Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh khi dạy phần lịch sử việt nam lớp 8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.5 KB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong giáo dục và đào tạo, cũng như mọi công tác khác, việc tuân thủ
những quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là điều
rất quan trọng. Bởi vì nó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.
Những năm gần đây, Đảng ta đã triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nên việc quán triệt và làm theo tấm gương
đạo đức của Người càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Công việc này sẽ góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và mục tiêu giáo dục đã định.
Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang
đứng trước một thách thức không nhỏ. Đó là ảnh hưởng, tác động của phim ảnh,
lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực….. cùng với
việc một số phụ huynh lo công việc, ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó
mặc cho nhà trường làm cho việc giáo dục đạo đức cho các em thời nay gặp
nhiều khó khăn. Một khía cạnh khác là suy nghĩ của một số phụ huynh và học
sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, coi môn lịch sử là “môn phụ”. Mặc
dù vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của bộ môn lịch sử
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đã đổ bao mồ hôi
xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học
sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội… Chính vì vậy, bài dạy lịch sử
Việt Nam cần phải “lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” để học
sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng,
có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước[2].
Môn lịch sử ở trường THCS có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp
nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Vì vậy trong mỗi chương và mỗi bài có đơn vị kiến thức liên quan đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh thì giáo viên cần nghiên cứu kỹ để khi giảng dạy, vừa đảm bảo
cung cấp kiến thức lịch sử, lại vừa tích hợp được nội dung học tập và làm theo
tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh[5].


Trong chương trình lịch sử lớp 8, bài 30 rất thích hợp cho việc giáo dục
cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân
tộc và giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là
anh em” của Bác.
Trong chương trình lịch sử lớp 9 - phần lịch sử Việt Nam thì chương III và
chương IV là một trong những chương quan trọng thể hiện rõ nhất sự lãnh đạo
tài tình, sáng suốt của Đảng - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh
1


đạo nhân dân ta giành chính quyền trong cách mạng tháng 8 năm 1945, sau đó là
từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc". Qua nội
dung ở mỗi bài của chương III và chương IV, học sinh đều thấy được những
đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tiến trình phát triển của cách
mạng Việt Nam. Vì vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên bộ môn cần tích hợp nội dung
bài học với việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh như thế nào để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
Từ thực trạng trên, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, nhất là
việc giáo dục học sinh học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi
mạnh dạn chọn đề tài "Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khi dạy phần lịch sử Việt Nam lớp
8,9”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong mấy năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kể chuyện về Bác, các cuộc thi viết về Bác,
hát về Bác Hồ… được hưởng ứng rộng rãi, nhất là đối với học sinh ở các cấp
học. Đặc biệt hiện nay việc đưa tư tưởng “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” vào thực tế đời sống để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, hoàn
thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa là việc làm thường xuyên và có
ý nghĩa của Đảng và nhà nước ta[6]. Để thực hiện chủ trương này, nhiệm vụ

được đặt lên vai ngành giáo dục, đặc biệt là các môn học như Lịch sử, Giáo dục
công dân, Ngữ văn… trong đó, bộ môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo
dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử
nhiều năm thực hiện lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo
dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng môn lịch sử là rất cần
thiết nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Tuy
nhiên việc lựa chọn địa chỉ tích hợp làm sao cho phù hợp lại là một vấn đề mà
mỗi giáo viên phải tập trung nghiên cứu để bài giảng có trọng tâm. Nếu chọn địa
chỉ tích hợp không phù hợp thì ngoài việc tích hợp không đạt hiệu quả mà bài
giảng sẽ bị lan man gây mất hứng thú cho học sinh. Ngoài ra khi thực hiện tích
hợp chúng ta cần có phương pháp tích hợp phù hợp nhằm làm nổi bật nội dung
tích hợp. Qua đó giúp học sinh thêm kính yêu, học tập và làm theo tấm gương
của Người - Vị lãnh tụ tài ba của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã dâng hiến
cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng và đấu tranh chống ngoại xâm cũng
như xây dựng đất nước. Vì vậy tôi chọn chương III và chương IV để tích hợp
nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy
phần lịch sử Việt Nam lớp 9.

2


3. Đối tượng nghiên cứu.
Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh khi dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 8,9.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Sưu tầm, chọn lọc những tư liệu lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên
quan đến nội dung của các bài học trong chương trình lịch sử lớp 8,9.
- Nghiên cứu nội dung của từng bài, từng mục để lựa chọn nội dung tích
hợp có trọng tâm.

- Giao bài tập hoặc một việc làm cụ thể cho học sinh để kiểm nghiệm việc
học tập và làm theo tấm gương của Người.
- Đánh giá, rút kinh nghiêm về việc triển khai nội dung tích hợp của thầy và
việc vận dụng vào thực tiễn của trò.
- Ngoài ra, tôi kết hợp một số phương pháp hỗ trợ khác như kể chuyện,
miêu tả, tường thuật... những nội dung nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên
quan đến bài học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Dạy sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái
thông minh chứ không phải là bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi
tả lạ. Như vậy, mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường, người giáo viên
không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những hình ảnh của quá khứ, biết
và ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là phải
hiểu được lịch sử và thấm nhuần được các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bên cạnh đó, dạy học lịch sử có thể giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức của
Hồ Chí Minh, thông qua đó các em tự rèn luyện bản thân mình vừa có tài vừa có
đức, yêu đất nước, yêu hòa bình và biết trân trọng những thành quả đạt được.
Xu hướng của sự phát triển giáo dục hiện nay ở các nước trên thế giới là
hướng đến việc đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ
của xã hội, phát triển nền văn minh loài người, biết làm kinh tế, biết quản lý.
Trong chiến lược giáo dục các nước đều thể hiện tư tưởng làm cho giáo dục đáp
ứng được những thay đổi của xã hội, của thời đại. Trong bối cảnh đó, để nước ta
nhanh chóng tiến hành CNH-HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH, phải
phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của
sự phát triển chung và bền vững, đào tạo những con người “vừa hồng, vừa
chuyên”, yêu nước thiết tha [6]
3



2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước năm 2012, trong mục tiêu giáo dục học sinh khi học môn lịch sử
chưa hề đề cập đến vấn đề tích hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 2010, Bộ giáo dục và Đào
tạo mới ban hành tài liệu tập huấn "Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh". Sau đó chỉ đạo các tỉnh, huyện trong cả nước tổ
chức tập huấn cho giáo viên để khi về trường, tùy theo nội dung của từng bài mà
giáo viên lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Song tài liệu tập huấn chỉ mang tính gợi ý, định hướng cho giáo viên chứ
không nêu rõ cần phải tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh ở mỗi mục, mỗi bài như thế nào.
Đối với giáo viên, khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan
đến Hồ Chí Minh rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẫu chuyện là
được và trong giáo án không cần thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu
chuyện thì giáo viên chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ
Chí Minh để các em thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó một số giáo viên
chưa thật sự chú trọng và còn tẻ nhạt với các đạo đức tư tưởng của Người thông
qua tiết lịch sử học lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó không ít giáo viên lúng túng,
hoặc chưa biết cách tích hợp nội dung bộ môn với việc giáo dục học sinh học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì không chịu khó tham khảo tài
liệu, tích lũy kiến thức. Còn học sinh, qua nội dung mỗi bài học, các em đều
thấy công lao của Người, cảm phục và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng lại
không biết cần học tập và làm theo những gì từ tấm gương đạo đức của Người.
Trước đây bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên dạy môn lịch sử chỉ
dừng lại ở mục tiêu là giúp học sinh nắm được kiến thức bộ môn, các em hiểu
được công lao to lớn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó giáo dục các
em lòng kính trọng, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời có niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, việc
giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa

được đề cập đến trong quá trình dạy học hoặc nếu có cũng rất mờ nhạt.
Cụ thể qua điều tra thực tế khảo sát chất lượng về hiểu biết tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh của học sinh lớp 8,9 đầu năm học như sau:
Lớp Sĩ số

Điểm dưới 5 Điểm từ 5 -> 6 Điểm từ 7 -> 8 Điểm từ 9 -> 10
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

26

11

42.3


14

53.9

1

3.8

0

0

8B

27

9

33.3

12

44.5

6

22.2

0


0
4


Sĩ số
Lớp

Điểm dưới 5 Điểm từ 5 -> 6 Điểm từ 7 -> 8 Điểm từ 9 -> 10
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

20.6

0

0


1

3.1

9A

29

10

34.4

13

45

6

9B

32

8

25

12

37.5


11

34.4

Qua kết quả trên tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, sự
hiểu biết về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chưa cao.
Điều đó cho thấy, qua mỗi bài học, học sinh vẫn nắm được kiến thức bộ
môn, thấy được công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng lại không biết
vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người vào trong học
tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày như thế nào.
Việc tích hợp nội dung kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí
Minh với các khóa trình lịch sử dân tộc cũng phải tuân theo một số yêu cầu,
nguyên tắc như: Phải xác định rõ rằng đây là dạy học bộ môn lịch sử chứ không
phải dạy về tư tưởng Hồ Chí Minh, việc giáo dục tư tưởng về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử phải dựa trên cơ sở những sự kiện lịch
sử cơ bản, phải dựa vào "chuẩn kiến thức - kỹ năng bộ môn" mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành.....
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Đối với việc tích hợp lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể
dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn
những câu nói của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác
để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Trong quá trình dạy học tôi đã
tích hợp lồng ghép giáo dục cho học sinh một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ
thông qua một số bài học như sau:
3.1. Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy lịch sử 8.
Khi dạy bài 30 chương trình lịch sử lớp 8: Phong trào chống Pháp từ đầu
thế kỉ XX đến năm 1918. Sau khi dạy xong các phong trào yêu nước ở đầu thế kỉ
XX Phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân, phong trào chống thuế

ở Trung kì…..Giáo viên kết luận: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến
thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả các phong trào này đều bị
thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước. Trong
hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Nguyễn
Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê hương có truyền thống
cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu,
5


Phan Châu Trinh, …. nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các
cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ,
Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường Quốc học ở Huế, Người
tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi học. Người ra nước
ngoài tìm đường cứu nước
Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con
đường cứu nước cho dân tộc. Tôi kể chuyện “Hai bàn tay”. Khi vào Sài gòn
Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết.
Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế
nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây, tiền đây, chúng ta làm
bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ
bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Câu chuyện
ngắn gọn nhưng lại là một hình ảnh mang tính biểu trưng rất đậm nét về tinh
thần lao động của Người; ẩn chứa đằng sau hành động ấy, là cả một hành động
yêu nước thiết tha, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, quyết chí đi tìm
con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân
Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người
biết, con đường ở phía trước còn dài, rất gian lao, vất vả nhưng Người vẫn vững
niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình.
Chúng ta càng thấy rõ ý chí quyết tâm của Bác về hướng đi và ý chí căm thù
giặc ngoại xâm đã giày xéo lên quê hương đất nước. Câu chuyện trên là một sự

khẳng định ý chí ban đầu về lòng yêu nước, đến cả đời hoạt động cách mạng của
Bác. Những ngày ấy, Bác Hồ đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng bằng
niềm tin và ý chí, đã đưa Bác vượt qua cái lạnh giá, cắt da của mùa đông ở Châu
Âu. Chỉ với “Viên gạch hồng” hằng ngày trước lúc đi làm, Bác đã đem viên
gạch này bỏ vào lò sưởi để đêm đến Bác dùng làm sưởi ấm, hoặc những ngày bị
giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác viết: “Kiên trì và nhẫn nại,
không chịu lùi một phân, vật chất tuy đau khổ, không nao núng tinh thần”,
hay “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”. Xuyên suốt câu
chuyện, chúng ta càng nhận rõ: tư tưởng chỉ đạo trong hành động của Bác. Yếu
tố tinh thần đã nâng bước đưa Bác Hồ vượt mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc
sống, thực hiện lý tưởng đó là giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của
thực dân, phong kiến, nhằm đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ở đây chúng ta
càng cảm phục hơn về tấm lòng của Bác Hồ; vì nước, vì dân. Tấm gương đó
luôn là bài học quý để cho mỗi người chúng ta học tập suốt đời. Đồng thời,
chúng ta càng ý thức rõ hơn về mình, nhất là những hạn chế của bản thân mà
cần phải có nhiều cố gắng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của
Người.
6


Sau khi sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người
Pháp ở Đông Dương”, ở đâu cũng có hai loại người người bóc lột và người bị
bóc lột . Để thấy được chúng ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau
thương, tang tóc cho các dân tộc thuộc địa chứ người Pháp tiến bộ là bạn chúng
ta. Phải tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Sau khi dùng lược đồ giới thiệu hành trình
cứu nước của Bác. Từ năm 1911-1917 Bác đi khắp thế giới Bác từng đi thăm
khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ, Người hiểu rõ được bản chất tàn
bạo của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì vô sản
quốc tế phải đoàn kết lại. Qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tình đoàn kết
quốc tế “ Bốn phương vô sản đều là anh em” từ đó hình thành cho học sinh

cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành mạch. Chúng ta căm thù
chủ nghĩa đế quốc, thực dân kẻ đã xâm lược đất nước ta, gây bao nỗi đau khổ
cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh em, như nhân dân Pháp, Mĩ
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ họ đã tích cực ủng hộ cuộc kháng
chiến của ta. Như anh Hăng-ri-mác tanh không chịu sang Đông Dương giết hại
nhân dân Đông Dương, chị Ray-mông-điêng nằm trên đường ray để cản đoàn
tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-ri-xơn tự thiêu trước nhà
quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam và bao
nhiêu thanh niên Mĩ đốt thẻ quân dịch không chịu sang Việt Nam tàn sát đồng
bào ta… Ngày nay đất nước đã thống nhất, nhà nước ta thực hiện đường lối đối
ngoại tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam muốn là bạn với tất
cả các nước trên thế giới”. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai để
xây dựng đất nước. Chúng ta khép lại quá khứ chứ không bao giờ quên quá khứ,
“Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì tương lại sẽ trả lời bằng đại bác”.
Vì vậy trong dạy học lịch sử lồng ghép tư tưởng này để học sinh nhìn nhận đúng
đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Như vậy khi dạy bài này, thông qua việc lồng ghép, giáo dục cho học sinh
tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc của Bác.
Qua đó, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc ta để có cuộc sống như ngày hôm nay. Đồng thời giáo dục tư tưởng tinh
thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Người.
3.2. Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy lịch sử 9.
3.2.1. Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy bài 22: "Cao trào cách mạng
tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ".

7



*Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy mục I: "Mặt trận Việt Minh ra
đời".
Trước hết, tôi cho học sinh nắm về hoàn cảnh thế giới, đó là tháng 6 năm
1941 phát xít Đức tấn công Liên xô. Với việc Liên Xô tham chiến thì tính chất
của cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã thay đổi. Từ chỗ là một cuộc chiến tranh
đế quốc phi nghĩa, nay nó là cuộc chiến chính nghĩa giữa một bên là các lực
lượng dân chủ tiến bộ - đứng đầu là Liên Xô với một bên là khối phát xít ĐứcÝ-Nhật. Lúc này Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài nhưng Người
đã nhận định và tiên đoán rằng thế nào chiến tranh thế giới thứ II cũng sẽ kết
thúc với phần thắng thuộc về quân đồng minh. Niềm tin đó tiếp tục được Người
khẳng định trong thư gửi đồng bào cả nước tháng 10 năm 1944. Người nói:"
Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt, cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở
trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh".
Khi phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh cũng là thời cơ để chúng ta giành
chính quyền về tay nhân dân. Vì vậy, Đảng ta phải có sự chuận bị đầy đủ, chu
đáo những yếu tố cần thiết cho một cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Xuất
phát từ nhận định đó, ngày 28 tháng 01 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt
động ở nước ngoài, Người quyết định về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.

Ngày 28/1/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Tranh: Trịnh Phòng

Đến đây, để tích hợp kiến thức của mục I với việc giáo dục học sinh học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi đặt câu hỏi cho học sinh :
Qua việc Nguyễn Ái Quốc nhận định và tiên đoán về kết cục của chiến tranh thế
giới thứ II cũng như việc Người quyết định về nước để trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, em học tập được gì từ tấm gương đạo đức cách mạng của
Người?

8


Học sinh trả lời xong, tôi tích hợp nội dung của mục I với việc giáo dục học
sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau:
Các em hãy học tập theo tấm gương của Bác Hồ, đó là phải có niềm tin vào
chính nghĩa, phải yêu nước, có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước,
dù có đi đâu, làm gì cũng phải luôn hướng về quê hương, hướng về đất nước;
Không những vậy, muốn thành công trong công việc, các em phải có sự chuẩn bị
lâu dài, chu đáo về mọi mặt cũng như có được sự thành công của cách mạng
tháng Tám sau này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị những điều kiện cần
thiết ngay từ khi Người vừa mới đặt chân về nước.
Sau khi về nước, Người triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ VIII tại Pác Pó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941.
Hội nghị đã thông qua nhiều quyết định quan trọng như: Đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập mặt trận Việt Minh, phát triển lực lượng
chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng khu căn cứ địa v.v... Những
quyết định này đều có sự chỉ đạo và đóng góp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Ngay sau Hội nghị trung ương VIII, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã " gửi thư kêu
gọi đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất đánh đuổi Pháp - Nhật".

Lán Khuổi Nậm ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng, nơi diễn ra
Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông dương lần thứ VIII (5/1941) quyết định đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh
(Ảnh Tư liệu BTLSQG).

Tiếp đó, để phát triển lực lượng chính trị, ngoài việc chú trọng xây dựng lực
lượng quần chúng ở các vùng nông thôn, Người vẫn "không xem nhẹ việc tranh
thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư
sản dân tộc vào mặt trận cứu quốc".


9


Đến đây, để tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, tôi đưa ra câu hỏi: Qua thư kêu gọi và chủ trương tập hợp rộng rãi
các tầng lớp nhân dân của lãnh tụ Hồ Chí Minh, em học tập được gì từ tấm
gương đạo đức của Người?
Cho học sinh trả lời xong, tôi tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em như sau:
Trong học tập và trong cuộc sống, các em phải đoàn kết, thống nhất. Đoàn
kết sẽ tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi công việc. Bác Hồ kính yêu của
chúng ta đã dạy rằng: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành
công đại thành công". Ngoài ra, các em phải coi trọng nhân dân, làm việc gì
cũng phải lấy dân làm gốc, không được xem nhẹ vai trò, sức mạnh của các tầng
lớp nhân dân. Người đã từng dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu - khó vạn
lần dân liệu cũng xong".
Cuối bài, một lần nữa tôi nhấn mạnh lại toàn bộ nội dung mà các em cần học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đó là các em phải có lòng yêu
nước, có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước, phải đoàn kết và coi
trọng sức mạnh của các tầng lớp nhân dân.
3.2.2. Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy bài 23: "Tổng khởi nghĩa tháng
Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ".
* Cách thức tích hợp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy mục I: "Lệnh tổng khởi nghĩa
được ban bố”.
Trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, ở Châu Âu phát xít Đức đã
đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện (5.1945). Ở Châu Á, tháng 8 năm 1945
quân Nhật cũng đầu hàng quân đồng minh; Trong nước, quân Nhật hoang mang

tột độ, chính phủ tay sai lung lay tận gốc rễ, thời cơ cho ta giành chính quyền đã
chín muồi. Hơn nữa, chúng ta phải giành chính quyền trước khi quân Anh, quân
Pháp và quân Tưởng núp dưới danh nghĩa quân đồng minh vào nước ta làm
nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là muốn bóp chết nhà nước
dân chủ nhân dân còn non trẻ của ta. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo:
"Dù có phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải giành chính quyền cho bằng
được".
Tiếp đó, từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc
của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang). Dưới sự chỉ
đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Hội nghị đã quyết định phát động lệnh tổng khởi
nghĩa trong phạm vi toàn quốc. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội quốc dân
họp ở Tân Trào đã nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa, thông qua mười
10


chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc, quyết định quốc
kì, quốc ca.... Sau đó lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi
nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Đến đây, để tích hợp nội dung của mục I với việc giáo dục học sinh học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu
hoàn cảnh thế giới, trong nước và quyết định phát động nhân dân cả nước nổi
dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, em học tập
được điều gì từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Học sinh trả lời xong, tôi tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau: Trong công việc, nếu như các điều kiện
khách quan và chủ quan đã đầy đủ, thì các em phải biết nắm bắt lấy thời cơ để
làm. Thời cơ đến rất nhanh nhưng cũng qua đi rất nhanh, nếu không nhanh tay
nắm bắt, thời cơ sẽ qua đi. Chớp thời cơ đúng lúc sẽ giúp cho công việc của các
em thành công trọn vẹn, cũng giống như lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhờ biết chớp lấy
thời cơ ''Ngàn năm có một '' nên đã đưa ra những quyết sách kịp thời, cùng Đảng

lãnh đạo nhân ta làm nên sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945,
giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc Việt
Nam.
* Cách thức tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy mục III: Giành chính quyền trong cả nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945)

Ở mục này, tôi sẽ khai thác bức ảnh H.40: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn độc lập (2.9.1945)"- SGK- Tr 94 hoặc một số bức ảnh ngoài SGK, cho học
sinh xem một đoạn video clip về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại
Quảng trường Ba Đình - Hà Nội.

11


Cận cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945)

Chủ tịch Hồ Chí Minh bước xuống lễ đài sau buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập

Sau khi cho học sinh quan sát ảnh hoặc xem một đoạn video clip, tôi kể cho
các em nghe truyện "Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập" (Lấy từ truyện đọc
trong môn giáo dục công dân lớp 7- Bài: Sống giản dị - Tiết PPCT:1). Trong
truyện có đoạn:
" ...Sáng sớm tinh mơ ngày 2.9.1945, gần một triệu người tay cầm cờ hoa,
biểu ngữ đã trùng trùng điệp điệp kéo về Quảng trường Ba Đình. Trong buổi lễ
long trọng, người dân Việt Nam náo nức được nhìn thấy lãnh tụ. Trong trí tưởng
tượng của mọi người, vị chủ tịch nước đầu tiên sẽ không mặc áo hoàng bào, thắt
12



đai khảm ngọc như một vị hoàng đế ngày xưa, nhưng nhất định sẽ mặc sang
trọng và đầy vẻ uy nghiêm.
Nhưng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên lễ đài, mọi người đã vô cùng
ngạc nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, thân mật,
giản dị như một người cha hiền về với đàn con. Bác mặc một bộ quần áo Ka-ki,
đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su bình dị. Cả một biển người xao
động, nhiều người không cầm được nước mắt vì sung sướng, cảm động khi được
nhìn thấy Bác Hồ.
" Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? "
Với giọng nói ấm áp, gần gũi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa tan tất cả những gì
còn xa cách giữa vị chủ tịch nước với mọi người..."
Đến đây tôi đặt câu hỏi cho học sinh:
Qua quan sát ảnh và nghe truyện kể, em có nhận xét gì về trang phục, tác
phong và lời nói của Bác Hồ?
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi:
Qua trang phục, tác phong và lời nói của Người, em rút ra bài học gì cho
mình trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người?
Học sinh trả lời, nhận xét và bổ sung cho nhau xong, tôi sẽ tích hợp nội dung
của mục III với việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh như sau:
Trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày, các em phải căn cứ vào hoàn
cảnh, điều kiện của bản thân, gia đình và của xã hội để sống sao cho giản dị,
không được xa hoa lãng phí, không được đua đòi, cầu kì kiểu cách. Các em sống
giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Ngoài ra
các em cũng phải gần gũi, thân mật với mọi người. Khi nói chuyện với mọi
người các em phải quan tâm xem mình nói mọi người có nghe rõ không. Quan
tâm tôn trọng mọi người sẽ được mọi người quan tâm tôn trọng lại. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chính là tấm gương sáng về đức tính giản dị, sự quan tâm và tôn trọng
mọi người để các em học tập và làm theo.

Tóm lại, trong bài này theo tôi có hai nội dung chính mà giáo viên cần tích
hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Một là phải biết chớp thời cơ khi giải quyết công việc; hai là phải sống
giản dị, quan tâm, tôn trọng tới mọi người xung quanh. Ngoài ra giáo viên còn
có thể tích hợp nhiều nội dung khác nữa. Nhưng đây là hai nội dung không thể
bỏ qua khi giảng dạy bài này.

13


3.2.3. Cách thức tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy bài 24: "Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây
dựng chính quyền dân chủ nhân dân ( 1945-1946).
* Cách thức tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy mục III : "Giệt giặc đói, giặc dốt và giải
quyết khó khăn về tài chính ".
Trước khi tích hợp nội dung bộ môn, tôi cho học sinh nắm được hoàn cảnh
kinh tế, văn hóa - giáo dục của nước ta sau Cách mạng tháng Tám. Về kinh tế,
hậu quả của nạn đói năm 1945 chưa được khắc phục hết thì sang năm 1946,
nguy cơ xuất hiện một nạn đói mới đang đến gần. Ngoài đảm bảo kiến thức
trong SGK, tôi cung cấp thêm cho các em tư liệu sau:
Để giải quyết nạn đói trước mắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào
cả nước "Nhường cơm sẻ áo", Người kêu gọi: "Lúc này chúng ta nâng bát cơm
ăn, nghĩ đến người đói khổ chúng ta không khỏi trạnh lòng. Vậy tôi xin đề nghị
với đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước, cứ mười ngày nhịn ăn một bữa,
một tháng nhịn ba bữa, mỗi bữa một bơ, đem gạo đó để cứu dân nghèo".
Để mọi người thấy được sự nguy hiểm của một dân tộc mà có tới 90% dân
số mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:"Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu, giặc đói, giặc dốt đồng hành với giặc ngoại xâm". Vì vậy, ngày 8.8.1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ và Người

kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Trong lời kêu gọi, Người
đã chỉ rõ: "Muốn giữ vững nền độc lập, làm cho dân mạnh nước giàu, mọi
người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức để tham
gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết chữ quốc
ngữ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn:"Những người đã biết chữ dạy cho những
người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết.
Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con
bảo". Ban ngày, mọi người đi làm, khi màn đêm buông xuống, mọi người dân
tập trung về đình làng, nhà thờ họ hoặc những nơi công cộng để học chữ bởi
trường lớp, giáo viên lúc đó còn rất thiếu thốn. Lớp học có đủ mọi lứa tuổi, già
có, trẻ có, thanh niên có... mọi người dân nô nức đi học chữ quốc ngữ, thậm chí
không cần qua một trường lớp sư phạm nào, chỉ cần biết chữ cũng có thể trở
thành giáo viên đứng lớp để dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.

14


Chủ Tịch Hồ Chí Minh kiểm tra công tác Bình dân học vụ tại Thái Bình.

Đến đây, để tích hợp nội dung của mục III với việc giáo dục học sinh học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi đưa ra câu hỏi : Qua lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phong trào "Nhường cơm sẻ áo" và phong
trào" xóa nạn mù chữ", em học tập được điều gì từ tấm gương đạo đức của
Người?
Học sinh trả lời xong, tôi sẽ tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mục III như sau:
Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn, những lúc ấy, các
em hãy phát huy truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương đùm bọc, giúp
đỡ lẫn nhau với phương châm " Lá lành đùm lá rách", " Một miếng khi đói bằng

một gói khi no"... Không những vậy, trong học tập các em phải lấy việc học làm
trọng, phải giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ; phải biết khắc phục khó khăn,
vận dụng sáng tạo những điều kiện có sẵn để giải quyết một công việc nào đó.
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh nhường bớt khẩu phần ăn của mình để giúp đỡ nhân
dân, việc Người đã vận dụng sáng tạo những điều kiện có sẵn (đình làng, nhà
thờ họ, nơi công cộng, những người biết chữ...) để sử dụng làm lớp học, làm
giáo viên dạy chữ chính là tấm gương sáng để các em học tập và vận dụng vào
cuộc sống thực tiễn hàng ngày.
* Cách thức tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh khi giảng dạy mục V: "Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn
phản cách mạng" và mục VI "Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước Việt Pháp 14.9.1946".

15


Trước khi tích hợp nội dung bộ môn, tôi cho học sinh nắm được chủ
trương của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đối phó với
quân Tưởng và quân Pháp.
Với quân Tưởng và bọn tay sai: Dựa vào 20 vạn quân, chúng đưa ra các
yêu sách ngày càng ngang ngược, như đòi Hồ Chí Minh phải từ chức chủ tịch,
đòi ta phải thay đổi quốc kì, quốc ca, đòi gạt những người đảng viên ra khỏi bộ
máy chính phủ, đòi phải cung cấp lương thực cho 20 vạn quân Tưởng vv...
Để tập trung đánh Pháp ở miền Nam và hạn chế sự phá hoại của quân
Tưởng, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tạm thời hòa
hoãn với Tưởng, nhường cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị,
nhưng có giới hạn, có nguyên tắc của ta. Đó là đảm bảo giữ vững sự lãnh đạo
của Đảng, giữ vững được độc lập chứ không phải tất cả các yêu sách của Tưởng
ta đều đáp ứng, ví dụ: Ta chỉ cung cấp một phần lương thực cho 20 vạn quân
Tưởng, Hồ Chí Minh vẫn giữ chức vụ chủ tịch, ta không thay đổi quốc kì, quốc
ca... Mặt khác, chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách

mạng; giam giữ những phần tử chống lại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa,
lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng ....
Với quân Pháp: Ban đầu ta kiên quyết đánh Pháp ở Miền Nam, chủ
trương hòa hoãn với quân Tưởng, khi Tưởng và Pháp cấu kết, kí với nhau Hiệp
ước Hoa - Pháp (28. 02.1946) cho phép Pháp mang quân ra Bắc thay thế quân
Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Hiệp ước Hoa - Pháp đặt ta trước
hai sự lựa chọn: Một là hòa với Pháp để nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng
về nước tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù; Hai là đánh Pháp
trước khi chúng mang quân ra Bắc.
Trước tình thế đó, trong chỉ thị "Tình hình và chủ trương" của Ban chấp
hành Trung ương Đảng ngày 3.3.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Vấn đề
lúc này không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là phải biết mình,
biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện có hại trong và
ngoài nước mà chủ trương cho đúng". Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay
mặt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa kí với đại diện của Pháp là XanhTơ-Ni bản Hiệp định sơ bộ (6.3.1946) cho phép Pháp mang quân ra Bắc thay thế
quân Tưởng.
Song âm mưu của Pháp là quyết cướp cho bằng được nước ta nên chúng
tiếp tục tăng cường các hoạt động khiêu khích, phá hoại Hội nghị Phông-tennơ-blô giữa chính phủ hai bên...
Trước quan hệ Việt-Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra
chiến tranh, ngày 14.9.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm
ước, tiếp tục nhường cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.
16


Hồ Chủ tịch và đoàn đại biểu Việt Nam gặp gỡ một số Việt kiều tại Pháp năm 1946
(ảnh tư liệu).

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ kí với Pháp bản Hiệp định sơ
bộ ngày 6.3.1946 và bản Tạm ước ngày 14.9.1946 có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, đó là giúp chúng ta nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh

cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù; tranh thủ thời gian hòa hoãn để
củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất
định sẽ bùng nổ.
Đây cũng là sự nhân nhượng cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính
phủ ta. Sau này Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: "Chúng ta cần hòa bình để
xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta phải ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa
bình. Dù thực dân Pháp có bội ước, đã gây chiến tranh, nhưng gần một năm
17


hòa bình đã cho chúng ta thời gian để xây dựng lực lượng, khi Pháp cố ý gây
chiến tranh, chúng ta không nhịn được nữa thì kháng chiến toàn quốc bắt đầu".
Đây là mục cuối cùng của bài, vì vậy tôi sẽ tích hợp nội dung bộ môn với
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào cả hai mục V và
mục VI. Tôi đặt câu hỏi cho học sinh: Qua tìm hiểu về chủ trương của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc đối phó với âm mưu của quân Tưởng và hành động của
quân Pháp ở từng thời điểm khác nhau, em rút ra bài học gì cho mình từ việc
học tập tấm gương đạo đức của Người?
Sau khi học sinh trả lời, nhận xét và bổ sung cho nhau, tôi sẽ tích hợp nội
dung ở mục V và mục VI với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh như sau: Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có lúc các em
rơi vào tình thế khó khăn, nguy hiểm. Gặp phải tình thế ấy, các em phải bình
tĩnh nhận định tình hình một cách khách quan những điều có lợi, có hại để rồi
đưa ra những quyết sách vừa khôn khéo, vừa mềm dẻo. Nếu cần nhân nhượng
để thoát khỏi tình thế khó khăn, hiểm nguy thì vẫn nhân nhượng nhưng sự nhân
nhượng phải có giới hạn, có nguyên tắc, không được làm mất danh dự, nhân
phẩm của mình. Cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy có nhân nhượng
với Tưởng và Pháp, nhưng sự nhân nhượng của Người là sự lựa chọn sáng suốt
và kịp thời, đó là sự nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc, nhân nhượng
nhưng vẫn đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo được chủ quyền của

dân tộc. Sự nhân nhượng đó của Người đã góp phần đưa nước ta thoát khỏi tình
thế "Ngàn cân treo sợi tóc".
Tóm lại, giáo viên có thể tích hợp kiến thức bộ môn với việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều khía cạnh khác nữa. Song tôi
thiết nghĩ việc lựa chọn nội dung để tích hợp cần phải có sự lựa chọn những nội
dung tiêu biểu, cơ bản, không lựa chọn tùy tiện làm cho việc học tập của học
sinh trở nên nặng nề. Vì vậy giáo viên cần xác định những vấn đề cơ bản, chủ
yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những
kiến thức cơ bản của bài để giáo dục cho học sinh.
Trong bài này, theo tôi, nội dung cơ bản nhất mà giáo viên cần tích hợp để
giáo dục cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, đó
chính là tinh thần tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau; biết khắc
phục hoàn cảnh khó khăn, vận dụng những điều kiện có sẵn để vượt qua khó
khăn; phải mềm dẻo, khôn khéo trong công việc, nếu có nhân nhượng thì sự
nhân nhượng phải có giới hạn và nguyên tắc, không được vì nhân nhượng mà
đánh mất mình.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18


Với những kiến thức tôi đã thu thập được từ lớp tập huấn về "Tích hợp nội
dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn
lịch sử ở trường trung học cơ sở" do Phòng giáo dục huyện Đông Sơn tổ chức,
cùng với việc nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, tôi đã áp dụng vào thực tế giảng
dạy tại trường trung học cơ sở Đông Thanh. Đối tượng là học sinh ở khối 8 và
khối 9. Đối với lớp 8A, 9A, tôi chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức ở trong
sách giáo khoa cho học sinh, còn lớp 8B, 9B ngoài đảm bảo cung cấp kiến thức
trong sách giáo khoa, tôi lồng ghép nội dung bài học với việc giáo dục học sinh
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những nội dung mà tôi

tích hợp được trình bày như trong sáng kiến. Sau khi dạy xong bài 30 lịch sử 8
và chương III và chương IV lịch sử 9, tôi cho học sinh ở lại lớp làm bài kiểm tra
thực nghiệm với câu hỏi như sau:
Câu hỏi: Sau khi học xong nội dung kiến thức ở bài 30, em học tập được
những phẩm chất đạo đức gì cho mình từ tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ
Chí Minh ?
Sau khi chấm bài, tôi tổng hợp điểm và thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ số

Điểm dưới 5 Điểm từ 5 -> 6 Điểm từ 7 -> 8 Điểm từ 9 -> 10
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

50.1

0


0

3

11.1

8A

26

5

19.2

8

30.7

16

8B

27

1

3.7

4


14.8

19

70.4

Câu hỏi: Sau khi học xong nội dung kiến thức ở chương III và chương IV,
em học tập được những phẩm chất đạo đức gì cho mình từ tấm gương đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Sau khi chấm bài, tôi tổng hợp điểm và thu được kết quả như sau:

Lớp Sĩ số

Điểm dưới 5 Điểm từ 5 -> 6 Điểm từ 7 -> 8 Điểm từ 9 -> 10
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


55.3

0

0

4

12.6

9A

29

4

13.7

9

31

16

9B

32

1


3.1

5

15.6

22

68.7

Như vậy, rõ ràng việc sử dụng cách thức tích hợp lồng ghép nội dung bài
học với việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Các em không những nắm được kiến thức mà
còn học được từ tấm gương đạo đức của Người nhiều phẩm chất quý báu để vận
19


dụng vào trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Những phẩm chất
đạo đức đó sau này sẽ là hành trang để các em trở thành những công dân có ích
cho xã hội. Hơn thế nữa qua các câu chuyện kể, qua các hình ảnh được khai thác
triệt để đã giúp học sinh hứng khởi học tập hơn.
Từ hiệu quả đạt được, giúp tôi tiếp tục áp dụng phương pháp tích hợp nội
dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
các năm tiếp theo khi dạy bài 30 lịch sử lớp 8, chương III và chương IV lịch sử
lớp 9, đồng thời cũng là tài liệu để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng vào thực
tiễn giảng dạy ở trường mình. Không những vậy, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận
dụng phương pháp tích hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy nhiều chương khác của lịch sử lớp 9
và lịch sử địa phương Thanh Hóa.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Trong quá trình dạy học lịch sử, để giáo dục học sinh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao, giáo viên cần lưu ý một số
yêu cầu, nguyên tắc sau:
Một là: Cần xác định rõ, đây là dạy học bộ môn lịch sử chứ không phải là
dạy về tiểu sử Hồ Chí Minh, cũng như không dạy học môn tư tưởng Hồ Chí
Minh; không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh, về cuộc đời và
hoạt động cách mạng của Người thay cho việc dạy học lịch sử.
Hai là: Việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh phải dựa trên cơ sở những sự kiện lịch sử cơ bản, điển hình; Phải dựa
vào tài liệu chuẩn kiến thức bộ môn; Giáo viên không thể cung cấp cho học sinh
quá nhiều kiến thức, sự kiện vụn vặt, không lựa chọn tùy tiện làm cho việc học
của học sinh trở nên nặng nề nhồi nhét kiến thức. Trên cơ sở kiến thức chuẩn
của bài học lịch sử, giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong
tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với kiến thức cơ bản để
giáo dục học sinh.
Ngoài ra, giáo viên cần tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm các tư liệu
tranh ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh để có thể sử dụng
trong quá trình dạy học. Đi đôi với việc giáo dục học sinh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo viên phải theo dõi, kiểm tra việc các em
vận dụng vào thực tiễn học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kiến nghị
Trong thực tế giảng dạy, không phải giáo viên nào cũng có nhiều tài liệụ
tham khảo. Vì vậy tôi xin đề xuất với Bộ giáo dục và Đào tạo như sau:
20


- Thiết kế và phát hành tài liệu hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn lịch sử ở
trường trung học cở sở để giáo viên lấy làm tài liệu tham khảo.

- Cho phát hành các phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh để giáo viên trình chiếu cho học sinh xem trong những buổi hoạt động
ngoại kháo hoặc sau mỗi tiết học. Đây chính là nguồn tư liệu sống có tác dụng
rất lớn trong việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người.
- Với nhà trường, cần mua thêm máy chiếu, ti vi giúp cho giáo viên sử dụng
công nghệ thông tin trong các tiết dạy.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu có hạn, phạm vi nghiên cứu chỉ dừng
lại ở bài 30 lịch sử lớp 8 và chương III, chương IV lịch sử lớp 9 - Phần lịch sử
Việt Nam nên đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô
và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi rút kinh nghiệm cho những đề tài sau được
tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Đông Thanh, ngày 9 tháng 3 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Quyên

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK - NXB Giáo dục năm 2014.

2. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến
lên giành thắng lợi mới - NXB sự thật, Hà Nội 1970.
3. Hồ Chí Minh tuyển tập - NXB sự thật, Hà Nội 1960.
4. Lịch sử Việt Nam (1945-1975) - NXB Giáo dục - 1978.
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử ở trường
Trung học cơ sở - NXB Giáo dục Việt Nam - 1999.
6. Tài liệu tập huấn: Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 8 năm 2010.
7. 175 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Ban tuyên
giáo Trung ương.
8. Cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh - Trần Dân Tiên.

22



×