm nhận, ý nghĩ, cảm
xúc khác nhau. Vì vậy mà văn miêu tả bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, cảm
xúc chủ quan của người viết. Đây chính là điểm khác biệt giữa miêu tả trong văn
học và miêu tả trong khoa học - thường mang tính chính xác cao, nhưng lại thiếu

cảm xúc, thiếu tâm hồn.
Ví dụ: Cùng miêu tả về cây sầu riêng nhưng có sự khác biệt rõ giữa miêu tả
trong văn học và miêu tả trong khoa học.
Đoạn thứ 1:
Sầu riêng là loại cây ăn quả thuộc chi Durio (chi sầu riêng) được biết đến
rộng rãi tại Đông Nam Á. Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ
Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Sầu riêng là một cây to cao
15-20-25m. Quả to, hình đầy hay hình trứng dài, vỏ cứng. Trên mặt vỏ rất nhiều gai
ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt có chất cơm (áo hạt) mềm, màu
8


B

trắng vàng, có mùi đặc biệt, chưa quen thì không thích, nhưng đã quen rồi thì rất
ngon, vị ngọt, bùi. Hạt có lá mầm dày. Cây Sầu riêng nở hoa tháng 3-4, có quả
tháng 5-9.…
(Trích từ Trung tâm nghiên cứu Khoa học Nông vận)
Cây sầu riêng được nêu ở đoạn thứ nhất được miêu tả theo cách nhìn khách
quan của các nhà khoa học. Các chi tiết về cây sầu riêng được nêu ra một cách
chính xác nhưng cũng rất lạnh lùng và khô cứng.
Đoạn thứ 2:
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sứưc đặc biệt, mùi
thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để
sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của
mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong
già hạn. Hương vị

quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa


hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng
chùm màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác
đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa là một trái. Nhìn trái sầu
riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư
tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này.
Thân nó khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng
nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi
khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến
đam mê.
(SGK TV lớp 4 tập 2, Ttr.34)
Tác giả Mai Văn Tạo bắt đầu nói về cây sầu riêng bằng điều đặc trưng nhất
đó là hương thơm, sử dụng khứu giác và vị giác của mình ông đã tả hương sầu riêng
như “mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt
cái vị của mật ong già hạn” mà đi xa hàng chục mét còn nghe thấy mùi. Cách tác
giả dùng để nói thật sinh động và hấp dẫn làm người đọc dù chưa từng thưởng thức
sầu riêng đều cảm thấy nôn nao muốn được ăn một lần trong đời. Tiếp sau đó, tác
giả đã mang đến cho người đọc hiểu rõ hơn về hình dạng cây sầu riêng gần gũi, thân
9


B

thuộc bằng cách ví von “Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con,….
Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến”. Bên cạnh việc
giới thiệu cho người đọc những đặc điểm hình dáng của cây “Thân nó khẳng khiu
cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn,
chiều lượn của cây xoài, cây nhãn”, ông còn khéo léo lồng ghép vào đó tình cảm
chân thành như ngưỡng mộ sự kì diệu của thiên nhiên ban tặng con người “Đứng
ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này”.
1.1.2.2. Văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình và sáng tạo

Đây là đặc điểm quan trọng của văn miêu tả. Một bài văn miêu tả được coi là
sinh động, tạo hình khi các sự vật, hiện tượng, con người hiện lên qua từng câu,
từng dòng như trong cuộc sống thực, tưởng như ta có thể cầm, nắm, nhìn, ngắm,
hoặc “sờ mó” được chúng. Sự sinh động, tạo hình của văn miêu tả chính là những
chi tiết sống động gây ấn tượng. Những chi tiết này có được từ sự quan sát cuộc
sống xung quanh, từ kinh nghiệm sống của bản thân. Có cái bắt nguồn từ thực tế, có
cái lấy từ kinh nghiệm sống. Nếu bỏ chúng đi thì bài văn sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị,
mất đi sự linh hoạt của nó. Bằng ngòi bút sống động Trần Văn đã khắc họa nhân vật
Thắng có ngoại hình ấn tượng, mang đậm chất vùng biển: “Nó cởi trần, phơi nước
da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển.
Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ
những múi, hai cái tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình
nịch.”.
(SGK TV lớp 5 tập 1, Ttr. 130)
Văn miêu tả thể hiện sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của người viết. Cùng
một sự việc, sự vật nhưng đối với mỗi người sẽ có cách nhìn khác nhau. Việc sử
dụng ngôn ngữ để diễn đạt lại cũng thể hiện cái mới, cái riêng và sự khác biệt trong
cách nhìn, cách cảm nhận của từng người viết. Sự sinh động, sáng tạo trong văn
miêu tả bao giờ cũng bắt nguồn từ cảm xúc chân thành của người viết. Trong Quan
niệm của nhà thơ Tố Hữu về thơ (trang Tr.425) ông đã từng viết : “Văn chương là
sự sáng tạo, là tưởng tượng nhưng đừng có nói dối, đừng có bịa đặt những điều
mình không nghĩ, không cảm thấy chân thật”. Văn miêu tả không hạn chế trí tưởng
10


B

tượng, không ngăn cản sự sáng tạo cái mới của người viết. Nhưng như vậy không
có nghĩa là văn miêu tả cho phép người viết “bịa đặt” hay miêu tả một cách tuỳ tiện,
miêu tả thế nào cũng được. Muốn miêu tả đúng, miêu tả hay, trước hết cần phải

miêu tả chân thật. Tính chân thật ở đây không chỉ được hiểu trong quan sát và sự
thể hiện những điều quan sát ấy mà còn được hiểu là sự chân thật trong cách cảm,
cách nghĩ của người viết. Đoạn trích trong bài “Hoa sầu đâu” của tác giả Vũ Bằng
thể hiện khá rõ tính chân thật trong cách quan sát, cách suy nghĩ, cảm xúc của tác
giả với cây sầu đâu, loại cây ở vùng quê Bắc Bộ :
Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và
người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở
từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu
là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn
hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền
diệu đó hoà với đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi
nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các
ruộng sâm sấp nước đưa lên,.… Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu yêu thương, khiến
người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
(SGK TV lớp 4 tập 1, Ttr. 50 )
Vũ Bằng đã dùng các từ ngữ: “thoang thoảng”, “mát mẻ”, “dịu dàng” để đặc
tả hương hoa sầu đâu. Ông còn so sánh giữa hoa cau, hoa mộc với hoa sầu đâu để ca
ngợi mùi thơm mát mẻ, dịu dàng của hoa - mùi thơm huyền diệu mà bình dị, dân dã,
thân thuộc với người dân quê. Mùi sầu đâu hòa với mùi của đất ruộng, mùi đậu già,
mùi mạ non, mùi khoai sắn, mùi rau cần,.... những mùi vị của hương đồng quê đậm
đà của vùng quê Bắc Bộ mà không đâu có được. Sự chân thật trong cách miêu tả
hương hoa sầu đâu khiến ta “yêu thương”, “ngất ngây”, “như say say một thứ men
gì đó”. Đó chính là thứ men của tình yêu quê hương đất nước, của sự rung cảm
trước vẻ đẹp của một cây hoa bình dị, dân dã.
1.1.2.3. Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Miêu tả chỉ trở thành miêu tả văn học khi mà ngôn ngữ miêu tả diễn đạt được
cảm xúc của người viết, vẽ được sinh động, tạo hình đối tượng miêu tả. Do đó, ngôn
11



B

ngữ miêu tả bao giờ cũng là sự phong phú đa dạng của các từ gợi tả, gợi cảm, các
tính từ, động từ, các phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,.... Nhờ có sự phối hợp giữa các
tính từ, các động từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy và các biện pháp tu từ
hoặc đan xen vào những những đoạn văn tường thuật, kể chuyện,… mà ngôn ngữ
trong văn miêu tả luôn gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc, tình cảm, ấn
tượng mạnh về sự vật được miêu tả. Trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, các đoạn
văn trong chương trình cũng như những đoạn văn làm ngữ liệu trong giờ dạy văn
miêu tả đều sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh.
Chẳng hạn như bài Quả cà chua của nhà văn Ngô Văn Phú :
Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa
biến đi để tạo ra những chùm quả nõn chung quanh màu với cây, với lá.
Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ
đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân,
quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những nhánh to nhất. Nắng đến tạo vị
thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà
chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận
ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.
(SGK TV lớp 4 tập 2, Ttr.51 )
Hình ảnh quả cà chua ra trái thật đẹp, thật huyền ảo dưới con mắt quan sát
tinh tường và sự lựa chọn từ ngữ cực kì công phu của Ngô Văn Phú. Hoa không
rụng mà “lặn” đi, “biến” đi dưới màn đêm “huyền diệu”, nhường chỗ cho những
chùm quả nõn xanh màu cây lá. Từ chỗ cây cà chua ra quả người đọc lại được theo
dõi đến lúc quả chín. Quả cà chua chín sẽ không có gì lạ nếu như tác giả không sử
dụng biện pháp so sánh khi ví quả cà chua chín như “mặt trời nhỏ hiền dịu”, như
những “chiếc đèn lồng trong lùm cây”. Quả cà chua thật hấp dẫn và bắt mắt bởi lấp
ló trong những lùm cây nhỏ bé chi chít những quả cà chín đỏ. Để tả sự xum xuê, chi
chít của quả, có lúc tác giả dùng hình ảnh so sánh quả như “đàn gà mẹ đông con” ;
có lúc tác giả lại dùng hình ảnh nhân hóa chúng như lũ trẻ tinh nghịch “leo lên ngọn

làm ỏe cả thân cây”. Cà chua chín đầu mùa gieo sự háo hức, đón chờ của mọi
người. Ai cũng muốn là người đầu tiên được nhìn ngắm và hái chúng.
12


B

Như vậy nhờ có những đặc điểm riêng biệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc
đã khiến cho văn miêu tả giàu những rung động mạnh mẽ của tâm hồn, mang trong
nó sự đánh giá thẩm mĩ của người viết đối với đối tượng miêu tả.
1.21.3. Văn miêu tả trong trường Tiểu học
1.12.3.1. Nội dung văn miêu tả ở trường Tiểu học
Trong chương trình TLV lớp 4, - 5, học sinh được trang bị kiến thức cần thức
cần thiết về văn miêu tả, về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn miêu tả. Các kiến thức
này được cung cấp qua các nội dung: Cấu tạo bài văn miêu tả, Luyện tập quan sát,
Luyện tập lập dàn ý, Luyện tập xây dựng đoạn văn, Bài viết và trả bài viết. Các nội
dung này là một khuôn mẫu, được lặp lại ở các kiểu bài văn miêu tả: miêu tả đồ vật,
miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả cảnh, miêu tả người.
Ngoài ra nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4, 5, còn có thêm cả những
kiến thức lí thuyết cơ bản giúp HS nắm chắc về đặc điểm, kết cấu và phương pháp
làm bài của từng kiểu văn miêu tả. Chương trình nhấn mạnh yếu tố thực hành, coi
trọng việc rèn luyện kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn. HS được học
cách viết đoạn văn với nhiều nội dung và nhiều kiểu khác nhau ở một số dạng bài
miêu tả các đối tượng quen thuộc, gần gũi với học sinh. Một khi kĩ năng xây dựng
đoạn văn thành thạo, HS sẽ chủ động, tự tin hơn khi xây dựng được một văn bản
miêu tả hoàn chỉnh.
1.21.3.2 Nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4, 5
 Chương trình tập làm văn lớp 4 được thiết kế tổng cộng là 62 tiết/ năm.
Trong đó, văn miêu tả (gồm tả con vật, tả đồ vật, tả cây cối) có 30 tiết được
phân bố như sau:


13


B

Bảng 1-1: Hệ thống nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4
(học kỳ I và học kỳ II)
TUẦN

TÊN BÀI

Tuần 14

1. Thế nào là văn miêu tả
2. Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật

Tuần 15

1. Luyện tập miêu tả đồ vật
2. Quan sát đồ vật

Tuần 16

Luyện tập miêu tả đồ vật

Tuần 17

1. Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
2. Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật


Tuần 19

1. Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
2. Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Tuần 20

Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)

Tuần 21

1. Trả bài văn miêu tả đồ vật
2. Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

Tuần 22

1. Luyện tập quan sát cây cối
2. Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Tuần 23

1. Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
2. Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

Tuần 24

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối

Tuần 25


Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối

Tuần 26

1. Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
2. Luyện tập miêu tả cây cối

Tuần 27

1. Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết)
2. Trả bài văn miêu tả cây cối

Tuần 29

Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật

Tuần 30

Luyện tập quan sát con vật

Tuần 31

1. Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
2. Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Tuần 32

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật


14


B

 Chương trình TLV lớp 5 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/ năm. Trong đó, văn
miêu tả (gồm tả cảnh, tả người) có 35 tiết (ôn tập cả tả cây cối, con vật, đồ
vật ở lớp 4) được phân bố như sau:
Bảng 1-2: Hệ thống nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 5
(học kỳ I và học kỳ II)
TUẦN

TÊN BÀI

Tuần 1

1. Cấu tạo của bài văn tả cảnh
2. Luyện tập tả cảnh

Tuần 2

Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)

Tuần 3

Luyện tập tả cảnh (2 tiết)

Tuần 4

1. Luyện tập về tả cảnh (trường học)

2. Kiểm tra viết (tả cảnh)

Tuần 5

Trả bài văn tả cảnh

Tuần 6

Luyện tập tả cảnh (sông nước)

Tuần 7

Luyện tập tả cảnh (sông nước – 2 tiết)

Tuần 8

Luyện tả cảnh địa phương

Tuần 11

Trả bài văn tả cảnh

Tuần 14

Luyện tập tả người

Tuần 15

Luyện tập tả người (tả hoạt động – 2 tiết)


Tuần 16

Kiểm tra viết (tả người)

Tuần 17

Trả bài văn tả người

Tuần 19

Luyện tập tả người (2 tiết)

Tuần 20

Viết bài văn tả người

Tuần 21

Trả bài văn tả người

Tuần 24

Ôn tập về tả đồ vật (2 tiết)

Tuần 25

Viết bài văn tả đồ vật

Tuần 26


Trả bài văn tả đồ vật

Tuần 27

1. Ôn tập về tả cây cối
2. Viết bài văn tả cây cối

Tuần 29

Trả bài văn tả cây cối

Tuần 30

1. Ôn tập về tả con vật
15


×