Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nâng cao nhận thức về tác hại của thiên tai cho học sinh trường THPT tĩnh gia 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.14 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………...….....1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT……………………………………...…...2
1. MỞ ĐẦU………….…………………………………………………...…..….3
1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………...…..3
1.1.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………...…...3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………...…....3
1.2. Mục đích nghiên cứu.…………………………………………...............4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.……..……………………………………............4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.……..…………..……………………............4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…...……………...………...4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm…………..……………...….4
2.2. Thực trạng của vấn đề… …………………………………………..….5
2.3. Một số biện pháp…..……………………………………………...........5
2.3.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại của thiên
tai …………………………………………………………………………….....5
2.3.1.1. Hiểu được các loại thiên tai chủ yếu ở việt Nam………………........5
2.3.1.2. Hiểu biết tác hại do thiên tai gây ra………………….………….…..8
2.3.1.3. Giúp cho học sinh biết được tác hại do thiên tai gây ra trong tình
hình hiện nay…..………………………………………………………….…......8
2.3.1.4. Giúp cho học sinh biết được một số biện pháp phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai..…..………………………………………………………….…......9
2.3.2. Giúp học sinh thấy được quá trình khắc phục hậu quả do thiên .tai
gây ra....................................................……………………………………….…....10
2.3.2.1 . Quan điểm chủ trương của đảng và nhà nước trong vấn đề khắc
phục hậu quả do thiên tai gây ra. ……………………….……………..……....10
2.3.2.2 . Quy định của nhà nước Việt Nam về các lực lượng làm nhiệm vụ
khắc phục thiên tai………………..…………………………………………….12
2.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của thiên tai
cho học sinh………………………………………………,,,………………………….13
2.3.4. Thông qua bài dạy trình chiếu các tư liệu tranh ảnh, phim về tác hại


do thiên tai gây ra…………………..………………...……………………… ………13
2.3.5. Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh thiên tai cho học sinh………...13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:……………..………………....14
3. KẾT LUẬN…………………………………………………………………15
3.1. Phạm vi ứng dụng:……….....……..…….…………………………....15
3.2. Kiến nghị - Đề xuất:…….....…….....…………..…………………..…15
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..17

1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GDQP-AN: Giáo dục quốc phòng - an ninh.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
CNXH: Chủ nghĩa xã hội.
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
QP-AN: Quốc phòng- an ninh.
GDQP: Giáo dục quốc phòng.
THPT: Trung học phổ thông.
VNXHCN: Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
2


I.1.1. Cơ sở lý luận.
Được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, quốc phòng nói chung và giáo
dục quốc phòng an ninh cho học sinh nói riêng đều góp phần chuẩn bị về tâm lý
và tri thức cho thế hệ trẻ nhận thức được sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến

lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc VNXHCN.
GDQP - AN nhằm giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước,
yêu CNXH, Phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. hình thành trong tâm
thức của mỗi người dân Việt Nam về niềm tự hào dân tộc.
Trong thời kì hiện nay đất nước ta tiến lên CNH – HĐH hội nhập khu vực
và quốc tế. Nhưng những hệ lụy về tác hại của thiên tai vẫn ngày ngày đe dọa
đến tính mạng và đời sống của người dân việt nam.
Mặt khác do ý thức của một số người dân chưa nhận thức được tác hại
của thiên tai gây ra. Do vậy hậu quả mà thiên tai để lại vẫn đang là mối nguy
hiểm rình rập đe dọa đến tính mạng và đời ssống của người dân.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Theo đánh giá của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường - Bộ
Tài nguyên và Môi trường, thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam thuộc loại lớn trên
thế giới. Minh chứng là trong 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm chết khoảng
500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP cả nước; thành
quả kinh tế trong 5-10 năm có thể bị biến mất chỉ trong một trận lũ. Những thiệt
hại do vỡ đê, vỡ bờ bao làm ngập chìm nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, lúa
và hoa màu, phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật và gây ảnh hưởng nặng nề
đến môi trường. Chỉ tính riêng mùa mưa bão năm 2008, có khoảng 210.000ha
lúa, 180.000ha hoa màu bị mất trắng vì thiên tai. Năm 2009, bão lũ và gió lốc
gây thiệt hại tới 50 tỷ đồng cho mạng lưới của 28 đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông. Ngoài những tác động về kinh tế-xã hội, thiệt hại về sinh
mạng con người do thiên tai, bệnh tật gia tăng dưới tác động của sự thay đổi
nhiệt độ và môi trường sau thiên tai là vấn đề rất lớn mà Việt Nam thường xuyên
phải đối mặt. Trong giai đoạn 2005-2009, có khoảng 2.500 người chết và mất
tích vì thiên tai, trong đó trung bình 48,7% số người chết và 70% số người mất
tích là do bão. Các bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất
huyết, viêm não và các bệnh khác đều gia tăng trong mùa mưa bão hàng năm, do
môi trường bị ô nhiễm, thiếu điều kiện sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Đơn cử như
ảnh hưởng của cơn bão số 5 năm 2007 (có tên quốc tế Lekima), kết quả phân

tích chất lượng nước tại một số khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão này cho thấy,
hầu hết những con sông đều bị ô nhiễm. Chất lượng nước ở sông Hoàng Long,
tỉnh Ninh Bình, một số chỉ tiêu hóa lý sau lũ đều vượt tiêu chuẩn chất lượng
theo quy chuẩn Việt Nam. Cụ thể như hàm lượng BOD5 cao gấp 1,55 lần tiêu
chuẩn, COD cao gấp 1,3 lần, hàm lượng Coliform cao gấp 1,25 lần. Tuy Việt
Nam đã áp dụng một số biện pháp thích ứng với thiên tai, chẳng hạn như thay
đổi mùa vụ, lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp với địa điểm bị tác
động bởi thiên tai, hạn chế cũng như tận dụng những ảnh hưởng tích cực của
mùa lũ song các biện pháp này chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, nhất là
3


giải pháp “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa phát huy được
hiệu quả đích thực, dẫn tới người dân ở vùng này vẫn phải hứng chịu nhiều thiệt
hại do thiên tai gây ra hàng năm.
Xuất phát từ vấn đề trên để giúp cho học sinh nhận thức và hiểu rõ hơn
về tác hại của thiên tai nên tôi chọn đề tài : “Nâng cao nhận thức về tác hại của
thiên tai cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề về tác hại của một số loại thiên tai trong
phạm vi hẹp. để giúp học sinh nắm vững và hiểu rõ hơn nhằm giảm bớt tới mức
thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1
- Phạm vi nghiên cứu: “Nâng cao nhận thức về tác hại của thiên tai cho
học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1”
- Thiên tai thường xảy ra trên toàn quốc, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt là địa
bàn huyện Tĩnh Gia.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp giúp học sinh làm quen với phương pháp "Nâng cao nhận

thức về tác hại của thiên tai cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1".
- Phương pháp: Thành lập các nhóm trong lớp, khối để các em thảo luận
nhận thức về thiên tai, cách phòng tránh.
- Phương pháp tự nghiên cứu, tư duy Nâng cao nhận thức về tác hại của
thiên tai cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng
cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới.
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng
đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng
lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang ở vào giai đoạn, mà việc đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy, đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Phải
khuyến khích tự học phải vận dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Để thực hiện tốt chủ trương này
4


thì cần phải đào tạo khả năng tự học cho học sinh. Nói đến giáo dục quốc phòng
- an ninh. Trường THPT Tĩnh Gia 1 là một trong đơn vị trong huyện có điều

kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi đáp ứng số lượng tiết học
giáo dục quốc phòng - an ninh cho gần 2.000 học sinh. Tiết học giáo dục quốc
phòng - an ninh chính khóa đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ
bản của nền Giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, những hiểu biết
về tổ chức QĐND Việt Nam, CAND Việt Nam về lịch sử QĐND, CAND Việt
Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc, thường thức
phòng tránh một số loại bon đạn và thiên tai...Qua học tập môn Giáo dục quốc
phòng - an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc, nâng
cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù,
phòng chống bon đạn và thiên tai. Toàn bộ chương trình học tập của từng khối
được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT
Thanh hoá và cụ thể là vào thực tế tại trường THPT Tĩnh Gia 1 đảm bảo dạy đủ
môn, đủ tiết, đúng phân phối chương trình phù hợp với năng lực của học sinh.
Vì vậy các tiết học giáo dục quốc phòng - an ninh học sinh tham gia học đầy đủ
tích cực sôi nổi và hào hứng. Giáo dục quốc phòng - an ninh trong trường THPT
là môn học chính khóa, là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi rộng và khá
phức tạp, nên không thể đơn giản, sơ sài mà nó phải được coi là một hệ thống
chương trình và phải được quán triệt trong tất cả các môn học trong mọi hoạt
động của học sinh, ở mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ quốc phòng hiện tại và tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Thiên tai, sự biến đổi khí hậu và sức ép của môi trường hiện đang là thách
thức lớn đối với xã hội hiện nay. Tác hại của chúng vẫn luôn là mối đe dọa trực
tiếp đến tính mạng và đời sống của người dân. Do vậy hiểu biết về tác hại của
thiên tai là trách nhiệm của mọi người dân nói chung và của học sinh THPT
Tĩnh Gia 1 nói riêng.
Môn GDQP - AN với thời lượng 1 tiết/ tuần, nhưng những vấn đề của bộ
môn rất rộng. Nội dung kiến thức liên quan đến kiến thức của nhiều bộ môn
khác như (Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa…). Cơ sở vật chất phòng học còn hạn chế,
nên có không ít khó khăn cho cả người học và người dạy. Do vậy để học sinh

hiểu và nắm vững bài: “ Thường thức phòng tránh một số loại bo đạn và
thiên tai”. Tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến này để các em hiểu rõ hơn về
tác hại của thiên tai và cách phòng tránh trong điều kiện hiện nay.
2.3. Một số biện pháp
2.3.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại của thiên tai.
2.3.1.1.Hiểu biết được các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam.
* Bão.
- Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu ở Việt Nam. Bão vào
thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao kèm theo mưa lớn kéo dài, gây
lũ lụt.
5


- Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những
vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng.
* Lũ lụt.
- Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thường xuất hiện sớm so với các vùng
khác, hàng năm trung bình có từ 3-5 trận lũ, thời gian kéo dài từ 8-15 ngày.
- Lũ các sông miền Trung ( từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh xuất hiện từ tháng
6 đến tháng 10, từ Quảng Bình đến Bình Thuận xuất hiện từ thang 9 đến tháng
12), đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ nhanh lên, xuống nhanh, các
sông ở khu vực này ó hệ thống ngăn lũ thấp hoặc không có đê. Nước lũ không
chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng.
- Lũ các sông khu vực Tây Nguyên thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.
- Lũ các sông miền Đông Nam Bộ do có cường độ mưa lớn, có lớp phủ
thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưng thời
gian ngập lũ kéo dài.
- Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng
kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 4 – 5 tháng, làm ngập hầu hết toàn bộ
vùng đồng bằng sông Cửu Long.


* Lũ quét, lũ bùn đá
- Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà
đường thoát nước bất lợi.
- Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòn chảy.
- Lũ quét xảy ra thường bất ngờ trong phạm vi hẹp nhưng khốc liệt, gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

6


* Ngập úng
Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh
hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.

* Hạn hán và sa mạc hóa
Là loại thiên tai đứng thứ ba về mức độ thiệt hại sau bão, lũ. Hạn hán kéo
dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung
Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi.
Ngoài ra, còn có các loại thiên tai như xâm nhập mặn, lốc, sạt lở, động
đất, sóng thần, nước biển dâng…
7


2.3.1.2. Hiểu biết được tác hại do thiên tai gây ra.
- Thiên tai là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, là trở
lực lớn của quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo. Hiện nay nước ta có khoảng trên 80% dân số chịu ảnh hưởng của thiên
tai, chỉ tính trong 5 năm (2002-2006) thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt
mạng, thiệt hại tài sản nhà nước ước tính 75.000 tỉ đồng.

- Thiên tai gây hậu quả về môi trường như tàn phá gây ô nhiễm môi
trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.
- Thiên tai còn gây ra hậu quả đối với quốc phòng – an ninh như phá hủy
các công trình quốc phòng – an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác
nhân gây ra sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.

8


2.3.1.3. Giúp cho học sinh hiểu biết được tác hại do thiên tai gây ra trong tình

hình hiện nay.
Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những trận bão biển và mưa
lớn xảy ra ngày càng khốc liệt hơn, hàng năm đã gây ra những thiệt hại vô cùng
to lớn. Thống kê trong 10 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm, bão, lũ, sạt lở đất,
lũ quét, hạn hán và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích gần 750 người, giá
trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm 1,5% GDP (năm 2006 GDP của VN hơn
400.000 tỷ đồng). “Xét về tần suất thiên tai, Việt Nam nằm trong số 10 nước
hàng đầu thế giới bị thiệt tai tàn phá" [theo John Hendra điều phối viên thường
trú của LHQ tại Việt Nam]. Sau thiên tai những thiệt hại về kinh tế thường được
quan tâm đánh giá, còn những thiệt hại về môi trường chưa thực sự được quan
tâm. Trong khi đó bão, lụt, lũ có những tác động sâu sắc đến tài nguyên môi
trường của nhiều vùng.Nước lũ làm ngập cả những khu vực lớn có cả chuồng
trại chăn nuôi, cống rãnh, nhà vệ sinh. Các chất phế thải, xác động vật , bùn cát,
phù sa từ các sông suối tràn về cùng với các nguồn phân rác phế thải trong địa
bàn hòa lẫn vào nhau và hòa lẫn cả vào trong nước lũ, trôi đi khắp nơi gây ô
nhiễm nguồn nước sinh hoạt trong khu vực và bao phủ lên hầu hết các loại hoa
quả, rau mầu. Các tàn dư của bão lụt để lại sau khi chúng đi qua là những môi
trường hết sức thuận lợi cho các loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cũng
như cho các loại côn trùng lây truyền bệnh dịch phát sinh và phát triển… Những

thiệt hại về môi trường thường kéo theo những thiệt hại gián tiếp ảnh hưởng lâu
dài đến hoạt động kinh tế xã hội.
2.3.1.4. Giúp cho học sinh biết được một số biện pháp phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai.
* Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai.
* Tích cực tham gia các công trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan
đến phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai như chương trình trồng rừng đầu
9


nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, chương trình hồ chứa nước cắt lũ, chống
hạn, chương trình sống chung với lũ, chương trình an toàn cho tàu đánh bắt hải
sản, chương trình củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều.
* Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Các nghiên cứu về sạt lở sông biển, phòng, chống lũ lụt, hạn hán cho
đồng bằng sông Hồng.
- Mô hình nhà an toàn trong thiên tai.
- Các phương pháp đánh giá thiệt hại và cứu trợ thiên tai, phân vùng ngập
lụt các tỉnh miền Trung, quy hoạch phòng tránh lũ quét.
- Ứng dụng công nghệ mới trong công tác dự báo, cảnh báo và quản lí
thiên tai; ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng công trình
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
* Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu
nạn, tạo điều kiện cho tàu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lí an toàn các
nguồn lợi trên biển với các nước có chung biên giới trên đất liền, trên biển.
* Công tác cứu hộ, cứu nạn, từng người và gia đình cần chuẩn bị các
phương tiện cứu hộ, cứu nạn theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương,
sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

* Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả
- Cấp cứu người bị nạn
- Làm vệ sinh môi trường
- Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống
- Khôi phục sản xuất và sinh hoạt
* Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công
tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, làm cho mọi người thấy rõ nguyên nhân
và tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
2.3.2. Giúp học sinh thấy được quá trình khắc phục hậu quả do thiên tai
gây ra.
2.3.2.1.Quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề khắc
phục hậu quả do thiên tai gây ra.
* Tình hình thiên tai trong những năm trở lại đây.
Thiên tai ngày càng khốc liệt, biến đổi khí hậu đang cần có những ảnh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống mỗi người. Rất cần có những giải pháp tổng thể
trong sử dụng tài nguyên, chủ động trong ứng phó thiên tai.
Báo cáo môi trường quốc gia mới đây nhất khẳng định, do tác động của
biến đổi khí hậu, những năm gần đây, thiên tai lớn, dị thường, vượt qua những
hiểu biết hiện tại của con người, đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn
biến phức tạp hơn, gây hậu quả khó lường.
Báo cáo đã xem xét trên các hiện tượng thiên tai phổ biến và gây thiệt hại
lớn ở nước ta là bão, lũ lụt, lũ quét và hạn hán, dông, lốc,…
10


Đối với bão, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, quỹ
đạo bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam rất khó dự báo, xác định chính xác
đường đi của bão. Dự báo trong tương lai, số lượng cơn bão có cường độ mạnh
sẽ gia tăng.

Lũ lụt, úng ngập cùng các hiện tượng tự nhiên khác (nước dâng, trượt lở
đất gây tắc tạm thời dòng lũ trên sông,…) thường gây hiểm họa lớn. Lũ lụt tự
nhiên kết hợp với các tác nhân phi tự nhiên (nạn phá rừng, sử dụng đất không
hợp lý, xây dựng các công trình trên sông…) ngày càng có xu hướng gia tăng,
gây gia tăng thiệt hại về người và tài sản. Lũ do sự cố hư hỏng các công trình trữ
nước, giữ nước, cản trở dòng lũ, ngập lũ do tác động của con người cũng có xu
hướng xảy ra thường xuyên hơn.
Do tác động của biến đổi khí hậu, mưa bão gia tăng và phức tạp hơn nên
nhiều hồ đã gặp sự cố, mất an toàn, gây hậu quả lớn về xã hội và môi trường đã
từng xảy ra ở miền Trung và Tây Nguyên trong những năm qua.
Các chuyên gia khuyến cáo, vấn đề an toàn hồ chứa và nguy cơ gia tăng
hiểm họa thiên tai, tai biến môi trường ở hạ du do mất an toàn hoặc vận hành
không hợp lý các công trình thủy điện, thủy lợi là vấn đề thường trực ở các vùng
nên cần chủ động đối phó với tinh thần cảnh giác cao.
Ngoài lũ lụt ở các vùng, chúng ta phải chú ý đến lụt và ngập úng ở các đô
thị, đồng bằng. Úng ngập ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các đồng bằng nhỏ ven
biển miền Trung cho thấy, nguyên nhân chủ yếu gây úng ngập nghiêm trọng
không phải do nước lũ ngoài sông tràn vào mà chủ yếu do mưa cường độ lớn,
tập trung trong thời gian ngắn tạo dòng chảy mặt lớn vượt khả năng chứa, thấm,
tiêu thoát nước, có nơi còn chịu tác động tổ hợp của mưa lớn và triều cao.
Nguy cơ hạn hán và thiếu nước trên diện rộng, thậm chí sa mạc hóa sẽ gia
tăng do chế độ mưa, ẩm đã khác quy luật bởi biến đổi khí hậu. Mức độ gay gắt
của hạn hán rất khó dự đoán và xác định trước.
Hạn hán, thiếu nước điển hình đã xảy ra liên tiếp trong mùa khô các năm
thập kỷ đầu thế kỷ 21. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán được ước
lượng sẽ tăng lên khoảng một cấp trên tất cả các vùng trong những năm tới, tiếp
tục gia tăng quá trình hoang mạc hóa, mặn hóa, xâm thực, xói lở bờ sông, cát
bay, cát chảy…
Báo cáo môi trường lưu ý, hạn hán thiếu nước thường xuyên xảy ra trên
diện rộng, nhiều người dân đã phải di cư, hàng nghìn gia súc, gia cầm đã chết

khát, chết đói, nhiều hecta cây trồng và rừng bị cháy khô… Ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu làm nền nhiệt độ tăng, gia tăng bốc thoát hơi nước đồng thời giảm rõ
rệt lượng mưa trong mùa khô, thậm chí kéo dài thời gian không mưa, nguồn
nước trong sông mùa kiệt suy giảm đáng kể mà nhu cầu về nước sinh hoạt, đời
sống, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường không ngừng gia tăng.
Lũ quét là mối nguy chết người rình rập và đột ngột xuất hiện gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mưa cường độ lớn
xảy ra thường xuyên hơn ở vùng núi cao và Tây Nguyên nước ta dẫn tới lũ quét
xảy ra với tần suất cao hơn, ác liệt hơn và gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.
11


Điều đáng nói là điều kiện công nghệ hiện hiện nay chưa thể dự báo lũ quét mà
chỉ có thể cảnh báo khi lượng mưa vượt ngưỡng. Đó là một thách thức đáng kể
cho ngành khí tượng thủy văn và cần những biện pháp tuyên truyền hiệu quả để
người dân chủ động phòng chống.
Thiên tai là một trong những thách thức lớn đối với phát triển, nhất là
dưới tác động của biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tìm hiểu và tiếp tục nhận
biết về các hiện tượng thiên tai là rất cần thiết để chủ động hơn trong phòng
tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại ở nước ta.
* Chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế, ngày 16/11/2007, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020 nhằm huy động nguồn lực khắc phục ảnh hưởng của thiên tai, phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội; đảm bảo an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân do thiên
tai gâu ra hòa nhập đời sống xã hội.

- Quyết định 172/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
Quyết định số33/2013/QH13 về việc ban hành luật phòng, chống thiên

tai.
2.3.2.2. Quy định của nhà nước Việt Nam về các lực lượng làm nhiệm vụ
khắc phục thiên tai.

12


Hiện nay công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Các bộ, ban phòng chống thiên tai, nhưng
dữ vai trò chủ đạo là lực lượng vũ trang trực tiếp thực hiện.

2.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của thiên tai cho
học sinh.
Thiên tai hiện nay vẫn đang là mối đe dọa đến tính mạng và đời sống của
người dân Việt Nam. Vì vậy Đảng và nhà nước ta phát hành các chính sách về
công tác phòng chống những hậu quả do thiên tai gây ra gây ra.
Trong những năm qua công tác giảng dạy về bài “ Thường thức phòng
tránh một số loại thiên tai” còn hạn chế vì một số giáo viên kiến thức còn sơ sài
chưa chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức, nội dung hình thức giảng dạy chưa hấp
dẫn cho nên ý thức của học sinh về tác hại về thiên tai còn hạn chế.
13


Vì vậy công tác giáo dục phải được tiến hành một cách chủ động, tích
cực. nội dung giảng dạy cần đổi mới làm tăng sự chú ý của các em. Thông qua
từng tiết dạy giáo viên cần phải giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về tác hại của
thiên tai, để từ đó các em có ý thức, nhận biết được những tác hại mà thiên tai
gây ra. Ngoài ra nên tuyên truền sâu rộng cho học sinh qua việc tham gia các
phong trào, công tác giáo dục tại địa phương.
2.3.4. Thông qua bài dạy trình chiếu các tư liệu tranh ảnh, phim về tác hại do

thiên tai gây ra.
Việc trình chiếu các tư liệu, tranh ảnh, phim tư liệu về tác hại của thiên tai
sẽ tạo cho học sinh những hứng thú trong giờ học. học sinh sẽ có những cái nhìn
khái quát hơn, nhận thức rõ hơn về tác hại mà thiên tai gây ra trong tình hình
hiện nay.
2.3.5. Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh thiên tai cho học sinh.
Ngoài việc học trên lớp việc mở các lớp học ngoại khóa , thực hành về
công tác tự chuẩn bị khắc phục hậu quả cua thiên tai sẽ giúp các em nâng cao
được nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân mình trong việc phòng tránh
thiên tai trong tình hình hiện nay.

14


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm quả:
Tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai hiện nay vẫn đang là mối nguy
hiểm đe dọa đến tính mạng và đời sống của người dân. Chính vì lẽ đó mà giáo
dục nâng cao kiến thức tác hại của thiên tai cho toàn dân nói chung và học sinh
nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc cung cấp những thông tin, những khái
niệm, những kiến thức về tác hại của thiên tai sẽ giúp cho các em không những
nâng cao kiến thức toàn diện của mình mà còn giúp các em nâng cao nhận thức
trong công tác giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra. Từ đó nâng cao lòng tự hào
dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm đúng đắn đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Bởi kiến thức thì vô cùng phong phú,
song vì bài viết có hạn nên tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất .
Trong các tiết dạy của bài: “Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và
thiên tai” và một số bài học khác tôi đã lồng ghép các nội dung của bài viết này
vào, chính vì nhờ điều đó đã giúp các em học sinh hào hứng trong từng tiết dạy,
hăng say học tập và tích cực nghiên cứu, tìm tòi để hiểu rõ hơn về tác hại của
một số loại thiên tai, quá trình khắc phục hậu quả do thiên tai của nước ta trong

tình hình mới.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trong những năm trở lại đây thiên tai đang có những diễn biến vô cùng
phức tạp . Theo đánh giá của viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường, thiệt hại do thiên tai ở Việt nam thuộc loại lớn
nhất trên thế giới. Ninh chứng là trong 5 năm gần đây mỗi năm thiên tai làm
chết khoảng 500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP cả
nước. Thành quả kinh tế trong 5-10 năm có thể biến mất chỉ trong một trận lũ.
15


Những thiệt hại do vỡ đê, vỡ bờ bao làm ngập chìm nhiều diện tích nuôi trồng
thủy sản, lúa và hoa màu, phá hủy các công trình hạ tầng kĩ thuật và gây ảnh
hưởng nặng đến môi trường.
Vì vậy để giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra là
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong đó thế hệ trẻ giữ vai
trò chủ đạo. Cần phải có nhận thức đúng đắn để có thể xử lý kịp thời trong tình
hình hiện nay.
3.1. Phạm vi ứng dụng:
Với kết quả thu được như trên. Tôi thấy thực tế rất có hiệu quả và nó đã
khẳng định có thể áp dụng đề tài này vào việc giảng dạy môn GDQP-AN ở các
trường THPT.
3.2. Kiến nghị - Đề xuất:
Thứ nhất: Cần được sự quan tâm của ban giám hiệu nhiều hơn, những ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp và sự giúp đỡ của tổ chuyên môn.
Thứ hai: Cần có sách tham khảo, sách nâng cao cho giáo viên về bộ môn
GDQP-AN nhiều hơn.
Thứ ba: Cần có phim tư liệu, tài liệu, hình ảnh về tác hai của thiên tai.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thành trong quá trình nghiên
cứu và giảng dạy môn học, thời gian thực hiện bài viết còn giới hạn nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của

đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Lê Trọng Tuấn

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 - NXB Giáo dục.
2. Quyết định 172/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
3. Quyết định số 33/2013/QH13 về việc ban hành luật phòng, chống thiên tai.

17



×