Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vì mục tiêu sáng – xanh – sạch – đẹp cho học sinh lớp 12 trường THPT lê lai qua một số bài học địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
SỞ GIÁOTRƯỜNG
DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
THPT
LÊTHANH
LAI HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÌ MỤC TIÊU
“SÁNG – XANH – SẠCH – ĐẸP” CHO HỌC SINH LỚP 12,
TRƯỜNG THPT LÊ LAI QUA MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÌ MỤC TIÊU
“SÁNG – XANH – SẠCH – ĐẸP” CHO HỌC SINH LỚP 12,
TRƯỜNG THPT LÊ LAI QUA MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ

Người thực hiện: Lê Thị Sang
Chức vụ: Giáo viên
Ngườithuộc
thực lĩnh
hiện:vực
Lê(môn):
Thị Sang
SKKN
Địa lí
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí



THANH HOÁ NĂM 2019
1

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………….….…………………….01
I.1. Lý do chọn đề tài………………………………….…………….……………01
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………………………………………………..01
I.3. Đối tượng nghiên cứu……………………….……………………………….01
I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu…………………….………………………….02
I.5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….02
II. PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………..03
II.1. Cơ sở lý luận………………………………………………….……………..03
II.1.1. Quan niệm tích hợp……………………………………………………….03
II.1.2. Quan niệm dạy học tích hợp………………………………………………03
II.1.3. Quan niệm về kỹ năng sống……………………………………………....03
II.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….………...04
II.2.1. Những thuận lợi………………………………………………….………..04
II.2.2. Những khó khăn…………………………………………………………..04
II.2.3. Kế hoạch và quy trình thực hiện………………….……………………….05
II.2.3.1. Tích hợp với chủ đề SÁNG.…………………………………………….05
II.3.2.2. Tích hợp với chủ đề XANH…………………………………………….07
II.3.2.3. Tích hợp với chủ đề SẠCH……………………………………………..09
II.3.2.4. Tích hợp với chủ đề ĐẸP………………………………………...……..10
II.2.4. Đánh giá chung……………………………………………………………13
II.4. Giải pháp, biện pháp…………………………………………….…………..13

II.4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp………………………….……………..13
II.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp………..…………..13
II.4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp……………………………….13
II.5. Kết quả thu được của vấn đề nghiên cứu……………………..……………..14
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………15
III.1. Kết luận ……………………………………………………………………15
III.2. Kiến nghị………………..………………………………………………….15
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...……………….…..16

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Trường THPT Lê Lai đóng trên địa bàn phía Nam của huyện Ngọc Lặc, có
vị trí thuận lợi, nằm cạnh tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, một ngôi trường đang
vươn mình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, phấn đấu được công nhận trường
chuẩn quốc gia vào năm 2019. Đi đôi với sự phát triển chuyên môn, vấn đề bảo vệ
môi trường sống luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm vì mục tiêu phát triển
bền vững. Nhiều năm qua nhà trường đã và đang hoàn thiện việc xây dựng cơ sở
vật chất kết hợp với việc xây dựng khuôn viên, đảm bảo một môi trường dạy và
học luôn sáng – xanh - sạch - đẹp. Để có được môi trường như vậy cần sự chỉ đạo
sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo và
ý thức của các em học sinh vì mục tiêu mang lại môi trường sống trong lành, xây
dựng hình ảnh thân thiện, sạch đẹp.
Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh có ý thức chưa cao trong việc xây dựng
môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Các em còn thiếu các kỹ năng cần thiết để
biết cách xây dựng môi trường sáng – xanh - sạch - đẹp của nhà trường và ở địa
phương. Đó là điều mỗi giáo viên bộ môn, và đặc bệt là giáo viên bộ môn Địa lí
cần trang bị kỹ năng cho các em trong các giờ học, bài học.

Từ yêu cầu trên, tôi quyết định trang bị kiến thức và kỹ năng về việc xây
dựng và bảo vệ môi trường qua việc: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vì mục
tiêu “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai qua
một số bài học Địa lí.
Trong phạm vi nhỏ và thời gian hạn chế thì đề tài không tránh khỏi được
những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp và các
em học sinh để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Giúp cho học sinh nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa môi trường
tự nhiên với môi trường sống của con người, từ đó có những hành vi khai thác, sử
dụng và bảo vệ môi trường sống bền vững, hiệu quả.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù
hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tính
huống và hoạt động hàng ngày.
- Học sinh được trang bị các kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, vận
động, thuyết phục người khác cùng tham gia, phát triển các kỹ năng về thu thập,
tổng hợp thông tin, giúp nhạy bén hơn khi gặp phải những vấn đề khó khăn đặt ra,
hình thành thói quen vì tập thể, vì cộng đồng và xã hội. Trên cơ sở đó tạo cơ hội
thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa
về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Sáng: Biết cách sử dụng nguồn điện chiếu sáng phù hợp, tiết kiệm ở lớp
học, nhà trường, gia đình.
- Xanh: Duy trì môi trường sống nhiều cây xanh thân thiện với môi trường.
3


- Sạch: Đảm bảo không gian học tập, sinh sống sạch sẽ, hạn chế những vấn

đề ô nhiễm do chất thải đến môi trường sống.
- Đẹp: Xây dựng môi trường sạch đẹp, hành vi ứng xử với không gian sống
có trách nhiệm, mang tính nhân văn.
Học sinh lớp 12 thông qua một số bài học về Địa lí trong chương trình sách
giáo khoa hiện hành, là lớp cuối bậc THPT (khoảng 17 - 18tuổi) nên khả năng tư
duy, nhận thức, phân tích đánh giá về đề tài của các em sẽ rất trách nhiệm và hiệu
quả, việc vận dụng các kỹ năng vào trong đời sống hàng ngày khá gần gũi, cần
thiết.
I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Bài 14, 15, 35, 37 sách giáo khoa địa lí lớp 12.
- Phạm vi khuôn viên và xung quanh trường THPT Lê Lai đóng trên địa bàn
thôn Ba Si, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học.
- Phương pháp quan sát thực tế.
- Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này.
Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng
ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt
được rất tốt trong việc thực hiện đề tài.

4


5



I. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
II.1.1. Quan niệm tích hợp
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Khái niệm tích
hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất, sự nhất thể hóa đưa tới một đối
tượng mới như là một thể thống nhất chứ không phải là phép cộng giản đơn những
thuộc tính của các thành phần.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để
chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho
con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một
loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường
vốn có.
Tích hợp có hai hình thức là:
+ Tích hợp toàn phần: Được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học
cũng chính là các kiến thức cần tích hợp.
+ Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi một phần kiến thức của bài học có
nội về giáo dục cần tích hợp.
II.1.2. Quan niệm dạy học tích hợp
Được hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học
tập góp phần hình thành cho học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những
điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn
bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư
phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh phù hợp với các mục
tiêu giáo dục trong nhà trường.
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổng hợp các
nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống
từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết
vào những nội dung vốn có của môn học. (Chẳng hạn: lồng ghép nội dung giáo
dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông trong các môn học

Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân... xây dựng môn học tích hợp từ các môn học
truyền thống).
Dạy học tích hợp chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng
lực, tập trung vào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức trong sách giáo
khoa. Thực hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng sống
trong một tình huống có ý nghĩa vào cuộc sống.
II.1.3. Quan niệm về kỹ năng sống
- Theo Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF): Kỹ năng sống là khả
năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như
thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế
nào).
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Kỹ năng sống là khả năng thích nghi
và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày.
6


- Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO):
Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: học để biết, học làm người, học để
sống và học để làm. Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy sáng tạo, kỹ
năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện… Học để sống với người
khác gồm các kỹ năng xã hội như: Giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp
tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…Học làm người gồm các kỹ năng
cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, tự nhận thức, tự tin, kiểm soát cảm xúc…
Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng làm việc
nhóm, đặt mục tiêu, quản lý thời gian…
Tóm lại, bản chất của Kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ
năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu
quả.
II.2. Cơ sở thực tiễn

II.2.1. Những thuận lợi
- Trường THPT Lê Lai là một trường cấp 3 nên việc triển khai của giáo viên
và việc tiếp cận vấn đề của học sinh tương đối thuận lợi, gần gũi. Nhìn chung,
việc nắm bắt các yêu cầu tích hợp nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Được sự quan tâm, tuyên truyền thường xuyên của các phương tiện thông
tin đại chúng, sự hỗ trợ của nhóm Địa lí, Nhà trường, Đoàn thanh niên…trường
THPT Lê Lai.
- Học sinh rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động vì mục tiêu
Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp có hiệu quả từ lớp, trường học đến từng gia đình, thôn
xóm.
- Những phương tiện hỗ trợ các yêu cầu của đề tài phong phú, đa dạng và
khá gần gũi, dễ tìm kiếm nên hiệu quả mang lại là tương đối cao.
- Khả năng áp dụng của đề tài khá rộng rãi, cho nhiều đối tượng học sinh,
không bị ràng buộc nhiều về thời gian vì những vấn đề được đề cập rất thực tế với
từng cá nhân.
II.2.2. Những khó khăn
- Học sinh trường THPT Lê Lai chủ yếu sinh sống ở vùng miền núi, các em
lớn lên với những công việc gắn với đồi núi nên chưa có thói quen xây dựng một
khuôn viên sạch đẹp.
- Hơn nữa, tuổi các em còn hồn nhiên, vô tư, xem việc xây dựng môi trường
sáng – xanh- sạch – đẹp không phải là trách nhiệm của riêng bản thân mình nên
đôi khi còn ăn quà vặt, xả rác bừa bãi trong khuôn viên nhà trường, trong lớp
học…
- Việc tắt điện khi không sử dụng còn chưa tự giác, đôi khi còn quên do sự
vô tư, hiếu động của tuổi học trò.
- Nhìn chung nhận thức của học sinh về vấn đề Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp
được nâng cao thông qua sự tích hợp vào bài học Địa lí lớp 12 nhưng chưa nhiều
và cụ thể, giáo viên chỉ lựa chọn được một số bài và tiêu mục nhỏ để tích hợp.
- Giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc yêu cầu học sinh thực hiện đề tài
với sự tập trung ngoài giờ bên ngoài trường học, vì cần phải có sự đồng ý và ủng

hộ của nhà trường, gia đình, địa phương.
7


II.2.3. Kế hoạch và quy trình thực hiện
II.2.3.1. Tích hợp với chủ đề SÁNG:
- Nội dung tích hợp:
Sử dụng nguồn điện chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm.
- Bài học:
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ
+ Mục 3: Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải.
- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về vấn đề năng lượng điện là một ưu tiên hàng đầu trong phát
triển công nghiệp của vùng, do hạn chế về nguồn nguyên liệu tại chỗ nên việc
phát triển công nghiệp của vùng chủ yếu dựa vào mạng lưới điện quốc gia. Từ đó
liên hệ cụ thể việc cần thiết phải sử dụng tiết kiệm điện ở địa phương nói riêng và
ở tỉnh Thanh Hóa nói chung.
+ Thực hiện các hành vi cụ thể để sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.
Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
+ Mục 2: Phát triển cây công nghiệp lâu năm.
+ Mục 4: Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi.
- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về thủy điện, mùa khô ở Tây Nguyên cụ thể ở Đăk Lăk, Đăk
Nông, Kon Tum và liên hệ thực tế các huyện ở tỉnh Bình Định.
+ Thực hiện các hành vi cụ thể để sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.
- Địa điểm:
+ Lớp học.
+ Khuôn viên nhà trường.
+ Gia đình của học sinh.

- Quy trình thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh như:
. Tính chất khí hậu cận xích đạo vùng Tây Nguyên có mùa khô kéo dài (4-5
tháng), điều này gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
. Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng phát triển thủy điện, riêng ở Gia Lai
có nhiều công trình thủy điện lớn như Yaly, Xêxan 3, Xê Xan 3A, Đăk Lăk cũng
có nhiều công trình lớn như Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Đrây H’ling, Buôn Kuôp…
nhưng khi mùa khô đến vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, luân phiên
cắt điện nhiều nơi trong tỉnh cũng như từng xã phường.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách thức thực hành tiết kiệm điện ở lớp
học, ở nhà trường. Cụ thể như:
. Trước khi tan trường phải tắt hết các thiết bị điện (đèn, quạt, tivi, máy
chiếu…)
. Chủ động tận dụng ánh sáng tự nhiên khi trời sáng thì không bật đèn
trong lớp học.
. Lau chùi, vệ sinh các thiết bị điện thật sạch, trên tường phòng học không
vết bẩn.
. Bật quạt ở chế độ nhỏ (vì quạt chạy càng nhanh càng tốn điện).
8


+ Bước 3: Yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt khi về nhà theo những yêu
cầu:
. Khi ở nhà cần kiểm tra kỹ các thiết bị điện không cần sử dụng nhất là vào
giờ cao điểm.
. Nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn (vì bóng
đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần).
. Hạn chế việc mở tủ lạnh thường xuyên.
. Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ nên để trên 20 0C; khi ngoài trời có gió nên
mở cửa ra để lấy không khí tự nhiên bên ngoài.

. Chỉ sử dụng máy giặt lúc có nhiều quần áo.
. Các thiết bị như máy vi tính, điện thoại, tivi, điện thoại di động…không
nên để chế độ màn hình quá sáng…

Hình 01: Poster Tiết kiệm điện bảo vệ môi trường (tập đoàn Điện lực Việt Nam)
(Một tư liệu ý nghĩa của lớp 12C2 và 12C4 sưu tầm)

Hình 02: Lớp trưởng lớp 12C6 Trường THPT Lê Lai tắt điện khi ra khỏi lớp.
+ Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
9


. Giáo viên đánh giá tổ trực nhật thông qua sự chuẩn bị ở các tiết dạy, hỏi
thăm phụ huynh các em học sinh đã thực hiện sự tiết kiệm điện ở nhà như thế nào,
từ đó đánh giá được hiệu quả.
. Cuối tháng, quý có phần thưởng nhỏ động viên những tổ, cá nhân thực
hiện tốt; phê bình những tổ thực hiện chưa tốt.
. Tham mưu cho các giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường về việc thực hiện
của học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
II.3.2.2. Tích hợp với chủ đề XANH:
Hình 03: Tham gia phong trào: Ngày chủ nhật xanh của lớp 12C8 Tại Đền Tép.

- Nội dung tích hợp:
Duy trì môi trường sống nhiều cây xanh thân thiện với môi trường.
- Bài học:
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
a. Tài nguyên rừng.
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
+ Mục 1: Bảo vệ môi trường.

- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về tài nguyên rừng, sự mất cân bằng sinh thái môi trường.
+ Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh, video… về sự thiếu hụt không gian xanh ở
đô thị.
+ Thực hiện việc trồng, chăm sóc cây xanh, công trình tự giác ở trường học;
chăm sóc vườn cây, bồn hoa ở gia đình.
- Địa điểm:
+ Lớp học.
+ Khuôn viên nhà trường.
+ Gia đình của học sinh.
+ Khu vực công cộng…
- Quy trình thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh như:
10


. Kiến thức về tầm quan trọng của rừng, hiện trạng về tài nguyên rừng ở
nước ta, nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ. Liên hệ đến thực tế Thanh
Hóa là địa phương có nhiều rừng như ở Ngọc lặc, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan
Hóa…
. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường do sự ô nhiễm không khi từ
các chất thải sinh hoạt, chất thải trong công nghiệp ở các thành phố lớn, trong đó
có thành phố Thanh Hóa. Do đó cần phải duy trì không gian sống với nhiều cây
xanh để chất lượng môi trường sống ngày càng phát triển bền vững.
+ Bước 2: Giáo viên để cho học sinh trình bày các sản phẩm đã sưu tầm
như: tư liệu hình ảnh, video… thông qua sách, báo, tạp chí, internet, truyền hình...
về sự thiếu hụt không gian xanh ở đô thị.
. Các nhóm, tổ sẽ lần lượt nhận nhiệm vụ từ giáo viên và xác định rõ chủ
đề, loại thông tin, nguồn thu thập, phương tiện lưu trữ (giấy, bút, USB, máy tính,
điện thoại, máy ảnh…), sắp xếp thông tin, bảo quản cẩn thận…

. Hơn một tháng sau sẽ báo cáo trước lớp về kết quả thu thập tư liệu của
các nhóm. Các nhóm khác sẽ lần lượt đánh giá, nhận xét.
. Giáo viên tổng kết để thấy được sự cần thiết phải duy trì môi trường nhiều
cây xanh trong trường góp phần to lớn vào sự cân bằng sinh thái môi trường sống
của con người. Có thể lựa chọn ra các tư liệu giá trị làm nguồn minh chứng để
giáo viên nâng cao chất lượng bài soạn giảng cho những năm học sau đó.
+ Bước 3: Thực hiện việc trồng, chăm sóc cây xanh, công trình tự giác ở
trường học; chăm sóc vườn cây, bồn hoa ở gia đình, đường phố.
. Yêu cầu học sinh thể hiện trách nhiệm và hành động qua việc chăm sóc
cây xanh và cây cảnh, cây bóng mát (nhổ cỏ, bắt sâu hại, tưới nước, thay thế cây
đã chết…) trong công trình tự giác đã được Đoàn trường phân công.
. Ở gia đình học sinh cần kết hợp với người nhà cùng nhau chăm sóc cây
cảnh, bồn hoa, rau sạch trong các chậu… hiệu quả.
. Tuyệt đối không được bẻ cành, vặt lá, hái quả, ngắt hoa… hệ thống cây
xanh trong khuôn viên trường và khu dân cư sinh sống.
+ Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
. Tìm hiểu thông tin chăm sóc công trình tự giác của học sinh thông qua
Đoàn trường, giáo viên quan sát trực tiếp, đánh giá kết quả.
. Cuối tháng, cuối quý có phần thưởng nhỏ động viên những tổ, cá nhân
thực hiện tốt; phê bình những tổ thực hiện chưa tốt.
. Tham mưu cho giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường về việc thực hiện của
học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
II.2.3.3. Tích hợp với chủ đề SẠCH:
- Nội dung tích hợp:
Đảm bảo không gian học tập, sinh sống sạch sẽ, hạn chế những vấn đề ô
nhiễm do chất thải đến môi trường sống.
- Bài học:
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
+ Mục 1: Bảo vệ môi trường.
- Biện pháp thực hiện:

11


+ Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Thực hiện việc thu dọn rác thải, vệ sinh lớp học, khuôn viên trường; vệ sinh,
dọn dẹp ở gia đình ngăn nắp sạch sẽ, thôn xóm không chất thải ô nhiễm.

Hình 04: Tham gia làm sạch khuôn viên trước cổng trường THPTLê Lai
(Lớp 12C2)
- Địa điểm:
+ Lớp học.
+ Khuôn viên nhà trường.
+ Các tuyến đường quanh trường.
- Quy trình thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh như:
. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường do sự ô nhiễm không khí từ
các chất thải sinh hoạt, chất thải trong công nghiệp ở các thành phố lớn.
. Cung cấp cho học sinh các hình ảnh, tư liệu cần thiết mô tả nguyên nhân,
hiện trạng dẫn đến sự ô nhiễm, hình thành cho học sinh thái độ cần phải giữ gìn
môi trường sống sạch sẽ, không khí trong lành.
+ Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá thực trạng ô nhiễm cũng
như nguy cơ dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống ở xung quanh trường và một số
tuyến phố chính.
+ Bước 3: Cho học sinh ký cam kết thi đua giữa các tổ trong lớp. Giáo viên
biên soạn bản cam kết thi đua làm sạch môi trường trong các buổi trực nhật lớp,
vệ sinh khuôn viên lớp học, nhà trường.
+ Bước 4: Học sinh tiến hành các hoạt động dọn dẹp, vệ sinh lớp học,
khuôn viên nhà trường theo sự hướng dẫn, nhắc nhở của giáo viên và Đoàn
trường. Cùng tham gia với địa phương để bảo vệ môi trường.
12



. Làm vệ sinh lớp học thứ 7 hàng tuần như: lau chùi cửa sổ, cửa chính, mặt
bàn (hộc bàn), ghế, trên tường phòng học…

Hình 05: Làm vệ sinh phòng học của lớp 12C6(Trường THPT Lê Lai)
. Nhặt rác và có sự phân loại cụ thể, bỏ đúng nơi quy định.
. Kiểm tra công trình vệ sinh thường xuyên quét dọn không để bốc mùi hôi,
mùi khai gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
. Sắp xếp lại bàn ghế, nơi làm việc của các bộ phận và các lớp học ngăn
nắp, sạch sẽ.
. Không được ăn quà vặt trong lớp học, không vứt rác bừa bãi, nhả bã kẹo
cao su, khạc nhổ bừa bãi, không viết vẽ bậy lên bàn, ghế, tường phòng học…
. Tham gia cùng địa phương qua các phong trào như: Ngày thứ bảy tình
nguyện, Ngày chủ nhật xanh, Ngày Môi trường thế giới… để cùng nhân dân tham
gia bảo vệ môi trường.
. Khơi thông mương rãnh dẫn nước, không đỗ chất thải ra đường làng, khu
dân cư.
. Thu gom rác thải, túi nylon, nhổ cỏ, cắt tỉa cây cảnh, vườn hoa…+ Bước
5: Đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
. Tìm hiểu thông tin vệ sinh của học sinh thông qua Đoàn trường, giáo viên
quan sát trực tiếp, đánh giá kết quả hàng tuần.
. Cuối tháng, quý có phần thưởng nhỏ động viên những tổ, cá nhân thực
hiện tốt; phê bình những cá nhân, tổ còn vi phạm.
. Tham mưu cho giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường về việc thực hiện của
học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
II.3.2.4. Tích hợp với chủ đề ĐẸP:
- Nội dung tích hợp:
13



Xây dựng môi trường sạch đẹp, hành vi ứng xử với không gian sống có
trách nhiệm, mang tính nhân văn.
- Bài học:
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về không gian sống đẹp.
+ Vệ sinh, trang hoàng lớp học; thu gom rác thải bỏ đúng nơi quy định và
có sự phân loại rác; cắt tỉa cành, hoa lá, tạo hình cây cảnh đẹp, ý nghĩa…
- Địa điểm:
+ Lớp học.
+ Khu vực công trình tự giác.
- Quy trình thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh thông qua
nội dung bài 14, 15. Nhấn mạnh môi trường sống con người không chỉ tập trung
sự sạch sẽ, trong lành mà còn hướng đến cái đẹp.
+ Bước 2: Định hướng cho học sinh trang hoàng lớp học sạch đẹp, chú ý
không bố trí nhiều hình ảnh rườm rà dẫn đến sự mất tập trung trong tiết học.
. Kiểm tra tất cả những vết bẩn trong phòng học, tẩy xóa kịp thời.
. Chỉnh sửa, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng, bố trí hợp lý mang
tính thẩm mỹ cao.
. Nên sử dụng các rèm cửa có màu sáng, thoáng mát nhằm tiết kiệm điện.
. Giặt các tấm rèm cửa, tránh vết bẩn, ẩm mốc; nếu rách cần phải vá lạị.
. Có biện pháp tự trám lại những chỗ bị thủng trên nền sàn, trên tường
phòng học.
. Tự sửa chữa bàn ghế bị xộc xệch, siêu vẹo. Nếu hư hỏng nặng cần báo
cáo kịp thời cho bộ phận cơ sở vật chất và bảo vệ nhà trường.
. Tăng cường ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, không chạy nhảy, viết bẩn lên
bàn ghế; bảo quản tốt đồ dùng trong lớp và của nhà trường…

. Trang phục, lời nói, hành động theo chuẩn mực người học sinh là “Tiên
học Lễ, Hậu học Văn”.

Hình 06: Nét đẹp học sinh và mái trường THPT Lê Lai
14


Hình 07: Cảnh trường THPT Lê Lai Sáng- Xanh – Sạch – Đẹp.
+ Bước 3: Khen thưởng các lớp thực hiện tốt, phù hợp. Nhắc nhở, điều
chỉnh những lớp chưa đẹp, cần định hướng thẩm mỹ phù hợp hơn.
II.2.4. Đánh giá chung
- Đề tài đã tích hợp thành công ở các lớp 12 mà bản thân giáo viên trực tiếp
giảng dạy, trong thời gian tiếp sau sẽ tiếp tục áp dụng đề tài rộng rãi cho cả khối
10 và 11.
- Các vấn đề tích hợp đã góp phần quan trọng trong việc trang bị các kiến
thức từ sách giáo khoa và liên hệ cho học sinh biết được các vấn đề cần thiết về
bảo vệ môi trường ở trường THPT Lê Lai.
- Đề tài đã vận dụng linh hoạt những mục tiêu cần đạt được của kỹ năng
sống cho học sinh từ vấn đề được nhận, tự nhận thức đến vấn đề giao tiếp, tư duy,
giải quyết vấn đề và cơ bản đã làm chủ được bản thân.
- Giáo viên đã trang bị được cho học sinh nhiều kỹ năng sống như: kỹ năng
thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng ứng phó với những thách
thức, khó khăn; kỹ năng thể hiện sự tự tin; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thể hiện sự
cảm thông; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; kỹ năng hợp tác; kỹ năng tư duy phê
phán; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giải quyết vấn đề;
kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; kỹ năng đặt mục tiêu…
- Học sinh đã được nâng cao nhận thức, biết cách vận dụng linh hoạt các kỹ
năng sống cần thiết để thực hiện các hoạt động tại lớp học và tại khuôn viên nhà
trường, nhiều lớp mang lại kết quả vượt bậc được Nhà trường đánh giá cao.
- Học sinh đã áp dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng sống rất hiệu quả.

Tham gia tích cực vào các cuộc phát động của Đoàn phường như: Ngày thứ bảy
tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, Ngày Môi trường thế giới…
- Đề tài đã đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết nhằm đổi mới toàn diện của
ngành giáo dục, của xã hội và của từng cá nhân học sinh Việt Nam, bước đầu thể
15


hiện được xu hướng giáo dục chung của thế giới (theo thống kê đã có 143/155
quốc gia đưa giáo dục KNS vào chương trình GD chính khóa).
II.4. Giải pháp, biện pháp
II.4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Nâng cao được nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường sống không
chỉ nơi mình đang học tập, sinh sống mà còn góp phần tác động đến cộng đồng
xung quanh. Phát huy được tính sáng tạo, hợp tác và làm việc theo nhóm của các
em học sinh đối với vấn đề mang tính thời sự hiện nay tại địa phương mình.
- Học sinh đã chuyển từ nhận thức đến những hành động cụ thể từ đó hình
thành kỹ năng sống tích cực thông qua những việc làm cụ thể.
- Giáo viên nâng cao được kỹ năng tổ chức, trang bị nhiều kỹ năng cần thiết
cho bản thân và học sinh, vận dụng linh hoạt các kiến thức từ bài học trên lớp
thành các hành động cụ thể ở địa phương.
- Góp phần tích cực vào xu hướng dạy học tích hợp môn Địa lí ở trường
THPT trong thời gian sắp tới.
II.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Nâng cao nhận thức cho học sinh thông qua một số bài giảng Địa lí lớp 12
sẽ góp phần khắc sâu kiến thức, trang bị kỹ năng và vận dụng linh hoạt vào thực tế
ở trường với chủ đề Sáng, Xanh, Sạch và Đẹp.
- Học sinh có các hành vi cụ thể nhằm thực hiện các yêu cầu về Sáng,
Xanh, Sạch và Đẹp. Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả những hành động cụ thể
của mình bằng các phiếu thăm dò, khảo sát của giáo viên, ngoài ra học sinh cũng
có thể minh chứng bằng những hình ảnh cụ thể về những hoạt động của mình.

- Giáo viên cần phải nâng cao khả năng soạn giảng, thu thập nhiều thông tin
“thời sự” từ đó để lựa chọn ra những vấn đề nổi bật nhất để tích hợp có hiệu quả
vào các bài học cho học sinh.
- Giáo viên nâng cao được các khả năng phối hợp với các tổ chức đoàn, thể
trong nhà trường, vận động học sinh cùng tham gia với nhà trường, địa phương
góp phần cùng nhà trường thực hiện mục tiêu Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp hiệu
quả.
II.4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Để ý thức của học sinh trở thành những hành động thường xuyên, tích cực
thì ngoài sự nỗ lực của bản thân giáo viên vẫn chưa thể đáp ứng được mà cần phải
có quan tâm, ủng hộ và chia sẻ của nhà trường, địa phương và gia đình các em học
sinh.
- Trước tiên, bản thân giáo viên và học sinh cần phải có sự hợp tác hiệu quả,
giáo viên phải định hướng thông tin, quy trình tổ chức thực hiện cụ thể; học sinh
đã có kỹ năng làm việc theo nhóm, biết hợp tác với nhau để mang lại hiệu quả cao
nhất. Học sinh cần có kỹ năng vận động, thuyết phục gia đình, khu dân cư mình
đang sinh sống nhằm thực hiện mục tiêu của vấn đề được giáo viên phân công.

II.5. Kết quả thu được của vấn đề nghiên cứu
16


• Chủ đề tích hợp Sáng- xanh sạch- đẹp.

*Bảng khảo sát đầu năm học 2018-2019.
SĨ SỐ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (%)
LỚP (học sinh)
Tự nhận thức
Thay đổi hành vi

Vận dụng
12C2
44
56
50
49
12C4
36
42
40
39
12C6
34
39
37
37
12C8
39
37
35
32
TRUNG BÌNH
43,5
40,5
39,3
*Bảng kết quả cuối năm học 2018-2019, sau khi áp dụng đề tài.
SĨ SỐ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (%)
LỚP (học sinh)
Tự nhận thức

Thay đổi hành vi
Vận dụng
12C2
44
86
99
94
12C4
36
92
90
94
12C6
34
89
90
97
12C8
39
97
88
98
TRUNG BÌNH
91,0
91,8
95,7

17



III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
- Đề tài đã tích hợp được cho học sinh lớp 12 những vấn đề Sáng - Xanh Sạch - Đẹp mà trường THPT Lê Lai đang thực hiện thông qua các bài học Địa lý,
học sinh được tiếp cận với vấn đề mang tính thực tiễn hàng ngày.
- Giáo viên bước đầu làm việc với xu hướng đổi mới giáo dục, biết cách
hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện linh hoạt nhiều kỹ năng cần thiết, bổ
ích trong cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh đã được tiếp cận với những nội dung bài học một cách sinh
động, lý thú thông qua sự tích hợp linh hoạt với những vấn đề ở địa phương.
- Kết quả thu được của đề tài là rất khả quan, điều kiện áp dụng đề tài rộng
rãi, có thể dùng cho bậc THPT và THCS vì những vấn đề mà sáng kiến hướng đến
là gần gũi hàng ngày với cuộc sống từng cá nhân học sinh trên địa bàn dân cư.
- Cách tiếp cận của đề tài là một hướng đi mới, theo sự tìm hiểu vẫn chưa
có đề tài nào đề cập đến chủ đề Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp ở địa phương. Hiệu quả
mang lại là các em học sinh tự tin, mạnh dạn nhìn thẳng vào vấn đề để tự đánh
giá, đưa ra nhận định, từ đó tự nhận thức và vận dụng linh hoạt các kỹ năng cần
thiết vào thực tiễn hiệu quả.
III.2. Kiến nghị
- Nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lý lớp 12 nói riêng và bậc
THPT nói chung cần thiết kế theo hướng giảm tải nhiều kiến thức, khoa học khô
cứng và tăng cường trang bị cho học sinh thêm nhiều kỹ năng sống cần thiết hàng
ngày, phù hợp với từng vùng miền (hoặc để địa phương biên soạn phù hợp) nhằm
giúp các em thuận tiện, dễ dàng hơn trong cuộc sống.
- Phát triển nhiều bài học về Địa lý địa phương phù hợp với tình hình thực
tế, từ đó giúp giáo viên và học sinh khi làm việc với những vấn đề sẽ sâu sắc, hiệu
quả hơn.
- Dạy học tích hợp không chỉ là sự hợp tác hiệu quả của giáo viên và học
sinh mà cần phải có sự quan tâm ủng hộ của gia đình học sinh và chính quyền địa
phương.
Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống vì mục tiêu Sángxanh – sạch – đẹp cho học sinh mà bản thân tôi trong quá trình dạy học môn địa lí

12 đã tích lũy được. Tuy nhiên, với phạm vi nhỏ của đề tài nên những kinh
nghiệm chia sẻ có thể còn chưa sâu sắc. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu,
học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân
để đề tài này được hoàn thiện hơn. Kính mong quý thầy, cô đóng góp và bổ sung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Ngọc Lặc, ngày 30 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện
Lê Thị Sang
18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 12 (2013), Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục Việt
Nam.
2. Sách giáo viên Địa lí 12 (2013), Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục Việt
Nam.
3. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí ở trường THCS (2010, tài liệu
dành cho giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí ở trường THPT (2010, tài liệu
dành cho giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp (số 890/NGCBQLGDNG, ngày 07/10/2013), Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ
GD&ĐT).

19


20



Mẫu 1 (2)
DANH MUC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Cấp đánh giá xếp
Kết quả
Năm học
loại
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
(Ngành GD cấp huện,
xếp loại
xếp loại
tỉnh; Tỉnh…)
(A,B hoặc C)
1. Rèn luyện kỹ năng sử dụng
Atlat địa lí Việt Nam qua
Cấp ngành
C
2008-2009
phần địa lí các vùng kinh tế
- Địa lí 12
2. Tích hợp giáo dục môi
trường qua chương trình
Cấp ngành

C
2010-2011
địa lí lớp 10.
3. Biện pháp giáo dục học
sinh nữ chưa ngoan tại lớp
Cấp ngành
C
2015-2016
12C3 trường THPT Lê Lai
năm học 2015-2016

21



×