Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường THCS nga mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
A: PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
B: NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Môi trường và giáo dục môi trường
2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học là một trong những
nhiệm vụ quan trọng.
3. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
II. Thực trạng của việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Hoá
học hiện nay.
1. Thực trạng GDMT thông qua dạy học hóa học ở trường THCS
2. Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
THCS huyện Nga Sơn
III. GIẢI PHÁP ĐỂ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
VÀO DẠY HỌC HOÁ HỌC
1. Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa
học
2. Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học
hóa học
2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan
đến môi trường
2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến GDMT
2.3. Minh hoạ nội dung GDMT bằng những hình ảnh thực tế
2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan
đến môi trường
2.5. Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường.


3. Các quy trình lồng ghép GDMT vào dạy học Hoá học:
3.1.Thu thập và phân loại các tư liệu
3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng
* Hệ thống kiến thức GDMT qua môn Hóa học ở trường THCS.
3.3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng.
4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào dạy học
Hoá học.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I. Kết luận
II. Kiến nghị.

1
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
8
9
9
10
10
11
13

15
16
16
16
16
19
19
19
21
21
21


A - PHẦN MỞ ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được
tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn
của con người mà ngày càng phát triển nhanh chóng. Cuộc sống con người nhờ đó mà
trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn . Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ ấy,
chúng ta phải đối diện với những vấn đề lớn có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con
người: vấn đề tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn đề rác thải công nghiệp, vấn đề khí
hậu toàn cầu…… Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa giáo dục môi trường
vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải giáo dục cho những chủ nhân tương lai
của đất nước kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho
mọi người trong xã hội nói chung.
Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và ngày
càng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo dục cũng từng bước thay đổi để ngày
càng hiện đại hơn, phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu của xã hội đề ra về vấn đề đào
tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực. Sự thích nghi của nền giáo dục Việt Nam thể
hiện ở việc từng bước thay đổi nội dung chương trình, phương thức đào tạo, dựa trên cơ

sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục. Với chương trình phổ thông nói
chung và chương trình giáo khoa bậc trung học cơ sở nói riêng, yêu cầu đặt ra là phải
gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ dạy những điều cần thiết
nhất để học sinh dễ dàng tiếp cận xã hội, và dạy những gì bức thiết nhất trong xã hội mà
học sinh sẽ sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề môi trường và những ảnh
hưởng của môi trường đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của
nhân loại. Đây là vấn đề đa dạng, ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần
cũng do ý thức của con người chưa cao và hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này
còn hạn hẹp. Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng,
được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả.
Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc
khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất
nước, Nếu thế hệ trẻ có đầy đủ những kiến thức về bảo vệ môi trường thì họ là những
người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
trong hiện tại và tương lai một cách có hiệu quả.
Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu
quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến
thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường
từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển
khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng
ghép trong các môn học như : Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân,...
Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học
khác như Vật lí, Sinh học,...đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội.
Đặc biệt, bộ môn Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo
thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các
sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất
và trong đời sống liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc
1



giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu
xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung GDMT vào môn học này vẫn chưa được
sâu sát và triệt để. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT
trong bài giảng ? Vì thế, việc đưa giáo dục môi trường vào trong giảng dạy hóa học ở
trường phổ thông là cấp thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục ngày
nay. Từ tất cả những lý do tôi đã phân tích như trên, tôi quyết định chọn đề tài “Lồng
ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường THCS Nga Mỹ”.
II – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài
giảng hóa học lớp 8 và lớp 9. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu
cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh,
góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Bên cạnh đó, bài giảng có kết
hợp kiến thức giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học
bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
III – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng:
- Tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường trong bài dạy hóa học lớp 8 và 9 THCS.
2. Khách thể:
- Học sinh khối 8, 9 và giáo viên dạy môn Hoá ở trường THCS trên địa bàn
huyện Nga Sơn
- Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên
quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ bản
thân và các đồng nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp
kiến thức. Chọn lọc kiến thức về giáo dục môi trường có liên quan mật thiết đến hóa

học trên báo chí và nhiều tài liệu khác làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Trò chuyện, phỏng vấn, điều tra bằng
phiếu câu hỏi ......
- Phương pháp thống kê, xử lý thông tin: Tổng hợp, khái quát hóa, xử lý số liệu
điều tra
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cung cấp những câu hỏi trong giáo án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm
dò ý kiến giáo viên.
- Cung cấp những thông tin gần nhất về hóa học môi trường để dạy môn hóa đồng
thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án lồng
ghép giáo dục môi trường vào thực tiễn giảng dạy hóa học lớp 8, 9 ở trường THCS

B. NỘI DUNG
2


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Môi trường và giáo dục môi trường
1. 1. Khái niệm môi trường
Hiện nay có nhiều khái niệm về môi trường:
- Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành
phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển
của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong
một môi trường nhất định”.
1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Môi trường bị ô nhiễm do những tác nhân như chất, hợp chất hoặc hỗn hợp có tác
dụng biến môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Có thể liệt kê những tác nhân đó
như sau:
- Rác, phế thải rắn….

- Hóa chất, chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm, ….
- Khí , tro bụi núi lửa, khí thải nhà máy, khói xe, khói bếp, lò gạch….( SO 2, CO2,
CO…)
- Kim loại nặng (chì, đồng, thủy ngân…..) Ngoài những tác nhân trên, môi trường
còn có thể bị ô nhiễm bỏi tiếng ồn quá mức cho phép hoặc các chất phóng xạ do ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.3. Giáo dục môi trường ở trường THCS
Khái niệm: Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường.
Nhưng có thể nói, giáo dục môi trường không nhất thiết là một môn học chứa đựng các
hệ thống khái niệm khoa học, giáo dục môi trường mang đặc trưng của một chương
trình hành động. Trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học
ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường “là quá trình tạo dựng cho con người
những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo
dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và
lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho
những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai.
2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học là một trong những nhiệm vụ
quan trọng:
- GDMT trong trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện
chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất : “Cái nôi của nhân loại ”, để đảm bảo cho sự
phát triển bền vững, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”....
- Ở bất kì quốc gia nào, số lượng thầy giáo, học trò các cấp cũng chiếm tỉ lệ cao.
Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm vụ GDMT. Trong
nhiệm vụ này, ngành Giáo dục có trách nhiệm là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ tri
thức về lí luận và thực hành GDMT để phục vụ cho xã hội.
- Ở các nước trên thế giới, việc GDMT đã được đưa vào trường học từ hàng chục
năm nay. Ở nước ta, việc đưa nội dung GDMT vào chương trình thông qua các môn học
được thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đợt đổi mới sách giáo
khoa vừa qua. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nội dung giáo dục môi trường của
nước ta tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường như: môn Hóa

học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Công nghệ,….Và với đặc thù của mình, khoa
học Hóa học cũng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trường.
3. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
3


Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về
việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và
cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là
trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục môi trường nhằm giúp học
sinh có được:
a. Các kiến thức:
- Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái. Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu,
thổ nhưỡng, sinh vật, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế, xã hội của con
người…)
- Môi trường và phát triển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và
lợi ích thu được. Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một
cách cục bộ…
- Các chủ trương, chính sách về môi trường của Đảng và Nhà nước, luật Bảo vệ
môi trường…
b. Hình thành các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng nghiên cứu,
kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng cá nhân và xã hội, kỹ năng sử dụng các
phương tiện kỹ thật, công nghệ thông tin…
c. Thái độ và hành vi
- Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh vật.
- Biết khoan dung và cởi mở.
- Biết tôn trọng những luận điểm và luận cứ đúng đắn.
- Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường. - Có
mong muốn tham gia vào việc giải quyết môi trường, các hoạt động cải thiện môi

trường. Như vậy, Giáo dục môi trường nhằm mục đích cuối cùng là trang bị cho người
học:
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái đất.
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường.
Thông qua các bài học đa dạng, giáo viên có thể gửi gắm các thông điệp phong
phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về GDBVMT một
cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Bên cạnh đó còn làm mới lạ nội dung bài học,
giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức mới, tránh tình trạng khô khan, nhàm chán
do đặc thù của bộ môn.
II – THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS.
1. Thực trạng GDMT thông qua dạy học hóa học ở trường THCS
- Tìm hiểu ý kiến, nhận xét của giáo viên quanh vấn đề giáo dục môi trường cho học
sinh THCS.
- Tham khảo ý kiến giáo viên về những bài có khả năng lồng ghép nội dung GDMT
vào bài giảng hóa học trên lớp.
- Tham khảo ý kiến giáo viên về phương pháp và hình thức thực hiện dạy học tiết
học có lồng ghép nội dung GDMT.
- Thu thập những kiến nghị của giáo viên để việc thực hiện GDMT được hiệu quả
hơn.

1.1. Danh sách giáo viên được tham khảo ý kiến
4


STT

Họ và tên
Trường
Huyện

1
Mai Thị Nhung
THCS Nga Trung
Nga Sơn
2
Nguyễn Thị Anh
THCS Nga Trung
Nga Sơn
3
Nguyễn Mạnh Hùng
THCS Nga Thạch
Nga Sơn
4
Mai Thị Kha
THCS Nga Yên
Nga Sơn
5
Đinh Văn Phan
THCS Nga Liên
Nga Sơn
6
Nguyễn Hữu Thành
THCS Nga Liên
Nga Sơn
7
Mai Thị Hiền
THCS Nga Hải
Nga Sơn
8
Phạm Đức Mạnh

THCS Nga Tân
Nga Sơn
9
Mai Văn Hiếu
THCS Nga Tân
Nga Sơn
10 Mai Thị Hường
THCS Nga Mỹ
Nga Sơn
11 Phạm Văn Thành
THCS Nga Phú
Nga Sơn
12 Phạm Văn Tuyền
THCS Nga Phú
Nga Sơn
13 Nguyễn Thị Lan
THCS Nga Hưng
Nga Sơn
14 Nguyễn Văn Phương
THCS Nga Hưng
Nga Sơn
15 Nguyễn Công Chương
THCS Nga Tiến
Nga Sơn
Tiến hành điều tra
- Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên Số phiếu phát tra: 18 Số phiếu thu vào: 15
- Về việc đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục môi trường,
kết quả thu được như sau:
Bảng 1.2. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giáo dục môi trường


Gia đình
Thôn, xóm
Trường học
Tổ chức tôn giáo

Không hiệu quả

Hiệu quả ít

Số phiếu

%

Số phiếu

1
1
0
4

6.7
6.7
0
26.6

9
9
1
8


Khá hiệu quả

Rất hiệu quả

%

Số phiếu

%

Số phiếu

%

60.0
60.0
6.7
53.4

3
4
10
2

20.0
26.6
66.7
13.3

2

1
4
1

13.3
6.7
26.6
6.7

Từ bảng kết qủa trên, dễ dàng nhận thấy “trường học” chiếm nhiều sự lựa chọn
nhất về mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác GDMT. Như vậy, việc lồng ghép
nội dung GDMT vào bài giảng hóa học để thực hiện tại trường học là một việc làm cần
thiết và dự đoán sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên quanh việc giáo dục môi trường và hình thành ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông như sau:
Bảng 1.3. Nhận xét của giáo viên về GDMT
STT

1
2
3
4
5

Ý kiến tham khảo
Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào
dạy học hóa học ở trường phổ thông là
cần thiết.
Môn hóa học là môn học thuận lợi nhất
cho việc lồng ghép giáo dục môi trường

Hình thành kiến thức môi trường và ý
thức bảo vệ môi trường từ nhà trường là
hiệu quả nhất.
Lồng ghép giáo dục môi trường vào bài
giảng hóa học sẽ tăng hiệu quả dạy học
bộ môn Hóa học (tăng hứng thú học tập).
Giáo dục môi trường không phải là
nhiệm vụ của giáo viên.

Đồng ý
Số
%
phiếu

Phân vân
Số
%
phiếu

Phản đối
Số
%
phiếu

15

100

0


0

0

0

13

86.7

2

13.3

0

0

11

73.3

4

26.7

0

0


12

80.0

3

20.0

0

0

1

6.7

2

13.3

12

80.0
5


6
7

Giáo dục môi trường là hình thức để giáo 13

viên liên hệ thực tế trong dạy học hóa
học.
Giáo dục môi trường không thể thực hiện 3
trên lớp học vì không có thời gian.

86.7

2

13.3

0

0

20.0

5

33.3

7

46.7

Qua các nhận xét trên,có thể thấy đa số giáo viên được hỏi đều đồng ý với việc đưa
GDMT vào giảng dạy ở trường THCS là cần thiết, và các ý kiến trên cũng cho thấy giáo
viên hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh trên ghế nhà
trường.
- Trong phần điều tra để tham khảo ý kiến giáo viên đối với việc sử dụng các phần

trong bài giảng về chất để liên hệ thực tế, kết quả như sau:
Bảng 1.4. Mức độ thường xuyên của việc liên hệ thực tế trong từng phần bài
giảng
STT

VỊ TRÍ

Không bao giờ
Số phiếu %

Thỉnh thoảng
Số phiếu %

Thường xuyên
Số phiếu %

Luôn luôn
Số phiếu

%

2
13.3 12
80.0 1
6.7 0
0
Mở đầu bài giảng
1
6.7
9

60.0
4
26.6
1
6.7
Trạng thái tự nhiên
3
20.0 7
46.7 5
33.3 0
0
Tính chất vật lí
0
7
46.7 7
46.7 1
6.7
Tính chất hóa học 0
0
0
9
60.0 6
40.0 0
0
Điều chế
0
0
5
33.3 8
53.4 2

13.3
Ứng dụng
4
26.6 7
46.7 3
20.0 1
6.7
Củng cố
Thực trạng thu được từ kết quả này là giáo viên chưa thường xuyên liên hệ thực tế
khi dạy môn Hóa học, thể hiện ở tỉ lệ lựa chọn mức độ “thỉnh thoảng” chiếm đa số. Qua
số liệu điều tra trong bảng, dễ dàng nhận thấy giáo viên sẽ cảm thấy thuận lợi hơn nếu
tiến hành lồng ghép nội dung GDMT vào các phần mà giáo viên đã quen trong liên hệ
thực tế, tức là lựa chọn mức độ “thường xuyên”.
- Về việc điều tra những thuận lợi khi giáo viên thực hiện giáo án Hóa học có lồng
ghép nội dung GDMT, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.5. Thuận lợi của giáo viên

1
2
3
4
5
6
7

STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Thuận lợi
Bộ môn hóa học có liên quan mật thiết với kiến thức môi trường
Tư tiệu hóa học và môi trường phong phú
Học sinh yêu thích bộ môn hóa học
Học sinh có quan tâm nhiều đến tình hình môi trường và biện pháp bảo vệ
môi trường
Đã được bồi dưỡng về giáo dục môi trường trong đợt bồi dưỡng thường
xuyên theo chu kỳ
Được nhà trường hỗ trợ để thực hiện giáo dục môi trường
Lồng ghép kiến thức môi trường là cách liên hệ thực tế hiệu quả nhất
Lồng ghép kiến thức môi trường giúp khắc sâu kiến thức hóa học cho học
sinh
Đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học giúp tăng hứng
thú học tập của học sinh
Giáo dục môi trường trong môn hóa học giúp giờ học Hóa ít khô khan

Số phiếu

Tỉ lệ

11
7
6

5

73.3
46.6
40.0
33.3

1

6.7

2
9
5

13.3
60.0
33.3

10

66.7

9
60.0
Như vậy, đứng trước vấn đề dạy học bằng giáo án có lồng ghép nội dung GDMT,
giáo viên không hề e ngại mà ngược lại, còn cảm thấy có nhiều thuận lợi trước mắt. Đặc
biệt hơn hết, giáo viên thấy được môn học sẽ hứng thú hơn nếu được liên hệ thực tế
bằng kiến thức môi trường, giúp tiết học thêm phong phú, sôi nổi và có ý nghĩa hơn, gây
được sự hứng thú, ngạc nhiên, với các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ dàng lôi kéo sự tham

6


gia của học sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm cho tiết học sinh động
hơn. Từ đó, có thể mạnh dạn tiến hành việc lồng ghép nội dung GDMT và tin tưởng
rằng giáo viên hưởng ứng tích cực vấn đề nghiên cứu này.
- Về vấn đề tìm hiểu những khó khăn mà các giáo viên gặp phải khi thực hiện giảng
dạy môn hóa có lồng ghép nội dung GDMT, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.6. Khó khăn của giáo viên khi lồng ghép nội dung GDMT
STT
1
2
3
4
5

Khó khăn
Chưa được tập huấn về dạy học hóa học có lồng ghép nội dung giáo dục
môi trường
Thời gian một tiết học không cho phép lồng ghép kiến thức môi trường
Việc lồng ghép kiến thức môi trường làm nặng thêm bài học môn hóa học
Thông tin, tư liệu về ảnh hường của hóa chất đến con người và môi
trường khó tìm, lạc hậu.
Không được hỗ trợ từ phía nhà trường về kinh phí, tư liệu…
Học sinh không quan tâm đến vấn đề môi trường

Số phiếu

Tỉ lệ


6

40.0

10
3
5

66.7
20.0
33.3

7
46.7
2
13.3
Khó khăn lớn nhất của giáo viên là về vấn đề thời gian. Căn cứ trên kết quả điều tra
này, chúng tôi sẽ thiết kế những giáo án có chú ý đến thời gian một kỹ lưỡng nhất,
không làm nặng thêm kiến thức, giảm bớt được những chi tiết phụ, nếu thành công,
chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng kiến thức môi trường như một hình thức dạy tính chất của
chất (Ví dụ: cho xem ảnh các tượng bị ăn mòn, cho thông tin nước mưa có lẫn SO2, kết
luận SO2 có tính chất của một oxit axit. Sau đó viết phản ứng minh họa. Như vậy, không
thay đổi nội dung chính, không mất thêm thời gian để vừa giảng tính chất hóa học vừa
cung cấp thông tin môi trường)
Khó khăn thứ lớn thứ hai là về vấn đề kinh phí thực hiện tiết dạy có lồng ghép nội
dung GDMT, khi liên hệ thực tế, rất cần những phương tiện trực quan, tối thiểu phải là
tranh, ảnh, phim minh họa….. việc trang bị những phương tiện này ít nhiều còn tốn
kém, trong đề tài này, để khắc phục khó khăn, tôi sẽ soạn những câu hỏi hoặc hướng
dẫn hoạt động có kèm theo tư liệu tranh, ảnh, phim có liên quan để giáo viên sử dụng
ngay, và cũng giới thiệu những trang web môi trường trong phần tư liệu (xem phụ lục)

để giáo viên tự tham khảo khi cần. Tín hiệu khả quan nhất trong phần điều tra này là có
rất ít ý kiến cho rằng học sinh ít quan tâm đến môi trường, đó cũng là một động lực để
chúng tôi hoàn thành các giáo án được mạnh dạn hơn.
Mặc dù GDMT đang là nhiệm vụ cấp thiết nhưng vẫn chưa có hệ thống bồi dưỡng
kiến thức cho giáo viên, cán bộ quản lí các cấp và giáo viên đứng lớp.
Ngoài ra còn có khó khăn về vấn đề thời gian trong tiết học chỉ có 45 phút, khi lồng
ghép giáo dục môi trường mà không làm nặng thêm kiến thức, không thay đổi nội dung
chính, không mất thêm thời gian để vừa giảng kiến thức hóa học của bài học, vừa cung
cấp thông tin về môi trường
Chưa tạo được mối quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội và thiếu nguồn tài
chính hỗ trợ. Mặt khác, ý thức của đại bộ phận dân Việt Nam về môi trường sống và về
việc bảo vệ môi trường còn rất thấp, chỉ thấy được những lợi ích trước mắt, chưa thấy
được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu,...
2. Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh

6

THCS huyện Nga Sơn
- Tìm hiểu thái độ của học sinh trước những hoạt động bảo vệ môi trường đã thực
hiện.
- Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường của học sịnh.
- Kiểm tra kiến thức hóa học môi trường của học sinh.
7


Đối tượng điều tra Bảng
Bảng 2.1. Các lớp tham gia điều tra thực trạng kiến thức môi trường
STT
Trường
Lớp

Sĩ số
1
THCS Nga Mỹ
8A
41
2
THCS Nga Mỹ
9A
33
3
THCS Nga Tân
9B
40
4
THCS Nga Liên
8A
42
5
THCS Nga Trung
8B
30
6
THCS Nga Trung
9A
32
- Phát phiếu điều tra cho học sinh các lớp như bảng 2.1
Số phiếu phát ra: 218
Số phiếu thu vào: 210
- Với câu hỏi về “vấn đề được thế giới quan tâm giải quyết cấp bách”, kết quả thu
được như sau:

Bảng 2.2. Lựa chọn của học sinh về vấn đề thế giới quan tâm
STT Vấn đề cần quan tâm
Số phiếu Tỉ lệ
1
Già hóa dân số
25
11.9
2
Bệnh ung thư
6
2.9
3
Bảo vệ tài nguyên và môi trường
167
79.5
4
Xóa mù chữ
12
5.7
Có 79.5% học sinh trả lời đúng suy ra đa số học sinh có sự quan tâm đúng đắn về
môi trường sống, cập nhật được thông tin của các sự kiện lớn diễn ra trên toàn cầu và có
sự khái quát đúng về những vấn đề mà cả thế giới quan tâm.
- Điều tra kết quả tự đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của học sinh thu được
kết quả như sau:
Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết cuả học sinh về vấn đề môi trường
STT Vấn đề cần quan tâm
Số phiếu Tỉ lệ
1
Rất nhiều hiểu biết
4

1.9
2
Nhiều hiểu biết
43
20.5
3
Ít hiểu biết
128
60.9
4
Không hiểu biết gì
35
16.7
Tính tổng cho mức độ “ít hiểu biết” và “không hiểu biết gi” về vấn đề môi trường có
đến 77.6%, đây là con số rất đáng lo ngại, các em không biết hoặc không tự tin về
những hiểu biết sẵn có của mình đối với vấn đề môi trường. Đây là vấn đề được các em
học sinh xem là vấn đề toàn cầu, và có nhiều quan tâm, lại không có hiểu biết về nó. Từ
đây, có thể thấy, việc trang bị kiến thức môi trường cho các em là rất cần thiết.
Từ những số liệu thu được có thể thấy, những hoạt động “vì môi trường” nếu được
tuyên truyền rộng rãi bởi các phương tiện thông tin đại chúng cũng như được thúc đẩy
bởi các ban ngành, đoàn thể như tổ chức Đoàn thanh niên đều mang lại hiệu quả cao.
Những thông tin học sinh biết đều có tác dụng thúc đẩy mối quan tâm đến môi trường
cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở các em học sinh. Vì thế, có thể
thấy, nếu những hành động vì môi trường được trực tiếp lồng ghép vào chương trình
học ở trường phổ thông sẽ mang lại hiệu quả rất cao, thứ nhất do đó là vấn đề các em
quan tâm, thứ hai, do phần lớn thời gian của học sinh là ngồi trên ghế nhà trường nên sẽ
có cơ hội để thu nhận kiến thức và thông tin hiệu quả nhất. Có thể thấy, việc lồng ghép
giáo dục môi trường vào giảng dạy ở trường phổ thông là hợp lý.
- Với loạt phỏng vấn ngắn về việc “Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống quanh
em” đa số các em còn trả lời chung chung: “em quét rác trước sân nhà, em không xả rác

8


ở trường, em lau dọn nhà cửa thường xuyên, em tham gia giờ trái đất, em nghiêm chỉnh
nhắc nhở các bạn hay xả rác hoặc khạc nhổ………” Trong số các ý kiến trên, không có
ý kiến nào thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về sự vận dụng kiến thức hóa học để bảo vệ môi
trường, cũng như có thái độ chứng tỏ sẽ quyết tâm tìm hiểu môn hóa học để trang bị
kiến thức bảo vệ môi trường. Cho thấy, việc liên hệ thực tế giữa môn hóa và bảo vệ môi
trường sống vẫn còn xa lạ với các em học sinh. Như vậy, rất cần thiết lồng ghép nội
dung bảo vệ môi trường vào môn hóa học để cung cấp thêm thông tin có ích cho học
sinh, qua đó, giờ học sẽ hứng thú hơn do học sinh được dạy đúng điều mà các em quan
tâm, được thấy bài học mà các em thu nhận được rất có ích cho cuộc sống hằng ngày.
vì thế, có thể kết luận: việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học
ở trường phổ thông là rất cần thiết và phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
III. GIẢI PHÁP ĐỂ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
VÀO DẠY HỌC HOÁ HỌC
1. Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học
hóa học:
Do kiến thức GDMT được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi
giảng dạy không có một phương pháp riêng dành cho giáo dục môi trường mà phải
thông qua bộ môn Hóa học. Tùy từng điều kiện, có thể sử dụng một số phương pháp
sau:
- Phương pháp đàm thoại ( hỏi, đáp)
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
- Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu,...
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm,..
Tuy nhiên, dù với bất kì phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội dung
của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học Hóa học. Thông thường
thì chủ đề GDMT được truyền tải trong bài giảng thường có những đặc trưng sau:

- Nêu khái niệm , nội dung sẵn có trong SGK với tình huống hoặc chi tiết cụ thể có
liên quan.
- Nêu rõ mục tiêu GDMT có thể khai thác từ khái niệm (nội dung) trên.
- Liên hệ một cách mềm dẻo, linh hoạt từ nội dung bài dạy để đạt đến mục tiêu
GDMT.
Trong nội dung GDMT, cần phải làm rõ ý nghĩa của môi trường với con người,
bao gồm cả ý nghĩa trực tiếp (thực phẩm để ăn, nước để uống,...) đến giá trị gián tiếp (ô
nhiễm không khí, mưa axit,..)
2. Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa
học:
Có thể có nhiều hình thức khác nhau để truyền tải nội dung GDMT một cách hiệu
quả đến HS tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến, sau đây là một số
hình thức chủ yếu:
2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan
đến môi trường:
- Hình thức này không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hóa học với
thực tiễn mà từ đó các em còn có thể tự mình giải thích được những hiện tượng xảy ra
9


trong tự nhiên liên quan đến những biến đổi hóa học. Nhờ vậy, nội dung GDMT sẽ trở
nên thiết thực và hiệu quả được nâng cao.
- Thông thường, giáo viên thường đưa ra hệ thống các câu hỏi “Tại sao?”, “như thế
nào?” để dẫn dắt các em vào nội dung cần truyền tải.
Ví dụ 1:
- Tên bài dạy: Bài 26: Clo (SGK Hoá học 9)
- Mục tiêu GDMT: Hình thành thái độ học tập tích cực, lòng yêu thích bộ môn
hóa học, vận dụng vào việc sử dụng an toàn nước Javen, clorua vôi, kali clorat trong
thực tế… Có ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng các chất tẩy rửa.
- Thực hiện:

GV đặt câu hỏi: Các em có biết những tác hại khi sử dụng nhiều các chất tẩy rửa không?
+ HS trả lời:
+ Rút ra kết luận .( “Các chất dùng vệ sinh nhà tắm thường có chứa hoá chất benzyl,
polyetylen, hay natri hypochlorit thường thấy trong nước Javen; hoặc những chất
chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khỏe. Mức độ h ại nhiều hay ít tuỳ
theo hàm lượng, nồng độ. Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng nguy hiểm
hơn. Riêng đối với nước Javen có chứa các hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nếu sử
dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể gây viêm da. Nếu không
may trẻ em hay người lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng.” Giải pháp: Sử
dụng những hóa chất thay thế như dùng chanh hoặc giấm. “Trong chanh có chứa axit
citric có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ. Còn giấm chua thì có tác dụng rất tốt
trong việc đánh bóng kim loại, tẩy mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa. Pha một thìa
nước chanh hay giấm chua với một lít nước là chúng ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất
tốt.” Hiện nay, nếu cần sử dụng Javen phải hết sức cẩn thận, sử dụng g ăng tay khi tiếp
xúc với hóa chất, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng).
Ví dụ 2:
- Tên bài dạy: Bài 2: Một số oxít quan trọng-Lưu huỳnh đioxít - Phần I: Lưu
huỳnh đioxít có những tính chất gì? (SGK Hoá học 9)
- Mục tiêu GDMT: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí,
mưa axít,...
- Thực hiện:
GV đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn
mưa axit gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải thích quá
trình tạo thành mưa axit.

Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối.

+ HS trả lời:
+ Rút ra kết luận .(GV có thể giải thích thêm quá trình phá huỷ các công trình bằng đá,

thép của mưa axit.)
Ví dụ 3:
10


- Tên bài dạy: Bài 10: Một số muối quan trọng - Phần II: KNO3 (SGK Hoá học 9)
- Mục tiêu GDMT: Sử dụng thuốc nổ đen gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại sự sống của
sinh vật,...
- Thực hiện:
+ GV cho HS tham khảo phần em có biết (SGK), đặt câu hỏi:
Hỗn hợp gồm S, C, KNO3 gọi là thuốc súng đen có thể dùng làm thuốc pháo.
a.Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b.Một bạn học sinh nói “ Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm
môi trường.” Em có đồng ý với quan điểm của bạn đó không? Giải thích tại sao?
+ HS trả lời:
+ Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng ô nhiễm này?
+ Rút ra kết luận .
2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến GDMT:
- Khi ra các bài tập, giáo viên có thể đưa một số bài tập có liên quan đến GDMT.
Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi ra nội dung bài
giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.
Ví dụ1:
- Tên bài dạy: Bài 28: Không khí - Sự cháy - Phần I. Thành phần của không khí (SGK
Hoá học 8)
- Mục tiêu GDMT: Trong không khí có nhiều khí độc hại và có nhiều khí có lợi như khí
Ozon (O3). Tuy nhiên chúng ta đang thải vào không khí nhiều khí có hại, làm hao hụt
nhiều khí có lợi như khí Ozon tạo nên các lỗ thủng tầng Ozon
- Thực hiện:
+ Bài tập củng cố: Các em đã nghe gì về Ozon, tầng Ozon chưa? Tầng Ozon có ảnh
hưởng như nào với sự sống? Làm thế nào để bảo vệ tầng Ozon?

+ HS vận dụng tính chất kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét, kết luận: Tầng ozon hiện nay đang bị thủng, gây ra những ảnh hưởng
xấu. Được sản xuất đầu tiên bởi General Motors Corporation, 1928, CFCs được dùng để
thay cho chất làm lạnh NH 3, thiết bị làm sạch hàng điện tử.... Có thể sản xuất với giá rẻ,
và là hợp chất ổn định, đến 200 năm trong khí quyển. Năm 1988, khoảng 320.000 tấn
CFCs được dùng trên toàn thế giới. Năm 1996, quy định của thế giới không được sử
dụng CFCs nhưng lỗ thủng tầng ozon vẫn tăng và chưa thể phục hồi, khi mà một phân tử
trong chất CFCs có thể phá hủy hàng ngàn phân tử ozon. Tầng ozon bị phá hủy sẽ không
ngăn chặn được tia cực tím, nó sẽ chiếu trực tiếp xuống trái đất gây ra bệnh cho sinh vật,
làm cho người mắc các bệnh về mắt và da.
Giải pháp: Hạn chế và có biện pháp xử lý khí thải, cấm sản xuất CFC.(chất sinh hàn
được dùng trong tủ lạnh,máy điều hoà.) Đưa O3 nhân tạo lên khí quyển bù đắp lỗ thủng
tầng ozon.
Ví dụ2:
- Tên bài dạy: Bài 2: Một số oxít quan trọng-Lưu huỳnh đioxít ) - Phần củng cố (SGK
Hoá học 9)
- Mục tiêu GDMT: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, ,..
- Thực hiện:
+ Bài tập củng cố: Một nhà máy nhiệt điện mỗi ngày đêm thải ra khí quyển 64 tấn SO 2.
Hỏi cần có bao nhiêu m3 dung dịch Ca(OH)2 0,0002 M để xử lí toàn bộ lượng SO2 trong
khí thải đó?
+ HS vận dụng tính chất hoá học của SO2 để giải bài tập.
11


+ GV nhận xét, kết luận: Cần hạn chế lượng khí thải SO2 để góp phần bảo vệ môi
trường.
Ví dụ3:
- Tên bài dạy: Bài 21: Ăn mòn kim loại - (SGK Hoá học 9)
- Mục tiêu GDMT: Bảo vệ kim loại ít bị ăn mòn do các yếu tố hóa học trong môi trường.

- Thực hiện:
+ GV đặt câu hỏi :
?. Vì sao sắt bị oxi hoá (bị ăn mòn) trong không khí ẩm?

?. Tại sao vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon đioxit, lưu
huỳnh đioxit , mặc dầu những chất này không trực tiếp tác dụng với sắt?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét, kết luận.
Ví dụ 4: Sau khi làm thí nghiệm có những chất khí thải độc hại sau:HCl, H 2S, CO2,
SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
a. Nước vôi trong
b. Dung dịch HCl
c. Dung dịch NaCl
d. Nước
Giải thích và viết các PTHH nếu có. (Bài 24: Ôn tập học kì 1-Hóa học 9).
Ví dụ 5: Những hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học?
a. Vành xe đạp bằng sắt sau một thời gian bị gỉ.
b. Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan.
c. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường.
d. Hiệu ứng nhà kính (do CO2 tích tụ nhiều trong khí quyển) làm cho Trái đất
nóng lên.
e. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung.
f. Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc như CO, SO 2,... gây ô nhiễm
môi trường.
(Bài 12: Sự biến đổi chất- Hóa học 8)
Ví dụ 6: Trong quá trình sản xuất gang, thép thường thải ra những khí thải như
CO2, SO2, CO,...có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh. Dẫn ra một số
phản ứng để giải thích ? ( Bài 20: Hợp kim sắt:Gang, thép- Hóa học 9)
2.3. Minh hoạ nội dung GDMT bằng những hình ảnh thực tế:
“Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, lời nói của giáo viên dù có thu hút,

thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà HS thấy
được. GV có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể để minh hoạ cho nội dung
GDMT, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú
học tập cho HS.
Ví dụ 1:
- Tên bài dạy: Bài 28: Không khí, sự cháy (SGK Hoá học 8)
12


- Mục tiêu GDMT:
+ Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm
vụ của mỗi người, mỗi quốc gia.
+ Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO 2,
SO2,…
- Thực hiện:
+ GV đặt câu hỏi: ? Bầu không khí của chúng ta hiện nay như thế nào?
+ HS: trả lời.
+ GV trình chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm không khí do bụi, khí thải, xác chết sinh
vật, hậu quả của việc ô nhiễm không khí,....

Khí thải từ phương tiện giao thông

Khí thải từ các nhà máy công nghiệp

Cháy rừng

Mưa axit

Vứt rác bừa bãi


Hiện tượng núi lửa

Bảng:Nguồn gốc và ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm không khí.
Khí
CO
CO2
SO2

Nguồn gốc gây ô nhiễm
Do nhân tạo
Quá trình cháy, oxi hoá hợp
21%
chất hiđrocacbon
Hô hấp của động thực vật,
2%
sản xuất khoáng và năng lượng
Sản xuất năng lượng
53%

Tác động tới môi trường
Phá huỷ tầng ozon,rối loạn
tầng bình lưu
Gây hiệu ứng nhà kính
Gây mù axit, mưa axit
13


NOX

Sản xuất năng lượng,

giao thông
NH3 Nông nghiệp, công nghiệp
CH4
Nông nghiệp, gia công, khí đốt
Freon Chất tải lạnh

33%

Phá huỷ tầng ozon, khói
quang hoá, mưa axit
10% Tạo sol khí
16% Gây hiệu ứng nhà kính
100% Gây hiệu ứng nhà kính,
phá huỷ tầng ozon
+ Rút ra kết luận: Hãy góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm.
Ví dụ2:
- Tên bài dạy: Bài 28: Các oxít của Cacbon ) - Phần củng cố (SGK Hoá học 9)
- Mục tiêu GDMT: Hàm lượng các oxit của Cacbon trong không khí lớn gây ô nhiễm
không khí, hiệu ứng nhà kính ,..
- Thực hiện:
+ Bài tập củng cố: Tại sao việc sử dụng than để nấu ăn, nung gạch ngói, nung vôi gây ô
nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường?
+ GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa:

Sử dụng năng lượng mặt trời hạn chế gây ô nhiễm môi trường
+ HS trả lời
+ GV nhận xét, kết luận.
2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan
đến môi trường:
Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho HS những hình ảnh thiết thực, gần gũi, cho

các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hoá học với đời sống, với môi trường.Từ
đó biết vận dụng những kiến thức hoá học vào việc xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi
trường mà các em đang sống.
Ví dụ 1:
14


- Tên bài dạy: Bài 36: Nước .Phần III: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất,
chống ô nhiễm nguồn nước.(SGK Hoá học 8)
- Mục tiêu GDMT: Giáo dục ý thức cải tạo và bảo vệ nguồn nước, hạn chế tình trạng ô
nhiễm nước như hiện nay.
- Thực hiện:
+ GV có thể trình chiếu một số hình ảnh về hành vi vi phạm môi trường của công ty
Vedan và hậu quả ô nhiễm nặng nề ở sông Thị Vải.
+ Các phương hướng chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước:
 Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt.
 Nhà máy, cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lí nước thải để tái sử dụng nước cho sản
xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung.
 Nước rác rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử lí trước khi hoà lẫn với
nước ngầm hoặc nước mặt.
 Sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật hợp lí.
 Nước thải đã qua xử lí có thể dùng để tưới cây, rửa đường, sử dụng trong xây dựng hoặc
trong các dây chuyền công nghệ có sử dụng nước nhằm mục đích làm nguội sản phẩm.
 Hướng dẫn, giáo dục, tuyên truyền nếp sống văn minh và ý thức bảo vệ môi trường
của mỗi người dân trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất.
+ Rút ra kết luận: Hãy góp phần bảo vệ nguồn nước sạch tránh ô nhiễm.
Ví dụ 2:
- Tên bài dạy: Bài 4: Một số axít quan trọng (axít Sunfuaric) .(SGK Hoá học 8)
- Mục tiêu GDMT: Axit Sunfuric có thể tác dụng với kim loại và một số chất gây hại cho
môi trường, ảnh hưởng xấu đến đất trồng,...

- Thực hiện:
+ Bài tập liên hệ:
Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng là một địa điểm
thăm quan nổi tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Khi đến đây, du khách được xem tất cả các giai đoạn( cưa, xẻ, đục, đẽo đá, mài giũa,
đánh bóng tượng) để làm ra một sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ đá( tượng Phật, hươu
nai, mỹ nhân ngư…). Trong quá trình mài giũa, đánh bóng tượng, những người thợ ở
đây đã hoà axit sunfuric vào nước rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã rút ngắn được
thời gian và công sức một cách đáng kể. Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài
đường.

Các pho tượng bị tàn phá

Sự ô nhiễm do axit

Theo em, việc sử dụng axit như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
+ Rút ra kết luận.
2.5. Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường:
Bên cạnh các hình thức gắn nội dung GDMT vào dạy học hoá học, thì cho HS xem
các đoạn phim về hoá học và môi trường cũng là một biện pháp thiết thực và bổ ích
giúp HS tiếp thu một cách thiết thực nhất, sinh động nhất. Thông thường, một đoạn
phim hoá học và môi trường tuy dung lượng ngắn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn
15


đảm bảo truyền tải được đầy đủ thông tin đến HS. Nổi bật nhất là các phim về ô nhiễm
môi trường , tác hại do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường và cách
khắc phục.
Để kiểm tra nhận thức của HS sau khi xem phim, GV nên đưa ra hệ thống các câu
hỏi có liên quan để HS trả lời. Sau khi phân tích, tổng hợp nội dung trả lời của HS, GV

rút ra nội dung chính của vấn đề đồng thời gợi mở các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi
trường.
Ví dụ:
- Tên bài dạy: Bài 2: Một số oxít quan trọng-Lưu huỳnh đioxít ) - Phần I: Lưu huỳnh
đioxít có những tính chất gì?(SGK Hoá học 9)
- Mục tiêu GDMT: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, mưa axít,..
- Thực hiện:
Bên cạnh các hình thức lồng ghép khác, GV có thể minh hoạ tình trạng ô nhiễm
môi trường do khí SO2 và các khí khác gây ra cho môi trường bằng đoạn phim minh
hoạ, các em sẽ tiếp thu nội dung cần truyền tải một cách sinh động và có hứng thú
3. Các quy trình lồng ghép GDMT vào dạy học Hoá học:
3.1.Thu thập và phân loại các tư liệu:
Để đưa nội dung GDMT vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần
phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu
(bài viết, phóng sự, tranh ảnh,...). Sau đó, GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng
nhóm để dễ dàng khi sử dụng.
3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng:
- Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi trường và
GDMT, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này. Chính vì
vậy GV cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến thức GDMT
vào một cách sống động. Bởi vì nếu không logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ
sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học.
- Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có
thể lồng ghép GDMT bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù thế nào di nữa, GV
cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ đó đưa nội dung GDMT vào sẽ
không bị khập khiễng, thiếu logic.
- GV nên chuẩn bị kế hoạch cho cả năm và từng chương.
* Hệ thống kiến thức GDMT qua môn Hóa học ở trường THCS:
- Kiến thức GDMT trong môn Hóa học ở THCS không được trình bày cụ
thể trong từng chương, từng bài rõ ràng mà được tích hợp và lồng ghép vào

nội dung bài giảng. Qua nội dung bài giảng hóa học, giáo viên có thể cung
cấp cho HS những khái niệm, hiện tượng, các quá trình biến hóa, các hiệu
ứng mang tính chất hóa học của môi trường, mối quan hệ giữa môi trường
và con người, tình trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục,…

Khối
Hóa 8

Bài

Tên bài

1

Mở đầu môn hóa học

2

Chất

Nội dung GDMT
Vai trò của hóa học trong việc tìm ra các
chất cải tạo tầng ozôn, cải tạo môi trường,…
Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh
gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi
trường sống
16


Hóa 9


5

Nguyên tố hóa học

7

Bài thực hành 2

12

Sự biến đổi chất

13

Phản ứng hóa học

24

Tính chất của oxi

19

Tính chất của oxi

25

Sự oxi hóa. Phản ứng
hóa hợp. Ứng dụng
của oxi


28

Không khí. Sự cháy

28

Không khí. Sự cháy

36

Nước

2

Một số oxit quan trọng

2

Một số oxit quan trọng

4

Một số axit quan trọng

4

Một số axit quan trọng

11


Phân bón hóa học

Một số nguyên tố hóa học trong tự nhiên
thuộc loại nguyên tố phóng xạ gây tác động
xấu đến môi trường nếu sử dụng không đúng
cách.
Sau khi thực hành, lưu ý tránh đổ hóa chất
bừa bãi gây hại môi trường và tác động xấu
đến sức khỏe con người, động vật xung
quanh.
Đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của
con người, một số chất bị biến đổi gây hại
tới môi trường và con người.
Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản
ứng hóa học để sản xuất các chất cần thiết
cho cuộc sống đôi khi tạo ra các sản phẩm
không mong muốn gây hại cho môi trường
như CO2, SO2,…
Vai trò của oxi trong quá trình hô hấp, sự
sống của con người và môi trường.
Khi oxi phản ứng với các chất khác gây ra
một số chất gây hại cho môi trường, gây độc
cho cơ thể người như CO, SO2,…
Tạo môi trường không khí trong sạch bằng
cách tạo ra nhiều khí oxi – trồng nhiều cây
xanh
Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm,
bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của
mỗi người, mỗi quốc gia.

Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra
các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO 2,
SO2,…
Nhiều nguồn nước ngọt trên Trái đất đang bị
ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và
công nghiệp gây ảnh hưởng sức khỏe 
tránh ô nhiễm nước
CaO có vai trò quan trọng trong việc cải tạo
môi trường, trung hòa axit dư,...
Một số oxit gây ô nhiễm không khí, tạo ra
mưa axit như SO2
Axit có khả năng phản ứng với kim loại, làm
mòn kim loại, gây hại các công trình,…
Axit sunfuric tác dụng với kim loại tạo
thành các chất gây hại môi trường như SO2,
H2S,…
Có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải
tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc dụng
các hợp chất hóa học

17


20

21
26
28

29


34
36
39
40

47

Những khí thải như CO2, SO2,….trong quá
trình sản xuất gang thép gây ô nhiễm môi
trường.
Hạn chế sư ăn mòn kim loại và bảo vệ kim
Sự ăn mòn kim loại và
loại không bị ăn mòn bằng cách hạn chế tiếp
bảo vệ kim loại không
xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là môi
bị ăn mòn
trường ô nhiễm.
Là chất khí gây hại môi trường, gây thủng
Clo
tầng ozôn
Sản phẩm cháy của cacbon tạo ra các ôxit
Các oxit của Cacbon
gây ô nhiễm không khí, khi tạo ra các chất
gây hiệu ứng nhà kính ,...
Trong tự nhiên C chuyển từ dạng này sang
dạng khác, tạo thành chu trình khép kín do
Axit cacbonic và muối
đó nếu không có cây xanh, chu trình này sẽ
cacbonat

bị đứt đoạn, tạo nhiều CO2 gây hại môi
trường
Khái niệm hợp chất
Đa số các hợp chất hữu cơ khó phân hủy
hữu cơ và hóa học hữu trong nước, khi cháy tạo thành khí CO 2, gây

hại môi trường.
Khi khí mêtan được sử dụng trong cuộc
Mêtan
sống tạo thành khí CO2 gây hại môi trường.
Là chất độc, dể bay hơi gây ô nhiễm môi
Bezen
trường và gây hại cho sức khỏe con người,
động vật.
Cần lưu ý trong việc khai thác các mỏ khí,
Dầu mỏ và khí thiên
trong việc vận chuyển dầu mỏ, tranh gây ô
nhiên
nhiễm môi trường nước.
Là chất không tan trong nước, khi để lâu
dưới tác dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn
Chất béo
gây mùi ôi, làm ô nhiễm môi trường, gây hại
sức khỏe.
Hợp kim sắt:Gang,
thép

3.3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng:
Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo
dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn

phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế
hoá học và môi trường, GV không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời
bài học,...
4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào dạy học
Hoá học:
- Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học.
- Nội dung GDMT phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học.
18


- Các ví dụ, nội dung GDMT giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn
được sự chú ý của HS.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi sử dụng phương pháp này trong việc dạy Hóa học của mình tại Trường
THCS Nga Mỹ trong năm học 2016 - 2017. Qua theo dõi kết quả học tập của học sinh
thông qua các bài kiểm tra và thi khảo sát. Kết quả cụ thể như sau
Trường Lớp
THCS
Nga
Mỹ

8A
8B
9B
9A

Đối
tượng

TN
ĐC
TN
ĐC

Số
HS
20
21
22
22

Điểm
Giỏi Khá TB
3
7
9
0
4
10
4
8
10
0
4
11

Yếu
1
5

0
6

Điểm
TB
Kém
0
6.6
1
4.7
0
6.9
1
4.8

Qua các thông số, chúng ta dễ dàng nhận thấy học sinh lớp thực nghiệm (TN)
nắm vững kiến thức xung quanh việc giáo dục môi trường, điểm số luôn cao hơn lớp đối
chứng (ĐC) và điểm trung bình luôn đạt ở mức khá, giỏi. Điều này thể hiện các em đã
hứng thú với môn học, có ý thức hơn với việc bảo vệ môi trường, có niềm đam mê học
hỏi và tự tìm hiểu thêm về kiến thức hóa học môi trường nói riêng và kiến thức hóa học
nói chung. Các em không còn thấy đó là một gánh nặng, là môn học khó nữa. Song
song đó, lớp đối chứng gặp nhiều khó khăn ở kiến thức hóa học môi trường thể hiện các
em ít được tiếp xúc hoặc tiếp xúc không hiệu quả những thông tin về hóa học môi
trường qua các kênh truyền thông tin khác. Vậy, việc lồng ghép kiến thức giáo dục môi
trường vào bải giảng hóa học ở trường phổ thông là rất hiệu quả và là việc làm cần thiết
-Việc lồng ghép GDMT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. “Thay
đổi ý thức-biến đổi hành vi”, đây có thể xem là tiêu chuẩn cần đạt tới của nhiệm vụ
GDMT. Nhờ đó, đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của HS một cách rõ ràng,
các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ
môi trường. HS nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp

phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể
hiện những hành động tích cực đối với môi trường xung quanh các em như: giữ vệ sinh
lớp học, không xả rác bừa bãi, tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch,
đẹp,....
- Các em tỏ ra thích thú với những hiểu biết mới của mình về môi trường nên có
hứng thú tìm tòi, học tập hơn.
- Việc lồng ghép GDMT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. Tuy
nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội
dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, GV có thể sử
dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho
học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới
mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả GDMT mà không mất đi những sai lệch về mục đích,
mục tiêu bài dạy.
- Để HS có được những nhận thức sâu sắc về môi trường và ảnh hưởng của nó
với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các
em, mà người GV phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức Hoá học mà các em được lĩnh
hội để rút ra vấn đề . Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết linh
hoạt , sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn
những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng chương, từng bài học.
19


- Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý
thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc
tích cực thực hành, thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội
dung học tập.

C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy cho HS, bên cạnh những kiến thức khoa học cơ bản,

GV còn cần phải trang bị cho các em những tri thức thực tiễn, mang tính thời đại.
GDMT là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khẩn cấp. Việc giáo dục ý
thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho HS không phải là một sớm, một chiều, do đó
GV cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng của
nhà nước ta. Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của các GV giảng dạy bộ môn Hoá
học THCS mà là công việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy ở
tất cả các bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc GDMT có hiệu
20


quả hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của nhân loại, “cái nôi của xã hội loài
người”.
2. Kiến nghị:
Với mong muốn nội dung GDMT được truyền tải đến HS một cách có hiệu quả,
tôi có một số kiến nghị sau đây :
Tổ chức tập huấn GDMT trong dạy học hoá học cho GV. Cung cấp cho GV
những tư liệu có liên quan như sách, tạp chí, đĩa VCD về GDMT. Tổ chức các chuyên
đề lồng ghép GDMT vào dạy học hoá học có hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề mà tôi đã thực hiện, mong muốn góp một
phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THCS. Kính mong sự góp ý
chân thành từ quý Thầy, Cô để chuyên đề phong phú hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 02 tháng 11 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


Mai Văn Thuyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 – Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học.(Chuyên đề bồi dưỡng
thường xuyên chu kì 1997 – 2000 cho giáo viên THCS). NXBGD 1999.
2 – Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển. Hoá học 8. NXBGD 2004.
3 – Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển, Nguyễn Phú Tuấn. Sách giáo viên
Hoá học 8. NXBGD 2004.
4 – Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ. Hoá học 9. NXBGD 2005.
5 – Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ, Nguyễn Phú Tuấn. Sách giáo viên
Hoá học 9. NXBGD 2005.
6 – Trần Quốc Đắc (chủ biên) và tập thể tác giả. Hướng dẫn kĩ thuật sử dụng và làm đồ
dùng dạy học. NXBGD 1987.
21


7. Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị quốc gia.
8. Lê Huy Bá - chủ biên (2001), Môi trường khí hậu thay đổi, mối hiểm họa của toàn
cầu, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh .
9. Lê Huy Bá (2008), Độc chất môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
10. Trịnh Văn Biều(2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP
Tp Hồ Chí Minh.
11. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP Tp Hồ Chí
Minh.
12. Đặng Kim Chi (2001), Hóa học môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật.
13. Nguyễn Lân Dũng (2001), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao – Bảo vệ môi trường, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.
14. Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật.
15. Vũ Đăng Độ (1999), Hóa học và sự ô nhiễm môi trường, NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004), Giáo dục môi trường thông qua một số bài giảng

hóa học cụ thể ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
17. Nguyễn Văn Khang (1999), Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường,
NXB Giáo dục.
18. PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển (2001), Môi trường và phát triển, NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
19. Lê Đăng Khoa (chủ biên), Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, Nông nghiệp
và môi trường, NXB Giáo dục.
20. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Đình Mạnh (2005), Đánh giá tác động của môi trường, Hà Nội.
22. Võ Văn Minh (2007), Môi trường và con người, Đà Nẵng.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học, NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004),
Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội.
25. PGS.TS Nguyễn Hoàng Trí (2006), Bài giảng Giáo dục môi trường, Bô giáo dục và
đào tạo.
26. Hoàng Dương Tùng (2004), Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, Hà Nội.
27. Nguyễn Phước Tương (1999), Tiếng kêu cứu của trái đất, NXB Giáo dục.
28. Trần Thị Thu Hảo (1997), Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn hóa học ở trường
phổ thông, luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
29.
30.
31.
32.

Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Mai Văn Thuyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Nga Mỹ - Nga Sơn
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp

Kết quả

Năm học
22


loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

đánh giá xếp
loại

Cấp huyện

B

2008 - 2009

Cấp huyện


C

2009 - 2010

3.

trường THCS
Thí nghiệm thực hành hóa học ở Cấp huyện

A

2010 - 2011

4.

trường THCS
Sử dụng đồ dùng trực quan và

Cấp huyện

C

2011 - 2012

Cấp huyện

B

2012 - 2013


Cấp huyện

B

2013 - 2014

Cấp huyện

A

2014 - 2015

Cấp tỉnh

C

2014 - 2015

1.

Phương pháp thực nghiệm cho

đánh giá
xếp loại

HS trong dạy học Vật lý ở

2.


THCS
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học môn Hóa học ở

phương pháp tiến hành thí
nghiệm một số thí nghiệm hóa

5.

học ở trường THCS
Phương pháp giải một số dạng
bài tập hóa học 9 nhằm nâng
cao khả năng làm bài tập hóa
học của học sinh lớp 9

6.

Một số phương pháp giúp học
sinh tìm Công thức hóa học
nhằm rèn luyện khả năng tư duy
của học sinh THCS

7.

Một số phương pháp tiến hành
thí nghiệm nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Hóa học
ở Trường THCS Nga Mỹ - Nga

8.


Sơn
Một số phương pháp tiến hành
thí nghiệm nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Hóa học
ở Trường THCS Nga Mỹ - Nga
Sơn

---------------------------------------------------23


PHỤ LỤC
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
Trường THCS Nga Mỹ

MẪU 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Thân gửi các em học sinh!
Nhằm thu thập thông tin về quá trình dạy học môn Hóa học ở các trường THCS hiện
nay và tạo cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm cũng như có cái nhìn khách quan về đề tài
“Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường THCS
Nga Mỹ” mong các em trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Họ và tên:…………………………………......................................................................
- Lớp …………………………… Trường : ……………………….……………….
PHẦN I. THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRƯỚC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Đánh dấu chéo (X) vào ô tương ứng mà các em cho là phù hợp sau đây:
1. Theo các em vấn đề nào sau đây đang được thế giới quan tâm giải quyết cấp bách?
Già hóa dân số
Bệnh ung thư

Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Xóa mù chữ
24


×