Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư nhằm phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh trường THCS minh khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.33 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang
được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích
cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc
thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành
cho học sinh” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên
trung học”. Mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học
khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng
tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi
với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công
tác giáo dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ
điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn GDCD lớp 8 nói riêng mặc
dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả
đạt được là chưa cao. Hơn nữa, đối với học sinh các em có tâm lý đặc biệt coi
trọng các môn thi vào Trung học Phổ thông là Toán – Văn – Anh, cho nên những
môn học khác, nhất là môn GDCD bị xem nhẹ, học sinh không có hứng thú học.
Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng



của việc dạy học tích hợp, đặc biệt là việc vận dụng kiến thức liên môn trong
môn GDCD. Quá trình vận dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp
nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến
thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về
phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường
cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc học tập
nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ số điểm cần
thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra
lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Chính vì thế, dạy học tích hợp là vấn
đề cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và
trò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi lựa chọn đề tài : Dạy học tích
hợp thông qua bài “Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân
cư”, nhằm phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh trường THCS
Minh Khai , với mong muốn sẻ chia những kinh nghiệm nho nhỏ của mình
trong quá trình giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn, thu
hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn thu
hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương trình SGK cũng đã được xây
dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ
chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương
pháp giảng dạy”. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong
những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đã chứng minh việc tích hợp
kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ giáo
dục công dân trở nên sôi động hơn với những bài thơ, bài văn, những nhân vật
lịch sử, nhân vật văn học, kiến thức địa lí, mĩ thuật… những vấn đề về môi
trường được đề cập đến. Vì thế các vấn đề lý thuyết trong giáo dục công dân

được cụ thể hóa sinh động, trực quan với những bức tranh vẽ của học sinh… Từ


đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn giáo dục công dân ở
nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực
hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học tích hợp nhằm phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh trường
THCS Minh Khai, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đối chứng
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thống kê
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp dự giờ khảo cứu…


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
- Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông
và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích
cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
- Qua quá trình dạy học tôi thấy việc thực hiện dạy học tích hợp các môn
học không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát
triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc

học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực
hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo
những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp
của cuộc sống hiện đại.
- Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh,
góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó
giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Giáo dục công dân làm cho
học sinh hứng thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức
khác nhau, kết hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục.
2. 2. Thực trạng
2.2.1. Đặc điểm, tình hình chung về việc dạy học tích hợp trong môn
GDCD.
- Hiện nay nhà trường đã được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và
học. So với những năm học trước thì trường đã khang trang hơn nhiều với hai
dãy nhà cao tầng. Các phòng học đều có máy chiếu phục vụ giảng dạy của giáo
viên . Thư viện nhà trường là nơi cung cấp nhiều sách và tài liệu học tập cho giáo
viên và học sinh.


- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của và chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo
dục và đào tạo , của Ủy ban nhân dân TP Thanh Hoá, đặc biệt là phụ huynh học
sinh.
- Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáo
dục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phần lớn các em HS thấy rất hào hứng
và nhiệt tình tham gia các cuộc thi do Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục và Phòng giáo
dục phát động.
- Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học.
Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực

của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động
hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào
quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học
sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét
một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức
vấn đề một cách thấu đáo.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền
thống, giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng
phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng
chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất
yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của
học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách
có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết
và các kĩ năng thực hành giải quyết những vấn đề thực tiễn.
2.2.2. Số liệu điều tra
Trong năm học 2016- 2017, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 8
khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 9 lớp 8:


"Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư" với những nội dung
khảo sát:
- Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
- Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụ
về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại?
Kết quả đạt được như sau:
Xếp loại
Lớp


Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8C 36
5
13.9
12
33.3
18
50.0
1
2.8
8E 38
7
18.4
11

29.0
19
50.0
1
2.6
8G 48
11
22.9
18
37.5
19
39.6
0
0
Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của

mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh
vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh.
Thứ hai, về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng
của bộ môn. Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống
còn hạn chế.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các nguyên tắc tích hợp:
- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải
nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo
nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững
chắc.
- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản
chất của sự vật, hiện tượng.

- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được
được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có
thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống.


- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức,
kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập.
- Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các
môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và
các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng
lực của người học.
2.3.2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn
trong bài học.
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện
các bước sau:
a. Khái quát nội dung chính của bài học
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, gồm 02 nội
dung chính:
- Học sinh thấy được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng
dân cư.
- Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở
cộng đồng dân cư.
b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của
bài học.
Cụ thể:
* Môn Sinh học: Trong môn Sinh học lớp 6, học sinh đã thấy được vai
trò quan trọng của thực vật trong việc giữ đất và bảo vệ nguồn nước. Từ đó, thấy
được sự cần thiết phải biết bảo vệ thực vật, trồng cây xanh, có ý thức thực hiện
tốt Luật Bảo vệ môi trường.
*Môn Hoá học: Xác định được vai trò của nước trong đời sống và sản

xuất. Chúng ta không thể duy trì cuộc sống nếu như thiếu nước, và nếu sử dụng
nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng con
người. Vì vậy việc bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết cho đời sống con người.
* Môn Ngữ văn: Thông qua văn bản nhật dụng “ Thông tin ngày trái đất
năm 2000”, trong chương trình Ngữ văn lớp 8, bằng phương thức thuyết minh,


với cách vào đề trực tiếp ngắn gọn, dễ hiểu, văn bản đã giúp học sinh hiểu được
sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ con người. Từ đó giúp
học sinh thấy được sự cần thiết phải biết bảo vệ môi trường sống như: không vứt
rác bừa bãi, biết dùng giấy, lá thay cho túi nilong, nhựa... Nhằm đạt được mục
tiêu giáo dục của bài học.
* Môn Địa lí: Bằng kiến thức địa lí đã học ở kì I lớp 7, bài 17 “ Ô nhiễm
môi trường không khí ở đới ôn hoà” học sinh sẽ thấy được thực trạng hiện nay:
Bầu không khí đang bị ô nhiễm nặng nề do nhiều nguyên nhân. Từ đó, thấy
được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền để mọi người chung
tay bảo vệ môi trường.
* Môn Mỹ thuật: Bằng những kiến thức Mỹ thuật vẽ theo đề tài đã học
trong môn mỹ thuật lớp 6, 7, 8 học sinh có thể vận dụng để thực hiện bài tập vẽ
tranh với đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường, với các chủ đề: Trồng, chăm sóc, bảo
vệ cây xanh; làm sạch nguồn nước; dọn vệ sinh nhà cửa, đường phố... theo sự
sáng tạo và năng khiếu của bản thân thể hiện được nội dung bài học. Tổng hợp
kiến thức của bài học, đồng thời biết vận dụng kiến thức và kỹ năng mỹ thuật
của mình để tham gia vào hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá phù hợp với lứa
tuổi.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng nếp
sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
+ Tích hợp với môn Sinh học
Sau khi học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề với
câu hỏi: Những hiện tượng tiêu cực ở Mục I? Những hiện tượng đó ảnh hưởng

như thế nào đến cuộc sống của người dân? Tôi đã tích hợp với môn Sinh học và
yêu cầu học sinh giải thích được : Hậu quả của việc tảo hôn? Học sinh nhận xét.
Tôi ghi nhận xét và chuẩn hóa kiến thức về hậu quả của tảo hôn. Tôi cho học
sinh xem đoạn phim tư liệu về hậu quả của tảo hôn:


Như vậy, một lần nữa các em đã hiểu được tác hại của tảo hôn đó là: Các em
không được đi học; là nguyên nhân sinh ra đói nghèo; nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ
nhau, cuộc sống dang dở...và thấy được sự cần thiết phải xây dựng nếp sống văn
hoá ở cộng đồng dân cư, xoá bỏ những tập tục lạc hậu trong đời sống cộng đồng.
Hoạt động 2: Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng nếp
sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
+ Tích hợp với môn Tin học:
Tôi cho học sinh xem đoạn video về hành vi uống rượu, gây mất trật tự,
thiếu tôn trọng mọi người xung quanh của một số nam thanh niên:


Sau đó tôi đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của một số thanh niên
trong đoạn video vừa xem?
Học sinh suy nghĩ và trả lời: Những hành vi của các thanh niên trong tình
huống là thiếu tôn trọng người khác ( tụ tập uống rượu, gây mất trật tự trong
đêm khuya).
Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh rút ra bài học đối với bản thân : Để góp phần
xây dựng nếp sống văn hoá, công dân- học sinh cần thực hiện tốt các quy
định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng. Giáo viên cũng chỉ rõ các quy định, đó
là: Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp;
xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị
đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội...
+ Tích hợp với môn Ngữ văn:
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, thông qua văn bản nhật dụng “ Thông

tin ngày trái đất năm 2000”, em thấy việc sử dụng bao bì nilong có tác hại như
thế nào? Chúng ta cần làm gì để cải thiện môi trường sống? Từ đó giúp học sinh
thấy được, tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư bằng những
việc làm phù hợp với khả năng như: biết bảo vệ môi trường sống, cụ thể : không
vứt rác bừa bãi, biết dùng giấy, lá thay cho việc dùng túi nilong, nhựa..., biết
tuyên truyền để mọi người hiểu tác hại của việc sử dụng bao bì nilong, về lợi ích
của việc giảm bớt chất thải nilong để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái
đất- ngôi nhà chung của chúng ta.
+ Tích hợp với môn Địa lí:
Trong chương trình Địa lí lớp 7, bài 17: “ Ô nhiễm môi trường không khí
ở đới ôn hoà” , em hãy cho biết: Nguyên nhân nào làm cho không khí, nguồn
nước bị ô nhiễm? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Với câu hỏi này
học sinh sẽ nhớ lại và trả lời được: Mỗi chúng ta cần góp phần bảo vệ môi
trường như: không chặt cây, thải khí thải, rác thải vào nguồn nước.
+ Tích hợp với môn Sinh học, Hoá học:
Các em cũng đã được học trong chương trình Sinh học lớp 6, Hoá học lớp
8, nên giáo viên có thể liên hệ và khái quát để học sinh thấy được: Vai trò quan


trọng của cây xanh, của nước đối với đời sống con người. Do vậy, góp phần xây
dựng nếp sống văn hoá, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch, đẹp còn được thể
hiện ở việc: Trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ nguồn nước, biết phê phán
những hành vi huỷ hoại môi trường ( chẳng hạn, như hành động của Công ty
Fomusa- Hà Tĩnh).
Từ những nội dung trên, giáo viên khái quát và nhấn mạnh: Học sinh cần
tích cực tham gia những hoạt động góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng
đồng dân cư phù hợp với khả năng như: vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi
trường (ở địa bàn dân cư, ở trường học...) sạch đẹp; đồng thời, mỗi học sinh cần
chăm ngoan, học giỏi, đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã
hội, sống lành mạnh, tích cực tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội, bài trừ

mê tín dị đoan,...
Sau đó, giáo viên tiếp tục đưa tình huống yêu cầu học sinh giải quyết :
Khu phố nơi nhà Oanh ở có quy định là sáng chủ nhật các gia đình đều ra tổng
vệ sinh đường, ngõ. Tuy nhiên, mặc dù nghỉ học, sáng chủ nhật Oanh cũng
không ra làm vệ sinh; chỉ có cô giúp việc của nhà Oanh thỉnh thoảng ra dọn với
mọi người. Oanh nói: “ Được mỗi ngày chủ nhật để nghỉ ngơi một chút, lại bắt
đi làm vệ sinh! Làm vệ sinh là việc của nhân viên công ty môi trường đô thị và
của cô giúp việc chứ!”.
- Theo em, điều Oanh nói là đúng hay sai? Vì sao?
- Em sẽ góp ý gì cho Oanh
Bằng sự hiểu biết của mình, các em sẽ giải thích được: Điều Oanh nói là
chưa đúng vì: Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm
của tất cả mọi người dân trong cộng đồng và học sinh cũng cần phải tích cực
tham gia xây dựng nếp sống có văn hoá bằng những công việc phù hợp với khả
năng. Từ đó học sinh thấy được, ngoài việc tích cực tham gia những hoạt động
xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng, mỗi chúng ta cũng cần phải biết vận
động gia đình, bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hoá
ở cộng đồng. Vì xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng chính là góp phần làm


cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ Tích hợp với môn Tin học:
Sau đó tôi cho học sinh xem đoạn phim về tấm gương góp phần xây dựng
nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư để kết thúc hoạt động .

Tổ chức cho học sinh tự liên hệ, trao đổi tranh luận nhằm khắc sâu kiến thức:
Bài tập 1 SGK
Yêu cầu: Học sinh đưa ra ý kiến những việc làm được và chưa được của bản
thân và gia đình.

Học sinh có thể trình bày theo sự hiểu biết của mình, có thể là:
* Việc làm đúng của gia đình:
- Thực hiện chủ trương, đường lối của Nhà nước.
- Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
- Tiết kiệm khi tổ chức ma chay, cưới xin
- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn
- Trồng nhiều cây xanh...
* Bản thân em:
- Chưa chăm ngoan
- Còn vứt rác bừa bãi
- Sinh hoạt hè còn chưa tự giác...
Qua phần luyện tập các bài tập giúp các em hiểu rõ việc làm đúng, sai của chúng
ta, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.


Các em tự liên hệ và rút ra bài học cho bản thân và mọi người.
+ Tích hợp môn Mỹ thuật:
Nhằm củng cố kiến thức. Khi học sinh làm bài tập xong, tôi vận dụng phương
pháp liên môn Mỹ thuật như sau: Tôi đưa lên màn hình câu hỏi:
“Hãy vẽ một cây Nếp sống văn hoá với các bộ phận rễ, thân, cành, lá,
hoa, quả. Trên thân cây đó ghi chữ nếp sống văn hoá, ở mỗi rễ cây ghi một
hoạt động cần làm hoặc một hành vi giao tiếp, ứng xử hằng ngày cần thực
hiện để xây dựng nếp sống văn hoá. Hoa và quả cây ghi những điều tốt đẹp
mà sống có văn hoá mang lại cho cuộc sống con người”? Với câu hỏi trên,
các nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bộ môn Mỹ thuật để vẽ và nhanh
chóng hoàn thành tranh của nhóm mình.
- Từng nhóm lên giới thiệu cây của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét bầu chọn ra nhóm vẽ cây đúng, đầy đủ, đẹp và sáng tạo nhất.
Tôi ghi nhận kết quả của các nhóm và rút kinh nghiệm cho học sinh. Sau
đó, tôi đưa hình ảnh cây đã vẽ lên màn hình để học sinh theo dõi đối chiếu


Tôi yêu cầu học sinh vẽ cây Nếp sống văn hoá cũng chính là hệ thống lại
kiến thức bài học và ghi nhớ kiến thức chính cho học sinh. Cây trong hoạt động


này đóng vai trò như một bản đồ tư duy để các em dễ học, dễ nhớ và có tác động
tốt đến kỹ năng, thái độ và ý thức của các em, nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao.
GV: Tổ chức HS chơi trò chơi đóng vai.
GV: Đưa ra tình huống: Các bạn học sinh trong lớp, rủ nhau đi mua quà về ăn và
vứt rác bừa bãi ra lớp.
HS: Tự xây dựng kịch bản, phân vai và đối thoại theo hai hướng:
Nhóm 1: Sắm vai theo hướng: Các bạn chưa có ý thức xây dựng nếp sống văn
hoá.
Nhóm 2: Sắm vai theo hướng : Đã thấy được trách nhiệm của mỗi học sinh
trong việc xây dựng nếp sống văn hoá. Biết góp ý cho bạn để cùng nhau xây
dựng nếp sống văn hoá.
HS: Nhận xét.
GV: Bổ sung, đánh giá.
+ Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn:
GV: Yêu cầu học sinh điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...) để hoàn thành câu tục
ngữ và giải thích ý nghĩa:
+ Một miếng khi....., bằng một gói khi......
+ Ăn trông......, ngồi trông.......
+ Anh em......, không bằng láng giềng ....
HS: Điền từ còn thiếu và giải thích
HS: Cả lớp nhận xét
GV: bổ sung, đánh giá.
GV: Kết luận toàn bài
Như vậy, xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm thiết thực
và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển của đất

nước, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. Học sinh chúng ta phải học tập tốt,
rèn luyện toàn diện để góp phần xây dựng cuộc sống ở cộng đồng dân cư ngày
càng tốt đẹp hơn.
2.4. Kiểm nghiệm.


Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi
học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã
giảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực
hiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mức
độ tốt ( Giỏi)
+ Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá
+ Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài.
-Thực hiện kiểm tra với cả ba lớp, kết quả cho thấy: 90.2% học sinh đã hiểu bài
ở mức độ khá và tốt, các em đã nhận biết được những hành vi, thái độ và việc
làm thể hiện góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng. Đa số các em có
hứng thú hơn trong giờ học tích hợp kiến thức liên môn.
Đặc biệt, học sinh đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,
không còn tình trạng học sinh vứt rác bừa bãi trong lớp học và ngoài sân trường,
biết yêu quý thiên nhiên tươi đẹp, biết góp phần nhỏ bé của mình để tham gia
trồng và chăm sóc cây xanh...Nhờ những hoạt động bảo vệ môi trường tích cực
của các em mà trường THCS Minh Khai luôn sạch đẹp.
Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên,
năm học 2017-2018, kết quả đạt được như sau:
Xếp loại
Lớp
8A
8B

8C

Sĩ số
53
52
48

Giỏi
SL
24
22
17

%
45.3
42.3
35.4

Khá
SL
25
25
25

%
47.2
48.1
52.1

TB

SL
4
5
6

3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận

%
7.5
9.6
12.5

Yếu
SL
0
0
0

%
0
0
0


Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh
vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm
sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học
liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục,
thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được

tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức
của học sinh..
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định,
tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và
hứng thú hơn với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng
được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ
tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
Hơn nữa, bản thân môn GDCD vốn là một môn học tổng hợp, bao gồm các
kiến thức: đạo đức, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước...lại còn được
tích hợp, lồng ghép các nội dung: giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo
dục môi trường, giáo dục giá trị, kỹ năng sống...thiết nghĩ việc tích hợp, lồng
ghép các nội dung kiến thức liên quan vào bài học là không khó, hoàn toàn có
tính khả thi trong việc phát huy hơn nữa khả năng tự học của học sinh, cũng như
góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh, đáp ứng được
mục tiêu giáo dục hiện nay.
3.2. Kiến nghị
- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa để giáo viên có cơ hội
giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm.
- Cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc trang bị sách báo, tài liệu, đồ
dùng dạy học cho giáo viên môn GDCD.
Đây là những kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi nên chắc chắn sẽ còn
những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên và các
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TP Thanh Hoá, ngày 05 tháng 4 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPPY

Người viết

LÊ THỊ HẢO

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang


1. MỞ ĐẦU
1

1.1. Lý do chọn đề tài
1. 2. Mục đích nghiên cứu

1
1
2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG

3

4

2.1. Cơ sở lí luận

4

2.2. Thực trạng về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn GDCD

4

2.2.1. Đặc điểm tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên
môn trong môn GDCD
2.2.2. Số liệu điều tra

4
5

2
2.3. Những giải pháp và tổ chức thực hiện

6

2.3. 1. Các nguyên tắc tích hợp
2.3.2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên
môn trong bài học.

6

2.4. Kiểm nghiệm


15
3. KẾT LUẬN

3

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị và đề xuất

7

16
16
16



×