Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHOHỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.04 KB, 17 trang )

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN HÀ TĨNH.
I. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hiện đại, hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải tham gia vào
các hoạt động cộng đồng và bắt buộc phải thích ứng với những hoạt động cụ thể
hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết một cách
có hiệu quả những vấn đề, những tình huống diễn ra trong cuộc sống. Sự thích ứng
đó, hiểu một cách khoa học là Kỹ năng sống. Kỹ năng sống (“Life Skills”) là một
tập hợp các kỹ năng mà con người có được thơng qua cuộc sống, học tập và rèn
luyện hàng ngày. Nó được sử dụng thường xuyên để xử lý những vấn đề, những
tình huống cụ thể thường gặp trong cuộc sống của con người nhằm đáp ứng các
nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Kỹ năng sống quan trọng là thế, nhưng không phải ai cũng hiểu về nó để có ý
thức tự rèn luyện, hoặc được rèn luyện, đào tạo trong môi trường sống, học tập và
công tác... song việc quan tâm đúng nghĩa về Kỹ năng sống để phục vụ giáo dục
cho học sinh ở nước ta cơ bản việc triển khai trong các nhà trường còn rất nhiều
lúng túng. Sau khi được tham gia khóa bồi dưỡng QLGD tại HVGD, bản thân đã
hiểu biết nhiều và nhận thức rõ được tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc
GDKNS cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng.
Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh là trường nằm ở vùng ngoại ô TP Hà
Tĩnh, phải tổ chức tuyển sinh trên địa bàn nhiều xã trên một bán kính rộng, học
sinh đi lại khó khăn, đặc biệt vào những mùa mưa lũ khắc nghiệt mà Hà Tĩnh phải
thường xuyên ghánh chịu. Đối tượng học sinh mà nhà trường tuyển vào gồm học
sinh nông thôn, học sinh thành phố và vùng phụ cận (chủ yếu là học sinh yếu
không vào được các trường ở TP). Ngoài ra một số đối tượng nghiện hút, trộm cắp,
thanh niên lêu lổng trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận thường xuyên tụ
tập, lôi kéo học sinh trong trường....Vì thế để học sinh tồn tại và học tập tốt nhà
trường cần phối hợp với gia đình, xã hội để trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng
để các em tự biết cách vượt qua những khó khăn, cũng như biết cách tránh những


mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người với người. Biết cách đối phó, thích ứng
với các tai nạn như cháy nổ, thiên tai...Để làm được điều đó chúng ta cần đi từ
những điều đơn giản nhất, nhưng có tác dụng khơi dậy "sức mạnh nội tâm" tiềm ẩn
trong mỗi HS, giúp các em nhận ra giá trị của mình, để biết cách điều chỉnh hành
vi, thái độ, biết "sống có trách nhiệm", "sống có văn hố", biết cách "tự bảo vệ
mình” và "giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống”... và đây cũng là lý
do tác giả muôn lựa chọn đề tài " CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH" để nghiên cứu và đi đế áp dụng cho trường
mình.

Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 1/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

II. Tình hình thực tế liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh ở Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh.
2.1.Khái quát về Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh.
Ngày 05 tháng 6 năm 1998, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định thành lập
Trường THPT Lê Q Đơn. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển mới của sự nghiệp
Giáo dục - đào tạo ở huyện Thạch Hà nói riêng cũng như GD - ĐT Hà Tĩnh nói
chung. Trường được đặt tại xã Thạch Đài - một xã giáp Thị xã Hà Tĩnh lúc bấy giờ,
thu hút phần lớn học sinh thuộc các xã trong vùng của Thạch Hà và một bộ phận
học sinh của Thị xã và Cẩm xuyên.
Từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, ngành, địa
phương và sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, bằng
tâm huyết, sức lực, trí tuệ của mình, Trường THPT Lê Q Đơn đã có một cơ ngơi
khá bề thế, khang trang, một tập thể sư phạm đồn kết, gắn bó, một kết quả khá ấn

tương về chất lượng giáo dục toàn diện. Tất cả đều chứng tỏ vóc dáng, sự hấp dẫn
của một mái trường đang ở tuổi sung sức, mạnh mẽ, trẻ trung- Mái trường Lê Q
Đơn sau 13 năm được thành lập.
Chìa khóa mở ra sự thành công của Trường THPT Lê Quý Đôn là: Đơn vị đã
tạo được sự nhất trí cao trong tập thể đội ngũ sư phạm của mình mà hạt nhân là các
đồng chí trong cấp uỷ, Ban giám hiệu, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Ban đại diện
cha mẹ học sinh, mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên tâm huyết, đầy trách nhiệm. Đó
là sự cần mẫn, lặng lẽ của của các thế hệ thầy, cô giáo ngày đêm miệt mài với sự
nghiệp trồng người cao quý, biết vì học sinh, thương học sinh ở một vùng quê
nghèo mà chịu đựng, sẻ chia. Từ trái tim đầy nhiệt huyết của người “ kỹ sư tâm
hồn”, các nhà giáo tại mái trường này đã thắp sáng lên niềm tin, khát vọng, nỗi đam
mê, ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên, quyết chí lập thân, lập
nghiệp cho các thế hệ học sinh. Đó là sự phối kết hợp giữa giáo dục nhà trường,
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội nhằm tạo được môi trường giáo dục ở vùng
ven đơ, góp phần nâng cao chất lượng đạo đức, lối sống trong học sinh, ngăn chăn,
đẩy lùi ảnh hưởng của những mặt trái của lối sống thị, thành xâm nhập. Lãnh đạo
nhà trường và Cơng đồn đã tạo được khơng khí hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ
nhau trong mọi hoạt động. Tại đây, quy chế dân chủ được sớm triển khai thực hiện,
tinh thần tương thân, tương ái được thể hiện khá đầy đủ, ý thức, trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được khẳng định, tinh thần lao động, sáng tạo
của đội ngũ được phát huy, hiệu quả của công tác giáo dục toàn diện được minh
chứng.
Mười ba năm qua Thầy và trị trường THPT Lê Q Đơn ngày càng trưởng
thành trong sự chăm sóc của nghĩa Đảng, tình Dân ở một vùng quê đang nghèo về
vật chất, nhưng người dân nơi đây ln thảo thơm, giàu tình cảm, ln coi trọng
đạo lý “ tôn sư trọng đạo”, luôn biết lo cái chữ cho con, cháu đề nâng cao dân trí,
để thắng cái nghèo, để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính điều đó
đã giúp nhà trường vượt qua mọi thử thách để vươn lên, để tự khẳng định mình. Cơ
sở vật chất ngày một khang trang, bề thế với bốn dãy nhà cao tầng có 41 phịng
học, một khn viên rộng rãi, thống đãng cùng hệ thống cơ sở vật chất, sân chơi,

Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 2/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

bãi tập, các trang thiết bị phục vụ dạy học khá đầy đủ theo hướng chuẩn hoá, hiện
đại hoá. Phong trào thi đua “ hai tốt” được đẩy mạnh. Các hoạt động giáo dục toàn
diện được chú ý đúng mức. Chất lượng đại trà và mũi nhọn từng bước được nâng
lên. Số lượng học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh ngày càng nhiều. Đội ngũ cán bộ
giáo viên từ buổi đầu với hơn 10 người, nay đã là 106 người, được trẻ hoá, được
tăng cường về số lượng, chất lượng, luôn luôn sôi nổi, tự tin, ngày càng chững
chạc, vững vàng về trình độ, trong sáng về phẩm chất, đạo đức Nhà giáo và đã có
những đóng góp tích cực, có hiệu quả trong giảng dạy, cơng tác.
Từ buổi đầu có 5 lớp học với 250 học sinh, sau 13 năm, từ mái trường này
đã có hàng vạn học sinh được giáo dục, đào tạo đang vững vàng trên mọi lĩnh vực
công tác. Vào đời bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng điểm chung của họ là
ln sống, làm việc xứng đáng với gia đình, q hương, với mái trường- nơi sinh
thành, giáo dục để được nên người. Những con số về sự trưởng thành của Nhà
trường, của các Thầy, cô giáo và học sinh thật đáng trân trọng, tự hào: nhiều giáo
viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp trường, cấp Tỉnh; nhiều cán bộ quản lý, giáo viên,
học sinh đã trưởng thành từ mái trường thân yêu này. Hàng trăm em học sinh đạt
danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh; hằng ngàn học sinh đã tốt nghiệp
THPT, hàng ngàn em được học tại các trường Đại học, Cao đẳng; nhà trường nhiều
năm đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến, nhiều năm được UBND Tỉnh tặng Bằng khen về
những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Những thành tích nổi bật, đáng tự hào trên đây là kết quả của của q trình phấn
đấu khơng mệt mỏi vì mục tiêu” nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài” của tập thể sư phạm Nhà trường. Đó thực sự là những việc làm rất có ý nghĩa

của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường THPT Lê Quý Đôn đối với những
yêu cầu của đất nước, q hương trong sự nghiệp cơng nghệp hố, hiện đại hoá.
2.2 Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh.
a. Thuận lợi
- Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đổi mới về nội dung giảng dạy (qua việc thay sách giáo
khoa ) theo hướng dễ áp dụng, dễ triển khai các phương pháp dạy học tích cực, tăng
thực hành …
- Sở GD-ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh
giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, tổ chức các đợt tập huấn về phương pháp
nâng cao chất lượng của đội ngũ GVCN; liên kết với Đoàn TN tổ chức các đợt tập
huấn về kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp...
- Với trường:
 Hoạt động chuyên môn – Đổi mới phương pháp, CLB bộ môn…được tổ chức
thường xuyên.
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề…đã được chú
trọng.
 Hoạt động đoàn thể: bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng, xây dựng trường
xanh – sạch – đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…được tổ chức
thường xuyên và hiệu quả.
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 3/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Chúng tôi, các giáo viên của trường đều rất trăn trở, làm thế nào để rèn kỹ năng
sống có hiệu quả để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho

PHHS về mọi mặt.
b, Khó khăn
- Về phía học sinh: các em được gia đình nng chiều thái quá tạo thành các thói
quen xấu, khó thay đổi (cậu ấm, cô chiêu). Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng
của gia đình các em thiên lệch về học kiến thức (biến các em thành Robot chỉ ăn và
học).
- Về phía giáo viên:
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về dạy kiến thức.
+ Một số còn chưa thực sự khởi động, chưa gương mẫu, chưa thực sự bắt kịp
những thay đổi của xã hội.
+ Chưa thật sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.
+ Cá biệt một số giáo viên chưa thực sự rèn luyện để nâng cao kỹ năng sống của
bản thân dẫn tới việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: đa số học sinh THPT chưa có những
KNS cơ bản. Rất ít học sinh được tiếp cận ở mức độ thường xun với các thơng
tin về KNS nói chung, từng KNS cụ thể nói riêng. Mặc dù cơ bản giáo viên đã nhận
thức được bản chất, mức độ cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh nhưng họ
còn lúng túng về phương thức, biện pháp để thực hiện. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ
lệ giáo viên có quan điểm đúng về mục đích thực hiện giáo dục KNS thông qua các
hoạt động giáo dục không cao. Các giáo viên chưa ý thức đầy đủ về việc tích hợp
giáo dục KNS cho học sinh với hoạt động giáo dục.
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới, nâng cao chất
lượng việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường
THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh.
a. Thuận lợi:
Hơn ai hết, lực lượng giáo viên cơ bản đã nhận rõ vai trò quan trọng trong việc
GD, tổ chức, rèn luyện KNS cho HS trong môi trường sư phạm. Các thầy cô không
chỉ là “chất xúc tác” tạo nên hiệu ứng dây chuyền trong GDKNS mà còn là tấm
gương để các em soi rọi trong quá trình rèn luyện và tự tu dưỡng. Bằng tài năng và
bản lĩnh sư phạm tuyệt vời, mỗi nhà giáo là một kỹ sư tâm hồn sẽ thiết kế nên

những lâu đài GD, lên chương trình và hoạch định các hoạt động GDKNS cho HS
thông qua nhiều “cửa ngõ” khác nhau như tiết dạy bộ mơn văn hóa, tiết sinh hoạt
chủ nhiệm, hoặc các hoạt động GD ngoại khóa. Song song đó, những phong trào
thi đua, khen thưởng chính là bệ phóng và nguồn động lực khơng bao giờ cạn giúp
các em có thêm niềm tin trong học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức. Tác phong
mẫu mực hết lòng thương yêu HS của mỗi nhà giáo sẽ là nhân tố tích cực trong
việc GDKNS. Qua nhịp cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, thầy cô mở ra một
không gian sống động và thiết kế cho các em có được mơi trường học tự lập, chủ
động bằng những “kỹ thuật nhà nghề” như: Tổ chức lớp học, làm việc theo nhóm,
kỹ năng tự phục vụ...
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 4/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

Đội ngũ quản lý của trường - nhân tố tích cực trong việc tổ chức rèn luyện
KNS cho HS. Thực tế cho thấy, tổ chức GDKNS khó có thể thành cơng nếu chỉ là
cơng việc tự phát của một người hoặc một nhóm người. Như người thuyền trưởng
cầm lái cho cả con thuyền hướng ra phía trước, họ là một lực lượng vô cùng quan
trọng và quyết định tất cả sự thành bại. Vai trò định hướng, chỉ đạo thiết kế, tổ chức
của những người quản lý xã hội, quản lý GD các cấp không thể và không bao giờ
được vắng mặt.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường có thể ví là “mối lương duyên” để làm
nên sự thành bại trong GDKNS. Các thành viên trong “thế giới ngày mai” không
chỉ được lớn lên từ trong tràn đầy hạnh phúc của những ngôi nhà bình n mà cịn
phải biết đứng lên bằng đơi chân vững chãi mà thế trụ là nhà trường và xã hội.
b. Khó khăn:
Sự chỉ đạo và kế hoạch về việc giáo dục KNS cho học sinh của Bộ, sở chưa

thực sự rõ ràng, nên việc thực hiện của các trường cịn tự phát, khơng thường xun
và đồng bộ thậm chí một bộ phận giáo viên cị đối phó, dù cơ bản giáo viên đã
nhận thức được bản chất, mức độ cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh nhưng
họ còn lúng túng về phương thức, biện pháp để thực hiện. Kết quả điều tra cho
thấy, tỷ lệ giáo viên có quan điểm đúng về mục đích thực hiện giáo dục KNS thông
qua các hoạt động giáo dục không cao. Các giáo viên chưa ý thức đầy đủ về việc
tích hợp giáo dục KNS cho học sinh với hoạt động giáo dục. Đa số học sinh THPT
chưa có những KNS cơ bản. Rất ít học sinh được tiếp cận ở mức độ thường xun
với các thơng tin về KNS nói chung, từng KNS cụ thể nói riêng.
2.4. Kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm liên quan đến việc quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà
Tĩnh.
Qua chỉ đạo và qua thực tiễn chúng tôi thấy để rèn luyện KNS cho HS sẽ có
nhiều giải pháp khác nhau như:
Phịng tư vấn
Hoạt động NGLL
Qua GVCN
Qua GV bộ môn….
Chúng tôi đã lựa chọn giải pháp lồng ghép qua phương pháp dạy học; qua đặc
thù bộ mơn; qua các buổi ngoại khóa, học tập trung.
2.4.1. Rèn KNS qua phương pháp dạy học (phương pháp tích cực)
- Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,
tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập
trong thực tiễn. Từ đó tạo niềm vui và hứng thú trong học tập.
-> Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tạo điều kiện cho HS được
thực hành được trải nghiệm một số kỹ năng sống làm cho giờ học nhẹ nhàng, thiết
thực và bổ ích:
a, Phương pháp hoạt động nhóm
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT


Trang 5/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

- Là phương pháp dạy học tích cực; giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ
động đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
- Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm cần chú ý:
+ Kỹ năng làm việc nhóm
+ Xây dựng, phát triển tinh thần nhóm
+ Lãnh đạo nhóm
+ Các xung đột nhóm.
- Hoạt động nhóm là hoạt động giúp cho từng thành viên được bộc lộ ý kiến, suy
nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó được tập thể uốn nắn, phát triển tình bạn, ý
thức cộng đồng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, hợp tác…
Thơng qua hoạt động nhóm xây dựng mơ hình hợp tác trong xã hội để học sinh
quen dần với sự phân công, hợp tác lao động xã hội.
- Với hoạt động nhóm để hồn thành phiếu học tập hoặc trả lời các câu hỏi của giáo
viên… đều góp phần rèn luyện cho HS các kỹ năng.
b, Phương pháp trực quan, vấn đáp, tìm tịi( hay dạy học bằng các hoạt động khám
phá có hướng dẫn)
- Người học phát hiện lại những tri thức mà loài người đã khám phá bằng nghiên
cứu khoa học -> rèn kỹ năng tự học.
- Người học được sự hướng dẫn của người dạy.
- Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình
bày, tạo hứng thú trong học tập.
Kết quả qua tiết dạy chúng tôi thấy
- HS đã chủ động lĩnh hội được kiến thức, đồng thời phát huy cao tính chủ động

sáng tạo.
- Qua hoạt động khám phá của HS sẽ có sự phân hố về cường độ, tiến độ hồn
thành nhiệm vụ học tập -> rèn kỹ năng xây dựng phương pháp học tập; tự học.
- Qua hoạt động vấn đáp ở lớp học sẽ rèn được kỹ năng giao tiếp: thầy – trò; trò –
trò.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao người giáo viên phải đóng vai trị chủ đạo trong việc
thiết kế hoạt động khám phá (qua hệ thống câu hỏi…). Ngồi 2 phương pháp trên
cịn có phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp trò chơi cũng được
xem là phương pháp tích cực vì nó góp phần tạo tính chủ động cho HS trong lĩnh
hội kiến thức đồng thời qua đó rèn được kỹ năng sống tự tin, ra quyết định đúng
đắn…
2.4.2. Rèn luyện kỹ năng sống qua giờ học bộ môn
- Việc lồng ghép qua tiết dạy bộ mơn có thể được tiến hành ở nhiều bộ mơn như
sinh học, anh văn, tin học, GDCD, tốn, văn…) nhưng không thể áp dụng ở tất cả
các tiết, các bài được. Do đó giáo viên thực hiện phải nghiên cứu kỹ nội dung
chương trình; phải ln liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống và đặc biệt
phải tận dụng sự đổi mới phương pháp.
- Rèn kỹ năng sống qua giờ học bộ môn là nội dung khó nhất và phụ thuộc nhiều
vào giáo viên bộ mơn và nội dung bài học.
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 6/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

- Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm các kiến thức sinh học được hình
thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát thí nghiệm nên các kỹ năng học tập của
bộ môn, kiến thức bộ mơn sẽ góp phần vào việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2.4.3: Rèn luyện giáo dục KNS cho học sinh qua các hoạt động tập trung.

Việc tổ chức các hoat động tập trung cho học sinh THPT là điều rất cần thiết,
qua đó học sinh nắm được các nội dung mang tính tổng quát, đồng thời các em
được tiếp xúc, gặp phải nhiều tình huống mà qua đó thể hiện được tầm quan trọng
của KNS, nó sẽ hình thành trực tiếp kỹ năng, bài học kinh nghiệm cho các em hoặc
có những tình huống mà sau là những ví dụ, kỷ niệm để về sau sẽ hình thành cho
các em những KNS. Đặc biệt qua các buổi SH tập trung thường mang lại cho các
em nhiều hứng thú, nhiều tình huống phải hoạt động theo nhóm nên qua đó các
KNS tổng hợp, tinh thần tương thân tương ái có tính lan tỏa rất mạnh trong tồn thể
nhóm học sinh.
Tóm lại:
Qua đổi mới phương pháp giảng dạy và qua từng giờ học bộ môn, từng buổi hoạt
động chung chúng tôi đã bước đầu giúp học sinh rèn các kỹ năng sống cơ bản.
+ Thường xuyên hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, giao
tiếp ứng xử, lắng nghe, đánh giá….có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian
trong học tập tốt hơn.
- Bằng phương pháp khác: giúp các em làm việc với SGK, thực hành, sưu tầm thu
thập kiến thức, rèn kỹ năng tự học, tìm kiếm xử lý thơng tin tốt hơn.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích
các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an tồn…
Bên cạnh đó khi thực hiện chun đề chúng tơi nhận thấy cịn có tồn tại phải khắc
phục đó là khả năng đánh giá, kiểm tra mức độ rèn luyện của học sinh qua từng giờ
học là rất khó khăn. Hơn nữa do đặc thù bộ mơn và thời gian thực hiện cịn hạn chế
nên mới chỉ góp phần rèn luyện được một số kỹ năng cơ bản trong 10 nhóm kỹ
năng.
III. Kế hoạch hành động công tác quản lý hoạt động giáo dục ký năng sống
cho học sinh của trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh.
3.1. Kế hoạch thành lập Ban "quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh" trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh.
Sở GD - ĐT Hà Tĩnh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Trường THPT Lê Quý Đôn
Số: 12/ KH 2012
KẾ HOẠCH THÀNH LẬP
BAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
I. Mục đích yêu cầu.
- Năm học 2012- 2013 là năm học: “ Tiếp tục hoàn thiện nhà trường phổ thông
tiên tiến, hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và thế giới”.
Đây cũng là năm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học.
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 7/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

- Nhằm hiểu rõ và nắm vững các yêu cầu của quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trong năm học 2012 - 2013.
- Xác định các hoạt động cần thực hiện trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh một cách thiết thực và khoa học theo yêu cầu đổi mới, hiểu rõ nội dung
và trách nhiệm của các thành viên trong việc tiên hành mỗi hoạt động.
- Mỗi CBCNV, GV ý thức được sự cần thiết đổi mới quản lý, tích cực, chủ động
và quyết tâm trong các hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu xã hôi.
II. Nội dung và biện pháp thực hiện.
1. Thành lập ban quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh năm học 2012 - 2013
(có quyết định và danh sách kèm theo).
2. Các nội dung cần thực hiện.
- Tiếp cận nghiên cứu các nội dung đổi mới về việc GDKNS cho học sinh THPT.
- Nghiên cứu tình hình thực tại, các vấn đề bức thiết đối với học sinh của trường,

của địa phương đề xuất các phương thức GDKNS cho học sinh.
- Tính tốn dự trù kinh phí hoạt động của ban trong năm học 2012 - 2013.
3. Các hoạt động và công việc cụ thể.
Các hoạt động và công
Thời gian thực hiện các hoạt động Người chịu trách
việc cụ thể
nhiệm
Tiếp cận nghiên cứu các từ ngày 14/5
Tất cả các thành
nội dung đổi mới về việc đến 19/5/2012
viên trong ban
GDKNS cho học sinh
THPT.
Nghiên cứu tình hình
từ 21/5 đến 25/5 Lê Hồng Nhật
thực tại, các vấn đề bức
Cao Quỳnh Giang
thiết đối với học sinh của
trường, của địa phương
đề xuất các phương thức
GDKNS cho học sinh.
Tính tốn dự trù kinh phí từ 14/5 đến
hoạt động của ban trong 25/5
Chúc Thị Hà Linh
năm học 2012 - 2013.
Họp ban lần thứ nhất.
ngày 26/5
Lê Hồng Nhật
Yêu cầu các bộ phận, các đồng chí được phân cơng triển khai thực hiện các phần
việc của mình đáp ứng u cầu cơng việc và thời gian quy định.

Nơi nhận:
- Sở GD & ĐT ( để báo cáo )
- Ban giám hiệu( để biết )
- Đoàn trường(để phối hợp
thực hiện )
- Các GVCN ( để thực hiện )
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

TM. Ban QLGDKNS cho học sinh
TRƯỞNG BAN

Lê Hồng Nhật
Trang 8/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

3.2. Kế hoạch hoạt động của Ban "quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh" trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh.( từ ngày 03/9/201203/12/2012)
Sở GD - ĐT Hà Tĩnh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Trường THPT Lê Quý Đôn
Số: 14/ KH 2012
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
BAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
( từ ngày 03/9/2012- 03/12/2012)
I. Mục đích yêu cầu.
- Năm học 2012- 2013 là năm học: “ Tiếp tục hồn thiện nhà trường phổ thơng
tiên tiến, hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và thế giới”.

Đây cũng là năm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học.
- Nhằm hiểu rõ và nắm vững các yêu cầu của quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trong năm học 2012 - 2013 để thực hiện một cách hiệu quả nhất.
- Xác định các hoạt động cần thực hiện trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh một cách thiết thực và khoa học theo yêu cầu đổi mới, hiểu rõ nội dung
và trách nhiệm của các thành viên trong việc tiên hành mỗi hoạt động.
- Mỗi CBCNV, GV ý thức được trách nhiệm và sự cần thiết đổi mới quản lý, tích
cực, chủ động và quyết tâm trong các hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trong trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu xã
hôi.
II. Nội dung và biện pháp thực hiện.
1. Các nội dung cần thực hiện.
- Tập huấn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các GVCN, trưởng các phòng
ban trong nhà trường.(hai đợt)
- Tổ chức treo các khẩu hiệu tuyên truyền về việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
- Tuyên truyền, giáo dục KNS cho học sinh bằng cách lồng ghép trong các giờ
dạy đặc biệt giờ thể duc, GDCD, sinh hoạt lớp, các chuyên đề HĐNGLL...
- Tuyên truyền kiến thức phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho toàn thể phụ
huynh học sinh.
- Liên kết với Công an huyện thạch Hà, tuyên truyền vê luật ATGT, Luật PCCC,
và kỹ năng phòng chống thảm họa thiên tai.
- Tổ chức diễn đàn "Hãy nâng cao kỹ năng sống để bảo vệ chính mình".
2. Các hoạt động và công việc cụ thể.
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 9/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT


Các hoạt động
và công việc cụ
thể
Tập huấn nội
dung giáo dục
kỹ năng sống
cho
các
GVCN,
trưởng
các
phòng
ban
trong
nhà
trường.
Tổ chức treo
các khẩu hiệu
tuyên truyền về
việc giáo dục
kỹ năng sống
cho học sinh.
Tuyên truyền,
giáo dục KNS
cho học sinh
bằng cách lồng
ghép trong các
giờ dạy đặc
biệt giờ thể

duc, GDCD,
sinh hoạt lớp...
Tuyên truyền
kiến
thức
phương pháp
giáo dục kỹ
năng sống cho
toàn thể phụ
huynh học sinh.
Liên kết với
chi Đồn Cơng
an huyện thạch
Hà,
tun
truyền vê luật
ATGT,
Luật
PCCC, và kỹ
năng
phòng
chống
thảm

Thời gian thực hiện các hoạt động
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Người chịu
trách nhiệm
Cao Quỳnh

Giang.(ND)
Phạm Hồng
Sơn.(CSVC)

x

x

Hồ
Minh
Thơng.
x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Tất cả các
gv trong tồn
trường


Hồng
Nhật (ND)
Phạm Hồng
Sơn (CSVC)


x

Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

x x

x

Cao Quỳnh
Giang.
CA huyện

Trang 10/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

họa thiên tai.
Tổ chức diễn

Hồng
đàn "Hãy nâng
Nhật.
cao kỹ năng
x
Đồn trường.
sống để bảo vệ
chính mình".
3. Các bộ phận tuỳ theo vai trị vị trí cơng tác thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như

sau:
a. Ban Chỉ Đạo :
- Phân công các thành viên phụ trách chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực cụ thể .
- Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Dự giờ
các lớp theo kế hoạch của BCĐ.
Ban chỉ đạo tham mưu với nhà trường để vận động nguồn kinh phí của tổ chức
và cá nhân trong và ngồi nhà trường nhằm tăng thêm nguồn kinh phí cho HĐ của
ban.
b. Giáo viên chủ nhiệm:
Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường lên kế hoạch của lớp mình chủ nhiệm.
- Thường xuyên đôn đốc trang bị kiến thức, giáo dục KNS cho học sinh thông
qua các buổi SH lớp, sinh hoạt chi đoàn.
c. Đoàn trường và chi đoàn giáo viên:
- Hỗ trợ GVCN, các tập thể lớp tài liệu, cách thức tổ chức các hoạt động .
Làm nồng cốt trong các hoạt động được tổ chức tập trung toàn trường.
- Tiếp tục cải tiến, đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục: an tồn giao thơng,
phịng chống Ma t - HIV và các tệ nạn xã hội, SKSS-Tiền hôn nhân .
d. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia các
phong trào khác như :
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cơng tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, dâng hương ,thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ
v.v...
- “Giúp bạn vượt khó”, giúp đỡ các người nghèo, người tàn tật , v.v...
Tuyên truyền, vận động học sinh xây dựng môi trường, trường học thân thiện,
an toàn....
4. Kiểm tra, đánh giá:
 Đối với GVCN :
Tổ chức sinh hoạt GDKNS là căn cứ để đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm
của giáo viên trong từng học kì, năm học.
GVCN cần có: Kế hoạch GDKNS cho học sinh và được ban chỉ đạo kiểm tra

cuối học kì.
- GVCN ghi nhận xét đánh giá mức độ tham gia của từng HS qua phiếu liên lạc,
sổ chủ nhiệm từng tháng, từng học kì.
- Được ban chỉ đạo kiểm tra dự giờ, thăm lớp.
 Đối với học sinh:
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 11/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

-

Hoạt động GDKNS là căn cứ để đánh giá hạnh kiểm học sinh từng tháng, học

kì.
-

Cuối học kỳ I, cuối năm học ban giám hiệu tổ chức đánh giá xếp loại HS và tập
thể lớp. Kết quả xếp loại GDKNS là 1 tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và
cá nhân trong năm học.
Trên đây là kế hoạch HĐ của ban QLGDKNS của trường THPT Lê Q Đơn . Đề
nghị tồn thể giáo viên, các tổ chức, đồn thể và học sinh có trách nhiệm thực hiện
kế hoạch này.
Nơi nhận:
- Sở GD & ĐT ( để báo cáo )
- Ban giám hiệu( để biết )
- Đoàn trường(để phối hợp
thực hiện )

- Các GVCN ( để thực hiện )

TM. Ban QLGDKNS cho học sinh
TRƯỞNG BAN

Lê Hồng Nhật

3.3. Kế hoạch hoạt động của Ban "quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh" trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Tĩnh năm học 2012 - 2013.
Sở GD - ĐT Hà Tĩnh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Trường THPT Lê Quý Đôn
Số: 15/ KH 2012
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
BAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
NĂM HỌC 2012 - 2013.
I. Mục đích yêu cầu.
- Năm học 2012- 2013 là năm học: “ Tiếp tục hồn thiện nhà trường phổ thơng
tiên tiến, hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và thế giới”.
Đây cũng là năm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học.
- Nhằm hiểu rõ và nắm vững các yêu cầu của quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trong năm học 2012 - 2013 để thực hiện một cách hiệu quả nhất.
- Xác định các hoạt động cần thực hiện trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh một cách thiết thực và khoa học theo yêu cầu đổi mới, hiểu rõ nội dung
và trách nhiệm của các thành viên trong việc tiên hành mỗi hoạt động.
- Mỗi CBCNV, GV ý thức được trách nhiệm và sự cần thiết đổi mới quản lý, tích
cực, chủ động và quyết tâm trong các hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trong trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu xã
hôi.

II. Nội dung và biện pháp thực hiện.
1. Các nội dung cần thực hiện.
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 12/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

-

Tập huấn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các GVCN, trưởng các phòng
ban trong nhà trường.(hai đợt)
- Tổ chức treo các khẩu hiệu tuyên truyền về việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
- Tuyên truyền kiến thức phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho toàn thể phụ
huynh học sinh.
- Tuyên truyền, giáo dục KNS cho học sinh bằng cách lồng ghép trong các giờ
dạy đặc biệt giờ thể duc, GDCD, sinh hoạt lớp, các chuyên đề HĐNGLL...
- Liên kết với Công an huyện thạch Hà, tuyên truyền vê luật ATGT, Luật PCCC,
và kỹ năng phòng chống thảm họa thiên tai.
- Tổ chức diễn đàn "Hãy nâng cao kỹ năng sống để bảo vệ chính mình".
- Tổ chức hội chợ trao đổi hàng tiêu dùng, sách báo cũ.
- Tổ chức hội trại chào mừng 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM.
- Tổ chức tham quan lăng Bác và các địa chỉ đỏ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm
trường bạn ( có thể huyện Nam Đàn - NA) cho lớp trưởng, bí thư, các thành
viên trong BCH Đồn trường.
2. Các hoạt động và cơng việc cụ thể.
Các hoạt động và
Thời gian thực hiện

Người phụ
công việc cụ thể
trách
T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5
Tập huấn nội
Cao
Quỳnh
dung giáo dục kỹ
Giang.(ND)
năng sống cho các
Phạm
Hồng
x
x
GVCN,
trưởng
Sơn.(CSVC)
các phòng ban
trong nhà trường.
Tổ chức treo các
Hồ
Minh
khẩu hiệu tuyên
Thông.
truyền về việc giáo x
x
x
x
x x x x x
dục kỹ năng sống

cho học sinh.
Tuyên truyền kiến
Lê Hồng Nhật
thức phương pháp
(ND)
giáo dục kỹ năng
Phạm Hồng
x
sống cho toàn thể
Sơn (CSVC)
phụ huynh học
sinh.
Tuyên truyền, giáo x
Tất cả các gv
dục KNS cho học
trong
toàn
sinh bằng cách
trường
lồng ghép trong
các giờ dạy đặc
biệt giờ thể duc,
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 13/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

GDCD, sinh hoạt

lớp...
Liên kết với chi
Cao
Quỳnh
Đoàn Công an
Giang.
huyện thạch Hà,
CA huyện
tuyên truyền vê
x
luật ATGT, Luật
PCCC, và kỹ năng
phòng chống thảm
họa thiên tai.
Tổ chức diễn đàn
Lê Hồng Nhật.
"Hãy nâng cao kỹ
Đồn trường.
x
năng sống để bảo
vệ chính mình".
Tổ chức hội chợ
Cao Quỳnh
trao đổi hàng tiêu
x
Giang.
dùng, sách báo cũ.
Đoàn Trường
Tổ chức hội trại
Phạm Hồng

chào mừng 82 năm
x
Sơn.
ngày thành lập
Đoàn Trường
Đoàn TNCSHCM.
Tổ chức tham quan
lăng Bác và các địa
chỉ đỏ, giao lưu
học
hỏi
kinh
Lê Hồng Nhật.
nghiệm trường bạn
x
BTV Đồn
( có thể huyện Nam
trường
Đàn - NA) cho lớp
trưởng, bí thư, các
thành viên trong
BCH Đồn trường.
3. Các bộ phận tuỳ theo vai trị vị trí cơng tác thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như
sau:
a. Ban Chỉ Đạo :
- Phân công các thành viên phụ trách chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực cụ thể .
- Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Dự giờ
các lớp theo kế hoạch của BCĐ.
- Ban chỉ đạo tham mưu với nhà trường để vận động nguồn kinh phí của tổ chức
và cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm tăng thêm nguồn kinh phí cho HĐ của

ban.
b. Giáo viên chủ nhiệm:
- Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường lên kế hoạch của lớp mình chủ nhiệm.
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 14/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

- Thường xuyên đôn đốc trang bị kiến thức, giáo dục KNS cho học sinh thông
qua các buổi SH lớp, sinh hoạt chi đoàn.
c. Đoàn trường và chi đoàn giáo viên:
- Hỗ trợ GVCN, các tập thể lớp tài liệu, cách thức tổ chức các hoạt động .
- Làm nồng cốt trong các hoạt động được tổ chức tập trung toàn trường.
- Tiếp tục cải tiến, đổi mới cơng tác tun truyền giáo dục: an tồn giao thơng,
phịng chống Ma t - HIV và các tệ nạn xã hội, SKSS-Tiền hôn nhân .
d. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia các
phong trào khác như :
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cơng tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, dâng hương ,thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ
v.v...
- “Giúp bạn vượt khó”, giúp đỡ các người nghèo, người tàn tật , v.v...
Tuyên truyền, vận động học sinh xây dựng mơi trường, trường học thân thiện,
an tồn....
4. Kiểm tra, đánh giá:
 Đối với GVCN :
- Tổ chức sinh hoạt GDKNS là căn cứ để đánh giá kết quả cơng tác chủ nhiệm
của giáo viên trong từng học kì, năm học.
- GVCN cần có: Kế hoạch GDKNS cho học sinh và được ban chỉ đạo kiểm tra

cuối học kì.
- GVCN ghi nhận xét đánh giá mức độ tham gia của từng HS qua phiếu liên lạc,
sổ chủ nhiệm từng tháng, từng học kì.
- Được ban chỉ đạo kiểm tra dự giờ, thăm lớp.
 Đối với học sinh:
- Hoạt động GDKNS là căn cứ để đánh giá hạnh kiểm học sinh từng tháng, học
kì.
- Cuối học kỳ I, cuối năm học ban giám hiệu tổ chức đánh giá xếp loại HS và tập
thể lớp. Kết quả xếp loại GDKNS là 1 tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và
cá nhân trong năm học.
Trên đây là kế hoạch HĐ của ban QLGDKNS của trường THPT Lê Quý Đôn năm
học 2012 - 2013 . Đề nghị toàn thể giáo viên, các tổ chức, đồn thể và học sinh có
trách nhiệm thực hiện kế hoạch này.
Nơi nhận:
- Sở GD & ĐT ( để báo cáo )
- Ban giám hiệu( để biết )
- Đoàn trường(để phối hợp
thực hiện )
- Các GVCN ( để thực hiện )

TM. Ban QLGDKNS cho học sinh
TRƯỞNG BAN

Lê Hồng Nhật

III. Kết luận và Kiến nghị.
Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 15/16



CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống
mang tính cá nhân là gợi cho Học sinh cách hiểu hơn về bản thân mình, vai trị của
mình trong gia đình, trong tập thể để từ đó hướng cho các em phát huy được thế
mạnh của mình, khẳng định được mình trong cuộc sống. Kỹ năng sống mang tính
xã hội là hướng cho học sinh hiểu được mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, lịch sử
vùng miền, phong tục, tập qn địi hỏi mỗi cá nhân phải có được kỹ năng sống
thích hợp.
Nói tóm lại, Kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức- "cái
chúng ta biết và thái độ, giá trị- " cái chúng ta nghĩ, tin tưởng" thành hàng động
thực tế- " làm gì và làm cách nào" là tích cực nhất và mang tính xây dựng."
Vì thế, để đạt được hiệu quả về thực hiện chương trình rèn luyện Ký năng sống
cho học sinh, chúng ta cần:
+ Với cấp trên cần có chương trình và kế hoạch cụ thể cho HHĐGDKNS, đặc biệt
cần tăng thêm thời lượng cho hoạt động này hoặc giảm bớt nội dung của một số bài
học từ đó hướng dẫn thống nhất việc lồng ghép GDKNS cho học sinh.
+ Với PHHS: Là cái nơi để hình thành nhân cách cho trẻ; cha mẹ cần quan tâm
nhiều hơn tới con mình, làm bạn cùng con để hiểu con và rèn con.
+ Với GV: Luôn tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và cần được tập huấn qua giáo trình bài
bản hơn.
+ Với HS: Phải ý thức được cách tự rèn luyện bản thân, ép mình vào kỷ luật để hịa
nhập vào nội quy trường lớp, nội quy xã hội…
+ Với xã hội và nhà trường: luôn phấn đấu tạo nên môi trường an bình, tạo sân chơi
bổ ích thường xun cho HS.
Trong cuộc sống của chúng ta luôn cần đến một kỹ năng sống. Nó là một trong
những hoạt động thiết thực hàng đầu để con người có một cuộc sống an toàn và
khỏe mạnh. Sự hiểu biết về cuộc sống sẽ là hành trang giúp con người hòa nhập
được với cộng đồng xã hội một cách mật thiết, gần gũi. Trong nhà trường, việc

phối hợp giáo dục, rèn kỹ năng sống cho HS là vấn đề quan trọng, cấp thiết là trách
nhiệm chung của gia đình, nhà trường và tồn xã hội.

Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 16/16


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: LÊ HỒNG NHẬT

Trang 17/16



×