Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn âm nhạc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.01 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Âm nhạc đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, Âm nhạc
phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Trong suốt cuộc đời
của mỗi con ngưới , Âm nhạc luôn song hành với ta trong cuộc sống. Từ khi
mới sinh ra chúng ta được nghe những lời ru của bà, của mẹ, lớn lên Âm
nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được: Âm nhạc để giao lưu, Âm
nhạc để giải trí, Âm nhạc để thể hiện tình cảm, nguyên vọng. Âm nhạc giúp
chúng ta thông cảm sẻ chia, Âm nhạc giúp chúng ta yêu Tổ quốc, yêu quê
hương, yêu mảnh đất và con người nơi mình đang sống. Âm nhạc xuất hiện
trong những ngày buồn, ngày vui và trong các nghi lễ long trọng nhất đó là
lúc chúng ta đứng trang nghiêm dưới lá cờ Tổ quốc để làm lễ chào cờ. Giai
điệu hùng tráng của bài Quốc ca làm ta thấy vô cùng tự hào, lòng tự hào dân
tộc, cho đến lúc ta vĩnh biệt cõi đời Âm nhạc tiễn đưa ta về cõi vĩnh hằng..
Trong xã hội hiện đại ngày nay, Âm nhạc lại có tính phổ biến và nhanh
chóng thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội. Đánh giá được sự quan
trọng và vai trò thiết yếu của nó trong đời sống, vì vậy mà Đảng và Nhà nước
ta đã đưa bộ môn Âm nhạc vào chương trình giáo dục của ba cấp học: Mầm
non, Tiểu học và Trung học cơ sở.
Âm nhạc trong nhà trường không đơn thuần là để giải trí và làm phong
phú tâm hồn của học sinh mà Âm nhạc ở đây còn mang tính giáo dục, nó có
sự kết hợp sự liên hệ với kiến thức của các môn học khác như: Văn học, Lịch
sử, Địa lý, Giaó dục công dân ,… để giáo dục học sinh một nền tảng kiến
thức phong phú gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Trong sự phát triển
tâm sinh lí của lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi chúng ta đều biết đây là lứa tuổi mà
các em thích sinh hoạt tập thể, thích vui chơi ca hát, thích khám phá cuộc
sống và xã hội, thích khám phá năng lực của bản thân để bước đầu thể hiện
cái “Tôi” của mình.
Môn học Âm nhạc là một môn học giúp các em có được một nền tảng
kiến thức phong phú về xã hội, giúp các em có có những kiến thức Âm nhạc
sơ đẳng và quan trong hơn là các em thấy được cái hay, cái đẹp, cái tích cực


mà Âm nhạc mang lại từ đó giúp các em hình thành một thị hiếu Âm nhạc
lành mạnh, bổ ích phù hợp với văn hóa Việt Nam. Từ thực tế trong nhiều
năm trực tiếp giảng dạy với suy nghĩ là làm thế nào để kết hợp với kiến thức
của các môn học khác để giảng dạy bộ môn Âm nhạc đạt hiệu quả theo
hướng tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc vì vậy tôi
đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp
kiến thức liên môn của môn âm nhạc trung học cơ sở” để nghiên cứu và
ứng dụng tại trường trung học cơ sở Lộc Sơn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh
Hóa.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hình thành một phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy
học. Dạy học gắn liền với thực tiễn, phát huy tính tích cực của học sinh, kết hợp


kiến thức liên môn làm cho môn học sinh động hấp dẫn, gần gũi. Thông qua
môn học giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước
con người. Học sinh biết trân trọng những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử biết yêu
hòa bình và những giá trị cuộc sống ngày hôm nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh trung học cơ sở các khối 6, 7, 8, 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tư liệu lịch sử gắn liền với kiến thức của từng bài học.
- kết hợp lồng ghép trong từng tiết dạy và theo dõi kết quả
- Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa
- Nghiên cứu tư liệu về cuộc đời sự nghiệp của các nhạc sĩ. Hoàn cảnh ra đời
của các bài hát. Các câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử…
- Tham khảo các tác phẩm văn học, tài liệu lịch sử, dư địa chí, tài liệu giáo dục
công dân…
- Dự giờ và tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thao giảng rút kinh nghiệm, tổ
chức hoạt động ngoại khóa, thông qua kết quả kiểm tra đánh giá học simh..

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Kết hợp với hoạt động ngoại khóa và các sự kiện có thật của lịch sử và thực
tiễn cuộc sống.
- Bổ sung thêm một số ví dụ cụ thể ở phần nội dung
- Bổ sung kết quả của năm học gần nhất.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình giáo dục Âm nhạc trung học cơ sở được chia làm 3
phân môn: “Học hát, Nhạc lý – Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức”. Đề tài
mà tôi nghiên cứu và thực nghiệm là phân môn: Học hát và Âm nhạc thường
thức Sự tương tác giữa kiến thức liên môn và nội dung các bài hát ở đây chính
là phần ca từ của các bài hát và hoàn cảnh lịch sử mà bài hát ra đời. Đối với các
bài dân ca thì phần ca từ thường là các bài ca dao, tục ngữ gắn liền với hoàn
cảnh và môi trường sống, với những tâm tư tình cảm mà ông cha ta muốn gửi
gắm vào đó. Phần lời thường ngắn gọn, giản dị, mộc mạc. Các bài dân ca thường
gắn liền với đặc điểm địa lý vùng miền nên chúng ta có thể tích hợp những kiến
thức về Địa lý, cũng có khi phản ánh đôi nét về hoàn cảnh lịch sử trong thời
điểm nó ra đời nên có thể tích hợp về kiến thức Lịch sử và đặc biệt là tập tục văn
hóa của từng vùng miền. Vì vậy thông qua đó mà giáo viên có thể khái quát
những nét văn hóa tiêu biểu của vùng miền đó, từ đó giúp học sinh có những
hiểu biết về sự phong phú, đa dạng và sự độc đáo của văn hóa Việt Nam. Thêm
yêu, thêm quí, thêm tự hào về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Có thể
liệt kê những bài dân ca tiêu biểu mà giáo viên có thể tích hợp những kiến thức
về Địa lý, Lịch sử, văn hóa vùng miền như: “ Lý dĩa bánh bò” với Nam Bộ, “
Đi cấy” với Thanh Hóa, “ Hò ba lý” với Trung Bộ, “ Lý cây đa” với vùng
Kinh Bắc( Đồng bằng Bắc bộ), “ Đi cắt lúa” với Tây Nguyên….


Đối với các ca khúc thiếu nhi thì phần lớn lời ca cũng khá phong phú và đa
dạng đề cập đến nhiều đề tài như: ca ngợi tình bạn, mái trường, tình thầy trò, ca

ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nét đẹp thiên nhiên, ca ngợi hòa bình, thật là
đa dạng về chủ đề để giáo viên khai thác vào nội dung kiến thức liên môn thông
qua phần ca từ ( Nội dung bài hát).
Với chủ đề Mái trường tình thầy cô bè bạn ca ngợi ca ngợi tình cảm vô tư
trong sáng của lứa tuổi học trò, ta có bài: “ Mái trường mến yêu”, “ Bóng dáng
một ngôi trường”, “ Tia nắng hạt mưa”, “ Ngày đầu tiên đi học”, “ Tuổi
hồng”, “ Mùa thu ngày khai trường”,…
Với chủ đề hòa bình, tình đoàn kết dân tộc, tình đoàn kết thân ái với bạn bè
năm châu ta có các bài như: “Tiếng chuông và ngọn cờ”, “ Ngôi nhà của
chúng ta”, “ Nổi trống lên các bạn ơi”, “ Chúng em cần hòa bình”, “ Nối
vòng tay lớn”,…
Với chủ đề về thiên nhiên tươi đẹp ta có các bài: “ Khúc ca bốn mùa”,
“ Khát vọng mùa xuân”, “ Tuổi đời mênh mông”,…
Trong một bài hát thì nội dung của nó có thể đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau, vì vậy giáo viên có thể vận dụng những kiến thức tổng hợp để lồng
ghép làm phong phú nội dung tiết dạy giúp học sinh hiểu biết về nội dung bài
hát một cách sâu sắc hơn, phong phú hơn làm cho bài hát thêm phần hấp dẫn,
nâng cao giá trị biểu cảm của tác phẩm đó chính là giúp học sinh hiểu thêm cái
hay, cái đẹp, cái bổ ích, cái tích cực của Âm nhạc gắn liền với đời sống thực tiễn
của chúng ta. Một yếu tố quan trọng trong nội dung bài hát thì phần ca từ trong
các bài hát rất cô đọng, súc tích mang tính khái quát cao. Ngôn từ sử dụng khá
phong phú, một số lời của bài hát là một bài thơ hoặc giàu chất thơ giúp các em
quá trình khám phá ngôn ngữ khai thác vốn từ vựng mà học sinh thường sử dụng
rất máy móc, lúng túng trong môn Ngữ văn. Có nhà phê bình đã nhận xét: “ Các
nhạc sỹ là bậc thầy của các nhà văn” quả cũng có phần không sai. Âm nhạc rất
gần gũi với Văn học, ở các bài hát phần sử dụng ca từ cũng là một nghệ thuật,
nó hòa quuyện tương tác với âm thanh tạo nên một bài hát hay. Như vậy, ta dễ
nhận thấy rằng thông qua nội dung các bài hát để giáo dục kiến thức liên môn và
ta giáo dục kiến thức liên môn lại giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một tác phẩm
Âm nhạc, các em thấy hết được giá trị của nó trong cuộc sống, thấy được cái

hiện thực, cái nghệ thuật mà nó phản ánh từ đó các em thêm yêu tác phẩm và thể
hiện nó với những cảm xúc sâu sắc, toàn diện hơn. Sự tương tác giữa kiến thức
liên môn và nội dung các bài hát thật tuyệt vời.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thực tế giảng dạy Âm nhạc 20 năm qua tại trường Trung học cơ sở Lộc
Sơn và dự nhiều giờ Âm nhạc của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên chưa chú
trọng để kết hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy ở các tiết dạy hát và Âm nhạc
thường thức. Các đợt tập huấn chuyên đề cũng chưa đề cập nhiều đến vấn đề
này vì vậy mà giờ học hát chỉ chú trọng vào phần chuyên môn Âm nhạc, tức là
dạy làm sao để học sinh hát đúng cao độ, trường độ hay hát rõ lời, rõ chữ và rèn
luyện các kỹ năng mà chưa chú trọng nhiều đến phần tìm hiểu bài. Vì vậy, phần


này thường sơ sài, đơn điệu chưa khai thác một cách đầy đủ để học sinh hiều sâu
sắc, toàn diện một tác phẩm nghệ thuật. Với cách dạy như vậy một bài hát học
sinh có thể thuộc lời, hát đúng đạt yêu cầu, nhưng phần nội dung các em hiểu lơ
mơ làm cho bài hát xa lạ với thực tiễn, xa lạ với cuộc sống, bộ môn Âm nhạc xa
rời với bộ môn khác. Theo tôi ý nghĩa giáo dục của bộ môn Âm nhạc sẽ không
thể toàn vẹn nếu chúng ta không chú trọng đến vấn đề tìm hiểu tác phẩm. Có
hiểu rõ được tác phẩm thì mới thấy hết được giá trị của nó và trình bày nó một
cách hiệu quả nhất. Một thực tế nữa là các bài hát trong chương trình giáo dục
Âm nhạc Trung học cơ sở đa số là các bài tiêu biểu và rất phù hợp với lứa tuổi,
đề tài thì phong phú, đa dạng nhưng tôi thấy ở các cuộc biểu diễn văn nghệ của
nhà trường học sinh rất ít sử dụng để dàn dựng biểu diễn, thực tế này làm tôi
thấy buồn và trăn trở. Suy nghĩ như vậy là “ học” sẽ không đi đôi với “hành”,
nguyên nhân tại sao? Phải chăng các em không yêu thích các bài hát trong
chương trình? Điều này giáo viên phải tìm hiểu để tìm ra nguyên nhân (phần này
sẽ nói rõ trong phần giải pháp).
Với điều kiện phương tiện dạy học còn thiếu chưa có phòng học bộ môn, tài
liệu tham khảo còn hạn chế cũng là thực trạng làm cho dạy học theo hướng

“Tích hợp kiến thức liên môn” còn gặp khó khăn và chưa có hiệu quả cao. Với
những thực tiễn như vậy, tôi đã suy nghĩ và tích lũy kiến thức, tích lũy kinh
nghiệm xây dựng một kế hoạch dạy học theo hướng “Giáo dục kiến thức liên
môn qua nội dung các bài hát” để đưa vào giảng dạy tại trường Trung học cơ
sở Lộc Sơn từ năm học 2009-2010.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
đáp ứng yêu cầu của bộ môn Âm nhạc.
Về trường trung học cơ sở Lộc Sơn công tác từ năm 1996, tôi thấy cơ sở vật
chất vô cùng lạc hậu, thiết bị dạy học không có một thứ gì ( dạy chay), phòng
học bộ môn không có. Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về bộ môn
này cũng không đúng mức, kể cả ban giám hiệu cũng còn xem nhẹ, coi đó là
môn phụ, học sinh tỏ ra thờ ơ với môn học. Trước tình hình thực tế như vậy tôi
đã có những suy nghĩ phải làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này, và
phải làm cho mọi người hiểu được giá trị đích thực của việc giáo dục Âm nhạc
trong nhà trường, làm nó trở thành một môn học cần thiết có giá trị thực tiễn
trong giáo dục nhân cách học sinh. Muốn thực hiện mục tiêu đó tước hết phải
dạy học thật tốt, làm sao cho tiết học Âm nhạc thật nhẹ nhàng, vui tươi mang
tính hấp dẫn cao thu hút sự thích thú của học sinh đối với môn học. Nhà trường
không có đàn tôi đã mang đàn phím điện tử của mình để phục vụ cho các tiết
dạy. Có đàn việc dạy Âm nhạc khác hẳn, tiết học đã trở nên hiệu quả hơn, hấp
dẫn hơn rất nhiều. Tiếp theo tôi đã đề nghị với ban giám hiệu nhà trường mua
máy nghe nhạc dùng đĩa VCD để phục vụ cho môn Âm nhạc và môn Tiếng Anh,
từng bước hoàn thiện hệ thống điện, mua ổn áp lioa để ổn định nguồn điện
( Điện ở nông thôn rất yếu). Tôi đề xuất xin một phòng học riêng, quét dọn, sửa
sang lại đôi chút tạm làm phòng học bộ môn để bước đầu chủ động cho việc


chuẩn bị các tiết dạy. Song song với việc tham mưu, tuyên truyền, thuyết phục
ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho

môn học, tôi đã từng bước đưa phong trào văn hóa văn nghệ vào các buổi ngoại
khóa cũng như tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11 hoặc các ngày lễ lớn trong năm làm cho trường lớp vui tươi, học sinh tích
cực tham gia. Có thể nói môn Âm nhạc đã làm mềm hóa sự căng thẳng do môn
học văn hóa mà các em phải học rất nhiều. Với sự kiên trì tuyên truyền, thuyết
phục cộng với sự nỗ lực dạy tốt của bản thân, ban giám hiệu nhà trường dần có
sự quan tâm đặc biệt đến môn học, các thiết bị dạy học đã từng bước được hoàn
thiện, cho đến năm học 2012-2013 một phòng đa năng được xây dựng với đầy
đủ các thiết bị dạy học như: Đàn Oóc gan, tăng âm, loa,màn hình,máy chiếu…
đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay.
2.3.2 Một số phương pháp và kiến thức cần lưu ý khi thực hiện dạy học theo
ý tưởng “Giáo dục kiến thức liên môn thông qua các bài hát”.
2.3.2.1. Đối với các bài hát dân ca:
Ta cần phân chia nó ra từng vùng miền. Tìm hiểu xem ở vùng miền đó có nét
văn hóa nào đặc trưng, đặc điểm về địa hình có gì nổi bật, hiện nay vùng miền
ấy kinh tế, văn hóa phát triển như thế nào, có những tiềm năng nào, nội dung bài
hát đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống… Khi đã nghiên cứu kỹ về bài hát ta
phải hình thành một ý tưởng thông qua bài hát truyền thụ đến HS kiến thức gì bổ
ích phù hợp với lứa tuổi và sự hiểu biết của các em. Sau đó sưu tầm tư liệu,
tranh ảnh, các đoạn video clip để minh họa, các đoạn văn thơ, trích đoạn các bài
viết, các câu nói,… để phục vụ cho ý tưởng.
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Lý dĩa bánh bò” dân ca Nam bộ (tiết 4 lớp 8) ta thấy
dòng sông Cửu Long ( sông Mê Công) sau khi chảy qua 5 nước: Trung Quốc,
Mian ma, Thái Lan, Lào, Căm phu chia khi về tới Việt nam đã chia thành 9 cửa
sông đổ ra biển đông vì vậy mới gọi là sông Cửu Long và tạo thành một vùng
đồng bằng rộng lớn ở phía Nam nước ta đó là đồng bằng sông Cửu Long. Thiên
nhiên ưu đãi cho nơi đây một vùng đất rộng lớn, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn
hòa, cây trái bốn mùa xanh tốt, tôm cá và các loại thủy hải sản nhiều vô kể.
Kênh rạch chằng chịt, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh, người dân Nam Bộ sống phóng

khoáng, giản dị, mộc mạc, hài hước, hóm hỉnh, yêu ca hát. Nơi đây đã hình
thành một loại hình nghệ thuạt độc đáo đó là “ Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế của nhân loại, sau đó giáo viên
dẫn dắt đến bài hát. Lưu ý: Bài hát này cũng có tính chất hóm hỉnh, hài hước và
độc đáo rất gần với tính cách của người dân Nam Bộ. Qua một lượng thời gian
từ 5 đến 7 phút GV đã có thể khái quát để HS hình thành một khái niệm về một
vùng đất, hình thành khái niệm về một vùng văn hóa đặc sắc đó là “ Văn hóa
Nam Bộ”.
Ở bài hát này cũng có cách tích hợp khác liên quan đến nội dung liên quan
đến bài hát đó là: cô chủ nhà thương anh học trò nghèo ở trọ nên đã dấu cha,
dấu mẹ đem cho anh ta một dĩa Bánh Bò để cho anh có sức mà đi thi. Giáo viên


có thể cung cấp cho học sinh hiểu được đôi nét của các kỳ thi ngày xưa ở thời
kỳ phong kiến: 4 năm mới có một kỳ thi, thí sinh phải vất vả lên kinh thành để
dự thi, đi đến đâu thì xin ở trọ ở đó, nếu thi trượt thì đợi 4 năm sau mới có kỳ thi
tiếp theo. Thật là việc học hành thi cử ở chế độ phong kiến thật vất vả và khốc
liệt. Qua những hiểu biết như vậy giúp học sinh hiểu và cảm nhận được những
bối cảnh lịch sử mà dân ca ra đời để các em hiểu sâu sắc hơn nội dung tác phẩm.
Đối với các bài dân ca khác, ta cũng có thể khai thác một cách tương tự như:
“Đi cấy” dân ca Thanh Hóa, “ Lý cây đa” dân ca quan họ Bắc Ninh, “ Đi cắt
lúa” dân ca Hơ rê Tây Nguyên,…Nếu như Thanh hóa có trống đồng Đông Sơn
biểu tượng văn hóa Việt Nam, thành nhà Hồ di sản văn hóa thế gới, Cầu Hàm
Rồng biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Bà Triệu, Lê Lợi những vị anh
hùng cứu nước thì Bắc Ninh (Kinh Bắc) lại là vùng đất của thi ca, lễ hội những
làng nghề truyền thống, nét đẹp văn hóa Việt Cổ. Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ
với trường ca Đăm San, vùng đất với những huyền thoại, những tiềm năng kinh
tế trong tương lai,…chẳng hạn: khi dạy bài hát “ Đi Cấy” dân ca Thanh Hóa, ở
phần giới thiệu bài giáo viên cần lồng ghép đưa vào một số câu hỏi như: người
ta thường nói: “Thanh Hóa đất rộng người đông” vậy em hãy cho biết Thanh

Hóa của chúng ta về diện tích đứng thứ bao nhiêu của cả nước. Dân số đứng thứ
bao nhiêu của cả nước. có nhiều học sinh trả lời, có đúng và có sai. Đáp án là về
diện tích Thanh Hóa xếp thứ 2 sau tỉnh Nghệ An và dân số xếp thứ 3 sau thành
phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. hay câu hỏi: Ở Thanh Hóa người ta đã
tìm ra một vật và có thể nói là nó được lấy làm biểu tượng cho văn hóa Việt
Nam. Đáp án: Trống đồng Đông Sơn. Hay: Em hãy cho biết ở Thanh Hóa có
một địa danh được chọn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đáp
án: Cầu Hàm Rồng vv… như vậy chúng ta đã có thể tích hợp một cách hiệu quả
kiến thức về địa lý và lịch sử cho các em vừa nhẹ nhàng dễ hiểu và không gò bó
các em sẽ nhớ rất lâu. Có thể nói, ở bài nào nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, sáng
tạo và xây dựng một ý tưởng để dạy học thì ta đều có thể tìm ra được những
kiến thức bổ ích để cung cấp cho học sinh.
Trong các tiết dạy hát các bài dân ca có một phương pháp để thực hiện việc
tích hợp kiến thức liên môn mà giáo viên thường ít quan tâm đó là đặt lời mới
cho dân ca, giáo viên có thể hướng dẫn ngay từ lớp 6 để học sinh làm quen. Lưu
ý cho các em lời hát phải phù hợp với giai điệu để khi hát lên người nghe dễ
hiểu, dễ hát và không hiểu sai nghĩa đó là sự liên quan giữa dấu hỏi, ngã, sắc,
huyền, nặng với giai điệu trong bài hát. Đặt lời mới cho dân ca là phương pháp
rất hiệu quả và được học sinh rất hứng thú. Thông qua việc đặt lời hát học sinh
đã khai thác và củng cố được khả năng văn học của bản thân, tăng cường tìm tòi
về lịch sử và các lĩnh vực khác của cuộc sống, của xã hội mang tính thực tiễn
cao (Học đi đôi với hành) giáo viên cần gợi ý về chủ đề để học sinh lựa chọn, có
thể chia thành nhóm theo chủ đề.
2.2.3.2. Đối với các bài hát :


Các bài hát trong chương trình trung học cơ sở có chủ đề rất phong phú vì
vậy ta phải xếp các bài hát thành từng cụm chủ đề để khi giới thiệu bài này ta lại
liên hệ được với bài kia.
Ví dụ: Khi dạy bài hát: “ Khúc ca bốn mùa “ ( Tiết 22 lớp 7 ) giáo viên đặt

câu hỏi đối với học sinh: Năm học lớp 6 các em đã được học một bài hát viết về
nắng và mưa, đó là bài hát nào? Học sinh sẽ dễ dàng trả lời: đó là bài hát “ Tia
nằng hạt mưa”; giáo viên hỏi tiếp: Vậy trong bài hát tia nắng hạt mưa tác giả
đã mượn hình tượng tia nắng, hạt mưa để liên hệ với hình tượng gì ? Học sinh
dễ dàng trả lời: Tia nắng như nét tinh nghịch của bạn trai, hạt mưa như nụ cười
duyên bạn gái. Từ đây giáo viên dẫn dắt vào bài hát “ Khúc ca bốn mùa”. Nếu
như ở bài hát: “Tia nằng hạt mưa” tác giả đã mượn hình tượng tia nắng hạt mưa
để ca ngợi sự tinh nghịch, hồn nhiên ngây thơ, trong sáng của lứa tuổi học trò thì
ở bài hát “ Khúc ca bốn mùa” những hình tượng hết sức gần gũi đó là chuyện
nắng chuyện mưa lại liên hệ mật thiết với nhau và liên hệ mật thiết với thiên
nhiên, với cuộc sống: Nắng cho mẹ ra đồng, mưa cho lúa trỗ bông, nắng sưởi
ấm mưa, mưa lại làm dịu nắng để cây trái bốn mùa xanh tốt để nhịp đời mãi
mãi sinh sôi... Như vậy chuyện nắng chuyện mưa, những chuyện rất bình
thường song dưới cái nhìn tinh tế của tác giả ta lại thấy được những sự liên hệ
hết sức thú vị. Từ đây giáo viên giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên tình
yêu cuộc sống và sự quan trọng là phải làm sao để bảo vệ thiên nhiên mãi mãi
tươi đẹp. Tương tự như vậy ta cũng có sự liên hệ giữa bài: “ Tiếng chuông và
ngọn cờ “ ( tiết 2 lớp 6) và bài: “Chúng em cần hoà bình” ( Tiết 8 lớp 7), ở loại
bài hát nói về chủ đề hoà bình. Giáo viên có thể nêu lên sự tàn phá của chiến
tranh thế giới lần thứ 2 và cuộc chiến tranh Việt Nam với những thống kê thiệt
hại về người, về của về sự tàn phá thiên nhiên hoặc là hậu quả khủng khiếp của
2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Nhật Bản. Từ những thảm hoạ và tội
ác ghê rợn của chiến tranh giáo viên hướng học sinh đến sự quan trọng phải đấu
tranh để gìn giữ lấy hoà bình và giáo viên cũng có thể liên hệ đến tình hình căng
thẳng ở Biển Đông mà Trung Quốc gây ra .Một vấn đề “ nóng” mà cả thế giới
hết sức quan tâm và lo ngại. Ở mỗi bài hát giáo viên đều có thể tìm thấy những
sự liên hệ, phải tìm hiểu thật kĩ để phát hiện những chi tiết mà ta có thể giúp
học sinh cảm thấy bài hát luôn gần gũi với cuộc sống của chúng ta kể cả những
chi tiết nhỏ giáo viên cũng liên hệ được. Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Ca chiu sa”
( Tiết 26 lớp 7), sau khi giới thiệu về bài hát học sinh biết được tên bài hát đã

được đặt tên cho một loại tên lửa đó là đài tên lửa ca chiu sa một loaị vũ khí
hiện đại và loại vũ khí này Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam sử dụng những
ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lấy
năm châu chấn động địa cầu.
Ở mỗi chủ đề giáo viên cần phải xác định rõ mục đích mà phần tích hợp giáo
dục cần hướng tới .
Ví dụ : đối với các bài “ Khúc ca bốn mùa”; “Tuổi đời mênh mông” ; “
Ngôi nhà của chúng ta”; “Khát vọng mùa xuân” …Giáo viên cấn xác định đây
là những bài hát ca ngợi về những nét đẹp của thiên nhiên của cuộc sống vì vậy


phải tìm những hình ảnh đẹp trong bài hát, phân tích để học sinh phát hiện liên
hệ với cuộc sống và môi trường hiện nay. Từ đó nhấn mạnh một câu hỏi: Phải
làm gì để bảo vệ cho thiên nhiên tránh được những thảm hoạ hiện nay và trong
tương lai đó là những thảm họa biến đổi khí hậu, nước biển dâng, lũ lụt, sự cạn
kiệt tài nguyên, những thảm hoạ do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra .
Ở những bài hát này giáo viên cần lưu ý tính tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường.
Ở những bài hát về chủ đề: Tình bạn – mái trường; tình thầy cô như “ Mùa
thu ngày khai trường”; “Tia nắng hạt mưa”;”Mái trường mến yêu”; “Ngày
đầu tiên đi học” ; “Bóng dáng một ngôi trường” Giáo viên cần thông qua
những hình ảnh , hình tượng trong bài hát để liên hệ với mái trường mà các em
đang học, những hình ảnh hàng cây, ghế đá, bảng đen, phấn trắng, tiếng ve ngân,
mùa phượng đỏ với tiếng trống trường rộn rã, khăn quàng màu đỏ thắm trên vai
đều là những hình ảnh gần gũi thân quen và đang hiện hữu từng ngày từng giờ,
từng phút nơi ngôi trường thân yêu mà các em đang học tập, những tình cảm
gắn bó thầy – trò tình bạn bè dưới mái trường mến yêu. Giáo viên cần nhấn
mạnh “ đó là những kỷ niệm đẹp không thể phai mờ trong mỗi chúng ta”, các
em phải biết trân trọng và gìn giữ. Về tình cảm bạn bè ta cần hướng các em đến
sự giao tiếp ứng xử sao cho đẹp theo phong trào “ nét đẹp học đường”, cần nhắc
nhở các em về ngôn ngữ xưng hô phổ biến hiện nay trong trường học mà các em

thường sử dụng đã đúng hay chưa, đã hay chưa và điều quan trọng nhất là liên
hệ giữa giáo dục học sinh về sự quan tâm giúp đỡ bạn bè, liên hệ với các phong
trào mà nhà trường đang làm rất tốt và có ý nghĩa như: Thu góp phế liệu làm kế
hoạch nhỏ gây quỹ giúp bạn nghèo, tham gia chương trình Tết ấm quê hương
của Hậu Lộc; thăm hỏi động viên các bạn học sinh ốm đau hặc bố mẹ qua đời,
rủi ro hoạn nạn … đây là những việc các em đang làm nên sự liên hệ rất cụ thể
và ý nghĩa giáo dục rất hiệu quả. Khi dạy bài hát “ Bóng dáng một ngôi
trường” tôi có kể cho học sinh: Thầy vừa đi dự buổi gặp mặt kỷ niệm 25 năm
ngày chia tay mái trường trung học phổ thông của lớp và của khoá, bạn bè từ
khắp nơi tụ hội gặp nhau mừng mừmg tủi tủi ôm nhau khóc cười thật là cảm
động và các em thấy phong trào họp lớp họp khoá bây giờ thật phổ biến, qua
những lần gặp gỡ như vậy tình cảm của bạn bè càng thắm thiết hơn, quan tâm
giúp đỡ hợp tác làm ăn để cùng nhau phát triển, thật là một nét đẹp trong đời
sống. Từ đó tôi hỏi học sinh: Vậy điều gì đã gắn bó liên kết để những người sau
bao năm xa cách vẫn tìm về với nhau ? đó chính là tình bạn, là kỷ niệm, là ký ức
và quan trọng hơn cả là mái trường. Chính mái trường đã gắn bó họ với nhau, họ
học chung lớp, họ học chung trường. Từ đó làm cho học sinh thêm yêu, thêm
gắn bó ngôi trường mà các em đang học .
Đối với chủ đề về tình đoàn kết dân tộc, lòng tự hào dân tộc về truyền thống
và con người Việt Nam ta có các bài: “ Quốc ca”; “ Nổi trống lên các bạn ơi”;
“ Nối vòng tay lớn”. Giáo viên cần tìm hiểu kỹ về cuộc đời và sự nghiệp của tác
giả, những giá trị tư tưởng to lớn và tính phổ cập rộng rãi của tác phẩm. Chú
trọng nêu bật được ý nghĩa lợi ích dân tộc, lòng tự hào dân tộc là những vẫn đề
vô cùng quan trọng mà một công dân sống trong một đất nước cần phải coi điều


này là quan trọng nhất, chúng ta đều là: “ là hoa một gốc, là con một nhà”,” là
dòng giống con Hồng cháu Lạc” ( Nổi trống lên các bạn ơi) ; đất nước Việt Nam
liền một giải không có điều gì có thể chia cắt : “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
…vòng tay ta nắm nối liền một vòng Việt Nam”( Nối vòng tay lớn). Từ sự tự hào

dân tộc, vì lợi ích dân tộc để giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm đối với tổ
quốc để rồi khi có giặc ngoại xâm chúng ta lại “ Tiến lên, cùng tiến lên, nước
non Việt nam ta vững bền” ( Quốc ca Việt Nam)
2.2.3.3. Đối với phân môn Âm nhạc thường thức và các bài đọc thêm:
Ở phân môn Âm nhạc thường thức và các bài đọc thêm nếu giáo viên chịu khó
tìm tòi các thông tin về tác giả, tác phẩm và biết lựa chọn một vài tác phẩm để
xây dựng một chủ đề để tích hợp giáo dục thì hiệu quả cũng rất cao, tiết học sinh
động hơn, hấp dẫn hơn mà học sinh lại biết kiến thức rất bổ ích.
Ví dụ: Ở tiết 29 lớp 7 có bài đọc thêm “ Xuất xứ một bài ca” viết về hoàn
cảnh ra đời của bài hát “ Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của nhạc sỹ
Phạm Tuyên. Đây là một bài hát quá quen thuộc mà người Việt Nam ai cũng
biết đến song lời ca của bài hát lại chứa đựng những kiến thức về lịch sử mà HS
lớp 7 rất ít em hiểu được. Khi dạy đến bài này thì ở bài trước tôi đã ra một câu
hỏi để các em về nhà suy nghĩ: Trong bài hát “Như có Bác trong ngày đại
thắng” của nhạc sỹ Phạm Tuyên có câu: “ Ba mươi năm đấu tranh giành toàn
vẹn non sông. Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công”. Vậy
ba mươi năm này là mốc lịch sử từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm
nào? Câu trả lời sẽ là: Đây là mốc lịch sử đánh dấu chặng đường đấu tranh
gian khổ của nhân dân ta để đánh đuổi Đế quốc xâm lược thống nhất đất nước.
Đó là mốc lịch sử từ khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 để
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến ngày giải phóng đất
nước thống nhất Tổ quốc 30/4/1975. Hoặc trong tiết 10 lớp 6 có phần giới thiệu
về nhạc sỹ Lưu Hữu phước tôi đã chọn bài hát “ Tiến về Sài Gòn” và bài hát “
Hồn tử sỹ” để xây dựng ý tưởng giáo dục lịch sử và giáo dục truyền thống cho
các em. Ở bài này tôi đã kể cho các em về hoàn cảnh ra đời của bài hát “ Tiến
về Sài Gòn ” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước. Nhạc sỹ viết bài này vào năm 1967.
Vào dịp Tết Mậu Thân 1968, ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở hầu
hết các đô thị ở miền Nam, kể đến đây tôi cho học sinh nghe bài thơ chúc tết của
Bác:
“Xuân này hơn hắn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua cùng đánh Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta.”
Bài thơ chúc tết của Bác cũng là hiệu lệnh của cuộc tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân 1968. Tiếp theo tôi kể cho các em trận đánh vào đài phát thanh
Sài Gòn tối 31/01/1968: Một mũi biệt động Sài Gòn gồm 11 chiến sỹ đã nhận
nhiệm vụ đánh đài phát thanh. Họ lên đường nhận nhiệm vụ và mang theo băng
ghi âm Bài hát “ Tiến về Sài Gòn”. Khi chiếm được đài phát thanh thì phát sóng
bài hát và lời kêu gọi của Mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam, sau đó thì


giữ đài phát thanh đến 4 giờ sáng sẽ có lực lượng chủ lực đến thay thế. Các
chiến sỹ biệt động của chúng ta đã bất ngờ tiến công và chỉ 10 phút chiến đấu,
họ đã chiếm được đài phát thanh nhưng bọn giặc đã tắt toàn bộ nguồn điện nên
không thể phát sóng được bài hát, bọn Mỹ ngụy đã điều quân bao vây với một
lực lượng đông hơn rất nhiều lần, 11 chiến sỹ đã chiến đấu vô cùng anh dũng,
quân chủ lực của chúng ta đã không thể đến tiếp ứng được và với một lực lượng
chênh lệch như vậy, trong hoàn cảnh cảnh như vậy thì hy sinh là điều tất yếu. Họ
đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và trong 11 chiến sỹ biệt động Sài Gòn thì
đã hy sinh 10 chiến sỹ, một chiến sỹ bị thương nặng. Cho mãi đến 7 năm sau đó
vào ngày 30/4/1975 thì bài hát “Tiến về Sài Gòn” mới được vang lên trên đài
phát thanh Sài Gòn. 11 chiến sỹ cùng với hàng trăm nghìn chiến sỹ đã hy sinh
trong mùa xuân năm ấy. Để có được độc lập tự do như ngày hôm nay đã có hàng
triệu liệt sỹ ngã xuống, các em hãy đừng quên điều đó và hãy suy nghĩ phải làm
gì để xứng đáng với sự hy sinh ấy. Tiếp theo cho học sinh nghe nhạc bài “ Hồn
tử sỹ” có phần hình ảnh lễ viếng tại nghĩa trang liệt sỹ đường chín. Lưu ý các tư
liệu về bài hát theo kiểu Video clip rất nhiều trên mạng internet, giáo viên hãy
lựa chọn cho phù hợp. Có rất nhiều bài Âm nhạc thường thức và bài đọc thêm
mà giáo viên có thể xây dựng ý tưởng để tích hợp giáo dục kiến thức liên môn, ở
đây trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm , tôi không thể liệt kê hết được

tình tiết từng bài, chỉ lưu ý đồng nghiệp là ở mỗi bài nếu ta tìm tòi sáng tạo và
xây dựng một ý tưởng, ta đều có thể giáo dục cho học sinh những kiến thức rất
bổ ích gắn liền với thực tiễn cuộc sống và xã hội đương đại .
2.3.3 Một vài vài hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho mục tiêu dạy học “ Giáo
dục kiến thức liên môn qua bài hát”
Ngoài các tiết học chính khóa thì việc xây dựng các hoạt động ngoại khóa về
Âm nhạc hoặc lồng ghép vào các buổi ngoại khóa khác cũng là một biện pháp
hiệu quả. Lợi thế của các buổi ngoại khóa là sự thoải mái về thời gian cũng như
đối tượng học sinh tham gia cũng đông hơn lại được xây dựng theo hình thức “
sân khấu hóa” hoặc “ bán sân khấu hóa”, nên có sự hấp dẫn học sinh và nội
dung cũng phong phú hơn. Vấn đề ở đây là giáo viên phải xây dựng được một
nội dung tốt, một kịch bản đủ sức để hấp dẫn và tạo được không khí thoải mái
“học mà chơi, chơi mà học” nhưng cũng phải tạo được phần thi mang tính “đối
kháng” cao, tạo sự thi đua giữa các đội tham gia, tạo được sự cổ vũ của khán
giả. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ xin được trình bày vắn
tắt nội dung sinh hoạt ngoại khóa mà tôi đã tổ chức trong năm học 2013- 2014
và đã thu được kết quả rất tốt.
Tên hoạt động: “Dân ca - Tinh hoa tâm hồn Việt” .
- Đối tượng HS tham gia: Khối 8 và 9.
- Hình thức: Có hai đội chơi, mỗi đội gồm 9 học sinh.
+ Đội: Lạc Long Quân( gồm 9 bạn nam)
+ Đội: Âu Cơ ( gồm 9 bạn nữ)
- Nội dung hoạt động gồm 4 phần thi:
+ Phần 1: Giải ô chữ.


1
Q U A C Â
2
H A T R U

3
C A D A O
4
L Y N G Ư A Ô
5
H A T D Ô
6 HA T X O A N P H U T H O
7
Đ A N B Â U
8
B Ă C K I M
9
L Y C Â Y B Ô
10
N H Â N D
11
K I N H B Ă
12
Đ Ô N G S Ơ N
13
H O S O N

U G I

O B A Y

T H A N G
N G
 N
C

G M A

GỢI Ý CHO CÁC Ô HÀNG NGANG
1. Ô số 1: Đây là một ô chữ gồm 12 chữ cái là tên một bài dân ca mà phần
nội dung được xây dựng từ câu ca dao sau đây: “ yêu nhau cởi áo cho
nhau”.
2. Ô số 2: Đây là một ô chữ gồm 5 chữ cái là tên một thể loại dân ca có tính
chất nhẹ nhàng nội dung thường nói về tình cảm mẹ con.
3. Ô số 3: Đây là một ô chữ gồm 5 chữ cái là tên một loại hình văn học dân
gian mà phần nội dung thường được lấy để xây dựng thành các bài dân ca.
4. Ô số 4: Đây là một ô chữ gồm 7 chữ cái là tên một bài dân ca nam bộ mà
nội dung được xây dựng trên câu ca dao sau: “ Ngựa ô anh thắng kiệu
vàng- anh tra lục lặc đưa nàng về dinh”
5. Ô số 5: Đây là một ô chữ gồm 5 chữ cái là một hình thức dân ca rất phổ
biến ở Hà Tây.
6. Ô số 6: Đây là một ô chữ gồm 13 chữ cái là tên một loại hình dân ca nổi
tiếng ở vùng đất tổ đã được công nhận là di sản văn hoá của nhân loại.
7. Ô số 7: Đây là một ô chữ gồm 6 chữ cái là tên một loại nhạc cụ dân tộc rất
nổi tiếng có phần âm sắc óng chuốt, ngọt ngào gần với giọng người
8. Ô số 8: Đây là một ô chữ gồm 11 chữ cái là tên một bài đồng dao rất quen
thuộc, có nhắc đến tên các con vật như Le le, Bìm bịp.
9. Ô số 9: Đây là một ô chữ gồm 9 chữ cái là tên một bài dân ca Nam bộ mà
nội dung được xây dựng trên câu ca dao sau “Bông xanh, bông trắng bông
vàng, bông lê, bông lựu đố nàng mấy bông”.
10.Ô số 10: Đây là một ô chữ gồm 7 chữ cái là tác giả của những bài dân ca.
11.Ô số 11: Đây là một ô chữ gồm 7 chữ cái là tên một vùng đất cổ nằm ở
phía Bắc kinh thành Thăng Long. Một vùng đất nổi tiếng với những lễ hội
và những làng nghề truyền thống.
12.Ô số 12: Đây là một ô chữ gồm 7 chữ cái là tên một địa danh ở Thanh
Hoá, nơi đã phát hiện ra một loại nhạc cụ đã được lấy làm biểu tượng của

văn hoá Việt Nam.


13.Ô số 13: Đây là một ô chữ gồm 8 chữ cái là tên một loại hình dân ca gắn
liền với tên một dòng sông đầy ắp những chiến công ở Thanh Hoá.
Gợi ý ô hàng dọc: Đây là tên loại hình dân ca nổi tiếng đã được công
nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
Mỗi ô chữ hàng ngang sẽ có một gợi ý, các đội lần lượt lựa chọn ô số mà
mình muốn trả lời. Sau khi đã lựa chọn mỗi đội 3 ô hàng ngang thì có thể
phát tín hiệu xin trả lời ô hàng dọc (số điểm ở ô hàng ngang và hàng dọc tùy
giáo viên quy định trong phần luật chơi).
+ Phần 2: Du lịch với với dân ca.
Cho học sinh nghe một số bài dân ca của các vùng miền, mỗi đội được lựa
chọn 2 đến 3 lượt ( tùy vào khuôn khổ thời gian mà giáo viên có thể cho học
sinh lựa chọn số bài nhiều hay ít)
Ví dụ: Giáo viên chuẩn bị 6 bài dân ca đánh số thứ tự (1,2,3,4,5,6) chẳng
hạn: Đội Âu cơ lựa chọn bài số 1, giáo viên mở bài “Đi cấy”. Học sinh phải
đoán xem mình đang ở đâu ( Ở Thanh Hóa là đúng) đoán đúng mình đang ở
Thanh Hóa thì sau đó cho học sinh chuẩn bị 3-5 phút cử một bạn đại diện cho
đội của mình, bạn đó sẽ là một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du
khách đôi nét về Thanh Hóa (lịch sử, địa lý, văn hóa, con người, truyền
thống,…) Ban giám khảo sẽ căn cứ vào chất lượng phần giới thiệu để cho
điểm.
Lưu ý: Khi chọn các bài hát cần đầy đủ các vùng miền trong cả nước như:
Bắc bộ, Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ,…
+ Phần 3: Đặt lời mới cho dân ca.
Có một bài dân ca và hai chủ đề để hai đội bốc thăm lựa chọn ( Ví dụ: cho
học sinh bài “ Lý cây đa” dân ca Quan họ Bắc Ninh) và hai chủ đề “ Biển
đảo Tổ quốc em” và “Thi đua chăm ngoan học giỏi”. Mỗi đội chuẩn bị trong
5-10 phút sau đó thể hiện bài dân ca theo phần lời cổ và phần lời mới. Ban

giám khảo nhận xét cho điểm.
+ Phần 4: Thi hát dân ca.
Mỗi đội sẽ biểu diễn một bài dân ca lựa chọn (phần này các đội đã chuẩn bị
và tập luyện từ trước), ban giám khảo sẽ nhận xét cho điểm.
Trên đây là một trong số các hoạt động ngoại khóa mà giáo viên có thể kết
hợp để giáo dục kiến thức liên môn cho học sinh, muốn các hoạt động ngoại
khóa có hiệu quả tốt giáo viên phải được sự ủng hộ giúp đỡ của ban giám
hiệu và sự kết hợp của các đoàn thể khác như: Đoàn thanh niên, Tổng phụ
trách đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đó là sự hỗ trợ cả về nội
dung và kinh phí để tổ chức hoạt động.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình dạy học, xuất phát từ thực tế, các tiết dạy hát và âm nhạc
thường thức bản thân tôi đã dần dần nhận ra sự quan trọng của việc tích hợp
kiến thức liên môn trong bộ môn âm nhạc, nhưng do điều kiện cơ sở vật chất
thiếu thốn , thiết bị dạy học nghèo nàn, nên việc ứng dụng ý tưởng trên còn


bị hạn chế. Mãi đến năm học 2007-2008 khi nhà trường đã mua sắm được
đàn phím điện tử đạt tiêu chuẩn và hoàn thiện hệ thống máy chiếu , máy vi
tính thì việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức
liên môn mới thực sự có hiệu quả rõ rệt và đặc biệt năm học 2013-2014 nhà
trường đã xây dựng xong phòng học đa năng có đầy đủ thiết bị như: tăng
âm ,loa , màn hính, máy chiếu, máy vi tính, đàn ooc gan và các thiết bị khác
đảm bảo đầy đủ điều kiện để việc dạy học theo ý tưởng ” Giáo dục kiến thức
liên môn qua âm nhạc” mới đạt hiệu quả như mong muốn.Tôi bắt đầu thử
nghiệm từng bước phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Từ năm học
2009-2010 tôi bắt đầu dạy học theo ý tưởng trên rồi mỗi năm lại tích luỹ kinh
nghiệm ,học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu để xây dựng tiết dạy ngày một
hoàn thiện hơn. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp giữa hình

ảnh và âm thanh sử dụng các đoạn phim ảnh , video để minh hoạ làm cho tiết
dạy phong phú sinh động có tính thực tiễn cao.Được sự quan tâm của ban
giám hiệu và các giáo viên bộ môn như Văn, Sử Địa ,giáo dục công dân
,Ngoại ngữ đã giúp tôi rất nhiều về phần kiến thức tổng hợp. Đây cũng thể
hiện mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trong dạy học- một sự liên hệ rất cần thiết
mà nhu cầu giáo dục toàn diện học sinh trong tương lai sẽ cần phải phát huy.
Qua 8 năm thực hiện giảng dạy theo phương pháp “ Giáo dục kiến thức
liên môn qua bài hát” tôi tìm thấy với cách dạy như vậy học sinh rất hứng
thú và yêu thích môn học. Các em hiểu được sâu sắc tác phẩm âm nhạc cảm
thấy âm nhạc luôn gần gủi với con người, cảm thấy âm nhạc không xa lạ mà
có mối liên hệ mật thiết với đời sống, mang hơi thở của thực tiễn đời sống xã
hội nó phản ánh sinh động con người, xã hội, thiên nhiên, ca ngợi thiên
nhiên, ca ngợi cuộc sống , mang đến cho tâm hồn và nhận thức của ta những
điều tốt đẹp với cái nhìn và cảm nhận cuộc sống một cách sinh động, tích cực
hướng ta đến Chân - Thiện - Mỹ là cốt cách của tâm hồn của tính nhân văn
trong cuộc sống.
Từ những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống qua âm nhạc và định hướng cho học
sinh một thị hiếu âm nhạc lành mạnh phù hợp với lứa tuổi. Trong những năm
gần đây phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường rất phát triển.
Ví dụ : trong liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam( nhà
trường năm nào cũng tổ chức, phần lựa chọn các tác phẩm của học sinh rất
phù hợp. Các em đã biết suy nghĩ về từng nội dung của từng tác phẩm để lựa
chọn trang phục và xây dựng dàn dựng các tiết mục các màn phụ hoạ phong
phú sinh động sát nội dung mà tác phẩm đề cập.Các bài tập về nhà học sinh
làm rất đầy đủ đặc biệt là phần đặt lời mới cho dân ca các em rất hưởng ứng
nhiều em có phần nội dung tốt , số lượng đạt điểm 8 trở lên chiếm tới 40%.
đặc biệt trong các bài kiểm tra có liên quan đến phần âm nhạc thường thức
hoặc nêu cảm nhận về một bài hát rồi liên hệ với thực tiễn các em làm rất tốt
nhiều em có những phát hiện rất thú vị và các em đã biết vận dụng kiến thức
tổng hợp để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao. Ở phần kiểm tra thực hành

học sinh thực hiện bài hát cũng tốt hơn đặc biệt có những em đã thể hiện


phần biểu diễn với vận động cơ thể tay chân mắt rất phù hợp với nội dung bài
hát điều này chứng tỏ các em có sự suy nghĩ để hiểu sâu sắc nội dung tác
phẩm.Việc dạy học theo phương pháp trên đã có ảnh hưởng tích cực đến các
bộ môn khác. Một số giáo viên môn Văn, Sử , Địa cũng đã sử dụng các bài
hát để minh hoạ cho các tiết dạy của mình, đây là sự tương tác thật tuyệt vời.
Qua thực nghiệm phương pháp: “Tích hợp kiến thức liên môn trong âm
nhạc” tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt. Sau đây là kết
quả học tập bộ môn âm nhạc của học sinh trong hai năm trước và sau khi
hoàn thiện áp dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn.
Kết quả xếp loại trước và sau khi áp dụng sáng kiến
Trước khi áp dụng sáng kiến
Năm học 2012-2013
Khối
Đạt
Chưa đạt
6
96%
4%
7
96,3%
3,7%
8
97%
3%
9
98%
2%


Sau khi áp dụng và hoàn thiện sáng kiến
Năm học 2017-2018
Đạt
Chưa đạt
99%
1%
98,5%
1,5%
99%
1%
100%
0%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và từng bước đưa ý tưởng: “ Giáo dục kiến thức
liên môn qua bài hát” vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đây là một hướng đi
đúng làm cho những tiết dạy hát không còn đơn thuần là những giai điệu ,các
tiết Âm nhạc thường thức không đơn thuần là cung cấp cho học sinh đôi nét về
tác giả, tác phẩm mà qua các tiết dạy giáo viên phải làm cho bộ môn Âm nhạc
luôn gắn liền với thực tiễn, phản ánh thực tiễn , nó có mối liên hệ mật thiết với
các bộ môn khác như: Văn học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, giáo dục an
ninh quốc phòng và kiến thức hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua các tiết dạy, từng bước
giáo viên có thể cung cấp cho các em những kiến thức về xã hội và chính những
kiến thức này lại làm cho học sinh hiểu sâu sắc hơn tác phẩm, từ đó các em thấy
được cái hay, cái đẹp, cái cần thiết và giá trị đích thực mà Âm nhạc mang lại cho
chúng ta. Muốn mục tiêu tích hợp kiến thức liên môn đạt hiệu quả tốt thì trước
hết mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, suy nghĩ, tích luỹ học hỏi đồng
nghiệp để nâng cao kiến thức cho bản thân. Người giáo viên có kiến thức tổng

hợp về các lĩnh vực càng phong phú, sâu sắc thì khả năng tích hợp càng cao,
hiệu quả càng tốt, một điều kiện hết quan trọng và quyết định thành công của
mục tiêu giáo dục tích hợp kiến thức liên môn đó là sự đầy đủ về cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học nếu không có những thiết bị cần thiết và tối thiểu như: nhạc
cụ, tăng âm, màn hình, máy chiếu, máy vi tính,… thì việc tích hợp sẽ khó khăn
và hiệu quả sẽ không cao. Việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn
là một chủ trương kịp thời và đúng đắn của bộ giáo dục và Đào tạo đáp ứng nhu


cầu phát triển của giáo dục, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục trong thời
đại mới cũng như thực tế cuộc sống.
3.2. Đề xuất:
Muốn cho mục tiêu giáo dục kiến thức liên môn sớm đi vào thực tiễn giảng
dạy và nhanh chóng đạt kết quả tốt tôi có một số kiến nghị sau đây:
+ Các nhà trường phải tìm mọi nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu hiện nay.
+ Tổ chức các đợt tập tấp theo chuyên đề “ Tích hợp kiến thức liên môn” của
từng bộ môn riêng, trong mỗi dịp tập huấn ấy phải xây dựng được tiết dạy mẫu
để giáo viên dự và qua đó rút ra được những phương pháp tích hợp bổ ích cho
bản thân.
+ Các nhà trường cần tăng cường các sinh hoạt ngoại khoá theo chủ đề để hỗ
trợ mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 15 tháng 03 năm 2019
Tôi xin cam kết không copy sáng kiến
kinh nghiệm của người khác.
Người viết


Lê Văn Khánh


MỤC LỤC
Đề mục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1-2
2
2
2
2
2-3
3-4
4-12

12-14
14
14-15
15


PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa âm nhac 6, 7, 8, 9
- Sách giáo viên âm nhạc 6, 7, 8, 9
- Hồi ký “ Đường tới Điện Biên Phủ” của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
- Hồi ký của Đai Tá Nguyễn Đăng Hùng, tư lệch biệt động Sài Gòn
- Các tài liệu, các bài báo, bài viết lấy từ nguồn internet.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGHÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Văn Khánh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Lộc Sơn

TT
1
2
3
4

Tên sáng kiến
Một số kinh nghiệm dạy phân

môn tập đọc nhạc theo phương
pháp nghe – đọc
Một số kinh nghiệm dạy phân
môn âm nhạc thường thức
Một số kinh nghiệm tích hợp
kiến thức liên môn qua dạy hát
Âm nhạc và kiến thức liên môn
mối quan hệ và sự tương tác

Xếp loại

Năm học

Loại B cấp huyện

2007- 2008

Loại C cấp tỉnh

2010- 2011

Loại A cấp huyện

2013- 2014

Loại B cấp huyện

2015-2016




×