Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số phương pháp huấn luyện nâng cao kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.45 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Phần 1 Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cức
3.Đối tượng nghiên cứu
4.Phương pháp và thời gian nghiên cứu
Phần 2. Nội dung sáng kiến
1. Cơ sở li luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu
3. Kết quả và phân tích kết quả 2
4. Đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập đã lựa chọn
Phần 3. kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
1
2
3
3
3
4
9
10
10
10


11

1


PHẦN 1 - MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Huấn luyện học sinh giỏi Quốc phòng-An ninh trong trường THPT không
những đơn thuần là cung cấp kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, hướng dẫn
tập luyện đơn thuần mà còn là sự tìm tòi sáng tạo, thu thập thông tin, đúc kết
kinh nghiệm của người giáo viên qua các lần tập huấn, hội thi do sở tổ chức. Có
thể nói, công tác huấn luyện học sinh giỏi quốc phòng-an ninh nói chung, huấn
luyện nội dung ném lựu đạn trúng đích nói riêng là một quá trình đào tạo theo
những nguyên tắc khoa học nhất định, đặc biệt là mang tính khoa học giáo
dục(rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật, tác phong người lính cho học sinh) nhằm
tác động một cách có hệ thống có kế hoạch đối với khả năng của học sinh về sự
quyết tâm để đạt thành tích cao. Khả năng vận động được xác định về trình độ
thể lực-kĩ thuật-chiến thuật-sự nắm vững kiến thức-kinh nghiệm-tâm lí của học
sinh .Trong công tác huấn luyện học sinh giỏi quốc phòng - an ninh hàng năm có
nhiều nội dung khác nhau, mỗi một nội dung đều có đặc điểm riêng về phương
pháp tập luyện, huấn luyện cũng như việc tuyển chọn, nhưng tất cả các nội
dung đều có những yêu cầu và quy định chung giữa các môn với nhau. Mục đích
của huấn luyện học sinh giỏi quốc phòng-an ninh là đào tạo ra những học sinh
có thành tích cao. Để thực hiện được mục đích đó người giáo viên cần giáo dục
phẩm chất thể lực, nắm vững kĩ thuật và chiến thuật của từng môn, trang bị về lý
luận, tích lũy về kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Giáo dục phẩm chất đạo đức, ý
chí, chuẩn bị về tâm lý.
Vì vậy, từ những vấn đề nêu trên và thông qua thực tế giảng dạy-huấn
luyện của bản thân cùng những khó khăn gặp phải khi trực tiếp đứng lớp truyền
đạt cho học sinh, tôi xin giới thiệu đề tài sáng kiến kinh nghiệm:”Một số phương

pháp huấn luyện nâng cao kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích”.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích:
Nhằm tìm ra những phương pháp có ưu thế hơn và mang tính khả thi để
áp dụng vào giảng dạy- huấn luyện cho học sinh trường THPT Yên Định I nhằm
nâng cao thành tích trong học tập và hội thao kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích.
2.2. Nhiệm vụ:
Để giải quyết được mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, tôi cần phải
giải quyết ba nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Kiểm tra kết quả ban đầu của học sinh khối 11-12 trường
THPT Yên Định I.
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số phương pháp áp dụng vào giảng dạy-huấn
luyện nhằm nâng cao thành tích ném lựu đạn trúng đích.
- Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả tác động của các phương pháp đã lựa
chọn lên học sinh thực nghiệm khối 11-12 trường THPT Yên Định I.
3.Đối tượng nghiên cứu:
-Học sinh khối 11, khối 12 trường THPT Yên Định I - Huyện Yên Định -Tỉnh
Thanh Hóa.
2


4. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết ba nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra trên đây, tôi sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kiểm tra
- Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp toán học thống kê

- Phương pháp thực nghiệm so sánh…
4.2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ ngày 16/08/2018 đến ngày
16/12/2018 và được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 16/08/2018 đến 16/9/2018 chọn đề tài và xây dựng đề
cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Từ 16/09/2018 đến ngày 12/12/2018 giải quyết các nhiệm vụ
và thu thập đầy đủ số liệu.
Giai đoạn 3: Từ 13/12//2018 đến 30/12/2018 tiến hành xử lý số liệu và
chính thức hoàn thành đề tài.

3


PHẦN 2 - NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1.CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Quá trình giảng dạy kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích trong chương trình
lớp 11,cũng như quá trình huấn luyện học sinh giỏi nhiều năm qua, tôi nhận thấy
một điều rằng: Học sinh khi thực hiện kĩ thuật động tác đứng ném lựu đạn trúng
đích, cự ly 30m đối với nam và 20m đối với nữ có vòng tròn tính điểm, nhìn
chung học sinh nam ném tốt hơn nữ nhưng đa số chỉ ở mức đạt điểm trung bình
còn học sinh nữ đa số không đạt điểm trung bình theo quy định, nguyên nhân
do lực cánh tay yếu, sự phối hợp lực không tốt, không tạo được góc độ bay của
lựu đạn khi ra sức cuối cùng, cảm giác không gian không ổn định ở các lần ném,
lúc xa lúc gần, lệch trái lệch phải....Từ thực trạng như vậy, tôi luôn suy nghĩ, tìm
tòi để có những phương pháp, giải pháp vận dụng vào quá trình giảng dạy-huấn
luyện nhằm nâng cao thành tích ném lựu đạn trúng đích cho học sinh, góp phần
vào công cuộc giáo dục quốc phòng-an ninh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam. Do đó, hòa chung với việc đổi mới phương pháp dạy và học đang diễn ra
trong toàn ngành hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng
học sinh giỏi hàng năm .Từ thực tế giảng dạy-huấn luyện của bản thân cũng như

qua việc trao đổi, rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn giới thiệu đề
tài sáng kiến kinh nghiệm:”Một số phương pháp huấn luyện nâng cao kĩ thuật
ném lựu đạn trúng đích”.
2.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1.Xác định kết quả ban đầu ném lựu đạn trúng đích để chọn ra đội hình
huấn luyện ban đầu.
Đề xác định được các kết quả ban đầu của học sinh khối 11 và khối 12
trường THPT Yên Định I. Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã tìm hiểu ở
đồng nghiệp và tiến hành kiểm tra kết quả học sinh khối 11 và khối 12, từ đó
chọn ra 10 học sinh(5 học sinh nam và 5 học sinh nữ) có tố chất và thành tích
cao nhất ở môn ném lựu đạn trúng đích vào đội tuyển huấn luyện.
-Cự ly ném:+Nam 30m
+Nữ 20m
-Đích ném: 7 vòng tròn đồng tâm cách nhau 50cm tương ứng với điểm 109-8-7-6-5-4 từ trong ra ngoài.
Số liệu thu được trình bày ở bảng 1 dưới đây:Ném 2 lượt mỗi lượt 5 quả
T
T

Họ và tên

1

01
02
03
04
05
06

Trịnh Duy Anh

Trịnh Văn Bình
Nguyễn Đức Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

07
08
09

Trần Thị Hà
Trịnh Cao Hoàn

Nguyễn Thị Ngân

Trịnh Hải Yến

Nguyễn Mai Hoa

12A1
12A2
11A4
11A4
12A3
11A5
11A5
11A6
11A3

Tổng
điểm


Thành tích 2 lượt ném

Lớp

7
8
5
0
5
9
8
0
8

2

9
8
7
4
5
6
8
6
8

3

4


0
4
9
5
8
6
9
6
4

6
10
4
9
7
0
10
6
6

5

6
9
7
8
8
0
5
8

8

1

5
7
5
6
6
8
7
7
0

2

8
7
7
6
4
7
9
5
6

3

5
8

5
6
7
5
9
5
6

4

7
6
7
0
7
5
4
9
7

5

9
5
8
8
0
8
7
5

5

62
72
64
52
55
54
76
57
58
4


4 5 0 8 6 8 0 0 7 7 45
Từ kết quả thu được trình bày ở bảng 1 cho phép tôi đi đến kết luận như sau:
Tuy kết quả của 10 học sinh khối 11 và khối 12 đã được chọn lựa có
thành tích cao nhất nhưng cũng không ổn định về lần ném, yếu tố kĩ thuật
và tâm lý tác động rất nhiều đến học sinh, bên cạnh đó xét về mặt bằng
chung để có thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi quốc phong-an ninh
toàn tỉnh hàng năm là rất khó. Vì vậy người huấn luyện cần phải phát huy
tối đa tố chất của học sinh và tạo tâm lý tốt nhất cho học sinh của mình.
3. Kết quả và phân tích kết quả nhiệm vụ 2:
TỪ NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU NÊU TRÊN, TÔI ĐÃ LỰA CHỌN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀO HUẤN LUYỆN KĨ THUẬT NÉM LỰU
ĐẠN TRÚNG ĐÍCH, NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHO 10 HỌC
SINH THỰC NGHIỆM KHỐI 11-12 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I –
HUYỆN YÊN ĐỊNH - TỈNH THANH HÓA.
10


Trần Hồng Nhung

12A5

3.3.1. Xây dựng khái niệm:
Kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích là sự kết hợp sức ném của toàn thân,
hướng ném và cảm giác không gian để cho lựu đạn vừa đi đúng hướng vừa đúng
mục tiêu đã được xác định.
- Giáo viên làm mẫu động tác:
+ Làm nhanh kĩ thuật động tác.
+ Làm chậm và phân tích kĩ thuật động tác:
++ Động tác chuẩn bị.
++ Động tác ném
- Cho xem tranh ảnh và phân tích
- Giới thiệu sân bãi, dụng cụ tập luyện, thi đấu và giới thiệu luật để học
sinh bước đầu định hình kĩ thuật động tác, cách thức thi đấu.
3.3.2 Nguyên tắc huấn luyện:
Mục đích của huấn luyện là đào tạo ra những học sinh có thành tích cao
một cách có hệ thống. Để thực hiện được mục đích đó thì phải giải quyết ngay
từ ban đầu và có định hướng từ trước, đáp ứng theo những nguyên tắc sau:
a-Nguyên tắc phát huy tự giác - tích cực : Đây là một trong những nguyên tắc
quan trọng nhất trong hệ thống huấn luyện. Tiền đề của việc thực hiện nguyên
tắc này là sự kết hợp khéo léo vai trò của người thầy với tính tích cực - tự giác
của học sinh. Nếu phát huy được tính tự giác - tích cực sẽ làm cho học sinh nhận
thức được ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của mọi hoạt động mà các em thực hiện.
Vai trò chủ đạo của người thầy được biểu hiện trong việc tổ chức quá trình
huấn luyên và hoạt động của học sinh, làm cho học sinh phải cần cù, đào sâu suy
nghĩ, tìm tòi và say mê trong tập luyện. Tính tự giác - tích cực của học sinh
trước tiên phải thể hiện ở việc hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện và thi đấu một
cách có tư duy, hào hứng.

b-Nguyên tắc trực quan: Nhằm mục đích gây cảm thụ rõ ràng, cụ thể các hiện
tượng và hình thành những khái niệm cần thiết cho việc thực hiện động tác
thông qua mắt thấy tai nghe và bằng những cảm giác cơ bắp. Để thực hiện được
nguyên tắc này cần phải tạo được thái độ đúng đắn về cơ cấu động tác nhờ cảm
5


thụ trực tiếp bằng các giác quan và bài tập thực tế. Thứ hai là vận dụng nhiều
loại biện pháp trực quan như hình vẽ, phim ảnh… để hình thành khái niệm
chung về động tác và những khâu quan trọng nhất về tính không gian-thời gianmức độ dùng sức của động tác. Kế hoạch huấn luyện-đánh giá cần thể hiện qua
biểu bảng và biểu đồ.
c-Nguyên tắc liên tục và hệ thống: Muốn đạt thành tích cao học sinh phải tập
liên tục và đạt được khối lượng vận động mà giáo viên đã quy định, đảm bảo
phát triển được khả năng huấn luyện một cách liên tục, khối lượng vận động lớn
và thành tích phát triển nhanh. Bên cạnh đó cần phải theo dõi, điều chỉnh hợp lý
thứ tự các buổi tập, thích hợp, tương quan giữa các khâu, tạo thành khối lượng
vận động và thứ tự hợp lý của các bài tập.
d-Nguyên tắc trình tự và tiến dần: Khối lượng vận động và tỉ lệ tập chuyên môn
trong quá trình huấn luyện phải phù hợp với khả năng chịu đựng và sự phát triển
cơ thể của người tập. Như vậy cần phải có sự phối hợp giữa hai yêu cầu cho
thích hợp với từng đối tượng huấn luyện:
+ Yêu cầu tăng dần tỉ lệ tập chuyên môn có ý nghĩa quyết định đối với việc đạt
thành tích cao. Song muốn chuyên môn hóa tốt cũng phải dựa trên cơ sở vững
chắc của huấn luyện toàn diện
+ Yêu cầu tăng dần lượng vận động phụ thuộc vào trình độ tập luyện của học
sinh: Tăng dần lượng vận động gồm tăng số buổi tập hàng ngày, tăng lượng vận
động của các buổi tập, trong đó giữ nguyên mật độ tập luyện.
e-Nguyên tắc lặp lại và phân chia: Dựa trên cơ sở sinh lý về sự lặp lại cần thiết
các hoạt động để hình thành mối liên hệ tạm thời của những phản xạ có điều
kiện, để phù hợp với những biến đổi và hoàn thiện chức phận của cơ quan thần

kinh cơ bắp, các cơ quan nội tạng do ảnh hưởng huấn luyện để cũng cố những
định hình động lực của động tác và kiến thức: Toàn bộ quá trình huấn luyện học
sinh cần được giải quyết thông qua việc hoàn thành lặp lại các bài tập, hoạt động
với lượng vận động trong tập luyện và thi đấu.
+Tâm lý của học sinh và sự chịu đựng của thần kinh trung ương là những yếu tố
cần đặc biệt chú ý khi sử dụng các bài tập lặp lại.
Bên cạnh nguyên tắc lặp lại để phù hợp với sự phát triển và khả năng làm việc
với sự chuẩn bị nhằm đạt thành tích cao, việc phân chia huấn luyện đã trở thành
nguyên tắc. Bất kể một môn nào trong một chu kì huấn luyện cũng phải phân ra
nhiều thời kỳ: Thời kỳ chuẩn bị-thời kỳ thi đấu-thời kỳ quá độ. Trong mỗi thời
kỳ lại chia ra nhiều giai đoạn phù hợp với điều kiện tổ chức huấn luyện.
3.3.3. Các động tác phát triển thể lực.
Bất kì một môn thể thao nào đều phải chú trọng đến yếu tô thể lực, vì nó là
cơ sở là tiền đề và quyết định tới các yếu tố khác, dươi đây là một số động tác
phát triển thể lực chuyên môn:
- Nằm sấp chống đẩy
- Tại chỗ đạp sau
- Đẩy tạ bằng một tay và hai tay(tạ 3-4kg)
- Chuyền tạ từ tay này sang tay kia
- Mặt hương ném đẩy tạ vào một điểm với góc độ 45....
6


3.3.4. Xác định kĩ thuật động tác:
- Nắm vững kĩ thuật động tác là một mặt không thể thiếu được của quá
trình huấn luyện nói chung và huấn luyện kĩ thuật ném lựu đạn nói riêng. Đó là
hệ thống chuyên môn về động tác, tiến hành đồng thời và tuần tự theo một
phương pháp tổ chức hợp lý. Hoạt động tương hổ giữa lực bên trong và lực bên
ngoài với mục đích tận dụng đầy đủ và có hiệu quả nhằm đạt thành tích cao.
- Nắm vững kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích, trước hết cần biết cách dùng

lực chính xác, dẫn đến sự di động hợp lý trong không gian-thời gian của cơ thể
hay từng bộ phận của cơ thể. Trong quá trình nghiên cứu kĩ thuật động tác phải
chú ý đến những nguyên lý kĩ thuật chung, cơ bản và cả những đặc điểm kĩ thuật
động tác của từng học sinh. Mặt khác phải dựa vào nguyên lý tác dụng của lực
và đặc điểm bản thân học sinh để tìm tòi phương pháp thực hiện động tác hợp
lý, hiệu quả nhất. Tập luyện kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích cần giải quyết 3
nhiệm vụ sau:
a.Kĩ thuật ra sức cuối cùng:
Kĩ thuật ra sức cuối cùng là giai đoạn cuối cùng của động tác trước khi
lựu đạn rời khỏi tay, tạo ra một thế vững vàng và tạo lực tốt nhất, bổ trợ cho lựu
đạn dời tay đúng hướng, đúng góc độ.
b. Xác định góc độ bay:
- Giới thiệu về góc độ bay trong ném lựu đạn trúng đích.
Như chúng ta đã biết trong kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích, giai đoạn ra
sức cuối cùng là quan trọng nhất, đây là giai đoạn kết hợp tốc độ ban đầu (v 0)
của cơ thể, tạo thế vững chắc để bổ trợ tốt nhất khi lựu đạn dời tay với một góc
bay hợp lý, hay còn gọi là làm thay đổi véc tơ tổng hợp tạo ra góc độ bay .
- Góc độ bay là tạo bởi một véc tơ tổng hợp của tốc độ ban đầu và giai đoạn
ra sức cuối cùng(cánh tay ném lựu đạn) với hình chiếu của nó trên mặt đất
tạo ra quỹ đạo bay của lựu đạn.
y
v2

v0
&
o

v1 =v0.cos&
v2= v0. sin&


v1

x

v0. sin&.v0.cos&

2 v1- v2
=

g

g

Quỹ đạo bay mà lựu đạn đi được biểu diễn bởi đường parabol và nó phụ thuộc
vào tốc độ bay (&) .

7



2

s2

1
0

Ta đã biết một vật thể được bắn trong chân không một góc & thì được tính
theo công thức :
+ s là quãng đường đạt được

2
v0 .sin 2&
+ v0 tốc độ ban đầu
s =
+ & góc quay
g
+ g gia tốc dơi tự do: 9,8m/s
Từ đó rút ra kết luận : Yếu tố ảnh hưởng đến thành tích là tốc độ ban đầu
(v0 ) và góc độ bay (&). S tỉ lệ thuận với bình phương v 0 và tỉ lệ thuận với &, mà
tỉ lệ nghịch với gia tốc (g). Mặt khác g=9,8 m/s là một hằng số. Như vậy góc bay
lí tưởng khi bắn một vật đi trong chân không là :
2&= 900,vậy &=450 khi đó đạt quãng đường tốt nhất
Nhưng trong thực tế khi học sinh thực hiện kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích
thì lựu đạn khi bay không đạt được góc độ lý tưởng này, vì phụ thuộc rất nhiều
yếu tố như:
-Chiều cao cơ thể (h): Tư thế thân người lúc chuẩn bị ra sức cuối
cùng và ra sức cuối cùng.
-Cảm giác không gian(khoảng cách đã được quy định)
-Môi trường ...
Vì vậy để có thành tích cao trong ném lựu đạn trúng đích cần phải nâng
cao được góc độ bay hợp lý, rèn luyện cảm giác không gian, hướng ném. Do đó
tôi đã vận dụng một số phương pháp nhằm nâng cao góc độ bay, hướng ném cho
học sinh tập như sau:
- Phương pháp nâng cao góc độ bay
+ Dùng một vật có giá đỡ( một cây xào treo vật lên đỉnh xào ) đặt ở khoảng
cách giưa cự ly ném, độ cao 04m đối với nữ và 06m đối với nam
+ Cho học sinh thực hiện kĩ thuật động tác ném lựu đạn tại vạch giới hạn, yêu
cầu phải ném trúng vật chuẩn hoặc cao tương đương vật chuẩn.
+ Kết hợp thực hiện kĩ thuật các động tác trên không


8


O

450

Cờ đích
Vạch giới hạn
Thực hiện phương pháp này trong khoảng 3 đến 4 buổi tập và cố gắng 1
buổi tập mỗi học sinh được thực hiện 10 đến 15 lần. Như vậy khi hình thành
được góc độ bay này thì học sinh sẽ thực hiện được động tác lựu đạn dời tay
trên không dễ dàng hơn, hoàn thiện hơn và đạt kết quả chính xác hơn .
c. Xác định hướng ném.
Khi hoàn thiện (sau khoảng 2 buổi tập) thì vẫn tập phương pháp nâng cao
góc độ bay để cho học sinh thực hiện kĩ thuật động tác ném sao cho độ chính
xác cao hơn (thực chất góc độ bay lúc này đã hình thành ), nghĩa là góc độ bay
đã tăng lên tương đối(góc bay hợp lí )nhưng hướng ném không ổn đinh, bị sai
lệch, nghĩa là khi ra sức cuối cùng bị lệch trái hoặc phải dẫn đến điểm dơi của
lựu đạn bị lệch trái hoặc phải lớn(sai một ly đi một rặm)
+Tập mô phỏng động tác ra sức cuối cùng không có lựu đạn và có lựu đạn
+Tập ném ở khoảng cách gần và đúng cự ly
Chú ý: Giáo viên vần nhắc nhở điều chỉnh học sinh khi thực hiện động tác ra
sức cuối cùng cổ tay, khỹu tay,cánh tay phải tạo thành một đường thẳng hợp với
hướng ném.
+Thực hiện lần ném năm quả, khoảng cách giữa các quả ném là 30s-60s
3.3.5.Phương pháp tập luyện, thi đấu, kiểm tra và đánh giá kết quả
Trình tự huấn luyện:
*Thời gian được thực hiện từ đầu năm học khi đã lựa chọn ra đội tuyển vào các
buổi học phụ khóa mà không ảnh hưởng tới các môn học khác.

a-Quá trình tập luyện:
+Xây dựng khái niệm:Làm mẫu-giảng giải phân tích, cho xem tranh ảnh kĩ thuật
động tác. Giới thiệu sân bãi, dụng cụ, điều luật trong hội thi.
+ Học kĩ thuật ra sức cuối cùng:
++ Xây dựng khái niệm
++ Khởi động và học các động tác bổ trợ chuyên môn.
++ Đứng chính diện ném lựu đạn đi.
++ Đứng chân trước chân sau ném lựu đạn đi.
++ Đứng tư thế trung gian đạp chân đẩy hông
9


++ Đứng tại chỗ có người giúp đỡ.
++ Ra sức cuối cùng không có lựu đạn và có lựu đạn.
++ Tại vạch giới hạn ném lựu đạn vào vật chuẩn để nâng cao góc độ bay và
hướng ném như đã nêu trên.
++ Hoàn thiện kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích với sự lặp lại nhiều lần nhằm
hình thành kĩ năng động tác.
b- Quá trình thi đấu thử:(Nhằm rèn luyện tâm lý, tạo sự tự tin cho học sinh)
++ Bố trí sân bãi, dụng cụ, trang phục đúng theo điều lệ giải
++ Tổ chức thi đấu như thi đấu trong hội thao với nhiều môn
c-Kiểm tra, đánh giá kết quả: Sau một buổi tập, một lần thi cần phải kiểm tra và
đánh giá kết quả nhằm rút ra được ưu, nhược điểm và chất lượng tập luyện nâng
cao thành tích của học sinh, từ đó đề ra những phương pháp, biện pháp huấn
luyện bổ sung cho lần giảng dạy huấn luyện sau, thông qua đó lựa chọn ra hai
học sinh nam và hai học sinh nữ có thành tích tốt nhất gửi danh sách về sở đúng
thời gian chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi QP-AN.
4. Đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập đã lựa chọn lên học sinh
nhóm thực nghiệm khối 11-12 trường THPT Yên Định I.
Để xem xét tính hiệu quả của các phương pháp đã lựa chọn, ngay từ

đầu năm học tôi cho nhóm học sinh tập luyện từ tháng 09/2018 đến tháng
12/2018. Sau 14 tuần thực nghiệm tôi đã tiến hành thu thập số liệu lần 2 ở
10 học sinh trong đội tuyển ném lựu đạn trúng đích đúng theo các nội dung
bài tập và hình thức đã thu thập ở lần 1 bằng cách tổ chức thi thử như thi
thật. Kết quả lần 2 sau khi thực nghiệm được trình bày ở bảng 2 dưới đây:
Số liệu thu được sau thực nghiệm: Ném 2 lượt mỗi lượt 5 quả.
T
T

Họ và tên

01
02
03
04
05
06

Nguyễn Duy Anh
Trịnh Văn Bình
Nguyễn Đức Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

07
08
09
10

Trần Thị Hà
Trịnh Cao Hoàn


Nguyễn Thị Ngân

Trịnh Hải Yến
Nguyễn Mai Hoa
Trần Hồng Nhung

Tổng
điểm

Thành tích 2 lượt ném

Lớp
12A1
12A2
11A4
11A4
12A3
11A5

1
7
9
7
6
8
10

2
6

8
9
8
8
7

3
8
8
7
5
5
5

4
4
9
5
5
6
7

5
8
7
8
7
6
6


1
8
10
8
7
4
8

2
7
8
8
9
8
4

3
7
8
6
4
8
8

4
7
9
8
7
7

7

5
9
7
8
7
6
7

71
83
74
65
66
69

11A5
11A6
11A3
12A5

8
6
7
8

8
7
10

6

9
6
8
6

7
6
8
8

9
8
7
5

7
5
9
7

9
8
6
6

9
7
9

5

10
6
8
9

8
6
8
7

84
65
80
67

10


PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi nhận thấy các phương pháp”nâng
cao góc độ bay, xác định hướng ném, xác định cảm giác không gian và nắm
vững các nguyên tắc tập luyện, thi đấu”có rất nhiều ưu điểm như:
- Đạt kết quả trong thời gian ngắn (trong 3- 4 tuần )
- Có thể áp dụng được với tất cả các đối tượng
- Phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, dễ tạo và không tốn kém
Qua thực nghiệm và lập bảng so sánh thì khi áp dụng phương pháp này hầu
hết các học sinh đã ổn định các lần ném, nghĩa là cảm giác về cự ly tương đối ổn

định, hướng ném tốt hơn, góc độ bay duy trì và đạt thành tích cao hơn so với lần
kiểm tra lấy số liệu đầu tiên khi chưa áp dụng các phương pháp huấn luyện nêu
trên. Tuy nhiên bên cạnh đó còn những hạn chế như thời gian tập luyện còn phụ
thuộc vào lịch học của học sinh; áp dụng vào dạy kĩ thuật ném lựu đạn trúng
đích trong chương trình với số tiết quá ít.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra được trong quá trình giảng dạyhuấn luyện học sinh giỏi ném lựu đạn trúng đích, tôi mong muốn được áp dụng
phương pháp này rộng rãi trong các trường THPT để nâng kĩ thuật ném lựu đạn
trúng đích nhằm đạt thành tích cao nhất. Tuy vậy đây mới chỉ là kinh nghiệm
nhỏ cần phải bổ sung nhiều để hoàn thiện thêm. Rất mong các bạn đồng nghiệp
góp ý, bổ sung thêm để tôi có được phương pháp tối ưu nhất trong quá trình
giảng dạy và huấn luyện .
2. KIẾN NGHỊ
- Trong những năm tới sở nên tổ chức hội thao môn học GDQP – AN toàn
tỉnh hang năm tạo sân chơi cho học sinh nhằm kích thích sự hứng thú trong học
tập.
- Vật chất và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ nhưng chất lượng thì
chưa thật đảm bảo.
- Tổ chức cho các giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn GDQP
do Bộ Giáo Dục, Sở giáo dục tổ chức.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trịnh Đình Hải

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2001), Giá dục Quốc phòng lớp 11, nhà xuất bản
Giáo dục
2. Đặng Đức Thắng (2009), Sách giáo khoa GDQP – AN lớp 11, Nxb Giáo dục.
3. Đặng Đức Thắng (2009), Sách giáo viên GDQP – AN lớp 11, Nxb Giáo dục.
4. Giáo trình GDQP Đại học Cao Đẳng (tập 4), Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân.
5. Học viện Chính trị Quân sự (2006) Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ
thống giáo dục quốc gia, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
6. Lê Văn Nghệ (2006), “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác GDQP cho học
sinh, sinh viên, giai đoạn hiện nay”, đề tài khoa học Cấp Bộ.
7. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Hữu Hảo, Phan Tuấn Hưng, Nguyễn Đình Lưu,
Nguyễn Văn Qúy, Lê Đình Thi ( 2008), Giáo trình GDQP – AN ( Dùng cho sinh viên
các trường Đại học, Cao đẳng), Tập 2, Nxb Giáo dục.
8. Nghị định số 116/2007/NĐ – CP ngày 10/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về đối tượng, chương trình, nội dung cơ bản về GDQP – AN cho học sinh,
sinh viên các trường THPT đến Đại học.
9. Quyết định số: 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp trung
học phổ thông.
10. Quyết định số 116/2006/QĐ – BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông
cấp trung học phổ thông.

12


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA


TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN NÂNG CAO
KỸ THUẬT NÉM LỰU ĐẠN TRÚNG ĐÍCH”

Họ và tên: Trịnh Đình Hải
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Yên Định I
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDQP-AN

THANH HÓA NĂM 2019

13



×