Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ LOAN

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ LOAN

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Trần Thị Chiên

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo
phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015” em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ.
Trước tiên, cho phép em chân thành cảm ơn tới Thạc sĩ Trần Thị Chiên,
người giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt
quá trình để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô trong Khoa Giáo dục Chính trị đã tạo mọi điều kiện cho em
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đồng thời, cho em gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú tại các cơ quan
trực thuộc tỉnh Ninh Bình hỗ trợ trong khi khảo sát thực tế.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên, ủng hộ em trong quá trình làm khóa luận.
Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của quý thầy, cô để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Loan


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài khóa luận “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh
tế công nghiệp từ năm 2005 đến 2015” được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS. Trần Thị Chiên. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng cá nhân tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Loan


DANH MỤC VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Nội dung viết tắt

CMKHCN

Cách mạng khoa học công nghệ

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

KTCN

Kinh tế công nghiệp

KTTT

Kinh tế tri thức

KT - XH


Kinh tế - xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5
7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................ 5
Chương 1. CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH
BÌNH ............................................................................................................. 6
1.1. Tình hình thế giới và trong nước ............................................................. 6
1.1.1. Tình hình thế giới ................................................................................. 6
1.1.2. Tình hình trong nước .......................................................................... 10
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình phát triển kinh tế công
nghiệp của tỉnh Ninh Bình trước năm 2005 .................................................. 10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ........................................ 10
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Ninh Bình trước năm
2005 ............................................................................................................. 16
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH TỪ

NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 ....................................................................... 18
2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình ................................. 18
2.1.1. Chủ trương của Đảng.......................................................................... 18
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình ............................................ 22
2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình ............................................................................................................. 26
2.2.1. Chỉ đạo xây dựng nhiệm vụ phát triển công nghiệp ............................ 26
2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ................................... 27
2.2.3. Chỉ đạo công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng quy
hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp .............................. 28


2.2.4. Chỉ đạo ban hành về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công
nghiệp .......................................................................................................... 32
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM........................... 35
3.1. Nhận xét ................................................................................................ 35
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm ................................................ 35
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................. 39
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu.................................................................. 41
KẾT LUẬN ................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 46


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế sản xuất vật chất quan
trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân; là một bộ phận không thể
thiếu của sự phát triển kinh tế; là ngành mà sản phẩm tạo ra phục vụ cho việc
kinh doanh hoặc phục vụ trực tiếp cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con
người. Đồng thời, công nghiệp cũng được trợ giúp bởi sự phát triển của khoa

học, công nghệ và kĩ thuật tiên tiến. Hay gọi cách khác công nghiệp là “hoạt
động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là vật thể) tạo ra trở thành hàng
hóa”. Hiểu theo cách này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được
một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, một ngành kinh
tế.
Kinh tế công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia và sự phát triển của một đất nước. Vì vậy trong quá trình xây dựng
đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa ra định hướng coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, đáp ứng nhu cầu về lương thực, nguyên liệu cho
sự phát triển kinh tế công nghiệp cũng như xuất khẩu hàng hóa nông sản để
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này
thì công nghiệp có vai trò rất quan trọng để phát triển nông nghiệp, gắn công
nghiệp chế biến với nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất hàng hóa,
phát triển công nghiệp nông thôn. Như vậy, ĐCSVN đã rất quan tâm đến sự
phát triển kinh tế côn nghiệp của đất nước và Đảng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phát triển kinh tế công nghiệp của đất nước trong mọi giai
đoạn.
Tỉnh Ninh Bình nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng với vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm giao thông và đặc biệt là nơi có trữ lượng lớn
đá vôi là nguyên liệu sản xuất ra vật liệu xây dựng tạo nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế công nghiệp. Đặc biệt với chủ trương của Đảng và sự vận dụng
đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối của ĐCSVN của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình đã đưa kinh tế công nghiệp Ninh Bình ngày càng khởi sắc.

1


Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi và thành tựu đã đạt được sự phát triển
kinh tế công nghiệp tỉnh Ninh Bình còn những hạn chế mà Đảng và Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình cần giải quyết. Đối với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng

sông Hồng, Ninh Bình vẫn là nơi có quy mô nền kinh tế nhỏ bé, tốc độ tăng
trưởng khá nhanh nhưng chưa phát triển và tận dụng hết lợi thế của tỉnh.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đão phát triển
kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015” để làm khóa luận tốt
nghiệp chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam để nắm được về tình hình
kinh tế công nghiệp ở Ninh Bình, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng bộ Ninh
Bình để phát triển và thúc đẩy kinh tế công nghiệp từ 2005 đến 2015.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Kinh tế công nghiệp (KTCN) có vai trò vô cùng quan trọng trong sự
phát triển đất nước. Chính vì vậy, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
công nghiệp với những mức độ và cách tiếp cận khác nhau:
Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp
trên phạm vi cả nước
Cuốn “Công nghiệp Việt Nam 1945 - 2010” của tác giả Phạm Viết
Muôn đã cung cấp cho người đọc tư liệu về chặng đường 50 năm phát triển
của ngành công nghiệp Việt Nam và đề ra mục tiêu trong thời gian tới nhằm
tạo dựng một nước Việt Nam phồn thịnh.
Công trình của Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ, Quá
trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam đã khái quát quá trình hình
thành, phát triển công nghiệp Việt Nam qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn
trước năm 1945, giai đoạn 1945 đến 1985, giai đoạn 1986 đến 1996. Việc
phân chia giai đoạn sự phát triển của công nghiệp cho thấy những bước phát
triển thăng trầm đầy khó khăn của công nghiệp Việt Nam. Trên nền tảng
những bước đi đó, công trình cũng đã đưa ra các giải pháp cơ bản để đẩy
mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, có các công trình nghiên cứu đề cập đến những chính sách
của Nhà nước về kinh tế công nghiệp như: Võ Đại Lược (1994), Chính sách
phát triển công nghiệp của Việt Nam trong quá trình đổi mới - Nxb Khoa học
2



Xã hội, Hà Nội; Lê Hồng Yến (2007), Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ
chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam
(Thông qua thực tiễn các khu công nghiệp miền Bắc), Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Đại học Thương mại, Hà Nội v.v.
Nhóm các công trình nghiên cứu về Ninh Bình và sự phát triển
kinh tế công nghiệp ở Ninh Bình
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Ninh Bình”, tập 2 (1975 - 2005) được xuất bản
năm 2005 đã phản ánh lịch sử Đảng bộ tỉnh, trong đó có đề cập đến vấn đề công
nghiệp trong 25 năm kể từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài viết “Ninh Bình - vùng cố đô trên đà phát triển” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh đăng trên báo Nhân Dân (2018) chỉ rõ chủ trương của Đảng ở Đại
hội đại biểu khóa XII và khái quát tiềm năng, thành tựu của kinh tế công
nghiệp ở Ninh Bình.
Tác giả Nguyễn Thị Mơ với công trình nghiên cứu “Sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến
năm 2015” đã nghiên cứu một cách tổng quát chủ trương của Đảng và Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn 2005
đến năm 2015.
Luận văn thạc sĩ “Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến nay: kinh
nghiệm và giải pháp” của Nguyễn Chí Bính đã phân tích một cách sâu sắc về
chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khái quát khá toàn diện các
khía cạnh của công nghiệp Việt Nam từ quá trình hình thành và phát triển đến
mục tiêu của Đảng để phát triển công nghiệp. Một số công trình đã khái quát
quá trình hình thành, phát triển và tiềm năng của kinh tế công nghiệp của tỉnh
Ninh Bình. Tuy nhiên, các công trình kể trên chưa nghiên cứu một cách có hệ
thống sự phát triển của KTCN ở Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh. Đề tài được thực hiện với mục đích làm rõ nội dung đó.


3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo
phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015” nhằm làm sáng tỏ
hơn chủ trương và quá trình chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về
phát triển KTCN. Từ đó đúc kết một số kinh nghiệp qua thực tiễn lãnh đạo
phát triển KTCN từ năm 2005 đến năm 2015 nhằm phát triển hơn nữa KTCN
của tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm được những yếu tố chủ yếu tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình trong phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.
- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát
triển KTCN ở tỉnh từ năm 2005 đến năm 2015.
- Đưa ra nhận xét khách quan, khoa học ưu điểm và hạn chế, từ đó đúc
rút một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh
đạo phát triển KTCN từ năm 2005 đến năm 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình trong phát triển KTCN từ năm 2005 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: khóa luận tập trung nghiên cứu làm rõ chủ trương và
đạo phát triển KTCN của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
- Về thời gian: khóa luận nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015. Thế
nhưng, sự phát triển của KTCN sau này dựa trên nền tảng của KTCN trước
đây. Vì vậy, trong phạm vi khóa luận, tác giả tập trung đến thực trạng phát

triển KTCN ở tỉnh Ninh Bình trước năm 2005.
- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là lịch sử và logic:
Phương pháp lịch sử nhằm trình bày đúng quan điểm, chính sách, sự chỉ đạo
của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế công nghiệp. Phương pháp
logic nhằm phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm của Ninh Bình trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến 2015.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác: thống kê,
tổng hợp dữ liệu, so sánh và đưa ra nhận định.
6. Đóng góp của khóa luận
- Bước đầu khái quát những chủ trương, chính sách, sự chỉ đạo thực hiện
của ĐCSVN và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về sự phát triển kinh tế công nghiệp.
- Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề kinh tế công nghiệp ở Ninh Bình, từ đó giúp
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình thực hiện tốt hơn vai trò lãnh đạo của mình trong quá
trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế công nghiệp trong những giai đoạn
tiếp theo.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu của khóa luận gồm 3 chương và 6 tiết.

5


Chương 1

CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH

1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.1.1. Tình hình thế giới
Ở thế kỷ XXI, trên thế giới có nhiều sự biến đối trên tất cả các lĩnh vực,
điều này đã làm cho KTCN của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói
riêng có những thời cơ và thách thức.
* Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ (CMKHCN)
Cuộc CMKHCN xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX, đó là sự
nối tiếp của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra tại Anh vào cuối thế
kỷ XVIII, đây được coi là cuộc cách mạng lần thứ hai trên thế giới. Hiện nay,
trên thế giới đang trải qua bốn cuộc CMKHCN và ngày càng lớn mạnh ở khắp
mọi nơi, ở nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt trên lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nền tảng khoa học của cuộc CMKHCN trước hết là những phát minh vĩ đại
trong lĩnh vực hóa học, vật lí cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nó tạo ra cơ học
lượng tử và các khoa học hiện đại sau này. Theo thời gian, con người ngày
càng đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về các ngành Hóa học, Sinh học,
Toán học, Vật lí học, v.v... Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa
học cơ bản, con người đã ứng dụng cải tiến kĩ thuật, phục vụ sản xuất và cuộc
sống của mình. Công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ và giữ vai
trò quan trọng ở tất cả các lĩnh vực trên toàn cầu. Máy vi tính và Internet đang
được dùng phổ biến và việc tìm kiếm thông tin, liên lạc ngày càng tiện lợi,
nhanh chóng. Công nghệ thông tin ngày càng được sử dụng trong cuộc sống
cũng như cách hoạt động kinh tế, xã hội khác.
Với sự phát triển đó, mặc dù CMKHCN đã gây ra một số vấn đề toàn
cầu như: ô nhiễm môi trường, lao động, việc làm, … nhưng CMKHCN có
những tác động tích cực đến sự phát triển KTCN, cuộc cách mạng khoa học
trước đó định hướng, quyết định đến quy mô và tốc độ sản xuất. Sự phát của

KHCN có vai trò to lớn trong sự phát triển KTCN của Việt Nam và Ninh
Bình nói riêng. Công nghiệp cơ khí được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị
6


sản xuất công nghiệp quốc doanh. Việt Nam đang áp dụng đổi mới khoa học
công nghệ bằng cách cải tiến và sáng tạo công nghệ cũng như tiếp thu những
công nghệ mới. Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vận dụng chủ trương
của Đảng và đề ra những chủ trương, đường lối, chỉ đạo sáng tạo, đúng đắn
vào sự nghiệp phát triển KTCN của tỉnh trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm
2015.
* Sự phát triển của kinh tế tri thức (KTTT)
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức. Các ngành
sản xuất dịch vụ sử dụng ngày càng nhiều công nghệ cao bao gồm giáo dục,
công nghệ thông tin, các dịch vụ viễn thông đều là ngành kinh tế tri thức.
Các ngành công nghiệp truyền thống trong công nghiệp, nông nghiệp nếu
được cải tạo sử dụng công nghệ cao mà giá trị do công nghệ cao chiếm trên
2/3 tổng giá trị thì cũng trở thành ngành kinh tế tri thức. Sự bùng nổ của tri
thức gắn liền với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại. Máy tính và mạng internet đã tạo ra một cuộc cách mạng trong
việc trao đổi, liên lạc, lưu trữ thông tin và tri thức giúp quá trình trao đổi, giao
lưu tri thức, các thành tựu của KTTT được lan tỏa rộng khắp và nhanh chóng.
Tốc độ sản sinh nhanh của tri thức khiến cho các cơ cấu sản xuất biến đổi
không ngừng với tốc độ cao. KTTT đã đẩy vốn cũng như các yếu tố sản xuất
khác xuống hàng thứ yếu, nó trở thành yếu tố dẫn dắt sự phát triển. Thành
công của doanh nghiệp, của nền kinh tế phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào
khả năng sáng tạo và ứng dụng tri thức. Những doanh nghiệp thành công
nhất, có sức phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới hiện nay chính là
những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Mỗi nước đều
có những biện pháp, cách thức và sự lựa chọn cho riêng mình trong việc xây

dựng nền kinh tế này.
Đối với Việt Nam cũng như tỉnh Ninh Bình, sự phát triển của nền
KTTT là cơ hội lớn để phát triển KT - XH của đất nước. Trong ngành KTCN,
các phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử, thị trường ảo, tổ
chức ảo, doanh nghiệp ảo, làm việc từ xa… đang ngày càng trở thành xu thế;
các công ty trong lĩnh vực phần mềm, lập trình đòi hỏi nhiều chất xám và
trình độ tri thức cao ngày càng được phát triển mạnh mẽ về quy mô và số
7


lượng. Nền KTCN không còn dựa vào tài nguyên mà chuyển sang dựa vào tri
thức và khả năng sáng tạo của con người. Sử dụng nguồn nhân lực sẵn có
cùng sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên kết hợp sử dụng tri thức mới,
công nghệ mới Việt Nam cũng như Ninh Bình đã làm ra được nhiều hơn, tốt
hơn, hiệu quả hơn các sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu, thân thiện môi trường
và có uy tín trên thi trường quốc tế.
ĐCSVN đã hiểu được tầm quan trọng của KTTT đối với sự phát triển
của KTCN và đưa ra các chủ trương phát triển KTCN phù hợp. Trên cơ sở đó,
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vận dụng đầy đủ và sáng tạo chủ trương của Đảng về
phát triển KTCN và đề các chủ trương để phát triển KTCN phù hợp với thực
tiễn địa phương mình.
* Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
KHCN phát triển mạnh mẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế
thế giới. Thương mại thế giới phát triển vượt bậc với sự ra đời của các tổ chức
thế giới và khu vực như APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương), EU (Cộng đồng châu Âu), NAFTA (Hiệp định mậu dịch tự do Bắc
Mỹ), WTO (Tổ chức thương mại thế giới) …Toàn cầu hóa đang diễn ra ở hầu
hết các nước và các lĩnh vực khác nhau như thương mại, tài chính, dịch vụ
cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội với nhiều hình thức và mức độ khác
nhau. Nhờ quá trình trên đã tạo ra những quan hệ gắn bó mật thiết, tác động

qua lại giữa các nền kinh tế. Toàn cầu hóa tạo động lực phát triển của mỗi
quốc gia, đồng thời có sự giao lưu, so sánh kinh tế giữa các nước.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực
của Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển của KTCN. Cũng giống như toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế vừa tạo động lực phát triển, vừa đem đến sự so sánh
giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Các thủ tục trong giao lưu hàng hóa
được làm ngắn gọn hơn, hàng hóa được tự do luân chuyển, giảm mức thuế,
giảm chi phí sản xuất và tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng. Toàn cầu giúp
đa dạng hóa các loại hình đầu tư nhờ đó, dễ dàng phát triển các khu vực đầu
tư, tranh thủ được nhiều nguồn vốn đầu tư nhờ giao lưu, hợp tác. Qua đó thu
hút đầu tư cho Việt Nam đồng thời giúp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ

8


giữa Việt Nam đối với các nước trên thế giới. Hội nhập quốc tế giúp Việt
Nam tiếp cận những nguồn tài chính q uốc tế giảm bớt tài chính về ngoại hối
nhờ đó giúp tăng khả năng nhập khẩu, ngoài ra còn giúp tạo công ăn việc làm.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm cho nền kinh tế công
nghiệp có nhiều mối lo khó nắm bắt được như dễ suy thoái, khó duy trì ổn
định. Năng lực cạnh tranh của các cơ sở kinh tế của Việt Nam chưa được cao
trong khi còn phải cạnh tranh với doanh nghiệp trong và ngoài nước nên gây
nhiều khó khăn. Việt Nam hội nhập sau nhiều nước trên thế giới và trong khu
vực, do đó phải cố gắng bắt kịp với tiến độ phát triển của quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế trên thế giới.
* Những biến động trong cục diện địa chính trị, kinh tế, xã hội, khu vực
trên thế giới
Trên thế giới, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn,
tuy nhiên xung đột vũ trang, khủng bố, chiến tranh cục bộ, bất ổn chính trị, xã
hội, tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Các vấn đề về

tự nhiên như thiên tai, ô nhiễm môi trường cùng các dịch bệnh trở thành
những vấn đề nóng đáng được quan tâm trên thế giới.
Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào các năm 2007,
2008, hàng loạt ngân hàng đóng cửa, chứng khoán mất giá, tiền tệ không có
sự bình ổn giá trị bắt nguồn từ Hoa Kỳ sau đó ảnh hưởng tới nhiều nước Châu
Âu khác. Cuộc khủng hoảng này làm ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ kinh tế
quốc tế giữa các quốc gia, gây bất ổn về thị trường tài chính. Đồng thời, cuộc
khủng hoảng cũng đặt các quốc gia trong bối cảnh cần sửa đổi lại để hoàn
thiện thể chế kinh tế, tìm ra nguồn năng lượng thay thế, công nghệ mới để sản
xuất ra những sản phẩm chất lượng có hàm lượng trí tuệ cao, tạo sự bền vững
cho phát triển kinh tế.
Những thay đổi trên đã ảnh hưởng đến KTCN của không chỉ Việt Nam
mà cả tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh những tác động tích cực của những biến
động đó là những ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm sự phát triển KTCN của Việt
Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

9


1.1.2. Tình hình trong nước
Công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nhìn chung kinh tế vĩ mô
giữ được mức ổn định. Quy mô kinh tế các ngành đều có sự phát triển, đời
sống nhân dân ngày càng được nâng cao; công tác quốc phòng an ninh, giữ
vững độc lập chủ quyền lãnh thổ ngày càng được đẩy mạnh; công tác đối
ngoại được đặc biệt quan tâm, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam với
quốc tế; giữ vững và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc; công tác xây dựng
Đảng có nhiều bước tiến bộ. “Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân
7,26%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 so với năm 2000
theo giá thực tế gấp 3,26 lần; thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu gấp 5 lần;

tuổi thọ bình quân tăng từ 67 tuổi lên 72,8 tuổi” [3; tr.16]. Vì thế đã tạo điều
kiện để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen
nhau, tác động trên mọi khía cạnh và diễn biến phức tạp, không thể coi
thường bất cứ thách thức nào. Việt Nam vẫn tồn tại nguy cơ tụt hậu so với các
nước trong khu vực và thế giới. Tình trạng một số cán bộ, Đảng viên suy
thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống của vẫn đang diễn ra trong hàng
ngũ Đảng. Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết âm mưu “diễn biến hòa
bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”,
“dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam” [2;
tr.22].
Như vậy, tình hình thế giới, trong nước đã tác động đến sự lãnh đạo
phát triển KTCN của không chỉ Việt Nam và của cả Đảng bộ Ninh Bình. Từ
đó, Đảng bộ Ninh Bình đã đưa ra những chủ trương, chỉ đạo để phát triển
KTCN.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NINH BÌNH TRƯỚC NĂM 2005

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
10


Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam Đồng bằng Bắc Bộ và có diện
tích tự nhiên 1.378,1 km2 và được chia thành 08 đơn vị hành chính, gồm: thành
phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 06 huyện là Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn,
Yên Khánh, Kim Sơn và Yên Mô . “Ninh Bình có tọa độ địa lý là 190 50’ đến
200 27’ độ Vĩ Bắc, 1050 32’ đến 1060 27’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp
làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa chạy theo hướng

Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, phía
Đông Bắc giáp với tỉnh Nam Định, phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam, phía Tây
và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông và Đông Nam là Biển Đông. Ninh
Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam và nằm trên tuyến giao thông
huyết mạch Bắc - Nam (Quốc lộ 1A, quốc lộ 10, 12A, 12B và đường sắt xuyên
Việt), có hệ thống sông ngòi phong phú, đặc biệt là sông Đáy” [24]. Ngoài ra,
tỉnh còn nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc. Với vị trí địa lý giáp với 4 tỉnh trên cả nước, với hệ thống giao
thông thuận lợi, giúp Ninh Bình dễ dàng giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng
hóa với các tỉnh, với các vùng miền trên tổ quốc cả về đường bộ và đường
thủy.
* Điều kiện tự nhiên
Ninh Bình nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa xuân ấm,
độ ẩm cao và xuất hiện mưa xuân; mùa hạ có nhiệt độ cao, có mưa rào và gió
mùa Đông Nam, thường xuyên có bão (4-5 cơn bão/năm), mùa thu thời tiết
của tỉnh mát dịu, mùa đông khô lạnh và có gió mùa Đông Bắc. “Nhiệt độ
trung bình hàng năm của tỉnh khoảng 24,20C và lượng mưa trung bình từ
1.400 - 1.900mm” [24]. Như vậy, Ninh Bình có đặc điểm khí hậu của rất thuận
lợi cho sự phát triển một số loại cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, phục vụ
cho một số ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, tỉnh cần có những chính
sách để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp đối với từng mùa
và từng vùng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến phát triển.
Về thủy văn, hệ thống sông ngòi tỉnh Ninh Bình dày đặc với các sông
như: sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Càn, sông Vân, sông Vạc... Các sông
này thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra Biển Đông tạo

11



thành mạng lưới giao thông đường thủy gắn kết với mạng lưới sông ngòi với
các tỉnh khác. Ninh Bình sở hữu các cảng như: cảng Ninh Phúc, cảng Khánh
An,… tạo điều kiện thuật tiện cho sự phát triển giao lưu đường thủy trong và
ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, “nguồn nước ngọt dồi dào và đa dạng giúp phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, phục vụ hoạt động sản xuất, dịch vụ và các sinh
hoạt hàng ngày. Chiều dài bờ biển của Ninh Bình dài xấp xỉ 18km, với hàng
ngàn ha bãi bồi, hàng chục ngàn ha lãnh hải. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ
sâu tương đối, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải tàu hàng ngàn tấn ra vào
thuận tiện. Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt
nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2.000 - 2.500 tấn/năm đồng bằng trũng xen
kẽ núi đá vôi và xuống đồng bằng phì nhiêu, bãi bồi ven biển phía Đông”
[24].
Địa hình của tỉnh Ninh Bình được chia thành 03 tiểu vùng cơ bản:
Vùng đồi núi bao gồm núi đất, đồi đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp và
các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, ngoài ra trong tiểu vùng có dạng địa hình
bình nguyên. Vùng này chủ yếu thuộc phần lớn ở thị xã Tam Điệp với diện tích
chiếm gần 30% diện tích và một phần huyện Nho Quan, phía Bắc và Đông Bắc
huyện Gia Viễn. Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất lúa trũng, nhiều hồ,
ao xen kẽ núi đá vôi với các hang động đẹp. Vùng này có diện tích gần 40%
tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm huyện Gia Viễn, phần còn lại của
huyện Nho Quan, Tam Điệp, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình và một
phần của huyện Yên Mô. Đồng bằng trung tâm có bờ biển dài khoảng 18km
và đất đai phì nhiêu. Vùng đồng bằng và bãi bồi ven biển có chiếm trên 30%
diện tích toàn tỉnh, gồm: một phần huyện Yên Mô, toàn bộ huyện Kim Sơn và
huyện Yên Khánh. Với địa hình có đồng bằng và ven biển, núi đá vôi giúp
Ninh Bình hình thành những công ty, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng,
phát triển các cây công nghiệp như đồi dứa ở Tam Điệp và ở vùng đồng bằng
thuận tiện để mở các công ty xí nghiệp chủ yếu là công ty may mặc, điện tử.
Tuy nhiên, vùng núi có độ dốc lớn, địa hình bị sông, núi chia cắt mạnh, đồng

bằng nằm ven biển hàng năm tỉnh chịu nhiều thiên tai, lũ lụt như bão, lụt, hạn
hán... gây những trở ngại nhất định cho phát triển KTCN.

12


Về tài nguyên khoáng sản của tỉnh Ninh Bình nói chung không phong
phú và không có nhiều chủng loại. Tuy nhiên, có một số loại khoáng sản có
trữ lượng và chất lượng tốt phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng.
Các khoáng sản chủ yếu gồm:
Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của tỉnh với những dãy núi
đá vôi khá lớn, chạy từ tỉnh Hòa Bình qua huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư,
Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận biển Đông với chiều dài hơn 40 km. Tỉnh có hàng
chục tỷ m3 trữ lượng đá vôi chiếm diện tích trên 1,2 vạn ha, là nguyên liệu
chính để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.
“Đá đôlômit có trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn, chất lượng tốt, hàm lượng
MgO từ 17%-19% đáp ứng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây
dựng và làm một số hóa chất khác. Đôlômit trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở
Phú Long (huyện Nho Quan), Yên Đồng (huyện Yên Mô), Đông Sơn (thị xã
Tam Điệp)” [24]. Đôlômit có thể sử dụng trong công nghiệp thủy tinh. Ngoài
ra, đá này còn được ứng dụng trong các lĩnh vực công luyện kim, vật chịu lửa,
ngoài ra còn sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và xử lý môi trường.
Đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp thuộc thị xã Tam Điệp,
huyện Nho Quan, Yên Mô và Gia Viễn cùng các bãi bồi ven sông. Đất sét là
nguyên liệu để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành sản xuất xi
măng và ngành đúc. Tạo điều kiện để xây dựng các công ty xi măng và các
làng nghề.
Nước khoáng có trữ lượng lớn và phân bố chủ yếu ở Cúc Phương
(huyện Nho Quan) và Kênh Gà (huyện Gia Viễn). Nước khoáng có các

khoáng chất cao và hàm lượng MgCO3 có tác dụng chữa bệnh, phát triển
ngành sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Từ đó, hình
thành công ty sản xuất nước khoáng, các đại lý phân phối nước khoáng trên
cả nước.
Than bùn của tỉnh có trữ lượng nhỏ, khoảng 2,6 triệu tấn được phân bố
ở Quang Sơn (thị xã Tam Điệp) Gia Sơn, Sơn Hà (huyện Nho Quan),... dùng
để sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
13


Ngoài ra, tỉnh nằm gần các nguồn năng lượng lớn của đất nước ở miền
Bắc như: thủy điện Hòa Bình; bể than Quảng Ninh; Nhiệt điện Phả Lại... tạo
điều kiện thuận lợi để Ninh Bình đáp ứng các nhu cầu về các năng lượng phục
vụ cho phát triển KTCN của tỉnh.
1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Do tác động của các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý mới, nền kinh
tế của tỉnh Ninh Bình đã phát triển tương đối ổn định và nhiều lĩnh vực có tốc
độ phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Ở giai đoạn 2005 - 2010, “kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách,
xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp nhất là sản xuất vật liệu xây dựng, du
lịch có bước phát triển khá. Nông nghiệp tiếp tục đổi mới, nổi bật là sản xuất
vụ đông, lúa năng suất cao, chất lượng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm trong giai đoạn này là 16,5% (vượt chỉ tiêu đề ra là 14,5%), cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ” [6;
tr.29].
Trong giai đoạn 2010 - 2015, “nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá,
bình quân trong giai đoạn này của tỉnh đạt 11,7%/năm, gấp 2 lần bình quân
chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất trong các làng nghề chiếm

19% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Các nguồn vốn huy động cho
đầu tư phát triển tăng nhanh” [7; tr.19].
Ninh Bình có số dân là 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009),
trong đó có 43% dân số sống ở đô thị và 57% dân số sống ở nông thôn. “Mật
độ dân số là 642 người/km². Theo thống kê năm 2009, toàn tỉnh có 5 tôn
giáo khác nhau đạt 149.962 người, Công giáo có 134.692 người, Phật giáo có
15.260 người. Một số ít người dân theo các tôn giáo khác như đạo Tin
Lành, Hồi giáo và đạo Cao Đài” [24].
Về lao động, “Toàn tỉnh hiện đang có khoảng 587,5 nghìn người đang
làm việc trong các khu vực kinh tế (chiếm 63,4% dân số). Lao động làm việc
trong ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm từ 62,9% năm 2005 xuống
14


48,5% ở năm 2010. Lao động ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng
32,3% năm 2015 và có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2010. Riêng lao động
ngành công nghiệp hiện chiếm khoảng 20,7% tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế toàn tỉnh. Lao động trong các doanh nghiệp công
nghiệp của tỉnh chiếm khoảng 45%, còn lại là lao động thuộc các cơ sở sản
xuất nhỏ, cá thể, hộ gia đình (chiếm gần 55%). Ngành công nghiệp chế biến là
ngành có số lượng lao động đông đảo nhất với 102.087 lao động, chiếm tới
94,1%, tiếp theo là công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, xử lý rác
thải chiếm trên 3,3% và nhóm ngành công nghiệp khai khoáng chiếm khoảng
2,6%” [14]. Bên cạnh đó, bệnh viện đa khoa 700 giường, bệnh viện sản nhi và
bệnh viện mắt được thành lập góp phần nâng cao năng lực khám và chữa
bệnh cho nhân dân lao động, đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức khỏa cho người
dân. Tuy nhiên, Ninh Bình cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức lớn
như: vấn đề dân cư, lao động và giải quyết việc làm chưa được giải quyết triệt
để, kinh tế trong tỉnh so với kinh tế cả nước và trong vùng vẫn còn khó khăn
về vốn, thị trường và đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập; thiên tai, dịch bệnh

khó lường.
“Giáo dục - đào tạo của tỉnh phát triển khá toàn diện, có nhiều chuyển
biến tích cực và gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh,
phong trào xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Đảng bộ Ninh Bình rất trú
trọng công tác giáo dục đào tạo. Ninh Bình luôn thuộc nhóm 10 tỉnh, thành
phố dẫn đầu về chất lượng giáo dục trong cả nước. Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình chủ trương làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm,
công tác giảm nghèo được tập trung chỉ đạo và đạt kết quả tốt”. [7; tr.31]
Như vậy, những yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển KTCN. Bên cạnh đó, lợi thế về điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội gây khó khăn tới sự phát triển KTCN
của tỉnh Ninh Bình. Thực tế đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cần có chủ
trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, sát với thực tế để phát huy
những thế mạnh, đồng thời giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để KTCN của
tỉnh ngày càng được nâng cao.

15


1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Ninh Bình trước
năm 2005
Từ ngày tái lập tỉnh (tháng 4/1992) nhận thức được vai trò quan trọng
của công nghiệp dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
cùng với nhân dân toàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chính sách kinh tế mới
khuyến khích các nhà đầu tư vào các cơ sở sản xuất,mở rộng quyền tự chủ
cho các cơ sở,… Chính điều đó đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Ninh Bình
khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, phát triển và gặt hái nhiều thành tựu
quan trọng, là bước đà để phát triển cho những năm đầu của thế kỷ XXI.
Trong thời kỳ 1986 - 1991, khi còn ở tỉnh Hà Nam Ninh, Ninh Bình
chưa tách thành một tỉnh độc lập, vốn đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp. “Tổng vốn đầu tư năm 1991 chỉ đạt 30,7 tỉ đồng, trong đó 84,6%
là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp…Thời kỳ 1992 - 1995, tổng vốn đầu tư đạt
413,7 tỉ đồng, trong đó cho cho sản xuất công nghiệp 97 tỉ đồng, chiếm 23,4.
Thời kỳ 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư đạt 1.115,8 tỉ đồng, gấp 2,7 lần thời kỳ
1992 - 1995, trong đó đầu tư cho sản xuất công nghiệp 384,4 tỉ đồng, gấp 4 lần
(chiếm 34,4%)” [22]. “Năm 2000, nền kinh tế của Ninh Bình có mức tăng
trưởng khá, GDP tăng 10,4% năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3%
năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng của khu vực II
(công nghiệp và xây dựng cơ bản) tăng từ 18,7% năm 1991 lên 23,2% năm
2000” [22]. Như vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh, Đảng đã quan tâm đầu tư cho
nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tiếp tục được tăng cường, hơn hẳn so với các thời
kỳ trước đó tuy nhiên cơ cấu đầu tư vào khu vực này giảm dần, thay vào đó là
tập trung vốn đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển
giao thông - bưu điện.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, KTCN tỉnh Ninh Bình còn một
số hạn chế:
Thứ nhất, trong cơ cấu ngành, ngành công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng
thấp hơn so với nông nghiệp. Do kinh tế Ninh Bình xuất phát từ một tỉnh
thuần nông, dân số chủ yếu làm nông nghiệp nên việc chuyển đổi cơ cấu
ngành khó khăn hơn so với những tỉnh khác.

16


Thứ hai, giá trị hàng xuất khẩu được sản xuất trên địa bàn khá lớn,
nhưng chủ yếu xuất khẩu qua ủy thác, chưa xây dựng hàng hóa có sức cạnh
tranh trên thị trường, kim ngạch xuất khẩu thấp.
Thứ ba, chưa được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài, thu hút các nguồn
lực đầu tư vào khu công nghiệp còn chậm; việc giải phóng mặt bằng, giao đất
cho một số dự án còn chậm, thiếu kiên quyết.

Thứ tư, Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp còn chậm tiến độ xây dựng,
làm hạn chế tiến độ đầu tư, sản xuất của các daonh nghiệp, khả năng cạnh
tranh của một số sản phẩm trên thị trường chưa cao, thị trường tiêu thụ khó
khăn.
Để khắc phục các vấn đề trên, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cần phải có
nhận thức, quan điểm, mục tiêu, biện pháp phát triển KTCN trong những năm
tiếp theo. Điều kiện đó đòi hỏi Đảng bộ Ninh Bình cần có những chủ trương,
giải pháp chiến lược phát triển KTCN trong những giai đoạn sau đáp ứng nhu
cầy xây dựng và phát triển KT -XH của địa phương trong thời kỳ phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiểu kết chương 1
Bối cảnh thế giới, trong nước với sự phát triển của KHCN, sự bùng nổ
của nền KTTT, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế và những thành tựu
và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đã tác động đến tiến trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Bình. Cùng với sự tác động của bối cảnh lịch sử thế giới và
trong nước, thực tiễn vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên, KT - XH Ninh Bình có
những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển KTCN Ninh Bình. Điều
đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Ninh Bình thật sáng suốt để đưa ra những chủ trương
sáng tạo, phù hợp với Ninh Bình để phát triển KTCN của tỉnh.

17


Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

2.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH


2.1.1. Chủ trương của Đảng
Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế của KTCN ở Việt Nam, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) đã xác định: “Chúng ta tranh
thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của
nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng
của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [2; tr.28-29]. Mục tiêu đưa
Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển nêu ra tại Đại hội lần thứ IX của
Đảng, được Đại hội lần thứ X coi là mục tiêu trực tiếp với sự bổ sung nhằm rút
ngắn về mặt thời gian là “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại” [2; tr.23]. Để đạt được mục tiêu trên, công nghiệp là ngành
phải đi đầu trong việc đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ cũng
như hàm lượng tri thức, để tăng thêm giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm, phấn đấu “đạt tốc độ tăng giá trị tăng thêm trong
công nghiệp và xây dựng từ 10 - 10,2%/năm” [2; tr.23].
Để phát triển công nghiệp, Đảng chủ trương:
“Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát
triển mạnh các ngàng công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,
sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu
tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc
gia… Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thự chiện một
số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu,luyện kim, cơ
khí, chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng…” [2; tr.91].

18



×