Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Xây dựng bài học tích hợp liên môn lý hóa sinh chương trình trung học phổ thông trong bài dạy nước có sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.76 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG TH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG BÀI HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN LÝ – HÓASINH CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG BÀI DẠY “NƯỚC” CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
4.0 TRONG DẠY HỌC

Người thực hiện: Đỗ Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................4
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
2.1.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp và bức tranh đặc trưng về Giáo
dục.........................................................................................................................4
2.1.2. Tích hợp liên môn và những ưu điểm của nó đối với giáo viên và học sinh
...............................................................................................................................5
2.2. Thực trạng dạy và học các chủ đề tích hợp liên môn ở trường phổ thông
hiện nay.................................................................................................................6
2.3. Giải quyết vấn đề............................................................................................7
2.3.1. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ bài dạy...............7
2.3.1.1. Sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học......................................................7
2.3.1.2. Phương pháp dạy học theo dự án.............................................................8


2.3.2. Giáo án minh họa........................................................................................9
2.4. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục............................................................27
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................29
3.1. Kết luận........................................................................................................29
3.2. Kiến nghị......................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................30


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một
cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công
nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đâm mây, in 3D, công nghệ cảm
biến, thực tế ảo. Cách mạng công nghệ 4.0, sự xuất hiện những xu thế công nghệ
mới với Internet kết nối vạn vật trong vật lý, kỹ thuật số, sinh học, có liên quan
chặt chẽ và thâm nhập lẫn nhau. Để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ
4.0, yếu tố then chốt là nguồn lực. Do đó cần phải cải cách giáo dục, đào tạo để
tạo ra những con người đáp ứng đầy đủ năng lực theo tiêu chuẩn 4.0, trong đó
vai trò dạy và học của đội ngũ giáo viên và học sinh là rất quan trọng.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục
phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng,
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới,
trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một
trong những vấn đề cần ưu tiên.
Đối với việc dạy học theo các chủ đề liên môn, tích hợp mà có tính thực tiễn
sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học
tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường

vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi
nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp,
liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được
sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào
thực tiễn.
Vậy chúng ta cần phải bắt tay ngay vào việc giúp học sinh trở thành những con
người chủ động, sáng tạo, độc lập, tự mình tham gia học tập ở mức độ cao. Vì lí do
trên, tôi nhận thấy việc kết hợp công nghệ 4.0 với một số phương pháp dạy học
tích cực trong các chủ đề tích hợp liên môn là rất quan trọng, do vậy tôi mạnh
dạn trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng bài học
tích hợp liên môn Lý – Hóa – Sinh chương trình trung học phổ thông trong
bài dạy “Nước” có sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Mục đích của đề tài là vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học dạy
học tích cực và kĩ thuật dạy học kết hợp ứng dụng công nghệ 4.0 cụ thể là sử
dụng mạng internet trực tuyến để tìm hiểu cũng như thảo luận các nội dung bài
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Trung học phổ thông
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 10A2 (25 em) và lớp
10A3 (38 em) của trường THPT Trường Thi – Thành phố Thanh Hóa nơi tôi
đang công tác giảng dạy và là các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, nghiên cứu các bài học theo chủ đề tích
hợp liên môn, các bài thao giảng mẫu, tham khảo các ý kiến của các thầy cô đã
có kinh nghiệm dạy trong trường.
- Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát, lấy

ý kiến của 43 em học sinh trong 2 lớp 10A2 và 10A3 về thích hay không thích
khi sử dụng dạy học tích hợp liên môn và có sử dụng công nghệ 4.0.
- Sử dụng phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tổng hợp kết quả bài thi,
số lượng học sinh yêu thích đối với phương pháp mới trong dạy học quy ra %.
1.5. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đã ứng dụng công nghệ 4.0 trong bài giảng, cụ thể học sinh có thể tìm
hiểu chi tiết các kiến thức qua thiết bị có kết nối mạng như điện thoại, Ipad hay
máy tính.
- Học sinh sẽ được làm bài kiểm tra 10 phút trực tiếp qua gmail, giáo viên
gửi đề cho các em qua danh sách gmail của lớp, các em sẽ làm bài và gửi lại kết
quả cho giáo viên trong thời gian 10 phút đó.
- Đây là bài dạy theo chủ đề tích hợp liên môn với thời lượng dài 1 tiếng
là sự kết hợp 3 bộ môn Hóa học – Vật lí – Sinh học, để nâng cao chất lượng dạy
học tôi có mời giáo viên bộ môn Vật lí và giáo viên bộ môn Sinh Học cùng thảo
luận để thống nhất các nội dung và tham gia giảng dạy mục có liên quan.


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp và bức tranh đặc trưng về
Giáo dục
2.1.1.1. Cách mạng công nghiệp 1.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, xuất hiện ở Đức và diễn ra vào
nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19. Với thay đổi từ sản xuất chân tay
đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước. Web 1.0 (1997-2003):
Thời kỳ chỉ biết đọc Web Giáo dục 1.0, đặc trưng bởi sự chuyển kiến thức từ
Thầy sang Trò (thầy đọc - trò chép)
2.1.1.2. Cách mạng công nghiệp 2.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20 (xuất hiện ở các nước XHCN). Cho đến khi đại chiến thế giới lần

thứ nhất xảy ra, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng
máy móc chạy với năng lượng điện. Web 2.0 (2004-2006). Thời kỳ giao tiếp
không đồng bộ với nhau Giáo dục 2.0, dạy và học không có sáng tạo
2.1.1.3. Cách mạng công nghiệp 3.0 (Xã hội công nghệ)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970 với
sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet. Web
3.0 (2007-2011). Thời kỳ trợ giúp biết mọi thứ về bản thân và truy cập thông tin
để trả lời cho mọi vấn đề Giáo dục 3.0. Tự học theo digital media, social media,
lúc này đã xuất hiện phương pháp học tương tác (interactive learning).
2.1.1.4. Cách mạng công nghiệp 4.0 (kỷ nguyên mới)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm
gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành
tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ nano,… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Thời kỳ đa số tham
gia Web, khách hàng sử dụng điều hành đám mây (os), mua-bán qua Internet;
Smart PC, Smartphone, bảng thông minh... công nghệ lướt web... Giáo dục 4.0,
thay đổi hành vi của người học cùng với các năng lực song hành, kết nối và
tưởng tượng (parallelism, connectivism và visualization)
Lúc này con người, sự vật, quá trình, dịch vụ và dữ liệu lớn, mọi thứ đều
được "Kết nối". Theo đó, giáo dục 4.0 được hiểu là một môi trường mà ở đó mọi
người có thể cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị kết nối để tạo ra
việc học tập được cá thể hóa. Môi trường mới này biến đổi tổ chức giáo dục
thành một môi trường tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể với thành tựu lĩnh
hội kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của từng cá nhân trong môi


trường này. Có thể nói sự sáng tạo, đổi mới chính là nền tảng của giáo dục 4.0.
Các yếu tố trong môi trường mới này linh động và có mối liên quan mật thiết.
Việc sắp xếp các yếu tố khác nhau trong hệ sinh thái hướng tới mục tiêu giáo
dục là rất quan trọng.

2.1.2. Tích hợp liên môn và những ưu điểm của nó đối với giáo viên và học
sinh
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt
động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích
hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu
quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức
độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có
liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức,
lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí
các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận
dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề
trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều
lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên
môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn
học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình
trong tự nhiên hay xã hội.
Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn
nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập
cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên
môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được
sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào
thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm
hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này
chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá

trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những
kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về
những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học


hiện nay, vai trò của 2 giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là
người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và
ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động
hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các
chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến
thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo
viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức
liên môn, tích hợp.
2.2. Thực trạng dạy và học các chủ đề tích hợp liên môn ở trường phổ thông
hiện nay
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một phương pháp mới đem đến cho giáo
dục giá trị thực tiễn. Hiện nay, nhiều giáo viên đã nỗ lực học hỏi, đổi mới
phương pháp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để người học được phát huy
tính chủ động tiếp nhận bài học. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn quan điểm và
cách thực hiện chưa nhất quán về tích hợp liên môn, có ý kiến phản đối hoặc thờ
ơ với phương pháp tích hợp liên môn, không ít người đã đứng ngoài để từ chối.
Có nhiều lý do khách quan và chủ quan làm cho họ không thể từ bỏ phương
pháp dạy học truyền thống, truyền giảng và áp đặt kiến thức một chiều theo kiểu
“thầy đọc, trò chép”. Hoặc không giao việc cho học sinh trong quá trình học
tập. Nhìn chung, vấn đề phương pháp dạy học hiện nay đang có tình trạng; Giáo
viên được trang bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhưng
việc sử dụng dạy học chưa thường xuyên hoặc kém hiệu quả, và phương tiện,
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực chỉ sử dụng khi giáo viên dạy minh
họa trong sinh hoạt chuyên môn, thao giảng hoặc thi giáo viên giỏi. Cùng với

đó, việc sử dụng phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong
giờ thao giảng mang tính “trình diễn, minh họa” chưa chú trọng và thực hiện
giải pháp đồng bộ nhằm kích thích hoạt động chủ động tiếp nhận của học sinh.
Với thực tế này thì việc thực hiện phương pháp tích hợp chỉ dừng lại ở phạm vi
nhỏ, chưa phổ biến và chưa lan tỏa nên dù cho phương pháp tiến bộ và hữu ích
nhưng hiệu quả còn rất hạn chế.
Như vậy, để có bài dạy theo chủ đề tích hợp liên môn kết hợp các phương
pháp dạy học tích cực là rất khó, việc kết hợp nó với công nghệ 4.0 lại còn khó
khăn hơn rất nhiều vì không phải trường nào học sinh cũng có điều kiện để trang
bị cho mình một thiết bị có kết nối mạng phục vụ cho việc học tập. vì vậy việc
dạy học chủ đề tích hợp liên môn có ứng dụng công nghệ 4.0 tôi mới chỉ áp
dụng được ở 2 lớp đó là lớp 10A2 là lớp chọn có tổng 25 học sinh. Trong đó có


23/25 em là có điện thoại cấu hình cao. Và lớp 10A3 là lớp đại trà vẫn dạy học
theo chủ đề tích hợp liên môn nhưng không áp dụng công nghệ 4.0. để so sánh
khả năng hiểu bài của các em cũng như hứng thú học tập của các em.
2.3. Giải quyết vấn đề
Để tạo hứng thú với các chủ đề tích hợp liên môn, tôi với vai trò giáo viên
môn Hóa học của Trường THPT Trường Thi – TP Thanh Hóa cũng đã tìm hiểu
và đưa ra một số cách giải quyết vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tích hơp
liên môn với các giải pháp.
Trước tiên, phải xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Cụ thể, xây dựng
nội dung dạy học tích hợp liên môn bằng cách rà soát chương trình các môn học
có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra
những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên
môn.
Cùng với xây dựng nội dung dạy học tích hợp liên môn là xây dựng các
chủ đề tích hợp liên môn. Xác định các nội dung tích hợp liên môn, xác định
mục tiêu của chủ đề, mô tả các mức độ nhận thức, xây dựng kế hoạch dạy học…

Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn làm các bước tiếp theo.
Trong đó phải xây dựng được kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học theo
phương pháp dạy học tích cực. Tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học của bộ môn
có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức để xây dựng các chủ đề tích hợp
liên môn. Kế hoạch dạy học của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy
học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài
hòa giữa các môn học.
Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học từng chủ đề tích hợp liên môn phù
hợp với kế hoạch đề ra từ các môn học tương ứng, để thống nhất thời điểm thích
hợp để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn…
2.3.1. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ bài dạy
2.3.1.1. Sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học
Qua tìm hiểu, để áp dụng công nghệ 4.0 trong quá trình dạy học, tôi nhận
thấy phương pháp được áp dụng rất nhiều ở các nước phát triển đó là sử dụng
internet kết nối giáo viên tới học sinh, thầy giáo 4.0, học sinh 4.0, học sinh có
thể học mọi lúc mọi nơi, Giáo viên ở nhà nhưng có thể tổ chức 1 bài dạy, hay
làm một bài kiểm tra, chỉ cần giữa thầy và trò thống nhất giờ học cụ thể, đến giờ
các em mở mạng và kết nối, nhận nhiệm vụ qua gmail của mình, với một thời
gian cố định, các em hoàn thiện và gửi lại kết quả cho giáo viên.
Ưu điểm:
- Khi sử dụng internet trong quá trình học các em sẽ tìm được rất nhiều
thông tin liên quan bài học


- Các em hứng thú hơn trong học tập, các em hiểu bài nhanh hơn.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất là khi các em sử dụng thiết bị kết nối mạng
nếu không để ý kịp thòi các em thừa cơ hội sử dụng và làm việc riêng ví dụ chơi
điện tử, hay chát facebook….
Biện Pháp: Để việc sử dụng mạng internet hiệu quả, cần đưa ra tình huống cụ
thể, cho các em một thời gian nhất định để sử dụng thiết bị kết nối mạng, sau

thời gian cụ thể đó các em gửi lại kết quả đã tìm hiểu cho giáo viên. Nếu các em
không nộp đúng thời hạn sẽ không đạt yêu cầu đề ra. Cách này có thể rèn ý thức
làm việc, cũng như rèn luyện tác phong làm việc thời đại công nghệ 4.0, nếu
như không chịu nhanh nhẹn, tập trung làm việc rất có thể sẽ bị đào thải.
2.3.1.2. Phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự
điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập
mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành,
thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
Các bước tổ chức dạy học dự án
Bước

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Chuẩn bị
- Xây dựng ý
tưởng
- Lựa chọn chủ
đề, tiểu chủ đề
- Lập kế hoạch
các nhiệm vụ
học tập

- Xây dựng bộ câu hỏi định
- Làm việc nhóm để lựa chọn
hướng: xuất phát từ nội dung chủ đề dự án.
học và mục tiêu cần đạt được. - Xây dựng kế hoạch dự án: xác
- Thiết kế dự án: xác định lĩnh định những công việc cần làm,

vực thực tiễn ứng dụng nội
thời gian dự kiến, vật liệu, kinh
dung học, ai cần, ý tưởng và
phí, phương pháp tiến hành và
tên dự án.
phân công công v iệc trong
- Thiết kế các nhiệm vụ cho
nhóm.
HS: làm thế nào để HS thực
- Chuẩn bị các nguồn thông tin
hiện xong thì bộ câu hỏi được đáng tin cậy để chuẩn bị thực
giải quyết và các mục tiêu đồng hiện dự án.
thời cũng đạt được.
- Cùng GV thống nhất các tiêu
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ chí đánh giá dự án.
GV và HS cũng như các điều
kiện thực hiện dự án trong thực
tế.

2. Thực hiện
dự án
- Thu thập
thông tin
- Thực hiện

- Theo dõi, hướng dẫn, đánh
giá HS trong quá trình thực
hiện dự án
- Liên hệ các cơ sở, khách mời
cần thiết cho HS.


- Phân công nhiệm vụ các thành
viên trong nhóm thực hiện dự
án theo đúng kế hoạch.
- Tiến hành thu thập, xử lý
thông tin thu được.


điều tra
- Thảo luận với
các thành viên
khác
- Tham vấn
giáo viên
hướng dẫn

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo - Xây dựng sản phẩm hoặc bản
điều kiện thuận lợi cho các em báo cáo.
thực hiện dự án.
- Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi
- Bước đầu thông qua sản phẩm cần.
cuối của các nhóm HS.
- Thường xuyên phản hồi, thông
báo thông tin cho GV và các
nhóm khác.

3. Kết thúc dự - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho - Chuẩn bị tiến hành giới thiệu
án
buổi báo cáo dự án.
sản phẩm.

- Tổng hợp các - Theo dõi, đánh giá sản phẩm - Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
kết quả
dự án của các nhóm.
- Tự đánh giá sản phẩm dự án
- Xây dựng sản
của nhóm.
phẩm
- Đánh giá sản phẩm dự án của
- Trình bày kết
các nhóm khác theo tiêu chí đã
quả
đưa ra.
- Phản ánh lại
quá trình học
tập
2.3.2. Giáo án minh họa
BÀI HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
I. TÊN BÀI HỌC
“NƯỚC”
II. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG CỦA BÀI HỌC
Nội dung:
- Cấu trúc phân tử và tính chất của nước
- Hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt
- Nước và chất lượng cuộc sống
Thời lượng: 60 phút
III. ĐỊA CHỈ NỘI DUNG TÍCH HỢP
Môn

Lớp


Bài/ Mục

Vật lý

10

Hóa
học

11

3

10

3

Bài
37

II

Nội dung kiến thức tích hợp
Hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Sự phân cực của nước
Các nguyên tố hóa học và nước


Sinh
học


11
12

2

Vận chuyển các chất trong cây

3
44

Thoát hơi nước
Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

IV. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Kiến thức
Môn tích hợp

Kiến thức cần đạt

- Nêu được các trạng thái tồn tại của nước.
- Hiểu thế nào là hiện tượng dính ướt và hiện tượng không
1.1. Môn Vật lý dính ướt
- Giải thích được các hiên tượng bề mặt của chất lỏng, giải
thích hiện tượng dính ướt và không dính ướt và ứng dụng
trong thực tế.
- Nêu được cấu tạo hóa học của nước.
1.2. Môn Hoá
- Trình bày và giải thích được tính chất phân cực của phân

học
tử nước.
- Nhớ lại một số tính chất của nước
1.3. Môn Sinh - Nêu được vai trò của nước đối với tế bào và cuộc sống.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào cơ thể và
học
con người.
- Nêu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
1.4. Giáo dục
- Học sinh nêu được một số vấn đề nóng hổi về môi trường
bảo vệ môi
nước trong thực tế
trường, giáo dục - Học sinh trình bày được một số giải pháp giải quyết các
kỹ năng sống và vấn đề về nguồn nước để nâng cao chất lượng cuộc sống.
các vấn đề xã hội
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng học tập chủ động tích cưc và sáng tạo.
- Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ thông tin cần thiết trên interet và sử
dụng môi trường tương tác trên mạng.
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống liên quan đến các vấn đề về
nước như: sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ nguồn nước sạch, uống
nước đúng cách góp phần tăng cường sức khỏe, đề phòng và ứng phó với thiên
tai do mưa, lũ...
3. Về tình cảm, thái độ
- Thể hiện thái độ hợp tác, trung thực trong hoạt động nhóm, tinh thần
trách nhiệm và khả năng sáng tạo khi giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Có thái độ thích thú, tò mò khám phá bản chất tự nhiên và lợi ích của nước.


- Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước đúng cách để đảm

bảo sức khỏe và bảo vệ môi trưởng tương lai.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực phát hiện, và giải quyết vấn đề.
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin tổng hợp.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp.
- Năng lực tìm tòi khám phá và nghiên cứu khoa học
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị, đồ dùng dạy học
 Phòng học bộ môn đầy đủ trang thiết bị dạy học: máy chiếu, loa..
 Giấy A0 và bút dạ, nam châm.
 Phiếu học tập, sổ theo dõi hoạt động nhóm, phiếu đánh giá kết quả học tập.
- Học liệu sử dụng trong dạy học
 Sách giáo khoa các khối lớp trong chương trình giáo dục hiện hành.
 Tài liệu video, hình ảnh về các vấn đề hiện trạng nước sạch trên thế giới
thu thập trên nhiều kênh thông tin khác nhau: vô tuyến truyền hình, báo chí,
enternet...
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học
Trong quá trình thiết kế tiến trình dạy học và thực hiện dự án học tập của
nhóm học sinh, giáo viên và học sinh cần sử dụng các thiết bị công nghệ thông
tin hỗ trợ như:
 Phần mềm Microsoft Word, Microsoft Power Point,VLC Media Player.
Phần mềm chỉnh sửa văn bản trên điện thoại.
 Smart phone có các chức năng ghi âm, chụp ảnh, quay phim, truy cập
enternet...
VI. CHUẨN BỊ
1. Học sinh
- Các nhóm bốc thăm nhiệm vụ báo cáo nội dung theo các thứ tự sau. Thời
gian hoàn thành sản phẩm là 1 tuần kể từ khi nhận nhiệm vụ đến khi báo cáo sản

phẩm.
Nhóm 1: Tìm hiểu chu trình của nước trong tự nhiên (Báo cáo bằng mô hình và
thuyết trình)
Nhóm 2: Thực trạng nguồn nước hiện nay (Hình thức diễn kịch)
Nhóm 3: Đề xuất một số biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả (Báo cáo
powerpoint)
- Ổn định chỗ ngồi trong lớp học theo 3 nhóm GV đã phân công trước tiết học.
2. Giáo viên
- Chia học sinh thành 3 nhóm theo năng lực sao cho các nhóm đồng đều
nhau về số HS giỏi, khá, trung bình và yếu.


- Bài giảng poweropoint
-Video số 1: Nước – Cội nguồn sự sống
- Video số 2: Natri tác dụng với nước
- Video 3: Canxioxit tác dụng với nước
- Video 3: Điphotphopenta oxit tác dụng với nước
- Bóng bay: 15 quả bóng đỏ, 30 quả bóng xanh
- Băng dính 2 mặt
- Bút màu: hộp 12 màu
- Bộ thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt
VII.

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CHUỖI HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt
động

Tiến trình


Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Cô giáo: Đỗ Thị Nhung
Giáo viên môn: Hóa học trực tiếp giảng dạy
Đề xuất vấn đề của chủ đề Kĩ thuật động não công khai
Kĩ thuật xem và phân tích video
Hoạt động và của tiết học
1: (15 phút) I. Tìm hiểu cấu tạo phân tử Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ
nước và tính chất của nước Kĩ thuật xem và phân tích video
Thầy giáo: Đinh Văn Vương
Giáo viên môn: Vật lí trực tiếp giảng dạy
Hoạt động II. Tìm hiểu hiện tượng dính Phương pháp thí nghiệm tìm tòi
ướt và hiện tượng không
2: (15
Kỹ thuật động não công khai
dính ướt
phút)
Cô giáo: Nguyễn Thị Lam
Giáo viên môn: Sinh học trực tiếp giảng dạy
III. Nước và chất lượng
Phương pháp dạy học theo dự án
Hoạt động
cuộc sống
3
Kĩ thuật thu thập thông tin phản hồi
Học sinh 3 nhóm báo cáo
(20 phút)
sản phẩm
Vào bài: Cho học sinh xem video
Nguồn: />GV: Nước là một trong những thành phân quan trọng nhất cấu tạo nên sự

sống trên hành tinh chúng ta, ở tiết học này cô giáo mời thầy cô cùng các em tìm
hiểu về nước cũng như trân trọng bảo vệ món quà kì diệu mà vũ trụ ban tặng cho
loài người các em nhé.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và các tính chất của nước
Thời gian hoạt động: 15 phút
Tổ chức hoạt động học sử dụng kĩ thuật:
- Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ
- Kĩ thuật xem và phân tích video


Tiến trình tổ chức hoạt động học
Sử dụng kĩ thuật hoàn tất một nhiệm
vụ: Tổ chức HS hoạt động dán bóng
bay mô phỏng phân tử nước:
- Ở lớp thực nghiệm (TN): Với thiết bị
có kết nối mạng, hãy tìm hiểu về cấu tạo
phân tử nước và mô phỏng lại mô hình
cấu tạo phân tử nước bằng các quả bóng
bay.
- Ở lớp đối chứng (ĐC): Các em hãy
vận dụng kiến thức đã biết về cấu tạo
hóa học của phân tử nước hãy tạo mô
hình các phân tử nước bằng việc thổi và
dán các quả bóng bay lại với nhau.

Nội dung
I. Cấu tạo và tính chất nước
1. Cấu tạo phân tử nước
- Cấu tạo hóa học và cấu trúc phân tử
nước:


Hình 1: Hình ảnh mô phỏng cấu tạo phân tử
nước bằng bóng bay

- Khi mô phỏng cấu tạo phân tử này các
em hãy chú ý đến sự ảnh hưởng của hiệu
độ âm điện của Oxy và Hidro đến cấu - Nước có tính chất phân cực nên có
tính chất lí hóa đặc biệt làm cho nó có vai
trúc không gian của phân tử.
trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực của
cuộc sống.
- GV phát cho mỗi nhóm 5 quả bóng
đỏ, 10 quả bóng xanh và giới hạn thời
gian hoạt động: 3 phút
HS nhận bóng, hoạt động nhóm.
Hết 3 phút GV kiểm tra sản phẩm của
các nhóm.
- GV phỏng vấn đại diện của nhóm HS
có mô hình đúng nhất.
- GV chốt lại cấu tạo đúng nhất của
phân tử nước và khen ngợi HS.

Hình 2: Cấu tạo phân tử nước

GV: Các em học sinh hãy thảo luận trả
2. Tính chất của nước
lời nhanh các câu hỏi liên quan đến tính
chất của nước
Thời gian cho mỗi câu là 10s
Câu 1: Nêu trạng thái của nước



Câu 2: Nêu màu sắc, mùi vị của nước
GV: Qua câu trả lời của các em, giáo
viên giới thiệu một chút, bình thường
nước không màu, không mùi, nhưng khi
ta thấy nước có màu xanh, khí đó nước Học sinh trả lời
có nhiễm đồng, nước có màu thâm khi
đó nhiễm mangan, còn khi nước có màu
vàng, nước nhiễm sắt.
Câu 3: Nêu khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt
của nước
GV: Nước tinh khiết hay nước cất không
nhiễm điện, nhưng khi nước có lẫn tạp
chất thì sẽ dẫn điện, dẫn nhiệt.
Câu 4: Nhiệt độ sôi, nhiệt độ hóa rắn của
nước
Câu 5: Nước có các tính chất hóa học
nào
GV: Trình chiếu ba video về tính chất
hóa học của nước
Video 1: Nước tác dụng với kim loại
Nguồn:
/>v=q3BdlDJKJps
Video 2: Nước tác dụng oxitbazo
HS: Nước có dạng hình cầu
Nguồn:
/>v=iOlEPMtJxP4
Video 3: Nước tác dụng oxitaxit
Nguồn:

/>v=wK1BAS4Uu7k
GV: Giới thiệu hình ảnh giọt nước
Câu hỏi: Vậy nước có dạng hình gì
Hình 3: Hình ảnh giọt nước
GV đặt câu hỏi: Vì sao giọt nước luôn
có xu hướng có hình dạng hình cầu? và
Khi nào có dạng hình cầu, khi nào
không có dạng hình cầu, mời các em tìm
hiểu hoạt động 2: Hiện tượng dính ướt
và hiện thượng không dính ướt do thầy
giáo Đinh Văn Vương giáo viên bộ môn


Vật lí giảng dạy
Hoạt động 2: Hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt
Thời gian hoạt động: 15 phút
Tổ chức hoạt động học sử dụng kĩ thuật:
Phương pháp thí nghiệm tìm tòi
Kỹ thuật động não công khai
Tiến trình tổ chức hoạt động học
Nội dung
II. Hiện tượng dính ướt và không dính
ướt
GV: Cung cấp bộ thí nghiệm cho 1. Thí nghiệm
học sinh
HS các nhóm tiến hành thí nghiệm và nêu
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí hiện tượng
nghiêm
Nhỏ giọt nước lên 2 tấm kính, một
tấm được bọc nilon, một tấm

không bọc nilon, quan sát hiện
tượng và nhận xét (Thời gian 2
phút)
GV: Nhận xét
- Giọt nước ở tấm kính bọc nilon
có dạng hình cầu, ta nói đây là 2. Giải thích
HS tìm hiểu và trả lời
hiện tượng không dính ướt
- Giọt nước ở tấm kính không bọc Nguyên nhân hiện tượng dính ướt: Lực hút
nilon dẹt, ta nói đó là hiện tượng giữa các phân tử chất rắn với các phân tử
chất lỏng mạnh hơn lực hút của các phân tử
dính ướt
Vậy các em hãy thảo luận và có chất lỏng với nhau.
thể tìm hiểu trên mạng để giải Nguyên nhân hiện tượng không dính ướt:
thích nguyên nhân hiện tượng dính Lực hút giữa các phân tử chất rắn với các
phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút của các
ướt và không dính ướt
GV: Giới thiệu hình ảnh về hiện phân tử chất lỏng với nhau.
tượng dính ướt có mặt khum lõm 3. Ứng dụng
và hiện tượng dính ướt có mặt HS lắng nghe
khum lồi
GV giới thiệu cho hs một số ứng
dụng của hiện tượng dính ướt và
không dính ướt trong thực tế
- Công nghệ tuyển khoáng (tuyển
nổi)


- Giới thiệu sơn chống thấm
GV Giao nhiệm vụ học tập

Trong các hiện tượng sau: đâu là
hiện tượng dính ướt, đâu là hiện
tượng không dính ướt.
- Giọt nước trên lá sen
- Rửa tay bằng xà phòng
- Nước đổ đầu vịt
- Màng dầu
- Hạt quặng
- Sơn chống thấm
- Bẩn quặng
- Pha dầu ăn vào nước
Hình 4: Giáo viên nhận xét kết quả các hiện tượng
- Nước đổ lá môn
dính ướt và không dính ướt
- Nước trong cốc thủy tinh
- Rửa mặt
Thời gian các em hoàn thành trong
bài nhạc, các em dán kết quả theo
thứ tự, bạn của nhóm xong về chỗ
bạn khác mới được lên
GV: Nhận xét kết quả của các
HS: Nước có 3 trạng thái đó là rắn, lỏng và
nhớm và cho điểm
khí
GV: Đặt câu hỏi
Nêu các trạng thái của nước
GV: Nước có 3 trạng thái đó là rắn,
lỏng và khí, vậy vòng tuần hoàn
của nước như thế nào, mời các em
cùng tìm hiểu tiếp hoạt động 3 do

cô giáo Nguyễn Thị Lam, giáo
viên bộ môn sinh học giảng dạ
Hoạt động 3: Nước và chất lượng cuộc sống
Tổ chức hoạt động học: Dạy học theo dự án
Bước 1: Chuẩn bị
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Lí do chọn dự án: “Nước với chất lượng cuộc - Nhận thức chủ đề dự án.
sống”.
- Như chúng ta đã biết, ở bất kì môi trường nào nếu
không có nước thì không thể duy trì được sự sống.
- Nước ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và các hoạt


động sống của con người.
Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp để bảo vệ và sử
dụng tiết kiệm nguồn nước sạch nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống là vấn đề cấp thiết hiện nay.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về nước theo các chủ đề sau:
1. Tìm hiểu chu trình của nước trong tự nhiên
2. Thực trạng nguồn nước hiện nay
3. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ nguồn nước

hiệu quả
GV: Chia lớp thành 3 nhóm theo sở trường, điều kiện - Liên hệ thực tế lựa chọn lĩnh
cá nhân và khu vực sinh sống để thực hiện các tiểu dự vực quan tâm và điều kiện cá
án tìm hiểu về nước.
nhân để thực hiện dự án.
- Hướng dẫn các nhóm lập ý tưởng theo từng tiểu dự - Các nhóm bầu nhóm trưởng và
án đã chọn.

thư kí.
- Đưa ra bộ câu hỏi định hướng chủ đề dạy học tích - Các nhóm lập sơ đồ tư duy, xác
hợp.
định mục tiêu của dự án, lập kế
hoạch thực hiện tiểu dự án của
nhóm mình.
Bước 2: Định hướng nội dung dự án
Nội dung tiểu dự
Câu hỏi định hướng
Nội dung tích hợp liên
án
môn
1. Tìm hiểu chu trình Chu trình nước trong tự nhiên qua 3
của nước trong tự giai đoạn Rắn – Lỏng – Khí, vậy khi
nhiên.
mất đi một giai đoạn có xảy ra vòng
tuần hoàn nước nữa không?
(GV cho HS bốc thăm
và báo cáo bằng

mô hình và thuyết
trình)

- Nước sạch là nước như thế nào?


2. Thực trạng nguồn - Thực trạng và tình hình sử dụng
nước hiện nay như thế nào? Từ đó
nước hiện nay
nêu các vấn đề liên quan đến tài

(GV cho HS bốc nguyên nước hiện nay là gì?
thăm và trình bày
theo phương thức
- Nêu ảnh hưởng của tài nguyên nước
diễn kịch)
tới chất lượng cuộc sống.

- Tích hợp về các loại
thiên tai do nước gây
nên.
- Tích hợp bảo vệ sức
khoẻ con người.
Tích hợp ảnh hưởng
của nước tới chất
lượng cuộc sống con
người.

3. Đề xuất một số - Như thế nào là sử dụng nước tiết
biện pháp bảo vệ kiệm?
nguồn nước hiệu - Các tiêu chí của chất lượng cuộc
sống là gì?
quả
- Đề xuất các giải pháp hợp lí để bảo Tích hợp bảo vệ môi
vệ và sử sụng tiết kiệm nguồn nước trường.
(GV cho HS bốc
sạchnhằm nâng cao chất lượng cuộc
thăm và trình bày
sống .
theo phương thức
thuyết trình kèm

trình chiếu trên
PowerPoint)

* Dặn dò.
Hoạt động của GV
GV đưa bản tiêu chí
đánh giá kết quả học
tập theo dự án, bảng
đánh giá mức độ
tham gia hoạt động
của các thành viên
trong nhóm.

Hoạt động của HS
- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, trao đổi cách thực hiện,
thời gian,...theo “Sổ theo dõi dự án” và báo cáo thường xuyên
cho GV.
- Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm
vụ.
- Biên bản thảo luận họp nhóm được ghi đầy đủ trong “Sổ theo
dõi dự án”.

Triển khai thực hiện các tiểu dự án (1 tuần)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện; kịp - Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
thời phát hiện và tháo gỡ những vướng
- Thực hiện dự án: thu thập thông tin dưới
mắc cùng HS.
nhiều hình thức ( tìm hiểu qua sách báo,

- GV cung cấp cho HS các tài liệu hỗ trợ internet, qua tham quan các cơ sở sản xuất


thêm ( nếu có ).

nước uống tại địa phương,...); họp nhóm,
thảo luận, viết báo cáo.
- Trao đổi với GV về những khó khăn trong
quá trình thực hiện qua điện thoại, email,
gặp trực tiếp.
- Chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm.

Bước 3: Kết thúc dự án – Học sinh các nhóm báo cáo trên lớp
Thời gian: 15 phút
GV: Yêu cầu các nhớm báo cáo sản phẩm (thời gian 4 phút cho mỗi nhóm)
GV: GV lắng nghe các nhóm báo cáo và nhận xét vào phiếu.
Nhóm 1: Tìm hiểu chu trình của nước trong tự nhiên (Báo cáo bằng mô hình và
thuyết trình)

Hình 5 : Sản phẩm báo cáo của nhóm 1 về mô hình chu trình nước

Nhóm 2: Thực trạng nguồn nước hiện nay (Hình thức diễn kịch – đóng vai)
Nội dung tiểu phẩm kịch do nhóm 2 đóng:
Như mọi ngày, nước đi chơi đuổi ong bắt bướm, hòa mình vào thế giới trong
lành của thiên nhiên.


Hình 6 : Nước đang đi dạo chơi

Nước: A…a…a, vui quá, thích quá, ước gì mọi thứ đề tuyệt với như thế này mãi.

Nhưng bỗng một hôm từ đâu xuất hiện các tai họa ập tới, phá vỡ sự trong lành
của thiên nhiên gây ô nhiễm nguồn nước như : Rác thải, hiệu ứng nhà kính, chất
thải nhà máy (chưa qua xử lí), …tất cả sự xuất hiện này đều do con người gây
ra, điều này làm cho mẹ thiên nhiên trong đó có cả nước vô cùng phẫn nộ.
Nước: hừ… mấy cái thứ dơ bẩn các ngươi dám làm ô nhiễm nguồn nước, ta sẽ
mách mẹ Thiên Nhiên
Nói rồi, nước vội vàng tìm đến mẹ Thiên Nhiên
Nước: (nũng nịu, mít ướt) Huhu… Huhu… mẹ ơi, cứu con, con bị mấy thứ dơ
bẩn cướp đi đi sự trong sạch của con, và chúng còn hủy hoại con nữa, mẹ hỏi
con sống sao đây ạ.
Mẹ Thiên Nhiên: (Vỗ về nước) Thật ư con, chúng dám làm như vậy với con mẹ
sao, đi, chúng ta tìm chúng hỏi cho ra nhẽ
Nói rồi, nước cùng mẹ Thiên Nhiên dẫn theo đoàn binh lính tìm những
‘Mầm mống gây hại’, trên đường đi, họ gặp thần chết, họ kể lại chuyện cho thần
chết và cùng thần chết đi hỏi tội.
Tới nơi, mọi thứ thật hãi hùng, nào là rác thải nổi lềnh bềnh, chất thải
chưa qua xử lí, tất cả đề có mùi hôi thối nồng nặc.
Mầm mống gây hại: Các ngươi là ai, sao lại dám bén mảng tới đây, còn mấy tên
kia (Chỉ thần chết và mấy tên lính) lượn mau!
Mẹ Thiên Nhiên: Lính đâu, mau bắt chúng lại cho ta
Dứt lời, quân lính đã bắt và mang tới chỗ mẹ Thiên Nhiên
Mẹ Thiên Nhiên : Ngươi thật to gan, dám cướp đi sự sống của nguồn nước, có
phải ngươi đã ăn phải gan hùm không? (Vẻ mặt Mẹ Thiên Nhiên nghiêm nghị
và vô cùng bực tức)
Mẹ Thiên Nhiên : Vậy hãy nói cho ta biết, ngươi từ đâu tới?
Mầm mống gây hại: Từ đâu còn lâu mới nói


Mẹ Thiên Nhiên: Hỗn xược, lính đâu, đánh nó cho ta
Mầm mống gây hại bị đánh một trận nhừ tử, cuối cùng cũng ngoan ngoãn

khai báo
Mầm mống gây hại: Tôi khai… tôi khai, sự xuất hiện của toi tất cả là từ tay của
con người, tôi chỉ là sản phẩm của những hoạt động xấu do con người tạo ra
thôi.
Mẹ Thiên Nhiên: Con người ư
Con người: Tại sao lại là lỗi của ta, ta đã làm gì, sao….
Chưa kịp dứt lời con người đã bị bắt trói lại
Con người : Ta không có lỗi, sao lại bắt ta
Mầm mống gây hại: Không có ngươi, sao ta được sinh ra, tất cả là tại ngươi.
Con người bị thần chết đánh và dọa cho khiếp vía
Con người : Ta biết lỗi rồi, hãy thả ta ra, ta xin được lấy công chuộc tội
Mẹ Thiên Nhiên : Thôi được, ta cho ngươi một cơ hội, hãy dọn sạch những mầm
mống gây hại, trả lại sự trong sạch cho nước và môi trường xung quanh.
Để trả lại sự trong sạch cho nước là cả một quá trình lâu dài và cần lắm ở
ý thức tự giác của con người. mong rằng con người biết bảo vệ thiên nhiên cũng
chính là con người đang bảo vệ chính mình.
Nhóm 3: Đề xuất một số biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả (Báo cáo
powerpoint)

Hình 7 : Học sinh nhóm 3 báo cáo sản phẩm powerpoint

GV: Tổng hợp thông tin và đánh giá kết quả học tập theo dự án. ( 5,0 phút )
Hoạt động của GV
GV lắng nghe các nhóm

Hoạt động của HS
- Nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác về nội

báo cáo và nhận xét vào


dung, hình thức, kĩ thuật, thuyết trình, công dụng thức tế của các

phiếu.


sản phẩm.
- HS đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm mình và của
nhóm khác theo phiếu đánh giá.

Hoạt động 4: Đề kiểm tra vận dụng
Thời gian 10 phút.
Ở hoạt động này sẽ tiến hành ở 2 lớp
Với lớp 10A2 là lớp thực nghiệm (TN) cho học sinh tiến hành làm bài
kiểm tra trên gmail, Giáo viên sẽ gửi đề kiểm tra tới 25 gmail của 25 bạn học
sinh ở lớp, các em sẽ thao tác trên gmail, trả lời đáp án và gửi kết quả cho giáo
viên, sau đó giáo viên chấm và tổng hợp điểm.
Ở lớp 10A3 là lớp đối chứng (ĐC), sẽ cho học sinh làm bài kiểm tra trên
giấy A4, sau đó giáo viên chấm và tổng hợp điểm.
ĐỀ KIỂM TRA 10 PHÚT
Câu 1: Những vùng nước giếng khoan khi múc lên thì thấy nước trong, nhưng
để lâu lại thấy nước đục, có màu nâu, vàng là do
A. Nước có chứa ion Fe2+ ,bị oxi hóa bởi không khí tạo ra Fe(OH)3.
B. Nước có các chất bẩn.
C. Nước chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+ nên tạo kết tủa với CO2.
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Tại sao nước mưa lại không lọt qua lỗ nhỏ trên vải bạt
A. Vì lực căng bề mặt của nước không cho nước lọt qua
B. Vì lỗ quá nhỏ, nước không thể lọt qua
C. Vì nước không dính ướt vải bạt
D. Vì nước làm dính ướt vải bạt

Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân cây bằng con đường nào?
1.Từ rễ lên lá qua các mạch gỗ
2. Từ lá xuống rễ theo mạch rây
3. Từ mạch gỗ qua mạch rây
4. Từ mạch rây sang mạch gỗ
Đáp án đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Vai trò của nước đối với tế bào
A. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
B. Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
C. Là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Cấu trúc phân tử nước


A. Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử
hidro
B. Phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị
C. Phân tử nước được cấu tạo từ nguyên tử oxi kết hợp với nguyên tử hidro
bằng các liên kết cộng hóa trị
D. phân tử nước có hai đầu tích điện cùng dấu nhau
Câu 6: Cơ thể sứa chiếm bao nhiêu phần trăm là nước?
A.100%
B.99%
C.98%
D.97%
Câu 7. Hòa tan 1,15g kim loại Natri vào nước thu được V (lít) khí thoát ra đo ở

ĐKTC, giá trị V là
A. 1,12 lít
B. 0,45 lít
C. 2,24 lít
D. 3,36 lít
Câu 8. Hòa tan 2,4 gam kim loại M thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn vào
nước thấy thoát ra 1,344 lít khí thoát ra đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại M

A. Mg
B. Ca
C. Ba
D. Sr
Câu 9. Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt
A. Lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút
của các phân tử chất lỏng với nhau.
B. Lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút
của các phân tử chất lỏng với nhau.
C. Lực hút giữa các phân tử chất rắn lớn hơn lực hút của các phân tử chất lỏng
với nhau.
D. Lực hút giữa các phân tử chất rắn yếu hơn lực hút của các phân tử chất lỏng
với nhau.
Câu hỏi dành cho lớp 10A2
Câu 10.
Từ Link: />Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng quỳ tím vào dung dịch sau khi cho
Canxi tác dụng với nước
A. Quỳ tím chuyển màu xanh
B. Quỳ tím chuyển màu đỏ
C. Quỳ tím chuyển màu hồng
D. Quỳ tím không đổi màu
Câu hỏi dành cho lớp 10A3

Câu 10. Cho kim loại Canxi tác dụng với nước, sau đó nhúng quỳ tím vào, màu
của quỳ tím thay đổi như thế nào.
A. Quỳ tím chuyển màu xanh
B. Quỳ tím chuyển màu đỏ
C. Quỳ tím chuyển màu hồng
D. Quỳ tím không đổi màu


Danh sách gmail của giáo viên các em học sinh lớp 10A2
Gmail giáo viên:
STT
Họ và tên học sinh
Gmail
1 Nguyễn Văn An

2 Đoàn Thị Phương Anh

3 Lê Phương Anh

4 Tôn Phương anh
phuonganhton266gmail.com
5 Nguyễn Hữu Bắc

6 Lê Kim Chung

7 Mai Ngọc Đức

8 Lương Ngọc Giang
9 Lê Thị Khánh Hà


10 Lê Thu Hà

11 Lê Phan Hiển

12 Cù Mai Nga

13 Bành Gia huy

14 Nguyễn Danh Nhất

15 Nguyễn Thị Nhung

16 Phạm Thị Thu Phương

17 Lê Văn Sơn

18 Lê Xuân Thành

19 Đỗ Phương Thảo

20 Lê Thị Huyền Trang

21 Trịnh Thị Trang

22 Lê Mai Anh

23 Diệp Thị Thương

24 Nguyễn Phạm Thành vinh
25 Nguyễn Thị Hoàng Yến


 GV thu bài và đánh giá kết quả ngay tại lớp


×