Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp nâng cao giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.68 KB, 17 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc
gia trên thế giới đưa vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông dưới
nhiều hình thức khác nhau. Đối với Việt Nam, đây là nội dung mới thực hiện
thông qua nhiều chương trình, dự án như “Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục
phòng chống ma tuý..”. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế
hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người
học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của
giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống [ 5;76].
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang
bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương
pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy
tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng
thú học tập cho học sinh. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác
định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ
giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, các em dễ
bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, lai căng, thực
dụng… Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao giáo
dục kĩ năng sống trong môn địa lí ở trường THPT” việc giáo dục kỹ năng
sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ với gia
đình và bạn bè.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Môn Địa lý, với đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học đặc trưng


sẽ góp phần vào việc giáo dục các kỹ năng sống, tập trung vào các kỹ năng nòng
cốt đối với giáo dục phổ thông Việt Nam.
Môn địa lí phản ánh được mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, kinh tế , khó khăn ,
thuận lợi , giải pháp để học sinh có kĩ năng sống định hướng trong tương lai, các
kĩ năng tư duy, sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin...
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Giáo viên và học sinh trong giảng dạy môn địa lí ở trường
THPT nói chung, giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên nói
riêng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu[ 2;62].
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp thực tiễn
Phương pháp lấy ý kiến
1


Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp thống kê toán học
1.5. Những điểm mới của sáng kiên kinh nghiệm
Kĩ năng sống nếu được áp dụng trong môn địa lí với phần lớn nội dung các
bài của chương trình THPT sẽ mang lại cho học sinh các kĩ năng : Giải quyết
mâu thuẫn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng hợp tác,
kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
Ngoài ra ,kĩ năng sống trong môn địa lí còn có tích hợp với kĩ năng sống
của các môn học khác.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cở sở lí luận
2.1.1. Khái niệm kĩ năng sống [ 1;16].
Khi tiếp cận kĩ năng sống thông qua bốn trụ cột của giáo dục : Học để biết ,
học để khẳng định bản thân, học để chung sống và học để làm việc thì có thể

hiểu kĩ năng sống là: kĩ năng học tập , kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng thích
ứng và hoà nhập với cuộc sống , kĩ năng làm việc . Hay có thể hiểu kĩ năng sống
là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người , khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác , với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống
Có thể nói, kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp cho con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh
2.1.2. Vai trò của công tác giáo dục kĩ năng sống trong thực hiện yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp
kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp
cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng
tiếp cận năng lực người học, chú trọng đến việc yêu cầu học sinh học xong phải
thể hiện được, làm được, biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình
huống đặt ra trong cuộc sống. Trong thời gian gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo
đã tổ chức một số hoạt động như: Tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn
giải quyết các vấn đề thực tiễn[ 3; 25].
Với đề án đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu giáo
dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức lý thuyết sang trang bị những năng
lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm
quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục kĩ năng sống vào trường học cùng
với các môn học và các hoạt động
2.1.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường
THPT:[ 6;19].
- Kĩ năng tự nhận thức
Là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá
đúng về tiềm năng, tình cảm, thói quen, sở thích, điểm mạnh yếu của mình,…
quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả lúc căng thẳng
Tự nhận thức là khả năng rất cơ bản của con người, là nền tảng để con
người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể

2


cảm thông được với người khác. Để có thể tự nhận thức đúng về bản thân cần
phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác
- Kĩ năng xác định giá trị
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản
thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản
thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chứng kiến, thái độ và thậm chí là
thành kiến đối với một điều gì đó
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Đây là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình
huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với
người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống
căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng
thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy
nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ chúng ta có thể nhận được những lời khuyên,
sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt
được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời
sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan và giúp chúng ta có cái nhìn
mới và hướng đi mới
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Tự tin là niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình có
thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có
nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ
- Kĩ năng giao tiếp

Đây là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết
hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết
lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều
chỉnh giao tiếp một cách hiệu quả, phù hợp. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối
quan hệ tích cực với người khác, với các thành viên trong gia đình, với bạn bè,
với xã hội
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có
kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan
tâm lắng nghe chú ý, cho ý kiến phản hồi mà không vội vàng đánh giá, đồng
thời có thể đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong
hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác qua đó
chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với
hoàn cảnh hay nhu cầu của họ
3


- Kĩ năng thương lượng
Thương lượng là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng
thời có thảo luận để đạt được sự thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc một
vấn đề gì đó
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng với một hay nhiều người
về một vấn đề gì đóMâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt
nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, văn
hóa,…Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của
các bên

- Kĩ năng hợp tác
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công
việc hay một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết
và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
- Kĩ năng tư duy phê phán
Đây là kĩ năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, tình
huống, sự vật xảy ra
Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người đưa ra được những
quyết định, những tình huống phù hợp đặc biệt là trong xã hội hiện đại, khi con
người phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
Là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng
mới theo phương thức mới, là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa
các khái niệm, ý tưởng, sự việc, độc lập trong suy nghĩ
Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng
kiến và óc tưởng tượng, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn người khác
- Kĩ năng ra quyết định
Đây là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để
giải quyết vấn đề hay tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời
Kĩ năng ra quyết định là rất cần thiết, giúp con người có được sự lựa chọn
phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống
- Kĩ năng kiên định
Đây là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do
dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần
thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa
được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền và nhu cầu của người khác
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Đây là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia
sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm cần

dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự
giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
- Kĩ năng đạt mục tiêu
Mục tiêu chính là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một thời gian
hoặc một công việc nào đó
4


Kĩ năng đạt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản
thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó
Kĩ năng đạt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có
khả năng thực hiện được mục tiêu của mình
- Kĩ năng quản lí thời gian
Là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết
tập trung vào giải quyết công việc trong thời gian nhất định
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Đây là kĩ năng quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin
cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin cần kết hợp tốt với kĩ năng tư duy phê
phán và kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ [ 7; 103].
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT tập trung vào các kĩ
năng tâm lí – xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình huống
hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết hiệu quả những vấn đề,
những tình huống của cuộc sống. Việc hình thành những kĩ năng này không loại
bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với việc hình thành các kĩ năng học
tập như: đọc, viết, tính toán, máy tính
2.2. Thực trạng vấn đề
Trong các môn học hiện nay, chưa có sự lồng ghép kĩ năng sống cho học
sinh ,mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung

thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Về chương trình :Nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường
hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm
người, nhất là việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .
- Về giáo viên: Có thể nói rằng, do phải chạy theo thời gian, phải truyền tải
nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung
vào cung cấp kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhất
là kĩ năng ứng xử với xã hội, hòa nhập với cuộc sống .
Về phía học sinh:
Học sinh thụ động lĩnh hội tri thức , chưa thể hiện các kĩ năng sống dẫn
tới một bộ phận không nhỏ học sinh không biết cách ứng xử phù hợp như:
Chưa biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, còn nói bậy, chửi tục nhiều,
không kiềm chế được cảm xúc, còn đánh nhau, vô lễ với thầy cô, gian lận
trong thi cử . [ 2; 75].
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Giải pháp 1 : Khám phá- Kết nối-Vận dụng[ 4; 72].
- Khám phá:
+ Giáo viên (cùng với học sinh) thiết kế hoạt động( có tính chất trải
nghiệm )
+ Giáo viên ( cùng với học sinh) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu
biết đã có liên quan đến bài học mới
+ Giáo viên giúp học sinh xử lí , phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm
của HS, tổ chức và phân loại chúng
5


- Kết nối:
+ Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã
chia sẻ ở bước 1
+ Giáo viên giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới

+ Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và
chính xác chưa
-Vận dụng:
+Giáo viên (cùng với học sinh) lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều
môn học / lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới
+ Học sinh làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ
+Giáo viên (cùng với học sinh) tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình
tổ chức hoạt động
2.3.2. Giải pháp 2. Bài thực nghiệm
Bài 14. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(lớp 12)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng , đa dạng sinh học, đất; một số
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm , cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
2. Kĩ năng
Phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng , sự đa dạng
sinh học và đất ở nước ta
Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai
ở địa phương
Giao tiếp :phản hồi / lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng
Tìm kiếm và xử lí thông tin . phân tích so sánh
3. Thái độ
Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II. Phương tiện dạy học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Hình ảnh về các hiện tượng chặt phá, đốt rừng; hậu quả của mất rừng
Hình ảnh về các loài chim, thú qúi hiếm cần bảo vệ
Hình ảnh về vấn đề ô nhiễm nguồn nước

III. Tiến trình dạy học
1. Khám phá
Cho HS xem một số hình ảnh ( hoặc đoạn phim)về hiện tượng khai thác và
sử dụng một số loại tài nguyên thiên nhiên( TNTN) . Sau đó đặt câu hỏi : Điều
gì sẽ xảy ra nếu việc khai thác và sử dụng TNTN không hợp lí ? HS trả lời , GV
bổ sung và đi vào nội dung chính của bài.
2. Kết nối.[ 7; 116].
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1. Tìm hiểu tài nguyên rừng ( cả 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
lớp)
sinh vật
-Vận dụng: Kĩ năng tư duy sáng tạo. a. Tài nguyên rừng
6


Kĩ năng nhận thức
- Bước 1: HS dựa vào SGK , bản đồ
và hiểu biết của cá nhân để thực hiện
các yêu cầu sau:
+ Căn cứ vào bảng số liệu SGK, nhận
xét sự biến động diện tích ở nước ta
qua các năm. Giải thích vì sao có sự
thay đổi đó.
+ Dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Việt
Nam , cho biết những nơi có diện tích
rừng lớn ở nước ta
+ Nêu vai trò của việc bảo vệ rừng và
các biện pháp bảo vệ rừng
Bước 2: HS trình bày , chỉ bản đồ,

GV nhận xét, chuẩn kiến thức . GV
nhấn mạnh vai trò của rừng trong việc
bảo vệ môi trường sinh thái , đặc biệt
trong điều kiện tự nhiên nước ta
nhiều đồi núi , khí hậu nóng ẩm , mưa
nhiều, có 2 mùa mưa/ khô rõ rệt
HĐ 2. Tìm hiểu về sự đa dạng sinh
học ( cá nhân)
Vận dụng: Kĩ năng trình bày suy
nghĩ, ý tưởng
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Bước 1:
GV yêu cầu HS căn cứ vào bảng . Sự
đa dạng thành phần loài và suy giảm
số lượng loài thực vật, động vật để
nhận biết được tính đa dạng của tìa
nguyên sinh vật nước ta. Sau đó trả
lời câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào đã làm suy giảm
số lượng loài thực, động vật tự nhiên?
+ Nêu những biện pháp bảo vệ sự đa
dạng sinh học ở nước ta .
Bước 2: HS trả lời , GV chuẩn kiến
thức
Lưu ý : GV yêu cầu HS liên hệ ở địa
phương những loài có nguy cơ cạn
kiệt và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự
cạn kiệt đó.
HĐ 3. Tìm hiểu vấn đề sử dụng và
bảo vệ tài nguyên đất ( cá nhân /


Tổng diện tích rừng đang tăng,
nhưng rừng vận bị suy thoái vì chất
lượng rừng không ngừng giảm , đặc
biệt là rừng giàu, rừng nghèo và
rừng phục hồi tăng
Biện pháp bảo vệ:
+ Trồng rừng phòng hộ , rừng đặc
dụng, rừng sản xuất
+ Triển khai luật bảo vệ và phát
triển rừng
+ Phấn đấu trồng được 5 triệu ha
rừng vào năm 2010

b. Đa dạng sinh học
- Suy giảm đa dạng sinh học :
+ Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta
có tính đa dạng cao : số lượng thành
phần loài , các kiểu hệ sinh thái lớn,
nhiều nguồn gen quí hiếm
+ Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh
học rất lớn
+ Nguyên nhân do những tác động
không hợp lí của con người
- Biện pháp:
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên
+ Ban hành "Sách đỏ Việt Nam"
+ Qui định khai thác gỗ, động vật và
thuỷ sản


2.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
đất
a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên
đất
- Diện tích đất hoang , đồi trọc giảm
mạnh , do diện tích rừng trồng tăng ,
7


nhóm)
Vận dụng: Kĩ năng đảm nhiệm
trách nhiệm
Kĩ năng ra quyết định
Bước 1: GVchia nhóm và giao việc :
từng HS đọc SGK, sau đó cùng nhau
thảo luận về các nội dung:
+ Các biểu hiện suy thoái tài nguyên
đất nước ta
+ Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
của nước ta
+ Các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và
cải tạo đất đồng bằng
Bước 2: Đại diện 1 nhóm trình bày ,
cả lớp lắng nghe và bổ sung .
Bước 3: Gv nhận xét và chuẩn kiến
thức
Lưu ý : liên hệ thực tiễn về việc sử
dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở địa
phương


tuy nhiên diện tích đất bị suy thoái
vẫn rất lớn
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
( năm 2005):
+ Đất có rừng : khoảng 12,7 triệu ha
+ Đất nông nghiệp 9,4 triệu ha, bình
quân đất nông nghiệp / người 0,1 ha
là thấp
+ Đất chưa sử dụng : 5,35triệu
ha,chủ yếu là đất đồi núi bị thoái
hoá nặng
b.Các biện pháp bảo vệ đất
- Vùng đồi núi : cần chống xói mòn
( làm ruộng bậc thang, kết hợp sản
xuất nông - lâm)
- Đối với đất nông nghiệp: có biện
pháp quản lí chặt chẽ , sử dụng vốn
đất hợp lí, có các biện pháp chống
suy thoái đất và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường đất

3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
khác
HĐ 4. Tìm hiểu về việc bảo vệ các - Nước
tài nguyên khác ( nhóm)
- Khoáng sản
Vận dụng: Kĩ năng đặt mục tiêu
- Du lịch
Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Khí hậu, biển....
Bước 1: Gv chia nhóm( 2 bàn 1nhóm)
và giao việc . Mỗi nhóm tìm hiểu một
loại tài nguyên như bảng bên
3b. b22
Bước 2: đại diện các nhóm trình bày, 3.
các thành viên trong nhóm trả lời câu
hỏi để hỏi và trả lời câu hỏi của nhóm
khác
Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến
thức
ghi chú: đối với tài nguyên nước và
khoáng sản , để HS hiểu sâu hơn , GV
có thể yêu cầu HS trả lời một số câu
hỏi:
+ Tại sao cần phải sử dụng có hiệu
quả , đảm bảo sự cân bằng và chống ô
nhiễm môi trường nước
+ Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ
việc khai thác tài nguyên khoáng sản
8


Đối với tài nguyên du lịch, tài nguyên
khí hậu, tài nguyên biển cần phải chú
ý để tìm ra biện pháp nhằm khai thác
các tài nguyên dưới dạng tiềm năng
này
3. Thực hành / luyện tập
4. Vận dụng

Liên hệ thực tế / viết báo cáo ngắn:
- Hãy kể tên một số loài sinh vật ở địa phương em có nguy cơ bị
tuyệtchủng.
- Em đã có những hành động gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương
mình?
- Hoặc: Viết một báo cáo ngắn gọn về thực trạng sử dụng và bảo vệ một
loại tài nguyên thiên nhiên ở nơi em sinh sống
IV. Gợi ý đánh giá kĩ năng sống[ 7;119].
1. Kĩ năng sống được đánh giá
2. Công cụ đánh giá
- Quan sát- Bảng kiểm ( Quan sát hoạt động của cá nhân HS và các nhóm HS)
TT
1

2

3

Biểu hiện của kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin
1.1. Làm việc với bảng số liệu trong
SGK
1.2.Trả lời câu hỏi trong SGK
1.3. Ghi ra/ nhận xét được vấn đề sử
dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
2.1. Đọc đoạn văn trong SGK
2.2. Ghi lại ý chính
2.3. Trả lời câu hỏi của GV về vấn
đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh
vật

2.4. Nêu nhận xét chung về vấn đề
sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh
vật
3.1. Bổ sung thêm thông tin từ các
nguồn khác
3.2. Liên hệ thông tin đó với nội
dung bài


nhân

Nhóm Nhóm
1
2

Nhóm
3

2.3.3. Giải pháp 3.Thực nghiệm bài 38. Thực hành(Lớp 10)
Viết báo cáo ngắn gọn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Nắm được vị trí chiến lược của hai con kênh nổi tiếng Xuyê- Panama
9


Vai trò của hai con kênh này trong ngành giao thông vận tải biển thế giới
Những lợi ích về kinh tế nhờ sự hoạt động của hai kênh đào này
2. Kĩ năng :
Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho viết báo cáo ngắn gọn về hai kênh này

Những lợi ích về kinh tế nhờ sự hoạt động của hai kênh đào này
Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu
3. Thái độ:
Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ/ ý tưởng
II. Phương tiện dạy học
- Lược đồ kênh đào Xuyê và Panama (phóng to)
- Lược đồ vị trí của kênh đào Xuyê, Panama và một số cảng lớn trên thế
giới (phóng to theo SGK)
- Tập bản đồ thế giới và châu lục
- Các tài liệu bổ sung về kênh đào Xuyê và Panama (nếu có)
- Tranh ảnh về 2 kênh đào này (nếu có)
- Phiếu học tập
III. Tiến trình bài học
1. Khám phám . Sử dụng kĩ năng nhận thức
- GV cho HS quan sát lược đồ vị trí của kênh đào Xuyê và Panama và một
số cảng lớn trên thế giới và bản đồ tự nhiên thế giới , hoặc bản đồ các nước trên
thế giới , cho biết : nếu như không có kênh đào Xuyê và Panama thì việc vận
chuyển hàng hoá ( và người) bằng đường biển trên thế giới sẽ như thế nào?
- Sau khi HS trả lời , GV sẽ dẫn dắt vào bài , giao nhiệm vụ cho HS làm bài
2. Kết nối. Sử dụng kĩ năng tìm kiếm sự hổ trợ. Kĩ năng ra quyết định
HĐ 1. Xác định vị trí kênh Xuyê trên bản đồ
- GV: Yêu cầu HS ở tập bản đồ thế giới và các châu lục vị trí của kênh đào
Xuyê, xác định các đại dương , biển được nối liền thông qua kênh đào . Sau đó
gọi một vài HS lên bảng chỉ trên bản đồ thế giới các đối tượng vừa tìm
- GV chuẩn xác kiến thức
3. Thực hành/ luyện tập [ 7; 117]. Kĩ năng giải quyết vấn đề
HĐ 2. Điền thông tin ( cặp/ nhóm)
Bước 1: HS hoàn thành phiếu học tập 1
GV kẻ phiếu học tập 1 lên bảng ( hoặc phát phiếu đã chuẩn bị sẵn)
Bước 2: Gọi 1 HS lên bảng điền các thông tin còn thiếu . Cả lớp góp ý

chỉnh sửa . GV đưa bảng thông tin phản hồi
HĐ 3. Thảo luận( cặp / nhóm) . Kĩ năng hợp tác
- Bước 1: Các nhóm đọc SGK , dựa vào kết quả vừa tính toán , dựa vào các
bản đồ, lược đồ trên bảng , thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hoạt động đều đặn của kênh Xuyê đem lại những lợi ích gì cho ngành
hàng hải thế giới ?
+ Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời gian 8 năm ( 1967- 1975) do chiến
tranh , thì sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Aicập các nước ven
Địa Trung Hải và Biển Đen?
- Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức , có thể yêu
cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
10


+ Tại sao kênh đào Xuyê lại rơi vào tay đế quốc Anh?
+ Đế quốc Anh đã được lợi ích gì từ kênh đào này/
+ Nếu những lợi ích do sự hoạt động của kênh đào và những thiệt hại nếu
như kênh đào bị đóng cửa
- Bước 3: GV có thể tổng kết phần này như sau:
KÊNH XUYÊ
- Lợi ích:
+ Rút ngắn được thời gian vận chuyển , dễ dàng mở rộng thị trường
+ Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm
+ An toàn hơn cho người và hàng hoá , có thể tránh được thiên tai so với
việc vận chuyển trên đường dài
+ Đem lại nguồn thu nhập lớn cho Aicập thông qua thuế quan
- Những tổn thất kinh tế:
Đối với Ai cập:
+ Mất nguồn thu nhập thông qua thuế hải quan
+ Giao lưu trao đổi buôn bán các nước trên thế giới bị hạn chế

Đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen:
+ Tăng chi phí vận chuyển hàng hoá
+ Kém an toàn hơn cho người và hàng hoá
HĐ 4. Kết luận ( nhóm/ cá nhân) .Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Bước 1: trên cơ sở thông tin vừa có được , kết hợp với tư liệu về kênh đào
Xuyê ở phần III và các tư liệu tự sưu tầm được, thảo luận nhóm, sau đó ghi lại
những nét chính về kênh đào Xuyê
Gợi ý: có thể tập hợp một số thông tin về kênh đào qua các ý sau:
+ Thuộc quốc gia nào
+ Các biển và các đại dương được nối liền
+Chiều dài, chiều rộng
4. Vận dụng
Đối với nội dung về kênh đào Panama có thể tiến hành tương tự như kênh
đào Xuyê nếu còn đủ thời gian làm tại lớp . Nếu không còn đủ thời gian . GV có
thể hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà, theo trình tự dưới đây:
+ Xác định kênh đào Panama trên các bản đồ như đã nêu trong SGK
+ Hoàn thành phiếu học tập
+ Dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành ,dựa vào các bản đồ( tập bản đồ thế
giới và châu lục ) , cũng như kiến thức đã có, hãy:
- Cho biết sự hoạt động đều đặn của kênh đào Panama đem lại những lợi
ích gì cho việc tăng cường giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái
Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì
- Tại sao nói việc Hoa Kì phải trao trả kênh đào Panama cho chính quyền
và nhân dân Panama là một thắng lợi to lớn của nước này ?
IV .Gợi ý đánh giá kĩ năng sống [ 7;56].
1. Kĩ năng sống được đánh giá
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
2. Công cụ đánh giá
Quan sát - bảng kiểm ( quan sát hoạt động của cá nhân HS và các nhóm HS)
11



Biểu hiện của kĩ năng thu thập và xử lí
Cá Nhóm Nhóm Nhóm
thông tin
nhân
1
2
n
1
1.1. Làm việc với bảng số liệu trong SGK
1.2.Trả lời câu hỏi trong SGK
1.3. Ghi ra/ Nhận xét được vai trò của kênh
đào Xuyê và Panama
2
2.1. Đọc đoạn văn trong SGK
2.2. Ghi lại ý chính
2.3. Trả lời câu hỏi của GV về kênh đào
Xuyê và Panama
2.4. Nêu nhận xét chung về kênh đào Xuyê
và Panama
V. Tư liệu
Phiếu học tập 1
Hoàn thành bảng dưới đây( khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi
qua kênh đào Xuyê)
Quãng đường được
Khoảng cách(hải lí)
rút ngắn
Tuyến
Vòng châu Qua kênh

Hải lí
%
Phi
Xuyê
Ô đet xa - Mum bai
Mi na al- A hma đi- Giênoa
Mi na al- A hma đi- Rôttecđam
Mi na al -A hma đi- Ban ti mo
Ba lik pa pan- Rôttecđam
PPhiếu học tập 2
Hoàn thành bảng dưới đây ( khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua
kênh đào Panama)
Quãng đường được
Khoảng cách( hải lí)
rút ngắn
Tuyến
Đường
khác không Qua Panama Hải lí
%
qua kênh
NiuYooc- XanPhranxixcô
13107
5263
NiuYooc - Vancuvơ
13907
6050
NiuYooc - Vanparaixô
8337
1627
Livơpun - XanPhranxixcô

13507
7930
NiuYooc- Yôcôhama
13042
9700
NiuYooc - Xitni
13051
9692
NiuYooc- Thượng Hải
12321
10584
NiuYooc- Xingapo
10141
8885

12


Thông tin phản hồi phiếu học tập 1
( Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Xuyê)
Khoảng cách Quãng đường
(hải lí)
được rút ngắn
Tuyến
Vòng Qua
Hải lí
%
châu Phi Xuyê
Ô đet xa - Mum bai
11818 4198

7620
64
Mi na alA hma đi- Giênoa
11069 4705
6364
57
Mi naalA hma đi- Rôttecđam
11932 5560
6372
53
Mi na al A hma đi-Ban ti mo
12039 8681
3368
28
Ba lik pa pan- Rôttecđam
12081 9303
2778
23
Thông tin phản hồi phiếu học tập 2.
(Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Panama)u
hThôg tin ọc tập 2PPPT
Quãng đường
Khoảng cách( hải lí)
được rút ngắn
Đườngkhác
Qua
Tuyến
Hải lí
%
không qua kênh Panama

NiuYooc- XanPhranxixcô
13107
5263
7844
60
NiuYooc - Vancuvơ
13907
6050
7858
56
NiuYooc - vanparaixô
8337
1627
6710
80
LivơpunXanPhranxixcô
13507
7930
5577
41
NiuYooc- Yôcôhama
13042
9700
3342
26
NiuYooc - Xitni
13051
9692
3359
26

NiuYooc- Thượng Hải
12321
10584
1737
14
NiuYooc- Xingapo
10141
8885
1256
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm vào việc vận dụng kĩ năng
sống vào bài học
Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi tuy rằng phạm vi thực nghiệm còn
nhỏ, chỉ giới hạn trong lớp 11A5, với sỉ số 40 em, , nhưng bản thân thấy đã mang
lại hiệu quả
Đối với học sinh:
Tôi đưa ra bảng đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến này
như sau:
Trước khi áp
Sau khi áp dụng
Chủ đề
dụng SKKN
SKKN
Không Hứng Không Hứng
hứng thú thú hứng thú thú
Kĩ năng lắng nghe tích cực
35 /40
5 /40
2 /40
38 /40

Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
39 /40
1 /40
1 /40
39 /40
Kĩ năng quan sát- bảng kiểm
32 /40
8 /40
3 /40
37 /40
Kĩ năng giao tiếp.Kĩ năng thể hiện sự tự tin
35 /40
5 /40
2 /40
38 /40
Kĩ năng tư duy sáng tạo.Kĩ năng hợp tác
33 /40
7 /40
7 /40
33 /40
13


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong địa lí đã mang lại hiệu quả
đáng kể trong vấn đề nhận thức , tư duy và thái độ của các em, nó đã giúp cho
các em chín chắn hơn, tự tin hơn, hạn chế được những căng thẳng , những mâu
thuẫn không cần thiết , giúp các em yêu đời hơn, biết xử lí các tình huống bất
ngờ của thiên tai , biết yêu quí tài nguyên, cảnh đẹp, con người hơn, biết trân

trọng kết quả kinh tế đã làm được , thấy được những khó khăn hiện tại và tương
lai để có hướng khắc phục.
Qua kết quả sáng kiến thu được, tôi thấy rằng sáng kiến của mình có thể áp
dụng vào tất cả các môn học khác . Việc áp dụng rộng rãi sáng kiến này không
những giúp cho học sinh nâng cao kĩ năng sống cơ bản của mình , mà còn tạo
môi trường học tập rất lành mạnh và thân thiện, các em học sinh đoàn kết hoà
đồng với nhau, tương tác cùng tìm kiếm xử lí thông tin , tính tự giác trong mọi
tình huống .
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra cũng không tránh được sai xót,
hạn chế , tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp ,
để tôi dần hoàn thiện hơn và đạt kết quả cao hơn trong công tác.
3.2. Kiến nghị
Đê hiệu quả giáo dục ngày một nâng cao, đạt được mục tiêu của giáo dục là
đào tạo những học sinh phát triển một cách toàn diện cả về tri thức, sức khoẻ,
tình cảm.. Tôi mong rằng các đồng nghiệp áp dụng sáng kiến này vào môn học
của mình . Mong rằng nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất , máy
móc, tạo dựng môi trường học tập thân thiện nhất để giáo viên có thể thực hiện
tốt công việc của mình hiệu quả hơn.
Xác nhận của thủ trưởng
Đơn vị

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan là sáng kiến của mình
viết không sao chép nội dung
của người khác
Người thực hiện

Nguyễn Thị Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


[ 1]. Giáo dục kĩ năng trong môn địa lí ở trường THPT- Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam
[ 2Giáo dục kĩ năng trong môn địa lí ở trường THPT- Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam
[ 3]. Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học - PGS- TS.
Nguyễn thị mĩ Lộc, Đinh thị kim Thoa, - TS Đặng Hoàng Minh
[ 4]. Sức khoẻ và kĩ năng sống - Phan nguyễn khánh Đan
[ 5]. . Lưu Thu Thủy (chủ biên), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn,2005.
[ 6]. Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học - PGS- TS.
Nguyễn thị mĩ Lộc, Đinh thị kim Thoa, - TS Đặng Hoàng Minh
[ 7]. Kiến thức chuẩn kĩ năng địa lí .NXB giáo dục năm 2012

15


Danh mục các sáng kiến đã được đánh giá, xếp loại của Giám đốc Sở giáo
dục - Đào tạo Thanh Hoá
Năm học

Tên đề tài

Xếp
Quyết định
loại
số
VÀ xét

ĐÀO
TẠOthích
THANH CHÓA 539/QĐ2010-2011 SỞ GIÁO
HướngDỤC
dẫn nhận
và giải
bảng sốTHPT
liệu thống
kê của môn
địa lí NGUYÊN
SGD&ĐT
TRƯỜNG
NGUYỄN
XUÂN
12
ngày 18/ 10/
2011
2011- 2012
Giáo dục môi trường cho học sinh
C
871/ QĐthông qua bài 42. Môi trường và sự
SGD& ĐT
phát triển bền vững địa lí 10
ngày 18/ 12/
2012

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT


Người thực hiện: Nguyễn Thị Nam
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc Môn:Địa lí

16

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu………………………………………………………........... 1
1.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………..
1
II 1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………........ 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
1
1.5. Những điểm mới của SKKN………………………………….....
2
II II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ……………………………….
2
2.1. Cơ sở lí luận …………………………………………………….
2
2.1.1. Khái niệm kĩ năng sống………………………………………
2
2.1.2.Vai trò của công tác giáo dục kĩ năng sống trong thực hiện yêu
2

cầu đổi mới giáo dục hiện nay
2.1.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà
2
trường THPT
2.2.Thực trạng vấn đề ………………………………………………
5
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.………………
5
2.3.1.Giải pháp 1 ................................................................................
5
2.3.2. Giải pháp2................................................................................
6
2.3.2. Giải pháp3...............................................................................
9
2.4 .Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm vào việc vận dụng kĩ năng
13
sống vào bài học
III. Kết luận, kiến nghị .......................................................................
14
3.1. Kết luận..........................................................................................
14
3.2.Kiến nghị.........................................................................................
14

17



×