Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học sinh học 6 ở trường THCSTHPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.43 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ. Sự
phát triển đó đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực phải có đủ năng lực, năng động,
sáng tạo để hoà nhập với sự phát triển. Thực tế đó đặt ra yêu cầu đối với ngành giáo
dục và đào tạo là: cần phải đổi mới giáo dục nhằm tạo ra những thế hệ học sinh có
những tố chất đáp ứng được “đơn đặt hàng ” của xã hội đang ngày càng “khắt khe”
hơn. Quá trình đổi mới cần thực hiện đối với tất cả các cấp học, các môn học và tác
động vào tất cả các thành tố của quá trình dạy học.
Ở nước ta hiện nay, việc đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đang là vấn
đề được quan tâm của Đảng và Nhà nước. Điều đó được thể hiện trong các chủ
trương, chính sách cụ thể đã được ban hành. Một trong những việc thiết thực nhất
cần làm là đổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường. Tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám
phá và xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể
thiếu được của người giáo viên. Học sinh hình thành được kiến thức, kỹ năng, thái
độ… một cách chủ động, tích cực. Qua đó, học sinh trang bị được cho mình những
kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để ứng dụng vào cuộc sống sau này.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm,
quy luật, quá trình trong Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Biểu diễn bằng thí
nghiệm hay mẫu vật trực quan là một trong những phương pháp quan trọng để tổ
chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng Sinh học. Nhất là học sinh lớp 6 muốn
hình thành kiến thức Sinh học thì việc quan sát mẫu vật là rất quan trọng và hữu
ích. Từ quan sát mẫu vật học sinh sẽ phát hiện kiến thức nhanh, nhớ lâu vận dụng
vào thực tiễn tốt.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS Phượng Nghi nay là trường
THCS&THPT Như Thanh là một trường thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn
của huyện miền núi Như Thanh, tôi thấy rằng việc sử dụng mẫu vật của học sinh lớp
6 còn chưa được thành thục. Do đó việc rèn luyện kỹ năng sử dụng mẫu vật cho các
em là một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng học tập. Nhưng vấn đề
đặt ra là sử dụng vật mẫu như thế nào để giảng dạy có hiệu quả cao? Hiện nay qua


nghiên cứu tôi nhận thấy chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này. Chính vì vậy
trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy, kết hợp với việc trao đổi cùng đồng nghiệp tôi đã
mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu
quả dạy học Sinh học 6 ở trường THCS &THPT Như Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả
dạy học Sinh học 6 ở trường THCS&THPT Như Thanh” nhằm góp phần tích
cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục môn Sinh học nói
chung, môn Sinh học lớp 6 nói riêng ở trường THCS&THPT Như Thanh.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp sử dụng mẫu vật có hiệu quả trong dạy học Sinh học 6 ở
trường THCS&THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tổng hợp lí luận thông qua tài liệu và thực tiến giảng dạy khối lớp 6 ở
trường THCS&THPT Như Thanh.
- Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với GV;
Xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của việc sử
dụng mẫu vật.
- Phương pháp tiến hành khảo sát học sinh, phân tích các số liệu thu được
qua khảo sát.
- Phương pháp hỏi ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm.
- Phương pháp thực hành nghiên cứu, giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận:
Với môn sinh học 6, học sinh được tìm hiểu, nghiên cứu về giới Thực Vật.
Học sinh bắt đầu được làm quen với môn khoa học nghiên cứu về thế giới Sinh vật.
Nếu học sinh học tốt sẽ có được kiến thức, phương pháp và kỹ năng học tập bộ

môn. Điều này là rất cần thết để tiếp tục tìm hiểu bộ môn ở các lớp trên (lớp
7,8,9…). Để có được những kiến thức cơ bản về thực vật thì thầy và trò phải có
những đổi mới trong cách học và cách tổ chức giờ học. Đặc biệt với nội dung
chương trình sách giáo khoa hiện nay thì sự đổi mới được thể hiện rõ trong phương
pháp dạy học, trong cách soạn bài, tổ chức giờ học,… Trong đó việc sử dụng đồ
dùng trực quan trong các tiết dạy là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu.
Nhất là đối với môn sinh học trong đó có môn sinh học lớp 6 nói riêng, chủ yếu lấy
việc quan sát mẫu vật, làm các thí nghiệm trực tiếp trên các mẫu vật làm phương
pháp nghiên cứu, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện ra nội dung kiến
thức mới của bài học. Việc sử dụng mẫu vật trong giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu
về mặt nhận thức của học sinh.
Ở lứa tuổi học sinh lớp 6, kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết chưa nhiều,
các em bắt đầu tiếp cận môn học, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế,…thì
việc sử dụng mẫu vật (trực quan) giúp học sinh hình thành kiến thức nhanh hơn,
chính xác hơn, nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng thực tiễn tốt hơn. Đồng thời học
sinh còn có được các kỹ năng bộ môn, thái độ đối với môn học và ý thức bảo vệ
thực vật, bảo vệ môi trường. Việc sử dụng mẫu vật (làm phương tiện trực quan) còn
phát huy được ở học sinh tính tự giác, tích cực tự lực, tính chủ động sáng tạo trong
việc tự tìm thấy kiến thức dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Ngoài ra nó
còn gây hứng thú nhận thức cho học sinh, tạo yếu tố tâm lí ban đầu tác dụng tới
toàn bộ quá trình nhận thức của các em. Có thể nói, trong môn sinh học 6 sử dụng
mẫu vật thật có nhiều ưu điểm so với các phương tiện trực quan khác như tranh
2


ảnh, mô hình… Nó cho học sinh biết rõ hình dạng, màu sắc, kích thước thật của
đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên cũng tuỳ từng bài, từng nội dung, từng dạng kiến
thức cụ thể mà có thể kết họp với các phương tiện trực quan khác một cách hợp lí
để tăng hiệu quả dạy học.
2.2. Thực trạng của vấn đề:

Qua những năm giảng dạy bộ môn sinh học 6 ở trường THCS Phượng Nghi
nay là trường THCS&THPT Như Thanh tôi nhận thấy việc sử dụng phương tiện
trực quan trong dạy học còn hạn chế do thiết bị, đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất
phục vụ giảng dạy còn thiếu và chưa đồng bộ... Vì vậy, với môn sinh học 6 - nghiên
cứu về giới thực vật thì việc sử dụng mẫu vật sẵn có để quan sát, thí nghiệm tìm ra
kiến thức sẽ có nhiều thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
(Nhất là với điều kiện của địa phương Phượng Nghi - Như Thanh, là vùng miền
núi, hệ thực vật tương đối đa dạng, gần gũi với học sinh). Mặc dù vậy, bản thân
giáo viên chưa thật sự tích cực chủ động nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả mẫu
vật sẵn có ở địa phương để nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạch đó, với học sinh
lớp 6 các em mới bắt đầu làm quen với môn học, làm quen với phương pháp học
tập bộ môn nên việc tìm kiếm thu thập mẫu vật của học sinh chưa hiệu quả, các em
lấy mẫu còn thiếu, mẫu chưa phù hợp (quá to, quá nhỏ hay không đủ bộ phận cần
thiết). Điều này một phần do giáo viên chưa dặn dò cẩn thận, chưa phân công rõ
ràng cũng như chưa hướng dẫn học sinh cách thu thập và bảo quản mẫu vật. Dẫn
tới khi sử dụng mẫu vật để nghiên cứu thì hiệu quả không cao. Có những bài học,
mẫu vật cần phải chuẩn bị trước cả tuần nhưng do giáo viên hướng dẫn chậm nên
học sinh chuẩn bị không kịp thời. Đôi khi giáo viên còn quá tin tưởng mà giao cho
học sinh tự chuẩn bị mẫu vật mà không chuẩn bị cùng học sinh, vì vậy khi vào giờ
học giáo viên không chủ động được trong khâu tổ chức nghiên cứu phát hiện kiến
thức. Đôi khi việc quan sát, nghiên cứu mẫu vật hiệu quả chưa cao do tính tích cực
của học sinh không cao, thao tác chậm, khả năng phát hiện kiến thức từ mẫu vật
chưa nhanh, điều đó làm ảnh hưởng tới phân bố thời gian của bài học.
Thực tiễn trên dẫn tới kết quả dạy học chưa cao, việc thực hiện mục tiêu giáo
dục chưa triệt để. Học sinh nắm kiến thức không sâu, dễ quên, khả năng vận dụng
yếu, năng lực thực tiễn không cao. Đặc biệt việc ứng dụng các kỹ năng bộ môn vào
trong thực tiễn hiệu quả không cao chưa đáp ứng được yêu cầu.
Khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn sinh học 6 trường THCS&THPT
Như Thanh năm học 2015- 2016 với nội dung khảo sát:
A. CÂU HỎI.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu các câu đúng:
1. Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió là:
A. Quả, hạt có cánh được gió chuyển đi xa gốc cây mẹ.
3


B. Quả, hạt có lông được gió đưa đi xa.
C. Quả hạt có lông, gai được gió đưa đi xa.
D. Cả a và b.
2. Đặc điểm nào sau đây cho thấy dương xỉ khác rêu.
A. Sống ở cạn.
B. Sinh sản bằng bào tử.
C Rễ thật, có mạch dẫn.
D. Sinh sản hữu tính
3. Cây thông được xếp vào ngành hạt trần vì:
A. Thân gỗ, có mạch dẫn.
B. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
C. Chúng chưa có hoa.
D. Có cấu tạo phức tạp.
4. Cây mọc ở nơi nắng gió, khô hạn lá thường có lớp lông hoặc lớp sáp
nhằm:
A. Để chống nắng.
B. Để động vật không ăn được.
C. Giảm sự thoát hơi nước.
D. Để động vật không ăn được, chống nắng
Câu 2: (1đ) Hãy chọn các cụm từ: quang hợp, cân bằng, cản bớt, điều hòa điền
vào chỗ trống cho phù hợp để hoàn chỉnh câu sau:
Nhờ quá trình……………(1)…….……thực vật lấy vào khí cacbonic nhả ra
khí oxi nên đã góp phần giữ…………(2)….………các khí này trong không khí

II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: (2.5đ) Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của
hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
Câu 2:(3đ) Kể tên các ngành thực vật đã học( từ thấp đến cao)? Nêu đặc điểm
chính của mỗi ngành?
Câu 3: (1.5đ) Tại sao người ta nói: “Rừng cây như lá phổi xanh của con người”?
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM .
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Mỗi ý khoanh tròn đúng 0.5đ: 1(A); 2(C); 3(B); 4(C)
Câu 2: Mỗi từ điền đúng Được 0.5đ: 1(quang hợp); (cân bằng)
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu
Đáp án
Điểm
+ Cốc 1 chọn 10 hạt đỗ có phẩm chất tốt bỏ vào cốc và lót xuống
1
dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát .
1
+ Cốc 2 chọn 10 hạt đỗ sứt sẹo, bị sâu mọt bỏ vào cốc và lót
1
xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát. +
+ Sau 3- 4 ngày đem cả 2 cốc ra quan sát .
1
4


3

- Ngành tảo: Thực vật bậc thấp; chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước.
- Ngành rêu: Thực vật bậc cao; có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch

dẫn, sinh sản bằng bào tử.
- Ngành dương xỉ: Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
- Ngành hạt trần: Rễ , thân, lá phát triển ; có mạch dẫn; cơ quan
sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở.
- Ngành hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng; có hoa, quả, hạt;
hạt nằm trong quả, nên bảo vệ tốt hơn.
Cơ bản nêu được các ý:
- Ngăn bụi.
- Diệt một số vi khuẩn.
- Giảm ô nhiễm môi trường.

Kết quả thu được:
Loại giỏi
Số
(8-10đ)
HS
SL
%
61

4

6.6

Loại Khá
(6.5- 7.9đ)
SL
%
10


16.4

Loại TB
(5- 6.4đ)
SL
%
45.
28
9

Loại yếu
(3.5-4. đ)
SL
%
19

31.1

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

Loại kém
(Dưới 3.5đ)
SL

%
0

0

2.3. Các giải pháp:
2.3.1. Giải pháp 1: Thường xuyên thu thập và sử dụng mẫu vật trong quá trình
dạy học.
Trong chương trình Sinh học 6, rất nhiều bài học khi sử dụng mẫu vật làm
phương tiện trực quan để quan sát, so sánh, thực hành để tìm ra kiến thức sẽ mang
lại hiệu quả cao. Sử dụng mẫu vật giúp học sinh học tập tích cực hơn, chủ động
hơn, phát triển được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng thực tiễn. Đồng
thời rèn được kỹ năng bộ môn như quan sát, so sánh, kỹ năng hợp tác… Vì vậy, sử
dụng mẫu vật là không thể thiếu trong dạy học Sinh học 6.
Trong quá trình giảng dạy Sinh học 6 năm học 2016 - 2017 này, tôi đã
thường xuyên nghiên cứu thu thập và sử dụng mẫu vật. Có nhiều bài học, nhiều nội
dung rất cần sử dụng mẫu vật để học sinh quan sát, phân tích, so sánh… rút ra kiến
thức. Cho dù nhiều bài, nhiều nội dung nếu không sử dụng mẫu vật mà sử dụng
tranh để quan sát thì học sinh vẫn hình thành được kiến thức. Tuy nhiên, nếu sử
dụng mẫu vật thì khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh sẽ sâu sắc hơn, nếu
không có mẫu vật thì học sinh sẽ hình thành kiến thức một cách mơ hồ, hời hợt, khi
ra thực tế học sinh không vận dụng được. Hơn nữa sử dụng mẫu vật giúp rèn luyện
được các kỹ năng bộ môn và phù hợp với nhận thức, tư duy của học sinh lớp 6.
Theo tôi trong chương trình sinh học 6 có khoảng hơn nửa số bài nên dùng mẫu vật

5


trong quá trình dạy học. Tùy từng bài, từng nội dung cụ thể mà sử dụng một cách
hợp lí, mẫu vật có thể sử dụng ngay phần kiểm tra bài cũ, phần tìm hiểu kiến thức

mới hay khi củng cố bài.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 8 (bài 9 - Sinh học 6): Các loại rễ, các miền của rễ.
Ở phần 1: Các loại rễ.
Qua phần này, học sinh phải tìm hiểu và nêu được các loại rễ là rễ cọc và rễ
chùm, đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm và phân biệt chúng. Với nội dung này có thể
dùng tranh hình 9.1 sgk về rễ cọc, rễ chùm để học sinh quan sát và rút ra kiến thức.
Tuy nhiên, như thế có phần gượng ép, thiếu thực tế và không sinh động. Vì vậy, tôi
đã sử dụng mẫu vật trong quá trình giảng dạy để tăng hứng thú học tập, giờ học
thêm sôi nổi, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực và gắn liền
với thực tiễn. Để thực hiện được điều đó tôi đã yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu vật
gồm bộ rễ của các loại cây như: nhãn, vải, lúa, hành, ngô,… mang đến lớp. Từ các
mẫu vật đa dạng, cụ thể và dễ kiếm đó học sinh sẽ quan sát, nhận xét, so sánh để
hình thành kiến thức.
Tiến trình tổ chức:
HĐ Tìm hiểu các loại rễ:
- Đầu tiên giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh, sau đó chia nhóm
và yêu cầu cá nhóm để mẫu vật lên bàn.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Phân các loại rễ đã có thành hai nhóm? Viết những đặc điểm dùng để phân loại
chúng thành hai nhóm?
+ Xếp hai nhóm đó thành hai nhóm A và B tương ứng với hình 9.1 sgk.

+ Lấy một cây ở nhóm A, một cây ở nhóm B. Quan sát, nhận xét, rút ra đặc điểm
của từng loại rễ?
- Các nhóm học sinh cùng thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình bằng cách quan sát
mẫu vật hiện có để thực hiện yêu cầu.
- Yêu cầu cần đạt là:
+ Chia được hai nhóm cây: Nhóm 1 gồm nhãn, vải, dừa cạn…; nhóm 2 gồm lúa,
hành, ngô…
+ Đặt tên nhóm theo hình 9.1 sgk: Nhóm A là nhóm 1; nhóm B là nhóm 2.

+ Rễ cây ở nhóm A thường có một rễ to đâm sâu và nhiều rễ nhỏ mọc xiên; rễ cây ở
nhóm B gồm nhiều rễ kích thước như nhau tạo thành một chùm.

6


- Giáo viên khẳng định kết quả và yêu cầu học sinh sử dụng kết quả đó để làm bài
tập điền từ vào chỗ trống sgk - tr 29: (Điền vào chỗ trống)
- Học sinh hoạt động độc lập hoàn thành bài tập vào vở bài tập.
- Gọi một học sinh đọc đáp án, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.
+ Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm
+ Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ
con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.
+ Rễ chùm gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân
thành một chùm.
- Yêu cầu học sinh lấy thêm các ví dụ về cây có rễ cọc, rễ chùm ngoài thực tế để
củng cố kiến thức.
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 21 (bài 19 – Sinh học 6) - Đặc điểm bên ngoài của lá .
Với bài này, giáo viên có thể vào bài bằng những câu hỏi và hình ảnh như
hướng dẫn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, để gây hứng thú và tạo động lực tìm
hiểu kiến thức cho học sinh, tôi đã sử dụng mẫu vật để giới thiệu vào bài.
Sau khi giới thiệu chương, tôi đã dùng mẫu vật là một chiếc lá dâu có đủ các
bộ phận cho học sinh quan sát.

7


Hướng dẫn để học sinh chú ý vào các bộ phận của lá, các đặc điểm của lá
cần tìm hiểu trong bài học bằng cách sử dụng các câu hỏi để vấn đáp trực tiếp học

sinh, kết hợp các câu hỏi mở để gây hứng thú và tạo ra nhu cầu tìm hiểu kiến thức
của học sinh. Cụ thể như sau:
- Lá là một cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có đặc điểm gì? (Câu hỏi này
không yêu cầu học sinh trả lời ngay, đó là nhiệm vụ của học sinh phải thực hiện
trong cả chương).
- Cho học sinh quan sát lá dâu và yêu cầu các em cho biết tên các bộ phận của lá.
- Học sinh trả lời được: Cuống lá, phiến lá, gân lá.
- Giáo viên chỉ từng bộ phận của lá trên mẫu vật.
- Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
- Học sinh sử dụng kiến thức đã có ở tiểu học và nêu được: Chức năng quan trọng
nhất của lá là quang hợp, chế tạo chất hữu cơ.
- GV nêu câu hỏi gợi mở để vào bài: Lá có nhận được ánh sáng mới thực hiện được
chức năng này. Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
Sau đó giáo viên bắt đầu tổ chức cho học sinh tìm hiểu các nội dung của bài học.
2.3.2. Giải pháp 2: Kết hợp mẫu vật với các phương tiện trực quan khác để nâng
cao hiệu quả
Trong quá trình sử dụng mẫu vật, nhiều lúc cần kết hợp với các phương tiện
trực quan khác để nâng cao hiệu quả của mẫu vật, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy
học. Mẫu vật có thể sử dụng kết hợp với tranh ảnh (như trong ví dụ 1) hay nhiều
bài học cụ thể khác. Với những mẫu vật nhỏ, có thể quan sát bằng kính lúp sẽ giúp
học sinh quan sát dễ dàng, chính xác và đầy đủ hơn, đồng thời củng cố và rèn luyện
kỹ năng sử dụng dụng cụ nghiên cứu bộ môn.
Ví dụ 3: Khi dạy tiết 46 (bài 38- Sinh học 6) Rêu - Cây rêu.
Ở phần 2: Quan sát cây rêu.
Qua hoạt động này, học sinh phải quan sát mẫu vật (cây rêu tường) để tìm và
mô tả các cơ quan như rễ, thân, lá của cây rêu. Giáo viên có thể cho học sinh quan
sát cây rêu bằng mắt thường, kết hợp hình 38.1 sgk để tìm hiểu các cơ quan của cây
rêu. Tuy nhiên, rêu là thực vật có kích thước nhỏ, quan sát bằng mắt thường sẽ gặp
khó khăn, đôi khi quan sát không rõ. Điều đó dễ phát sinh những nghi ngờ trong
học sinh, thời gian quan sát lâu hơn mà hiệu quả không cao. Vì vậy, khi tổ chức cho

học sinh tìm hiểu nội dung này, tôi đã phát kính lúp cho học sinh (mỗi bàn một
kính) để giúp các em quan sát nhanh chóng, rõ ràng chính xác mẫu vật. Đồng thời
củng cố kỹ năng sử dụng kính lúp cho học sinh.
Tiến trình tổ chức:
HĐ Quan sát cây rêu.
8


- Kiểm tra mẫu vật và yêu cầu học sinh để mẫu vật lên bàn (Các học sinh trong
cùng một bàn sẽ quan sát và làm việc chung).
- Phát kính lúp cho học sinh (mỗi bàn một kính).
- Yêu cầu mỗi nhóm học sinh (mỗi bàn) tách lấy một cây rêu để quan sát.
- GV hướng dẫn: Để cây rêu lên bàn, dùng kính lúp quan sát, đối chiếu với hình
38.1 sgk và nhận ra các bộ phận của cây rêu.
- Các nhóm học sinh quan sát cây rêu bằng kính lúp, so sánh với hình 38.1 để nêu
được các bộ phận của cây rêu mà nhóm đã nhận ra.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và khẳng định kiến thức. Cấu tạo cây rêu gồm :
+ Thân ngắn, hình trụ không phân nhánh.
+ Lá nhỏ, mỏng.
+ Rễ giả, mọc thành chùm ở gốc thân.
- Sau đó, yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sgk để biết được rêu chưa có mạch
dẫn.
2.3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn và nhắc nhở học sinh chuẩn bị mẫu vật cho từng
bài học.
Với học sinh lớp 6, việc thu thập mẫu vật cho bài học là không đơn giản.
Cho dù mẫu vật rất gần gũi và dễ kiếm, tuy nhiên các em đang còn nhỏ, nhiều khi
chưa phân biệt được các cây thường gặp xung quanh. Hơn nữa, các em lại mới làm
quen với phương pháp học tập bộ môn nên nhiều khi các em quên đi việc chuẩn bị
mẫu vật trước khi đến lớp. Sự chuẩn bị mẫu vật cho bài học thường bị thiếu, không

đồng bộ, mẫu vật không đủ bộ phận, quá to, quá nhỏ… nên hiệu quả sử dụng không
cao. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu để cuối mỗi tiết học, dành
ra một khoảng thời gian nhỏ để hướng dẫn chuẩn bị vật mẫu cho tiết học tiếp theo.
Việc hướng dẫn, phân công được thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể đến từng bàn,
từng nhóm chuẩn bị những vật mẫu nào cho tiết học tới; cách thu thập mẫu vật;
kích thước và các bộ phận cần có của mẫu vật; thời gian chuẩn bị mẫu vật… Có
những bài học mẫu vật phải chuẩn bị trước 3 ngày, năm ngày hay cả tuần, do đó khi
soạn bài tôi đã nghiên cứu cả những bài sau xem cần mẫu vật gì để nhắc nhở, dặn
dò cho kịp thời.
Ví dụ 4: Khi dạy tiết 40 (bài 33-sinh học 6) – Hạt và các bộ phận của hạt.
Với bài học này, học sinh cần chuẩn bị được mẫu vật là hạt đỗ đen đã ngâm
nước một ngày, hạt ngô để trên bông ẩm từ 3- 4 ngày. Trong khi đó, theo thời khóa
biểu của nhà trường thì tiết 40 dạy sau tiết 39 hai ngày. Như vậy việc nhắc nhở, dặn
dò học sinh chuẩn bị mẫu vật phải được thực hiện ở cuổi tiết 38 (trước 1 tuần). Vì
vậy khi soạn bài và tổ chức dạy học tiết 38, tôi đã dành ra thời gian 2 phút cuối giờ
9


để nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết 40, đến khi học tiết 39 tôi lại nhắc nhở học
sinh một lần nữa về việc chuẩn bị cho bài sau, làm như vậy sẽ tránh việc học sinh
quên mà không mang mẫu vật đã được chuẩn bị.
Cụ thể là:
Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 bàn (4-5 học sinh). Mỗi nhóm
chuẩn bị mẫu vật cho tiết 40 (Hạt và các bộ phận của hạt) gồm: 10 hạt đỗ đen ngâm
nước 1 ngày, 10 hạt ngô để trên bông ẩm từ 3-4 ngày. Các nhóm trưởng chịu trách
nhiệm về mẫu vật của nhóm mình.
Sau đó tôi hướng dẫn các nhóm cách chuẩn bị mẫu vật: Cần chọn hạt to,
chắc, đều. Với hạt đỗ đen, chuẩn bị mẫu một ngày trước khi học, cho hạt vào cốc
và đổ nước ngập hạt, trước khi mang đến lớp có thể đổ nước đi để tránh làm ướt
sách vở, quần áo. Với hạt ngô, cần chuẩn bị mẫu vật trước 4 ngày, cho bông vào

cốc, vẩy nước lên cho có độ ẩm, sau đó lấy hạt ngô bỏ vào.
Khi quan sát mẫu, nhóm trưởng có trách nhiệm chia cho mỗi bạn trong nhóm 1 hạt
để quan sát.
Với sự dặn dò và hướng dẫn cẩn thận nên khi đến giờ học, học sinh đã có
được mẫu vật đầy đủ, đảm bảo để quan sát, nghiên cứu và phát hiện kiến thức. Giờ
học sôi nổi, học sinh học tập tích cực và hiệu quả cao.
2.3.4.Giải pháp 4: Giáo viên chủ động thu thập, nghiên cứu mẫu vật trước khi
đến lớp để có sự chủ động trong tiến trình tổ chức dạy học.
Khi chuẩn bị bài dạy, đôi khi giáo viên đã giao phó việc chuẩn bị mẫu vật
cho học sinh, mà không chủ động chuẩn bị và nghiên cứu, sắp xêp trước mẫu vật.
dẫn tới khi lên lớp giáo viên không chủ động được với mẫu vật mà học sinh đã
chuẩn bị, đôi khi học sinh chuẩn bị thiếu, quên, hay mẫu vật các em mang đến
không đầy đủ bộ phận, khó quan sát. Để chủ động khi tổ chức giờ học, trong quá
trình chuẩn bị bài, cùng với việc giao cho học sinh chuẩn bị mẫu vật, tôi đã chủ
động thu thập, chuẩn bị, nghiên cứu và sắp xếp mẫu vật trước khi đến lớp. Đôi khi,
có những mẫu vật không cần giao cho học sinh chuẩn bị mà chỉ mình giáo viên
chuẩn bị, khi sử dụng sẽ gây hứng thú, kích thích trí tò mò, tạo nhu cầu cần tìm
hiểu của học sinh.
Ví dụ 5. Khi dạy tiết 21( Bài 19- Sinh học 6): Đặc điểm bên ngoài của lá.
Ở nội dung 1 - Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá.
Trong nội dung này, học sinh cần quan sát, so sánh mẫu vật để tìm hiểu được
đặc điểm chung của phiến lá, đồng thời chỉ ra được sự đa dạng về hình dạng, kích
thước, màu sắc của phiến lá, sự đa dạng của các loại gân lá, sự khác nhau giữa lá
đơn và lá kép. Đồng thời chỉ ra được các ví dụ thực tế ngoài tự nhiên tương đương
với các nội dung đã tìm hiểu. Để thực hiện được mục tiêu trên, ngoài việc giao cho
10


học sinh chuẩn bị mẫu về các loại lá, tôi đã chủ động chuẩn bị mẫu vật, nghiên cứu
sắp xếp trước các mẫu vật trước khi lên lớp. Do bài học cần rất nhiều mẫu vật với

nhiều loại lá khác nhau, nếu chỉ để cho học sinh chuẩn bị sẽ dễ bị thiếu, hoặc học
sinh lấy nhiều loại lá có hình dạng, kích thước tương tự nhau, có loại lá cần dùng
lại không đủ. Vì vậy khi tổ chức giờ học sẽ gặp khó khăn nhất định. Bên cạnh đó,
một số loại lá có hình dạng, màu sắc đặc biệt không giống với hầu hết các loại lá
khác (chẳng hạn lá huyết dụ không có màu xanh mà màu tím, lá tía tô một mặt
xanh, một mắt tía), với những loại lá này tôi đã tự chuẩn bị, khi đưa ra cho học sinh
quan sát đã gây được hứng thú và trí tò mò của học sinh

2.3.5. Giải pháp 5: Kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
Mẫu vật sử dụng cho các bài học Sinh học 6 là thực vật; có thể là cả cây,
cành cây, thân cây, lá cây hay hoa, quả, hạt. Với tính hiếu kỳ và chưa hiểu biết
nhiều, học sinh có thể thu thập mẫu vật bằng những cây, những bộ phận của cây
đang có giá trị sử dụng cao; học sinh có thể bẻ cây, ném cành, ném là ở bất kỳ nơi
nào (trong trường, cổng trường hay ngoài đường). Những việc làm vô tình đó của
học sinh đã làm phá hoại cây xanh, làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Để
khắc phục tình trạng đó, khi dặn dò và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bẫu vật, tôi đã
nhắc nhở học sinh để các em vừa chuẩn bị đảm bảo mẫu vật cho bài học, vừa có
được ý thức và hành vi bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, mẫu vật
sau khi sử dụng, tôi yêu cầu học sinh thu dọn gọn gàng không làm bẩn lớp, bẩn
trường.
Chẳng hạn, trong ví dụ 5 khi dạy tiết 21(bài 19 - sinh học 6): Đặc điểm bên
ngoài của lá
Với bài này mẫu vật học sinh cần chuẩn bị là rất nhiều các loại lá khác nhau,
để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu kiến thức. Do sự hiếu kỳ học sinh có thể lấy mẫu quá
nhiều, lấy ở bất kỳ cây nào, nơi nào. Khi đến lớp, trước giờ học hoặc sau giờ học
các em có thể ném lá làm rác lớp, bẩn trường. Vô tình các em đã có hành vi phá
hoại thực vật, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu
tôi đã phân công cụ thể đến từng nhóm học sinh, mỗi nhóm cần chuẩn bị mẫu vật
nào, số lượng mẫu. Đồng thời nhắc nhở các em phải bảo quản mẫu cẩn thận, không
được làm vương vãi vừa gây rác lớp lại không có mẫu để sử dụng.

Cụ thể:
Tôi chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn) - nhóm trưởng phân công cho
các thành viên chuẩn bị và chịu trách nhiệm về mẫu vật của nhóm mình.
Mỗi nhóm cần chuẩn bị các loại lá: lá dâu, lá trúc đào, lá rau muống, lá rau
ngót, lá kinh giới, lá lốt, lá xương sông, lá rau má, lá sen, lá gai, lá rẻ quạt, lá địa
11


liền, cành mồng tơi, cành hoa hồng, cành dừa cạn, cành ổi,… (mỗi loại lấy 1 mẫu/1
nhóm). Nhóm trưởng phân công cho các thành viên trong nhóm, mỗi thành viên
một số loại mẫu để đảm bảo số mẫu của nhóm.
Chú ý, nên lấy lá ở những cây đang khỏe mạnh, khi lấy mẫu cần cẩn thận
tránh làm gãy cành, gãy cây. Nên lấy mẫu ngay trước khi đi học để mẫu được tươi,
bỏ mẫu vài túi và mang đến lớp, khi nào đến giờ học giáo viên yêu cầu mới được
mang ra.
Sau khi sử dụng mẫu xong, tôi yêu cầu học sinh bỏ mẫu vào túi để trực nhật
thu dọn đảm bảo không làm rác lớp.
Với cách làm này, học sinh đã có ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: trang
thiết bị dạy học còn hạn chế, khả năng làm việc của học sinh có giới hạn, thời gian
nghiên cứu chưa nhiều,… Tuy nhiên bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân kết hợp
sự tích cực của học sinh trong quá trình học tập, đề tài cũng đã mang lại kết quả
đáng kể: Đa số học sinh đã biết cách sưu tầm mẫu vật, đồng thời biết cách sử dụng
mẫu vật trong quá trình học tập, các em đã biết phân loại, quan sát, so sánh mẫu vật
để hình thành kiến thức. Từ đó học sinh tự hình thành kiến thức một cách chủ động,
giờ học sôi nổi, tích cực, các em có hứng thú học tập. Do vậy, học sinh đã nắm
được kiến thức sâu hơn, chắc hơn. Hơn nữa, học sinh có được kiến thức thực tế, có
ý thức và hành vi bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên một số em vẫn còn
chưa tích cực học tập, sự chuẩn bị và quá trình học tập chưa tự giác, chưa tích cực,

kết quả học tập chưa cao. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập bằng cách sử
dụng mẫu vật, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.
Nhìn chung sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, tuy hiệu quả chưa triệt để
nhưng chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt cả về kiến thức và kỹ năng bộ
môn cũng như năng lực thực tiễn của học sinh. Điều đó đã góp phần thực hiện đổi
mới phương pháp và phần nào thực hiện được mục tiêu giáo dục trong thời đại mới.
Khảo sát chất lượng giữa học kỳ II năm học 2016 - 2017 môn sinh học 6 ở
trường THCS&THPT Như Thanh với nội dung khảo sát giống với nội dung khảo
sát giữa học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn sinh học 6 ở trường THCS&THPT
Như Thanh(đã trình bày ở phần thực trạng).
Kết quả thu được:
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
Số Loại giỏi
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
72
9

12.5
25
34.7
38
52.8
0
0
0
0

12


Đối chiếu với kết quả khảo sát ở năm học trước, khi chưa áp dụng đề tài “
Một số giải pháp sử dụng mẫu vật để nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 6 ở
trường THCS &THPT Như Thanh” kết quả thu được cụ thể như sau:
- Loại giỏi tăng 5.9%.
- Loại khá tăng 18.3%
- Loại trung bình tăng 6.9%
- Loại yếu không còn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi thấy
rằng khi giảng dạy bộ môn sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng, người giáo
viên cần tích cực nghiên cứu và thường xuyên sử dụng mẫu vật trong dạy học.
Phương pháp này giúp học sinh học tập tích cực bộ môn theo hướng phát triển tư
duy độc lập sáng tạo. Rèn năng lực vận dụng và giải quyết vấn đề trong học tập và
thực tiễn cuộc sống của các em. Các em đã bước đầu có được khả năng lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời có được ý thức và hành vi bảo vệ thực vật,
bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp không thể thiếu trong dạy học sinh học.

3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với Nhà trường
Để đổi mới phương pháp dạy học được triệt để, nhà trường cần được trang
bị thêm các trang thiết bị dạy học, thay thế những thiết bị đã hư hỏng hoặc chất
lượng thấp, hiệu quả sử dụng không cao. Tổ chức có hiệu quả phong trào làm đồ
dùng dạy học để tăng cường trang thiết bị cho dạy học. Quy hoạch để có khu vườn
trường với nhiều loại cây làm nguồn mẫu vật nghiên cứu trong quá trình dạy học.
3.2.2. Đối với các cấp quản lý:
Các cấp quản lí cần tổ chức các đợt chuyên đề, tập huấn về vấn đề sử dụng
khai thác các thiết bị dạy học trong dạy học, về việc sử dụng các phương pháp dạy
học theo định hướng đổi mới.
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện sáng kiến này, bản thân tôi đã hết sức cố
gắng, nhưng trong điều kiện còn nhiều khó khăn chắc rằng sẽ có nhiều thiếu sót,
rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và quý thầy cô để bản thân tôi rút
kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

13


Bùi Văn Tiến

14




×