Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học địa lí 7 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS hạ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những quan
điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang
lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động,
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Về bản chất, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên
ngành, bao gồm một hệ thống những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp
lại trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại. Người ta
gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp (kết hợp lại với nhau, hòa
nhập, lồng ghép vào nhau).
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần,
các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy
học tích hợp liên môn được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực
về quá trình dạy học. Tích hợp liên môn trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư
duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý
nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một
cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách
rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Tích hợp trong xây dựng nội dung môn học là sự kết hợp, tổ chức các nội
dung từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền
thống về các môn học từ vài trăm năm nay) thành những môn học mới hoặc lồng
ghép các nội dung mới, cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Các
ngành khoa học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc truyền thụ kiến thức của
giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách tự giác. Cũng chính
do đặc điểm đó mà giáo dục môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ
thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn
học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý, nhưng chủ
yếu là môn Địa lý.
Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn


nhân loại, khi con người đang ngày phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên
và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu; song hành với sự phát triển kinh tế
không ngừng trong khi phải chú ý đến việc giữ gìn hành tinh này để bàn giao nó
cho thế hệ sau, bảo đảm một lợi ích cần thiết và sự phát triển lâu dài của mọi thế
hệ. Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả mọi người trên thế giới.
1


Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tri thức giảng dạy trong nhà
trường là những kiến thức cơ bản, hiện đại sát thực tế là cơ sở để tạo cho các
thế hệ trẻ làm hành trang bước vào thế hệ mới. Việc giáo dục môi trường trong
bài dạy Địa lí trang bị những hiểu biết rèn luyện kĩ năng và cung cấp cơ hội cho
học sinh THCS phát triển khả năng tích hợp kiến thức vận dụng vào thực tế địa
phương. Từ đó các em có thể tiến hành tích hợp giáo dục môi trường có hiệu
quả trong môn Địa lý.
Trong thời gian giảng dạy tại trường THCS Hạ Trung bản thân tôi luôn
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ
động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Bản thân tôi luôn lồng
ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường trong
môn Địa lí. Tuy vậy trước yêu cầu mới của ngành giáo dục, với lương tâm và
trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc bách tôi trong việc làm thế nào để môi trường
chúng ta luôn trong sạch, làm thế nào để thông qua môn Địa lí giúp học sinh
nhận thức được giá trị của môi trường và có thái độ đúng đắn đối với môi
trường.
Đó là lí do tôi lựa chọn sáng kiến “Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên
môn trong dạy học Địa lí 7 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh trường THCS Hạ Trung”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn

giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại
và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học cách sử dụng những công nghệ mới
nhằm tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và
đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao
hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động,
dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện
tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Giáo dục môi trường nhằm giúp các em:
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái
Đất.
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền tảng của môi trường.
- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.
- Giáo dục môi trường mang lại cho các em cơ hội khám phá môi trường
và những hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường.
2


Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kĩ năng liên
quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho
chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực
vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh nhằm xây dựng
một môi trường tốt đẹp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài học trong chương trình Địa lí lớp 7 có kiến thức liên quan đến
vấn đề bảo vệ môi trường.
- Các quan điểm chỉ đạo hiện nay về vấn đề vận dụng kiến thức liên môn
trong các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế;

- Phương pháp thu thập thông tin, thông kê và xử lí số liệu…
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Môi trường và ô nhiễm môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn tính chất vật lí,
hoá học, sinh học của không khí, đất, nước trong môi trường sống, gây tác động
nguy hại tức thời hoặc tương lai đến sức khoẻ, đời sống con người, làm ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hoá và làm tổn thất nguồn tài
nguyên dự trữ của con người.
b. Giáo dục môi trường là gì?
Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của
việc giáo dục môi trường thông qua môn Địa lí ở nhà trường có thể hiểu: "Giáo
dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và
không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị
tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái".

3


Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng,
hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối
hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
c. Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc tích hợp liên môn
trong dạy học Địa lý?
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học
nói chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học
hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất

lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ
giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến
thức.
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là mới, nhưng nếu
biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn
với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng nếu vận dụng
các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình
dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì
không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá
trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính cực cực, chủ động sáng tạo của học
sinh. Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học
sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thực trạng chung về môi trường hiện nay
Trái Đất của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc bảo vệ
môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia. Theo đánh giá mới đây
của Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có
chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người.
Còn theo kết quả nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59
điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng
ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Từ đó ta thấy, ở Việt Nam ô nhiễm môi
4


trường đặc biệt là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội... đang là vấn đề bức

xúc đối với môi trường đô thị, khu du lịch, di tích, khu công nghiệp, các làng
nghề và các địa phương.
b. Thực trạng môi trường ở xã Hạ Trung, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa
Xã Hạ Trung là một xã nghèo nằm trên địa bàn của huyện Bá Thước,
người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Hiện nay, xã Hạ Trung đã và đang chịu ảnh
hưởng ô nhiễm môi trường do quá trình hiện đại hoá nông thôn và nhất là rác
thải sinh hoạt của người dân gây ra.

Rác thải trên đường làng Hạ Trung - Ảnh 2017

Bao bì thuốc trừ sâu trên đồng ruộng xã Hạ Trung - Ảnh 2017

5


Qua quá trình đi thực tế ở địa phương cùng các em học sinh tôi có kết
luận chung là:
- Đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình , tất cả
rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ lung tung như: bờ bụi, ao hồ, các bãi đất
trống gần nhà… Làm cho môi trường bị ô nhiễm, gây ô nhiễm nguồn nước và từ
đó gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân.
- Trình độ dân trí của người dân chưa cao nên họ chưa hiểu hiểu hết được
tác hại của ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người.
Vì thế ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp như: xả rác, bỏ rác bừa
bãi, quy trình chăn nuôi chưa khoa học, người dân sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ
ngày càng nhiều, ... vẫn đang tồn tại len lỏi trong nhân dân.
- Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh bị ảnh hưởng rất nhiều từ nếp
sống gia đình. Cha mẹ các em là tấm gương cho các em noi theo, nếu cha mẹ
các em vứt rác bừa bãi thì làm sao các em có ý thức bảo vệ môi trường được và
tất cả những gì các em được các thầy cô giáo tuyên truyền giáo dục đều không

có tác dụng. Vì vậy cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt được hiệu
quả tốt nhất.
c. Nguyên nhân
- Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục
môi trường, các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó
vào thực tiễn. Vì vậy hiện nay trong quá trình dạy học Địa lý ở các trường
THCS vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh
trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa cao.
- Trong nhà trường ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao, các
em còn xả rác bừa bãi, bỏ rác chưa đúng nơi quy định, hiện tượng học sinh giờ
ra chơi ăn quà vặt còn nhiều gây ô nhiễm môi trường, chính vì vậy giáo viên chủ
nhiệm cũng như giáo viên bộ môn cần quan tâm giáo dục học sinh giữ gìn vệ
sinh cảnh quan chung từ đó tạo một môi trương luôn xanh, sạch, đẹp.
- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống quanh khu vực trường
chưa tốt, xả rác bừa bãi, ít quét dọn, đặc biệt những hộ gia đình có hoạt động
chăn nuôi. Ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh.
- Học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò tác dụng của vấn đề môi trường
và tích hợp môi trường trong những môn học, chưa thấy được mối liên hệ giữa
các môn học có liên quan đến vấn đề môi trường để từ đó các em liên hệ thực tế
đạt hiệu quả giáo dục cao.
6


- HS chưa quan tâm nhiều đến các nội dung mà giáo viên tích hợp trong
giảng dạy, coi đó là phần liên hệ với thực tế chứ không phải là kiến thức cần
thiết.
- Giáo viên chưa xác định được những nội dung cần phải giảng dạy tích
hợp.
- Nội dung kiến thức bài học tương đối nhiều nên giáo viên chỉ chú trọng

đến những kiến thức trọng tâm của bài học.
- Các tài liệu liên quan đến các nội dung cần tích hợp chưa phong phú.
Vì vậy, trong khi giảng dạy bộ môn Địa lý phải biết tích hợp những kiến
thức cần thiết trong các nội dung bài giảng. Những kiến thức này bổ sung cho
những kiến thức mà các em sẽ được học nên việc tiếp thu kiến thức sẽ đựơc sâu
sắc hơn, khả năng vận dụng vào thực tế sẽ dễ dàng hơn.
2.2. Kết quả của thực trạng
Tôi đã sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan những hiểu biết về
môi trường và bảo vệ môi trường tại thời điểm tháng 3 năm 2017 đối với 38 học
sinh lớp 7 (lớp không được thực nghiệm những giải pháp được nêu trong sáng
kiến), kết quả thu được như sau:
Sĩ số
38

Giỏi
SL
3

%
7,89

Khá
SL
16

%
42,10

Trung bình
SL

%
17
44,73

Yếu
SL
2

%
5,26

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề
a. Mục tiêu của giải pháp
- Vận dụng kiến thức của các môn học như: Sinh học, địa lí, giáo dục
công dân, hóa học, mĩ thuật, toán, vật lí,... để nâng cao nhận thức về vấn đề về ô
nhiễm môi trường và biện pháp giải quyết.
- Học sinh có hành động cụ thể bảo vệ môi trường.
- Học sinh biết tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình,
nhà trường và cộng đồng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Địa lý là rất quan trọng
vì Địa lý là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội. Nhờ

7


tích hợp kiến thức của các môn học khác, của các vấn đề nóng trong xã hội sẽ
giúp các em hứng thú học tập hơn. Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm
quen với quá trình hoạt động nhóm, kết hợp được “học đi đôi với hành”.

c. Các giải pháp
Giải pháp 1: Xác định rõ những tiết (bài) cần lồng ghép giáo dục môi trường.
Giải pháp 2: Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn.
Giải pháp 3: Linh hoạt hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động có hiệu quả.
- Tích hợp liên môn giáo dục môi trường qua kiểm tra bài cũ.
- Tích hợp liên môn giáo dục môi trường trong quá trình học bài mới.
- Tích hợp liên môn giáo dục môi trường qua bài tập về nhà.
d. Thực hiện giải pháp
d.1. Xác định nội dung có thể tích hợp liên môn nhằm giáo dục môi trường
trong môn Địa lý 7
Vấn đề môi
Kiến thức được khai thác cho
Bài
Tên bài
trường
giáo dục môi trường
Diện tích xavan ngày càng mở
6
Môi trường nhiệt đới
rộng
Dân số và sức ép dân
- Dân số tăng nhanh tỉ lệ nghịch
10
số
tới
tài
nguyên,
môi
1. Tài
với tài nguyên rừng

trường

đới
nóng
nguyên
Kinh tế Trung và Nam
- Vấn đề khai thác rừng Amadon
rừng bị suy 45

giảm
- Khai thác hợp lí đi đôi với bảo
56 Khu vực Bắc Âu
vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường ở
17
Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí
đới ôn hòa
3. Suy thoái 6
Môi trường nhiệt đới
Hiện tượng hình thành đá ong
và ô nhiễm
Hoạt động sản xuất
- Nông nghiệp với tác động đến
đất
9
nông nghiệp ở đới
môi trường
nóng
Hoạt động kinh tế của
- Diện tích hoang mạc ngày càng

20 con người ở hoang
mở rộng
mạc
39 Kinh tế Bắc Mĩ
- Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa
thạch, nguyên liệu thải ra môi

8


5. Ô nhiễm
biển và đại
dương

58
22
3

7. Các khu 15
công nghiệp
tập trung và
16
ô nhiễm
môi trường
8. Ô nhiễm
môi trường 38
nông thôn
1
9. Dân số
và môi

trường

10
11
55

Khu vực Nam Âu

trường nhiều chất thải, khí thải
- Sự bảo vệ môi trường biển do
hoạt động du lịch
Hoạt động săn bắn quá mức cá voi
và các loài thú có lông quý
- Đô thị hóa

Hoạt động kinh tế của
con người ở đới lạnh
Quần cư. Đô thị hóa
Hoạt động công nghiệp
- Cảnh quan công nghiệp
ở đới ôn hòa
Đô thị hóa ở đới ôn
hòa

- Những vấn đề của các đô thị ở
đới ôn hòa

Kinh tế Bắc Mĩ

- Việc sử dụng phân bón hóa học

và thuốc trừ sâu

Dân số

- Bùng nổ dân số thế giới và sức
ép tới tài nguyên môi trường

Dân số và sức ép của
dân số tới tài nguyên
môi trường ở đới nóng
Di dân và bùng nổ đô
thị ở đới nóng
Kinh tế châu Âu

- Tác động của bùng nổ dân số
đến tài nguyên môi trường
- Tác động xấu đến môi trường do
đô thị hóa tự phát
- Mối quan hệ giữa phát triển du
lịch và môi trường

d.2. Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn
Sau khi đã xác định được những bài cần tích hợp liên môn để giáo dục
môi trường, chúng ta sẽ sưu tầm các tài liệu phục vụ cho bài dạy. Ở đây có thể là
tài liệu chữ viết hay tài liệu tranh ảnh, video...
Ví dụ: Khi dạy bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa (Địa lý 7)
- Có thể sử dụng các tranh ảnh từ nguồn Internet để làm rõ nguyên nhân
gây ô nhiễm không khí và nước:

9



Một số hình ảnh phản ánh nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Một số hình ảnh phản ánh nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

- Tìm hiểu kiến thức các bộ môn hóa học, sinh học,… để giải thích một số
hiện tượng như mưa axít, thủy triều đỏ…
d.3. Linh hoạt hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động có hiệu quả
* Tích hợp liên môn giáo dục môi trường qua kiểm tra bài cũ
Ví dụ 1:
Khi học xong Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở môi trường
hoang mạc (Địa lý 7), giáo viên có thể đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ như:
- Nguyên nhân nào làm cho diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng?
Theo em nguyên nhân chính là gì?
Ví dụ 2:
Khi học xong Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa (Địa lý 7), giáo
viên có thể hỏi học sinh như:
- Nguyên nhân của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
- Giải thích hiện tượng “thủy triều đen” và “thủy triều đỏ”

10


* Tích hợp liên môn giáo dục môi trường trong quá trình học bài mới
 Ví dụ 1:
Tiết 19 - Bài 17:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
- Nội dung tích hợp: Ô nhiễm nước và không khí
- Vị trí tích hợp: Mục 1 và 2

Bài dạy:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài học
1. Ô nhiễm không khí
GV sử dụng máy chiếu cho HS quan sát ảnh:
? Quan sát 2 ảnh H17.1 và 17.2, em có suy
nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn
hoà?
(H17.1: Khí thải => 1 trong những nguyên
nhân gây ra mưa axit.
H17.2: Hậu quả của những trận mưa axit – làm
chết cây cối.
=> Môi trường không khí ở đới ôn hoà ô
nhiễm nặng nề)
? Theo các em hiểu thì “mưa axít” là mưa như
thế nào?
(Vận dụng kiến thức môn hóa học giải thích:
“Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước
mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng
khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển
sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu
mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác)
- GV yêu cầu HS quan sát các bức ảnh được
trình chiếu trên bảng và đọc đoạn "Sự phát triển
của công nghiệp .... hô hấp cho con người...... " - Nguyên nhân
và "Sự bất cẩn khi sử dụng ...... vô cùng nghiêm + Do khí thải từ các nhà
trọng"
máy công nghiệp và các
? Em hãy nêu những nguyên nhân gây ô phương tiện giao thông.
nhiễm không khí ở đới ôn hoà?

+ Do sự bất cẩn khi sử dụng
GV sử dụng máy chiếu cho HS quan sát một số năng lượng nguyên tử dẫn
11


đạo vidio và ảnh để mở rộng nội dung trên

? Ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà dẫn tới
những hậu quả gì?
- Vận dụng kiến thức môn Vật lý giải thích:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp vỏ không
khí gần mặt đất bị nóng lên do các khí thải tạo
ra một lớp màn chắn ở trên cao, ngăn cản nhiệt
mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào
không gian.
- Vận dụng kiến thức môn lịch sử mở rộng kiến
thức về ô nhiễm phóng xạ: Năm 1986 nhà máy
Chernobyl-Liên Xô cũ bị rò rĩ
- Vận dụng kiến thức môn hóa học mở rộng kiến
thức: Uranium: U235, Sr90(Stron tium) 27,7 năm,
Cs137 32 năm và C14 5568 năm mới phân huỷ
trong môi trường tự nhiên.
- GV trình chiếu một số bức ảnh thể hiện hậu
quả của ô nhiễm không khí, HS theo dõi.
? Để giảm các khí thải gây ô nhiễm không khí
ở đới ôn hoà nói riêng và toàn cầu nói chung
thì các quốc gia đã làm gì?
? Nghị định thư Ki-ô-tô có vai trò như thế nào
trong việc bảo vệ môi trường không khí toàn
cầu?

GV nhấn mạnh: Hoa kì là nước có lượng khí
thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế
giới và chiếm 1/4 lượng khí thải độc hại toàn
cầu. Thế nhưng Hoa Kì không phê chuẩn Nghị
định thư Ki-ô-tô. Dư luận cho rằng nghị định
thư Ki-ô-tô một dự án đang đứng trước nguy cơ
bị phá sản vào năm 2012- năm tổng kết tình
hình.
GV sử dụng máy chiếu cho HS quan sát ảnh:

đến rò rĩ các chất phóng xạ
vào không khí.
- Hậu quả
+ Mưa axit
 Chết cây cối, động vật.
 Ăn mòn các công trình xây
dựng.
 Gây ra các bệnh về đường
hô hấp của con người....
+ Hiệu ứng nhà kính làm
Trái Đất nóng lên -> khí hậu
toàn cầu thay đổi, băng 2
cực tan chảy, mực nước đại
dương dâng cao và còn làm
thủng tầng ôzôn,
+ Sương mù đen -> tai nạn
giao thông.
+ Ô nhiễm phóng xạ hậu
quả vô cùng nghiêm trọng.
- Biện pháp:

Kí nghị định thư Ki-ô-tô
(cắt giảm lượng khí thải và
bảo vệ sự trong lành của
không khí)

2. Ô nhiễm nước

12


? Quan sát ảnh 17.3 và 17.4 nêu một số nguyên
nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà.
- HS đọc nhanh đoạn “Việc tập trung phần lớn
các đô thị...ô nhiễm nặng” và “Váng dầu....trên
đất liền”
? Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi - Nguyên nhân
trường nước ở đới ôn hoà?
+ Sự tập trung của các
HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức
siêu đô thị ven biển
+ Chất thải của các nhà
máy, sinh hoạt của các đô
thị, lượng phân bón và thuốc
trừ sâu dư thừa trên đồng
ruộng...
+ Váng dầu ở các vùng
ven biển do chất thải của các
nhà máy lọc dầu trên biển,
chất thải rửa tàu, các vụ tai
nạn đường biển...

- Hậu quả
? Quan sát các bức ảnh được trình chiếu kết + Hiện tượng "thuỷ triều
hợp với kiến thức SGK, em hãy cho biết hiện đỏ", "thuỷ triều đen"
tượng gì xãy ra? tác hại của hiện tượng đó đối -> chết ngạt các sinh vật
với sinh vật sống trong nước và ven bờ như sống trong nước
thế nào?
? Theo em "Thuỷ triều đỏ", "Thuỷ triều đen"
là gì?
- Vận dụng kiến thức môn Hóa học và Sinh học
làm rõ 2 thuật ngữ:
+ "Thuỷ triều đỏ": do nước có quá thừa đạm từ
nước thải sinh hoạt, từ phân hoá học và thuốc
trừ sâu cho đồng ruộng trôi xuống sông rạch....
+ "Thuỷ triều đen": váng dầu ở các vùng ven
biển do chất thải của các nhà máy lọc dầu trên
biển, chất thải rửa tàu, các vụ tai nạn đường
biển...
? Theo em các vấn đề trên có phải là vấn đề
13


giêng của đới ôn hòa?
HS trả lời, GV nhấn mạnh: Biên giới môi trường
không định vị trong khuôn khổ quốc gia, đó là
vấn đề của tất cả các nước và cả địa phương
chúng ta.
 Ví dụ 2: Địa lý 7
Tiết 21 - Bài 20
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Vị trí tích hợp liên môn: Mục 2 - Hoang mạc đang ngày càng mở rộng

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung
2. Hoang mạc đang ngày càng mở
Giáo viên: hướng dẫn học sinh khai thác rộng:
ảnh 20.5, ảnh chụp các khu dân cư ven
Xahara
? Nguyên nhân hoang mạc hóa hiện
nay.
Học sinh: cát lấn, do con người khai
thác rừng quá mức
? Hai nguyên nhân trên, nguyên nhân
nào thường bị hoang mạc hóa trước
nhất
? Diện tích hoang mạc đang mở rộng - Diện tích hoang mạc trên thế giới
như thế nào?
đang ngày càng mở rộng một phần
do cát lấn hoặc do khí hậu toàn cầu
Sử dụng kiến thức môn Toán học để học nhưng chủ yếu là do tác động của
sinh thấy mức độ hoang mạc hóa trên con người.
thế giới quá nhanh:
?- Diện tích của xã Hạ Trung hiện nay
là 251 ha, mà trung bình cứ 1 năm trên
thế giới có 10 triệu ha đất trồng bị
hoang mạc hóa. Hỏi diện tích bị hoang
mạc hóa trên thế giới hàng năm bằng
bao nhiêu lần diện tích xã Hạ Trung ?
HS:
14



10.000.000 ha : 251 ha = 12.172,9 lần
diện tích xã Hạ Trung .
GV: phân tích nội dung ảnh 20.6 và
20.3, ảnh 20.6 là một khu rừng chống
cát bay từ Gôbi, ảnh 20.3 là Ảnh cải tạo
hoang mạc ở LiBi
? Qua hai ảnh nêu cách cải tạo hoang
mạc.
Học sinh: đưa nước vào hoang mạc bằng
giếng khoan hay bằng kênh đào và trồng
cây gây rừng chống cát bay cải tạo khí
hậu.

- Biện pháp hạn chế sự phát triển của
hoang mạc:
+ Đưa nước vào hoang mạc bằng
giếng khoan hay bằng kênh đào.
+ Trồng cây gây rừng chống cát bay
cải tạo khí hậu.

* Tích hợp liên môn giáo dục môi trường qua bài tập về nhà
Ví dụ 1:
Sau khi học xong bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
Giáo viên giao bài tập 3 (Trang 32 sách giáo khoa): Hãy dựa vào các hình
vẽ để nêu quá trình thoái hóa đất do đốt rừng làm nương rẫy ở đới nóng.
Học sinh: Dựa vào kiến thức môn Vật lý để làm rõ quá trình bóc mòn đất
khi không có sự che chắn của thảm thực vật.
Ví dụ 2:
Sau khi học xong bài 21: Môi trường đới lạnh.

Giáo viên giao bài tập 3 (Trang 70 sách giáo khoa): Giới thực vật và động
vật đới lạnh có gì đặc biệt?
Học sinh: Dựa vào kiến thức môn Sinh học để gải thích thêm về cơ chế
thích nghi với môi trường của thực vật và động vật (Lông dày để giữ ấm, ngủ
đông để giảm tiêu hao năng lượng…)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
a. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục
- Thông qua dạy học lồng ghép các môn học, ý thức bảo vệ môi trường
của học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em say mê hơn trong học tập, chất lượng

15


đại trà cũng như mũi nhọn ngày càng được nâng lên. Các tiết dạy địa lí thêm
phần hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của học sinh
- Học sinh đã không xả giác bừa bãi mà để đúng nơi quy định. Đặc biệt là
nhà trường thực hiện tốt phong trào thu gom giấy vụn thực hiện phong trào kế
hoạch nhỏ.
- Các chi đội chăm sóc công trình măng non, trồng và bảo vệ cây xanh
hiệu quả, tạo khuôn viên sân trường xanh - sạch - đẹp.

Học sinh lớp 7 tham gia dọn dẹp vệ sinh khu dân cư - Ảnh 2017

b. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường
- Hoạt động hướng tới bảo vệ môi trường ở nhà trường thực sự đã có
nhiều tiến bộ, mỗi học sinh đã trở thành “một tuyên truyền viên tích cực”. Trong
ngày 26/3/2017, để kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, trường THCS Hạ Trung có tổ chức cuộc thi vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi

trường. Em Trương Mai Duy học sinh chi đội 7 đã xuất sắc giành được giải nhất
cuộc thi.

16


Tác phẩm: Vì môi trường quê em – Trương mai Duy - Chi đội 7

- Qua giảng dạy tích hợp liên môn và đi sâu nghiên cứu các vấn đề về môi
trường có liên quan đến môn Địa lí ở trường THCS Hạ Trung tôi đã rút ra nhiều
kinh nghiệm kinh nghiệm, năng lực chuyên môn được nâng lên rõ rệt:
+ Muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy môn Địa lí giáo viên phải
không ngừng đầu tư trí tuệ vào vấn đề cần truyền thụ kiến thức cho học sinh.
+ Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, đối tượng giảng dạy,
phương pháp bộ môn phù hợp với vấn đề tích hợp liên môn giáo dục môi
trường. Nắm rõ nguyên tắc tích hợp các vấn đề môi trường có liên quan phải
đảm bảo mục tiêu, đảm bảo khoa học, đảm bảo tính khả thi...
+ Cần phát huy tối đa khả năng vận dụng kiến thức liên môn của học sinh
trong giáo dục bảo vệ môi trường.
Cùng thời điểm tháng 3 năm 2017, tôi cũng thực hiện khảo sát những hiểu
biết về môi trường và bảo vệ môi trường đối với 38 học sinh lớp 7 (lớp được
thực nghiệm các giải pháp nêu trong sáng kiến), kết quả như sau:
Sĩ số
38

Giỏi
SL
17

%

44,73

Khá
SL
12

%
31,57

Trung bình
SL
%
9
23,68

Yếu
SL
0

%
0

17


Kết quả so sánh giữa hai lớp tại một thời điểm được thể hiện trên biểu đồ
sau:

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận

- Qua những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy rằng việc đưa nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình địa lý và các môn học ở bậc THCS
là một vấn đề hết sức cần thiết. Mặc dù trong quan điểm xây dựng chương trình
và xây dựng các module tập huấn, Bộ GD&ĐT đã xác định được tầm quan trọng
của vấn đề và đưa vào triển khai thực hiện nhưng thực tế cho thấy hiệu quả
mang lại chưa cao. Những giải pháp mà tôi nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm
này đã phần nào khắc phục được những hạn chế đó, đặc biệt là nâng cao được ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục kiểm
nghiệm và áp dụng ở các khối lớp còn lại, khẳng định thêm tính đúng đắn và
phối kết hợp cùng các giáo viên bộ môn áp dụng biện pháp này cho nhiều môn
học khác.
- Về phía học sinh, các em đã nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan
trọng của vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát
triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách
ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng thái độ và quan
niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ
năng sống phù hợp.

18


3.2. Kiến nghị
- Chi bộ, Ban giám hiệu cần tăng cường công tác chỉ đạo và tạo điều kiện
để các tổ chức, đoàn thể và giáo viên trong nhà trường tổ chức nhiều hoạt động
ngoại khóa về các nội dung bảo vệ môi trường, có thể cho học sinh tham quan,
trải nghiệm thực tế, vì khi học sinh thấy được tận mắt thực trạng của môi trường
hiện nay thì tính giáo dục mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó cần chỉ đạo
phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể địa phương cùng tham gia vào các
hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, đồng thời đầu tư
nhiều hơn phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên, chỉ đạo chặt chẽ và có hiệu quả hơn nữa việc tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trở thành
một hoạt động giáo dục mang tính bắt buộc và ngày càng có hiệu quả hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm này mặc dù có nội dung không mới nhưng đã
được bản thân tôi nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện. Những kết quả trên đây
của tôi chỉ mong góp phần nào nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới nội dung
và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng ở nhà
trường phổ thông. Kính mong các đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục tham
khảo, góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hạ Trung, ngày 05 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
………………………………………………………………
mình viết, không sao chép nội dung
………………………………………………………………
của người khác.
………………………………………………………………
(Ký và ghi rõ họ tên)
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

Lê Văn Bình


19



×