Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Khoá luận tốt nghiệp đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIẢO DỤC CHÍNH TRỊ

LƯONG THỊ THUẬN

ĐẢNG B ộ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TÉ DU LICH
TỪ NĂM 2001 ĐÉN NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản V iệt Nam

Hà Nội - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIẢO DỤC CHÍNH TRỊ

LƯONG THỊ THUẬN

ĐÁNG BO TÍNH NINH BÌNH LẢNH ĐAO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản V iệt Nam

Người hướng dẫn khoa học



ThS. TRẦN THỊ CHIÊN

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị đã tận tình
dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, ThS. Trần Thị
Chiên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi ừong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do thời gian có hạn và bước đầu
làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi
những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và
các bạn sinh viên.
Tôi xỉn chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Lương Thị Thuận


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS.

Trần Thi Chiên.


Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Lương Thị Thuận


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. ĐẢNG B ộ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010.................7
1.1. Tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình trước năm
2001....................................................................................................................7
1.2. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kỉnh tế du lịch trong
những năm 2001 - 2010...................................................................................20
Tiểu kết chương 1.............................................................................................34
Chương 2. ĐẢNG B ộ TỈNH NINH BÌNH TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015.... 35
2.1. Chủ trương mới của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
về đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch............................................................ 35
2.2. Quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình từ năm 2010 đến năm 2015.................................................................... 42
Tiểu kết chương 2.............................................................................................49

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 50
3.1. Một số nhận xét.........................................................................................50
3.2. Một số kinh nghiệm..................................................................................59
KÉT LUẬN.....................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 67
PHỤ LỤC........................................................................................................71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại phiên họp làn thứ 21 Đại hội đồng Tổ chức Du lịch thế giới
(UNWTO) được tổ chức tại Medellin, Colombia ngày 12 - 17/09/2015 đã
tổng kết: "Năm 2014, vượt qua nhiều thách thức, du lịch quốc tế đã chạm mốc
kỷ lục 1.133 triệu lượt khách, đem lại doanh thu xuất khẩu lên đến 1,5 tỷ đô la
Mỹ, chỉ tiêu du lịch cũng tăng trưởng tương ứng, đạt 1,246 tỷ USD. Du lịch
hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánh ngang
với các ngành sản xuất ô - tô, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện tử".
Chính vì vậy, không ít quốc gia đã thành lập Bộ Du lịch, hoặc gắn Du lịch
trong những bộ kinh tế lớn. Đây là hướng đi đúng đắn và cần thiết, là yêu cầu
tất yếu đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển ừong quá trình CNH,
HĐH đất nước.
Có thể nói rằng, phát triển du lịch hiện nay đang là một trong những
định hướng phát triển quan trọng của Việt Nam. Với một bề dày văn hóa qua
hàng nghìn năm lịch sử, ưu đãi do thiên nhiên ban tặng với đày đủ các loại
hình cảnh quan, sinh vật đa dạng, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển
kinh tế du lịch. Nghị quyết số 92/NQ-CP về Một số giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch Việt Nam trong thời kỉ mới ngày 08/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ đã khẳng định:
Ngành du lịch đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào
phát triển kỉnh tế - xã hội; góp phàn chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế; thu hút đàu

tư; tạo nhiều việc làm; xóa đói giảm nghèo; nâng cao dân trí; bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam năng động, thân thiện và hòa bình [7, tr. 1].
Vì vậy, Việt Nam cần khai thác, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tài
nguyên du lịch của đất nước. Đồng thời, tận dụng cơ hội thuận lợi ừong nước

1


và quốc tế, tạo bước phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới, đưa
phát triển kinh tế du lịch thực sự trở thảnh ngành kinh tế mũi nhọn.
Ninh Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, có nhiều
tiềm năng phát triển du lịch đa dạng và phong phú với nhiều danh hiệu di sản
thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận. Trong những
năm qua, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã và đang lãnh đạo nhân dân thực hiện
chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đưa Ninh
Bình trở thành trung tâm du lịch cấp quốc gia và thành phố du lịch ttong
tương lai.
Trong thời gian vừa qua, với sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình, hoạt động kinh tế du lịch đã đạt được rất nhiều thành tựu quan
ừọng. Tỉ trọng du lịch không ngừng tăng, vấn đề quy hoạch các hoạt động du
lịch đã bước đầu đạt được hiệu quả. Đồng thời, công tác tổ chức và quản lý
của Ban tỉnh ủy, Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình về các hoạt động
du lịch cũng chặt chẽ hơn và họp lý hơn. Trên cơ sở đó, góp phần bảo tồn,
phát huy các giá tri văn hóa nghệ thuật truyền thống của tỉnh và khai thác một
cách hiệu quả tiềm năng phát triển của Ninh Bình; phát triển kinh tế, tạo thêm
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp ổn định và nâng cao
chất lượng đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì cũng còn không ít
hạn chế về hoạt động đầu tư, phát triển du lịch, về chất lượng du lịch,... Đặc

biệt, sự kết họp hài hòa giữa phát triển du lịch với môi trường vẫn chưa được
chú trọng. Do đó, tình ừạng ô nhiễm môi trường ở một số điểm du lịch chưa
được khắc phục. Trong vấn đề quy hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện phát
triển kinh tế du lịch chưa đặt trong một tàm nhìn dài hạn. Một số công trình
văn hóa, kiến trúc đang có tình trạng xuống cấp, đòi hỏi phải có sự bảo tồn và
phát huy giá trị,...

2


Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Đảng bộ tình Ninh Bình
lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề du lịch và kinh tế du lịch, có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu như:
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình và Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam (2010), Địa chỉ Ninh Bình. Tác phẩm chỉ ra một cách khá rõ ràng về vị
trí, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình (2013), Phát triển bền vững du
lịch Ninh Bình, in tại công ty TNHHTM&DV Hà Phương, Ninh Bình.
Cuốn sách cung cấp những thông tin, tư liệu, nhận thức cập nhật và một
số kinh nghiệm ừong và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững. Đánh giá
thực trạng phát triển của du lịch Ninh Bình, từ đó đưa ra một số giải pháp
phát triển du lịch bền vững càn quán triệt.
- Đinh Trung Kiên (2006), Một sổ vẩn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại
học quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã đưa ra các quan điểm khác nhau về du lịch.
Đồng thời phân tích về các thành tựu, hạn chế, các tiềm năng và thế mạnh của
du lịch Việt Nam ừong giai đoạn hiện nay
- Phạm Văn Khoản (2013), “Đảng bộ Ninh Bình lãnh đạo phát triển du

lịch giai đoạn từ 2001 - 2010”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Luận văn tập trung nghiên cứu khách quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với vấn đề phát triển du lịch; tái hiện lại
những kết quả đạt được của du lịch tỉnh Ninh Bình từ năm 2001 - 2010; bước
đầu đúc kết một số bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh trong quá trình đẩy mạnh phát triển du lịch Ninh Bình hiện nay.

3


- Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tác giả đã trình bày khái quát các vấn đề du lịch: định nghĩa du lịch, các loại
hình du lịch, các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch,... Qua đó, giúp chúng ta có
những hiểu biết cơ bản nhất về ngành du lịch.
- Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Non nước Ninh Bình. Tác phẩm đã giới
thiệu một cách khá đầy đủ về đất và người Ninh Bình. Đặc biệt là các điểm
dừng chân du lịch nổi tiếng nơi đây.
- Bùi Thị Hải yến (2009), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội. Trong đó, tác giả đã giới thiệu và liệt kê các địa điểm du lịch nổi
tiếng của Việt Nam. Trong đó có các thắng cảnh của tỉnh Ninh Bình.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ đi nghiên cứu khái quát,
ở một số góc độ nhất định về du lịch và kinh tế du lịch chứ chưa đi phân tích
chi tiết, đày đủ và một cách có hệ thống về kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2015. Các kết quả
nghiên cứu đi trước là cơ sở, nguồn tài liệu cho tác giả triển khai đề tài:
"Đảng bộ tình Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001
đến năm 2015".
3. Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình trong phát triển kinh tế du lịch của tỉnh từ năm 2001 đến năm 2015. Tìm
hiểu về công tác tổ chức thực hiện, chủ trương phát triển và thành tựu, hạn
chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vỉ nghiên cứu
v ề nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu về quá trình lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tinh Ninh Bình

4


v ề thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2001 - 2015
v ề không gian: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Ninh Bình
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình triển
khai chủ trưomg của Đảng về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong giai
đoạn 2001 - 2015. Trên cơ sở đó, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm phát
triển kinh tế du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đi làm rõ những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình
trước năm 2001, các chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tinh Ninh
Bình về phát triển kinh tế du lịch trong những năm 2001 - 2005.
- Tìm hiểu về chủ trương mới của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình từ năm 2010 đến năm 2015 và quá trình đẩy mạnh phát triển kinh
tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
- Đưa ra một số nhận xét về thành tựu và hạn chế đã đạt được trong quá
trình triển khai thực hiện phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh

Bình ừong giai đoạn 2001 - 2015. Qua đó, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà chủ yếu là phép biện chứng duy vật; các chủ
trương, đường lối phát triển kinh tế du lịch của Đảng cộng sản Việt Nam và
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình; những quan điểm của các nhà nghiên cứu về du lịch
ừong và ngoài nước. Ngoài ra, tác giả còn kết họp với một số phương pháp
khác: lịch sử - logic, phân tích, tổng hợp, liệt kê,...

5


6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phàn làm rõ hơn chủ trương, quan điểm và thực trạng sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế du lịch hiện nay.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
trong giai đoạn sau.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu khác có liên quan tới vấn đề kinh tế du lịch.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phàn mở đàu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương, 6 tiết.

6


Chương 1
ĐẢNG B ộ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH

TRƯỚC NĂM 2001

1.1.1. Khái niệm du lịch, phát triển kinh tế du lịch
1.1.1.1.

Khải niệm du lịch và các loại hình du lịch

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist
Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, ừải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngoi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành
nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá
một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Trong thông điệp của Ngày Du lịch thế giới 2014, ông Taleb Rifai,
Tổng thư ký UNWTO đã nói: “D m lịch là một hoạt động kinh tế cơ bản của
con người được hình thành bởi tương tác xã hội và chỉ thành công nếu giúp
cư dân địa phương thông qua việc đóng góp cho các giá trị xã hội như tham
gia, giáo dục và hỗ trợ chính quyền địa phương. Đồng thời, sẽ không có một
ngành du lịch phát triển đích thực nểu sự phát triển đó đe dọa đến các giả trị
và nền văn hóa của cộng đồng địa phương, hay các lợi ích kinh tế xã hội
được tạo ra bởi ngành du lịch không đến được với cộng đồng...”
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, mục 1, điều 4 có quy định:
"Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm

7



hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Khái niệm
rộng nhất và đầy đủ hơn cả, có lẽ được thể hiện trong Tuyên bố Ô-sa-ka của
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: "Du lịch là con đẻ của hòa bình, là
phương tiện củng cổ hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán
_



Á _



. Á ỊỊ

quôc tê .
Như vậy, du lịch là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động vui chơi, giải
trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư
trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi
là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du
lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay, du lịch đang có
ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, là một hoạt động
cơ bản tạo sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đây được coi là ngành
công nghiệp không khói, có tác dụng giải trí, tạo ra công ăn việc làm cho con
người, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo sự gắn kết giữa con
người với nhau.
Du lịch có nhiều loại hình khác nhau. Dựa ừên các căn cứ khác nhau
mà có các cách phân chia khác nhau
Thứ nhất, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyển đi du lịch, du lịch
được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế là hình
thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ

quốc gia khác nhau. Ở hình thức này, khách phải đi qua biên giới và tiêu
ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Du lịch nội địa là hình thức du lịch mà điểm xuất
phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của quốc gia
Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Trên cơ sở
này, du lịch được phân chia thành những loại hình như du lịch chữa bệnh, du
lịch nghỉ ngơi, giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn h ó a,...

8


Thứ ba, căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo đó, du lịch được
phân thành du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân. Dù là loại hình nào trong
hình thức tổ chức du lịch theo chuyến đi thì các điều kiện ăn ở, sinh hoạt...
noi lưu trú giữ vai ừò quan trọng ừong việc thu hút lượng khách du lịch ở các
vùng miền du lịch.
Ngoài các cơ sở trên, các loại hình du lịch rất phong phú và đa dạng,
loại hình du lịch còn căn cứ vào phương tiện giao thông được sử
dụng, phương tiện lưu trú và các nhu cầu của con người: du lịch sinh thái, du
lịch văn hóa....
1.1.1.2. Khái niệm kinh tể du lịch và phát triển kỉnh tế du lịch
Kỉnh tể du lịch là một loại hình kinh tế đặc thù mang tỉnh dịch vụ, được
xem như một ngành “công nghiệp không khói ”, gồm có du lịch quốc tế và du
lịch trong nước; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên
và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, vãn hoá,
lịch sử...) nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán,
xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lích. Là một ngành
công nghiệp dịch vụ thu ngoại tệ, góp phần quan trọng trong việc tăng thu
nhập quốc dân. [11, tr.586]
Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng họp có liên quan mật thiết
đến nhiều ngành kinh tế khác, trước hết là kinh tế đối ngoại, với nhiều ngành

văn hoá, xã hội và mang tính nhân bản, văn hoá, tính dân tộc ngày càng cao.
Kinh tế du lịch có nhiều nội dung và hình thức phong phú đa dạng, như du
lịch thắng cảnh, du lịch nghỉ dưỡng sức, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du
lịch nghiên cứu khoa học, tìm hiểu nền văn hoá dân tộc, văn minh thế giới.
Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch chịu sự chi phối của quy
luật kinh tế, song do đặc thù của ngành, nên nó cũng có những cơ chế vận
hành riêng.

9


Khái niệm phát triển, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là
một phạm trù cơ bản của triết học, dùng để chỉ sự vận động và phát triển theo
chiều hướng tiến lên của các sự vật, hiện tượng. Quá trình phát triển đó đi từ
trình độ thấp tới trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa hoàn
thiện, chưa đầy đủ tới hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn. Đó là một quá trình lâu
dài, phức tạp, ừải qua cả những bước thụt lùi tạm thời.
Cũng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển kinh tể du lịch ”
là “quá trình biến đỗi kỉnh tế du lịch bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng
cao mức sống của dân cư” [11, tr.425].
Từ những luận giải nói trên, có thể quan niệm: Phát triển kinh tế du lịch
Ninh Bình là quá trình không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng các
bộ phận cấu thành kỉnh tế du lịch của tỉnh ừên cơ sở kiện toàn, củng cố, tôn
tạo cái đã có, xây dựng và phát triển mới những cái chưa có, khai thác mọi
tiềm năng, thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đưa kinh tế du
lịch trở thành ngành kinh tế phát triển mạnh của tỉnh.
Đối với một quốc gia nói chung, các hoạt động kinh tế du lịch có vai
trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đáng nói là du lịch trở
thành ngành xuất khẩu tại chỗ rất hiệu quả và đầy triển vọng, đã tạo ra gần
một triệu việc làm, góp phàn tích cực xóa đói, giảm nghèo và giao lưu văn

hóa, phát triển kinh tế đối ngoại (theo TS. Phạm Từ - “Du lịch- nhìn từ góc
độ kinh tế và lịch sử”, Tạp chí Cộng sản). Kinh tế du lịch phát triển kéo theo
sự phát triển của viễn thông, vận tải, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật,... Qua
đó, thúc đẩy tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế nói chung của tỉnh Ninh Bình
1.1.2. Khái quát về tính Ninh Bình
1.1.2 . 1. về điều kiện tự nhiên
Vừng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn (968 1010) với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý và cũng là địa bàn quan trọng về

10


quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Tháng 12/1991, Quốc Hội khoá VIII kỳ họp
thứ 10 quyết định tách tỉnh Ninh Bình ra khỏi tính Hà Nam Ninh. Ninh Bình
trở lại tỉnh cũ khi này gồm 7 đơn vị hành chính. Đen nay, tính tới năm 2015 theo số liệu của Tổng cụ thống kê tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình có 2 thành phố
và 6 huyện (145 đơn vị hành chính cấp xã gồm 121 xã, 17 phường và 7 thị
trấn). Bao gồm Thành phố Ninh Bình và Tam Điệp, các huyện: Nho Quan,
Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn.
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực Nam miền Bắc Việt Nam,
thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Giáp vói các tỉnh: Hòa Bình, Hà Nam,
Nam Định, Thanh Hóa và giáp với vịnh Bắc Bộ. Vị trí giói hạn từ 19°50 đến
20°26 vĩ độ Bắc, từ 105°32 đến 106°20 kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội 90
km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.400 km2, chiếm 0,42% diện tích cả nước.
Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh
Bình được chia làm 3 vùng địa hình khá rõ: Vùng núi chiếm 40% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, bao gồm các huyện ở phía Tây Bắc: Nho Quan, Gia
Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp; còn lại đồng bằng và vùng ven biển chiếm 60%,
gồm hai huyện Kim Sơn và Yên Khánh ở phía Đông Nam. Xen giữa 2 vùng
lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp.
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
ven biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm khảng 23,5°c. Độ ẩm tương đối trung

bình: 80-85%. Đá vôi là nguồn tài nguyên lớn nhất của Ninh Bình. Với những
dãy núi đá vôi khá lớn, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Nho
Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông. Nước
khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho
Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch
với trữ lượng lớn.

11


Ngoài ra, Ninh Bình còn có đất sét và than bùn phân bố rải rác ở các
vùng đồi núi thấp.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tể - xã hội
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Trong đó nổi bật là các
doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Tam Điệp, xi
măng Phú Sơn,... Ninh Bình còn có 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha.
Các dự án thuộc khu công nghiệp lớn như: Nhà máy đạm Ninh Bình, Công ty
Phân lân Ninh Bình, Nhà máy xi măng The Vissai, Nhà máy sản xuất và lắp
ráp ô tô Thành Công, Nhà máy xi măng Tam Điệp...
v ề nông nghiệp, Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa
dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh:
vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa
thơm; vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải
sản; khu vực làng hoa Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch.
v ề thương mại và dịch vụ, Ninh Bình rất thuận lợi cho phát triển lưu
thông hàng hóa, phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ
dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao. Ninh Bình
đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh coi

đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.
v ề giao thông, Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có 5
quốc lộ dàn đều ừên tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh: quốc lộ
1A, 12B, 10, 38B, 45. Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình
được triển khai là: đường cao tốc Ninh Bình - cầu Giẽ; Ninh Bình - Thanh
Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ
khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tính, v ề giao thông đường sắt,

12


Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp - Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt
Bắc-Nam. v ề giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc.
Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ưomg quản lý 4
tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều
dài gần 364,3 km. Có 4 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh
Bình, cảng Ninh Phúc, cảng ICD Phúc Lộc và cảng càu Yên.
v ề con người, dân số của tỉnh Ninh Bình có hơn 940.000 người (năm
2014), hầu hết là người dân tộc Kinh, có khoảng 2 vạn người dân tộc Mường
phần lớn sống tập trung ở một số xã miền núi huyện Nho Quan và Tam Điệp.
Đại bộ phận nhân dân theo tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên, cha mẹ),
một bộ phận theo đạo Công giáo, đạo Phật... Đồng bào Công giáo chiếm
khoảng 16% số dân trong tỉnh, nhiều nhất là ở Kim Sơn chiếm 43,4% dân số
toàn huyện.
v ề văn hóa, Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây
Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã tạo ra một nền văn hóa Ninh
Bình tương đối năng động. Thế kỷ XVI - XVII, đạo Công giáo được truyền
vào Ninh Bình, dần dần hình thành trung tâm Công giáo Phát Diệm. Bên cạnh
văn hoá của cư dân Việt cổ, Ninh Bình còn có "văn hoá mới" của cư dân ven
biển. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình khá đa dạng gắn liền

với tín ngưỡng thờ Vua, thờ Thánh, thờ Thần. Là địa phương có bề dày truyền
thống lịch sử nên ừên địa bàn tỉnh có nhiều di tích được xếp hạng với 1 di sản
văn hóa và thiên nhiên thế giới, 79 di tích cấp quốc gia, 235 di tích cấp tỉnh,
có 7 khu du lịch chính và 228 lễ hội.
Đặc biệt, tỉnh nổi tiếng với nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc như: Lễ hội cố
đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, đền Thánh Nguyễn, lễ hội đền Trần Ninh
Bình... những trung tâm hát chầu văn, xẩm, ca trù ở đền Dâu, phủ Đồi... Ninh
Bình là đất tổ của nghệ thuật hát Chèo, là quê hương các làn điệu hát xẩm, ca

13


trù và của nhiều làng nghề truyền thống như nghề điêu khắc đá Ninh Vân - Hệ
Dưỡng, Xuân Vũ, nghề mộc Phúc Lộc, nghề thêu ren Văn Lâm, nghề chiếu
cói ở Kim Sơn, đan lát mây tre ở Nho Quan, Gia Viễn...
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội kể trên, Ninh
Bình là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, có thể phát triển các loại hình du lịch
văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm,..., tạo nên sức hấp dẫn riêng của
du lịch địa phương trước tình trạng trùng lặp sản phẩm du lịch với một số địa
phương phụ cận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn
biến thất thường, địa hình bị chia cắt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt
động kinh tế du lịch cũng như việc quản lý một số điểm du lịch. Điều đó đòi
hỏi các cấp ủ y Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình cần có các giải pháp khai
thác, bảo tồn tài nguyên du lịch họp lý trước sự phát triển của kinh tế - xã hội.
1.13. Thạc trạngphát tiiển kinh tế du lịch tình Ninh Bình truớc năm 2001
Từ sau khi đất nước được giải phóng (1975), nền kinh tế Việt Nam vẫn
còn rất nghèo nàn và lạc hậu. Những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại
khiến cho đời sống nhân dân thêm khó khăn. Đe khắc phục khó khăn của đất
nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, năm 1986, Đảng ta đã đưa ra chính
sách đổi mới toàn diện. Trong đó, bắt đầu đề cập tới vấn đề phát triển du lịch.

Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tể - xã hội đến năm 2000, Nghị
quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên,
di sản vẫn hóa phong phú và các lợi thể khác của đất nước, mở rộng hợp tác
với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch” [9, tr.350].
Ngày 14/10/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 46CT/TW về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, trong
đó nêu lên quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế du lịch đến
năm 2000. Coi phát triển kinh tế du lịch là một hướng chiến lược quan trọng
trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Có thể nói,

14


Chỉ thị 46 - CT/TW của Đảng đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển
của ngành du lịch Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế du lịch được xác định là
"ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kỉnh tế - xã hội của đất
nước” (Nghị quyết số 45/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ). Vì vậy, Việt
Nam phải "Phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có
quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta" mà
Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đề ra.
Ngày 24/05/1995, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 307TTg về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ
1995 - 2010 dựa ừên việc phê duyệt tờ trình số 377/TCDL ngày 24/04/1995
của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Theo đó, đưa ra các quan điểm chỉ đạo, mục
tiêu cần đạt và một số các giải pháp thực hiện.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Nam Hà (hiện
nay là Hà Nam và Nam Định) và Ninh Bình. Tỉnh Hà Nam Ninh được thành
lập. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị
quyết chia tỉnh Hà Nam Ninh để tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình.
Tỉnh Ninh Bình lúc này gồm 2 thị xã Ninh Bình (tỉnh lị), Tam Điệp và 5
huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, Tam Điệp.

Trong bối cảnh đất nước còn có nhiều khó khăn nên nhìn chung kinh tế
du lịch ở Ninh Bình trong thời kì này chưa được quan tâm, chú trọng. Bởi lẽ,
để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân mà thời gian này
lãnh đạo tỉnh chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Ninh Bình là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú. Tuy nhiên từ
những thập niên trước đến khi tái lập tỉnh (năm 1992), du lịch và các hoạt
động du lịch phần lớn chỉ được xem là những hoạt động công cộng phục vụ

15


đời sống văn hoá, tinh thần, vui chơi, giải trí và chăm sóc sức khoẻ của nhân
dân. Đây có thể gọi là giai đoạn sơ khai của du lịch Ninh Bình.
Năm 1995, Sở Du lịch Ninh Bình được thảnh lập đã bước đầu hình
thành và phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Qua đó, phát huy những tiềm năng
du lịch vốn có ừong tỉnh. Cơ sở ban đàu chỉ có khách sạn Hoa Lư ở cạnh núi
Kỳ Lân (đường Trần Hưng Đạo, thị xã Ninh Bình). Tổng số cán bộ, nhân viên
là 150 người. Nguồn vốn đầu tư cho du lịch cũng vô cùng eo hẹp; cơ sở hạ
tầng, vật chất yếu kém. Ngoài khách sạn Hoa Lư, chỉ có một xí nghiệp sản
xuất dịch vụ du lịch và 2 nhà hàng thuộc công ty. Khách sạn Hoa Lư có 32
phòng ngủ, trong đó có 5 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, 3 phòng ăn, 1 quầy
Bar và 1 phòng lễ tân. Nhu cầu về hệ thống khách sạn phục vụ du lịch đòi hỏi
phải nhanh chóng nâng cấp và hoàn thiện.
Tháng 12/1992, Đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình làn thứ XII họp đã
triển khai việc thực hiện phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Theo đó, hệ thống
các điểm du lịch Ninh Bình được quy hoạch thành 3 cụm: Cụm du lịch trung
tâm, Cụm du lịch vùng rừng, Cụm du lịch Kim Sơn. Ngoài ra còn một số điểm
rải rác khác núi Non Nước; phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; động Tam
Giao; bãi săn bắn Ghềnh (Tam Điệp)...
Tháng 04/1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII

đã họp từ ngày 25/04 đến 27/04/1996 về Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
và các giải pháp chủ yếu đến năm 2000 đã chỉ rõ ngành du lịch phải "tạo
bước chuyển biến thực sự mạnh mẽ, toàn diện, có hiệu quả, tương xứng với
tiềm năng, thể mạnh và vị tri của một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh" [18,
tr.47]. Đây là một chiến lược hoàn toàn đúng đắn và phù họp của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình, dù trong lúc này ừên địa bàn tỉnh chưa có đủ điều kiện đầu tư
để phát triển du lịch.

16


Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ tính Ninh Bình lần thứ XIII
(08/1996), ƯBND tỉnh Ninh Bình đã đua ra kế hoạch 19/KH-UBND về việc
Thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm
2000 với mục tiêu đua hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh hoạt động ừong
khuôn khổ và có hiệu quả hon.
Từ năm 1995 - 2000, Đảng bộ tỉnh đã tích cực triển khai dự án Quy
hoạch tăng thu du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1995 - 2010 đã được ƯBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 949/QĐ-UB ngày 22/09/1995. Coi đây là
công cụ đắc lực và hữu hiệu cho công tác quản lý và phát triển du lịch Ninh
Bình trong thời gian tới. Theo dự án này, quy hoạch du lịch Ninh Bình bao gồm
các điểm du lịch (khu vực Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, Phát Diệm và VQG
Cúc Phưong), 4 cụm du lịch, 6 tuyến du lịch và 8 dự án đầu tư theo lãnh thổ.
Ngày 20/12/1997, UBND tỉnh ra Quyết định số 1713/QĐ-UB phê
duyệt dự án Quy hoạch phát triển khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nhằm
đưa khu vực này ừở thành một ừong những ừọng điểm du lịch của tỉnh.
UBND tỉnh cũng phê duyệt các dự án đầu tư vào khu du lịch sinh thái Vân
Long, cụm du lịch nhà thờ đá và các cơ sở du lịch ven sông Kim Sơn, dự án
du lịch Cồn Thoi - Hòn Nổi. Đây là những lợi thế đối với sự phát triển du lịch
Ninh Bình trong giai đoạn mới.

Năm 2000, toàn ngành có 5.500 lao động do Sở du lịch Ninh Bình trực
tiếp quản lý. Trong đó, có 338 lao động làm việc trực tiếp trong các doanh
nghiệp do Sở trực tiếp quản lý, với số đó gồm 23 lao động có trình độ đại học
và cao đẳng, 121 lao động có trình độ trung cấp, 79 lao động có trình độ ngoại
ngữ. Thu nhập bình quân tháng của mỗi lao động đạt trung bình 400.000
đồng/tháng. So với thời kì trước thì đây là bước tiến có ý nghĩa rất lớn dối với
sự phát triển vững chắc của du lịch Ninh Bình giai đoạn sau này.

17


Ngành du lịch đã tăng cường đàu tư cơ sở hạ tàng ở một số điểm du
lịch: Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc,...Dự án Quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động năm 1997 được phê duyệt đã xác định đầu tư đường bộ từ
quốc lộ 1A vào Tam Cốc - Bích Động và tiếp tục dự án đầu tư, cải tạo bến
thuyền và nạo vét sông Ngô Giang. Năm 1999, UBND tỉnh phê duyệt Định
hướng phát triển không gian du lịch Tam Cốc - Bích Động đến năm 2010.
Mạng lưới điện cũng có sự phát triển, 100% số xã, phường, thị ừấn đã có điện
sinh hoạt. Quy mô các điểm du lịch được mở rộng, các điểm danh lam thắng
cảnh được tôn tạo thêm.
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cũng quan tâm, đầu tư và phát triển hệ thống
các cơ sở lưu trú. Hệ thống các khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng và nâng
cấp hơn, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi của cả du khách trong nước và quốc tế.
Tiêu biểu như khách sạn Thùy Anh, Kinh Đô, Hòa Bình, Thanh Bình, Thanh
Thủy, Tháng Tám. Nhìn chung, số lượng khách du lịch lưu trú đã tăng lên
đáng kể. Năm 1995, toàn tính đã có 25 cơ sở lưu trú với 240 phòng. Năm
2000, toàn tỉnh có 35 cơ sở lưu trú và 500 phòng nghỉ. Trong đó có 18 khách
sạn, 10 nhà nghỉ, nhà khách, 7 khu du lịch và 1 làng du lịch; 12 cơ sở đạt
chuẩn, 1 cơ sở sếp hạng 2 sao. Tuy nhiên, về cơ bản, quy mô các cơ sở lưu trú
trên địa bàn tinh còn nhỏ, ừang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu

ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch thương mại.
Các cơ sở phục vụ ăn uống ừong tỉnh cũng được nâng cấp. Theo thống
kê của Sở du lịch tỉnh Ninh Bình, năm 2000 cả tỉnh Ninh Bình có 13 cơ sở
phục vụ ăn uống với 2.134 ghế.
Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng đẩy mạnh công tác quảng bá qua báo Ninh
Bình, báo Nhân dân, tạp chí Du lịch,...Tổ chức các hội chợ, hội thảo để quảng
bá du lịch. Từng bước sửa chữa, nâng cấp, hoàn chỉnh các biển chỉ dẫn, các
biển quảng cáo du lịch. Hàng năm, phối họp với Sở văn hóa thông tin và các

18


ban ngành tổ chức thành công lễ hội Trường Yên, nhà thờ đá Phát Diệm,...thu
hút ngày càng nhiều khách du lịch về Ninh Bình hơn.
Năm 2000, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã tổ chức các lớp tập huấn, học
tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức và khảo sát kinh nghiệm thực tế tại các
tỉnh miền Trung, tham gia triển lãm các gian hàng của Hội chợ Xuân Du lịch văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đạt 5 giải toàn quốc.
Trong 5 năm 1995 - 2000, du lịch Ninh Bình đã đón được gần 1,8 triệu
lượt khách, số lượng khách quốc tế ngày một tăng. Doanh thu du lịch đạt
119,83 tỉ đồng. Trong Báo cáo tình hình và nhiệm vụ phát triển kỉnh tế - xã
hội được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII của BCH Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình đã chỉ rõ: "Ngành du lịch đã xây dựng được quy hoạch tổng thể
1995 - 2010, hình thành và bước đầu đi vào khai thác một sổ điểm du lịch
trong tỉnh, sổ khách đến du lịch ngày càng đông, doanh thu ngày càng tăng”.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế du lịch chưa tương xứng với tiềm
năng và thế mạnh của tỉnh. Việc đàu tư cơ sở hạ tàng mới chỉ bắt đàu, dàn
trải, việc thu hút đầu tư du lịch còn hạn chế. Hoạt động du lịch đa phần mới
chỉ dừng lại ở du lịch tự nhiên, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch độc đáo,
thu hút du khách. Môi trường và cảnh quan du lịch tự nhiên có tình trạng bị
xâm hại do không quy hoạch hợp lý. Các cơ sở lưu trú chưa đạt chất lượng

cao. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu và yếu hiểu biết về pháp luật,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch
trong tình hình mới.
Có thể nói, mặc dù chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, đồng bộ
song với một số chính sách ban đầu, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã tạo ra được
môi trường thuận lợi cho sự phát triển du lịch (1995 - 2000). Bước đầu khai
thác có hiệu quả hơn những thế mạnh và tiềm năng vốn có của tỉnh, tạo cơ sở
vững chắc cho sự phát triển du lịch trong những năm tiếp theo, hoàn thành

19


mục tiêu mà Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ tỉnh đã đề ra đến năm
2000: "Phẩn đẩu để tình ta sớm trở thành một trong những trung tâm du lịch
của đất nước" [18, tr.47].
Như vậy, có thể thấy rằng, số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch
hạn chế; sự nghèo nàn về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật cũng như sự yếu
kém cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ừong hoạt động kinh tế du
lịch chính là những hạn chế cơ bản của kỉnh tế du lịch Ninh Bình thời kì trước
năm 2001.
Trước tình hình đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cần phải kịp thời
đứa ra các biện pháp tích cực để tháo gỡ những khó khăn này. Đây cũng là
nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình trong thời kì mới,
đặc biệt trong giai đoạn 2001 - 2015; góp phần vào phát triển kinh tế du lịch
của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
1.2. ĐẢNG BÔ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐAO PHÁT TRIỂN KINH TÉ DU LICH







TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2010

1.2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001) đã tổng
kết, đánh giá những kết quả đạt được của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
VIII, 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế
- xã hội. Đại hội nhấn mạnh: phải ‘Phát triển và đa dạng các loại hình và các
điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp
tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch ” [9, tr.805].
Ngày 22/07/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
97/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
2001 - 2010. Bao gồm các mục tiêu phát triển và phát triển một số lĩnh vực,

20


×