Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nữ lớp 9 trường THCS lương sơn, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 17 trang )

MỤC LỤC
Mục lục……………………………………………………………………..
Mở đầu........................................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………....…………….......
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài...........................................
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.........................................
2.4 Hiệu quả của việc áp dụng: “Một số phương pháp tập luyện nhằm
nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nữ lớp 9 ”.......
3. Kết luận, kiến nghị……………………………………………..…..........
3.1. Kết luận………………………...………………………………...........
3.2. Kiến nghị……………………………...…………………….……........
Tài liệu tham khảo.........................................................................................

1
2
2
3
4
4
5
5
5
8
12
14
14


14
15

1


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài .
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi
một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người
dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể
dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Bác Hồ đã
khẳng định mục đích của việc rèn luyện sức khỏe là phát triển toàn diện thế hệ
trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước. Thấm nhuần lời dạy của
Người, toàn dân tộc Việt Nam, trong đó có lực lượng học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Trong xã hội hiện đại, thể dục thể thao được coi là một trong những
phương tiện quan trọng nhất để phát triển con người một cách toàn diện ( Đức
-Trí - Thể - Mỹ). Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước,
ngành Thể dục thể thao Việt Nam cũng có những thay đổi theo xu hướng phát
triển của thời đại. Chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới công tác giáo dục
và đào tạo để đáp ứng những yêu cầu cấp bách của xã hội, phấn đấu Thể dục thể
thao sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu và yếu kém trong khu vực, tạo nền tảng
cho sự phát triển nhanh và nhảy vọt.
Chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/03/1994 của ban chấp hành trung ương Đảng
Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục Thể dục thể thao đã nêu rõ: “ Mục tiêu
cơ bản và lâu dài của công tác giáo dục Thể dục thể thao là hình thành nền Thể

dục thể thao phát triển, tiến bộ. Góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng
nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong
hoạt động Thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á”.
Trong hệ thống giáo dục thể chất ở nức ta điền kinh là môn thể thao có
một vị trí rất quan trọng. Chính vì vậy điền kinh được đưa vào giảng dạy trong
các trường trung học cơ sở nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh.
Do vậy, giáo dục sức khoẻ cho con người là một trong những nội dung
quan trọng không chỉ của ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn là mối quan tâm
của toàn xã hội. Với mục đích: “Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một
con người mới, có sức khoẻ tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường,
để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui
tươi lành mạnh”.
2


Nắm bắt kịp thời ý nghĩa chiến lược trên, công tác Giáo dục và Đào tạo ở
nhiều nhà trường trung học cơ sở đã kịp thời tìm ra những phương sách để thực
hiện, đem lại những đổi mới trong chương trình, hình thức và tổ chức quản lý
cũng như sự thay đổi về nội dung, cấu trúc hình thức học tập môn học Thể dục
thể thao.
Là một trong những nội dung của điền kinh nhảy xa “kiểu ngồi” là kỹ
thuật tương đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh. Song để học tốt nội dung
này đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt, biết nắm bắt kỹ thuật, tư duy thực hiện
động tác. Trong giảng dạy môn Thể dục, việc nắm bắt kỹ thuật là rất quan trọng
nhưng trong quá trình tập luyện đa số học sinh thực hiện không đúng kỹ thuật,
còn mắc phải những sai lầm, hạn chế khi tập luyện, vì vậy giáo viên giảng dạy
phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc phải cũng như những
nguyên nhân để có hướng khắc phục, sữa sai. Chính vì vậy việc xác định vận
dụng các phương pháp và bài tập để sữa chữa lại những sai lầm khi tập luyện là
điều rất quan trọng đối với mỗi giáo viên khi giảng dạy.

Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng cải tiến nội
dung, đổi mới phương pháp giảng dạy và tập luyện môn điền kinh nói chung
và nội dung nhảy xa nói riêng. Nhưng với thực tế tại trường trung học cơ sở
Lương Sơn, do cơ sở vật chất còn hạn chế, đối tượng học sinh nữ đa phần là
ngại học nội dung Nhảy xa. Đặc biệt là học sinh nữ lớp 9 ở lứa tuổi này các
em đang có sự thay đổi, phát triển về tâm sinh lý nên việc lựa chọn phương
pháp tập luyện phù hợp cho học sinh nữ lớp 9 của nhà trường luôn làm tôi
băn khoăn và trăn trở.
Từ những lý do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số phương pháp
tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nữ
lớp 9 Trường trung học cơ sở Lương Sơn huyện Thường Xuân”. Nhằm giúp
học sinh khắc phục những hạn chế và sai lầm thường mắc khi tập luyện để nâng
cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phương pháp trong giảng
dạy kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh khối 9 trường trung học cơ sở
Lương Sơn.
- Nghiên cứu để lựa chọn và ứng dụng những phương pháp tập luyện hữu hiệu
nhất để cải thiện và nâng cao thành tích cũng như kĩ thuật môn nhảy xa “kiểu
ngồi” của học sinh nhà trường.
3


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn một số phương
pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh nữ
lớp 9 trường trung học cơ sở Lương Sơn.
- Đối tượng nghiên cứu : Gồm 20 học sinh nữ, chia thành 2 nhóm ( Nhóm A1:
Nhóm đối chứng gồm 10 em nữ lớp 9A, nhóm A2: Nhóm thực nghiệm gồm 10
em nữ lớp 9B). Nhằm đánh giá sự khác biệt giữa nhóm được áp dụng các

phương pháp tập luyện của đề tài và nhóm không được áp dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài trên bản thân tôi đi sâu vào nghiên
cứu hai nhiệm vụ chính là:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng học sinh nữ khối lớp 9 trường trung học cơ sở
Lương Sơn, tập luyện nội dung nhảy xa.
Nhiệm vụ 2: Phương pháp tập luyện và hiệu quả của phương pháp tập luyện nội
dung nhảy xa, của học sinh nữ khối lớp 9 trường trung học cơ sở Lương Sơn.
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng hai nhóm phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp lý thuyết:
- Phương pháp phân tích:
Trên cơ sở nhận xét thực trạng của học sinh nữ lớp 9 học nội dung nhảy
xa ở trường trung học cơ sở Lương Sơn, sự góp ý của đồng nghiệp.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài. Nhằm
mục đích tìm hiểu cơ sở lý luận tổng hợp ở tất cả các tài liệu cần thiết để đưa ra
phương hướng giải quyết đề tài.
* Nhóm phương pháp thực tiễn:
- Phương pháp quan sát sư phạm:
Để tiến hành đề tài này tôi đã quan sát sự phát triển thể lực của học sinh,
quan sát các buổi tập nhảy xa của học sinh nữ lớp 9A và 9B. Sử dụng phương
pháp này tôi có cơ sở để tìm ra được các bài tập và phương pháp hiệu quả nhất.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sử dụng phương pháp này để kiểm tra đánh giá hiệu qủa trong quá trình
thực nghiệm các bài tập. Sau khi đã lựa chọn và xác định được các bài tập tôi đã
tiến hành phân nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm: 10 em học sinh nữ lớp
9A nhóm đối chứng, 10 em học sinh nữ lớp 9B nhóm thực nghiệm.
- Phương pháp so sánh thống kê:
Nhằm để xử lý số liệu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4



2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm học vừa qua tôi được nhà trường phân công giảng dạy
môn Thể Dục khối lớp 9 qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng học
sinh học môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng, đa phần các em
học sinh nữ chưa tích cực tập luyện, chưa xem tập luyện Thể dục thể thao là
cách tốt nhất để rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực. Đặc biệt là học sinh nữ ở
lứa tuổi 14 - 15 các em đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, đây là lứa
tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, về
thể trạng và nhân cách. Vì thế các em hay e thẹn, rụt rè khi tập luyện, hoặc ngại
bẩn khi học nội dung nhảy xa. Mặt khác, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy
và học tập còn nhiều hạn chế nên kết quả học tập môn thể dục nói chung và nội
dung nhảy xa nói riêng chưa cao. Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo
dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ
chức hoạt động, tạo điều kiện phát triển tốt các khả năng cho các em
Các năm học trước kết quả kiểm tra đánh giá, quá trình tập luyện nội dung
nhảy xa kiểu “Ngồi” ở học sinh nữ khối lớp 9 chỉ có 60 - 70% số học sinh đạt
còn lại là chưa đạt.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện phát triển thể chất, qua thực tế
công tác tại trường, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em học sinh nữ chủ
động, sáng tạo, tích cực tập luyện trở thành những người có sức khoẻ tốt, có tri
thức, có đạo đức và thành người có ích cho xã hội.
Từ thực trạng nêu trên, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân,
sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác tại
trường, để đưa chất lượng giảng dạy và học tập môn Thể Dục nói chung và nội
dung nhảy xa nói riêng tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp tập luyện để giúp
học sinh học tập nội dung nhảy xa đạt kết quả cao hơn.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài: “Một số phương pháp tập
luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9 ”.
Thực tế giảng dạy môn thể dục ở các trường trung học cơ sở thì vấn đề
tranh ảnh, dụng cụ tập luyện, sân tập còn hạn chế, đa số giáo viên giảng dạy
thường ít có yêu cầu cao về kỹ thuật động tác đối với học sinh, học sinh còn
thiếu ý thức tự tập luyện để hoàn thiện động tác kỹ thuật. Vì vậy vấn đề đặt ra
cho giáo viên là phải yêu cầu học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc khi
tập luyện, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính
5


Xác, thuần thục, tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học
sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt
kết quả cao về thành tích.
Khi được phân công giảng dạy bộ môn Thể dục, đặc biệt là khi quan sát
quá trình tập luyện của các em học sinh tôi thấy rõ thành tích trong quá trình học
tập môn nhảy xa kiểu ngồi của các em không như mong muốn.
Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới, tôi chọn 10 học
sinh nữ lớp 9A làm nhóm đối chứng(A 1) và 10 học sinh nữ lớp 9B làm nhóm
thực nghiệm (A2). Để kiểm tra kết quả ban đầu với nội dung kiểm tra kỹ thuật và
thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi”. Phần kiểm tra kỹ thuật tôi chia thành các mức
cho điểm như sau: (Tính theo bảng tiêu chuẩn RLTT).
Mức đạt:
-Thực hiện đúng kỹ thuật cả bốn giai đoạn và thành tích đạt mức “Giỏi” là : 290
cm trở lên.
-Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn trên không và thành tích đạt mức “Khá” là :
270 cm - 289 cm.
-Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn trên không, nhưng chưa đạt thành tích mức
“Đạt”là 230 cm hoặc thành tích đạt mức “Đạt” nhưng kỹ thuật giai đoạn trên
không thực hiện ở mức cơ bản đúng.

Mức chưa đạt:
- Thực hiện không đúng kỹ thuật và thành tích không đạt ở mức “Đạt”là 230 cm.
Bảng 1: Kết quả kiểm tra ban đầu
(Nhóm đối chứng A1)
Kỹ thuật đạt
Thành tích đạt được
TT
Họ và tên
được
(cm)
1 Hà Thị Bắc
6
265
2 Nguyễn Thị Hà
5
230
3 Lê Thị Hồng
7
288
4 Lê Thị Hường
7
275
5 Trần Ngọc Lan
4
225
6 Lương Thị Liên
6
270
7 Đỗ Thị Linh
7

273
8 Lê Thị Nụ
4
228
9 Hoàng Thị Quỳnh
3
215
10 Nguyễn Thị Thảo
8
292
(Nhóm thực nghiệm A2)
6


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên
Hà Thị Bình
Lê Thị Cúc
Hà Thi Chúc

Lò Thị Hào
Trịnh Thị Huyền
Lang Thị Lan
Lang Thị Lệ
Nguyễn Thị Linh
Lương Thị Nhật
Vi Thị Phương

Kỹ thuật đạt
được
7
4
6
8
3
7
5
6
4
5

Thành tích đạt được
(cm)
285
227
273
295
225
285
267

270
226
268

Tính theo tỷ lệ %
Số
lượng
10
Số
lượng
10

Yếu, kém
SL
%
03
30

Nhóm đối chứng A1
Trung bình
Khá
SL
%
SL
%
03
30
03
30


Yếu, kém
SL
%
03
30

Nhóm thực nghiệm A2
Trung bình
Khá
SL
%
SL
%
04
40
02
20

Giỏi
SL
01

%
10
Giỏi

SL
01

%

10

Sau khi tôi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy thành tích và kỹ thuật của
hai nhóm tương đương nhau. Cụ thể nhóm A1 chỉ đạt được 70% điểm trung bình
trở lên (Đạt) còn lại là yếu (chưa đạt). Nhóm A2 cũng chỉ đạt được 70% điểm
trung bình trở lên ( Đạt) còn lại là yếu (chưa đạt).
Nguyên nhân dẫn đến kết quả kiểm tra chưa cao là do:
- Chưa tìm ra được phương pháp, bài tập hữu hiệu để áp dụng vào giảng dạy.
- Tranh ảnh, dụng cụ tập luyện, sân tập luyện còn hạn chế, đa số giáo viên giảng
dạy thường ít có yêu cầu cao về kỹ thuật động tác đối với học sinh, đặc biệt là
chưa quan tâm sâu đến kỹ thuật động tác của từng giai đoạn.
- Học sinh nữ ở lứa tuổi 14 -15 đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, vì thế
các em hay e thẹn, rụt rè khi tập luyện, hoặc ngại bẩn khi học nội dung nhảy xa.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Điều tra thực trạng học sinh nữ học nội dung nhảy xa “kiểu ngồi”.
Nhảy xa là hoạt động hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với cuộc sống con
người. Để phát triển thể chất cho con người, ngay từ thời xa xưa, người ta đã coi
nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất hết sức quan trọng. Tuy vậy, xuất phát
7


từ tình hình thực tế của nhà trường cũng như của học sinh hiện nay. Trong quá
trình giảng dạy và kiểm tra kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”. Tôi thấy học sinh
thường thực hiện động tác mà không nắm vững cơ sở lý thuyết kỹ thuật, coi
thường môn học, vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn thấp.
Từ việc điều tra thực trạng của học sinh nữ học nội dung nhảy xa “kiểu
ngồi” như: Kỹ thuật thực hiện động tác, thành tích đạt được trước khi nghiên
cứu. Qua đó đưa ra nhận định và phương pháp tập luyện cho học sinh thích hợp
để đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.2. Quan sát và trò chuyện cùng học sinh.

Quan sát học sinh tập luyện nội dung nhảy xa, trò chuyện cùng với học
sinh. Từ đó thấu hiểu tâm lý và sự quan tâm của các em về nội dung nhảy xa
trước và sau khi thực nghiệm.
2.3.3. Đưa các bài dạy thực nghiệm và đối chứng vào tiết dạy.
Thực hiện công việc này nhằm tìm ra được phương pháp dạy và học tập
có hiệu quả nhất, từ đó rút ra kết luận về việc áp dụng phương pháp đổi mới của
bản thân.
* Các phương pháp tập luyện:
- Làm mẫu kết hợp với giảng giải.
- Phân đoạn và hoàn chỉnh.
- Luyện tập bắt chước.
- Luyện tập lặp lại.
- Luyện tập nâng cao dần yêu cầu.
- Trò chơi và thi đấu.
- Trực quan gián tiếp (xem tranh ảnh), băng hình qua giáo án điện tử.
- Sửa sai và giúp đỡ.
Để xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng, học sinh tích cực chủ
động sáng tạo, hiểu kỹ thuật trong từng giai đoạn để tập luyện kỹ thuật nhảy xa
kiểu “Ngồi”, của nhóm thực nghiệm ( A2), tiết đầu tiên trong chương trình nhảy
xa, tôi cho học lý thuyết bằng giáo án điện tử, để tiện việc phân tích kĩ thuật
từng giai đoạn, qua trình chiếu học sinh dễ nắm bắt được điểm then chốt của
động tác. Ví dụ : Giảng giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa là một trong những
giai đoạn quan trọng nhất nó quyết định đến thành tích của người nhảy.
Góc độ giậm nhảy phải hợp lý đạt từ 70-800 ( hình số 6)

8


9



Hình ảnh thể hiện góc độ giậm nhảy đúng
Nếu góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến thành tích.Trong
hình dưới đây khi người nhảy giậm nhảy với góc độ �2 đúng góc độ giậm nhảy
sẽ đạt thành tích xa nhất, khi giậm nhảy với góc độ �1hoặc �3 chưa đúng góc độ
giậm nhảy, do vậy thành tích thấp hơn.

10


Đặc biệt trong quá trình tập luyện cho học sinh hình thành giai đoạn bước
bộ trên không tôi sử dụng bục giậm nhảy, để tăng độ cao của cơ thể so với hố
cát. Từ đó học sinh có thời gian trên không được lâu hơn để hình thành động tác
bước bộ trên không, để củng cố giai đoạn giậm nhảy và giai đoạn trên không, tôi
vận dụng bài tập giậm nhảy vượt chướng ngại vật ( sử dụng xà ngang, cột nhảy
cao) để đạt được đúng góc dộ giậm nhảy( 70-800) và thu cao 2 gối hình thành tư
thế ngồi xổm trên không.

Hình ảnh thời kì bước bộ trên không
Bên cạnh đó tôi luôn áp dụng phương pháp chia nhóm tập luyện, quay
vòng để tăng cường lượng vận động, các em sẽ có thời gian tập luyện nhiều hơn,
giảm được thời gian chờ đợi, đồng thời cũng phát huy được khả năng tự quản
của học sinh trong giờ học. Trước khi chia nhóm tập luyện, tôi thường đưa ra
yêu cầu về kỹ thuật và an toàn, hướng dẫn cho học sinh về đội hình tập luyện và
các khẩu lệnh.... Đưa những điều này thành một trong những nội dung thi đua
cho từng tổ để các em tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là
phải đảm bảo an toàn cho các em trong tập luyện và thi đấu.
Từ cơ sở của lý thuyết, kết hợp với động tác mẫu của giáo viên các em
nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào thực hành, tạo cho các em tính hứng
thú trong học tập, từ đó thực hiện đúng kỹ thuật động tác, thành tích sẽ được

nâng cao. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng là
một trong những phương tiện để đạt được hiệu quả học tập cao hơn.
* Phương pháp tập luyện và hiệu quả tập luyện của hai nhóm.
11


Muốn đổi mới phương pháp tập luyện, trước tiên phải đổi mới phương
pháp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh để đạt được kết quả cao,
trước khi tập luyện phải xây dựng khái niệm: Thế nào là nhảy xa? Nhảy xa xuất
phát từ đâu? Nhảy xa có tác dụng gì cho sức khoẻ?... Sau đó mới tiến hành giảng
giải phân tích, làm mẫu động tác đẹp, chính xác, cho học sinh xem tranh ảnh.
Cuối cùng tôi mới cho các em tập luyện theo phương pháp mà tôi và các đồng
nghiệp đã đúc rút ra trong những năm công tác tại trường.
Để làm tốt công việc này tôi đã bố trí thời gian tập luyện 7 tiết trong 7
tuần (một tiết dạy 2 nội dung), tiết thứ 8 kiểm tra kết thúc cho cả hai nhóm.
Trong đó nhóm đối chứng (A1) tập các bài tập theo PPCT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.

Hình ảnh khởi động của nhóm đối chứng A1
Còn nhóm thực nghiệm (A 2) tập theo phương pháp mới mà tôi nghiên cứu
tìm hiểu và học hỏi các đồng nghiệp từ đó đã đúc rút ra trong quá trình giảng
dạy và công tác.

12


Hình ảnh tập luyện của nhóm thực nghiệm A2
2.4 Hiệu quả của việc áp dụng: “Một số phương pháp tập luyện nhằm
nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nữ lớp 9 trường
trung học cơ sở lương sơn”.

Qua 7 tuần áp dụng giảng dạy cho nhóm thực nghiệm theo phương pháp
mà tôi đã lựa chọn. Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở
hỏi thăm động viên các em về mặt tinh thần, cuối mỗi tiết học tôi giao bài tập
về nhà tập luyện. Vì điều kiện ở nhà không có sân bãi tập luyện nên các em chỉ
tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật và tập thể lực do giáo viên đề ra. Trong giờ dạy
tôi luôn áp dụng luân phiên các phương pháp tập luyện, đặc biệt là phương
pháp trò chơi, thi đấu, gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực,
sáng tạo của học sinh trong tập luyện nhảy xa kiểu ngồi. Áp dụng những
phương pháp và các bài tập trên, sau 7 tuần tập luyện tôi đã kiểm tra và thu
được kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
(Nhóm đối chứng A1)

13


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên
Hà Thị Bắc

Nguyễn Thị Hà
Lê Thị Hồng
Lê Thị Hường
Trần Ngọc Lan
Lương Thị Liên
Đỗ Thị Linh
Lê Thị Nụ
Hoàng Thị Quỳnh
Nguyễn Thị Thảo

Kỹ thuật đạt
được
7
6
8
6
7
7
7
5
4
9

Thành tích đạt được
(cm)
275
235
295
269
274

272
277
232
220
297

(Nhóm thực nghiệm A2)
Kỹ thuật đạt
Thành tích đạt được
được
(cm)
1 Hà Thị Bình
9
295
2 Lê Thị Cúc
6
235
3 Hà Thi Chúc
9
297
4 Lò Thị Hào
9
298
5 Trịnh Thị Huyền
5
232
6 Lang Thị Lan
9
296
7 Lang Thị Lệ

7
270
8 Nguyễn Thị Linh
8
277
9 Lương Thị Nhật
6
272
10 Vi Thị Phương
7
273
Tính theo tỷ lệ % kết quả của 2 nhóm sau thực nghiệm :

TT

Họ và tên

Nhóm đối chứng A1
Số
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
lượng
10
01
10
03
30
04
40
02
20
Nhóm thực nghiệm A2
Số
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
lượng
10
0
0
02

20
04
40
04
40
Như vậy qua sự so sánh kết quả tập luyện của nhóm đối chứng A 1 và
nhóm thực nghiệm A2 cũng như kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm ta

14


thấy việc áp dụng một số phương pháp tập luyện mới đã làm thay đổi ro ràng kết
quả tập luyện của học sinh.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
So sánh kết quả của hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thì
ta thấy phương pháp tập luyện của nhóm thực nghiệm có tính ưu việt hơn
phương pháp tập luyện của nhóm đối chứng và có giá trị áp dụng vào thực tiễn
trong giảng dạy nội dung Nhảy xa ở trường trung học cơ sở.
Qua kết quả thu được ta thấy nhóm đối chứng A 1 thành tích và kỹ thuật
thấp hơn so với nhóm thực nghiệm A 2, đã có sự khác biệt về kĩ thuật và thành
tích giữa hai nhóm. Điều này chứng tỏ phương pháp cải tiến tôi đưa ra là hoàn
toàn phù hợp với đối tượng học sinh nữ lớp 9 tại trường trung học cơ sở Lương
Sơn nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy.
3.2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường: Cần trang bị và đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết
bị tập luyện để phục vụ cho việc dạy và học môn thể dục.
- Đối với phòng giáo dục: Cần áp dụng rộng dãi đề tài này ở các trường trung
học cơ sở trên toàn huyện để nâng cao thành tích tập luyện của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi cùng với sự trao đổi học hỏi từ

các đồng nghiệp đã được áp dụng vào thực tế của trường trung học cơ sở
Lương Sơn đã thu được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong phần trình bày
trên tôi thấy vẫn còn những hạn chế nhất định .Vì vậy bản thân rất mong nhận
được sự tham gia góp ý của các nhà chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để
bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lê Văn Oanh

Thanh hóa, ngày 26 tháng 02 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người báo cáo sáng kiến

Nguyễn Xuân Hùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đồng Lâm - Sách giáo viên Thể Dục 9. Nhà xuất bản Giáo Dục 2005.
15


2. Nguyễn Mậu Loan – Giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy TDTT, nhà
xuất bản Giáo Dục 1998.
3. Trần Kiều – Đổi mới phương pháp dạy học trường THCS, Viện khoa học
Giáo Dục 1999
4. Phan Đức Phú- Trần Đồng Lâm, Trò chơi vận động (dùng trong trường phổ
thông cơ sở) Nhà xuất bản TDTT 1981

5. Sách giáo trình Điền Kinh. Nhà xuất bản Hà Nội in năm 2000
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể Dục trung học cơ sở

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
16


Họ và tên tác giả: Nguyễn Xuân Hùng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Lương Sơn

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp
đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm
học
đánh giá
xếp loại


Huyện

B

2011

Huyện

C

2014

Xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập
1

phát triển sức bật ở môn nhảy cao nam
lớp 9 trường THCS Xuân Cẩm
Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền

2

cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm

17



×