Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

giáo án hóa 11 chủ đề phân bón hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 16 trang )

Tên: Bài 12 PHÂN BÓN HÓA HỌC
Ngày soạn: ……………………………………………………………………………….
Số tiết: …………………………………………………………………………………
Tiết theo phân phối chương trình:……………………………………………………..
Tuần dạy:…………………………………………………………………………………
I. Mục tiêu bài giảng.
1. Kiến thức:
Học sinh biết được
-Cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào.
-Thành phần hóa học của phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân
phức hợp và phân vi lượng
-Cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học
2. Kĩ năng:
-Có khản năng phân biệt được một số loại phân bón hóa học.
-Viết phương trình phản ứng điều chế các loại phân hóa học thơng dụng.
-Phân tích tính chất các loại phân , biết vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng
trong thực tế chẳng hạn như bón lót, bón thúc ta dùng loại phân gì, vì sao?
-Góp phần phát triển năng lực làm việc độc lập, hợp tác theo nhóm, hợp tác giải
quyết vấn đề.
3. Thái độ.
Qua chủ đề hình thành được:
-Tính cẩn thận, kiên trì có ý thức trách nhiệm trong cơng việc
-u thích bộ mơn
-Tính trật tự , suy luận logic
-Làm việc chăm chỉ, khách quan
-Nghiêm túc học tập, hứng thú với những kiến thức về nông nghiệp
-Nhận thức được khoa học luôn gắn liền với thực tế.
4. Định hướng năng lực hình thành
-Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.


- Năng lực tính tốn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: các tư liệu dạy học, thiết kế bài giảng và thiết bị dạy học.
Giấy A0


2. Chuẩn bị của học sinh:
-Một số mẫu phân bón thường dùng
-Ôn lại kiến thức về: Muối amoni, muối nitrat, muối photphat.
-Tìm hiểu thành phần một số loại hân bón hóa học theo sách giáo khoa
III. Tổ chức hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Hãy viết phương trình điều chế axit photphoric trong phịng thí nghiệm và
trong cơng nghiệp.
b. Muối photphat là gì? kể tên các loại muối photphat và lấy ví dụ minh họa cho
mỗi loại
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1 Hoạt động khởi động:
Mục tiêu:
- Được thiết kế nhằm gây hứng thú, kích thích sự tị mị để hướng học sinh tham
gia khám phá kiến thức mới
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Xem video, đàm thoại
Cách thức hoạt động : GV cho học sinh xem 2 video ( GV có thể cắt bớt đoạn video
để đảm bảo thời gian)
1. Tác hại của phân bón hóa học


2. Phân hóa học khơng có tội

/>v=EBWpaySWkeA&t=88s
/>v=vTJmGILn-lk
HS quan sát, lắng nghe, ghi nhận


GV đặt câu hỏi: Phân bón hóa học là gì? Em có nhận xét gì về 2 đoạn video
trên?
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tim hiểu về phân đạm
Mục tiêu hoạt động:
Biết được: Phân đạm là gì? Có những loại phân đạm nào? Đặc điểm của những
loại phân đạm này? Tính chất, điều chế và ứng dụng
Kỹ năng
-Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
-Sử dụng an tồn, hiệu quả phân bón hóa học.
Phương thức:
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học sinh điền các thơng tin vào bảng sau:
ĐẠM AMONI
ĐẠM NITRAT
ĐẠM URE
THÀNH PHẦN
CHÍNH
ĐIỀU CHẾ


CÂY TRỒNG
ĐỒNG HĨA
Câu hỏi 1. Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không? Tại
sao?
Câu hỏi 2. Phân đạm amoni và phân đạm nitrat có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau:
Từ đó suy ra đối với vùng đất chua nên bón loại phân đạm gì, vùng đất kiềm nên bón
loại phân đạm gì?
Câu hỏi 3. Ure được sản xuất như thế nào? Tại sao ure được sử dụng rộng rãi hơn?
Câu hỏi 4. Giai đoạn phát triển nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn?
Câu hỏi 5. Bón phân đạm ảnh hưởng đến tính chất của đât như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm
Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm thảo luận. kịp thời phát
hiện những vướng mắc của học sinh để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
Bước 4: Học sinh nghiên cứu, tìm hiểu tại liệu, thảo luận. Hết thời gian thảo luận, các
nhóm dán sản phẩm lên bảng, GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm.
GV yêu cầu HS tự đánh giá q trình của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh
giá lẫn nhau.
Bước 5: GV nhận xét đánh giá chung


BÀI 16 PHÂN BĨN HĨA HỌC
1. Khái niệm phân bón hóa học
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được
bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng
2. Phân đạm
Một trong các loại phân bón hóa học phổ biến chính là phân đạm. Đây là loại
phân giúp cung cấp nito hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+
Phân đạm kích thích q trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ protein thực vật.
Nhờ vậy mà cây được bổ sung đạm sẽ phát triển nhanh hơn cho nhiều củ quả, hạt có

nhiều dinh dưỡng.
Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % của Nito có
trong phân.
Người ta phân loại đạm dựa vào các thành phần hóa học có trong nó bao gồm:
Đạm amoni. Đạm nitrat và đạm ure.
2.1 Đạm amoni
Phân đạm amoni là phân có chứa các muối: NH4Cl, NH4NO3,
(NH4)2SO4….Chúng được điều chế khi cho amoniac tác dụng với axit tương ứng.
Thí dụ: 2NH3 + H2SO4
(NH4)2SO4
Phân đạm amoni khơng thích hợp cho đất chua vì có chứa ion NH4+ càng làm
tăng độ chua cho đất.
2.2 Phân đạm nitrat
Phân đạm nitrat là phân có chứa các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2……Chúng
được điều chế khi cho axit nitric tác dụng với muối cacbonat
Thí dụ: CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa, nên khi bón cho đất chúng có tác
dụng nhanh đối với cây trồng nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.
2.3 Urê
Ure là chất rắn, màu trắng, tan tốt trong nước. Thành phần hóa học chính là
(NH2)2CO. Ure được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO2 ở nhiệt độ 1802000C, dưới áp suât khoảng 200 atm
2NH3 + CO2 (NH2)2CO + H2O
Trong đất, dưới tác dụng của vi sinh vật, ure bị phân hủy, thoát ra amoniac hoặc
chuyển dần thành muối cacbonat khi tác dụng với nước
(NH2)2CO + H2O (NH4)2CO3
Hoạt động 2: Tim hiểu về phân lân
Mục tiêu hoạt động:
Biết được:
-Phân lân là gì? Có những loại phân lân nào?
-Đặc điểm của những loại phân lân này?

- Tính chất, điều chế và ứng dụng
-Phương pháp sản xuất các loại phân lân
Kỹ năng
-Quan sát mẫu vật, nhận biết một số phân bón hóa học.
-Sử dụng an tồn, hiệu quả phân bón hóa học.


Phương thức:
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV u chia lớp làm 4 nhóm, phân cơng các nhóm điền vào bảng thơng tịn
SUPEPHOTPHAT
SUPEPHOTPHAT
PHÂN LÂN NUNG
ĐƠN
KÉP
CHẢY
PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU CHẾ
THÀNH PHẦN
CHÍNH
HÀM LƯỢNG %
P2O5
1. Tại sao phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn
được sử dụng làm phân bón cho cây? Phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy thích hợp
với loại đất nào? Tại sao?
2. Supephotphat đơn và supephotphat kép giống, khác nhau như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm
GV chú ý quan sát các nhóm làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng

mắc của học sinh để có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Bước 4: HS điền các thông tin vào giấy A0, rồi dán lên bảng . 1 HS đại diện nhóm lên
trình bày, các nhóm khác nhận xét lẫn nhau ,bổ sung nội dung cịn thiếu xót.
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động sản phẩm của học sinh. Sau đó GV cho HS
xem video “Nhà máy sản xuất Supe Lân Apromaco Lào Cai”

/>3. Phân lân
Phân lân là những phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng photpho, dùng bón
cho cây trồng.
Phân lân có vai trị thúc đẩy q trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng
lượng của cây. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to
Cây trồng hấp thụ phân lân dưới dạng ion photphat ( PO43-)
3.1 Supephotphat
a. Supephotphat đơn: Thành phần hóa học chính gồm 2 muối Ca(H2PO4)2 và
CaSO4. Chứa 14-20% P2O5
Supephotphat đơn được sản xuất bằng cách cho quặng photphoric hoặc quặng
apatit tác dụng với axit sunfuric đặc:


Ca3(PO4)2 + 2H2SO4đặc
Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
Cây trồng chỉ đồng hóa được Ca(H2PO4)2 , cịn CaSO4 khơng tan trong nước
b. Supephotphat kép: Thành phần hóa học chính gồm Ca(H2PO4)2. Chứa 4050% P2O5
Supephotphat kép được sản xuất qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Điều chế axit photphoric Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 CaSO4+2H3PO4
Giai đoạn 2: Axit photphoric tác dụng với photphoric hoặc apatit
4H3PO4 + Ca3(PO4)2 3Ca(H2PO4)2
3.2 Phân lân nung chảy
Thành phần hóa học là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie( chứa 1214% P2O5)


Để sản xuât phân lân nung chảy, người ta nung hỗn hợp bột quặng apatit, đá xà
vân và than cốc ở nhiệt độ trên 10000C trong lò đứng. Sản phẩm nóng chảy từ lị ra được
làm nguội nhanh bằng nước, sau đó sấy khơ và nghiền thành bột.
Phân lân nung chảy khơng tan trong nước , nên chỉ thích hợp cho loại đất chua.
Hoạt động 3: Tim hiểu về phân kali
Mục tiêu hoạt động:
Biết được:
-Phân kali là gì?
-Phân kali cần thiết cho cây trồng như thế nào?
- Tính chất, điều chế và ứng dụng
-Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của phân kali như thế nào
Kỹ năng
-Quan sát mẫu vật, nhận biết một số phân bón hóa học.
-Sử dụng an tồn, hiệu quả phân bón hóa học.
Phương thức:
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm trả lời một số cây hỏi sau:
-Phân kali là gì?
-Phân kali cần thiết cho cây trồng như thế nào?
- Tính chất, điều chế và ứng dụng
-Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của phân kali như thế nào
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: GV chú ý quan sát các nhóm làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của học sinh để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.


Bước 4: Học sinh nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận , trình bày, báo cáo
sản phẩm.
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá chung

4. Phân kali
Phân kali là những phân bón có chứa các muối KCl và K2SO4. Độ dinh dưỡng
của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K
có trong thành phần của nó.

Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng ion K+.
Vai trị của phân kali là thúc đẩy nhanh q trình tạo ra các chất đường, bột, chất
xơ, chất dầu. Tăng cường chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
Tro thực vật chưa K2CO3 cũng là một loại phân kali
Hoạt động 4: Tim hiểu về phân hỗn hợp, phân phức hơp, phân vi lượng
Mục tiêu hoạt động:
Biết được:
-Phân hỗ hợp và phân phức hợp giống và khác nhau như thế nào
-Phân vi lượng là gì
-Tại sao cần bón phân vi lượng cho đất trồng
Kỹ năng
-Quan sát mẫu vật, nhận biết một số phân bón hóa học.
-Sử dụng an tồn, hiệu quả phân bón hóa học.
Phương thức:
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Cách thức hoạt động
Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập, u cầu điền thơng tin cịn thiếu vào
bảng trong phiếu học tập
PHÂN HỖN
PHÂN PHỨC
PHÂN VI
HỢP
HỢP
LƯỢNG
GIỐN

Cung cấp các
G
nguyên tố nào
NHAU
cho cây?
TÍNH
CHẤT

Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ và phân công các thành viên làm việc
Bước 3 . GV chú ý quan sát các nhóm, nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn của HS
để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.


Bước 4: Học sinh nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu trao đổi, thảo luận , trình bày, báo cáo kết
quả.
Bước 5 GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh. Đồng thời phát thêm
tờ thông tin để HS nghiên cứu thêm
VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG ĐỐI VỚI CÂY
TRỒNG
Để cây trồng phát triển toàn diện cần cung cấp đủ các nguyên tố đa, trung và vi
lượng. Nhu cầu đa lượng của cây trồng là cao nhất, sau đến trung lượng, dinh
dưỡng vi lượng đối với cây trồng tương đối ít. Tuy nhiên vi lượng lại đóng một vai trị
quan trọng khơng kém 2 nguồn dinh dưỡng đa và trung lượng. GFC nêu lên vai trò
của 07 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng như sau.
#1. Sắt (Fe):



Vai trò:


+ Cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, xúc tiến các hoạt động của
nhiều loại men ảnh hưởng trực tiếp đến q trình sinh hóa trong cây
+ Hình thành diệp lục, làm lá cây có màu xanh, cung cấp oxi cho cây trồng.
+ Hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử, giúp cho quá trình tổng hợp protein



Biểu hiện cây thiếu sắt:

+ Cây thiếu sắt sẽ có biểu hiện: lá màu xanh nhợt nhạt, giữa các gân lá mầu xanh
có khoảng giữa mầu vàng.
– Khi bệnh nặng, tồn bộ cây chuyển thành màu vàng cho tới trắng lợt.
+ Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong
khi gân lá vẫn còn xanh.
+ Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già.



Nguyên nhân:

+ Sắt không được tái sử dụng nên dễ xảy ra thiếu sắt khi bón phân khơng cân đối,
làm mất cân đối về Cu, Mn, Mo, nhiều khí CO2
+ Đất có pH cao (do bón vơi, độ ẩm thấp, bón nhiều phân Lân), hàm lượng carbonat
cao


+ Do di truyền của cây
+ Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp
#2. Mangan (Mn):




Vai trị:

+ Góp phần tạo nên enzym, hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng
trong cây: sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat,
+ Tham gia trực tiếp vào q trìnhquang hợp, q trình hơ hấp, q trình tổng hợp
các chất hữu cơ, quá trình vận chuyển, sự chuyển hóa hơi nước, chuyển hóa gluxit,
sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả), sự chống chịu
hạn của cây.
+ Ảnh hưởng đến sự tổng hợp các chất đường bột, hợp chất có đạm, các axit hữu
cơ, sắc tố, vitamin…
+ Tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt
+ Tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi.



Biểu hiện thiếu Magan

– Bắt đầu từ những lá non, lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm,
giữa những gân lá sẽ có màu vàng, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.



Nguyên nhân:

+ Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những đất kiềm, đất chua sau khi bón
vơi, đất thống khí và chân đất giàu hữu cơ
+ Hiện tượng thiếu Mangan cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh
dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.

+ Điều kiện thời tiết lạnh, úng nước cũng gây ra hiện tượng thiếu Mn. Triệu chứng
sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.
#3. Kẽm (Zn):



Vai trò:

+ Là nguyên tố đầu tiên cần thiết cho sự phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến năng


suất của cây trồng, được dùng bón cho cây thiếu dinh dưỡng.
+ Kẽm tham gia vào các hoạt hóa khoảng 70 ezym của nhiều goạt động sinh lý và
sinh hóa của cây trồng.
+ Cần thiết để gian gia vào quá trình sản xuất ra chất diệp lục và hydratcarbon
+ Tăng tốc độ trao đổi chất của cây



Biểu hiện thiếu Zn ở cây trồng:

+ Thiếu Zn các chức năng tế bào của cây bị suy yếu
+ Thiếu Zn gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sự sinh trưởng, làm lá cây bị biến
dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.
+ Lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng…



Ngun nhân:


Bón phân khơng cân đối.
#4. Đồng (Cu):



Vai trị:

+ Cu cần thiết cho sự hình thành Diệp lục
+ Làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây



Biểu hiện thiếu Cu ở cây trồng:

+ Lá rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên
bạc lá,
+ Lá biến cong và cây không ra hoa được.
+ Xuất hiện hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết
hoại tử trên lá hay quả.



Nguyên nhân:

+ Những vùng đất đầm lầy, ruộng lầy thụt thường xảy ra hiện tượng thiếu Cu
#5. Bo (B):


– Vai trò:
+ Nhu cầu Bo cho từng loại đất là rất khác nhau

+ Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, sự hình
thành của thành tế bào và hạt giống.
+ Bo đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành protein.
+ Bo tác động trực tiếp đến q trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N,
nước và chất khống khác,
+ Ảnh hưởng rõ rệt đến q trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
+ Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh
độc NH3) và sự tổng hợp glucid
+ Bo có lợi cho sự ra hoa và tạo quả, làm tăng sự vận chuyển các chất giúp cây
sinh trưởng và tăng khả năng chịu hạn



Biểu hiện thiếu Bo:

+ Thiếu B làm làm đình trệ sự vận chuyển nước và muối khoáng đến các đỉnh sinh
trưởng, gây nên hiện tượng chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần,
+ Gây rối loạn trong sự hình thành cơ quan sinh sản, một số trường hợp khơng có
túi phấn và nhụy, hoa khơng hình thành.
+ Tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng,
+ Rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.



Ngun nhân:

Bón phân khơng cân đối, phân bón khơng có đủ vi lượng cần thiết.
#6. Molypđen (Mo):




Vai trị:

+ Cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat.
+ Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ
trong cây.




Biểu hiện thiếu Mo

+ Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng, đặc biệt của các cây họ đậu.
+ Lá vàng và hệ sinh trưởng bị đình trệ xảy ra khi thiếu Mo
+ Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu
như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molipden để cố định Nitơ từ
khơng khí.



Nguyên nhân:

Thiếu Mo thường xảy ra ở nơi đất trồng chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn
so với đất nặng.
#7. Vai trò của Clo (Cl):



Vai trò:


+ Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng.
+ Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây.
+ Clo tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời
và hoạt hóa một số hệ thống men.
+ Clo tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất như Canxi, Magie, Kali ở trong
cây,
+ Đóng vai trị điều hịa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm
soát được sự bốc thoát hơi nước…


Kết luận: Vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng rất cần
thiết cho sự phát triển của cây trồng. Bất kỳ sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố nào
trong 07 nguyên tố trên cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Đôi lúc bà
con thường đánh giá vai trò của nguyên tố vi lượng không đáng kể nên thường qua
việc bổ sung cho cây trồng có thể dẫn đến sự rối loạn q trình trao đổi chất.
Có 2 cách để bổ sung dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng là bổ sung qua lá hoặc
gốc. Bà con nên chú ý đặc tính của loại cây trồng đề kịp thời cung cấp các nguyên
tố vi lượng cho cây phát triển một cách toàn diện.
Nguồn />

5. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
a. Phân hỗn hợp: Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2
hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn.
Thí dụ: nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3. Còn gọi là phân N-PK
b. Phân phức hợp: là các loại phân đã được sản xuất thơng qua các phản ứng
hố học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
Thí dụ: amophot là hốn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4, thu được khi
cho amoniac tác dụng với axit photphoric
6. Phân vi lượng
Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi

lượng cho cây như bo, kẽm,mangan…..
3.3 Hoạt động luyện tập( về nhà)
Mục tiêu
Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa
và nắm được ở mức độ nào.
Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngơn ngữ hóa học. Phát hiện và
giải quyết vấn đề thông qua môn học
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
- Ở hoạt động này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học
sinh hoạt động cặp đơi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi
trong phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1
Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:
A. Muối ăn

B. Thạch cao

C. Phèn chua

Câu 2
Trong các loại phân bón sau, phân bón hố học kép là:
A.(NH4)2SO4
Câu 3

B.Ca (H2PO4)2 C. KCl


D. KNO3

D. Vơi sống


Trong các loại phân bón hố học sau loại nào là phân đạm ?
A. KCl

B. Ca3(PO4)2

C. K2SO4

D. (NH2)2CO

Câu 4
Để nhận biết 2 loại phân bón hố học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOH

B. Ba(OH)2

C. AgNO3

D. BaCl2

Câu 5: Tích hợp mơn tốn:
Dựa vào kiến thức mơn tốn, hãy tính xem hàm lượng N có trong
NH4NO3 ?
- Đáp án:
%N=(2x14)/80x100=35%


đạm

3.4 Hoạt động vận dụng và tìm tịi mở rộng ( về nhà)
Mục tiêu
HĐ vận dụng và tìm tịi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục
đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi,
bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều
phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say
mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ
Cách thức hoạt động : Giáo viên giao bài tập về nhà cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP
1. Theo em, thời điểm nào sau đây là thích hợp nhất để bón phân ure cho lúa? Vì sao?
A. Buổi sáng sớm, sương cịn đọng trên lá
B. Buổi trưa nắng
C. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn
D. Buổi chiều, vẫn cịn nắng
2. Vì sao tro bếp lại được sử dụng như một loại phân bón hóa học? Tro bếp thích hợp
để bón cho vùng đất chua hay mặn? Vì sao?
3. Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích tính khoa học của câu ca dao:


“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng sấm dậy mở cờ mà lên”
4. Nghiên cứu mẫu đất nhà mình, bạn An thấy pH của đất đó bằng 6. Bạn khuyên An
nên dùng loại phân NPK nào sau đây cho hiệu quả và kinh tế
A. Đạm amoni, supephotphat, kali clorua
B. Đạm nitrat, supephotphat, kali clorua
C. Đạm nitrat, phân lân nung chảy, kaliclorua

D. Đạm ure, phân lân nung chảy, kaliclorua



×