Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nâgn cao hiệu quả việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 23 trang )

MỤC LỤC

Trang
1.

Mở đầu

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.3.1
2.3.2
2.3.3.

1-2
2
2
2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết đề tài
Giải pháp chung
Giải pháp cụ thể
Một số giáo án lồng ghép giáo dục QPAN trong môn Ngữ văn ở

3
4-5
5
5
5-7
8 - 13

2.4.

trường THCS.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, đối với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường

15-18

3.

Kết luận, kiến nghị

3.1.
3.2.

Kết luận

Kiến nghị

18
19,20

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần
phải có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh đó là phải
xây dựng được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó
chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành
có ý thức đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

0


Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các
thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà
bình nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng
nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng và bảo vệ vững chắc
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần xây dựng một thế trận quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong đó có học sinh, sinh viên ở các trường
Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS... là một lực lượng hùng hậu, có sức khoẻ, có
trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa
học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân tương lai của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục quốc phòng "Là bộ phận của nền
giáo dục toàn dân, an ninh nhân dân", việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng và an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn

dân. Ở bậc THPT, giáo dục quốc phòng được xem là một môn học chính khoá.
Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đã thực sự đi vào cuộc
sống, trở thành một nội dung quan trọng để công dân phát huy trách nhiệm bảo
vệ Tổ quốc. Ngày 19/06/2013, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ban hành "Luật giáo dục quốc phòng và an ninh" khẳng định cơ sở pháp
lý và tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 4 của Luật giáo dục quốc phòng và an
ninh xác định mục tiêu "Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an
ninh, để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng
tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" (1). Giáo dục
quốc phòng và an ninh trong nhà trường với mục tiêu, yêu cầu xây dựng, phát
triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam,
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào đối với truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần đoàn
kết, yêu Tổ quốc và yêu đồng bào. Việc giáo dục quốc phòng và an ninh trong
Trường Tiểu học, THCS phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được
thực hiện lồng ghép qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách
giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khoá: Tham quan di tích lịch sử,
bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách,
nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu và quốc phòng và an ninh.
Năm học 2018 - 2019 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa
chương trình lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong Trường Tiểu học,
THCS. Ở bậc THCS, được thực hiện lồng ghép nội dung các môn học: Ngữ văn,
Địa lý, GDCD, Âm nhạc, Mỹ thuật; tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước
của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ
cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân. Pháp
luật Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của
công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau gần một năm học thực hiện việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an

ninh ở môn Ngữ văn qua một số tiết học từ lớp 6 đến lớp 9 đã cho thấy sự cần
1


thiết của việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường. Bằng
sự say mê, tìm tòi nghiên cứu nội dung lồng ghép quốc phòng và an ninh ở một
số tiết Ngữ văn THCS, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nâgn
cao hiệu quả việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học
môn Ngữ văn THCS". Với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình
cùng các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, yêu
nước, tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam; có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
+ Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THCS được tiến hành
lồng ghép thông qua nội dung các bài học có trong chương trình, sách giáo khoa
và thông qua các hoạt động ngoại khoá.
+ Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh
động, hấp dẫn, hiệu quả đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong
dạy học môn Ngữ văn THCS.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an
ninh trong môn Ngữ văn THCS..
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp tham vấn.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.

- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đối sánh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận
Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm
nòng cốt.
Khoản 1, điều 3, Luật An ninh Quốc gia năm 2004 nêu: "An ninh Quốc
gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước

2


cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc"(2).
Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất "Vì dân, do dân,
của dân", phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an
ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, do nhân
dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại
mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
An ninh và quốc phòng là hai thành tố biểu trưng cho sức mạnh của Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu đánh thắng thù trong, giặc ngoài, giữ
vững ổn định chính trị, môi trường hoà bình để xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện Chỉ thị 12 - CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị và Nghị
định 116/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục quốc phòng và an
ninh. Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh phải toàn diện, coi trọng giáo dục
tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; âm mưu, thủ đoạn của

địch; đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng,
an ninh. Làm cho mọi người, mọi tổ chức biết tự bảo vệ trước sự chống phá của
các thế lực thù địch. Phải vận dụng hình thức, phương pháp giáo dục, tuyên
truyền để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh.
Giáo dục quốc phòng và an ninh được Đảng và Nhà nước ta xây dựng là
một nội dung của nền giáo dục Quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người
mới xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Với nhà
trường, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ chính của giáo dục quốc
phòng và an ninh là trang bị cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
hiểu được công sức, sự nghiệp của các thế hệ ông cha để lại cho con cháu; từ đó
sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Đồng thời, giáo dục quốc phòng và an ninh cũng được xây dựng là môn
học chính khoá trong các trường, lớp đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp dạy nghề, THPT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các trường
Chính trị, hành chính và đoàn thể. Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
thông tư số: 01/2017/TT - BGDĐT hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh
trong Trường Tiểu học, THCS. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/03/2017:
"Đối với bậc THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trên cơ sở mục tiêu và nội
dung bài học, kinh nghiệm thực tế, giáo viên cấp THCS lồng ghép nội dung giáo
dục quốc phòng và an ninh vào bài giảng, tập trung vào các kiến thức nâng cao
kỹ năng sống thông qua hình ảnh lịch sử, các hiện vật mang tính giáo dục, tham
quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ
chức hội thi, hội thao tìm hiểu kiến thức quốc phòng và an ninh. Phương pháp

3



giảng dạy truyền cảm, ngắn gọn, súc tích, phát huy được tính sáng tạo và kỹ
năng sống cho học sinh"(3).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng chung: Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện
mục tiêu chung của nhà trường THCS, là hình thành những con người có ý thức
tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân
ái, biết tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, ác... Đó là những con
người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực
cảm thụ các giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong nhà trường. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh
ham thích học tập bộ môn còn thấp, còn mang tính "đối phó". Để nâng cao chất
lượng học văn, giúp học sinh yêu thích, ngoài việc chú trọng rèn kỹ năng cho
học sinh một cách toàn diện, thường xuyên. Phát huy tính tích cực, tự giác chủ
động cho học sinh. Phân tích hiệu quả, tác dụng của từng loại câu hỏi để lựa
chọn phù hợp. Tận dụng được công nghệ mới nhất - ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học. Tham khảo những bài văn, đoạn văn mẫu, khuyến khích
những học sinh có năng khiếu văn được phát huy năng lực của mình... thì việc
dạy học ngữ văn lồng ghép nội dung giáo dục QPAN sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả và gây hứng thú cho học sinh.
2.2.1. Thuận lợi
* Giáo viên:
- Luôn có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của một người giáo viên
truyền thụ cho học sinh không chỉ về kiến thức môn học mà còn tích hợp, lồng
ghép các nội dung có liên quan đến giáo dục học sinh.
- Nghiên cứu học tập và thực hiện áp dụng chuyên đề theo yêu cầu của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an
ninh trong Trường Tiểu học, THCS ban hành tháng 1/2017.
- Giáo viên được định hướng địa chỉ lồng ghép giáo dục QPAN theo tài
liệu đã được tập huấn.
- Có tâm huyết và hứng thú về đề tài mình được chọn ngay từ đầu năm

học.
* Học sinh:
- Qua các môn học Ngữ văn, Địa lý, GDCD, Mỹ thuật, bản thân các em
đã có nhận thức cơ bản về QPAN.
- Có ý thức sưu tầm tranh ảnh liên quan đến quốc phòng và an ninh ở từng
tiết dạy được giáo viên giao việc.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
2.2.2. Khó khăn
- Những năm trước đây trong các giờ dạy Ngữ văn THCS ở một số tiết
học, giáo viên bộ môn đã liên hệ với việc giáo dục quốc phòng và an ninh tới
4


học sinh. Song, năm học 2018 - 2019, là năm đầu tiên thực hiện bắt buộc việc
lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn và một số môn
học khác nên việc soạn giảng, lồng ghép còn gặp không ít những khó khăn.
- Nguồn tư liệu tham khảo còn hạn hẹp.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới định hướng địa chỉ lồng ghép và một
tiết soạn giảng tham khảo. Còn lại, giáo viên bộ môn phải tự đan xen nội dung
lồng ghép quốc phòng và an ninh. Vì vậy, chưa có sự thống nhất, đồng bộ.
- Việc chèn tranh minh hoạ: Giáo viên phải mất nhiều thời gian để tìm
tranh, lựa chọn tranh cho phù hợp và hiệu quả với nội dung bài dạy.
- Thời gian một tiết dạy chỉ 45 phút, nếu giáo viên không biết cân đối thì
việc lồng ghép sẽ không gây được hứng thú cho học sinh.
- Đặc biệt, nhận thức của một số học sinh về QPAN còn hạn chế.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp chung
Để nâng cao chất lượng của việc lồng ghép nội dung quốc phòng và an
ninh vào các tiết học, tôi đã áp dụng các giải pháp, biện pháp: Nắm vững nội
dung chuyên đề được tiếp thu. Bên cạnh đó, đề xuất tổ chuyên môn thảo luận

phương pháp, cách thức lồng ghép. Sau khi đã thống nhất cách thức, phương
thức lồng ghép nội dung giáo dục QPAN, giáo viên tiến hành sưu tầm, phân loại
hệ thống tranh ảnh, nguồn tư liệu có liên quan. Đồng thời phân công học sinh
chuẩn bị nguồn tư liệu có nội dung liên quan đến lồng ghép QPAN trong tiết học
Ngữ văn. Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Cuối cùng giáo viên tiến
hành tổng kết, đánh giá.
2.3.2. Giải pháp cụ thể
1. Nắm vững nội dung chuyên đề đã được tiếp thu: Tập huấn phương
pháp giảng lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Tiểu học,
THCS. Đặc biệt là nghiên cứu thông tư số: 01/2017/TT-BGD ĐT: Thông tư
hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Tiểu học, THCS trong
đó tập trung nghiên cứu các địa chỉ được hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo
dục quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn THCS. Tham khảo một số mẫu
giáo án có nội dung lồng ghép ở tài liệu được tập huấn.
2. Đề xuất tổ chuyên môn thảo luận phương pháp, cách thức lồng ghép:
+ Trong các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, bản thân tôi cùng với các
đồng nghiệp đã tập trung thảo luận và thống nhất những phương pháp và các
thức lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong những địa chỉ đã
được gợi ý một cách hợp lý.
+ Căn cứ vào từng nội dung bài học để chọn cách thức lồng ghép cho phù
hợp. Tổ chuyên môn chúng tôi đã thống nhất một số cách thức lồng ghép như:
- Có thể lồng ghép ở phần khởi động.
5


- Đưa nội dung lồng ghép vào phần tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Trong phần phân tích, tìm hiểu chi tiết tác phẩm tuỳ theo đề tài gắn với
nội dung lồng ghép, giáo viên vận dụng một cách hợp lý, tránh làm loãng trọng
tâm kiến thức bài giảng.
- Có thể lồng ghép ở phần tổng kết rút ra ý nghĩa văn bản.

+ Trong quá trình lồng ghép, cần có sự linh hoạt về cách thức, cụ thể:
Bằng ngôn ngữ, bằng các tài liệu, tư liệu, tranh ảnh, kênh hình minh hoạ,
video...
+ Lồng ghép trong các tiết học chính khoá và lồng ghép ở các hoạt động
ngoại khoá.
3. Sau khi đã thống nhất các thức, phương pháp lồng ghép nội dung giáo
dục quốc phòng và an ninh, tôi tiến hành sưu tầm, phân loại hệ thống tranh ảnh,
nguồn tư liệu có liên quan và đã thực hiện giải pháp này như sau:
- Bản thân sưu tầm.
- Phối hợp đồng nghiệp trong tổ chuyên môn cùng sưu tầm.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm.
- Sau khi đã sưu tầm được các nguồn ngữ liệu, tôi tiến hành phân loại (có
trao đổi, thảo luận, thống nhất trong tổ chuyên môn).
4. Phân công học sinh chuẩn bị nguồn tư liệu có nội dung liên quan đến
lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong tiết học Ngữ văn.
- Căn cứ vào những nội dung quốc phòng an ninh lồng ghép trong mỗi tiết học
cụ thể, trước 1 - 2 ngày tôi liên kế hoạch, dự kiến phân công cho học sinh chuẩn bị
những nội dung trong phạm vi kiến thức của các em như: Tìm đọc bài thơ, câu
chuyện, bài hát, clip, phóng sự... về những tấm gương anh dũng hy sinh trong các cuộc
kháng chiến, ca ngợi hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, bảo vệ biển đảo quê hương v.v....
- Tìm và sắp xếp tranh ảnh, hiện vật... có liên quan đến nội dung lồng
ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đã được sưu tầm.
- Có thể chọn và định hướng những học sinh có năng khiếu thuyết trình,
kể chuyện, hát, ngâm thơ, đóng kịch... để trình bày trước lớp trong phần khởi
động hoặc phần tổng kết và rút ra ý nghĩa văn bản. Việc làm này góp phần nâng
cao hiệu quả tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời đưa nội dung lồng
ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đi sâu vào nhận thức của các em. Từ đó
đưa đến hiệu quả tích cực sau mỗi tiết học lồng ghép.
5. Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh
Cùng với việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong các tiết

học chính khoá, được sự cộng tác của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và
tổ chức Đoàn Đội, tôi rất chú trọng đến hoạt động ngoại khoá gắn với nội dung
giáo dục quốc phòng và an ninh. Cụ thể:
* Trong thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức được một số hoạt động:
6


- Mời Cựu chiến binh địa phương nói chuyện truyền thống Anh bộ đội cụ
Hồ và truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông nhân dịp 22/12.
- Tổ chức chuyên đề cho học sinh lớp 9 về mục đích, lý tưởng sống qua
buổi Lễ trưởng thành Đội, lớp cảm tình Đoàn.
- Tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá tại: Khu di tích lịch sử Lam
Kinh, thành nhà Hồ, cầu Hàm Rồng.
* Qua các buổi hoạt động ngoại khoá, giúp học sinh:
- Có nhận thức sâu sắc về giáo dục quốc phòng và an ninh từ truyền thống
dựng nước và giữ nước của cha ông cho đến thời điểm hiện tại.
- Giáo dục cho các em về ý thức quốc phòng và an ninh đặc biệt trong
hoàn cảnh hiện nay để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đối với học sinh lớp 9: Giáo viên định hướng cho các em về mục đích,
lý tưởng sống, nhận thức và hành động đúng đắn.
- Giúp các em có những hành động thiết thực, cụ thể trong việc kế thừa và
phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước. Có trách nhiệm trong việc đóng
góp sức lực của mình trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
6. Tổng kết đánh giá: Tôi thực hiện các bước như sau:
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
- Đánh giá bằng kết quả thu được của học sinh qua các bài kiểm tra nhận
thức. Tôi đã vận dụng hình thức ra đề kiểm tra gắn với nội dung lồng ghép để
học sinh thể hiện kết quả sau khi được hướng dẫn lồng ghép đạt được ở mức độ
nào?
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động ngoại khoá về cách thức tổ

chức, về nội dung hướng dẫn... để đạt được hiệu quả cao.
- Đối chiếu, so sánh giữa các tiết dạy học chưa lồng ghép giáo dục quốc
phòng và an ninh với các tiết đã được lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng
và an ninh. Từ đó, thấy được hiệu quả của việc dạy học lồng ghép giáo dục quốc
phòng và an ninh trong môn Ngữ văn THCS có ý nghĩa và thiết thực như thế
nào?
2.3.3. Giáo án minh hoạ lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh
trong môn Ngữ văn THCS.
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin phép được giới thiệu một giáo án mẫu
(các giáo án còn lại được thể hiện ở phần phụ lục của SKKN).
Giáo án :
Tiết 81 - Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)

7


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền
thống quí báu của nhân dân ta, nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng
gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn .
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc tìm hiểu, phân tích bố cục, cách
nêu luận điểm, luận chứng trong bài văn nghị luận chứng minh.
* Kĩ năng sống :
+ Kĩ năng tự nhận thức giá trị của văn bản trong nền văn học nước
nhà.
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực phần mở rộng của cô giáo liên quan đến
nội dung bài dạy
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo khi chia bố cục và tìm các luận điểm, luận
cứ của văn bản.

3. Thái độ: Qua bài học giáo dục học sinh lòng yêu nước và tự hào về
truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
4. Tích hợp: Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh: Tư tưởng
độc lập dân tộc; Sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi
người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
* Tích hợp: Kể chuyện về Bác Hồ (Bài 6)- Tài liệu Kể chuyện Bác Hồ
- Lớp 7.
* Lồng ghép QPAN: Kể chuyện về những tấm gương gan dạ, mưu
trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Đối với giáo viên: Sgv, Sgk, máy chiếu, tài liệu tham khảo...
2. Đối với trò: Sgk, vở ghi, vở Bài tập Ngữ văn 7.
C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Dự kiến thời gian: 5 phút).
1. Mục tiêu: GV cho HS khởi động để giới thiệu bài mới.
2. Phương pháp/kĩ thuật: cho HS kể tên về những tấm gương gan dạ,
mưu trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc mà em biết?
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức hoạt động theo nhóm. Thi xem
nhóm nào tìm được nhiều tấm gương hơn.
4. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút hoặc phấn mầu.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (Dự kiến thời gian: 30 phút).
1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền
thống quí báu của nhân dân ta, nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng
gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn.
8


2. Phương pháp/ kĩ thuật: Sử dụng phương pháp đọc, nghiên cứu, hỏi,
đáp. Kĩ thuật dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức các hoạt động cá nhân hoặc

nhóm cặp.
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Tài liệu tranh ảnh về Bác trong Đại
hội Đảng lần thứ 2 đã diễn ra tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2 – 1951.
- GV chuẩn bị tư liệu về Bác trên máy chiếu.
* GV: Giới thiệu bài: Sau chiến thắng Biên Giới và Trung du, Đại hội
Đảng lần thứ 2 đã diễn ra tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2 - 1951. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Đại hội Đảng báo cáo chính trị văn bản
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một phần nhỏ trong bản báo cáo
chính trị ấy. Văn bản này được xem như một kiểu mẫu về văn bản chứng
minh, tiêu biểu cho phong cách chính luận của HCM ngắn gọn, xúc tích
cách lập luận chặt chẽ, lý lẽ hùng hồn, dẫn chứng vừa cụ thể, khái quát.
Hoạt động của thầy và trò
* Bước 1: Giao nhiệm vụ
+Giáo viên : Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu chung văn bản.
- Đọc kĩ chú thích SGK.
- GV hướng dẫn cách đọc: mạch lạc, rõ
ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm.
? Bài văn thuộc thể loại nào ?
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
? Em hãy tìm câu chốt thâu tóm nội
dung vấn đề nghị luận trong bài
? Vậy vấn đề lòng yêu nước của nhân
dân ta được tác giả trình bày như thế
nào ?
? Bài văn có bố cục như thế nào ?
? Từ các dấu hiệu trên hãy xác định
phương thức biểu đạt chính của văn
bản ? Gọi tên thể loại của văn bản
này ?

? Tìm bố cục thời gian và lập dàn ý
theo trình tự lập luận trong bài ?
* Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ :
- H/s thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ
và hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên quan sát, theo dõi quá
trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
* Bước 3: Trao đổi, thảo luận và
trình bày

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : Hồ Chí Minh (1890 –
1969)
2. Tác phẩm :
a, Xuất xứ (SGK)
b. Đọc bài và tìm hiểu từ khó
c. Thể loại: Văn bản nghị luận xã
hội, chứng minh một vấn đề chính
trị xã hội.
- Vấn đề: Lòng yêu nước của nhân
dân ta
- Câu chốt: “Dân ta có một lòng
nồng làn yêu nước … ta”
- Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm
rõ, đồng thời khẳng định truyền
thống yêu nước của dân tộc ta.
d. Bố cục: 3 phần
a, Mở bài: “Nhân dân….cướp
nước”

Giới thiệu vấn đề nghị luận cần
chứng minh: Lòng yêu nước là một
truyền thống quý báu của dân tộc
ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,
nó lại phát huy sức mạnh của mình
hơn bao giờ hết.
b, Thân bài: Tiếp đến... lòng nồng
nàn yêu nước  Trình bày các ý
9


Hoạt động của thầy và trò
- Học sinh thảo luận
- Học sinh làm việc theo nhóm, đại
diện nhóm phát biểu.
- Giáo viên tổng hợp trên máy chiếu
hắt lên cho học sinh quan sát
* Bước 4: Phương án KTĐG
+ GV kiểm tra lại một số thông tin về
tác giả, tác phẩm, thể loại VB

Nội dung cần đạt
để chứng minh vấn đề.
- Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng
chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu
nước của dân tộc ta
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất
xứng đáng với tổ tiên ta ngày
trước.
c, Kết luận: Đoạn còn lại: Bổn

phận của chúng ta là phải làm cho
tinh thần yêu nước của chúng ta
phát huy mạnh mẽ trong công cuộc
* Lồng ghép giáo dục QPAN: GV kể kháng chiến hiện tại (kháng chiến
chuyện về tấm gương Bác Hồ: tiêu chống pháp)
biểu cho lòng yêu nước của người
Việt Nam.

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhận định chung về lòng yêu
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nước
chi tiết.
? Hãy xác định nội dung ? Tác giả
nêu vấn đề cần chứng minh như thế
nào ? (Hãy xem lại câu chốt của đoạn
mở đầu).
- Lòng nồng nàn yêu nước: tình
? Em hiểu tình cảm như thế nào được yêu nước ở độ mãnh liệt, sôi nổi
gọi là nồng nàn yêu nước
chân thành.
Bác Hồ trong chiến dịch Việt Bắc 1951

- Đấu tranh chống ngoại xâm (vì
? Lòng yêu nước nồng nàn của dân ta lúc này đất nước ta đang kháng
được tác giả nhấn mạnh trên lĩnh vực chiến chống Pháp, dân ta đang nỗ
nào?
lực thi đua yêu nước).
- HS: suy nghĩ trả lời, nhận xét, kết luận
 GV nhận xét, kết luận.
- Hình ảnh lòng yêu nước kết

? Tại sao ở lĩnh vực đó lòng yêu nước thành làn sóng
10


Hoạt động của thầy và trò
của dân ta lại bộc lộ mạnh mẽ to lớn
để chứng minh cho tình yêu nước
nồng nàn ấy tác giả sử dụng hình ảnh
nào ?
? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng
ở đây là gì?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
ấy?

Nội dung cần đạt

+ Lặp từ: Nó (lòng yêu nước)
+ Động từ mạnh: Kết thành, lướt
qua nhấn chìm.
+ So sánh: lòng yêu nước bằng làn
sóng
- Ca ngợi khẳng định sức mạnh
lòng nồng nàn yêu nước của dân
tộc ta trong lịch sử từ trước đến
? Đặt trong bố cục bài nghị luận, nay. Trong tình thế hiểm nghèo
đoạn mở đầu có vai trò, ý nghĩa gì ?
''Khi Tổ quốc bị xâm lăng”
- Học sinh thảo luận, phát biểu).
- Đoạn mở đầu: Tạo luận điểm
chính cho cả bài. Bày tỏ nhận xét

chung về lòng yều nước của nhân
dân ta.
2. Những biểu hiện của lòng yêu
nước.
GV chuyển sang ý 2.
- Lòng yêu nước trong quá khứ
- Học sinh đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi. lịch sử dân tộc: Thời đại Bà Trưng,
- GV: Thể hiện phần 2 của văn bản trên Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
máy chiếu.
Quang Trung
* Bước 1: Giao nhiệm vụ: Gọi học
sinh đọc, hướng dẫn học sinh thảo luận.. - Lòng yêu nước của nhân dân ta
? Xác định nội dung của đoạn ?
trong cuộc kháng chiến chống
? Để chứng minh cho nhận định “Dân Pháp ở mọi lứa tuổi ở khắp mọi
ta …..của ta”, tác giả đã đưa ra nơi.
những dẫn chứng nào và sắp xếp theo
thứ tự ra sao?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Trình tự thời gian: quá khứ đến
- HS: Thảo luận nhóm 2 phút.
hiện tại, từ khái quát đến cụ thể.
* Bước 3: Trao đổi, thảo luận và - Liệt kê, liên kết : Từ…..đến. Vừa
trình bày
cụ thể vừa toàn diện đầy sức
- Học sinh thảo luận.
thuyết phục.
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét.
+ GV nhận xét, kết luận.
* Bước 4: Phương án KTĐG

+ GV cho HS trình bày lại những biểu
hiện của lòng yêu nước.
* Lồng ghép giáo dục QPAN: GV kể
chuyện một số tấm gương thể hiện
tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Trong chiến đấu: Võ Thị Sáu, Kim
Đồng (chống Pháp), Nguyễn Văn
Trỗi, Trần Thị Lý...( chống Mĩ)
11


Hoạt động của thầy và trò
Trong lao động: Nhà nông học
Lương Đình Của…
? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng
trên bằng cách nào? Tính thuyết phục
của các chứng cớ này là gì ?
GV bình câu kết của đoạn.
- GV gọi học sinh đọc đoạn cuối trên
máy chiếu.
? Đoạn cuối tác giả đã sử dụng hình
ảnh so sánh nào ? Tác dụng ?
? Trong khi bàn về bổn phận của
chúng ta tác giả đã bộc lộ quan điểm
yêu nước như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét  GV
nhận xét, kết luận, bổ sung
? Cách nghị luận của tác giả ở đoạn
cuối văn bản có gì đặc sắc?
? Nghệ thuật ở bài nghị luận có gì đặc

sắc ?
- Học sinh thảo luận nhóm, trả lời,
nhận xét  GV tổng hợp sử dụng máy
chiếu cho học sinh quan sát, ghi nhớ.
? Qua bài văn em nhận thức được gì
về lòng yêu nước ?
* Tích hợp: GV tích hợp giáo dục
việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.

Nội dung cần đạt

3. Nhiệm vụ của chúng ta
- So sánh: Tinh thần yêu nước như
các thứ của quí ... trong rương,
hòm .
 Tinh thần yêu nước lúc tiềm
tàng kín đáo, lúc biểu lộ rõ ràng,
đầy đủ .
- Động viên, khích lệ tinh thần yêu
nước của mọi người.
- Đưa hình ảnh để diễn đạt lý lẽ, dễ
đọc dễ đi vào lòng người.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch
lạc.
- Lý lẽ thống nhất với dẫn chứng,
dẫn chứng phong phú lý lẽ được
diễn đạt dưới dạng hình ảnh so

sánh nên sinh động dễ hiểu.
2. Nội dung
- Lòng yêu nước là giá trị tinh thần
cao quý.
- Dân ta ai cũng có lòng yêu nước.
- Cần phải thể hiện lòng yêu nước
bằng việc làm cụ thể.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
III. Luyện tập
Bài tập 1: Viết 1 đoan văn 4 - 5 câu theo mô hình “ Từ … đến”.

12


Hôm nay, khu phố tôi làm tổng vệ sinh để góp phần làm sạch đẹp thành
phố. Đúng 7 giờ sáng ông tổ trưởng đánh 1 hồi kẻng dài. Mọi người cùng hăng
hái ra đường. Từ các cụ già râu tóc bạc phơ đến các bạn thiếu nhi còn nhỏ tuổi;
từ các vị công chức này ngày vẫn bân bịu công việc của cơ quan đến các bà chỉ
quẩn quanh việc nội trợ ở trong nhà; Từ những chủ nhân của nhiều tiệm lớn đến
những người chỉ có gánh hàng rong ; từ những nhà ba, bốn lầu đến những nhà
chỉ lụp xụp một mái tôn thấp, nhỏ tất cả cùng tích cực quét dọn, thông cống
rãnh, thu gom rác đem đổ nơi qui định làm cho bộ mặt của khu phố trở nên sáng
sủa và sạch đẹp hẳn lên.
Bài tập 2: Nêu nghệ thuật được tác giả sử dụng văn bản
- HS suy nghĩ làm bài tập, lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, kết luận, bổ sung.
Nghệ thuật: + So sánh.
+ Liêt kê: từ … đến ….
+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
1. Bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ Sgk.
- Học sinh nắm giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Làm bài tập trang 27.
2. Bài mới:
- Soạn bài tiếp theo: Câu đặc biệt.
+ Tìm hiểu hệ thống ví dụ.
+ Phân tích ví dụ.
Trên đây là một số giáo án minh hoạ có lồng ghép nội dung giáo dục quốc
phòng và an ninh. Ngoài các địa chỉ lồng ghép môn Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9,
theo tôi còn có nhiều văn bản khác, trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng có
thể lồng ghép nội dung này. Chẳng hạn, ở lớp 6: "Buổi học cuối cùng" (Anphông-xơ Đô-đê), "Lòng yêu nước" (I-li-a Ê-ren-bua), "Bức thư của thủ lĩnh da
đỏ" (Xi-át-tơn). Ở lớp 7 có các văn bản: "Phò giá về kinh" (Trần Quang Khải),
"Thiên Trường vãn vọng" (Trần Nhân Tông), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh),
"Đức tính giản dị của Bác Hồ" (Phạm Văn Đồng). Lớp 8 có các văn bản: "Hai
chữ nước nhà" (Trần Tuấn Khải), "Khi con tu hú" (Tố Hữu), "Tức cảnh Pắc
Bó", "Ngắm trăng", "Đi đường" (Hồ Chí Minh), "Thuế máu" (Nguyễn Ái
Quốc). Lớp 9 có các văn bản như: "Ánh trăng" (Nguyễn Duy), "Lặng lẽ Sa Pa"
(Nguyễn Thành Long), "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng), "Hành trang
bước vào thế kỷ mới" (Vũ Khoan)... Là những văn bản cũng có thể lồng ghép
nội dung "Giáo dục quốc phòng và an ninh". Tuỳ theo nội dung từng bài, từng
đối tượng học sinh, chúng ta lựa chọn mức độ lồng ghép: Tất cả ba phần: Tìm
hiểu chung; phân tích; tổng kết hay chỉ một phần trong bài giảng.
2.4. Hiệu quả các sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Việc dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh vào môn
Ngữ văn THCS, tôi thấy: Trong các tiết học Ngữ văn, học sinh hiểu bài và hứng
13



thú hơn, biết liên hệ thực tế và liên hệ bản thân nhiều hơn, từ đó có suy nghĩ và
hướng hành động đúng đắn. Đặc biệt, qua các lời bình, tranh minh hoạ học sinh
hiểu và khắc sâu hơn nội dung bài học.
Sau gần một năm triển khai và thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục
quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn THCS, tôi nhận thấy việc lồng ghép
nội dung trên là rất cần thiết và nên tiếp tục thực hiện. Bởi so với những năm
trước khi chưa lồng ghép nội dung này, giáo viên trong quá trình giảng dạy đã
đề cập đến song chưa rõ ràng, hiệu quả nhưng từ khi nội dung lồng ghép giáo
dục quốc phòng và an ninh được chính thức đưa vào môn Ngữ văn thì việc giáo
dục quốc phòng và an ninh cho học sinh qua các tiết học Ngữ văn nâng cao hơn
nhiều. Điều đó được thể hiện qua kết quả kiểm chứng ở học sinh khối 9 về việc
lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh (các khối 6,7, 8 cũng có kết quả kiểm
nghiệm tương tự).
* Bảng khảo sát về kết quả nhận thức và liên hệ nội dung giáo dục
QPAN (H/s khối 9):
1/ Khảo sát tỉ lệ khi chưa lồng ghép nội dung giáo dục QPAN
Khối 9

Có nhận thức và
biết liên hệ

Tỉ lệ

Tổng số
HS 105

68/105

65%


Ghi chú

2/ Kết quả sau khi lồng ghép nội dung giáo dục QPAN trong năm học
đầu tiên
Khối 9

Có nhận thức và
biết liên hệ

Tỉ lệ

Tổng số
HS 105

89/105

85%

Ghi chú

2.4.2. Đặc biệt hiệu quả của việc lồng ghép giáo dục QPAN với học khối
9 khi các em biết vận dụng vào viết đoạn văn nghị luận xã hội - Phần hành động
nhận thức về lý tưởng sống và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ Tổ
quốc hiện nay. Học sinh biết gắn với phần liên hệ bản thân khi viết các bài nghị
luận văn học về tác phẩm như: "Đồng chí" của Chính Hữu, "Bài thơ về tiểu đội
xe không kính" của Phạm Tiến Duật; "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải;
"Lặng Lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long; "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy
Cận; "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê...


14


* Kết quả bài làm của hai học sinh khối 9 vận dụng
giáo dục QPAN vào thực tiễn

15


16


17


Kết quả kiểm nghiệm ở học sinh khối 9 trên đây cho thấy: Việc lồng
ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cần tiếp tục đan xen, tích hợp
trong các tiết dạy Ngữ văn ở trường THCS.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Giáo dục "Quốc phòng và an ninh là một bộ phận của nền giáo dục
quốc dân, một trong những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khoá trong giáo dục và đào tạo
THPT đến Đại học và các trường Chính trị, hành chính, đoàn thể... " (4).
Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc
đổi mới đất nước, công tác quốc phòng và an ninh nước ta luôn được Đảng,
Nhà nước, nhân dân chăm lo xây dựng và củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế
trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững,
công tác giáo dục quốc phòng và an ninh ngày càng được tăng cường, củng
cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Tăng cường quốc

phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và
toàn dân" (5). Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể hiện rõ ở việc tăng
cường bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, làm cho mọi người đều
hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong điều kiện mới.
Đặc biệt, năm học 2018 - 2019 là năm đầu tiên ở cấp Tiểu học, THCS
thực hiện dạy học lồng ghép quốc phòng và an ninh vào một số tiết dạy. Việc
lồng ghép quốc phòng và an ninh sẽ góp phần trang bị cho học sinh những
kiến thức hữu ích về một số loại vũ khí, khí tài thông qua đó học sinh có thể
biết cách phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để
18


sử dụng được một số vũ khí thông thường và biết cách phòng tránh khi đối
phương sử dụng vũ khí huỷ diệt lớn. Ngoài ra, việc dạy học lồng ghép quốc
phòng và an ninh còn giúp cho học sinh biết và hiểu được một số quy định
trong môi trường quân đội, hướng cho học sinh làm việc theo nguyên tắc, kỷ
cương. Tạo cơ sở cho học sinh tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống cho bản
thân để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Giáo dục quốc phòng và
an ninh là nhiệm vụ cần thiết với thế hệ trẻ, việc lồng ghép còn giúp học
sinh nhận thức và hành động đúng đắn, tránh được các tệ nạn xã hội đang
tồn tại và phát triển hàng ngày, hàng giờ. Đồng thời giúp học sinh định
hướng được những thế mạnh của mình để phát huy, hạn chế cái yếu kém.
Không chỉ vậy, việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh còn có vai
trò quan trọng trong việc khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của thế h
trẻ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của
nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Chống lại mọi âm mưu chia rẽ, phản động
của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, giáo dục quốc
phòng và an ninh là nhân tố quan trọng để đánh giá phẩm chất đạo đức của

học sinh đồng thời củng cố và bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, tăng cường sự đoàn kết trong nhà trường, giữa học sinh với học
sinh, giữa người với người và các mối quan hệ xã hội khác, gắn kết tinh thần
dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Có thể nói, việc dạy học lồng ghép quốc phòng và an ninh trong nhà
trường nói chung, trong môn Ngữ văn THCS nói riêng có vai trò và ý nghĩa
to lớn trong việc giáo dục và nâng cao phẩm chất đạo đức của con người.
Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách
nhiệm và hiểu biết về kiến thức quốc phòng và an ninh là một nhiệm vụ thiết
thực hơn bao giờ hết. Việc dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an
ninh trong nhà trường là một việc làm đúng đắn và rất có ý nghĩa. Nó sẽ
giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được
củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cần lưu ý nội dung giáo dục
quốc phòng và an ninh chỉ lồng ghép trong dạy học môn Ngữ văn ở một số
tiết nên giáo viên cần lựa chọn nội dung cũng như hình ảnh minh hoạ, không
nên lạm dụng vào nội dung quốc phòng và an ninh sẽ làm ảnh hưởng tới
kiến thức trọng tâm của bài giảng.
Là năm đầu tiên áp dụng việc lồng ghép giáo dục QPAN vào trường
học tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao hiệu qua việc
lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học môn Ngữ văn
THCS", trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp của Hội đồng khoa học để đề tài nghiên cứu
của tôi được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:

19



- Cần hỗ trợ thêm nguồn tư liệu về giáo dục quốc phòng và an ninh
trong nhà trường được lồng ghép qua một số tiết dạy Ngữ văn THCS.
- Cấp trên có thể cung cấp thêm những giáo án mẫu đã được lồng ghép
nội dung trển để chúng tôi cùng học tập.
- Cần tăng cường số tiết lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh
trong các giờ chính khoá.
- Cần tổ chức sân chơi rộng về tìm hiểu kiến thức quốc phòng và an
ninh để học sinh được giao lưu học hỏi lẫn nhau.
- Những đề tài về việc dạy học lồng ghép nội dung trên được Hội đồng
khoa học đánh giá cấp trên có thể gửi về các trường để chúng tôi được tham
khảo học hỏi rút kinh nghiệm.
- Cấp trên cần mở thêm các đợt tập huấn về chuyên đề trên và các
chuyên đề khác để giáo viên có dịp được tham gia và đóng góp ý kiến nhằm
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy môn Ngữ văn THCS.
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn:
- Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức các buổi sinh hoạt để cùng nhau
trao đổi, thảo luận nội dung lồng ghép quốc phòng và an ninh ở một số tiết
dạy nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ.
- Cần tổ chức đan xen giáo dục quốc phòng và an ninh trong các
tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở từng tháng đặc biệt là các
ngày lễ lớn như 22/12, 3/2, 26/3, 30/4, 1/5 v.v... về nội dung giáo dục
quốc phòng và an ninh.
- Ngoài nội dung kiến thức được định hướng ở tài liệu: Tập huấn
phương pháp lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong Trường Tiểu
học, THCS, giáo viên cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên
môn, tiếp cận sự kiện mới nhất để truyền tải cho học sinh. Đồng thời phải
luôn đổi mới cách thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em
hăng say tìm hiểu và vận dụng.
- Giáo viên đi tập huấn chuyên đề này cần phổ biến cụ thể cho các
đồng nghiệp nhằm giúp cho việc lồng ghép được thuận lợi, không có cảm

giác bị gò bó.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết không sao chép nội dung
của người khác./.
Người thực hiện

Lê Thị Hồng Quyên

20


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh - Điều 4.
2. Khoản 1 - Điều 3 Luật an ninh Quốc gia năm 2004.
3. Thông tư số 01/2017/TT-BGD ĐT hướng dẫn giáo dục quốc phòng và
an ninh trong trường Tiểu học, THCS.
4. Nghị định số: 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng và an ninh.
5. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

22




×