Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương thanh hóa vào giảng dạy tiết 1 lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU.....………………………………………..........................................2
1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………........................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………................................................. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………. …...........................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………............................................3
2. NỘI DUNG………………………………………...........................................4
2.1. Cơ sở lí
luận……………………………………............................................4
2.2. Thực trạng vấn đề...……………………………............................................4
2.3. Giải pháp thực hiện……………………………............................................4
2.3.1. Lên kế hoạch cho tiết dạy............................................................................4
2.3.2. yêu cầu sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương....5
2.3.3. Tiến hành thực hiện.....................................................................................5
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm…………………......................................17
2.5. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm............................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………..………………….....................................17
3.1. Kết luận…………………………………………........................................20
3.2. Kiến nghị……………………………………………..................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................22

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp giáo dục đã và đang
được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, yêu cầu này được thực hiện ở tất
cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn giáo dục quốc phòng an
ninh.(GDQP-AN)


Môn học GDQP-AN trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ
bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống chống
ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt
Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang
nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự;
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Có thể nói GDQP-AN là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội
nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự, nó thuộc nhóm các
môn học chung, kiến thức của môn học thường khó và khô cứng nên học sinh
thường không hứng thú với môn học vì vậy là giáo viên giảng dạy bộ môn tôi
luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới hương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú và
nâng cao khả năng học tập của học sinh. Một trong những phương pháp tôi đã sử
dụng và đạt kết quả cao đó là sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử
về địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy bài lịch sử đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt nam bởi lẽ lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có
quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng
đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian
và thời gian xác định. Qua bài giảng tôi thấy được sự hào hứng học tập của các
em học sinh với bài học và đặc biệt các em nắm bài rất tốt và cũng hiểu nhiều
hơn về lịch sử quê hương mình trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh tình yêu quê
hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”.Vì vậy Tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa
phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập
của học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018-2019 với mục
đích vừa giảng dạy vừa tuyên truyền lịch sử oai hùng của dân tộc cũng như lịch
sử của quê hương Thanh Hóa anh hùng, đồng thời muốn được trao đổi cùng bạn
bè đồng nghiệp một phương pháp dạy học đã được tôi áp dụng bước đầu rất hiệu
quả và qua đây cũng hi vọng phương pháp dạy học này sẽ được bổ sung, hoàn

thiện và nhân rộng trong Trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng và trong toàn
ngành Giáo dục của Thanh Hóa nói chung.

2


1.2 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa
phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập
của học sinh” nhằm để đổi mới hình thức và cách thức, phương pháp dạy học
theo hướng tự giác, tích cực, làm cho người học tăng cường chủ động sự tìm tòi,
khám phá được vốn kiến thức của bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng
vẫn đạt được mục đích dạy học, tăng hứng thú trong học tập và lĩnh hội kiến
thức, làm cho người dạy và người học nhẹ nhàng, phấn chấn và dễ dàng đạt
được mục đích dạy học đề ra, làm tăng tính hấp dẫn của môn học, tạo hứng thú
cho học sinh trong tiếp thu kiến thức, nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong
việc dạy và học bộ môn GDQP-AN góp phần chuyển tiếp từ phương pháp giảng
dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn GDQP-AN ở trường THPT Triệu Sơn 5 từ đó khẳng định vai
trò, vị trí của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, thay đổi cách nhìn
nhận chưa đúng của xã hội về môn học này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và chỉ ra những nội dung có
thể sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức của lịch sử địa phương vào dạy
bài học. Từ đó chỉ ra việc vận dụng như thế nào sẽ mang lại hiệu quả trong giáo
dục, giúp học sinh hiểu bài, phát triển tư duy tổng hợp, nâng cao hứng thú học
tập cho học sinh. Đối tượng thực nghiệm là học sinh khối 10 – trường THPT
Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát thực tế và thu thập thông tin.
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp trực quan: Hình ảnh minh họa.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo viết: ‘‘Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.[1]
Như vậy có thể thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết và vô
cùng quan trọng vì phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp
sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình
trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp
giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự
hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Môn học GDQP-AN là môn học đặc thù, kiến thức môn học đa dạng và ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mỗi bài đặc biệt là các bài lý thuyết thì giáo viên có
nhiều phương pháp dạy học để chuyền đạt kiến thức cho học sinh. Việc sử dụng
hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử về chính mảnh đất quê hương của
mình khi giảng dạy về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc sẽ có tác

động sâu sắc tới người học bởi những hình ảnh trực quan cùng với những câu
chuyên lịch sử sinh động sẽ kích thích sự tập trung của người học. Từ đó học
sinh sẽ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy tổng hợp, nâng
cao hứng thú học tập, giúp các em khi học môn GDQP-AN không nhàm chán và
khô khan.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp giáo dục trong đó có sử
dụng kiến thức liên môn đã được Bộ giáo dục đưa ra và tổ chức trong chương
trình giáo dục THPT vào dạy học trong môn GDQP-AN. Đặc biệt là việc thực
hiện kiến thức liên môn đang được triển khai rộng rãi trong các môn học, cấp
học, tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề mới mẻ, khó khăn đối với giáo viên và học
sinh.
Đối với giáo viên cần phải có kiến thức sâu và hiểu biết về nhiều lĩnh vực
song trên thực tế nhiều giáo viên môn GDQP-AN trong quá trình dạy học chưa
4


chịu khó đầu tư về chuyên môn, nặng về lý thuyết, chỉ truyền tải theo nội dung
sách giáo khoa, vì vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Đối với học sinh tâm lý còn coi thường môn GDQP-AN vì đây là môn
phụ không thi tốt nghiệp và Đại học, các em còn tiếp thu một cách thụ động,
không có hứng thú với bài học, không biết liên hệ và vận dụng kiến thức của
nhiều môn học trong quá trình học tập, vì vậy hiệu quả giáo dục không cao.
Vậy việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn GDQP-AN ở trường
THPT là yêu cầu bức thiết nhằm phát huy tính tự học của giáo viên và tính tích
cực trong học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
kiểm tra đánh giá và hình thành các kỹ năng cơ bản cho học sinh.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Lên kế hoạch cho tiết dạy
Để lên được kế hoạch cho tiết dạy, trước tiên tôi phải chuẩn bị các thông

tin, hình ảnh cần thiết thông qua các phương tiện truyền thông như: Tivi, sách,
báo, mạng internet..., sau đó tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức nội dung
chính của tiết học để lựa chon các kiến thức lịch sử địa phương và hình ảnh phù
hợp nhằm tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú
trong học tập cho các em.
2.3.2. Yêu cầu về sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa
phương Thanh Hóa:
Để tạo hứng thú và kết quả học tập tốt cho học sinh, ngoài việc tìm tòi các
câu chuyện,sự kiện, hình ảnh, lên kế hoạch bài dạy…thì tôi cần phải sử dụng các
kiến thức một cách hợp lí để có hiệu quả tối ưu nhất. Tôi đã thực hiện như sau:
- Các câu chuyện, sự kiện và hình ảnh lựa chọn phải tiêu biểu và gắn liền
với quê hương Thanh Hóa
- Hình ảnh phải sống động, thực tế và đáp ứng yêu cầu nội dung chính
của bài học.
- Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng để khai thác các các sự
kiện, câu chuyện lịch sử hiệu quả nhất.
Ví dụ: Cho học sinh quan sát, kết hợp với khả năng thuyết trình của giáo
viên, khả năng thảo luân nhóm đưa ra nội dung chính của bài học…
2.3.3. Tiến hành thực hiện
Căn cứ vào những giải pháp trên và muốn giải quyết nội dung bài học, với
mục đích dạy học, tuyên truyền cho học sinh biết, hiểu về lịch sử dân tộc cũng
như lịch sử địa phương Thanh Hóa, tôi sẽ thực hiện như sau:
Giới thiệu bài: Việt Nam một dân tộc anh hùng. Trong quá trình dựng
nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối phó với nhiều kẻ thù
xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh. Nhưng bằng tài thao lược của bộ thống
soái, phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo của các tầng lớp
nhân dân, chúng ta đã chiến thắng các thế lực xâm lược hung bạo, bảo vệ vững
5



chắc Tổ quốc. Chúng ta đã trãi qua nghìn năm đô hộ của các triều đại phong
kiến phương bắc, tiếp đó là hai cuộc trường trinh cứu nước chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống để bảo vệ non sông đất
nước, để dân tộc ta mãi trường tồn. Để hiểu rõ truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc, hôm nay thầy và các em sẽ tìm hiểu bài: Truyền thống đánh giặc
giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Dạy bài mới:
Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Ở tiết học này sẽ có 6 mục phải đi tìm hiểu đó là:
<1> Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
<2> Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến thế kỉ X).
<3> Các cuộc chiến tranh giữ nước (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
<4> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong
kiến (thế kỉ XIX đến năm 1945).
<5> Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
<6> Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975).
Với 6 nội dung cần tìm hiểu trên tôi sẽ chia lớp làm 6 nhóm mỗi nhóm sẽ
cùng nhau thảo luận một nội dung mà giáo viên phân công. Sau 10 phút các
nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV lúc này sẽ lắng nghe từng tổ trình bày sau đó sẽ kết luận nội dung của
từng mục.Trong quá trình kết luận giáo viên sẽ đưa thêm các hình ảnh, sự kiện,
câu chuyện về lịch sử địa phương giúp các em hứng thú và tiếp thu bài tốt nhất.
Sau đây là những nội dung kiến thức về lịch sử địa phương cùng với hình
ảnh và những câu chuyện tôi đã thực hiện lồng ghép vào bài học ở từng phần.
Cụ thể như sau:
<1>. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
Sau khi nghe học sinh nhóm một báo cáo kết quả thảo luận tôi sẽ cho các
em xem một số hình ảnh của vua Hùng và nhà nước Văn Lang:


Vua Hùng người sáng lập ra nhà nước Văn Lang
6


Đền Hùng- Phú Thọ nơi đặt kinh đô thời Hùng Vương
Tiếp đó tôi sẽ thông tin đến các em về nền văn hóa Đông Sơn, đây là nền
văn hóa phát triển vô cùng rực rỡ thời đại Hùng vương để các em thấy được vị
trí của Thanh Hóa trong quá trình dựng nước:

Trống đồng Đông Sơn

Nhạc khí Đông Sơn

Dao găm Đông Sơn

Ấm đồng Đông Sơn
7


Văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá thời đại kim khí cách ngày nay
khoảng 2000-2500 năm.khu vực sông Mã thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa ngày
nay được xem là địa bàn gốc của văn hóa Đông Sơn. Cho đến nay, người ta đã
phát hiện gần 100 di tích thuộc văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông Mã với niên
đại sớm, muộn và tính chất khác nhauVăn hóa - văn minh Đông Sơn là đỉnh cao
của văn minh buổi đầu dựng nước. Trong đó, trống đồng Đông Sơn là đại diện
tiêu biểu nhất cho nền văn hóa này, còn tồn tại đến ngày nay; cũng đồng thời là
sản phẩm thể hiện rõ nhất tài năng và trí sáng tạo của chủ nhân văn hóa Đông
Sơn. Trống đồng Đông Sơn được ví như “tập đại thành tất yếu của nghệ thuật
tạo hình Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời đại đồ đồng” và

là một kiệt tác có tầm nhân loại. Trống đồng lấy mặt trời làm trung tâm, các
vòng ngoài từ cảnh sinh hoạt cộng đồng, đến các con vật chim thú... đều chứa
đựng tư duy triết học Việt cổ. Về nghệ thuật tạo dáng, trống đồng là mẫu mực
của vẻ đẹp bền vững, cân đối, nghiêm cẩn. Hoa văn trống đồng là hoa văn hình
học, được tổ hợp ở mức độ hài hòa, tuyệt đối. Điểm nổi bật là hoa văn hình học
đậm nét trừu tượng, được sử dụng một cách tài tình để mô tả hiện thực cuộc
sống nguyên thủy và đạt được chức năng phản ánh với nhu cầu biểu hiện tuyệt
vời của nghệ thuật tạo hình trong văn hóa Đông Sơn.Lưu vực sông Mã chẳng
những là địa bàn gốc của văn hóa Đông Sơn, mà còn là nơi phát hiện được nhiều
trống đồng Đông Sơn nhất. Trống đồng Đông Sơn ở đây có những chiếc với các
mô típ đồ án hoa văn, các khối lượng khá đặc sắc, phản ánh sự sáng tạo của chủ
nhân văn hóa Đông Sơn vùng đất này. Đồng thời, không ít trống đồng Đông Sơn
được tìm thấy ở Thanh Hóa đã trở thành những hiện vật tiêu biểu, có giá trị
trong hệ thống trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Đó là trống đồng Cẩm Giang
có các khối tượng vịt được xem là hiện tượng độc đáo của trống đồng Đông Sơn
và mới chỉ tìm thấy ở Thanh Hóa.[2]
->Từ những dữ liệu trên Gv kết luận: Thanh Hóa là vùng đất có vị trí
quan trọng từ những ngày đầu dựng nước và là trung tâm của nền văn hóa Đông
Sơn cách đây hơn 2000 năm.
<2>. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ TK I đến TK X)
Đối với giai đoạn này tôi sẽ lựa chọn cuộc khởi nghĩa Bà Triệu để làm
kiến thức bổ sung cho các em vì khởi nghĩa Bà Triệu gắn liền với địa danh Tân
Ninh với nuối Nưa nơi bà dấy binh phát cờ khởi nghĩa gần với địa phương nơi
trường Tôi đóng và cũng có nhiều học sinh trong lớp đến từ xã Tân Ninh điều
này sẽ kích thích sự hứng thú của các em.
Đầu tiên tôi sẽ đọc bài thơ:
“Ru con, con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

8


Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân”
(Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999)
Sau đó tôi sẽ hỏi học sinh những câu thơ trên nói về cuộc khởi nghĩa nào
và nó gắn liền với địa danh nào của Thanh Hóa?
Học sinh sẽ tích cực phát biểu ý kiến vì nó là kiến thức ở ngay địa phương
nơi các em đang sống.
Gv sẽ tổng hợp ý kiến sau đó cho các em biết thông tin cuộc khởi nghĩa
cũng như một số hình ảnh về nữ anh hùng này:
-> Những câu thơ trên nói về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị
Trinh) trong đó núi Nưa Thuộc xãTân Ninh, huyện Triệu Sơn là nơi bà đã dấy
binh khởi nghĩa.

Nữ anh hùng Triệu Thị Trinh
Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại miền núi Quân
Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là
Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình
hào trưởng. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí
hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: "lớn lên con sẽ đi đánh giặc
như bà Trưng Trắc, Trưng Nhị".Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng
con, Bà Triệu nói:“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém
cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ,
chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!
Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh
Hóa). Đông đảo nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc
9



Trung Bộ) nổi dậy hưởng ứng. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan
tành. Bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa
lan rộng nhanh chóng. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách
của nhà Ngô phải thú nhận: "Toàn thể Châu Giao chấn động".
Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà,
cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh
hồn, bạt vía. Hay tin khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu Giao mất tích, vua
nhà Ngô bên Tàu hốt hoảng phái ngay tướng Lục Dận, một tướng có nhiều kinh
nghiệm ngoài vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người
Việt. Một số kẻ giao động mắc mưu địch. Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên
cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi, vì có kẻ
phản bội, bà đã hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Bấy giờ bà mới
23 tuổi. Hiện nay dưới chân núi Tùng là đền thờ Bà.[3]

Núi nưa nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa

Huyệt đạo thiêng trên đỉnh núi Nưa

(Xã Tân Ninh- huyện Triệu Sơn)

Kiếm ngắn núi nưa cách đây khoảng 2000 năm được tìm thấy tại chân núi Nưa
10


=> Như vậy qua cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có thể thấy tinh thần quật cường
quyết đứng lên chống ngoại xâm của người dân Thanh Hóa đã được hun đúc từ
rất sớm. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng kết quả của nó đã thúc đẩy tinh
thần phản kháng, chống đồng hóa của cả dân tộc và thực sự đã làm thức tỉnh
nhân dân cả nước, tạo ra những bước chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng

và hình thái đấu tranh giải phóng dân tộc trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
<3>. Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)
Sau khi củng cố phần kiến thức học sinh trình bày tôi sẽ hỏi học sinh: tại
sao Thanh Hóa được gọi là mãnh đất ‘‘Tam vương nhị chúa’’?
Học sinh suy nghĩ và trả lới câu hỏi.
Gv củng cố: Trải qua nhiều nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, xứ
Thanh miền đất “địa linh nhân kiệt”, “là sân khấu chính trị” của các vương triều:
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Lê Trung Hưng, Nguyễn... đã sản sinh cho
non sông, đất nước nhiều bậc quân vương, anh hùng hào kiệt và cả các văn thần,
võ tướng. Trong đó có ba vị vua tiêu biểu đó là Lê Đại Hành ( Lê Hoàn), vua Lê
Thái Tổ (Lê Lợi) và vua Hồ Quý Ly đồng thời cũng là nơi phát tích của hai dòng
chúa đó là chúa Trịnh và chúa Nguyễn sau đó tôi sơ lược về vua Lê Đại Hành và
vua Lê Thái Tổ cho học sinh nghe:
*Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn)

Đền thờ Lê Hoàn ở Thọ xuân- Thanh Hóa
Lê Hoàn (941-1005) sinh ra và lớn lên tại làng Trung Lập, thuộc Ái Châu
(nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) trong bối cảnh đất nước bị các thế lực
địa phương nổi lên và cát cứ gây loạn 12 sứ quân. Lê Hoàn đã sớm gia nhập đội
quân của Đinh Bộ Lĩnh và được giao 2.000 quân sĩ đánh dẹp 12 sứ quân và được
phong giữ chức Thập đạo tướng quân. Vào năm Kỷ Mão (979), triểu đình Nhà
Đinh xảy ra biến loạn, đứng trước họa xâm lăng của phong kiến phương Bắc,
với tầm nhìn sâu rộng và tư tưởng chọn người đứng đầu trí dũng song toàn, và
được sự đồng thuận của ba quân tướng sĩ, Dương Thái Hậu đã lấy long côn mặc
cho Thập đạo tướng quân, kiêm phó vương nhiếp chính, lên ngôi Hoàng Đế.
11


Với tài thao lược kiệt xuất, Lê Hoàn đã lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn
vàn gian khổ, hy sinh, đánh tan cuộc xâm lược quy mô của triều đình nhà Tống,

giữ yên bờ cõi, mang lại bình yên cho đất nước. Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Lê
Hoàn đã đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lấy miếu hiệu là Lê Đại hành Hoàng Đế,
mở ra triểu đình Tiền Lê hiển hách, để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.[4]
*Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi)

Anh hùng dân tộc Lê Lợi
Lê Thái Tổ (1385-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385,
là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương
Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã
tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ,
mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như
chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ
đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao
lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa
binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những
hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê
Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn,
xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu
nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua và sáng
lập ra vương triều Lê.[5]
12


<4>. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong
kiến (thế kỉ XIX đến năm 1945)
Trong thời kì này tôi sẽ bổ sung thêm kiến thức về sự ra đời của chi bộ
Đảng đầu tiên của thanh Hóa.
3/2/1930 Đảng cộng sản Việt nam ra đời đánh dấu mốc son chói lọi trong

lịch sử dân tộc. Đến ngày 25-6-1930, tại làng Hàm Hạ, Tổng Kim Khê, Chi bộ
Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Đông Sơn, đồng thời là Chi bộ Đảng Cộng
sản đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa cũng đã được được thành lập do đồng chí Lê Thế
Long làm bí thư. Tiếp đó, các chi bộ đảng ở huyện Thiệu Hóa, huyện Thọ Xuân
cũng được thành lập, tạo tiền đề, điều kiện thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
vào ngày 29-7-1930.Vừa mới được thành lập và gặp muôn vàn khó khăn nhưng
Đảng bộ đã luôn trung kiên vượt qua mọi thử thách, gian lao lãnh đạo quần
chúng cách mạng đấu tranh chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới,
chống áp bức bóc lột, đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939). Năm 1941, Chiến
khu du kích Ngọc Trạo được thành lập, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu
quốc, chuẩn bị mọi mặt, khi thời cơ đến, lãnh đạo toàn dân vùng lên khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc Cách
mạng tháng Tám 1945 - mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho
dân tộc.[6]

Ngôi nhà ông Lê Oanh Kiều (làng Hàm Hạ, Đông Tiến, nay thuộc thôn Đại Đồng, thị
trấn Rừng Thông, Đông Sơn) - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở Thanh Hóa đã trở thành
Di tích lịch sử quốc gia.

<5>.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
13


Sau khi nhóm 5 trình bày những nội dung cơ bản trong giai đoạn này
xong giáo viên sẽ nhận xét và kết luận những nội dung chính như:
- 23/9/1945 TD Pháp xâm lược nước ta lần 2.
- 19/12/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Hưởng ứng lời kêu gọi đó quân ta đã đồng lòng mở các đòn tiến công
pháp và thu được nhiều thắng lợi như: Việt Bắc Thu Đông(1947), Biên giới
(1950) ...đặc biệt là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc Pháp kí hiệp

định Giơ-ne-vơ và rút quân về nước, miền Bắc hoàn toàn độc lập.
Tiếp đó để bài học thêm sôi nổi và tăng sự hứng thú cho học sinh tôi tiếp
tục lồng ghép kiến thức về lịch sử địa phương Thanh Hóa vào. Đó là những
đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa đối với cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp cụ thể như sau:
Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch quy mô lớn nhất trong cuộc
kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta.Tính chung trong toàn chiến dịch,
tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân
công với tổng số dân công lên đến 178.924 người và 27 triệu ngày công; hơn
3.500 xe đạp thồ được huy động lên đến gần 16.000 lượt vận chuyển, 1.126
chiếc thuyền, đặc biệt có cả 31 chiếc ô tô, 180 xe bò, 42 ngựa, 3 thớt voi. Thanh
Hóa đã vận chuyển ra mặt trận Điện Biên với 9.000 nghìn tấn gạo chiếm 56% và
450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu,
20.000 chai, lọ nước mắm cùng hàng trăm tấn rau các loại chiếm 40% số thực
phẩm sử dụng trong chiến dịch.
Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai (ngày 13/6/1957), khi đánh giá
về công lao của Nhân dân Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khen ngợi “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên
Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một
phần vinh dự đến đó’’.[7]
Sau đó tôi cho HS xem một số hình ảnh

Hình ảnh chiếc xe đạp thồ cùng dân công hỏa tuyến Thanh Hóa đã trở thành huyền
thoại của chiến dịch Điện Biên Phủ.

14


Tiếp đó Tôi hát một đoạn bài hát Hò kéo pháo:
"Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo

Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi
Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi
Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù’’
(Hò kéo pháo - sáng tác: Hoàng Vân)

Tôi hỏi học sinh sau khi nghe xong đoạn bài hát trên các em liên tưởng
tới người anh hùng nào?
Các em sẽ bàn luận và đưa ra ý kiến. Giáo viên lắng nghe và kết luận đó
là anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện. Để các em hiểu hơn về tấm gương anh hùng Tô
Vĩnh Diện và cảm thấy tự ào hơn về quê hương mình Tôi sẽ cho các em biết một
số thông tin và hình ảnh về anh Tô Vĩnh Diện :

Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông
Cống (nay là huyện Triệu Sơn), Thanh Hoá. Năm 1949, đồng chí xung phong
vào bộ đội, Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến
dịch, bộ đội ta đã kéo pháo bằng tay vào Điện Biên Phủ để chuẩn bị tiêu diệt tập
đoàn cứ điểm theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi Đại tướng
Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm “Đánh chắc tiến chắc”,
bộ đội ta lại kéo pháo ra. Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao dốc cao, vực sâu
đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo pháo ra, anh Tô Vĩnh
15


Diện đã hi sinh chèn mình để cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày
01/02/1954, đồng đội trong đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội
trưởng 26 tuổi kiên cường, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo.Ngay tại mặt
trận, đồng chí Tô Vĩnh Diện được truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.
[8]
<6>. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược(1954-1975)

Sau khi nghe học sinh trình bày kết quả thảo luận để tăng hứng thú của
học sinh tôi cho học sinh xem một số hình ảnh:

Hàm Rồng - Cây cầu huyền thoại

Giặc lái bị bắt ở cầu Hàm Rồng

Bà Ngô Thi Tuyển vác 98kg đạn

Dân quân Nam Ngạn
16


Sau đó giáo viên trang bị cho các em về những đóng góp của Thanh Hóa
trong kháng chiến chống Mỹ:
Với địa thế là cầu nối giữa Bắc bộ và Trung bộ, Thanh Hóa là huyết mạch
giao thông quan trọng của miền Bắc. Giặc Mỹ đã leo thang đánh phá miền Bắc
bằng không quân và hải quân, Thanh Hóa trở thành địa bàn chiến lược trọng
yếu. Giặc Mỹ đã chọn hơn 60 mục tiêu đánh phá hòng làm tê liệt hoạt động giao
thông của ta.phong trào “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” đã có nhiều
chiến công của các Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường, Trung đội dân
quân gái Hoa Lộc, các dũng sĩ làng Yên Vực cùng lực lượng vũ trang. Nổi bật là
chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng các ngày 3, 4-4-1965 đã bắn rơi, bắn cháy
31 máy bay Mỹ là khúc dạo đầu của trận “Ðiện Biên Phủ trên không” ở Thủ đô
Hà Nội, góp phần cùng quân dân cả nước đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, thu non
sông về một mối. Trong kháng chiến chống Mỹ, toàn tỉnh đã có hàng ngàn gia
đình cả ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chung một chiến hào diệt giặc,
hàng vạn gia đình có từ 3 đến 5 con cùng tòng quân nhập ngũ; 250 ngàn thanh
niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, đảng viên, nam nữ tham gia bộ đội và thanh niên
xung phong. Tỉnh cũng xây dựng và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho

các chiến trường. Những đóng góp vô cùng to lớn về sức người, sức của, những
chiến công oanh liệt, lẫy lừng của quân, dân tỉnh ta cũng như những mất mát, hy
sinh trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Đảng, Nhà nước,
Chính phủ ghi nhận. Nhiều cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đã
được tặng nhiều phần thưởng cao quý. Toàn tỉnh có 25 đơn vị được tặng danh
hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 16 đơn vị và cá nhân là Anh hùng
Lao động, 71 cá nhân là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, hàng nghìn Bà
mẹ Việt Nam Anh hùng, 56.559 liệt sĩ, 32.146 người là thương binh....[9]
Kết luận bài: Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng
nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta Thanh Hóa tự hào là vùng đất khởi
nghiệp của nhiều triều đại quân chủ phong kiến; là đất “thang mộc” của các
dòng chúa Nguyễn, chúa Trịnh; là địa bàn trọng yếu, phên dậu của đất nước; là
mảnh đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, đồng hành
cùng với sự nghiệp dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
2.4.1. Đối với học sinh
Trong quá trình giảng dạy khi áp dụng sáng kiến – sử dung hình ảnh,câu
chuyện và kiến thức lịch sử địa phương vào bài học tôi thấy:
Tạo được hứng thú học tập cho học sinh, các em chú ý nghe giảng, nắm
bắt bài nhanh và chủ động hơn.
Học sinh bắt đầu yêu thích môn học hơn, giờ học trở nên sôi nổi hơn
Tôi đã tiến hành thử nghiệm lớp 10C1, 10C5 (lớp thực nghiệm) dạy theo
phương pháp mới sử dụng các kiến thức về lịch sử địa phương, lớp 10C2, 10C4
(lớp đối chứng) dạy theo phương pháp truyền thống chỉ truyền tải nội dung
17


trong sách giáo khoa không đầu tư, đào sâu khi giảng dạy tiết 1: “Lịch sử đánh
giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”.
Qua tiết dạy 4 lớp với 2 phương pháp dạy học khác nhau kết thúc tiết học

tôi thực hiện kiểm tra khảo sát nhận thức của học sinh qua cùng một câu hỏi tự
luận là: Em hãy cho biết những cuộc đấu tranh đầu tiên của dân tộc ta và nêu vị
trí , vai trò của Thanh Hóa trong giai đoạn này? thời gian làm bài là 15 phút và
đã thu được kết quả sau :
Bảng 2: Bảng khảo sát kết quả học tập sau tiết học
Điểm
9-10
7-8
5-6
3-4
2-1
≥5
Lớp/ ss

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

10C1/39

3

7,7 15

38,
5

18

46,1

2

5,1

1

2,6

34


87,1

10C5/42

2

4,8 16

38

20

47,6

2

4,8

2

4,8

38

90,5

10C2/43

0


15

34,9

13

30,2

3

7

27

62,8

0

12 27,9

10C4/37 0
0 10 27 12 32,4 11 29,8 4 10,8 22 59,5
Qua bảng khảo sát trên ta thấy nhóm thực nghiệm gồm 10C1, 10C5 (gọi
tắt là nhóm 1) và nhóm đối chứng gồm 10C2, 10C4 (gọi tắt là nhóm 2) đã có sự
khác nhau rõ rệt trong kết quả học tập cụ thể :
+ Nhóm 1 có 5 trong số 81 học sinh đạt điểm 9-10 chiếm 6,2% còn nhóm
2 không có.
+ Điểm 7 - 8 của nhóm 1 là 41 cao hơn nhóm 2 là 22.
+ Điểm từ 1 – 4 của nhóm 1 là 7 giảm so với nhóm 2 là 33.

+ Điểm học sinh đạt từ 5 điểm trở lên của nhóm 1 là 72 cao hơn nhóm 2
là 52.
Như vậy có thể khẳng định việc tích hợp lịch sử địa phương vào giangr
dạy sẽ cho kết quả học tập tôt hơn.
Tiếp tục cũng nhóm thực nghiệm tôi thăm dò mức độ hứng thú của học
sinh với môn học thông qua phiếu kiểm tra:
Không hứng thú
Hứng thú
Rất hứng thú
Qua thống kê phiếu trả lời của học sinh tôi thu được kết quả sau :
Bảng 3: Mức độ yêu thích với môn học GDQP-AN
Nội dung
Không hứng
Hứng thú
Rất hứng thú
Lớp/sĩ số
thú
10C1/39
2
10
27
10C5/42
3
9
30
10C2/43
31
9
3
10C4/37

28
7
2
18


So sánh số liệu ở bảng trên ta có thể nhận thấy số học sinh thấy hứng thú
với môn học GDQP-AN khi được học với phương pháp mới này đã tăng lên hẳn
so với học theo kiểu truyền thống.
2.4.2. Đối với giáo viên
Kết quả trên là niềm khích lệ của bản thân để tôi tiếp tục cố gắng, nỗ lực
nhiều hơn nữa trong giảng dạy đồng thời kết quả khảo sát này cũng là một kênh
thông tin quan trọng để giáo viên rút kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp
dạy học để tạo khí thế sôi nổi, hào hứng cho người học.
Bên cạnh thăm dò ý kiến học sinh tôi còn tham khảo ý kiến đóng góp của
đồng nghiệp thông qua dự giờ, nhân xét, đánh giá thẳng thắn của đồng nghiệp
nhờ vậy Tôi ngày càng hoàn thiện mình hơn, phương pháp giảng day của tôi
ngày càng đa dạng và đổi mới được bạn bè đồng nghiệp cũng như học sinh đánh
giá cao.
Tôi hy vọng đề tài này sẽ góp một chút tư liệu nhỏ bé để bạn bè đồng
nghiệp tham khảo và có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy.
2.5. Khả năng ứng dụng và triển khai sang kiến kinh nghiệm
Với sáng kiến “Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa
phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập
của học sinh” Trong thực tế tôi đã áp dụng phương pháp này vào quá trình
giảng dạy của mình và thực sự đã thu được hiệu quả giáo dục cao, không những
tạo được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho các em tiếp nạp kiến thức một
cách chủ động và dễ dàng hơn mà còn thay đổi được quan niệm của các em hoc
sinh, phụ huynh và mọi người xung quanh, không coi GDQP – AN là môn phụ

nữa. Điều này đã góp phần vào thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông đó là
đào tạo con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản.

19


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là nhiệm vụ giáo dục
của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm
giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói
quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học
sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin và hứng thú trong học tập.
Môn GDQP – AN là một môn đặc thù có cả lý thuyết và thực hành, kiến
thức môn học rất đa dạng và liên quan tới nhiều môn học cũng như lĩnh vực
khác nếu giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy thì môn học sẽ trở
nên khô khan và nhàm chán vì vậy đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải luôn trau dồi
kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Đề tài “Sử dụng
hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa vào giảng
dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - GDQPAN 10
nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh” thực sự đã mang
lại kết quả giáo dục cao giúp các em hiểu được kịch sử của dân tộc cũng như địa
phương nơi các em sống từ đó khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ở
các em . Từ những lần đổi mới phương pháp sẽ góp phần làm các em hứng thú
và yêu môn học hơn.
Trong năm học vừa qua với sự nổ lực của bản thân, tôi đã tích cực đổi
mới phương pháp dạy học tuy nhiên trong phạm vi và thời lượng cho phép tôi
chỉ giới thiệu một tiết học trong số rất nhiều nội dung đã thực hiện, góp phần
làm phong phú thêm tư liệu cho đồng nghiệp, rất mong được sự đồng thuận và

góp ý chân thành của các quý thầy cô, các chuyên viên…để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Để việc dạy học môn GDQP - AN ngày càng tốt hơn tôi có một số kiến
nghị đề xuất sau:
Đối với BGH trường THPT Triệu Sơn 5
Tạo điều kiện tối ưu nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hoạt động tập thể,
hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, chất lượng, đầu tư trang thiết bị dạy
học như máy chiếu đa năng, máy tính, băng đĩa…
Kịp thời khen thưởng, động viên những giáo viên đã có sáng tạo và thu
được kết quả cao trong giảng dạy.
Đối với Sở GD & ĐT Thanh Hóa
Tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất cho trường học.
Tổ chức nhiều hơn nữa các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn,
thông qua đó tạo điều kiện cho giáo viên trong tỉnh có thể học hỏi trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau.
20


Đối với giáo viên
Thường xuyên học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học, tích cực dự giờ
thăm lớp, trau dồi chuyên môn, sử dụng đồ dung dạy học có hiệu quả, ứng dụng
công nghệ thông tin hiệu quả, hợp lý vào giảng dạy, phát huy năng lực tư duy
của học sinh, góp phần chung vào thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nghành.
Trên đây là những nội dung cơ bản trong SKKN của tôi, rất mong sự góp
ý của các đồng nghiệp để tôi có thể áp dụng, nhân rộng phương pháp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

LÊ HỒNG QUÂN

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nghị quyết Số: 29-NQ/TW của hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2].Văn hóa Đông Sơn: Đỉnh cao rực rỡ của văn hóa – văn minh dân tộc Việt cổ
- - báo điện tử Thanh Hóa, đăng
ngày 16/11/2018
[3].Lê Khiêm tổng hợp - Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh,
- Bảo tàng lịch sử Việt Nam, đăng ngày 15/05/2013
[4].Thùy Linh - Tưng bừng Lễ hội Lê Hoàn năm 2019, - Báo điện tử
Thanh Hóa, đăng ngày: 12/04/2019
[5]. - Báo điện tử
Người kể sử
[6].TS. Hoàng Bá Tường - Thanh Hóa - 85 năm thành lập đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa: Chung sức xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh ,
- Báo Tuyên giáo.vn, đăng ngày: 11/9/2015.
[7].Bùi Thị Luận - Những đóng góp của Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên
Phủ lịch sử, - Báo điện tử Bảo tàng
thanh hóa, đăng ngày 05/05/2016.

[8]. Mai Châm - Nhớ về người anh hùng lấy thân chèn pháo Tô Vĩnh Diện,
, Báo điện tử Dân trí, đăng ngày: 07/05/2014
[9].Lê Hà - Những đóng góp to lớn của Thanh Hóa trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, - Báo điện tử Thanh Hóa, đăng ngày: 16/04/2019

22



×