Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

ĐẢNG bộ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH đạo PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP từ năm 1954 đến năm 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

ĐỒNG THỊ NGỌC HIỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.0315

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách
quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014.
Tác giả
Đồng Thị Ngọc Hiền


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới


cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa – Khoa Lịch sử, Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội . Cô đã tận tình chỉ
bảo, định hướng cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô trong trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa Lịch sử, trong bộ môn lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam- những người đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi cảm ơn cán bộ trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc Gia Hà
Nội, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phòng lưu trữ Tỉnh ủy, thư viện khoa
học tổng hợp tỉnh Thái Bình…đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm và hệ thống
tư liệu cần thiết cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, xong trình độ có hạn, luận văn không
tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến cuả quý thầy cô
và các bạn. Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn

Đồng Thị Ngọc Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề .........................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .........................................6
6. Đóng góp khoa học của luận văn ..................................................................................6
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................7
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI
BÌNH ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1954 - 1960 ................... 8

1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
đối với kinh tế nông nghiệp .............................................................................................8
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình ..............................8
1.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất và sản xuất nông nghiệp sau ngày hòa
bình lập lại năm 1954...................................................................................................11
1.1.3. Chủ trương của Đảng đối với nông nghiệp Error! Bookmark not defined.
1.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kinh tế nông nghiệpError! Bookmark not defined.
1.2.1. Lãnh đạo thực hiện cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế nông
nghiệp (1954-1957) .................................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Lãnh đạo hợp tác hóa và phát triển sản xuất nông nghiệp (1958 -1960)Error! Bookma
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH ĐỐI VỚI
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1961 - 1965Error! Bookmark not defined.
2.1. Kế hoạch năm năm lần thứ nhất và chủ trƣơng đối với kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình......................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp miền BắcError! Bookmark n
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .... Error! Bookmark not defined.
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .......... Error! Bookmark not defined.


2.2.1. Củng cố, mở rộng quy mô và cải tiến quản lý hợp tác xã Error! Bookmark not define

2.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuậtError! Bookmar

2.2.3 Phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sản xuất lương thựcError! Bookmark not
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ Error! Bookmark not defined.
3.1. Một số nhận xét .................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Ưu điểm ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hạn chế ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của sản xuất nông nghiệp, đánh giá

đúng tình hình địa phương để lựa chọn cách thức, bước đi, cách làm phù hợpError! Bookmark
3.2.2. Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phải cụ thể, có trọng điểm, tổng kết
thực tiễn kịp thời ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và phát huy
tính chủ động, sáng tạo của người nông dân trong sản xuấtError! Bookmark not defined.
3.2.4. Giáo dục cán bộ, đảng viên đầu tàu gương mẫu, biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của người nông dân ............................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................12
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ
BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

CCRĐ

cải cách ruộng đất

CNH


công nghiệp hóa

CNXH

chủ nghĩa xã hội

Ha

hécta

HTX

hợp tác xã

HĐH

hiện đại hóa

KH-KT

khoa học - kỹ thuật

KT-XH

kinh tế - xã hội

LLSX

lực lượng sản xuất


QHSX

quan hệ sản xuất

TLSX

tư liệu sản xuất

XHCN

xã hội chủ nghĩa

VC-KT

vật chất-kĩ thuật


Bản đồ tỉnh Thái Bình năm 2014


Bản đồ tỉnh Thái Bình năm 1954


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của xã hội, góp phần
quan trọng vào xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Sản xuất nông nghiệp phát
triển, là cơ sở cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và tác động tích cực tới sự phân
công lao động trong xã hội, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần tăng cường tiềm
lực kinh tế, quốc phòng, an ninh.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vấn đề ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong các ngành kinh tế. Đặc biệt, trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Trong những năm 1954-1965, nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc không những đã
góp phần trọng yếu trong xây dựng, củng cố hậu phương, đảm bảo đời sống nhân
dân, quân đội, tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng, làm cơ sở phát
triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân mà còn đảm
bảo cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Những thành tựu về
phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn này đã tác động trực tiếp đến công cuộc
xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc XHCN, ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp
đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Đây là vùng đất
phù sa màu mỡ, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Những
năm 1954-1965, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp,
Thái Bình đã vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành cuộc CCRĐ, là một trong
những tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Với thắng lợi đó, nông
nghiệp Thái Bình đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống người nông
dân, ổn định nông thôn, xây dựng miền Bắc lớn mạnh, đồng thời làm tròn một cách
xuất sắc vai trò là hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
dân tộc. Tuy nhiên, ngoài những thành quả to lớn đã đạt được, mô hình này cũng tồn
tại không ít những bất cập như những địa phương khác như cơ chế quản lý, phân phối
thu nhập…. Do đó, nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954-1965

1


dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình không chỉ góp phần đánh giá một giai
đoạn lịch sử quan trọng ở Thái Bình mà còn ở cả miền Bắc. Hơn nữa, đây là giai
đoạn lịch sử đã qua nhưng những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng kinh tế nông
nghiệp vẫn là những kinh nghiệm hết sức quý báu cho Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo

phát triển kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Vì những lí do đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965” làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình từ năm
1954 đến năm 1965 đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến với những mức độ
và cách tiếp cận khác nhau. Có thể phân chia thành hai nhóm tư liệu như sau:
Các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp ở Việt Nam
Các tác giả đã đề cập một cách cụ thể ở mức độ khác nhau về chủ trương, sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện
chính sách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp trong kháng chiến như :
- “Đánh giá đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai
lầm của cải cách ruộng đất” của Văn Phong,Nxb Sự Thật, 1956 ; Trần Phương
(chủ biên) : Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1968; Chử Văn Lâm (Chủ biên): Hợp tác hoá nông nghiệp Việt Nam, lịch sử - vấn
đề - triển vọng,Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972 ; Nguyễn Huy: Đưa nông nghiệp từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983 ;
“45 năm kinh tế Việt Nam” của tác giả Đào Văn Tập,Nxb KHXH, Hà Nội, 1990;
Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp nông
thôn Việt Nam 1945-1995,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996; Bùi Huy Đáp –
Nguyễn Điền : Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996.
- Các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử như: “Quá trình từng bước
củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất nông nghiệp ở miề n Bắc nước ta ”, tác giả

2


Đinh Thu Cúc, số 175 (4/1977); “Quá trình chuyển hợp tác xã sản xuất nông

nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao ở miền Bắc Việt Nam”, tác giả Trần Đức Hùng, số
187 (4/1979); “Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa”, tác giả Bùi Đình Phong, số 9 (1998).
- Trên tạp chí Lịch sử Đảng như: “Hồ Chí Minh với HTX nông nghiệp”, tác giả
Trần Thị Minh Châu, số 11(1999); “Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực
nông nghiệp ở miền Bắc những năm 1954-1957”, tác giả Lý Việt Quang, số 3 (2005).
Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối
với kinh tế nông nghiệp thời kỳ 1954-1975
-“Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
1961 đến năm 1975”, Luận án tiến sĩ, Nguyễn Mạnh Hùng, Học viện Chính trị - Bộ
quốc phòng, Hà Nội, 2010. Luận án đi sâu vào phân tích đường lối, chính sách của
Đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ 1961-1975; vị trí, vai
trò của kinh tế nông nghiệp trong xây dựng CNXH ở miền Bắc và đúc rút kinh nghiệm,
làm cơ sở vận dụng vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng ở
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho luận văn của mình để làm rõ phần chủ trương của Đảng đối với
kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 1961-1965. Tuy nhiên, luận án chưa so sánh và
làm rõ sự khác nhau trong chủ trương của Đảng đối với kinh tế nông nghiệp giai đoạn
1961-1975 có gì khác so với các giai đoạn trước đó như giai đoạn 1954-1960. Với luận
án này, cũng chưa phản ánh rõ thực trạng cụ thể các địa phương ở miền Bắc trong đó
có Thái Bình lúc bấy giờ như thế nào.
-“Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo cải cách ruộng đất ở địa phương (1955 1957)”, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Tr ần Thị Chinh, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thái Bình trong CCRĐ và rút ra bài học kinh
nghiệm. Luận văn chưa phản ảnh rõ bức tranh chung về kinh tế nông ng hiệp ở
Thái Bình trong giai đoạn 1955-1957, giai đoạn 1958-1960, giai đoạn 1961-1965

3



như thế nào. Luận văn mới chỉ phản ánh được một mặt của kinh tế nông nghiệp
đó là cuộc CCRĐ. Do đó, cần phải có một đề tài làm sáng rõ hơn các mặt của
kinh tế nông nghiệp trong những giai đoạn này để thấy rõ hơn hiệu quả của cuộc
CCRĐ đối với kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
-“Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và phát triển hợp tác hóa nông
nghiệp (1958-1975)”, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Phạm Thị Kim Lan, khoa Lịch
sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 ; nghiên
cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thái Bình xây dựng và phát triển HTX nông
nghiệp, nêu lên những tác động của mô hình này đối với kinh tế nông nghiệp Thái
Bình và vị trí của nó trong giai đoạn cách mạng sôi động 1958-1975. Từ đó, đưa ra
một số nhận xét về mô hình HTX và cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Thái
Bình giai đoạn này.
“Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
1961 đến năm 1975”, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Phan Thị Nhung, khoa Lịch sử,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 . Luận văn
nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp Thái Bình trong giai đoạn 1961-1975, từ đó
đưa ra nhận xét và bài học kinh nghiệm lịch sử giai đoạn này. Luận văn cũng đã đề
cập tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1961-1965 nhưng mới chỉ dừng
lại mang tính khái quát, chưa nghiên cứu sâu, cũng chưa so sánh và phán ánh được
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình với kinh tế nông nghiệp giai đoạn trước đó.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn
đề về thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển nông nghiệp miền Bắc (1954 -1975),
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng phát triển kinh tế nói chung
và nông nghiệp nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những chủ trương chỉ
đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, các tác giả đã rút ra những bài học
kinh nghiệm cần thiết và có những đánh giá xác đáng.
Dù vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi nghiên cứu mô tả, tổng kết
một cách hệ thống và toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong những năm 1954 -1965, trên cả ba vấn đề: hợp tác


4


hoá nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng vật chất – kĩ thuật trong
nông nghiệp. Cho nên, việc nghiên cứu một cách cụ thể nhất sự phát triển kinh tế
nông nghiệp của Thái Bình từ năm 1954 -1965 vẫn là một khoảng trống cần phải
nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ để rút ra bài học kinh nghiệm lí luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã cung cấp kiến
thức khái quát về sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng ở
miền Bắc và Thái Bình trong những năm 1954-1975. Đó là cơ sở hết sức quan trọng
giúp tôi hoàn thành luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ đường lối, chủ trương, biện pháp xây dựng, phát triển kinh
tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình; đồng thời, đánh giá những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử của sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với kinh tế
nông nghiệp; trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo
cho hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh
đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965.
- Trình bày có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát
triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian trên.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, từ đó phân tích, luận giải, đúc rút ra một số kinh
nghiệm lịch sử.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những đường lối, chủ trương, biện pháp, giải pháp mà Đảng bộ
tỉnh Thái Bình đề ra đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1954 đến năm 1965.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về
phát triển kinh tế nông nghiệp.

5


- Phạm vi về thời gian: Từ năm 1954 (năm miền Bắc bước vào cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước cũng là lúc Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và làm
nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam) đến năm 1965 (Mỹ thực hiện mở rộng
chiến tranh trên toàn miền Bắc).
- Phạm vi về không gian: Tỉnh Thái Bình.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và phương pháp luận sử học,
luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic và 2 phương pháp
lịch sử – logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp cơ bản khác của
khoa học lịch sử như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh để trình bày
kết quả nghiên cứu, làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu
5.2. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư,…của Đảng Cộng sản Việt Nam
về kinh tế nông nghiệp những năm 1954-1965.
- Các sách chuyên khảo của các tác giả về kinh tế nông nghiệp miền Bắc
trong những năm 1954-1965.
- Các Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, báo cáo về phát triển kinh tế
nông nghiệp trong những năm 1954-1965, được lưu trữ tại Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
Thái Bình; các báo cáo của Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban kiểm tra, Sở nông nghiệp, Chi
cục thống kê Thái Bình về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, trong những năm
1954-1965.

6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Trình bày có hệ thống và làm rõ đường lối, chủ trương của Đảng bộ Thái
Bình trong phát triển kinh tế nông nghiệp những năm 1954-1965.
- Bước đầu nêu lên những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành tựu,
hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954-1965.

6


- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hoặc phục vụ công tác
giảng dạy cho những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với
kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954 - 1960.
Chƣơng 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với kinh tế nông
nghiệp giai đoạn 1961 - 1965
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

7


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH
ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP G IAI ĐOẠN 1954 - 1960
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối
với kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình

* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng. Diện tích tự nhiên
1.546 km2 (năm 2003) [90, tr.15], đất nông nghiệp có 107.930 ha, trong đó có 98.406
ha canh tác chiếm 91,1% so với đất nông nghiệp của tỉnh và chiếm khoảng 5 % đất
nông nghiệp của miền Bắc [60, tr.2]. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh: Hưng Yên,
Hải Dương và Hải Phòng. Phía Tây và Nam giáp tỉnh Nam Định. Phía Đông giáp
Vịnh Bắc Bộ. Đất đai Thái Bình được bao bọc xung quanh bởi sông Hồng, sông Hóa,
sông Luộc và biển Đông. Bờ biển dài 54 km với 3 cửa sông lớn đổ ra là: cửa sông
Thái Bình, cửa sông Trà Lý và cửa Ba Lạt của sông Hồng. Với vị trí địa lý này, Thái
Bình được đánh giá như một hòn đảo nhỏ nằm giữa lòng sông [61, tr.14-15].
Địa hình Thái Bình tương đối bằng phẳng, là một tỉnh duy nhất không có đồi
núi. Năm 1954, Thái Bình gồm các huyện: Hưng Nhân, Quỳnh Côi, Phụ Dực,
Duyên Hà, Tiên Hưng, Đông Quan, Thư Trì, Thị Xã, Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền
Hải, Thái Ninh, Thụy Anh. Ngày nay, địa hình Thái Bình chia thành 2 phần nghiêng
theo hướng Tây Bắc- Đông Nam: khu Bắc gồm các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ,
Đông Hưng, Thái Thụy và khu Nam gồm Thành Phố Thái Bình, huyện Vũ Thư,
huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải. Phía ven biển đất cao lên từng dải hướng Đông
Bắc – Tây Nam, đặc biệt có nhiều quãng cửa Trà Lý tới cửa Ba Lạt dân cư đến đây
sinh sống dần quần tụ thành các làng.
Về địa chất, đất đai Thái Bình phì nhiêu, màu mỡ, tươi tốt do được bồi tụ bởi
hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài diện tích đất cấy lúa, đất đai Thái
Bình thích hợp cho phát triển các loại cây thực phẩm và cây công nghiệ p ngắn
ngày, cây ăn quả nhiệt đới, hoa quả, cây cảnh…

8


Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Thái Bình có 3 thủy vực khác
nhau: vùng nước mặn, vùng nước lợ, vùng nước ngọt, với nhiều khả năng khai thác
và nuôi trồng thủy sản. Các triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh mương ao

hồ rộng khắp là điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, cá…
Bên cạnh những thuận lợi căn bản trên, việc phát triển kinh tế nông nghiệp
của tỉnh cũng có những khó khăn, phức tạp nhất định.
Thái Bình có khoảng 50 km bờ biển - đây là mối hiểm họa của tự nhiên luôn
thường trực đe dọa tính mạng, tài sản của cộng đồng dân cư (bão, thủy triều dâng
cao, lốc xoáy…). Tác động bất lợi của tự nhiên gây ra ngập lụt, vỡ đê, nước mặn
xâm nhập sâu vào đất liền gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, thậm chí cả sinh mạng
con người. Sông ngòi tuy nhiều nhưng quanh co và bị bồi lắng. Mặt khác, việc tiêu
nước, tưới nước chịu ảnh hưởng của nước thủy triều lên, xuống từng mùa. Lượng
mưa giữa các mùa trong năm chênh lệch nhau khá lớn. Hàng năm, đến mùa mưa lũ
nếu giải quyết tốt vấn đề thủy lợi cung cấp một lượng phù sa lớn để tưới tiêu cho
cây trồng. Ngược lại, giải quyết không tốt cả cánh đồng sẽ ngập trong nước và mất
trắng. Sâu bệnh cũng thường phát sinh, phát triển quanh năm, phá hoại mùa màng.
Diện tích đất chua mặn khá lớn, nhất là hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải.
Có nhiều cánh đồng trước kia là những bãi sú, vẹt, với tầng đất màu mỏng, khi nắng
nhiều chua mặn bốc lên gây khó khăn cho canh tác. Tài nguyên khoáng sản rất ít,
không thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp. Do đất chật, người đông
nên không có bãi chăn nuôi trâu bò, sinh sản, sức kéo quá thiếu, chăn nuôi gia súc,
gia cầm khó phát triển.
Nhìn khái quát có thể thấy, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Thái Bình phù
hợp cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Các hiện tượng thời tiết hàng năm
có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Do đó, Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Thái Bình luôn nhận thức rõ điều đó, chủ động tìm ra những giải
pháp tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế
nông nghiệp nói riêng.

9


* Đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội

Thái Bình là tỉnh bằng phẳng, phù sa màu mỡ nên thích hợp với nghề nông
trồng lúa nước. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp chiếm trên 90% tổng giá trị sản
lượng chung của tỉnh, hơn 90% dân số trong tỉnh sống bằng nghề nông. Do đó
ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh là nông nghiệp, phải không ngừng phát triển nông
nghiệp, coi đây là một trong những phương tiện chính để phát triển các ngành kinh
tế quốc dân khác.
Về tiểu thủ công nghiệp, ở Thái Bình có phát triển một số nghề thủ công như
nghề làm hàng xáo, nghề kéo sợi, nghề dệt vải, nghề đan lát mây tre, nghề dệt, làm
vàng bạc…nhưng phát triển không đồng đều giữa các địa phương. Nhìn chung,
nguồn sống của người dân vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Về thương nghiệp, lượng hàng hóa nhập và xuất ra khỏi tỉnh không nhiều.
Về chính trị - xã hội Thái Bình, trước khi thực dân Pháp xâm lược người dân
Thái Bình sống dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến, phân cấp hành chính
của tỉnh được chia thành các xã, huyện, phủ. Năm 1873, kể từ khi thực dân Pháp đặt
chân lên mảnh đất Thái Bình, người dân Thái Bình (chủ yếu là nông dân) cũng
không nằm ngoài sự thống trị của Pháp. Thái Bình gánh chịu mọi hậu quả của chính
sách khai thác thuộc địa. Năm 1930, nông dân Thái Bình đã nổi dậy chống Pháp
làm nên “Tiếng trống Tiền Hải” góp phần vào phong trào cách mạng 1930 -1931
trên cả nước.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc, miền
Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, nhân dân Thái Bình bắt tay vào công cuộc lao
động trong hòa bình….những nhiệm vụ mới đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Thái
Bình: khắc phục hậu quả của địch họa nặng nề, thiên tai diễn ra liên tiếp; đấu tranh
chống địch dụ dỗ cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam; tiến hành đấu tranh giai cấp để
hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất, …tất cả nhằm phục hồi, phát triển kinh tế,
xây dựng, củng cố vững chắc hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cao nhất
sức người, sức của cho cuộc cách mạng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

10



1.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất và sản xuất nông nghiệp sau ngày hòa bình
lập lại năm 1954
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, vấn đề sở hữu ruộng đất được coi là vấn
đề then chốt quy định đời sống kinh tế - xã hội của cư dân trong tỉnh, quy định sự
phân hóa giai cấp xã hội ở nông thôn. Thực trạng sở hữu ruộng đất ở Thái Bình
cũng như các tỉnh khác bao gồm hai hình thức: sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân.
Trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình, cây lúa là cây lương thực chính, trong
tổng diện tích canh tác và thổ cư là 378,161 mẫu thì diện tích trồng lúa chiếm
328.055 mẫu tức 86,7% bao gồm ruộng một vụ và ruộng hai vụ lúa [94, tr.17].
Ngoài cấy lúa, nông dân Thái Bình còn trồng thêm cây lương thực phụ như ngô,
khoai lang…Tuy nhiên, diện tích này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong điều kiện
gần như độc canh cây lúa với 2 vụ (chiêm và mùa) cách biệt nhau nên trong những
năm mất mùa dân Thái Bình rơi vào tình trạng khó khăn và dễ phát sinh nạn đói.
Trước ngày giải phóng, từ trong lịch sử cư dân Thái Bình đã đúc rút được cả
một kho tàng kinh nghiệm về vấn đề trị thủy, khẩn hoang, quai đê lấn biển, cày, bừa,
cấy, gặt, chăm sóc cây lúa…hết sức quý báu cho đến tận ngày nay như: “Nhất nước,
nhì phân, tam cần, tứ giống”, biến yếu tố thường coi là đứng đầu trong các hiểm họa
(thủy, hỏa, đạo, tặc) trở thành điều kiện, biện pháp hàng đầu trong kỹ thuật thâm canh
lúa. Việc quai đê, đắp đập, khơi ngòi, đào mương máng, dựng kè cống…đã thay thế
cho phương thức sản xuất trồng lúa nước dựa vào sự lên xuống của thủy triều hết sức
thụ động ở buổi sơ khai. Kỹ thuật làm thủy lợi, kinh nghiệm trị thủy đã giúp người
dân khống chế được nước lũ trong mùa mưa, giữ được nước trong mùa cạn, thau
chua, rửa mặn cải tạo đất canh tác phục vụ tích cực cho trồng trọt.
Nông dân Thái Bình từ lâu không chỉ biết tận dụng mọi nguồn phân bón
cùng kỹ thuật làm ải, bừa tơi “một hòn đất nhỏ, một giỏ phân” mà còn biết sử dụng
phân bón phù hợp với từng loại đất để cấy lúa cho năng suất cao. Đặc biệt, còn nuôi
cấy một nguồn phân bón tạo được nhiều màu cho đất đai, thích hợp với cây lúa. Đó
là kỹ thuật gây chọn, nhân giống bèo hoa dâu ở các làng: La Vân (Quỳnh Phụ),

Bích Du (Thái Thụy), Búng (Vũ Thư) mà nhân dân đã ca ngợi: “Đổ phân tràn

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban biên tập lịch sử nông nghiệp Việt Nam (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt
Nam,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Nghị quyết hội nghị tổng kết công tác
HTX và phương hướng xây dựng HTX năm 1959, Phòng lưu trữ Ban tuyên
giáo Tỉnh ủy Thái Bình.

3.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Đề án và nhiệm vụ công tác
năm 1961, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

4.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Đề án nhiệm vụ và biện pháp
cụ thể về sản xuất nông nghiệp trong HTX 1961, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo
Tỉnh uỷ Thái Bình.

5.


Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Báo cáo số 40-BC/TU Về tổng
kết công tác của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ hội nghị toàn Đảng bộ 2-1959 đến
12-1960, Phòng lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

6.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết của Tỉnh ủy “Về
nhiệm vụ hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp năm 1961”, Phòng lưu trữ Ban
Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

7.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 01-NQ/TU
“Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Thái Bình từ 1-01-1961 đến 9-02-1961”,
Phòng lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

8.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết của Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ V “Về việc phát động phong trào thi đua
yêu nước năm 1961, mở đầu thực hiện kế hoạch 5 năm”, Phòng lưu trữ Ban
tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

9.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Thông báo số 01 – TB/TU Nghị
quyết hội nghị thường vụ ngày 18-19/02/1961, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo
Tỉnh uỷ Thái Bình.

10. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 08- NQ/TU về

việc đẩy mạnh sản xuất tiết kiệm, đi sâu giải quyết tốt công tác phân phối
lương thực trong nhân dân, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

12


11. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Kế hoạch 34 – KH/TU về
chuyển trọng tâm củng cố, phát triển hợp tác xã sang th ường xuyên, đẩy mạnh
sản xuất đưa phong trào tiến lên mạnh mẽ, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh
uỷ Thái Bình.
12. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 14 –NQ/TU về
việc tích cực lãnh đạo thu chiêm làm mùa, tăng vụ, đẩy mạnh sản xuất một
cách toàn diện, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
13. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 15 – NQ/TU về
việc huy động cán bộ xuống tăng cường cơ sở cho nông thôn, Phòng lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
14. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 16-NQ/TU về
việc phân công cán bộ xuống tập trung đẩy mạnh thu chiêm làm mùa, cấy thu
và mua lương thực, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
15. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 17-NQ/TU về
vấn đề lương thực, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
16. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 18-NQ/TU bổ
sung một số vấn đề công tác lương thực, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
Thái Bình.
17. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 20-NQ/TU của
Hội nghị Ban thường vụ tỉnh uỷ, bất thường ngày 14/7/1961, Phòng lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
18. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 22-NQ/TU về
đẩy mạnh sản xuất đuổi kịp Đại phong giành vụ mùa thắng lợi, Phòng lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

19. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 24-NQ/TU về kế
hoạch học tập Nghị quyết Trung ương lần thứ 5, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo
Tỉnh uỷ Thái Bình.
20. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 30-NQ/TU về
việc thu mùa và làm chiêm, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

13


21. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Nghị quyết số 32-NQ/TU bàn
về đẩy mạnh công tác đông –xuân 1961-1962, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo
Tỉnh uỷ Thái Bình.
22. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thi số 05- CT/TU về việc
đẩy mạnh vận động thi đua yêu nước đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch
Nhà nước năm 1961 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Phòng lưu trữ Ban tuyên
giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
23. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thị số 06-CT/TU về viêcj
mở chiến dịch diệt sâu, đẩy mạnh phong trào thường xuyên trừ bướm, bắt sâu,
diệt trứng, tiêu diệt tận gốc nạn sâu gai, sâu đục thân và các loại sâu khác,
Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
24. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thị số 07-CT/TU về việc
tiến hành cuộc vận động hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý
xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thái Bình.
25. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thị số 11-CT/TU về cuộc
vận động thi đua trở thành “trai Đại phong và gái Đại phong”, Phòng lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
26. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thị số 17-CT/TU về việc
đẩy mạnh tổ chức các tổ đọc báo, mở rộng phong trào thi đua đưa báo vào
HTX nông nghiệp, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
27. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thị số 18-CT/TU về việc

kiểm tra ruộng đồng kịp thời phát hiện sâu chuột và trừ diệt, Phòng lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
28. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thị số 19-CT/TU về việc đẩy
mạnh phát triển trồng đay, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thái Bình
29. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1961), Chỉ thị số 21-CT/TU về việc
tổng kết thi đua bình bầu đơn vị tiên tiến, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến,
Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

14


30. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 35-NQ/TU kiểm
điểm việc thực hiện công tác sản xuất đông xuân 1961-1962 và thu mua lương
thực vụ mùa 1961, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
31. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 36- NQ/TU về
tăng cường chống hạn, trừ sâu, chăm bón lúa, hoàn thành việc trồng cây công
nghiệp và hoa màu, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
32. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 37- NQ/TU về
phương hướng nhiệm vụ năm 1962, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
Thái Bình.
33. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 39- NQ/TU về
nhiệm vụ cụ thể hợp tác xã và quản lý sản xuất 1962, Phòng lưu trữ Ban tuyên
giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
34. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 48- NQ/TU sơ
bộ đánh giá kết quả vụ chiêm và đẩy mạnh phấn đấu vụ mùa, Phòng lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
35. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 49- NQ/ về kiểm
điểm lãnh đạo sản xuất nông nghiệp, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
Thái Bình.
36. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 55- NQ/TU về

thu hoạch và phân phối hoa lợi vụ mùa năm 1962 trong hợp tác xã, Phòng lưu
trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
37. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 34- NQ/TU về
việc phát triển chăn nuôi trong kế hoạch 1961-1965, Phòng lưu trữ Ban tuyên
giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
38. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Nghị quyết số 56- NQ/TU về
vận động phụ nữ nông thôn tham gia phong trào hợp tác hoá về sản xuất nông
nghiệp, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
39. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Đề án số 44-ĐA/TU về phương
hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp 5 năm 1961-1965, 1962,1963, Phòng
lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

15


40. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Đề án số 45-ĐA/TU về phương
hướng và biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Phòng
lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
41. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1962), Báo cáo số 50 – BC/TU về sơ
kết 26 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cải tiến quản lý thí điểm của tỉnh cuối
năm 1962, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
42. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Thái Bình 7-1963, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
43. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Báo cáo của Ban chấp hành
tỉnh Đảng bộ trước Đại hội đại biểu toàn tỉnh tháng 7 năm 1963, Phòng lưu
trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
44. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Nghị quyết số 60- NQ/TU về
việc quyết tâm đẩy mạnh cấy chiêm, căn bản hoàn thành trước tết âm lịch ,
Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
45. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Nghị quyết số 64- NQ/TU về

việc cần tập trưng mọi lực lượng để cấp thiết chống hạn cứu lúa, Phòng lưu
trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
46. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Nghị quyết số 56- NQ/TU về
việc chuyển vụ, tăng vụ, tăng màu trong vụ đông xuân 1963-1964, Phòng lưu
trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
47. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Nghị quyết số 63- NQ/TU
những biện pháp khẩn trương để giải quyết tình hình thiếu đói trong những
tháng giáp hạn hiện nay, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
48. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Báo cáo số 48- BC/TU về tình hình
sản xuất tính đến 7/1/1963, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
49. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1963), Nghị quyết số 62- NQ/TU về
phương hướng, nhiệm vụ công tác củng cố phát triển phong trào hợp tác hoá
sản xuất nông nghiệp 1963, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

16


50. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1964), Nghị quyết số 60- NQ/TU về
các vấn đề thu chiêm, làm mùa, nghĩa vụ 3 thu và chuẩn bị phương hướng sản
xuất cho vụ đông xuân năm 1964-1965, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
Thái Bình.
51. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1964), Nghị quyết số 65- NQ/TU kiểm
điểm tình hình thực hiện kế hoạch đê điều và công tác phòng chống bão lụt,
Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
52. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1964), Nghị quyết 64- NQ/TU về
nhiệm vụ và phương hướng của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp năm
1964 , Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
53. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1965), Nghị quyết số 02- NQ/TU về
kiểm điểm tình hình năm 1964 và phương hướng năm 1965, Phòng lưu trữ Ban
tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

54. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1965), Nghị quyết số 10 – NQ/TU về
quyết tâm phấn đấu cho vụ mùa đạt năng suất cao, Phòng lưu trữ Ban tuyên
giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
55. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1965), Báo cáo kiểm điểm phong trào
2 năm làm thuỷ lợi và phương hướng, nhiệm vụ kiến thiết đồng ruộng 2 năm
1966-1967, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
56. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1965), Nghị quyết số 04-NQ/TU về
phương hướng nhiệm vụ hợp tác hoá nông nghiệp năm 1965, Phòng lưu trữ
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
57. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1965), Nghị quyết số 13-NQ/TU về
củng cố phát triển phong trào hợp tác hoá sản xuất nông nghiệp 6 tháng cuối
năm 1965, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.
58. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1965), Nghị quyết số 14-NQ/TU, Về
việc tiếp tục đẩy mạnh đợt chăm bón, trừ sâu phấn đấu cho vụ mùa đạt năng
suất bình quân 26 tạ/ha, Phòng lưu trữ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình.

17


×